Tiêu chuẩn D1 và D2 - Ballast

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

D1 là Tiêu chuẩn trao đổi nước dằn yêu cầu tàu phải trao đổi nước dằn ở vùng

biển
hở, cách xa bờ, ít sinh vật sinh sống dùng cho việc trao đổi nước dằn và quy định
khối lượng nước cần được thay thế.
Trao đổi (thay thế) nước dằn

Trao đổi nước dằn là việc thay thế nước dằn được lấy ở cảng hoặc ở bờ biển nơi bắt đầu
hành trình bằng nước biển lấy ở biển xa. Quá trình này sẽ làm giảm nguy cơ vận chuyển
sinh vật đến vùng biển khác vì nước biển sâu thường có ít sinh vật hơn và những tổ chức
sinh vật này thường khó sống ở trong môi trường cảng hoặc bờ biển khi chúng được xả ra
từ khoang nước dằn (việc trao đổi dằn phải được thực hiện cách bờ gần nhất một khoảng
ít nhất bằng 200 hải lý và ở vùng nước có chiều sâu tối thiểu là 200 m)
Trong trường hợp tàu không thể thực hiện trao đổi nước dằn như quy định thì việc trao
đổi nước dằn phải được thực hiện theo các hướng dẫn của Nghị quyết MEPC. 124(53)
(Hướng dẫn trao đổi nước dằn (G6)), của IMO và các sửa đổi với khoảng cách xa bờ nhất
có thể như ít nhất là cách bờ 50 hải lý và ở vùng nước có chiều sâu tối thiểu là 200 m.
Các tàu hiện có mà dự định hoạt động ở những vùng biển mà không được quy định thì
phải ghi lại các nguyên nhân xác đáng mà vì đó việc trao đổi dằn là không thể vào Nhật
ký nước dằn quy định. Ngoài ra, các tàu đó phải thỏa mãn các yêu cầu đặc biệt của chính
quyền cảng trong trường hợp các yêu cầu đặc biệt đó có hiệu lực.
Theo tiêu chuẩn D1 trong Công ước Quản lý nước dằn của IMO thì mỗi tàu phải thay thế
ít nhất 95% thể tích nước dằn được trao đổi. Nếu việc trao đổi, thay thế nước được thực
hiện bằng bơm qua khoang nước dằn thì khối nước dằn được bơm qua mỗi khoang phải ít
nhất ba lần.
Vì việc trao đổi nước dằn ở biển còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và điều kiện của
biển nên việc trao đổi, thay thế này không phải lúc nào cũng thực hiện được. Hơn nữa,
việc trao đổi này vẫn có khả năng các loài sinh vật biển đọng lại trong nước và vẫn có thể
gây nguy hại nếu tàu tháo nước gần bờ, đặc biệt nếu các khoang có nghẽn bùn. Việc trao
đổi nước dằn cũng có thể làm tính cân bằng, ổn định của tàu bị kém đi.

D2 là Tiêu chuẩn quy định số lượng tối đa các sinh vật còn sống được phép thải ra
ngoài từ nước dằn, bao gồm cả các sinh vật có hại cho sức khỏe con người. Thường
liên quan đến việc lắp đặt hệ thống quản lý nước dằn dùng để đối chiếu cho việc phê
chuẩn hệ thống xử lý nước dằn và quy định mức độ các tổ chức sinh vật có thể sống
sót còn lại trong nước dằn sau khi đã được xử lý.
Xử lý nước dằn
Trao đổi, thay thế nước dằn ở biển không được coi là phương pháp lý tưởng của việc
quản lý nước dằn nên các nỗ lực được tập trung vào việc phát triển các phương pháp để
xử lý nước dằn. Những phương pháp này phải tuân thủ tiêu chuẩn D2 của Công ước
Quản lý nước dằn của IMO.
1. Tiêu chuẩn D2 quy định rằng việc xử lý và xả nước dằn phải chỉ để lại:
• ít hơn mười sinh vật có kích cỡ lớn hơn hoặc bằng 50 micromet trong tối thiểu
một khối nước có thể sống sót
• ít hơn mười sinh vật có kích cỡ nhỏ hơn 50 micromet và nhiều hơn hoặc bằng 10
micromet trong tối thiểu một mili lít nước.
2. Tiêu chuẩn D2 cũng quy định các chỉ số vi khuẩn không được vượt quá một mức
nhất định như sau:
• Vi khuẩn độc gây bệnh tả (toxicogenic vibrio cholerae) (O-1 và O-139) nhỏ hơn
1 đơn vị tạo thành đàn (colony forming unit (viết tắt là cfu)) trong 100 ml hoặc
nhỏ hơn 1 cfu trong 1 g (khối lượng ướt) mẫu sinh vật phù du
• Vi khuẩn đại tràng (escherichia coli) nhỏ hơn 250 cfu trong 100 ml
• Liên cầu đường ruột (Intestinal enterococci) nhỏ hơn 100 cfu trong 100 ml.
Ghi chú:
Ballast Water Management System (BWMS).
MEPC trong quản lý nước dằn là viết tắt của Marine Environment Protection
Committee. Đây là một ủy ban thuộc Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO). Nhiệm
vụ của MEPC là đảm bảo bảo vệ môi trường biển khỏi những tác động tiêu cực do
hoạt động hàng hải gây ra. MEPC có trách nhiệm phát triển và thực hiện các quy
tắc, tiêu chuẩn và hướng dẫn về quản lý môi trường biển, bao gồm cả việc quản lý
nước dằn trên tàu biển.
Quy trình phê duyệt hệ thống quản lý nước dằn sử dụng hoạt chất (G9)

You might also like