Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI




BÀI TẬP NHÓM


MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Đề bài số 7: Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Toà án theo lãnh thổ và quyền lựa
chọn Toà án của đương sự

Lớp học phần : N04.TL2


Nhóm : 3

Hà Nội, tháng 11/2023

1
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Ngày: /11/2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội


Nhóm: 3 Lớp: N04-TL2
Tổng số sinh viên của nhóm: 14
+ Có mặt:
+ Vắng mặt: Có lý do: ............... Không lý do: ..................
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện
bài tập nhóm.
Kết quả như sau:

Đánh giá Đánh giá của giảng


của SV SV viên
Công
STT Mã SV Họ và Tên ký
việc GV
tên Điểm Điểm
A B C ký
(số) (chữ)
tên

1 460833 Nguyễn Thuý Nga Phần 3 X

Nguyễn Bạch Kim


2 460834 Phần 3 X
Ngân
Phần
3 460835 Nguyễn Hồng Ngọc X
2.2
Phần
4 460837 Lường Quỳnh Như X
2.1
Phần
5 460838 Đặng Minh Phương X
2.1
Thuyết
6 460839 Nguyễn Minh Quang X
trình
Mạc Trần Ngọc Phần
7 460841 X
Quỳnh 1.1
Phần
8 460842 Lê Xuân Sỹ X
2.2

9 460843 Bùi Thị Phương Thảo Phần 3 X

2
Powerp
10 460844 Trần Minh Thành X
-oint
Phần
11 460845 Hà Đức Thắng X
1.2
Nguyễn Minh Thủy Tổng
12 460846 X
(Nhóm trưởng) hợp
Phần
13 460847 Vũ Ngọc Tiến X
1.3
Thuyết
14 460848 Hoắc Thị Trang X
trình

- Kết quả điểm bài viết:


+ Giáo viên chấm thứ nhất: ...............................
+ Giáo viên chấm thứ hai: .................................
- Kết quả điểm thuyết trình: ..............................
- Giáo viên cho thuyết trình: .............................
- Điểm kết luận cuối cùng:

Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2023


Trưởng nhóm

Nguyễn Minh Thuỷ

3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự


PLTTDS : Pháp luật tố tụng dân sự
TQSTDS : Thẩm quyền sơ thẩm dân sự
TAND : Toà án nhân dân

4
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................6


NỘI DUNG .....................................................................................................................6

1. Tổng quan về thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Toà án theo lãnh thổ và quyền lựa
chọn Toà án của đương sự ............................................................................................6

1.1. Khái niệm ...........................................................................................................6


1.2. Cơ sở của việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Toà án theo lãnh thổ
..................................................................................................................................7
1.3. Ý nghĩa của việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Toà án theo lãnh
thổ .............................................................................................................................8

2. Quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Toà án theo
lãnh thổ và quyền lựa chọn Toà án của đương sự ........................................................9

2.1. Đối với vụ việc dân sự .......................................................................................9


2.2. Đối với việc dân sự ..........................................................................................12

3. Thực tiễn áp dụng các quy định về thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Toà án theo lãnh
thổ và quyền lựa chọn Toà án của đương sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật .......16

3.1. Thực tiễn áp dụng và một số bất cập ...............................................................16


3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ........................................................................18

KẾT LUẬN ..................................................................................................................19


PHỤ LỤC .....................................................................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................24

5
LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, với thực trạng các vụ việc dân sự có xu hướng ngày càng phức tạp và
đa dạng, việc bước đầu xác định Toà án nào có thẩm quyền giải quyết mà không gây ra
sự chồng chéo giữa các Toà thoả mãn các điều kiện về cả loại việc và cấp xét xử, đồng
thời phải đảm bảo sự chính xác, khách quan và hợp lí trong quá trình giải quyết là vấn
đề đòi hỏi sự suy xét kĩ lưỡng. Bằng sự kế thừa và phát triển từ những BLTTDS trước
đây, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã đặt ra quy định về thẩm quyền của Toà án theo
lãnh thổ để cụ thể hoá vấn đề này. Qua gần một thập kỉ thực thi, những quy định này đã
đem lại hiệu quả nhất định trong hoạt động tố tụng của Toà án, tuy vậy, phải nhìn nhận
rằng vẫn còn tồn tại một vài bất cập trong thực tiễn áp dụng gây ra không ít phiền toái
và khó khăn cho cả đương sự và người làm công tác tố tụng. Từ những căn cứ này, để
có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn nhằm làm rõ thêm các quy định của pháp luật cùng
với một số tình huống thực tế từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nhóm xin
được chọn đề bài số 7: “Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Toà án theo lãnh thổ và
quyền lựa chọn Toà án của đương sự”.

NỘI DUNG

1. Tổng quan về thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Toà án theo lãnh thổ và quyền lựa
chọn Toà án của đương sự

1.1. Khái niệm

a. Định nghĩa
Trước hết, thẩm quyền dân sự của Tòa án được định nghĩa là quyền xem xét giải
quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó
theo thủ tục tố tụng dân sự của toà án1. Đồng thời, do việc phân định thẩm quyền của
tòa án theo lãnh thổ là sự phân định thẩm quyền sơ thẩm vụ việc dân sự giữa các tòa án
cùng cấp với nhau2 nên trước hết cần phải xác định vụ việc dân sự cần giải quyết sẽ
thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện hay cấp tỉnh3, sau đó mới xác định
một Toà án cụ thể có thẩm quyền giải quyết theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Việc xác
định này dựa trên những dấu hiệu riêng biệt đến từ các dấu hiệu về nơi cư trú, nơi có trụ
sở của một trong các bên đương sự, nơi có tài sản tranh chấp, v.v…
Do vậy, thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được hiểu là quyền
xem xét giải quyết các vụ việc dân sự và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải

1
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, 2021, tr. 59
2
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, 2021, tr. 77
3
Điều 35-38 BLTTDS 2015

6
quyết các vụ việc dân sự đó theo thủ tục sơ thẩm, được xác định trên cơ sở nơi cư trú,
nơi có trụ sở của một trong các bên đương sự, nơi có bất động sản hoặc nơi phát sinh sự
kiện hoặc các dấu hiệu khác mà pháp luật có quy định.
Bên cạnh đó, về quyền lựa chọn Tòa án của đương sự, đây là khả năng mà pháp
luật trao cho đương sự trong việc lựa chọn một Tòa án giải quyết một vụ việc dân sự
hoặc yêu cầu dân sự nhất định khi có nhiều Tòa án cùng có thẩm quyền giải quyết vụ
việc đó.
b. Đặc điểm
Thứ nhất, thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ mang một số đặc
điểm như sau:
- TQSTDS của Tòa án theo lãnh thổ là thẩm quyền của Toà án lần đầu tiên xem
xét giải quyết vụ việc dân sự căn cứ vào các dấu hiệu về nơi cư trú, nơi có trụ sở của
một trong các bên đương sự, nơi có bất động sản hoặc nơi phát sinh sự kiện, ngoài ra
còn có các dấu hiệu khác theo quy định của pháp luật.
- TQSTDS của Toà án theo lãnh thổ có tính cụ thể bởi khi xác định thẩm quyền
của một Toà án theo tiêu chí lãnh thổ tức là xác định một cách chính xác Toà án cụ thể
nào sẽ có quyền xem xét và ra quyết định, bản án giải quyết vụ việc.
- TQSTDS của Toà án theo lãnh thổ là hệ quả tất nhiên của việc xác định thẩm
quyền dân sự theo loại việc và thẩm quyền dân sự theo cấp. Khi đã xác minh rõ vụ việc
cần giải quyết thuộc thẩm quyền của Tòa án theo loại việc hay không và cấp nào có
thẩm quyền giải quyết thì bước cuối cùng là xác định được Toà án cụ thể có thẩm quyền
giải quyết vụ việc đó là Toà án nào4.
Thứ hai, quyền lựa chọn Tòa án của đương sự mang một số đặc điểm như sau:
- Chủ thể thực hiện quyền này là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia vào vụ việc
dân sự hoặc việc dân sự với tư cách nguyên đơn hoặc người yêu cầu. Xuất phát từ nguyên
tắc “Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự” và giả thiết là bên có thiệt hại, chủ
thể khởi kiện hoặc có yêu cầu thực hiện quyền này để có sự chủ động và linh hoạt hơn.
- Đương sự chỉ có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết trong giới hạn những trường
hợp mà luật quy định.

1.2. Cơ sở của việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Toà án theo lãnh thổ

Việc phân định thẩm quyền của toà án theo lãnh thổ với mục đích đảm bảo việc
giải quyết vụ việc dân sự của Toà án được nhanh chóng, đúng đắn; bảo vệ lợi ích của

4
Nguyễn Quang Huy, Luận văn thạc sĩ “Thẩm quyền dân sự của Toà án nhân dân theo cấp và lãnh thổ”, 2022, tr.
19

7
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; tạo thuận lợi cho các đương sự tham
gia tố tụng; đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự5, cụ thể:
Thứ nhất, yêu cầu đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự của Toà được diễn ra
một cách thuận lợi. Việc xác định một Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự
phải đảm bảo yếu tố tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Tòa án và tránh sự chồng chéo
trong việc thực hiện thẩm quyền giữa các Tòa án cùng cấp. Thực tế, với sự phát triển
ngày càng phức tạp và đa dạng của các quan hệ dân sự kéo theo các tranh chấp dân sự,
yêu cầu dân sự ngày càng nhiều, việc xây dựng các quy định về TQSTDS của Toà án
theo lãnh thổ sẽ đảm bảo cho nhu cầu giải quyết thuận lợi nhất, nhanh chóng nhất các
vụ việc dân sự của Toà.
Thứ hai, yêu cầu đảm bảo sự công bằng, khách quan cho các bên đương sự tham
gia tố tụng. Với việc lựa chọn một Toà án cụ thể theo phạm vi lãnh thổ, đương sự thực
hiện nghĩa vụ của mình, như: cung cấp chứng cứ, đi lại, có mặt khi được Toà triệu
tập,…sẽ thuận lợi hơn, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc.
Thứ ba, yêu cầu đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự, trừ những tranh chấp
liên quan đến bất động sản. Điều này dựa trên nguyên tắc tự do, bình đẳng, thoả thuận
trong quan hệ dân sự phát sinh trước khi có quan hệ tố tụng dân sự, đảm bảo quyền tự
quyết, tự do của các bên vẫn được tôn trọng, miễn là không trái các quy định pháp luật.
Ngoài ra, với những tranh chấp có đối tượng là bất động sản, Toà án có thẩm quyền giải
quyết được chỉ định là Toà án nơi có bất động sản, bởi xuất phát từ việc tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho việc giải quyết của Toà, chỉ Toà án nơi có bất động sản mới đủ điều
kiện tốt nhất trong việc xác minh, thu thập các giấy tờ liên quan đến bất động sản tranh
chấp, do vậy, chỉ riêng có trường hợp này, các bên đương sự sẽ không thể tự định đoạt
Toà án.

1.3. Ý nghĩa của việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Toà án theo lãnh thổ

Các quy định của PLTTDS về TQSTDS của Toà án theo lãnh thổ sẽ giúp tìm ra
chính xác một Tòa án có điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết vụ việc dân sự. Có thể
nhìn nhận ý nghĩa của các quy định này theo hai phía chủ thể như sau:
- Đối với cơ quan Tòa án: những quy định về TQSTDS của Toà án theo lãnh thổ
là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xác định một vụ việc dân sự cụ thể thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nào, tránh sự chồng chéo trong việc thực hiện chức năng
của các Toà án cùng cấp, tránh được việc áp dụng không thống nhất trong thực tiễn gây
kéo dài thời gian giải quyết do vụ việc phải di chuyển giữa các Toà án, thậm chí bản án,

5
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, 2021, tr. 77

8
quyết định bị hủy để xét xử lại do vi phạm về thẩm quyền. Qua đó tạo điều kiện cho Toà
án giải quyết nhanh chóng, đúng đắn và nâng cao hiệu quả của việc giải quyết vụ việc
dân sự. Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự theo lãnh thổ
giữa các Toà án một cách khoa học, hợp lí còn đảm bảo cho tính chuyên sâu và thành
thạo về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ ở mỗi Toà án, trên cơ sở đó
có những kế hoạch đáp ứng cho Toà án thực hiện được chức năng, nhiệm vụ6. Do vậy,
khi Toà án thụ lý và giải quyết vụ án theo đúng thẩm quyền sẽ bảo đảm sự phối hợp giữa
Toà án và cơ quan thi hành án, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án.
- Đối với đương sự: quy định của PLTTDS về TQSTDS theo lãnh thổ và quyền
tự định đoạt Toà án của đương sự sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ để bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của mình, giúp đương sự chủ động trong việc xác định tòa án giải quyết
để từ đó việc gửi đơn khởi kiện, việc nhận các văn bản tố tụng của đương sự cũng được
thuận lợi, dễ dàng hơn, giảm bớt chi phí, khó khăn cho họ. Ngoài ra, các quy định về
TQSTDS của Toà án còn là cơ sở pháp lý để tránh việc các đương sự lạm dụng quyền
khởi kiện để cùng một lúc khởi kiện vụ việc ở nhiều Toà án khác nhau, gây khó khăn
cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thụ lý và giải quyết vụ việc dân sự.

2. Quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Toà án
theo lãnh thổ và quyền lựa chọn Toà án của đương sự

Hiện nay, các quy định tại Điều 39 và 40 BLTTDS 2015 về phân định thẩm quyền
của Toà án theo lãnh thổ và quyền lựa chọn của đương sự đối với vụ việc dân sự và việc
dân sự dựa trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên
quan đến hoạt động tố tụng của Toà.

2.1. Đối với vụ việc dân sự

2.1.1. Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Toà án theo lãnh thổ
Khi xác định thẩm quyền của Toà theo lãnh thổ cần xác định xem đối tượng tranh
chấp có phải là bất động sản hay không.
Đối với đối tượng tranh chấp là bất động sản:
Xét về thực tế, bất động sản là một loại tài sản không thể dịch chuyển được, thông
thường các giấy tờ, tài liệu liên quan đến bất động sản sẽ do cơ quan nhà đất hoặc chính
quyền địa phương nơi có bất động sản đó nắm giữ, bởi cơ quan này nắm vững thực trạng,
nguồn gốc của bất động sản7. Do vậy, theo lẽ dĩ nhiên, Tòa án nơi có bất động sản là

6
Nguyễn Quang Huy, Luận văn thạc sĩ “Thẩm quyền dân sự của Toà án nhân dân theo cấp và lãnh thổ”, 2022, tr.
21
7
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, 2021, tr. 78

9
Tòa án có điều kiện thuận lợi hơn cả trong việc tiến hành các biện pháp xác minh, đảm
bảo cho việc giải quyết vụ kiện sát với thực tế như: xem xét, thẩm định tại chỗ, tiến hành
định giá tài sản, thu thập tài liệu từ cơ quan nhà đất, v.v..
Theo quy định của pháp luật, tại điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015, khi đã
xác định đối tượng tranh chấp là bất động sản thì duy chỉ duy nhất Tòa án nơi có bất
động sản mới có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó. Đối chiếu với điểm c khoản 1
Điều 35 BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) rằng “Tòa án nơi có bất động sản
có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản”, có thể thấy, quy định này
đã được cụ thể hoá và rõ ràng hơn rất nhiều; thay vì có thể hiểu rằng Tòa án nơi có bất
động sản chỉ là một trong những Tòa án có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về
bất động sản8 thì với việc thêm từ “chỉ”, quy định tại BLTTDS 2015 đã xác định chỉ có
Toà án nơi có bất động sản mới có thẩm quyền giải quyết, mà không có bất kì một Toà
án nào khác. Như vậy, mọi tranh chấp về bất động sản như: đất đai, nhà, công trình xây
dựng gắn liền với đất đai, v.v… thì chỉ Toà án nơi bất động sản đó toạ lạc mới có thẩm
quyền giải quyết. Quy định này không những phù hợp với thực tế mà còn tạo sự kết hợp
nhuần nhuyễn, hài hoà với việc phân cấp hệ thống Tòa án ở nước ta là theo địa giới hành
chính, tránh được sự chồng chéo thẩm quyền sơ thẩm giữa các Tòa án cùng cấp.
Đối với các vụ việc dân sự có đối tượng tranh chấp không phải là bất động sản:
Thứ nhất, Toà án có thẩm quyền giải quyết là Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc,
nơi có trụ sở theo điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015. Việc quy định này sẽ tạo điều
kiện thuận lợi để bị đơn, người đại diện hợp pháp của họ có khả năng tham gia tố tụng
và thực hiện quyền tự bảo vệ mình trước Tòa án một cách thuận lợi nhất, bởi về mặt tâm
lý bị đơn, họ là người bị buộc phải tham gia tố tụng, trong khi đó bị đơn chỉ là người
được giả thiết hay suy đoán xâm phạm tới quyền lợi của nguyên đơn, nên họ thường
không muốn tham gia tố tụng và thường nêu ra những khó khăn để không đến Tòa án.
Ngoài ra, quy định này cũng góp phần giúp Tòa án xác minh nắm rõ được các chi tiết
của vụ việc, trên cơ sở đó có đường lối giải quyết phù hợp, đúng đắn
Thứ hai, nếu các đương sự có thỏa thuận bằng văn bản thì nguyên đơn có thể
khởi kiện tại Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc hoặc có trụ sở theo điểm b khoản
1 Điều 39 BLTTDS 2015. Về lý thuyết, sự đồng thuận của bị đơn về việc đồng ý cho
nguyên đơn khởi kiện tại Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc hoặc có trụ sở được
coi như bị đơn đã từ bỏ quyền được tham gia tố tụng tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm
việc, có trụ sở; nơi có tài sản hoặc nơi phát sinh sự việc và dẫn tới hệ quả là quy tắc ưu

8
PGS. TS. Bùi Thị Huyền (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, tr. 82, 83

10
tiên Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở; nơi có tài sản hoặc nơi phát sinh sự
việc không được áp dụng. Quy định này thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt của pháp luật
trong việc đương sự có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự, không gò
bó ở những quy định mang nặng nguyên tắc, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các đương
sự khi tham gia tố tụng.
2.2.2. Quyền lựa chọn Toà án của đương sự
Quyền lựa chọn Tòa án của đương sự là việc nguyên đơn, người yêu cầu dân sự
trong một số trường hợp có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết các vụ việc về dân sự, hôn
nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Những trường hợp đương sự được
quyền lựa chọn Toà án để giải quyết vụ kiện đều nhằm mục đích đảm bảo được quyền
lợi hợp pháp của công dân trong quan hệ pháp luật dân sự, cũng như tạo điều kiện thuận
lợi cho đương sự để dựa vào pháp luật thực hiện quyền tố tụng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015, nguyên đơn có quyền lựa
chọn Tòa án để giải quyết các vụ án dân sự mà các bên có tranh chấp về quyền lợi, quyền
lựa chọn ấy được thể hiện như sau:
Thứ nhất, điểm a đặt ra vấn đề khi không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị
thì sẽ xác định Toà án có thẩm quyền giải quyết dựa trên nơi cư trú, trụ sở cuối cùng
hoặc nơi có tài sản tranh chấp. Tức là, khi người khởi kiện không có thông tin chính xác
về bên tranh chấp còn lại thì sẽ không nhất thiết phải đúng chính xác nơi mà bị đơn hiện
đang cư trú. Bởi, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp nguyên đơn không thể nắm rõ địa
chỉ cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn có thể do nguyên đơn ở xa bị giới hạn về việc tìm
hiểu thông tin hoặc do bị đơn cố ý che giấy địa chỉ nhằm trốn tránh nghĩa vụ, thì nguyên
đơn vẫn có quyền yêu cầu Toà án giải quyết để bảo vệ quyền lợi của mình.
Thứ hai, theo điểm b về tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức
thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh
giải quyết và điểm e về tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu
hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi người sử dụng
lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai
trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết. Mọi tranh chấp phát sinh luôn đa dạng và phức
tạp, việc đưa ra quyền lựa chọn nhằm rút ngắn thời gian giải quyết cũng như quá trình
thu thập thông tin, tài liệu liên quan được dễ dàng thuận tiện cho Toà án và các bên tranh
chấp. Các quy định này đặt ra giả thiết một phần lỗi trong tranh chấp thuộc về việc hoạt
động, quản lý, sử dụng của tổ chức có chi nhánh, người cai thầu thì nguyên đơn được
phép yêu cầu Toà án nơi có trụ sở của những bộ phận đó giải quyết tranh chấp nhằm bảo
vệ tốt nhẩt quyền lợi của mình.
11
Thứ ba, các điểm c, d, đ đều quy định về Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp là nơi nguyên đơn cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải
quyết. Thêm vào đó, khi nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú giải quyết
về vấn đề cấp dưỡng tại điểm c có nghĩa là đã được tạo điều kiện thuận lợi để người yêu
cầu cấp dưỡng thực hiện quyền của mình trong những trường hợp như: có khoảng cách
về địa lý, v.v… đáp ứng được nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự thực hiện
quyền tố tụng.
Thứ tư, theo điểm g, nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên
đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết. Quy định về “nơi
hợp đồng được thực hiện” có thể hiểu là địa điểm thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp
đồng và thực tế hợp đồng có thể quy định nhiều nghĩa vụ, nhiều địa điểm thực hiện
nghĩa vụ và việc xác định Toà án cụ thể nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa
các bên có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng lớn đến việc tham gia tố tụng, việc cung cấp
chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, cũng như có thể tạo ra nhiều lợi thế khác
cho nguyên đơn trong quá trình tranh tụng. Do vậy, khi xác định được một địa điểm nơi
hợp đồng được thực hiện có thể xác định được Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo sự
lựa chọn của nguyên đơn hoặc nguyên đơn có thể cân nhắc lựa chọn Tòa án giải quyết
tại một trong các địa điểm nơi hợp đồng được thực hiện trong trường hợp hợp đồng được
thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau để có lợi nhất cho mình.
Cuối cùng, điểm h và i đều quy định về Toà án có thẩm quyền giải quyết là một
trong các nơi bị đơn cư trú, và một trong các nơi có bất động sản tranh chấp, trong trường
hợp có nhiều bị đơn và có nhiều bất động sản ở những địa điểm khác nhau. Quy định
quyền này giúp cho nguyên đơn thuận lợi trong quá trình khởi kiện, không bị lúng túng
và tránh tình trạng nộp đơn tại tất cả những Toà án nơi các bị đơn cư trú và nơi có bất
động sản tranh chấp.

2.2. Đối với việc dân sự

2.2.1. Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Toà án theo lãnh thổ
Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015, TQSTDS của Tòa án đối với
các yêu cầu dân sự được quy định như sau:
a. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án nơi cư trú, nơi có trụ sở của người bị yêu cầu
Theo điểm a, Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất
năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong
nhận thức và làm chủ hành vi. Đồng thời, theo điểm b, Tòa án có thẩm quyền giải quyết
yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lí tài sản của người

12
đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết. Có thể thấy việc quy định thẩm
quyền này của Tòa án khi có yêu cầu của những người có quyền và lợi ích liên quan là
hoàn toàn hợp lí và phù hợp bởi các Tòa án này sẽ có điều kiện tốt nhất để xác minh
đúng tình trạng, thu thập những thông tin cần thiết và chính xác của người bị yêu cầu,
từ đó có thể có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và nhanh chóng.
b. Thẩm quyền của Tòa án nơi người yêu cầu, người gửi đơn cư trú, làm việc hoặc có
trụ sở
Theo điểm c, Tòa án nơi có người yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người
mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc cókhó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi có thẩm quyền giải quyết yêu cầu này. Quy định này xuất
phát từ thực trạng khi một người đã bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự, hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
nhưng sau đó họ không còn trong tình trạng đó nữa, vậy nên, họ được công nhận có
năng lực hành vi như bình thường thì chính họ hoặc người khác do pháp luật quy định
có quyền làm đơn yêu cầu tòa án đưa ra quyết định phải hủy bỏ tuyên bố.
Theo điểm đ, Tòa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc nếu người gửi đơn là cá
nhận hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động của tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành
tại Việt Nam. Điều này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người có yêu cầu có thời
gian giải quyết ngắn, thủ tục gọn nhẹ.
c. Thẩm quyền của Tòa án nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc có
tài sản liên quan đến việc thi hành án
Theo điểm d, Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành
tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao dộng và tòa án nước ngoài. Đồng thời, theo điểm e, Tòa án có thẩm quyền yêu cầu
công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài. Các quy
định trên xuất phát từ mục đích tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Tòa án giải quyết và
cho người phải thi hành các bản án, quyết định, cũng như tạo điều kiện tốt nhất việc thi
hành quyết định của trọng tài nước ngoài.
d. Thẩm quyền của Tòa án nơi phát sinh sự kiện pháp lí
Theo điểm g, Tòa án nơi việc đăng kí kết hôn trái pháp luật có thẩm quyền giải
quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật; theo điểm h, Tòa án nơi một trong các bên
thuận tình ly hôn, thỏa thuận về thay đổi nuôi con, chia tay sản khi ly hôn cư trú, làm
việc có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu đó; theo điểm l, Tòa án nơi cha, mẹ nuôi
13
hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con
nuôi. Các quy định này nhằm tạo điều kiện cho cơ quan tiến hành tố tụng xác minh, thu
thập chứng cứ để giải quyết vụ án nhanh chóng, chính xác, cũng như cho cơ quan thi
hành án trong việc thi hành quyết định của tòa án, hơn hết, giúp các bên đương sự tham
gia tố tụng dễ dàng, linh hoạt hơn.
Theo điểm i, Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận việc thay đổi người trực
tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công
nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; trường hợp cơ
quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì tòa
án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết. Đây là trường hợp dù đã có bản
án, quyết định của Tòa án xác định cụ thể người trựctiếp nuôi con sau khi ly hôn nhưng
vì lợi ích của con mà các bên thỏa thuận lại với nhau về việc thay đổi người nuôi con.
Theo điều k, Tòa án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có
thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn. Quy định này giúp cho việc giám sát của cơ
quan có thẩm quyền trong việc thực hiện quyết định của toà của với cha, mẹ đối với con
chưa thành niên sau khi cha mẹ ly hôn, một trong hai người không còn chung sống ở
một nơi, vừa đảm bảo sự thuận lợi của các bên đương sự, vừa đảm bảo quyền lợi cho
con chưa thành niên và đảm bảo quyết định của Tòa án được thực hiện đúng đắn.
e. Thẩm quyền của tòa án nơi tổ chức hành nghề công chứng, văn phòng công chứng,
cơ quan thi hành án có trụ sở
Theo điểm m, Tòa án nơi tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công
chứng có trụ sở có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
và tại điểm n, Tòa án nơi cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành án có trụ sở hoặc
nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định
quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy
định của pháp luật. Điều này nhằm tạo điều kiện cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ và
giải quyết vụ án được nhanh chóng, đồng thời đảm bảo thuận lợi cho công tác thi hành
án sau này.
f. Thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án đối với các yêu cầu liên quan đến hoạt động của
Trọng tài thương mại Việt Nam.
Theo điểm o, việc giải quyết những yêu cầu này thực hiện theo quy định của pháp
luật về Trọng tài thương mại. Tại Điều 7 Luật trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010
quy định thẩm quyền dân sự sơ thẩm của tòa án theo lãnh thổ đối với các yêu cầu liên
quan đến hoạt động của trọng tài thương mại thuộc về tòa án nơi cư trú của bị đơn nếu
14
bị đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của bị đơn nếu bị đơn là tổ chức. Trường hợp có
nhiều bị đơn thì bị đơn thì toà án có thẩm quyền là tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở
của một trong các bị đơn đó. Trường hợp bị đơn có nơi cư trú ở nước ngoài thì tòa án có
thẩm quyền là tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn.
Ngoài ra đối với các trường hợp cụ thể khác thì Toà án có thẩm quyền theo lãnh
thổ được chỉ định theo quy định của pháp luật9.
g. Thẩm quyền của Toà án đối với những trường hợp được bổ sung tại BLTTDS 2015
So với những quy định trong BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011),
BLTTDS 2015 đã có những điểm mới trong vấn đề xác định TQSTDS của Toà án theo
lãnh thổ, từ điểm p đến điểm y và khoản 3 tại Điều 39. Việc bổ sung thêm nhằm giúp
các đương sự có thể dễ dàng xác định hơn về Toà án cụ thể có thẩm quyền giải quyết
yêu cầu của mình, đồng thời, tránh việc thay đổi thẩm quyền không cần thiết mà đã được
Tòa án thụ lý và đang giải quyết theo đúng quy định của BLTTDS về thẩm quyền của
Tòa án theo lãnh thổ nếu trong quá trình giải quyết có sự thay đổi nơi cư trú, trụ sở hoặc
địa chỉ giao dịch của đương sự thì Tòa án đó tiếp tục giải quyết.
2.2.2. Quyền lựa chọn của đương sự
Ngoài nguyên đơn theo khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015 có quyền định đoạt về
Toà án giải quyết các tranh chấp thì tại khoản 2 Điều này người có yêu cẩu cũng có
quyền lựa chọn Tòa án giải quyết các yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, trong các
trường hợp sau:
Thứ nhất, đối với các yêu cầu về tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một
người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn
trong nhận thức và làm chủ hành vi, về thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư
trú và quản lý tài sản của người đó; về yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên
bố một người mất tích; về yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người
là đã chết; về yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; về yêu cầu công nhận kết
quả hòa giải thành ngoài Tòa án; về yêu cầu công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam
là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên
lãnh thổ Việt Nam; về yêu cầu xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản, phân chia tài sản
chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và các
yêu cầu khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ
chức khác theo quy định của pháp luật, theo quy định tại điểm e, người yêu cầu có thể
yêu cầu tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu

9
Điểm b – g khoản 2 Điều 7 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010

15
cầu giải quyết. Đây là những yêu cầu về dân sự và để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người yêu cầu thì trong những trường hợp này, người yêu cầu có quyền được yêu
cầu Tòa án nơi mình đang cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc có tài sản của người bị yêu
cầu để tiến hành giải quyết.
Thứ hai, đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì người yêu cầu có thể
yêu cầu tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết.
Thứ ba, đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi
người con cư trú giải quyết. Quy định này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người
con, bởi với yêu cầu hạn chế trên sẽ được thực hiện hiệu quả hơn khi có cơ quan địa
phương nơi người con cư trú giám sát đầy đủ nhất việc thực hiện quyết định của Tòa án,
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các bên đương sự và Tòa án giải quyết yêu cầu.

3. Thực tiễn áp dụng các quy định về thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Toà án theo
lãnh thổ và quyền lựa chọn Toà án của đương sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

3.1. Thực tiễn áp dụng và một số bất cập

Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2022 của Toà án nhân dân tối cao, số vụ
việc đã thụ lý và giải quyết đạt tỷ lệ 88.9%, cao hơn năm 2021 7.7%10 cho thấy chất
lượng xét xử nói chung và chất lượng sơ thẩm dân sự của Toà án nói riêng ngày càng
cao hơn. Các quy định của việc xác định TQSTDS của Toà án để xác định một Toà án
cụ thể có thẩm quyền giải quyết một mặt vẫn mang lại những giá trị nhất định giúp
những chủ thể liên quan đến hoạt động tố tụng thực hiện nhiệm vụ, quyền lợi, nghĩa vụ
cũng mình một cách ổn định, hài hoà, có hệ thống, mặt khác, trước những thay đối không
ngừng của các quan hệ dân sự, quan hệ tố tụng dân sự theo hướng ngày càng phức tạp,
đa dạng thì những quy định này đã bộc lộ ra một vài hạn chế, vướng mắc. Cụ thể:
Thứ nhất, quy định xác định thẩm quyền của Tòa án theo “nơi cư trú, nơi làm
việc của bị đơn” tại điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 đã và đang bộc lộ những
hạn chế. Có thể thấy quy định này đưa ra vẫn chưa thật sự rõ ràng trong việc xác định
nơi cư trú, làm việc của cá nhân. Bởi trong trường hợp cá nhân cư trú, làm việc ở hai
nơi, việc áp dụng quy định pháp luật sẽ trở nên phức tạp hơn. BLTTDS 2015 không đưa
ra quy định cụ thể về nơi cư trú, làm việc của bị đơn, do đó việc xác định Tòa án có
thẩm quyền giải quyết phải dựa vào quy định của BLDS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm

10
Toà án nhân dân tối cao, “Báo cáo tóm tắt Tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm
công tác năm 2023 của các Toà án”, 22/12/2022, https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-chi-dao-
dieu-hanh?dDocName=TAND284234 , truy cập ngày 11/11/2023

16
2017) và Luật Cư trú năm 2020. Theo Điều 40 BLDS 2015 và Điều 11 Luật Cư trú 2013,
có thể hiểu nơi cá nhân cư trú có thể là một trong các nơi: nơi tạm trú hoặc nơi thường
trú, nơi thường xuyên sinh sống, do vậy, nơi bị đơn cư trú ở đây có thể là nơi bị đơn
đăng kí hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú, cũng có thể là nơi bị đơn đang sinh sống hoặc
nơi bị đơn thường xuyên sinh sống, từ đó nguyên đơn có nhiều lợi chọn để xác định Tòa
án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu khởi kiện của mình. Tuy nhiên, khó khăn cho Tòa
án sẽ khó khăn trong việc xác định Toà án nào được ưu tiên thụ lý giải quyết vụ việc của
đương sự. BLTTDS 2015 và các văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể về điều
này, đặc biệt là trong việc xác định nơi cư trú của bị đơn là cá nhân đang tạm giam, chấp
hành án phạt tù có thời hạn. Ngoài ra, việc không quy định cụ thể về thứ tự ưu tiên xác
định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ cũng gây ra tình trạng áp dụng pháp luật khác
nhau của cùng một điều luật giữa các Toà cùng cấp11.
Thứ hai, về xác định thẩm quyền của Tòa án đối với đối tượng tranh chấp là bất
động sản. Điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án
theo lãnh thổ như sau: “Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất
động sản có thẩm quyền giải quyết”. Tuy nhiên, BLTTDS 2015 chưa có một quy định
mang tính định nghĩa chính thức như thế nào là trường hợp “đối tượng tranh chấp là bất
động sản” dẫn tới có nhiều quan điểm khác nhau. Có ý kiến cho rằng đó là tất cả các
tranh chấp có liên quan đến bất động sản, nhưng có ý kiến cho rằng chỉ có tranh chấp
mà đối tượng là bất động sản và là tranh chấp chính mới được gọi là tranh chấp bất động
sản chứ không bao hàm cả trường hợp tranh chấp về quyền tài sản liên quan đến bất
động sản. Việc xác định đối tượng tranh chấp thực tế hiện nay có nhiều quan điểm khác
nhau dẫn đến tình trạng tranh chấp về thẩm quyền giải quyết giữa các Tòa án, gây phiền
hà bức xúc cho đương sự. Khoản 4 Điều 8 của Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP đề cập
đến quan hệ tranh chấp là tranh chấp về hôn nhân và gia đình và tranh chấp về thừa kế
tài sản mà có tranh chấp về bất động sản thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án được xác
định theo Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có
trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức và các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau
bằng văn bản. Tuy nhiên, đối với những loại tranh chấp khác, như: Tranh chấp liên quan
đến các giao dịch về quyền sử dụng đất như hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, giao
dịch có liên quan đến quyền sử dụng đất khác như đặt cọc, cho thuê, cho thuê lại, thế

11
Ví dụ thực tiễn thông qua Phụ lục 1

17
chấp thì áp dụng nguyên tắc nào để xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, có
áp dụng tương tự như hướng dẫn này được không vẫn là vấn đề cần làm rõ12.

3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Thứ nhất, TANDTC nên có văn bản hướng dẫn xác định nơi cư trú của các đương
sự nói chung, của bị đơn nói riêng, nhất là bị đơn đang bị tạm giam, chấp hành án phạt
tù là nơi mà họ đang bị tạm giam hoặc đang chấp hành án phạt tù. Việc xác định nơi cư
trú theo hướng này giúp các Tòa án thuận lợi hơn trong việc thực hiện các thủ tục tố
tụng theo quy định của pháp luật để giải quyết vụ án. Đồng thời, đối với bị đơn là cơ
quan, tổ chức cũng cần có quy định bổ sung theo hướng: nguyên đơn có thể yêu cầu Toà
án nơi bị đơn có trụ sở hoặc nơi bị đơn có trụ sở cuối cùng hoặc nơi người đại diện theo
pháp luật của bị đơn cư trú. Quy định như vậy sẽ buộc người đại diện theo pháp luật và
các thành viên sáng lập tổ chức phải có trách nhiệm với tổ chức do mình đại diện, lập
ra. Từ đó, giúp các Tòa án có thể đánh giá đầy đủ nội dung vụ án qua sự tham gia đầy
đủ các bên đương sự và có thể giải quyết các vụ án theo đúng quy định pháp luật.
Thứ hai, cần đưa ra quy định cụ thể về thứ tự áp dụng nguyên tắc xác định
TQSTDS của Toà án theo lãnh thổ tránh trường hợp người dân nộp đơn tại nhiều Toà án
khác nhau, gây lãng phí thời gian, tiền bạc. Đề xuất theo thứ tự ưu tiên như sau: một là,
theo sự thoả thuận của đương sự, bởi, trong quan hệ dân sự và giải quyết tranh chấp dân
sự thì tự do, tự nguyện, cam kết giữa các bên luôn được đề cao và tôn trọng nếu không
vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội; hai là, xác định Toà án theo sự lựa chọn
của nguyên đơn, người có yêu cầu, dựa trên sự tôn trọng, bảo vệ quyền lợi của bên có
giả thiết bị xâm phạm quyền; sau cùng là, Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở.
Thứ ba, cần có quy định cụ thể hơn về đối tượng của tranh chấp là bất động sản,
giải thích thuật ngữ như thế nào là tranh chấp có đối tượng là bất động sản để phân biệt
với những tranh chấp về bất động sản trong trường hợp liên quan đến các quyền gắn liền
với bất động sản. Trong đó, cần chỉ rõ: một, tranh chấp có đối tượng là bất động sản:
tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, ai là chủ sở hữu nhà, đòi lại nhà đất bị
chiếm hữu trái phép, v.v.., theo đó, để xác định “chỉ có Tòa án nơi có bất động sản mới
có thẩm quyền giải quyết” nhằm giúp cho Tòa án có điều kiện thuận lợi trong việc giải
quyết vụ án, thu thập chứng cứ, xác minh nguồn gốc, giấy tờ, cũng như việc yêu cầu cơ
quan có thẩm quyền quản lý đất đai cung cấp tài liệu, chứng cứ; hai, tranh chấp liên
quan đến bất động sản gồm: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất,

12
Ví dụ thực tiễn thông qua Phụ lục 2

18
quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất
quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, v.v….
Thứ tư, cần có quy định bổ sung mở rộng phạm vi quyền thỏa thuận của đương
sự trong việc lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp về trách nhiệm bảo đảm giá trị pháp
lý của văn bản thỏa thuận với đương sự về việc lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp.
Hiện nay, phạm vi quyền thỏa thuận của đương sự trong việc lựa chọn tòa án giải quyết
tranh chấp mới chỉ là nơi cư trú làm việc có trụ sở của bị đơn mà chưa mở rộng ra các
trường hợp khác như nơi thực hiện hợp đồng nơi có tài sản. Vì vậy, để đề cao hơn quyền
tự định đoạt thì cần có quy định mở rộng phạm vi quyền thỏa thuận trên đối với các
trường hợp phù hợp như nơi thực hiện hợp đồng nơi có tài sản nơi một bên có chi nhánh.
Và bổ sung thêm quy định khi đã có văn bản thỏa thuận về tòa án được đã được lựa chọn
giải quyết thì nguyên đơn chỉ được khởi kiện đến Tòa án đã được thỏa thuận trong văn
bản thỏa thuận trước đó.
Cuối cùng, về quyền lựa chọn Toà án của nguyên đơn có tranh chấp là nhiều bị
đơn hoặc nhiều bất động sản, quy định hiện nay thiếu rõ ràng, cụ thể, gây khó khăn khi
áp dụng trên thực tế, vô hình chung gây ra sự chồng chéo trong thẩm quyền của các Toà
cùng cấp. Do đó, cần có những quy định cụ thể hơn về quyền lựa chọn Toà án có thẩm
quyền trong trường hợp vụ án có nhiều bất động sản theo hướng đương sự có quyền lựa
chọn Toà án nơi bất động sản có giá trị lớn nhất hoặc nơi thuận tiện nhất cho các đương
sự tham gia tố tụng.

KẾT LUẬN

Như vậy, có thể thấy, việc xác định Toà án có TQSTDS của Toà án theo lãnh thổ
và quyền lựa chọn Toà án của đương sự là phức tạp và có ý nghĩa rất quan trọng trong
hoạt động tố tụng dân sự, bởi nó là tiền đề để tiến hành các hoạt động tiếp theo. Đồng
thời, phải thừa nhận rằng có nhiều quy định đã được áp dụng vào thực tiễn một cách bài
bản, hiệu quả và mang lại giá trị cao cho hoạt động xét xử của Toà án, song, vẫn còn tồn
tại những quy định chưa hợp lý và chưa dự liệu hết được các trường hợp thực tế có thể
xảy ra.

19
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1
* Vụ việc: Năm 2021, bà Dương Thị Duyên H., địa chỉ tại quận Bình Thạnh, TP. Hồ
Chí Minh khởi kiện ông Nguyễn Phước Trung B., địa chỉ tại quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
để yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng và giành quyền nuôi con. Trong quá trình
giải quyết vụ án, ông B. đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an TP. Cần Thơ, quận
Bình Thủy, TP. Cần Thơ và sau đó chấp hành án phạt tù theo Bản án số 05/2022/HS-PT
ngày 27/01/2022 của TAND TP. Cần Thơ tại Trại giam Xuân Lộc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai. Ban đầu, bà H. đã nộp đơn khởi kiện ra TAND quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ
– nơi ông B. (bị đơn) đang bị tạm giam để yêu cầu giải quyết. Đến ngày 14/6/2021,
TAND quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ đã có Thông báo số 25/TB-TA về việc trả lại đơn
khởi kiện. Theo đó, TAND quận Bình Thủy cho rằng: “Xét thấy, phía người bị kiện ông
Nguyễn Phước Trung B. có địa chỉ thường trú tại số 172 Hà Huy Giáp, phường Khuê
Trung, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng. Hiện nay ông B. đang bị tạm giam tại Trại tạm giam
Công an TP. Cần Thơ. Trại tạm giam Công an TP. Cần Thơ không phải là nơi cư trú của
ông B.”. Trên cơ sở đó, TAND quận Bình Thủy đã trả lại đơn khởi kiện cho bà H. vì cho
rằng yêu cầu khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án này. Vụ án sau
đó được TAND quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng thụ lý và giải quyết theo thủ tục sơ thẩm và
được TAND TP. Đà Nẵng thụ lý và giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
Trong vụ án này, bà Công Tằng Tôn Nữ Bích P., là người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đã kháng cáo bản án sơ thẩm vì cho rằng TAND quận Cẩm Lệ thụ lý, giải
quyết là không đúng thẩm quyền. Trong Bản án phúc thẩm số 07/2023/HNGĐ-PT ngày
10/5/2023 của TAND TP. Đà Nẵng, Hội đồng xét xử đã nhận định rằng: “Trong vụ án
này nguyên đơn bà Dương Thị Duyên H. khởi kiện đối với bị đơn ông Nguyễn Phước
Trung B. có địa chỉ tại số 172 đường Hà Huy Giáp, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ,
ngoài ra không có đương sự nào ở nước ngoài, cũng không có tài sản tranh chấp ở nước
ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Do
đó, căn cứ khoản 1, Điều 35; khoản 1, Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì vụ án
thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng là đúng thẩm quyền.
Về việc tham gia phiên tòa của bị đơn, trong suốt quá trình tố tụng, ông B luôn
yêu cầu chỉ đưa vụ án ra xét xử khi có ông tham gia. Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm,
ông B đã không tham dự được vì còn đang bị tạm giam và chấp hành án phạt tù tại Trại
tạm giam Công an TP. Cần Thơ và Trại giam Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Trong quá trình

20
xét xử phúc thẩm, TAND TP. Đà Nẵng đã liên tục ra các Quyết định hoãn phiên tòa số
04/2023/QĐ-PT ngày 10/02/2023, số 06/2023/QĐ-PT ngày 10/03/2023, số
08/2023/QĐ-PT ngày 10/04/2023 và Thông báo thay đổi thời gian mở phiên tòa số
33/2023/TB-TA ngày 08/5/2023. Đến ngày 10/5/2023, khi bị đơn đã chấp hành xong án
phạt tù và có thể tham dự phiên tòa, TAND TP. Đà Nẵng mới mở phiên tòa và tuyên án.
* Phân tích: Vụ án này đã làm cho Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm tại Thành phố Đà
Nẵng đã gặp khó khăn trong việc triệu tập đương sự trong quá trình tố tụng bởi vì nguyên
đơn cư trú ở Thành phố Hồ Chí Minh, còn bị đơn thì đang bị tạm giam tại Trại tạm giam
Công an Thành phố Cần Thơ. Bản thân bị đơn trong vụ án này đã có nguyện vọng tha
thiết trong việc được trực tiếp tham gia phiên tòa nhưng vì khoảng cách địa lý nên việc
trích xuất phạm nhân để tham gia xét xử gặp nhiều khó khăn và không thực hiện được.
Vì vậy, quyền tranh tụng của bị đơn đang bị tạm giam, chấp hành án phạt tù trong vụ án
này đã bị ảnh hưởng, thậm chí là không được bảo đảm.

21
PHỤ LỤC 2
* Vụ việc: Ngày 6/9/2017, tại xã L, huyện N, tỉnh B, ông Lê Hữu T, ngụ tại xã L huyện
H, tỉnh B có ký hợp đồng đặt cọc với bà Đinh Thị Thu Th, ngụ xã T, huyện H, tỉnh B,
số tiền 230.000.000 đồng để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ), thửa đất
tọa lạc tại đường Bùi Thị Xuân, phường A, thị xã B, tỉnh B, bà Th có viết giấy nhận tiền
đặt cọc cho ông T.
Ngày 14/9/2017, cũng tại xã L, huyện N, tỉnh B, bà Th viết giấy chuyển nhượng
QSDĐ, để chuyển nhượng thửa đất trên cho ông T, hai bên thỏa thuận giá chuyển
nhượng là 710.000.000 đồng và ông T trả tiếp cho bà Th số tiền còn lại 480.000.000
đồng.
Do khi thực hiện giao dịch trên, thì GCNQSDĐ của bà Th, đang thế chấp tại
Ngân hàng nên bà Th không nhớ được số thửa, số GCNQSDĐ và diện tích của thửa đất
để ghi vào biên nhận tiền đặt cọc và hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ mà chỉ ghi thửa
đất bà Th chuyển nhượng cho ông T là ở đường Bùi Thị Xuân, phường A, thị xã B, tỉnh
B.
Sau đó, bà Th đã lập hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ cho ông Nguyễn Hữu M
và ông Nguyễn Hữu M đã được cấp GCNQSDĐ. Do hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ
lập ngày 14/9/2017 giữa ông T và bà Th là không đúng theo quy định của pháp luật nên
ông T không có ý kiến gì về việc bà Th đã chuyển nhượng thửa đất trên cho ông M, mà
chỉ yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ giữa bà Th và ông T vô hiệu
và yêu cầu bà Th trả lại cho ông T số tiền 710.000.000 đồng;
Ngày 20/7/2020, ông Lê Hữu T gửi đơn khởi kiện bà Th tại TAND huyện H, tỉnh
B (nơi cư trú của bà Th) để thụ lý, giải quyết, quá trình thụ lý, giải quyết TAND huyện
H xác định hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ mà các bên tranh chấp thì thửa đất tọa lạc
tại đường Bùi Thị Xuân, phường A, thị xã B, tỉnh B. Do vậy, thuộc thẩm quyền giải
quyết của TAND thị xã B, tỉnh B. Do vậy, TAND huyện H, tỉnh B đã chuyển vụ án đến
TAND thị xã B, tỉnh B (nơi có thửa đất) để giải quyết.
* Phân tích: Tồn tại các quan điểm khác nhau như sau: quan điểm thứ nhất cho rằng,
vụ án này TAND thị xã B, tỉnh B, xét xử sơ thẩm là không đúng thẩm quyền về lãnh thổ
theo quy định tại khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015, là vi phạm thủ tục tố tụng. Bởi
vì, Điều 39 BLTTDS năm 2015, chỉ quy định đối tượng tranh chấp là bất động sản thì
Tòa án nơi có bất động sản giải quyết. Có nghĩa là, khi giải quyết tranh chấp ai là người
có quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất do người khác đang
quản lý, sử dụng, thì xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thổ là Tòa án
nơi có bất động sản. Còn trong trường hợp này, đối tượng tranh chấp là hợp đồng chuyển
22
nhượng QSDĐ, thì về bản chất là tranh chấp hợp đồng nên không xác định Tòa án nơi
có bất động sản có thẩm quyền giải quyết, mà việc xác định thẩm quyền của Tòa án giải
quyết là theo lãnh thổ. Do vậy, phải căn cứ vào các quy định chung tại Điều 39, Điều 40
của BLTTDS năm 2015 (Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc
nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết hoặc theo
sự thỏa thuận của đương sự, sự lựa chọn của nguyên đơn). Trong trường hợp này, đương
sự không có thỏa thuận, mà nguyên đơn khởi kiện tại Tòa án nơi cư trú của bị đơn bà
Th là TAND huyện H, tỉnh B (nơi cư trú của bị đơn), thì TAND huyện H, tỉnh B thụ lý,
giải quyết là đúng thẩm quyền. Quan điểm thứ hai cho rằng, khi các bên thực hiện hợp
đồng chuyển nhượng QSDĐ (giấy viết tay không có công chứng, chứng thực) chỉ là hợp
đồng đặt cọc, mà hợp đồng lại giao kết tại huyện L, tỉnh B (nơi cư trú của nguyên đơn),
còn thửa đất mà các bên giao kết hợp đồng CNQSDĐ là tại thị xã B, tỉnh B. Ông Nguyễn
Hữu T chỉ yêu cầu tuyên bố hợp đồng CNQSDĐ giữa ông T và bà Th vô hiệu và yêu
cầu bà Th trả lại cho ông T số tiền 710.000.000 đồng, thì TAND thị xã B, tỉnh B (nơi có
bất động sản) thụ lý, giải quyết là đúng thẩm quyền vì đối tượng tranh chấp hợp đồng
CNQSDĐ là bất động sản mà bất động sản thuộc thị xã B, tỉnh B. Do vậy, TAND thị xã
B, tỉnh B giải quyết là đúng thẩm quyền.

23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Giáo trình, sách tham khảo


1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Công
an nhân dân, 2021
2. PGS. TS. Bùi Thị Huyền (chủ biên), Bình luận Khoa học, Bộ Luật Tố tụng dân sự
năm 2015, thực hiện từ 01/7/2016, NXB Lao động
3. Sách chuyên khảo, Bình luận khoa học về những điểm mới trong Bộ Luật Tố tụng
dân sự năm 2015, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
4. PGS. TS Bùi Thị Huyền (chủ biên), Hướng dẫn môn học Luật Tố tụng dân sự, NXB
Công an nhân dân
II. Văn bản pháp luật
1. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019, 2020, 2022
2. Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
3. Luật Cư trú 2020
4. Luật trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010
5. Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần
thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung
theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự
III. Tài liệu tham khảo khác
1. Châu Nữ Thu Hân, “Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ đối với đối tượng tranh
chấp là bất động sản”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, 20/09/2023,
https://danchuphapluat.vn/tham-quyen-cua-toa-an-theo-lanh-tho-doi-voi-doi-tuong-
tranh-chap-la-bat-dong-san, truy cập ngày 25/10/2023
2. Nguyễn Quang Huy, Luận văn thạc sĩ Luật học “Thẩm quyền dân sự của Toà án nhân
dân theo cấp và lãnh thổ”, 2022
3. Toà án nhân dân tối cao, “Báo cáo tóm tắt Tổng kết công tác năm 2022 và phương
hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2023 của các Toà án”, 22/12/2022,
https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-chi-dao-dieu-
hanh?dDocName=TAND284234, truy cập ngày 11/11/2023
4. Ths. Lê Đình Quang Phúc, “Xác định nơi bị đơn cư trú trong vụ án dân sự đối với
người đang bị tạm giam, chấp hành án phạt tù”, Tạp chí điện tử Luật sự Việt Nam,
08/08/2023, https://lsvn.vn/xac-dinh-noi-bi-don-cu-tru-trong-vu-an-dan-su-doi-voi-
nguoi-dang-bi-tam-giam-chap-hanh-an-phat-tu-1691432060.html, truy cập ngày
28/10/2023

24

You might also like