Giáo Án Bptb2ma

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Trường:………………………

GV:……………………………

Tổ bộ môn: Toán - Tin

Khối : ……………………

Ngày soạn: ................................

Chương 7: Bất phương trinh bậc hai một ẩn

Bài 2: Bất phương trinh bậc hai một ẩn

Môn: Toán 10 (chân trời sáng tạo)

Thời gian thực hiện: 30 phút

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Giải được bất phương trình bậc hai.

- Vận dụng được bất phương trình bậc hai một ẩn vào giải quyết
bài toán thực tiễn.

2. Về năng lực

- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Phát hiện được mối tương
ứng tồn tại khách quan, nghiên cứu và vận dụng sự tương ứng để
thiết lập một bất phương trình bậc hai một ẩn theo yêu cầu bài
toán.

- Năng lực giao tiếp toán học: Đọc hiểu thông tin từ đồ thị hàm số
Parabol y = ax2 + bx + c, bảng xét dấu để tìm tập nghiệm của bpt f >
0, f < 0, f ≤ 0, f ≥ 0

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Thực hiện và trình bày
được cách giải của một bất phương trình bậc hai một ẩn.
- Năng lực mô hình hóa toán học: thiết lập được bất phương trinh
bậc hai một ẩn để biểu thị một số tình huống thực tiễn.

- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán: Biết cách sử
dụng các tính năng của máy tính cầm tay để tính được nghiệm của
một bất phương trình bậc hai một ẩn.

3. Về phẩm chất

Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

I. Thiết bị dạy học và học liệu


- GV: SGK, giáo án, máy chiếu
- HS: SGK, tập vở ghi chép, dụng cụ học tập

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Bất phương trình bậc hai một ẩn và nghiệm của bất phương
trình (dự kiến 8 – 13 phút)

1.1 Mở đầu

a) Mục tiêu

- Nhận biết được các hệ thức nào là một bất phương trình bậc hai một ẩn.

- Nhận biết được các giá trị nào là nghiệm, không là nghiệm của bất
phương trình.

b) Nội dung

Câu hỏi: Cho phương trình bậc hai một ẩn ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0)

a) Khi thay dấu “=” thành dấu “>”, hệ thức ax2 + bx + c > 0 (1) là một bất
phương trinh bậc hai một ẩn. Vậy ngoài dấu “>” thì còn dấu nào khác có
thể thay thế dấu “=” để hệ thức nêu trên là một bất phương trinh bậc hai
một ẩn?

b) Hãy kiểm tra xem khi thay x = 1, x = 3 vào bất phương trình 2x2 – 5x + 2 >
0, các giá trị ấy có là nghiệm của bất phương trình đó hay không?

c) Sản phẩm (dự kiến)

a) dấu “<”, “≤”, “≥”

b) x = 1 => 2.12 – 5.1 + 2 = - 1 > 0 (sai) => x = 1 không là nghiệm của bất
phương trình

x = 3 => 2.32 – 5.3 + 2 = 5 > 0 (đúng) => x = 3 là nghiệm của bất phương
trình

Chuyển giao Giáo viên đặt câu hỏi dẫn dắt.


Thực hiện Học sinh đứng dậy trình bày sản
phẩm theo quan điểm của mình.
Báo cáo thảo luận Các bạn khác theo dõi, lắng
nghe và nhận xét.
Đánh giá nhận xét tổng hợp Giáo viên đưa ra nhận xét và
uốn nắn cho học sinh. Sau đó,
hình thành kiến thức cho HS.
1.2) Hình thành kiến thức

a) Khái niệm

- Bất phương trình bậc hai một ẩn là bất phương trình có một trong các
dạng

ax2 + bx + c > 0 , ax2 + bx + c < 0 , ax2 + bx + c > 0 , ax2 + bx + c ≤ 0 với .

- Nghiệm của bất phương trình bậc hai là các giá trị của biến mà khi
thay vào bất phương trình ta được bất đẳng thức đúng.

Ví dụ: x2 + x – 2 > 0 là một bất phương trình bậc hai (a = 1, b = 1, c = -2),

x = 0 không là nghiệm của bất phương trình trên vì 02 + 0 – 2 = - 2 (sai)

x = 2 là nghiệm của bất phương trình trên vì 22 + 2 – 2 = 4 > 0 (đúng)

b) Luyện tập

- Các bất phương trình nào sau đây là một bất phương trình bậc hai một
ẩn? Nếu là bất phương trình bậc hai một ẩn, hãy kiểm tra xem x = 2 có là
nghiệm của bất phương trình đó hay không?

a) x2 + x – 6 ≤ 0

b) 3x3 + 2x2 – 1 > 0

c) x + 2 > 0

d) -6x2 - 7x + 5 > 0

c) Sản phẩm

a) x2 + x – 6 ≤ 0 là một bất phương trình bậc hai một ẩn.

Vì 22 + 2 – 6 = 0 ≤ 0 (đúng) nên x = 2 là nghiệm của bất phương trình

b) 3x3 + 2x2 – 1 > 0 không là một bất phương trinh bậc hai một ẩn
c) x + 2 > 0 không là một bất phương trình bậc hai một ẩn

d) -6x2 - 7x + 5 > 0 là một bất phương trình bậc hai một ẩn.

Vì -6.22 – 7.2 + 5 = -33 < 0 (sai) nên x = 2 không là nghiệm của bất phương
trình.

Chuyển giao Giáo viên đưa ra câu hỏi bài tập.


Thực hiện Học sinh đứng dậy trình bày sản
phẩm theo quan điểm của mình.
Báo cáo thảo luận Các bạn khác theo dõi, lắng
nghe và nhận xét.
Đánh giá nhận xét tổng hợp Giáo viên đưa ra nhận xét và
uốn nắn cho học sinh.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (dự kiến 10 – 17 phút)

a) Mục tiêu

- Giải được bất phương trình bậc hai.

- Vận dụng được bất phương trình bậc hai một ẩn vào giải quyết
bài toán thực tiễn.

b) Nội dung

GV nêu khái niệm giải bất phương trình bậc hai:

“Giải bất phương trình bậc hai là tìm tập hợp các nghiệm của bất phương trình
đó.”

Sau đó, GV đưa ra phương pháp giải, cũng như ôn lại xét dấu tam thức
Phương pháp giải: Ta có thể giải bất phương trình bậc hai bằng cách xét
dấu của tam thức bậc hai tương ứng.

Để xét dấu tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0), ta thực hiện các
bước sau:

Bước 1: Tính và xác định dấu của biệt thức

Bước 2: Xác định nghiệm của f(x) (nếu có)

Bước 3: Xác định dấu của hệ số a;

Bước 4: Xác định dấu của f(x).

Nếu ∆ < 0 thì f(x) cùng dấu với a với mọi giá trị x.

Nếu ∆ = 0 và là nghiệm kép của f(x) thì f(x) cùng dấu với a với
mọi x ≠ x0 .

Nếu ∆ > 0 và x1, x2 là 2 nghiệm của f(x) (x1 < x2) thì f(x) trái dấu với a với
mọi x trong khoảng (x1;x2); f(x) cùng dấu với a với mọi x thuộc khoảng
(-∞; x1), (x2; +∞)

Ví dụ 1:

Giải bất phương trình bậc hai 6 x 2+ 7 x−5>0

Lời giải

Tam thức bậc hai có a = 6 > 0, hai nghiệm phân biệt

Lập bảng xét dấu

+ 0 0 +
dương với mọi

2
6 x + 7 x−5>0
Vậy bất phương trình có tập nghiệm là

Cách 2: Ta có thể sử dụng đồ thị hàm số để giải bất


phương trình trên.

Đầu tiên ta vẽ đồ thị hàm số lên mặt phẳng tọa độ


Oxy

Sau khi vẽ xong, ta quan sát thấy rằng với thì đồ thị
hàm số nằm bên trên trục hoành

Tức là dương với mọi

2
6 x + 7 x−5>0
Vậy bất phương trình có tập nghiệm là

Ví dụ 2

Giải bất phương trình bậc hai .

Lời giải:
Tam thức bậc hai có và

Do đó âm với mọi

Tức là bất phương trình bậc hai vô nghiệm.

Cách khác : Ta vẽ đồ thị hàm số lên mặt phẳng tọa


độ Oxy

Ta thấy đồ thị hàm số nằm hoàn toàn phía dưới trục hoành, do đó

Vậy bất phương trình bậc hai vô nghiệm.

c) Luyện tập

Bài 1: Giải các bất phương trình bậc hai sau:

a)
b)
Lời giải:

a) Tam thức bậc hai có 2 nghiệm phân biệt

Lập bảng xét dấu:

+ 0 0 +

với mọi

Vậy bất phương trình có tập nghiệm là .

b)

Tam thức bậc hai có

Do đó

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là .

Bài 2: Lợi nhuận ( ) thu được trong một ngày từ việc kinh doanh một loại
gạo của cửa hàng phụ thuộc vào giá bán ( ) của một kilogam loại gạo đó
theo công thức , với và được tính bằng nghìn đồng.

a) Thiết lập bất phương trình biểu thị cho việc cửa hàng có lãi từ gạo đó.

b) Giải bất phương trình bậc hai được lập ở câu a). Từ đó, tìm giá bán gạo
sao cho cửa hàng có lãi

Lời giải
a) Để của hàng có lãi từ loại gạo đó thì

b) Tam thức bậc hai có a = -3 < 0, có nghiệm

Ta có bảng xét dấu:

15

0 + 0

Để thì .

Vậy với (nghìn đồng) thì cửa hàng đó nhận được lãi từ loại gạo
đó.

Chuyển giao Giáo viên đưa ra câu hỏi bài tập.


Thực hiện Học sinh lên bảng trình bày sản
phẩm theo quan điểm của mình.
Báo cáo thảo luận Các bạn khác theo dõi, lắng
nghe và nhận xét.
Đánh giá nhận xét tổng hợp Giáo viên đưa ra nhận xét và
uốn nắn cho học sinh. Sau
khi
xong bài 2, GV hướng dẫn HS sử dụng máy tính cầm tay theo các quy trinh
sau để kiểm tra kết quả đúng.
------------------HẾT-------------------

Ngày ….. tháng ….. năm 20….

Giám khảo kí duyệt Họ và tên GV

Trần Bảo Toàn

Nguyễn Hoàng Thịnh

Đào Thế Anh

You might also like