Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Câu 1: Hoàn thành sơ đồ sau để thể hiện các giai đoạn phát triển của CNTB.

Em có nhận xét gì về tốc độ mở rộng và phát triển của CNTB cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ
XX?

Thế kỉ XVII – cuối thế kỉ Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ Giữa thế kỉ XX - nay
XIX XX
CNTB tự do cạnh tranh: - Chủ nghĩa tư bản độc - CNTB hiện đại là một giai
+ Gắn liền với các cuộc quyền – Chủ nghĩa đế quốc đoạn phát triển của chủ
CMTS thành công ở Châu - Các nước TB mở rộng nghĩa tư bản từ sau Chiến
Âu, Bắc Mỹ xâm lược thuộc địa. tranh thế giới thứ hai đến
+ Tư bản tự do kinh doanh, ( Mỹ sử dụng vũ khí quân nay có những biểu hiện mới,
chịu sự chi phối của quy sự để dọa nạt các nước Mỹ tiêu biểu là:
luật thị trường, không có sự La-tinh => Các nước này trở + Sức mạnh kinh tế của các
can thiệp của nhà nước. thành sân sau của Mỹ.) tổ chức độc quyền tư nhân
+ Tự do cạnh tranh kinh tế + Việc sử dụng các nguồn kết hợp với sức mạnh chính
dẫn đến nhiều công ty phá năng lượng mới, ứng dụng trị của nhà nước tư sản.
sản. các thành tựu khoa học-kt + Có sức sản xuất phát triển
=.> sự phát triển mạnh mẽ cao nhờ những thành tựu
của nền ktế TBCN. khoa học - công nghệ, lực
+ Các xí nghiệp vừa và nhỏ lượng lao động đáp ứng sự
bị phá sản do cạnh tranh phát triển nhảy vọt của nền
kinh tế gay gắt. sản xuất, không ngừng điều
=> Các công ty, xí nghiệp chỉnh để tồn tại và phát
liên kết với nhau thành các triển trong bối cảnh mới.
tập đoàn độc quyền chi phối - Có nhiều tiềm năng nhưng
mọi lũng đoạn kinh tế-chính cũng đối mặt với những
trị. thách thức như khủng hoảng
kinh tế, tài chính,…

Nhận xét: - Việc sử dụng nhiều nguồn năng lượng mới cùng với nhiều thành tựu KHKT đã
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
- Các nước tự bản tự do cạnh tranh đã dẫn đến nhiều công ty bị phá sản.
=> sự liên minh giữa các tư bản thành các công ty độc quyền lớn chi phối toàn bộ nền kinh
tế.
=> tạo điều kiện cho sự ra đời của CNTB độc quyền

Câu 2: Nêu sự khác biệt giữa chủ nghĩa tư bản độc quyền và hiện đại.
CNTB độc quyền CNTB hiện đại
Mức độ tập trung sản xuất Mức độ tập trung sản xuất Mức độ tập trung sản xuất
cao, hinh thành các công ty tiếp tục tăng lên dựa trên cơ
độc quyền, các tập đoàn kinh sở những thành tựu của
tế xuyên quốc gia chi phối cuộc cách mạng khoa học-
toàn bộ nền kinh tế-xã hội đất công nghệ, các công ty độc
nước quyền ngày càng lớn mạnh,
Xuất khẩu tư bản bằng hình chi phối nền kinh tế toàn
thức cho vay nặng lãi cầu.
Lực lượng lao động đáp
ứng sự phát triển nhảy vọt
của nền sản xuất
Khoa học trở thành lực
lượng sản suất trực tiếp
Bình đẳng kinh tế Mức độ bình đẳng kinh tế Mức độ bình đẳng kinh tế
thấp, khoảng cách giàu nghèo có cải thiện, nhưng vẫn
ngày càng lớn. chưa thực sự đáng kể.
Tác động của Nhà nước Nhà nước ít can thiệp vào nền Nhà nước can thiệp nhiều
kinh tế, chủ trương tự do hóa hơn vào nền kinh tế, nhằm
kinh tế. điều tiết thị trường, bảo vệ
quyền lợi của người lao
động và các tầng lớp dân
cư.
Sự kết hợp sức giữa sức
mạnh kinh tế của các tổ
chức độc quyền với sức
mạnh chính trị của Nhà
nước

Câu 3: Tìm hiểu và trình bày về Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Bản tuyên ngôn Nhân
quyền và Dân quyền của Pháp ( tác giả, nội dung, giá trị lịch sử, sự ảnh hưởng của nó đến
Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh,…)
a) bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ
Bối cảnh ra đời: Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi
Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ, được tuyên bố vào 4 tháng 7 năm 1776.
+ Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ ghi dấu ảnh hưởng của triết học Khai sáng và cả kết quả
của Cách mạng Anh năm 1688.
Tác giả: Thomas Jefferson
Nội dung: ( Dẫn nhập, lời nói đầu, bản cáo trạng, tố cáo, phần kết luận, chữ kí)
+ Dẫn nhập một vấn đề của tự nhiên, đó chính là một dân tộc khi bị áp bức quá nặng nề, thì
dân tộc đó sẽ đứng lên đấu tranh để giành độc lập chính trị.
+ Khẳng định quyền tất yếu và bất khả xâm phạm của con người: “Chúng tôi khẳng định một
chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những
quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu
hạnh phúc.”
+ Nêu lên những tội ác của thực dân Anh và tố cáo tội ác của bọn chúng đối với những người
dân.
+ Khẳng định sự ra đời của Hợp Chủng Quốc Hoa Kì và quyền lợi của một quốc gia độc lập
và tự do. Từ bỏ mọi sự trung thành đối với vương miện của Anh Quốc, xóa bỏ những liên hệ
chính trị giữa họ với nước Anh.
Giá trị lịch sử:
+ Đây là văn bản chuẩn mực tinh thần cho nhân loại đứng lên đấu tranh lật đổ chế độ chuyên
chế, lật đố ách thống trị của thực dân, đấu tranh nhân quyền và tự do.
+ Mang đậm giá trị nhân văn, nhân bản, là nền tảng để xây dựng các bản Hiến pháp dân chủ
tiến bộ của nước Mỹ sau đó.
+ Góp phần lật đổ ách thống trị tàn độc của nhà nước phong kiến.

b) Bản Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp


+ Là văn kiện công bố công khai về quyền con người và quyền công dân của cách mạng Pháp
do Hội nghị lập hiến của chính quyền mới triệu tập thông qua vào ngày 28.8.1789.
Bối cảnh ra đời: Sau thắng lợi đầu tiên của Cách mạng Pháp – cuộc tấn công ngục Ba-xti vào
14/7/1789. Đến tháng 8 năm 1789, Quốc hội Pháp thông qua tuyên ngôn NQ & DQ.
Tác giả: La Fayette
Nội dung: Gồm 17 điều khoản nêu lên quyền tự do, bình đẳng của con người; khẳng định chủ
quyền thuộc về nhân dân và quyền sở hữu tài sản tư nhân; ban hành các quyền tự do tư sản.
* Nội dung tuyên ngôn:
Phần I: Những Quyền Cơ Bản
1. Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về
quyền lợi. Sự phân biệt xã hội chỉ được phép thành lập trên cơ sở nó đem lại lợi ích chung cho cả cộng
đồng.
2. Mục đích của tất cả các tổ chức chính trị là bảo vệ các quyền tự nhiên và bất khả xâm phạm của con
người. Những quyền này là tự do, sở hữu tài sản, an ninh và chống lại sự áp bức.
3. Các nguyên tắc chủ quyền có nguồn gốc từ Quốc gia. Không một tổ chức hoặc cá nhân nào có thể
thực hiện quyền mà không xuất phát từ nguyên tác đó.
4. Tự do bao gồm khả năng làm bất cứ điều gì mà không gây hại cho người khác. Như thế, việc thực
hiện các quyền tự nhiên của mỗi cá nhân chỉ bị giới hạn sao cho các cá nhân khác trong xã hội cũng
được hưởng những quyền tương tự. Những giới hạn này được quy định duy nhất bằng luật pháp.
5. Luật chỉ có quyền cấm những hành vi gây bất lợi cho xã hội. Bất cứ hành vi nào không bị pháp luật
cấm thì cũng không được phép ngăn cản, và không ai bị bắt buộc phải làm điều mà pháp luật không
yêu cầu. Luật pháp phải thể hiện mong ước chung của cộng đồng. Tất cả các công dân đều có quyền
đóng góp, trực tiếp hay qua đại diện của họ, để tạo ra luật pháp. Luật pháp phải giống nhau với mọi
đối tượng, cho dù nó bảo vệ hay trừng phạt.
Phần II: Quyền Tự Do và An Toàn
6. Luật pháp phải thể hiện mong ước chung của cộng đồng. Tất cả các công dân đều có quyền đóng
góp, trực tiếp hay qua đại diện của họ, để tạo ra luật pháp. Luật pháp phải giống nhau với mọi đối
tượng, cho dù nó bảo vệ hay trừng phạt. Tất cả các công dân, bình đẳng trước con mắt của luật pháp,
phải có quyền ngang nhau trong việc tham gia vào tất cả các văn phòng quan trọng, các vị trí và chức
vụ công, theo khả năng của họ và không có gì phân biệt ngoại trừ phẩm chất và tài năng.
7. Không ai có thể bị truy tố, bắt giữ hay giam cầm ngoại trừ trường hợp được quyết định bởi pháp
luật, tuân thủ theo nguyên tắc mà pháp luật đã quy định. Những người theo đuổi, phát tán, thực thi
hoặc gây áp lực thực thi các mệnh lệnh tùy tiện phải bị trừng phạt; nhưng bất kỳ công dân nào được
gọi, bị bắt giữ theo quy đinh pháp luật, phải tuân thủ ngay tức khắc; anh / chị ta sẽ bị coi là có tội nếu
chống lại.
8. Luật pháp chỉ được phép đưa ra những hình phạt cần thiết thực sự và không thể tranh cãi; và không
ai bị trừng phạt nếu không có một điều luật đã được thành lập và công bố trước khi người đó phạm tội,
và có thể áp dụng hợp pháp.
9. Bởi vì mọi con người đều được coi là vô tội cho tới khi anh / chị ta bị tuyên bố có tội, nên khi cần
thiết phải bắt giữ, mọi hành vi sử dụng vũ lực quá mức tốit thiểu cần thiết để bắt và giam giữ người đó
sẽ bị xử lý thích đáng.
Phần III: Quyền Công dân
10. Không ai bị đối xử tàn tệ vì quan điểm của người đó, ngay cả các quan điểm tôn giáo, miễn là việc
trình bày các quan điểm đó không gây ra đổ vỡ hòa bình được thiết lập bởi luật pháp.
11. Tự do trao đổi suy nghĩ và ý kiến là một trong những quyền quý giá nhất của con người. Vì thế,
bất kỳ công dân nào cũng có thể nói, viết và công bố tự do; tuy nhiên, họ sẽ chịu trách nhiệm nếu lạm
dụng quyền tự do này theo quy định của pháp luật.
12. Đảm bảo các quyền con người và của công dân cần tới các lực lượng công [cảnh sát, quân đội
v.v..]. Những lực lượng này, do đó, được thành lập để phục vụ mục đích chung, và không phải để sử
dụng riêng cho mục đích của những người mà công chúng tín nhiệm giao phó quyền lãnh đạo lực
lượng.
13. Để duy trì các lực lượng công, và để chi trả chi phí quản lý, một [hệ thống] thuế chung là điều cần
thiết. Thuế phải được chia sẻ một cách tương tự theo đầu các công dân, với tỷ lệ tương ứng với khả
năng của họ.
14. Mọi công dân đều có quyền, tự mình hoặc qua đại diện của mình, kiểm tra tính cần thiết của thuế
công. Họ cũng có quyền tự do chấp nhận thuế, giám sát thuế được sử dụng như thế nào, và quyết định
mức thuế, các điều khoản cơ bản để đánh giá và thu thuế, cũng như khoảng thời gian mà mức thuế có
hiệu lực. Bất kỳ xã hội nào mà các quyền [của con người và của công dân] này không được đảm bảo,
và sự tản quyền không được thực hiện, sẽ không có Hiến pháp.
15. Xã hội có quyền yêu cầu công chức giải thích rõ công việc quản lý và giám sát của mình.
16. Bất kỳ xã hội nào mà các quyền [của con người và của công dân] này không được đảm bảo, và sự
tản quyền không được thực hiện, sẽ không có Hiến pháp.
17. Tài sản, là một quyền thiêng liêng và không thể xâm phạm, không ai có thể bị tước đoạt tài sản;
ngoại trừ điều đó là cần thiết cho cộng đồng, được điều tra hợp pháp, rõ ràng cần thiết, và bồi thường
công bằng và đưa trước đã được trả cho người có tài sản bị tước đoạt.

Giá trị lịch sử:

+ Định rõ các quyền cơ bản của con người và công dân, ảnh hưởng đến lịch sử nhân loại về
việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền.
+ Trở thành nguồn cảm hứng cho các phong trào nhân quyền và dân quyền trên toàn cầu và
có sức ảnh hưởng đến việc hình thành các hiệp định quốc tế về nhân quyền.
+ Góp phần lật đổ ách thống trị tàn độc của nhà nước phong kiến.

* Sự ảnh hưởng của nó đến Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh,…
Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Việt Nam, từ những dòng đầu tiên, Hồ Chí Minh đã
trích dẫn những câu nổi tiếng nhất trong hai bản Tuyên ngôn lịch sử đó với thái độ rất trân
trọng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không
ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc…”. Ở đây, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ những giá trị nhân văn cao cả,
mang tính phổ quát toàn nhân loại làm cơ sở, mục tiêu cho cuộc đấu tranh của dân tộc Việt
Nam. Từ đó, Người khẳng định cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam cũng là nhằm
thực hiện những quyền chính đáng, thiêng liêng không ai có thể xâm phạm, là sự tiếp nối của
lá cờ giải phóng dân tộc, giải phóng con người mà các cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ
đã giương cao.

- Hai bản Tuyên ngôn lịch sử là điểm xuất phát cho những giá trị nhân văn cao cả, mang tính
phổ quát toàn nhân loại làm cơ sở, mục tiêu cho cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam.
=> khẳng định cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam cũng là nhằm thực hiện những
quyền chính đáng, thiêng liêng không ai có thể xâm phạm, là sự tiếp nối của lá cờ giải phóng
dân tộc, giải phóng con người mà các cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ đã giương cao.
- Bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc Việt Nam năm 1945 là sự kế thừa và mở rộng, phát
triển vượt bậc những giá trị của các bản Tuyên ngôn trước đó trong thời đại mới.
+ Trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, nguyên bản câu “tất cả mọi người” là “tất cả đàn
ông” (All men) đặt trong bối cảnh nước Mỹ những năm cuối thế kỉ XVIII khi chế độ nô lệ còn
tồn tại, sự phân biệt và kỳ thị chủng tộc rất nặng nề, những người đàn ông có quyền mà Tuyên
ngôn đề cập đến chỉ là những người đàn ông da trắng. Như vậy, các quyền cơ bản của con
người, quyền vốn có ấy lại không dành cho tất cả mọi người, mà chỉ dành cho đàn ông da
trắng. Còn với Hồ Chí Minh, Người khẳng định một cách rõ ràng, quyền là dành cho “tất cả
mọi người”, không phân biệt địa vị, thành phần, tôn giáo, giới tính, sắc tộc.
=> Đó là sự mở rộng tuyệt đối, đem lại những giá trị to lớn và phù hợp với sự phát triển tiến
bộ của nhân loại.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh – tác giả của bản Tuyên ngôn đã dựa trên bố cục của bản Tuyên ngôn
Độc lập của Mỹ bao gồm: dẫn nhập, lời nói đầu, tố cáo, lời tuyên ngôn về độc lập, chữ kí để
vạch trần bộ mặt giả dối, bản chất tàn bạo của chủ nghĩa thực dân Pháp.
+ Trong Tuyên ngôn độc lập, Người đã khái quát một cách sâu sắc tội ác của thực dân Pháp
trong gần 100 năm cai trị ở đất nước ta trên tất cả các mặt, đặc biệt là việc chà đạp, tước đoạt
quyền các quyền tự nhiên của con người, của dân tộc. Và từ đó, Người khẳng định: trong thời
đại mới, không chỉ chế độ phong kiến chuyên chế mà chủ nghĩa thực dân với bản chất tàn bạo
của nó cần được xóa bỏ, để bảo vệ quyền và nhân phẩm của con người. Khi còn chủ nghĩa
thực dân, còn tình trạng dân tộc này áp bức, nô dịch dân tộc khác thì chắc chắn quyền con
người ở các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc bị chà đạp, không được ghi nhận và thực hiện.

- Từ quyền của con người trong 2 bản Tuyên ngôn của Mỹ và Pháp, Hồ Chí Minh đã suy rộng
ra quyền dân tộc “các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền
sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
+
Nếu như trong bản Tuyên ngôn của nước Mỹ đã đề cập đến cả quyền con người, quyền dân
tộc, thì đến bản Tuyên ngôn của Việt Nam đã gắn kết hai phạm trù pháp lý cơ bản này trong
mối liên hệ biện chứng, chặt chẽ với nhau. Dân tộc độc lập là điều kiện tiên quyết để bảo đảm
quyền con người và ngược lại thực hiện quyền con người chính là phát huy những giá trị cao
cả và ý nghĩa thật sự của độc lập dân tộc. Quyền con người cao nhất chính là được sống trong
đất nước tự do, là công dân của một nước độc lập.

Phần phụ:
Tác giả: La Fayette

* Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do kinh doanh sang độc quyền.
- Giai đoạn đầu (từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX), chủ nghĩa tư bản được gọi là chủ nghĩa
tư bản tự do cạnh tranh: tư bản tự do kinh doanh, chịu sự chi phối của quy luật thị trường,
không có sự can thiệp của nhà nước.
- Từ những năm 60, 70 của thế kỉ XIX, tự do cạnh tranh ở các nước tư bản phát triển cao độ,
dẫn tới tập trung sản xuất và tích tụ tư bản, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc
quyền. Biểu hiện rõ nhất là sự hình thành các tổ chức độc quyền (lũng đoạn) dưới nhiều hình
thức như:
+ Các-ten (hợp nhất nhằm phân chia thị trường tiêu thụ, xác định quy mô sản xuất và giá cả ở
Đức);

Cácten là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà tư bản ký hiệp nghị thoả thuận với nhau về giá
cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán, v.v.. Các nhà tư bản tham gia cácten vẫn
độc lập về sản xuất và thương nghiệp. Họ chỉ cam kết làm đúng hiệp nghị, nếu làm sai sẽ bị phạt tiền
theo quy định của hiệp nghị. Vì vậy, cácten là liên minh độc quyền không vững chắc. Trong nhiều
trường hợp, những thành viên thấy ở vào vị trí bất lợi đã rút ra khỏi cácten, làm cho cácten thường
tan vỡ trước kỳ hạn.

+ Xanh-đi-ca (thống nhất về tiêu thụ sản phẩm ở Nga, Pháp);

Xanhđica là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn cácten. Các xí nghiệp tham gia
xanhđica vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông: mọi việc mua - bán do một ban
quản trị chung của xanhđica đảm nhận. Mục đích của xanhđica là thống nhất đầu mối mua và bán để
mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hoá với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.

+ Tơ-rớt (thống nhất cả sản xuất và tiêu thụ vào tay một nhóm lũng đoạn ở Mỹ).

Tờrớt là một hình thức độc quyền cao hơn cácten và xanhđica, nhằm thống nhất cả việc sản xuất, tiêu
thụ, tài vụ đều do một ban quản trị quản lý. Các nhà tư bản tham gia tờrớt trở thành những cổ đông
thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần.

- Tư bản ngân hàng cũng tham gia mạnh vào quá trình sản xuất, hợp nhất với tư bản công
nghiệp thành tư bản tài chính.

* Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật (lần thứ 4)


Cũng như cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật
ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật
chất và tinh thần ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế
giới và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt từ sau Chiến tranh
thế giới thứ hai.
Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp. Khác với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII, trong cuộc cách
mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa
học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình,
kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, đã
trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ. ( Bài 10 sách gk lịch sử
12 cũ )

You might also like