Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

HUYẾT ÁP

I. ĐẠI CƯƠNG
1. Vì sao cần phải đo huyết áp chính xác?
− Trong nhiều trường hợp, việc biết trị số huyết áp của một người là rất cần thiết. Ví dụ: khi một người bị chấn
thương, bác sĩ cần biết trị số và sự thay đổi của huyết áp để xử trí chính xác. Bác sĩ có nên truyền máu cho
bệnh nhân? Có nên dùng thuốc co mạch? Có thể xảy ra suy thận không?... Đo huyết áp chính xác và lặp lại có
thể giúp chúng ta trả lời các câu hỏi trên.
− Trước, trong và sau gây mê, việc đo huyết áp rất quan trọng. Một số thuốc gây mê hay các thuốc khác có thể
làm tụt huyết áp cấp tính.
− Đo huyết áp thường quy nhằm đánh giá tình trạng sinh lý của bệnh nhân. Huyết áp có thể tăng nhẹ theo tuổi,
trường hợp này không cần điều trị. Nhưng nếu huyết áp tăng kéo dài (tăng huyết áp) thì có khả năng đe dọa
mạng sống, liên quan đến nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ. Cần phải kiểm soát và điều trị tăng huyết áp
một cách hiệu quả. Do đó, nhân viên y tế phải đo huyết áp chính xác để phát hiện sớm tình trạng tăng huyết
áp và xử trí kịp thời.
2. Phương pháp đo huyết áp
− Áp lực mạch thay đổi trong suốt chu chuyển tim. Tâm thất co bóp, tống máu vào hệ thống động mạch, và giãn
ra để nhận đầy máu cho chu chuyển tim tiếp theo. Huyết áp tâm thu và tâm trương có thể được đo bằng cách
đặt một catheter nhỏ vào động mạch và gắn catheter này với máy đo áp suất. Cách đo trực tiếp này chính xác
nhưng xâm lấn và khó làm trên thực tế. Do đó, cần ước tính huyết áp một cách gián tiếp, đơn giản, với độ
chính xác chấp nhận được và không xâm lấn.
− Huyết áp thường được ước tính bằng cách sử dụng ống nghe, túi hơi nối với máy đo huyết áp thủy ngân (Hình
1). Túi hơi đặt trên cánh tay, bơm căng để tạo một áp lực ngăn máu từ động mạch cánh tay chảy xuống cẳng
tay. Sau đó, xả túi hơi từ từ, khi áp suất trong túi hơi nhỏ hơn huyết áp tâm thu, máu bắt đầu chảy xuống cẳng
tay, lúc này động mạch cánh tay vẫn còn bị đè ép một phần. Máu lưu thông tạo ra âm thanh gọi là tiếng
Korotkoff nghe được qua ống nghe. Âm thanh nghe đầu tiên là lúc áp suất túi hơi xấp xỉ huyết áp tâm thu.
Khi áp suất túi hơi tiếp tục giảm và đường kính động mạch dần
phục hồi về bình thường, âm thanh nghe được sẽ thay đổi theo
kiểu mờ đi (muffling) - lúc này áp suất túi hơi xấp xỉ huyết áp
tâm trương và sau đó không còn nghe được âm thanh nữa.
Thông thường, việc phát hiện lúc hết nghe âm thanh dễ hơn là
lúc âm thanh thay đổi theo kiểu mờ đi và vì hai thời điểm này
chỉ cách nhau vài mmHg nên huyết áp tâm trương được xác
định tại thời điểm âm thanh biến mất. Lưu ý, ở một số người
khỏe mạnh, vẫn có thể nghe thấy âm thanh ở áp suất dưới
huyết áp tâm trương thực sự, cho nên khó xác định huyết áp
tâm trương chính xác.
Hình 1. Đo huyết áp động mạch gián tiếp
− Một phương pháp khác là dùng thiết bị Pulse
Transducer đơn giản. Bơm túi hơi đến khi mất hoàn toàn mạch ngón tay. Khi xả túi hơi, mạch ngón tay phục
hồi, áp suất tại thời điểm mạch phục hồi này là huyết áp tâm thu.

3. Biểu thị trị số huyết áp


Thông thường người ta đo huyết áp bằng cách đo áp suất động mạch cánh tay đặt ngang mức tim. Huyết áp tâm
thu và tâm trương thường được ghi “huyết áp tâm thu/ huyết áp tâm trương” ví dụ 120/80 và đơn vị sử dụng là
mmHg.
4. Huyết áp bình thường
Cần phải biết là không có một giá trị “bình thường” cho huyết áp. Chúng ta có thể thấy sách vở ghi giá trị “bình
thường” là < 120/80 mmHg. Nhưng cũng như tất cả các thay đổi sinh lý khác, giá trị huyết áp tuân theo phân phối
chuẩn. Đa số huyết áp của người bình thường sẽ nằm trong khoảng 100/60 -140/90 mmHg trong một lần đo. Trên
cùng một người, huyết áp ở cánh tay hai bên có thể chênh nhau 5-10 mmHg.
5. Huyết áp và lưu lượng máu
Vai trò của tim là tạo ra một áp lực đủ lớn để bơm đủ máu
đến các mô nhằm cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng cho tế
bào, đồng thời loại bỏ các chất thải của quá trình chuyển
hóa không để ứ đọng lại trong mô. Lượng máu chảy tỷ lệ
thuận với huyết áp. Máu chảy qua động mạch, tiểu động
mạch và mao mạch, sau đó trở về tim bằng tĩnh mạch
(Hình 2). Các mạch máu tạo ra sức cản với dòng chảy làm
giảm huyết áp, và giảm nhiều nhất ở mao mạch. Chính sức
cản của các mạch máu này tạo ra sức cản ngoại biên.
Hình 2. Hệ thống tuần hoàn ở người
6. Tuần hoàn ngoại biên
Huyết áp tâm thu là áp suất cao nhất đạt được trong suốt chu chuyển tim. Thời kỳ nghỉ của tâm thất gọi là tâm
trương. Trong thời kỳ tâm trương, trong khi tâm thất nhận đầy máu từ các tĩnh mạch để chuẩn bị cho kỳ tâm thu
tiếp theo thì máu vẫn ra khỏi hệ thống động mạch để vào mao mạch, quá trình này được thúc đẩy bởi sức đàn hồi
thành mạch. Hệ quả là áp suất động mạch giảm. Giá trị của huyết áp động mạch nhỏ nhất - ngay trước khi tâm
thất co bóp tống máu lần tiếp theo - gọi là huyết áp tâm trương.
7. Yếu tố quyết định huyết áp
− Huyết áp động mạch (Blood Pressure-BP) là kết quả của cung lượng tim (Cardiac Output- CO) và sức cản
ngoại biên (Peripheral Resistance- PR): BP= CO x PR
− CO được xác định bởi nhịp tim ( Heart Rate- HR) và thể tích 1 nhát bóp (Stroke Volume- SV):
CO = HR x SV
− Vì vậy: BP= HR x SV x PR
8. Điều hòa huyết áp
Huyết áp được điều hòa bởi các thụ thể áp suất (baroreceptor) ở cung động mạch chủ và phần đầu của động mạch
cảnh - tức xoang cảnh. Thụ thể áp suất điều chỉnh trương lực của thành động mạch. Vai trò cụ thể như sau: các
thụ thể áp suất ở cung động mạch chủ giúp điều chỉnh áp lực máu của động mạch hệ thống, còn thụ thể ở xoang
cảnh thì điều chỉnh áp lực máu đến não. Sự thay đổi huyết áp đột ngột sẽ được điều chỉnh để đưa huyết áp về giá
trị bình thường. Ví dụ: mất máu cấp gây tụt huyết áp dẫn đến co mạch ngoại vi và tăng nhịp tim. Tăng thể tích
tuần hoàn cấp sẽ làm tăng huyết áp, giãn mạch ngoại vi và giảm nhịp tim.
9. Vị trí đo huyết áp và kết quả đo
- Như đã nói ở trên vị trí đo huyết áp là ở mức cánh tay đặt ngang tim. Nếu đo ở dưới mức này, kết quả là huyết
áp sẽ tăng lên. Điều này được giải thích là do ảnh hưởng của trọng lực lên cột máu gọi là lực thủy tĩnh. Ví dụ,
đo huyết áp ở động mạch đùi ở người đang nằm, vị trí động mạch ngang với mức tim, do đó không bị ảnh
hưởng của trọng lực. Nhưng nếu đo ở tư thế ngồi hoặc đứng, chiều cao của cột máu bên dưới tim đóng góp
thêm vào khoảng 50 mmHg, có nghĩa nếu huyết áp đo được ở mức ngang tim là 120/80 mmHg, thì huyết áp
của động mạch đùi lúc đứng bây giờ là 120+50/80+50 = 170/130 mmHg. Tương tự như vậy khi chúng ta đo
huyết áp ở cánh tay khi giơ cánh tay lên khỏi đầu, kết quả sẽ thấp hơn khi đo ở mức ngang tim.
- Người ta thấy là áp lực thủy tĩnh tác động đến tất cả các dịch trong cơ thể với cùng một mức độ thay đổi (tăng
hoặc giảm áp suất). Do đó, áp suất dịch kẽ cũng như áp suất máu trong mao mạch và tĩnh mạch đều được tăng
lên cùng một độ chênh lệch, dẫn đến chênh lệch áp suất giữa dịch kẽ và mao mạch là như nhau dù người đó
đang đứng hay nằm.
10. Ảnh hưởng của kích cỡ băng quấn trên trị số huyết áp
− Khi đo huyết áp động mạch bằng máy đo huyết áp túi hơi, phải đảm bảo áp lực đặt lên động mạch phải đều
nhau và áp lực trong túi hơi phải được truyền chính xác đến thành động mạch. Cần có băng quấn phù hợp mới
đảm bảo được điều này. Nếu băng quấn quá chật, áp lực sẽ cao lên; nếu băng quấn quá lỏng, áp lực sẽ giảm
đi. Sai số do sử dụng băng quấn quá chặt tương đối lớn hơn sai số do băng quấn quá lỏng. Sai lầm thường gặp
trên lâm sàng là dùng băng quấn quá nhỏ cho một người mập.
− Thực tế, đối với người lớn, kích thước băng cuốn được khuyến cáo như sau:
 Vòng cánh tay 22-26cm thì băng quấn cỡ 12 x 22cm
 Vòng cánh tay 27-34cm thì băng quấn cỡ 16 x 30cm
 Vòng cánh tay 35-44cm thì băng quấn cỡ 16 x 36cm
 Vòng cánh tay 45-52cm thì băng quấn cỡ 16 x 42cm
− Lưu ý đo cho trẻ em thì cần kích cỡ băng quấn nhỏ hơn.
11. Tăng huyết áp
− Tăng huyết áp rất thường gặp trên lâm sàng.Tăng huyết áp là một tình trạng mạn tính đặc trưng bởi huyết áp
lúc nghỉ lớn hơn 140/90 mmHg. Người ta ước tính rằng có khoảng 30% những người trưởng thành trong dân
số bị tăng huyết áp. Tuy nhiên cũng có nhiều người đôi khi thỉnh thoảng có huyết áp lớn hơn 140/90 mmHg
nhưng không phải bị tăng huyết áp. Để chẩn đoán tăng huyết áp, phải đo lặp lại nhiều lần lúc nghỉ. Tuy nhiên,
có cách tốt hơn là đo huyết áp liên tục 24 giờ. Huyết áp khi ngủ nhỏ hơn khi thức và vận động, do đó, huyết
áp khi ngủ >120/80 mmHg là dấu chỉ bị tăng huyết áp.
− 90% người lớn bị tăng huyết áp không rõ nguyên nhân (tăng huyết áp vô căn, tăng huyết áp nguyên phát)
(essential hypertension). Tuổi càng cao càng có xu hướng bị tình trạng tăng huyết áp vô căn này. Nhiều yếu tố
góp phần làm tăng huyết áp như ít vận động, căng thẳng, uống rượu và béo phì (>85% các trường hợp tăng
huyết áp có BMI >25). Tiền căn gia đình bị tăng huyết áp cũng được ghi nhận. Sinh lý bệnh chưa rõ ràng và
hiện nay người ta vẫn đang tìm nguyên nhân.
− 10% trường hợp bị tăng huyết áp còn lại có nguyên nhân. Nhóm này gọi là tăng huyết áp thứ phát. Các
nguyên nhân gây tăng huyết áp bao gồm: tăng sản xuất corticoide thượng thận (hội chứng Cushing, cường
aldosterol nguyên phát), tăng sản xuất epinepherine do u tủy thượng thận (pheochromocytoma), bệnh thận
mạn và hẹp eo động mạch chủ.
− Cần tìm nguyên nhân tăng huyết áp trước khi kết luận là tăng huyết áp vô căn, đặc biệt là ở người trẻ. Để tìm
nguyên nhân, cần làm các xét nghiệm như: đo cortisol, aldosterone và các sản phẩm của epinephrine (ví dụ
catecholamine, metanephrine và vanillylmandellic acid [VMA]) trong nước tiểu 24 giờ), chức năng thận,
chụp x-quang ngực để loại trừ hẹp eo động mạch chủ.
− Cơ chế của tăng huyết áp do tăng sản xuất corticoide hay aldosterone là do tăng thể tích máu dẫn đến tăng thể
tích nhát bóp. Tăng huyết áp do tăng epinephrine là do làm co mạch và tăng sức cản ngoại vi. Bệnh thận mạn
tính tăng giữ nước và tăng tiết renin, do đó làm tăng về khối lượng tuần hoàn và co mạch ngoại vi. Hẹp eo
động mạch chủ là bệnh bẩm sinh, làm tăng sức cản mạch máu, dẫn đến huyết áp ở trên chỗ hẹp tăng còn dưới
chỗ hẹp lại thấp. Vì vậy, trong hẹp eo động mạch chủ, huyết áp ở chi trên cao hơn chi dưới, mạch chi dưới
cũng chậm đi; mạch đùi khi sờ sẽ thấy đến chậm hơn so với mạch quay.

II. THỰC HÀNH


Sinh viên sẽ thực hành các kỹ năng: nghe huyết áp, sử dụng Cardio microphone để ghi lại tiếng động mạch trong khi
đo huyết áp và quan sát những thay đổi trong mạch ngón tay trong khi đo huyết áp.
Mục tiêu:
1. Hiểu được ý nghĩa của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
2. Sử dụng ống nghe và máy đo huyết áp để đo huyết áp động mạch.
3. Giải thích được vị trí đo ảnh hưởng đến giá trị huyết áp như thế nào.
4. Hiểu về sự biến thiên của trị số huyết áp giữa các cá thể.
5. Liên hệ được trị số huyết áp với tiếng tim và biên độ mạch ngón tay.

Bài 1. Nghe huyết áp


Trong bài này bạn đo huyết áp theo kiểu truyền thống, dùng ống nghe để nghe tiếng Korotkoff. Sinh viên cần
thành thạo kỹ năng sử dụng ống nghe và máy đo huyết áp đồng hồ.
Chú ý
 Không được để túi hơi bơm căng quá lâu vì khi áp suất trong túi hơi lớn hơn áp suất tâm thu thì dòng máu
không chảy được từ động mạch cánh tay xuống cẳng tay.
 Cần nhớ rằng khi áp suất trong túi hơi ở giữa huyết áp tâm thu và tâm trương thì áp lực đó cũng làm cản
trở dòng máu từ tĩnh mạch bên dưới túi hơi về tim nên không được để túi hơi bơm căng quá lâu.
 Luôn luôn phải xả túi hơi ra hết khi đã xác định xong huyết áp tâm trương.
Qui trình
Sinh viên phải tập bơm căng túi hơi lên đến khoảng 180mmHg rồi xả xuống từ từ để tập tốc độ xả khoảng 1-
2mmHg/giây thật thành thạo thì mới bắt đầu làm bài.
1. Quấn túi hơi quanh cánh tay, trên nếp khuỷu. Phải đảm bảo băng quấn vừa vặn với cánh tay.
2. Bơm túi hơi lên cho đến khi mất mạch quay, rồi bơm lên thêm 30mmHg nữa.
3. Giảm áp suất từ từ (1-2 mmHg/giây) trong khi lắng nghe các tiếng Korotkoff.
4. Huyết áp tâm thu là áp suất lúc bạn nghe được tiếng đập đầu tiên.
5. Tiếp tục giảm áp suất từ từ (1-2 mmHg/giây). Huyết áp tâm trương là áp suất lúc tiếng đập mất đi.
6. Xả túi hơi hoàn toàn sau khi xác định được huyết áp tâm trương. Không được để túi hơi ở tình trạng bơm
phồng trong thời gian dài.
7. Làm cho các sinh viên trong nhóm. Đối với mỗi người đo 4 lần. Đợi 1-2 phút giữa hai lần đo.
Câu hỏi
1. Những nguyên nhân nào có thể gây sai số hay sự sai khác về giá
trị huyết áp đo được bằng phương pháp nghe?

Lắp đặt dụng cụ


Trong bài tập tiếp theo, sinh viên sẽ đo huyết áp bằng Pulse Transducer
Pressure Transducer (Hình 3)
1. Gắn Pressure Transducer vào Input 1 trên PowerLab
2. Gắn đầu kia của Pressure Transducer vào túi hơi máy đo huyết áp
3. Quấn túi hơi quanh cánh tay, trên nếp khuỷu.
Pulse Transducer (Hình 3)
1. Gắn Pulse Transducer vào Input 2 trên PowerLab
2. Quấn băng dán Pulse Transducer vào đầu xa ngón giữa của cùng
tay đã quấn túi hơi đo huyết áp. Không quấn quá chặt hay quá Hình 3. Lắp đặt Pressure Transducer và Pulse
lỏng. Transducer
Bài 2. Huyết áp và mạch
Sinh viên sẽ quan sát sự thay đổi mạch ngón tay khi đo huyết áp (Hình 4) và xem phương pháp đo huyết áp bằng
bắt mạch có thay thế được phương pháp dùng ống nghe hay không.
Qui trình
1. Người được đo để tay trên đùi và ngồi im để
tránh nhiễu do cử động.
2. Bấm Start để ghi mạch ngón tay bình thường
trong khoảng 10-20 giây đầu.
3. Đánh tên người được đo vào Comment. Bấm
Add.
4. Bơm túi hơi đến khi mất mạch quay rồi bơm
thêm 30mmHg. Chú ý là lúc này tín hiệu mạch
sẽ mất đi.
5. Giảm áp suất túi hơi từ từ 1-2mmHg/giây.
6. Xả túi hơi hoàn toàn sau khi áp suất xuống dưới
50 mm Hg. Hình 4. Thay đổi trong mạch ngón tay khi đo
7. Bấm Stop. huyết áp

Phân tích
1. Quan sát đường biểu diễn. Đặt Waveform cursor trên mạch ngón tay đầu tiên sau khi áp suất túi hơi
giảm. Đó là sự trở lại của dòng máu đến cẳng tay.
2. Bấm vào điểm này để đưa áp suất vào Value panel và đánh Comment “Huyết áp tâm thu” vào dữ liệu.
3. Rê trị số từ Value panels vào cột phù hợp trong bảng
Câu hỏi:
1. Bạn có nhận xét gì về giá trị huyết áp của mỗi thành viên trong nhóm bằng phương pháp nghe so với
phương pháp bắt mạch?
2. Từ những kết quả thu được, bạn có nghĩ rằng phương pháp bắt mạch có thể thay thế được phương pháp
nghe trong việc xác định huyết áp tâm trương?

Lắp đặt dụng cụ


Trong bài tập tiếp theo, sinh viên sẽ đo huyết áp bằng
Powerlab, Pressure Transducer và Cardio Microphone
(Hình 5).
Pressure Transducer.
1. Gắn Pressure Transducer vào Input 1 trên PowerLab
2. Gắn đầu kia của Pressure Transducer vào túi hơi máy
đo huyết áp
3. Quấn túi hơi quanh cánh tay, trên nếp khuỷu.
Cardio Microphone
Hình 5. Lắp đặt Pressure Transducer và Cardio
1. Tháo Pulse Transducer ra khỏi Input 2
Microphone
2. Gắn Cardio Microphone vào Input 2.
3. Đặt Cardio Microphone trên động mạch cánh tay bên dưới băng quấn.
Bài 3. Cardio Microphone
Trong bài này bạn sử dụng Cardio microphone để ghi lại tiếng động mạch trong khi đo huyết áp
Qui trình
1. Để túi hơi quấn quanh phần trên cánh tay giữa
khuỷu và vai.
2. Đặt Cardio microphone trên động mạch cánh tay.
Tốt nhất là đặt phía dưới túi hơi và dùng băng dính
cố định lại nhưng cũng có thể đặt nằm dưới túi hơi
để túi hơi đè lên giữ Cardio Microphone lại.
3. Bấm Start.
4. Bơm túi hơi lên đến khi mất mạch quay rồi bơm
thêm 30mmHg nữa.
5. Giảm áp suất từ từ (1-2 mmHg/giây). Xả túi hơi
hoàn toàn sau khi áp suất xuống dưới 50
mmHg
6. Bấm Stop. Hình 6. Các sóng nhọn hiển thị tiếng đập Korotkoff

Tốc độ xả túi hơi.


1. Nghỉ 1-2 phút.
2. Lặp lại quy trình trên nhưng kiểm soát tốc độ xả túi hơi khác đi.
3. Thực hiện đi huyết áp với các tốc độ xả túi hơi nhanh/chậm khác nhau. Nhớ Add Comment cho biết các
tốc độ khác nhau.
Phân tích
1. Quan sát đường biểu diễn. Kênh Cardio Microphone hiển thị các tiếng Korotkoff dưới dạng các sóng
nhọn (Hình 6). Có thể sử dụng các sóng nhọn này để xác định huyết áp tâm thu và tâm trương.
2. Chọn vùng dữ liệu dựa vào các tiếng Korotkoff (Ví dụ: từ sóng nhọn đầu tiên đến sóng nhọn cuối cùng
nhìn rõ trong chuỗi các sóng)
3. Sóng nhọn đầu tiên là huyết áp tâm thu. Sóng nhọn cuối cùng là huyết áp tâm trương
4. Rê trị số từ Value Panel vào cột phù hợp trong bảng.
5. Lặp lại qui trình này cho tất cả các trị số ghi được.
Câu hỏi
1. Giải thích nguyên nhân gây ra tiếng đập Korotkoff mà bạn ghi lại được với Cardio Microphone khi làm
giảm áp suất trong túi hơi.
2. Giải thích tốc độ của sự thay đổi áp suất trong túi hơi ảnh hưởng đến việc đo trị số huyết áp như thế nào.
3. Yếu tố sinh lý nào giới hạn tốc độ xả túi hơi để có thể đo được trị số huyết áp chính xác? Vì sao?

Bài 4. Kích thước băng quấn: không thực hành

Bài 5. Vị trí cánh tay


Trong bài tập này, sinh viên sẽ đo huyết áp tại cẳng tay và xem vị trí của cánh tay ảnh hưởng như thế nào đến trị
số huyết áp đo được.
Qui trình
1. Chọn 1 túi hơi có kích cỡ phù hợp với cẳng tay của người tình nguyện.
2. Quấn túi hơi quanh cẳng tay, ngay trên cổ tay.
3. Đặt Cardio Microphone trên động mạch quay tại cổ tay.
4. Bảo đảm cánh tay được nâng đỡ và đặt ngang tim.
5. Đánh “ Ngang tim” vào Comment.
6. Bấm Start.
7. Bơm túi hơi đến khi mất mạch quay rồi bơm thêm 30mmHg nữa.
8. Bấm Add để đưa Comment “Ngang tim” lúc nãy vào.
9. Giảm áp suất từ từ (1-2 mmHg/giây).
10. Xả túi hơi hoàn toàn sau khi áp suất xuống dưới 50 mm Hg.
11. Bấm Stop.
Lặp lại các bước trên, mỗi lần có Comment mô tả cánh tay ở các vị trí sau:
 Thả dọc theo bên người.
 Giơ thẳng lên khỏi đầu.
 Ngang với đầu.
Phân tích
1. Quan sát đường biểu diễn. Kênh Cardio Microphone hiển thị các tiếng Korotkoff dưới dạng các sóng
nhọn. Có thể sử dụng các sóng nhọn này để xác định huyết áp tâm thu và tâm trương.
2. Chọn vùng dữ liệu dựa vào các tiếng Korotkoff (Ví dụ: từ sóng nhọn đầu tiên đến sóng nhọn cuối cùng
nhìn rõ trong chuỗi các sóng)
3. Sóng nhọn đầu tiên là huyết áp tâm thu. Sóng nhọn cuối cùng là huyết áp tâm trương
4. Rê trị số từ Value Panel vào cột phù hợp trong bảng.
5. Lặp lại qui trình này cho tất cả các trị số ghi được.
Ở một số người, sóng nhọn huyết áp tâm trương có thể không rõ ràng thì cần phải ước đoán sóng nhọn nào
ứng với huyết áp tâm trương.
Câu hỏi
1. Giải thích sự khác biệt của huyết áp đo ở cánh tay khi đặt cánh tay ở những vị trí khác nhau. (Gợi ý: áp
suất của một cột chất lỏng phụ thuộc vào chiều cao. Đối với cột máu, sự thay đổi 1m chiều cao sẽ làm
thay đổi 10,3kPa hoặc 77mmHg áp suất)
2. Trong thực hành lâm sàng giá trị huyết áp bình thường được tính ở mức ngang tim và có biến thiên theo
chiều cao, vậy việc đo huyết áp ở cánh tay có bị ảnh hưởng bởi các tư thế nằm, ngồi hay đứng của người
được đo không?

Bài 6. Huyết áp ở chân: không thực hành.

You might also like