ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 9 HK1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Câu 1: Lập bảng biểu thể hiện các giai đoạn phát triển của phong trào giải

phóng dân tộc từ sau năm 1945 và một


số sự kiện tiêu biểu của mỗi giai đoạn.
Giai đoạn: Thời gian Sự kiện Kết quả
GĐ 1 (1945giữa những 17/8/1945 - Indonesia giành độc lập  Hệ thống thuộc địa của
năm 60 thế kỉ XX) 2/9/1945 - Việt nam giành độc lập chủ nghĩa đế quốc và chủ
1946-1950 - Phong trào đấu tranh nghĩa thực dân cơ bản bị
giành độc lập diễn ra ở Ấn sụp đổ. Đến năm 1967, hệ
Độ thống thuộc địa chỉ tập
1952 trung chủ yếu ở miền Nam
- Phong trào đấu tranh châu Phi.
giành độc lập diễn ra ở Ai
1954-1962 Cập

- Phong trào đấu tranh


1960 giành độc lập diễn ra ở An-
gie-ri
1/1/1959
- 17 nước ở Châu Phi giành
độc lập (năm châu phi)
- Cu ba giành độc lập
GĐ 2 (giữa những năm 60 - Phong trào giải phóng dân  Sự tan rã của thuộc địa
thế kỉ XX đến giữa những tộc ở Ăng-gô-la, Mô-dăm- Bồ Đào Nha là thắng lợi
năm 70 thế kỉ XX) bích và Ghi-nê-bít-xao quan trọng cho phong trào
nhằm lật đổ ách thống trị giải phóng dân tộc ở châu
của Bồ Đào Nha Phi.
- Đầu những năm 60 thế kỉ - Nhân dân 3 nước trên đã
XX tiến hành đấu tranh vụ trang

- Tháng 4/1974 - Ở Bồ Đào Nha nổ ra cuộc


đấu tranh lật đổ c/đ độc tài
(tồn tại từ năm 1926)
- Chính quyền mới ở BĐN
tuyên bố trao trả độc lập
cho Ghi-nê-bít-xao (9-
1974), Mô-dăm-bích (6-
1975), và Ăng-gô-la (11-
1975).

GĐ 3 (từ giữa những năm - Cuối những năm 70 thế kỉ - Chủ nghĩa thực dân chỉ  Như vậy, hệ thống thuộc
70giữa những năm 90 thế XX còn tồn tại dưới hình thức địa của c/n đế quốc bị sụp
kỉ XX) c/đ phân biệt chủng tộc đổ hoàn toàn
Apacthai
- Sau nhiều năm đấu tranh
bền bỉ, chính quyền thực
dân đã phải xóa bỏ c/đ phân
biệt chủng tộc của những
ng. da đen
Chính quyền của ng. da đen
được thành lập:
- 1980 - Cộng hòa Dim-ba-buê
được thành lập
- 1990 - Cộng hòa Na-mi-bi-a
được thành lập (Tây Nam
- 1993 Phi)
-Cộng hòa Nam Phi được
thành lập
Câu 2: Trình bày những nét nổi bật của Châu Á từ sau năm 1945 đến nay?
- Từ sau năm 1945, cuối năm 50 tk XX, phần lớn các nước châu Á giành được độc lập.
- Suốt nửa sau thế kỉ XX, các nước châu Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước đế quốc, nhất là Đông Nam Á và
Tây Á.
- Sau Chiến tranh lạnh, ở một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các
phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man.
- Một số nước ở châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái Lan.
Câu 3: Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN? Thời cơ và thách thức của Việt
Nam khi gia nhập ASEAN?
* Hoàn cảnh ra đời:
- Yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của các nước, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài của các
nước ASEAN sau khi giành độc lập.
⟹ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm
5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.
* Mục tiêu:
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước thành viên.
- Xây dựng khu vực có nền hòa bình, ổn định.
- Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài.
=> Tất cả những mục tiêu trên với mong muốn hướng tợi sự đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng
phát triển.
* Nguyên tắc hoạt động:
+ Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
+ Giúp đỡ để cùng nhau phát triển.
* Cơ hội của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: Tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển tiến bộ, khắc phục được khoảng
cách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực; Hàng hóa Việt Nam có cơ hội xâm nhập thị trường các nước Đông Nam
Á và thị trường thế giới; Việt Nam có điều kiện tiếp thu công nghệ mới và cách thức quản lý mới.
* Thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: Nếu Việt Nam không bắt kịp được với các nước trong khu vực sẽ có
nguy cơ bị tụt hậu xa hơn về kinh tế; Có điều kiện hòa nhập với thế giới về mọi mặt nhưng dễ bị hòa tan nếu như không
giữ được bản sắc dân tộc.
Câu 4: Sau chiến tranh thế giới thứ II, nền kinh tế Mĩ phát triển như thế nào? Nguyên nhân của sự phát triển đó?
* Sự phát triển kinh tế :
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. Biểu hiện :
- Tổng sản xuất quốc dân tăng bình quân hàng năm là 9%.
+ Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng toàn thế giới
+ Sản lượng nông nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh.
+ Mĩ có hơn 50% tàu bè đi lại trên biển, chiếm 3/4 trữ lượng vàng thế giới...
- Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất
thế giới.
* Nguyên nhân :
- Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng
tạo.
- Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giầu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí.
- Mĩ áp dụng thành tựu khoa học- kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động.
- Các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ty, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu
quả trong và ngoài nước.
- Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.
Những thập niên tiếp sau tình hình kinh tế Mĩ như thế nào? Nguyên nhân của sự suy giảm?
* Tình hình kinh tế:
- Không còn giữ ưu thế tuyệt đối
- Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973)
- Dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974)
- Đồng đôla Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ II lần đầu tiên đã bị phá giá 2 lần vào tháng 2/1973 và tháng 2/1974.
* Nguyên nhân:
- Chi phí chạy đua cho vũ trang
- Mâu thuẫn giàu – nghèo
- Cạnh tranh với Tây Âu, Nhật, hiện nay còn cạnh tranh với các nước NICS, và cả Trung Quốc
- Nền kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng
Câu 5: Sau chiến tranh thế giới thứ II, nền kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào? Nguyên nhân của sự phát
triển đó?
- Biểu hiện của sự phát triển kinh tế:

- Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1968 đạt 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ). Năm 1990, thu
nhập bình quân theo đầu người đạt 23796 USD, đứng thứ hai trên thế giới (sau Thụy Sĩ).

- Về công nghiệp:

+ Trong những năm 1950 - 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%;

+ Những năm 1961 - 1970 là 13,5%.

- Về nông nghiệp: cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa và nghề đánh cá rất phát
triển, đứng thứ hai trên thế giới (sau Pê-ru).

=> Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài
chính của thế giới.
- Nguyên nhân của sự phát triển:

- Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn
giữ được bản sắc dân tộc;

- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản;

- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết
để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng;

- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.

- Nhật Bản biết tận dụng tốt những yếu tố bên ngoài: viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh Việt Nam (1945-1975), chiến
tranh Triều Tiên (1950-1953),...
Câu 6: Trình bày tình hình chung của Tây Âu sau năm 1945?

- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước Tây Âu bị phát xít chiếm đóng và tàn phá rất nặng nề.

+ Năm 1944, sản xuất công nghiệp của nước Pháp giảm 38%, nông nghiệp giảm 60% so với trước chiến tranh.
+ Ở I-ta-li-a, sản xuất công nghiệp giảm khoảng 30%, sản xuất nông nghiệp chỉ bảo đảm 1/3 nhu cầu lương thực trong
nước.

+ Các nước đều bị mắc nợ, đến tháng 6 - 1945, nước Anh nợ tới 21 tỉ bảng Anh.

=> Để khôi phục kinh tế, năm 1948, 16 nước Tây Âu như Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a... đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ
theo “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (còn gọi là Kế hoạch Mác-san)

Trình bày quá trình thành lập và phát triển của khối thị trường chung Châu Âu?

- Nguyên nhân:

+ Nhu cầu hợp tác về kinh tế - khoa học kĩ thuật

+ Chống lại ảnh hưởng của Mĩ

+ Các nước Tây Âu hầu hết đều có nền văn minh chung, trình độ phát triển tương đồng

- Quá trình liên kết khu vực:

+ 1951: liên minh than – thép châu Âu

+ 1957: thành lập hai tổ chức: cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) và cộng đồng năng lượng nguyên tử (EURATOM)

+ 1967: cả ba tổ chức trên hợp thành cộng đồng Châu Âu (EC)

- 12/1991: quyết định đổi cộng đồng EC thành liên minh châu Âu (EU)

+ Mục tiêu: ngoài liên minh kinh tế, tiền tệ thì EU còn muốn vươn lên liên minh về chính trị tiến tới thực hiện chính
sách đối ngoại và an ninh chung.  Tiến tới thành lập một siêu quốc gia không biên giới

+ Quá trình phát triển của EU:

- Lượng: 15 nước, đến 2007: 27 quốc gia

- Chất: + Kinh tế: EU đã có một đồng tiền chung: Euro (hơn 10 nước trong số 27 nước sử dụng đồng tiền này), ngân
hàng chung. Hơn 10 nước EU đã xóa bỏ kiểm soát biên giới. Hiện nay EU là một trung tâm kinh tế tài chính.

+ Chính trị: Các nước EU đã có một hiến pháp chung, đối ngoại chung, dựa vào lực lượng quân sự NATO.

Liên minh Châu Âu (EU) là một tổ chức liên kết Kinh tế - chính trị lớn và chặt chẽ nhất hành tinh.
Câu 7: Nhiệm vụ chính của LHQ là gì? Em hãy nêu những việc làm của Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam
mà em biết?
- Nhiệm vụ chính của Liên Hợp Quốc:

+ Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.


+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền các dân tộc.

+ Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.

- Việc làm của Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam:

+ Chăm sóc bà mẹ trẻ em, tiêm chủng phòng dịch, đào tạo nguồn nhân lực, các dự án trồng rừng, chống thiên tai, ngăn
chặn đại dịch AID…

+ Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) viện trợ khoảng 270 triệu USD, quỹ nhi đồng LHQ UNICCEF giúp
khoảng 300 triệu USD, quỹ dân số thế giới UNFPA giúp 86 triệu, tổ chức nông lương thế giới FAO giúp 76,7 triệu
USD…

+ Liên hợp quốc giúp xử lý dioxin ở Việt Nam.


Câu 8: Chiến tranh lạnh là gì? Hậu quả và biểu hiện của chiến tranh lạnh?
- Chiến tranh lạnh là thuật ngữ chỉ bối cảnh căng thẳng quốc tế và cuộc đối đầu đầy cam go giữa chủ nghĩa tư bản và chủ
nghĩa xã hội, đặc biệt giữa Mĩ và Liên Xô trong giai đoạn đầu những năm 40 đến cuối những năm 80, đầu những năm 90
của thế kỉ XX.
- Biểu hiện:

+ Mĩ và các nước đế quốc:


- Ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

- Gây ra những cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

+ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: buộc phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình.
- Hậu quả:
+ Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.

+ Các cường quốc phải chi một khối lượng khủng về tiền, của, sức người để sản xuất vũ khí hủy diệt, xây dựng căn cứ
quân sự trong khi loài người vẫn phải chịu khó khăn do nghèo đói, ô nhiễm môi trường, bệnh tật gây ra...
Câu 9: Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển”
vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?

Những xu thế phát triển của thế giới ngày nay bao gồm:

- Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

- Xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm.

- Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe
phái.

⟹ Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.

- “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc vì:

+ Thời cơ: có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các
nước phát triển, áp dụng thành tựu KH – KT vào sản xuất…

+ Thách thức: nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ bị hòa tan, đánh mất bản sắc dân tộc,…

- Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay:

+ Tập trung sức lực triển khai lực lượng sản xuất, làm ra nhiều của cải vật chất để chiến thắng đói nghèo và lạc hậu, đem
lại ấm no, tự do và hạnh phúc cho nhân dân.

Câu 10: Trình bày những thành tựu của cuộc cách mạng Khoa học kĩ thuật từ sau Chiến tranh thế giới thứ II? Ý
nghĩa, tác động của cách mạng Khoa học kĩ thuật?

- Khoa học cơ bản: Thu được những thành tựu hết sức to lớn ở các ngành Toán học, Vật lí, Tin học, Hoá học, Sinh học.

- Ứng dụng khoa học kĩ thuật:

+ Chú cừu Đôli (sinh sản vô tính)

+ Công bố bản đồ gen người. Giải mã di truyền.

- Công nghệ:

+ Công cụ lao động: máy vi tính, hệ thống máy tự động…

+ Nguồn năng lượng mới: năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử,…

+ Vật liệu mới: Polime, hợp chất,…

+ Cách mạng xanh: - Thông tin liên lạc, giao thông vận tải

- Du hành vũ trụ

- Ý nghĩa:

+ Là cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người.

+ Mang lại những thành tựu kì diệu, những thay đổi to lớn trong cuộc sống con người.

- Tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật:


- Tích cực:
+ Giúp con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao chất lượng
cuộc sống.

+ Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm
dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên.

- Tiêu cực:
+ Tạo ra các loại vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt lớn.

+ Vấn đề nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh, những đe dọa về
đạo đức, an ninh xã hội đối với con người.

You might also like