BAI VIET TRANG WEB - NAM HOC 2021-2022 6cb27

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

ÔN TẬP DẠNG TOÁN LAI TUÂN THEO QUY LUẬT

PHÂN LI ĐỘC LẬP HOẶC DI TRUYỀN LIÊN KẾT

A. LÝ THUYẾT
I. BÀI TOÁN THUẬN
Biết: Bố mẹ dị hợp hai cặp gen không alen (AaBb).
Hỏi: Tỉ lệ phân li kiểu hình thế hệ sau.
Phương pháp:
Kiểu gen của bố mẹ có thể rơi vào các trường hợp sau:
+ Hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng:
P: AaBb x AaBb
+ Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng:
[f1, f2 là tần số hoán vị gen của bố và mẹ (0 £ f1,f2 £ 0,5)]
AB AB
P: (f ) x (f )
ab 1 ab 2
Ab Ab
P: (f ) x (f )
aB 1 aB 2
AB Ab
P: (f ) x (f )
ab 1 aB 2
Tất cả các phép lai trên đều thu được tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là
% A-bb = % aaB-
% A- B- + % A-bb (hoặc % aaB- ) = 75%
% aabb + % A-bb (hoặc % aaB- ) = 25%
% A-B- - % aabb = 50%
II. BÀI TOÁN NGHỊCH
Biết: Hai gen quy định hai tính trạng.
Tỉ lệ phân li kiểu hình thế hệ sau.
Hỏi: Kiểu gen của bố mẹ.
Phương pháp:
Bước 1: Tách riêng từng loại tính trạng trong phép lai để xét tỉ lệ
Mục đích:
- Quy ước (giống với quy luật phân li).
- Xác định phép lai riêng cho từng loại tính trạng.
Bước 2: Tích⇒ quy luật di truyền chi phối bài toán.
Cách làm: Lấy tỉ lệ riêng của tính trạng thứ nhất nhân với tỉ lệ riêng của tính trạng thứ hai,
ta được tỉ lệ phân li kiểu hình chung.
- Nếu tỉ lệ phân li kiểu hình chung thu được khác với tỉ lệ phân li phân li kiểu hình chung
do bài toán cho ⇒ Bài toán tuân theo quy luật di truyền liên kết (QL DTLK).
- Nếu tỉ lệ phân li kiểu hình chung thu được giống với tỉ lệ phân li phân li kiểu hình chung
do bài toán cho ⇒ Bài toán tuân theo quy luật phân li độc lập (QL PLĐL).
* Chú ý:
- Tỉ lệ phân li kiểu hình chung thu được sau khi tích là 9:3:3:1 và tỉ lệ này giống với giả
thiết bài toán đã cho thì QL PLĐ và QL DTLK đều thõa mãn.
+ P: AaBbxAaBb →F1: 9:3:3:1;
AB Ab
+ P: (f =0) x (f =0 , 25) →F1:9:3:3:1
ab aB
AB Ab AB Ab
+ P:[ ( f =0 ,5 ) hoặc ( f =0 ,5 ) ¿ x [ ( f =0 , 5 ) hoặc ( f =0 , 5 ) ]
ab aB ab aB
→F1:9:3:3:1
- Tỉ lệ phân li kiểu hình chung thu được sau khi tích là 1:1:1:1 và tỉ lệ này giống với giả
thiết bài toán đã cho thì QL PLĐ và QL DTLK đều thõa mãn.
+ P: AaBbxaabb →F1: 1:1:1:1
+ P: AabbxaaBb →F1: 1:1:1:1
Ab aB
+ P: x →F1: 1:1:1:1
ab ab
AB Ab ab
+ P: [ ( f =0 , 5 ) hoặc ( f =0 , 5 ) ] x →F1: 1:1:1:1
ab aB ab
- Tỉ lệ phân li kiểu hình chung thu được sau khi tích là 3:3:1:1 và tỉ lệ này giống với giả
thiết bài toán đã cho thì QL PLĐ và QL DTLK đều thõa mãn.
+ P: AaBbxAabb →F1: 3:3:1:1
+ P: AaBbxaaBb →F1: 3:3:1:1
+ P: [ AB
ab
( f =0 , 5 ) hoặc
Ab
aB ]
( f =0 , 5 ) x ¿
aB
ab
¿ →F1:3:3:1:1

Bước 3: Tổ hợp các phép lai riêng ta sẽ được kiểu gen sơ bộ của cơ thể mang lai.
Bước 4: Tìm kiểu gen cụ thể của hai cơ thể mang lai.
- Nếu tuân theo QL PLĐL: đã đề cập ở dạng toán tuân theo QL PLĐL.
- Nếu tuân theo QL DTLK: đã đề cập ở dạng toán tuân theo QL DTLK.
B. BÀI TẬP
I. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Ở một loài thực vật, một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn
toàn. Tiến hành giao phấn giữa hai cây cùng loài đều có kiểu hình thân cao, quả không
gai. Ở thế hệ F1 thu được 20% cây thân thấp, quả có gai. Biết không xảy ra đột biến. Tính
theo lí thuyết, tỉ lệ các cây có các kiểu hình thân cao, quả không gai ở thế hệ F 1 là bao
nhiêu?
Hướng dẫn:
Theo giả thiết mỗi tính trạng do 1 gen quy định, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
P: thân cao, quả không gai x thân cao, quả không gai → F1: thân thấp, quả có gai
⇒ Alen quy định tính trạng thân cao trội hoàn hoàn toàn so với alen quy định tính trạng
thân thấp; alen quy định tính trạng quả không gai trội hoàn toàn so với alen quy định tính
trạng quả có gai.
Quy ước: A: thân cao, a: thân thấp
B: quả không gai, b: quả có gai
Ta có:
F1: thân thấp, quả có gai (aa,bb) ⇒ P: (Aa, Bb).
P: (Aa, Bb) x (Aa, Bb)
F1: % A-B- - % aabb = 50% ⇒ % A-B- = %aabb + 50% = 20% + 50% = 70%.
Vậy tỉ lệ các cây có kiểu hình thân cao, quả không gai ở F1 là 70%.
Câu 2: Ở cà chua, tính trạng chiều cao cây được quy định bởi một gen có hai alen (A,a);
tính trạng màu sắc quả được quy định bởi một gen có hai alen(B,b). Tiến hành giao phấn
giữa hai cây cà chua đều có kiểu hình thân cao, quả đỏ. Ở thế hệ F 1, các cây có kiểu hình
thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ 25%. Biết không xảy ra đột biến, các tính trạng trội là trội
hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, các cây có kiểu hình thân thấp, quả đỏ ở F 1 chiếm tỉ lệ bao
nhiêu?
Hướng dẫn:
P: (Aa,Bb) x (Aa,Bb) → F1: %aabb + %aaB- = 25% ⇒ %aaB- = 25% - %aabb
= 25% - 25% = 0%.
Vậy tỉ lệ các cây có kiểu hình thân thấp, quả đỏ là 0%.
Câu 3: Ở cà chua, tính trạng chiều cao cây được quy định bởi một gen có hai alen(A,a);
tính trạng màu sắc quả được quy định bởi một gen có hai alen (B,b). Tiến hành giao phấn
giữa hai cây cà chua đều có kiểu hình thân cao, quả đỏ. Ở thế hệ F 1, tổng các cây thân cao,
quả vàng và các cây thân thấp, quả đỏ chiếm tỉ lệ 20%. Biết không xảy ra đột biến, các
tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, các cây có kiểu hình thân cao, quả đỏ
ở F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn:
P: (Aa,Bb) x (Aa,Bb) → F1: %A-bb + %aaB- = 20%, mà %A-bb = %aaB
⇒ %A-bb = %aaB- = 10%.
Mặt khác ở thế hệ F1: %A-B- + %A-bb = 75% ⇒ %A-B- = 75% - %A-bb
= 75% - 10% = 65%.
Câu 4: Ở cà chua, tính trạng chiều cao cây được quy định bởi một gen có hai alen (A,a);
tính trạng màu sắc quả được quy định bởi một gen có hai alen (B,b). Tiến hành giao phấn
giữa hai cây cà chua đều có kiểu hình thân cao, quả đỏ. Ở thế hệ F 1, các cây có kiểu hình
thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ 15%. Biết không xảy ra đột biến, các tính trạng trội là trội
hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, tổng tỉ lệ các cây có kiểu hình thân thấp, quả đỏ và các cây
thân cao, quả đỏ ở F1 là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
F1: %thấp, vàng (aabb) = 15%
⇒ F1: %thấp, đỏ (aaB-) = 10%; %cao, đỏ (%A-B-) = 65%
Vậy tổng tỉ lệ các cây có kiểu hình thân thấp, quả đỏ và các cây thân cao, quả đỏ ở F 1 là:
10% + 65% = 75%.
Câu 5: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho hai cây
đậu (P) giao phấn với nhau thu được F 1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân
thấp, hoa đỏ; 12,5% cây thân cao, hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng
không xảy ra đột biến, hãy xác định quy luật di truyền chi phối bài toán.
Hướng dẫn:
Nhận xét: Giả thiết bài toán đã cho biết:
+ Hai loại tính trạng là chiều cao thân và màu màu sắc hoa.
+ Một gen quy định một tính trạng.
+ Hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng chưa biết nằm trên bao nhiêu cặp cặp nhiễm sắc
thể.
Vì vậy để biết hai cặp gen này nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng hay nằm trên
hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng ta thực hiện bước 1 và bước 2 như đã hướng dẫn ở phần
phương pháp.
Bước 1: Tách ⇒ tỉ lệ của từng tính trạng
- Xét tính trạng chiều cao thân
thân cao 37 ,5 % +12 ,5 % 1
F1: = =
thân thấp 37 ,5 % +12 ,5 % 1
- Xét tính trạng màu sắc hoa
hoa đỏ 37 ,5 % +37 , 5 % 3
F1: = =
hoa trắng 12 ,5 % +12 ,5 % 1
Bước 2: Tích ⇒ tỉ lệ phân li kiểu hình chung:
F1: (1A-:1aa) x (3B-:1bb)= 3A-B- : 3aaB- : 1A-bb : 1aabb (1)
Mặc khác theo giả thiết tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ F 1: 37,5% cây thân cao, hoa đỏ;
37,5% cây thân thấp, hoa đỏ; 12,5% cây thân cao, hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa
trắng⇔ 3A-B- : 3aaB- : 1A-bb : 1aabb (2)
Từ (1) & (2), suy ra (1) ≡ (2). Do đó: Hai cặp gen đang xét nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể
tương đồng khác nhau hoặc nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Vậy quy luật di truyền chi phối bài toán là quy luật phân li độc lập hoặc quy luật di truyền
liên kết.
Câu 6: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định
thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai hai
cây chưa biết kiểu gen, thu được F 1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 37,5% cây thân cao,
hoa trắng : 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ : 12,5% cây thân cao, hoa đỏ : 12,5% cây thân
thấp, hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến, hãy xác định quy luật di truyền chi phối bài
toán.
Hướng dẫn:
Bước 1: Tách ⇒ tỉ lệ của từng tính trạng
- Xét tính trạng chiều cao thân
thân cao 37 ,5 % +12 ,5 % 1
F1: = =
thân thấp 37 ,5 % +12 ,5 % 1
- Xét tính trạng màu sắc hoa
hoa đỏ 37 ,5 % +12 ,5 % 1
F1: = =
hoa trắng 37 ,5 % +12 ,5 % 1
Bước 2: Tích ⇒ tỉ lệ phân li kiểu hình chung
F1: (1:1)x(1:1) = 1 : 1 : 1 : 1 (1)
Theo giả thiết F1: 37,5% : 37,5% : 12,5% : 12,5% ⇔ 3 : 3 : 1 : 1 (2)
Từ (1) & (2) suy ra: (1) ≠ (2). Do đó 2 cặp gen quy định hai cặp tính trạng đang xét nằm
trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Vậy quy luật di truyền chi phối bài toán là quy luật di truyền liên kết.
Câu 7: Ở một loài chuột, màu sắc lông được quy định bởi một gen có hai alen(A,a), hình
thái lông được quy định bởi một gen có hai alen (B,b). Cho chuột đực F 1 giao phối với
chuột cái chưa biết kiểu gen được thế hệ lai F 2 có tỉ lệ phân li kiểu hình như sau: 7 lông
đen, xù : 5 lông đen, mượt : 1 lông trắng, xù : 3 lông trắng, mượt. Biết không có đột biến
gen xảy ra, hãy xác định quy luật di truyền chi phối phép lai.
Hướng dẫn:
Bài toán yêu cầu xác định quy luật di truyền có nghĩa là học sinh phải biện luận để trả lời
câu hỏi: Hai cặp gen (Aa,Bb) nằm trên hai cặp nhiễm sắc tương đồng khác nhau (tuân
theo QL PLĐL) hay hai cặp gen đó nằm trên một cặp nhiễm sắc thể (tuân theo QL
DTLK)?
Để trả lời câu hỏi này ta thực hiện bước 1 và bước 2.
Bước 1: Tách ⇒ tỉ lệ của từng tính trạng
- Xét tính trạng màu sắc lông
lông đen 7+5 3
F2: = =
lông xù 1+3 1
- Xét tính trạng hình thái lông
lông đen 7+1 1
F2: = =
lông xù 5+3 1
Bước 2: Tích ⇒ tỉ lệ phân li kiểu hình chung
F2: (3:1) x (1:1)= 3 : 3 : 1 : 1 (1)
Theo giả thiết F2: 7 : 5 : 1 : 3 (2)
Từ (1) & (2), suy ra tỉ lệ phân li kiểu hình chung sau khi tích khác với tỉ lệ phân li kiểu
hình chung của giả thiết. Do đó 2 cặp gen quy định hai cặp tính trạng này phải nằm trên
một cặp nhiễm sắc thể tương đồng (tuân theo quy luật di truyền liên kết).
Câu 8: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả được quy định bởi một gen có hai
alen (A,a); tính trạng vị của quả được quy định bởi một gen có hai alen (B,b). Tiến hành
giao phấn giữa hai cây cùng loài đều thuần chủng khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương
phản thu được F1, cho F1 tiếp tục tự thụ phấn, ở thế hệ F 2 thu được 750 cây có quả tròn, vị
ngọt và 250 cây có quả dài, vị chua. Biết không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, các
cây có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen thu được ở thế hệ F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn:
Bước 1: Tách
tròn 3
- F2: =
ngọt 1
Suy ra:
+ A: tròn, a: chua
+ F1 tự thụ: Aa x Aa (1)
ngọt 3
- F2: =
chua 1
Suy ra:
+ B: ngọt, b: chua
+ F1 tự thụ: Bb x Bb (2)
Bước 2: Tích
F2: (3:1) x (3:1) = 9 : 3 : 3 : 1 (I)
Theo giả thiết bài toán F2 thu được 750 cây có quả tròn, vị ngọt và 250 cây có quả dài, vị
chua F2: 3 : 1
⇒ (II)
Do đó: (I) ≠ (II) Quy luật di truyền liên kết.

Bước 3: Tổ
Từ (1) & (2) F1 tự thụ: (Aa,Bb) x (Aa,Bb)

Bước 4: Xác định kiểu gen F1 và tần số hoán vị gen (nếu có)
250
F2 thu được các cây có quả dài, vị chua chiếm tỉ lệ: x 100% = 25%
750+250
ab
⇒ F2: 25% = 50%ab x 50%ab
ab
Do: %ab = 50% > 25%⇒ ab là giao tử liên kết
AB
⇒ Kiểu gen F1: (f%=0)
ab
SĐL:
AB AB
F1 tự thụ: (f%=0) x (f%=0)
ab ab
AB ab
F2: = 2% =50%
ab ab
Vậy các cây có kiểu gen dị hợp thu được ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 50%.
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. BÀI TOÁN THUẬN
Câu 1: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về sự giống nhau giữa
quy luật phân li độc lập và quy luật di truyền liên kết không hoàn toàn?
(1) Mỗi gen quy định một tính trạng.
(2) Các gen nằm trong nhân tế bào hoặc tế bào chất.
(3) Tăng biến dị tổ hợp, tạo sự đa dạng di truyền.
(4) Được ứng dụng để lập bản đồ di truyền.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Giải:
Phát biểu đúng là
(1) Mỗi gen quy định một tính trạng.
(3) Tăng biến dị tổ hợp, tạo sự đa dạng di truyền.
⇒ Đáp án B
Câu 2: Ở một loài thực vật, một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
Tiến hành giao phấn giữa hai cây cùng loài đều có kiểu hình thân cao, quả không gai. Ở thế
hệ F1 thu được 6,25% cây thân thấp, quả có gai. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các cây có các kiểu
hình thân cao, quả không gai là
A. 56,25%. B. 18,75%. C. 43,75%. D. 31,25%.
Giải:
P: cao, không gai x cao, không gai→F1: xuất hiện thấp, có gai
⇒ Cao trội hoàn toàn so với thấp, không gai trội hoàn toàn so với có gai; cao, không gai ở thế
P có kiểu gen dị hợp hai cặp gen.
Quy ước: A: cao, a: thấp; B: không gái, b: có gai
Ta có: P: (Aa,Bb) x (Aa,Bb)→F1: %(A-B-) - %(aabb) = 50%
⇒ F1: %A-B- = 50% + 6,25% = 56,25%
⇒ Đáp án A
Câu 3: Ở một loài thực vật, một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
Tiến hành giao phấn giữa hai cây (P) cùng loài đều có kiểu hình thân cao, quả không gai. Ở
thế hệ F1 thu được 25% cây thân thấp, quả có gai. BiẾT không xảy ra đột biến. Tính theo lí
thuyết, trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Các cây thân cao, quả không gai thu được ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 50%.
(2) Tổng tỉ lệ các cây chỉ mang một tính trạng trội thu được ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 25%.
(3) Các cây thân thấp, quả không gai thu được ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 0%.
(4) Tổng các cây có kiểu hình thân cao, quả không gai và thân cao, quả có gai thu được ở
thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 75%.
(5) Tổng các cây chỉ mang một tính trạng lặn và các cây có kiểu hình đồng lặn thu được ở
thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 25%.
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Giải:
Theo giả thiết: Giao phấn giữa hai cây cùng loài đều có kiểu hình thân cao, quả không gai
→ ở thế hệ F1 xuất hiện cây thân thấp, quả có gai
⇒ Tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, tính trạng quả không gai trội hoàn
toàn so với tính trạng quả có gai; cây thân cao, quả không gai có kiểu gen dị hợp hai cặp
gen.
Quy ước: A: thân cao, a: thân thấp; B: quả không gai, b: quả có gai.
Ta có: P: (Aa,Bb) x (Aa,Bb)
F1: %A-bb = %aaB-
%A-B- + %A-bb (hoặc %aaB-) = 75%
%aabb + %A-bb (hoặc %aaB-) = 25%
%A-B- - %aabb = 50%
Mà: F1: %aabb = 25% (giả thiết)
Do đó: %A-bb = %aaB- = 0%; %A-B- = 75%
(1) Các cây thân cao, quả không gai thu được ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 50%.
Ta có: F1: %A-B- = 75%
⇒ (1) SAI
(2) Tổng tỉ lệ các cây chỉ mang một tính trạng trội thu được ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 25%.
Ta có F1: %A-bb + %aaB- = 0%
⇒ (2) SAI
(3) Các cây thân thấp, quả không gai thu được ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 0%.
Ta có: F1: %aaB- = 0%
⇒ (3) ĐÚNG
(4) Tổng các cây có kiểu hình thân cao, quả không gai và thân cao, quả có gai thu được ở
thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 75%.
Ta có: F1: %A-B- + %A-bb = 75%
⇒ (4) ĐÚNG
(5) Tổng các cây chỉ mang một tính trạng lặn và các cây có kiểu hình đồng lặn thu được ở
thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 25%.
Ta có: F1: %A-bb + %aaB- + %aabb = 25%
⇒ (5) ĐÚNG
Vậy các phát biểu đúng là: (3), (4), (5)
⇒ Đáp án D
II. BÀI TOÁN NGHỊCH
Câu 1: Ở một loài thực vật, tính trạng kích thước lá được quy định bởi một gen có hai alen
(A,a); tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi một gen có hai alen (B,b). Cho giao phấn
giữa hai cây cùng loài chưa biết kiểu gen, F 1 thu được 1873 cây lá ngắn, hoa trắng; 621
cây lá ngắn, hoa đỏ; 627 cây lá dài, hoa trắng; 208 cây lá dài, hoa đỏ. Trong các phép lai
dưới đây, có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên?
AB Ab
( f =0 ) x ( f =0 ,25)
(1) P: ab aB
AB AB
(2) P: ( f =0 ,5 ) x ( f =0 , 5 )
ab ab
Ab Ab
(3) P: ( f =0 ,5 ) x ( f =0 , 5 )
aB aB
AB Ab
(4) P: ( f =0 ,5 ) x ( f =0 , 5 )
ab aB
(5) P: AaBb x AaBb
A. 1. B. 3. C. 4. D. 5.
Giải:
Bước 1: Tách
ngắn 3
- F1: ≈
dài 1
Suy ra:
+ A: ngắn, a: dài
+ P: Aa x Aa
trắng 3
- F1: ≈
đỏ 1
Suy ra:
+ B: trắng, b: đỏ
+ P: Bb x Bb
Bước 2: Tích
F1: (3:1)x(3:1) = 9:3:3:1 ≡ giả thiết
⇒ 5 phép lai đều thỏa mãn.
⇒ Đáp án D
Câu 2: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao thân được quy định bởi một gen có hai alen
(A,a); tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi một gen có hai alen (B,b). Cho cây dị
hợp về 2 cặp gen có kiểu hình cây cao, hoa đỏ tự thụ phấn; ở F 1 xuất hiện 4 kiểu hình
trong đó cây cao, hoa đỏ chiếm tỷ lệ 66%. Biết rằng tính trạng trội là trội hoàn toàn, mọi
diễn biến trong giảm phân ở tế bào sinh hạt phấn và sinh noãn là giống nhau. Phép lai nào
dưới đây phù hợp với kết quả trên?

A. , f = 20%. B. , f = 40%.

C. , f = 20%. D. P.AaBb x AaBb.


Giải:
Nhắc lại: P: AaBb→F1: 56,25%A-B-
Theo giả thiết:
+ Cây dị hợp về 2 cặp gen có kiểu hình cây cao, hoa đỏ⇒ A: cao, a: thấp; B: đỏ, b: trắng
+ P: (Aa,Bb) x (Aa,Bb) →F1: 66%A-B- ≠ 56,25%⇒ Di truyền liên kết
Ta có:
P: (Aa,Bb) x (Aa,Bb)→F1: %(A-B-) - %aabb = 50%
ab
⇒ F1: %aabb = 16% =
ab
ab
Ta lại có: F1: 16% = x%ab x y%ab = 40%ab x 40%ab
ab
[Do diễn biến trong giảm phân ở tế bào sinh hạt phấn và sinh noãn là giống nhau ⇒ x% =
y% = 40%]
AB
Mà: %ab = 40%>25%⇒ giao tử liên kết⇒ P: ab (f% = 20%)
⇒ Đáp án A
Câu 3: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả được quy định bởi một gen có hai alen
(A,a); tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi một gen có hai alen (B,b); các tính trạng
trội là trội hoàn toàn. Tiến hành tự thụ phấn cây F 1 dị hợp hai cặp gen có kiểu hình quả
tròn, hoa đỏ. F2 thu được 4 loại kiểu hình, trong các cây quả bầu dục, hoa vàng chiếm tỉ lệ
0,64%. Biết mọi diễn biến trong giảm phân ở tế bào sinh noãn và tế bào sinh hạt phấn
hoàn toàn giống nhau. Theo lí thuyết, trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu
đúng?
(1) Cây quả tròn, hoa đỏ có kiểu gen thuần chủng ở thu được ở thế hệ F2 chiếm tỉ lệ 8%.
(2) Ở F2, số cây có kiểu gen khác với kiểu gen của cây F1 chiếm tỉ lệ 64,72%.
(3) Các cây có kiểu gen đồng hợp thu được ở thế hệ F 2 có tỉ lệ lớn hơn các cây có kiểu gen
dị hợp.
(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
A. 2. B. 3. C. 0. D. 1.
Giải:
Nhắc lại: P: AaBb x AaBb → F1: 6,25%aabb
Theo giả thiết: F1 dị hợp hai cặp gen có kiểu hình quả tròn, hoa đỏ Tính trạng quả tròn

trội hoàn toàn so với tính trạng quả bầu dục, tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với tính
trạng hoa vàng.
Quy ước: A: quả tròn, a: quả bầu dục; B: hoa đỏ, b: hoa vàng
Theo giả thiết: F1 tự thụ: (Aa,Bb) x (Aa,Bb)→F2: %aabb=0,64% ≠ 6,25%
⇒ Di truyền liên kết.
ab
Ta có: 0,64%aabb = 0,64% = x%ab x y%ab = 8%ab x 8%ab
ab
(Do diễn biến trong giảm phân ở tế bào sinh noãn và tế bào sinh hạt phấn hoàn toàn giống
nhau %x = %y = 8%)

Ab
%x = %y = 8%<25% giao tử hoán vị F1:
⇒ ⇒ (f%=16%)
aB
Ab Ab
SĐL: P: (f%=16%) x (f%=16%)
aB aB
AB ab Ab Ab
F1: = = 8%; = 2% = 35,28%
AB ab aB Ab
Vậy các phát biểu đúng là: (2)
⇒ Đáp án D
Câu 4: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định
thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây
thân cao, hoa đỏ(cây M) với cây thân thấp, hoa trắng thu được F 1 phân li theo tỉ lệ: 313
cây thân cao, hoa trắng : 312 cây thân thấp, hoa đỏ : 937 cây thân cao, hoa đỏ : 938 cây
thân thấp, hoa trắng. Tiếp tục tiến hành giao phấn giữa cây thân cao, hoa trắng ở thế hệ F 1
với cây M ở thế hệ P, thu được thế hệ F 1’. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận
đúng với các phép lai trên?
(1) Ở F1, các cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 18,75%.
(2) Các cây có kiểu gen đồng hợp thu được ở thế hệ F1’ chiếm tỉ lệ 12,5%.
(3) Khoảng cách giữa hai gen đang xét trên cùng một nhiễm sắc thể là 12,5%.
(4) Các cây thân cao, hoa đỏ thu được ở thế hệ F1’ chiếm tỉ lệ 37,5%.
A. 0. B. 3. C. 2. D. 1.
Giải:
Nhắc lại: P: AaBb x aabb→F1: 1A-bb : 1aaB- : 1A-B- : 1aabb
Theo giả thiết
+ P: cao, đỏ(A-B-) x thấp, trắng(aabb) ⇒ Phép lai phân tích
+ F1: (1A-bb: 1aaB- : 3A-B- : 3aabb) (giả thiết) ≠ (1A-bb : 1aaB- : 1A-B- : 1aabb) ⇒ Di
truyền liên kết vì nếu phân li độc lập thì KH F1 phải là: 1: 1: 1: 1
+ F1: 4 loại kiểu hình⇒ Hoán vị và cây M có kiểu gen sơ bộ: Aa,Bb
Do đó:
313+312
+ M xảy ra hoán vị với tần số: f% = x100% = 25%
313+312+937+ 938
AB
Ta có: F1: %aabb > 25%⇒ M: ab
SĐL:
AB ab
P: (f%=25%) x
ab ab
Ab aB AB ab
F1: 6,25% : 6,25% : 18,75% : 18,75%
ab ab ab ab
(1A-bb: 1aaB- : 3A-B- : 3aabb)
Ab AB
Cao trắng(F1) x M(P) :
x (f%=25%)
ab ab
ab Ab
F1’ : Đồng hợp: % + % = 25%
ab Ab
%A-B- = 43,75%
Vậy tất cả kết luận đều không đúng.
⇒ Đáp án A
Câu 5: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hạt được quy định bởi một gen có hai alen
(A,a); tính trạng hình dạng hạt được quy định bởi một gen có hai alen (B,b), trong đó hạt
tròn là tính trạng trội. Khi lai hai thứ cây cùng loài đều có kiểu gen thuần chủng thu được
F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn. Sau một thời gian, người ta thu được 303 hạt đen, tròn;
605 hạt đen, bầu dục; 301 hạt trắng, dài. Tính theo lí thuyết, 2 cây bố mẹ phải có kiểu gen
như thế nào để thế hệ lai (F1’) thu được tỉ lệ phân li kiểu hình: 1 hạt đen, bầu dục : 1 hạt
đen, dài : 1 hạt trắng, dài : 1 hạt trắng, bầu dục?
Ab aB
A. x . B. Aabb x aaBb.
aB ab
AaBb x aabb. D. Ab x aB .
C. ab ab
Giải:
* Quy ước gen và xác định quy luật di truyền chi phối 2 tính trạng đang xét
Bước 1: Tách
đen 3
F2: ≈
trắng 1
⇒ A: đen, a: trắng
F2: Tròn : bầu dục : dài ≈ 1: 2: 1
⇒ Bb: bầu dục
Mặc khác: hạt tròn là tính trạng trội (giả thiết)
⇒ BB: tròn, bb: dài
Bước 2: Tích
F2: (3:1) x (1:2:1) → F2: 3: 6: 3: 1: 2: 1 ≠ giả thiết (1: 2: 1)
⇒ Di truyền liên kết
* Xác định kiểu gen 2 cây mang lai để thế hệ lai thu được tỉ lệ phân li kiểu hình: 1 hạt đen,
bầu dục : 1 hạt đen, dài : 1 hạt trắng, dài : 1 hạt trắng, bầu dục
Cách 1: Thử phương án A và D
Cách 2:
Bước 1: Tách
đ en 1
F1’: =
tr ắ ng 1
⇒ P: Aa x aa (1)
F1’: bầu dục : dài = 1: 1
⇒ P: Bb x bb (2)
Bước 2: Tổ
Từ (1)&(2) Đáp án D

Câu 6: Ở ruồi giấm, mỗi tính trạng do 1 gen quy định, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Khi
lai 2 cơ thể ruồi giấm dị hợp hai cặp gen thân xám, cánh dài với nhau, ở F 1 thu được các
cá thể có kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn chiếm tỉ lệ chiếm tỉ lệ
48%. Tần số hoán vị gen của ruồi cái ở thế hệ P là
A. 4%. B. 4% hoặc 20%. C. 2%. D. 4% hoặc 2%.
Giải:
Lưu ý: Ở ruồi giấm, chỉ con cái xảy ra hoán vị gen.
Theo giả thiết, ruồi giấm dị hợp hai cặp gen có kiểu hình thân xám, cánh dài
⇒ Alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng tương ứng;
alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với tính trạng tương ứng.
P: ♂(Aa,Bb) x ♀(Aa,Bb)
F1: %A-bb + %aaB- = 48%
Mà F1: %A-bb = %aaB-
⇒ F1: %A-bb = %aaB- = 24%
Ta lại có: F1: %A-bb + %aabb = 25%
⇒ F1: %aabb = 1%
ab
⇒ F1: 1%
ab
ab
Mặc khác: F1: 1% = 2%ab x 50%ab
ab
(♂ giảm phân không hoán vị tạo 50%ab ; ♀ giảm phân có xảy ra hoán vị tạo 2%ab )
AB
+ 50%ab ⇒ ♂P:
ab
Ab
+ 2%ab < 25%⇒ giao tử hoán vị⇒ ♀P: (f% = 4%)
aB
⇒ Đáp án A

You might also like