Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Luât hinh s December 30, 1899

HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH


KẾT THÚC HỌC PHẦN LUẬT HÌNH SỰ

1. CHỌN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN:

1.1 Quy định chung:

Sinh viên chọn 1 trong các chủ đề để viết tiểu luận theo hướng nghiên cứu dựa
trên tình huống pháp lý (bản án). Không chọn trùng với bản án đã thuyết trình. Bản
án cần được trích dẫn nguồn chính xác (bằng footnote).
Để thực hiện đề tài theo nghiên cứu dựa trên tình huống pháp lý, sinh viên
cần lựa chọn được một bản án, trong đó sinh viên cho rằng có thể phân tích để làm
rõ sự phân biệt trong yêu cầu của đề tài. Bản án minh hoạ cho 1 tội danh và thông
qua các tình tiết của vụ án, tác giả phân tích được sự khác biệt giữa 2 tội danh này
với nhau1.
Cấu trúc bài viết thông thường cần đảm bảo những nội dung sau đây:
1. Tình huống: tóm tắt tình huống của bản án (1-2 trang viết A4. Chỉ tóm tắt
phần nội dung có liên quan đến nội dung của đề tài. Tóm tắt theo dòng thời
gian của sự kiện. Khuyến khích vẽ sơ đồ tóm tắt vụ án (có thể sử dụng các
tính năng hoặc phần mềm trên máy tính hoặc vẽ tay sau đó chụp hình và
ghép vào file)
2. Lý thuyết: phân biệt các tội danh theo đề tài lựa chọn (dựa trên các yếu tố
của cấu thành tội phạm)
3. Phân tích: vận dụng các quy định của pháp luật (đã được phân tích trong
phần lý thuyết) để đưa ra các lý giải, phân tích, bình luận của tác giả về bản
án đối với tội danh cũng như những quan điểm hoặc tranh luận, ý kiến khác
nhau trong việc giải quyết vụ việc.

1
Ví dụ: tác giả chọn đề tài 1 – phân biệt giữa tội trốn thuế và tội buôn lậu. Tác giả chọn 1 bản án tội
buôn lậu hoặc tội trốn thuế. Tuy nhiên, không phải bất cứ bản án nào thuộc 1 trong 2 tội danh đều là phù hợp.
Tình tiết của bản án cần phục vụ cho việc phân biệt giữa 2 tội danh, tại sao lại là tội 1 mà không thể là tội 2,
có tình tiết nào,dấu hiệu nào cho thấy có sự tương đồng ở tội 2, nhưng lại không thoả mãn hết cấu thành của
tội 2, không thể là tội 2.
Luât hinh s December 30, 1899

1.2. Danh mục các đề tài: Phân biệt các trường hợp
1. Tội buôn lậu với Tội trốn thuế (§.188 – 200)
2. Tội buôn lậu với Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới
(§.188 – 189)
3. Tội buôn lậu với Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (§.188 – 191)
4. Tội sản xuất buôn bán hàng giả với Tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp (§.192 - 226)
5. Tội sản xuất buôn bán hàng giả với Tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản
(§.192 -174)
6. Tội trốn thuế với Tội in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn chứng từ thu
nộp ngân sách nhà nước (§.200 -–203)
7. Tội trốn thuế với Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toàn gây hậu
quả nghiêm trọng (§.200 - 221)
8. Tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài với Tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản (Người
phạm tội là nhân viên Ngân hàng) (§.206 - 174)
9. Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp với Tội lừa đảo nhằm
chiếm đoạt tài sản (§.214 - 174)
10. Tội lừa dối khách hàng với Tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản (§.198 -
174)
11. Tội cướp tài sản (hành vi đe doạ dùng vũ lực) với Tội cưỡng đoạt tài sản
(§.168 - 170)
12. Tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản với Tội sử dụng mạng máy tính, mạng
viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (§.174
- 290)
13. Trường hợp chuyển hoá từ các hình thức chiếm đoạt tài sản (như trộm cắp,
cướp giật tài sản) sang tội cướp tài sản với trường hợp hành hung để tẩu
thoát
14. Tội cướp giật tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (§.171 - 172)
15. Tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản (§.174 - 175)
16. Tội huỷ hoại tài sản với Tội cố ý làm hư hỏng tài sản (§.178)
17. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước,
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp với Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến
tài sản (§.179 - 180)
18. Tội giết người với Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh (§.123 - 125)
Luât hinh s December 30, 1899

19. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với Tội giết
người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (§.125 - 126)
20. Tội giết người với Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
(§.123 - 126)
21. Tội giết người ở giai đoạn tội phạm đã hoàn thành với Tội cố ý gây thương
tích trong trường hợp làm chết người (§.123 - 134.4.a)
22. Tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt với Tội cố ý gây thương tích
(§.123 - 134)
23. Tội giết người với Tội xúi giục, giúp người khác tự sát (§.123 - 131)
24. Tội hiếp dâm với Tội cưỡng dâm (§.141 - 143)
25. Tội bức tử với Tội hành hạ người khác (§.130 - 140)

2. HƯỚNG DẪN CÁCH TRÌNH BÀY BÀI VIẾT:


Không kể trang bìa, lời cám ơn, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội
dung chính của bài viết có độ dài từ 1500-2000 từ (khoản 4-5 trang A4), font chữ
Arial, cỡ chữ 13, dãn dòng 1.5, dãn đoạn before 3, after 3, canh lề trái là 3 cm, trên,
dưới, phải là 2.5 cm.
Sinh viên nộp 02 file, bao gồm 01 file word và 01 file PDF (file sau khi đã quét
turnitin) lên hệ thống LMS (mục TIỂU LUẬN CUỐI KỲ). Sinh viên nên tự kiểm tra
trên phần mềm turnitin trước khi nộp bài lên hệ thống. Bài viết nộp cho GV cần đảm
bảo không vi phạm quy chế đạo văn, tuân thủ yêu cầu về trích dẫn. Bài vi phạm quy
chế đạo văn sẽ KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU. Bài nộp trên hệ thống LMS sẽ được quét
tự động trên hệ thống Turnitin. Tham khảo quy chế đạo văn của UEH
(https://sdh.ueh.edu.vn/dao-tao-tien-si-69137/quy-dinh-kiem-soat-va-xu-ly-dao-van-
cac-san-pham-hoc-thuat.html)

Nội dung bài viết cần bao gồm các nội dung:
- Giới thiệu (không quá 5 dòng)
- Nội dung tiểu luận
- Danh mục tài liệu tham khảo (không ít hơn 5 tài liệu tham khảo và chỉ
những tài liệu tham khảo có sử dụng footnote thì mới được tập hợp tại
danh mục này. Việc tham khảo càng nhiều tài liệu càng được khuyến
khích).
Luât hinh s December 30, 1899

HƯỚNG DẪN TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO BẰNG FOOTNOTE.
Footnote là công cụ giúp tác giả chú thích một số thuật ngữ ở dưới trang tài liệu
hoặc dẫn nguồn tài liệu tham khảo nội dung vừa trình bày.
Để làm được điều này các bạn cần qua các bước sau:
- Đặt con trỏ sau ý hoặc từ cần chú thích.
- Vào references/ insert footnote (nếu word 2003 thì vào menu
Insert/Footnote).
Ví dụ : Từ footnote màu đỏ2 ở trên đã được giải thích ở dưới trang.
Khi tác giả dàn lại trang, các ý hoặc từ đã footnote có thể sẽ chuyển qua trang
khác, lúc đó footnote cũng tự động dịch chuyển theo.

HƯỚNG DẪN SẮP XẾP TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, …). Các
tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể
cả bằng tiếng Trung Quốc, Nhật, …
2. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ của từng
nước:
- Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
- Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ
tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo lên trước họ.
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan
ban hành báo các hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục thống kê xếp vào vần T, Bộ
Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, …
3. Tài liệu tham khảo là sách, luận văn, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông
tin sau:
- Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
- (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- tên sách, luận văn, luận án hoặc báo cáo, (in nghiên, dấu phẩy cuối tên)
- nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
- nơi xuất bản, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo).
Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách … ghi đầy đủ
các thông tin sau:
- tên các tác giả (không có dấu ngăn cách)

2
Đã chú thích
Luât hinh s December 30, 1899

- (năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- “tên bài báo”, (đặc trong ngoặc kép, không in nghiên, dấu phẩy cuối tên)
- tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiên, dấu phẩy cuối tên)
- tập (không có dấu ngăn cách)
- (sổ), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- các số trang, (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)

VÍ DỤ VỀ LIỆT KÊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Ở CUỐI BÀI VIẾT
1. Nguyễn Xuân Bang (2011), Một số vấn đề pháp lý về các hạn chế để đảm bảo
an toàn trong hoạt động của các TCTD, Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại
học Luật TP. HCM, số 2, Trang 34-40.
2. Phạm Hoài Huấn (chủ biên) (2019) – Luật doanh nghiệp Việt Nam: Tình huống
-Dẫn giải - Bình luận, NXB Chính trị quốc gia.
3. Frederic S.Mishkin (1999), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội.
4. Dương Kim Thế Nguyên (2016), Pháp luật về phá sản ngân hàng thương mại
xem trực tuyến tại http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/phap-luat-kinh-
te.aspx?ItemID=157 (truy cập ngày 16/3/2017)
5. Lê Kiên (2017), Tài sản quan chức vẫn chỉ công khai tại cơ quan làm việc?
https://tuoitre.vn/tai-san-quan-chuc-van-chi-cong-khai-tai-co-quan-lam-viec-
20171109143021886.htm (truy cập ngày 16/3/2017)

Mẫu bài viết

TÊN BÀI VIẾT

Tên tác giả


Mã số sinh viên:
Lớp học phần
Địa chỉ email:

Tóm tắt:
(khoảng 5 dòng)
Luât hinh s December 30, 1899

You might also like