KNST - Nhóm 5

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



TIỂU LUẬN
Đề tài:
KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO LÀ CƠ HỘI
CỦA TUỔI TRẺ VIỆT NAM
Giảng viên: THS. NGUYỄN BÁ HUY
Môn học: Sáng tạo và thiết kế trong thời đại số
Sinh viên thực hiện: Nhóm 5
Mã lớp: DIM708_232_10_L29

TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 2
1.1. Khái quát chung ................................................................................................ 2
1.1.2. Sáng tạo ...................................................................................................... 2
1.1.3. Tư duy sáng tạo .......................................................................................... 2
1.2. Định nghĩa, đặc điểm, vai trò của khởi nghiệp sáng tạo? ................................ 4
1.2.1. Định nghĩa khởi nghiệp sáng tạo. .............................................................. 4
1.2.2. Đặc điểm của khởi nghiệp sáng tạo. .......................................................... 4
1.2.3. Vai trò của khởi nghiệp sáng tạo. ............................................................... 5
1.3. Một số mô hình khởi nghiệp sáng tạo thành công tại Việt Nam. ..................... 6
1.4. Ma trận SWOT. ................................................................................................ 8
1.4.1. Điểm mạnh (Strength)................................................................................ 8
1.4.2. Điểm yếu (Weaknesses) ............................................................................. 8
1.4.3. Cơ hội (Opportunities) ............................................................................... 8
1.4.4. Mối đe dọa (Threats) .................................................................................. 8
2.1. Phân tích, giới thiệu về thực trạng khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. ........... 9
2.2.2. Thách thức. ............................................................................................... 13
2.3. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của khởi nghiệp sáng tạo với tuổi trẻ. ............ 16
2.3.1. Ưu điểm.................................................................................................... 16
2.3.2. Hạn chế .................................................................................................... 16
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ............ 17
3.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý ......................................................................... 17
3.2. Thúc đẩy khả năng tiếp cận vốn đầu tư của doanh nghiệp. ........................... 18
3.3. Hỗ trợ bởi hạ tầng kỹ thuật. ............................................................................ 18
3.4. Phát triển nguồn nhân lực. .............................................................................. 20
3.5. Liên kết giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp. ........................................ 20
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 21
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Hơn 95% nội dung các cuộc thảo luận về Xanh SM Bike trên mạng xã hội
mang sắc thái tích cực và trung tính. (Nguồn: Kompa Group) .................................. 7
Hình 2. Thứ hạng của các quốc gia khu vực ASEAN 2017-2023. ............................. 9
Hình 3. Tiến bộ về xếp hạng chỉ số GII của Việt Nam 2017-2023.......................... 10
Hình 4. Hệ sinh thái khởi nghiệp. ............................................................................. 12
Hình 5. Tổng quan số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam. ......................... 13
Hình 6. Vốn đầu tư mạo hiển cho các startup Việt Nam. ......................................... 14
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

NHIỆM VỤ VÀ MỨC ĐỘ
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
HOÀN THÀNH
Chương 2
- Mở đầu.
- Thách thức khởi nghiệp sáng tạo.
Nguyễn Thị Hồng Yên
1 050610221577 - Ưu điểm và hạn chế của khởi
(Leader)
nghiệp sáng tạo với tuổi trẻ.
- Làm word, powerpoint.
- Hoàn thành 100%
Chương 2
- Phân tích, giới thiệu sơ lược về
khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam.
2 Lê Trần Anh Thư 050610220589
- Cơ hội của khởi nghiệp sáng tạo.
- Làm powerpoint.
- Hoàn thành 100%
Chương 1
- Khái quát chung.
- Một số mô hình khởi nghiệp sáng
3 Trần Phúc Ngọc Anh 050610220046
tạo thành công tại Việt Nam.
- Làm powerpoint.
- Hoàn thành 100%
Chương 1
- Định nghĩa, đặc điểm, vai trò của
khởi nghiệp sáng tạo.
4 Nông Thị Hồng Diệu 050610220091 - Ma trận SWOT.
- Làm powerpoint.
- Hoàn thành 100%.

Chương 3
- AI trí tuệ nhân tạo – điện toán
đám mây.
5 Nguyễn Văn Nội 050610220439 - Công nghệ thực tế ảo.
- Hoàn thiện môi trường pháp lý
- Làm powerpoint.
- Hoàn thành 100%
Chương 3
- Máy chủ ảo
- Tăng cường hỗ trợ đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao
6 Phạm Trung Nguyên 050610221147
- Tăng cường hỗ trợ vốn đầu tư
- Kết luận
- Làm powerpoint.
- Hoàn thành 100%.
MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, khởi nghiệp sáng tạo đã trở thành
một phần không thể tách rời của cuộc sống kinh doanh, đặc biệt là đối với tuổi trẻ Việt
Nam. Việc này không chỉ là một xu hướng mới mẻ mà còn là cơ hội lớn mà thế hệ trẻ đang
tận dụng để thể hiện sự sáng tạo và khát vọng xây dựng. Trong một thị trường ngày càng
phát triển và cạnh tranh, khởi nghiệp sáng tạo không chỉ đem lại cơ hội tài chính mà còn là
một phương tiện mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển cá nhân và cống hiến cho xã hội. Đặc
biệt, với sự lan tỏa của công nghệ thông tin, việc khởi nghiệp trở nên dễ dàng hơn bao giờ
hết, khiến cho cửa vào thế giới kinh doanh trở nên rộng mở hơn đối với những ai đam mê
và có ý tưởng sáng tạo. Trong tiềm năng và sức sáng tạo của tuổi trẻ Việt Nam, khởi nghiệp
không chỉ là một con đường nghề nghiệp mà còn là một phần của một cuộc cách mạng văn
hóa kinh doanh, đem lại sự thay đổi và tiến bộ cho xã hội. Điều này đặc biệt đúng trong
bối cảnh môi trường kinh doanh đang chuyển đổi nhanh chóng, nơi mà sự linh hoạt và sáng
tạo được đánh giá cao hơn bao giờ hết. Và trong bài tiểu luận này chúng tôi sẽ phân tích
chi tiết hơn về chủ đề “Khởi nghiệp sáng tạo là cơ hội của tuổi trẻ Việt Nam” để tìm hiểu
về những vai trò, đặc điểm, cơ hội cũng như thách thức mà những người trẻ gặp phải khi
bắt đầu khởi nghiệp sáng tạo.

1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái quát chung
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin (IT) đã và đang đưa nhân loại chuyển từ kinh
tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó việc sản
sinh, phổ biến, vận dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra
của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nắm bắt được xu thế này của thời đại, Đại hội XI
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đúng đắn trong việc đổi mới và phát triển đất
nước.
Để phát triển kinh tế tri thức, Việt Nam cần tập trung vào việc phát triển khoa học,
công nghệ, giáo dục và nâng cao năng lực sáng tạo của người dân. Sự sáng tạo là chìa khóa
để Việt Nam có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế và phát triển mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội.
1.1.2. Sáng tạo
Sáng tạo là quá trình hoạt động của của con người tạo ra cái mới có giá trị giải quyết
vấn đề đặt ra một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu xác định của con người. Sáng tạo còn là
khả năng tư duy và đổi mới, tạo ra ý tưởng, giải pháp hoặc sản phẩm độc đáo và có giá trị.
Nó liên quan đến khả năng tư duy linh hoạt, khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ
khác nhau và khả năng tạo ra những pháp đồ sáng tạo. Mỗi người đều có khả năng sáng
tạo, nhưng khác biệt ở mức độ và khả năng phát triển năng lực sáng tạo của mình.
Sáng tạo có thể được khuyến khích và phát triển thông qua việc thực hành, rèn luyện
và tạo điều kiện thuận lợi để khám phá ý tưởng mới. Nhiều tổ chức và cộng đồng cũng tạo
ra môi trường ủng hộ sáng tạo bằng cách đẩy mạnh hợp tác, động viên đóng góp ý kiến tự
do và tạo ra không gian cho sự sáng tạo phát triển.
1.1.3. Tư duy sáng tạo
1.1.3.1.Khái niệm tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo là hệ thống những thao tác, cách thức của não bộ xử lý, biến đổi các
dữ liệu, thông tin nhằm hình thành ý tưởng, lời giải của vấn đề sáng tạo. Hay nó còn là khả
năng tưởng tượng, suy nghĩ và tạo ra những ý tưởng mới, độc đáo và có giá trị.

2
Tư duy sáng tạo liên quan đến khả năng nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ khác
nhau và tìm ra các giải pháp không truyền thống, có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực, từ
nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, kinh doanh cho đến cuộc sống hàng ngày.
1.1.3.2. Đặc điểm và vai trò của tư duy sáng tạo
Đặc điểm tư duy sáng tạo
• Khả năng nhìn nhận vấn đề từ góc độ khác nhau: Liên quan đến khả năng nhìn nhận
một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, thường không giới hạn bởi suy nghĩ truyền
thống và có thể thấy những liên kết, mối quan hệ và khả năng giải quyết vấn đề mà
người khác có thể bỏ qua.
• Sẵn lòng thử nghiệm và chấp nhận rủi ro: Yêu cầu sự sẵn lòng thử nghiệm và chấp
nhận rủi ro, không ngại đối mặt với thất bại và coi đó là một phần trong quá trình
học hỏi và phát triển.
• Độc lập tư duy: Thể hiện qua khả năng suy nghĩ độc lập, không bị ảnh hưởng quá
mức bởi ý kiến của người khác và có thể đưa ra quyết định dựa trên suy nghĩ cá
nhân.
Vai trò tư duy sáng tạo
Giúp con người tìm ra các giải pháp khác biệt, đột phá cho các vấn đề phức tạp. Nhờ
tư duy sáng tạo, con người có thể đưa ra những ý tưởng tuyệt vời để giải quyết các vấn đề
khó khăn, tạo ra giá trị cho tổ chức, cộng đồng.
1.1.2.1. Kỹ năng quan trọng trong tư duy sáng tạo
• Tư duy linh hoạt: Khả năng suy nghĩ linh hoạt và mở rộng, không bị giới hạn bởi
quan điểm cũ, quy tắc hay giới hạn hiện tại.
• Sự khám phá và tò mò: Đặt câu hỏi, tìm hiểu và khám phá những điều mới mẻ giúp
mở rộng kiến thức và tạo ra những liên kết không tưởng giữa các ý tưởng.
• Kỹ năng quan sát: Khả năng quan sát tinh tế và chú ý đến chi tiết có thể giúp phát
hiện những vấn đề, nhu cầu hoặc cơ hội tiềm năng.

3
• Tư duy sáng tạo hợp tác: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả, khả năng lắng nghe và xây
dựng ý tưởng chung với nhóm là những yếu tố quan trọng để kích thích tư duy sáng
tạo.
• Khả năng chấp nhận thất bại: Khả năng chấp nhận và học từ thất bại là một kỹ năng
quan trọng để tiếp tục thử nghiệm, cải tiến và phát triển ý tưởng mới.
• Tư duy kỹ thuật số: Tư duy kỹ thuật số giúp tìm kiếm thông tin, xử lý dữ liệu, áp
dụng công nghệ và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo.
1.2. Định nghĩa, đặc điểm, vai trò của khởi nghiệp sáng tạo?
1.2.1. Định nghĩa khởi nghiệp sáng tạo.
Tại Việt Nam, theo Luật Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ 2017, khởi nghiệp sáng tạo
(startup) là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu,
giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị
gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh.
1.2.2. Đặc điểm của khởi nghiệp sáng tạo.
a) Đột phá và sáng tạo
Khởi nghiệp sáng tạo luôn gắn với những ý tưởng sáng tạo, đột phá. Đây là đặc trưng
nổi bật nhất của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo so với các doanh nghiệp khác trong
nền kinh tế.
b) Tiềm năng tăng trưởng và lợi nhuận lớn
Khởi nghiệp sáng tạo sẽ tạo ra một mô hình kinh doanh có tính tăng trưởng, nhân
bản, khai phá thị trường và tạo ra ảnh hưởng cực lớn, để sản phẩm hoặc dịch vụ của họ có
thể cung cấp ở nhiều thị trường khác nhau và có thể tùy chỉnh trong mô hình chuyển đổi
khách hàng (ví dụ: hỗ trợ khách hàng, ngôn ngữ, hậu cần, hoạt động tiếp thị).
c) Tính linh hoạt và khả năng học hỏi
Để làm được điều đó, sự học hỏi không ngừng nghỉ chính là chìa khóa, mở ra những cơ
hội và thách thức mới cho doanh nghiệp. Khởi nghiệp sáng tạo cần duy trì tinh thần học
hỏi và sẵn sàng thay đổi chiến lược kinh doanh khi cần thiết.

4
d) Khởi đầu khó khăn và rủi ro cao
Giai đoạn mới thành lập của doanh nghiệp là giai đoạn khó khăn nhất, do doanh
nghiệp mới bắt đầu thâm nhập vào thị trường, chưa có nguồn vốn lớn, chưa có lượng khách
hàng và đối tác kinh doanh ổn định, còn thiếu kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp và điều
hành kinh doanh.
e) Thiếu nguồn lực
Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo luôn thiếu nguồn lực (thời gian, tiền bạc, nhân
lực, nguyên vật liệu,...) vì thị trường mục tiêu của họ lớn và việc phát triển sản phẩm đòi
hỏi nhiều thử nghiệm và tái triển khai.
1.2.3. Vai trò của khởi nghiệp sáng tạo.
a) Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế
Khởi nghiệp sáng tạo sẽ là động lực của mọi nền kinh tế trong giai đoạn tới. Các
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng GDP do số
lượng ngày càng nhiều và phân bổ ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và địa phương.
b) Huy động được các nguồn lực xã hội
Tận dụng nguồn lực vốn từ những người thân trong gia đình là điều mà các doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo làm đầu tiên và rất phù hợp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp
khởi nghiệp sáng tạo mới khởi đầu.
c) Góp phần làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường
Với sự linh hoạt của mình, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo sẽ tạo ra sức hút
cạnh tranh, đồng thời đóng vai trò thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa, phân công lao động
trong sản xuất.
d) Góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Khởi nghiệp sáng tạo thường chọn các ngách của thị trường, nên khả năng bao phủ
rất lớn; sẽ làm dịch chuyển ngành dịch vụ so với ngành sản xuất, chế tạo và nông lâm ngư
nghiệp.

5
e) Ươm mầm các tài năng kinh doanh
Những yếu tố thúc đẩy bao gồm việc đóng góp tích cực cho cộng đồng và truyền cảm
hứng và lôi cuốn người khác. Khởi nghiệp sáng tạo cũng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ
trong việc hỗ trợ và phát triển những người trẻ như tạo ra những cơ hội thực tập và học
nghề.
Trong quá trình toàn cầu hóa, khởi nghiệp sáng tạo có giá trị vô cùng to lớn trong
việc đưa hình ảnh đất nước, đưa nền kinh tế vươn tầm thế giới.
1.3. Một số mô hình khởi nghiệp sáng tạo thành công tại Việt Nam.
Thị trường xe ôm công nghệ Việt Nam đang phát triển mạnh, ước tính quy mô lên tới
3 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến tăng lên 5 tỷ USD vào năm 2025. Mặc dù có nhiều đối
thủ, thị trường vẫn chủ yếu bị chi phối bởi Grab, Be. Tuy nhiên, khi Xanh SM ra đời vào
tháng 8 năm 2023 có thể mang đến cú sốc đổi mới trong ngành.
Xanh SM, một tân binh mới trong ngành, đặt mục tiêu trở thành platform đầu tiên
trên thế giới hoạt động hoàn toàn bằng điện, từ xe ôm, taxi, giao hàng đến cho thuê. Điều
này tạo ra một lợi thế đáng kể cho Xanh SM với việc bắt đầu từ đầu và duy trì chất lượng
cao từ dịch vụ đến phương tiện, mà không cần phải trải qua quá trình chuyển đổi cơ cấu
giữa các loại xe trong quá trình hoạt động.
Xanh SM không chỉ đơn thuần là một dịch vụ vận chuyển mà còn mang trong mình
sứ mệnh thúc đẩy cuộc cách mạng xanh trong giao thông và bảo vệ môi trường. Với cam
kết này, Xanh SM hứa hẹn sẽ tạo ra sự khác biệt và có thể trở thành một đối thủ đáng gờm
đối với các "ông lớn" như Grab, Be, và Gojek.
Hơn 95% sắc thái thảo luận tích cực và trung lập:
Xanh SM Bike chỉ vừa mới ra mắt 2 tháng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh,
nhưng đã nhanh chóng tạo ra sự chấn động lớn trong thị trường xe ôm công nghệ. Dữ liệu
Social Listening từ Kompa Group cho thấy có 41.010 cuộc thảo luận về Xanh SM Bike từ
ngày 1/8 đến 1/10 năm 2023, với hơn 175.000 tương tác.

6
Hình 1. Hơn 95% nội dung các cuộc thảo luận về Xanh SM Bike trên mạng xã hội
mang sắc thái tích cực và trung tính. (Nguồn: Kompa Group)
Giá phải trả thấp hơn tại đa số thời điểm do không có thêm phụ phí:
Trên thị trường dịch vụ xe ôm công nghệ, các hãng như Be, Gojek, Grab và Xanh SM
Bike đều cung cấp dịch vụ vận chuyển với các mức giá khởi đầu và tính phí khác nhau. Dù
trên bảng giá niêm yết, Xanh SM Bike không hấp dẫn bằng các đối thủ khác, nhưng khi
thực hiện đặt xe, khách hàng sẽ chỉ cần trả mức thực phí thấp hơn các hãng khác.
Không tăng giá sốc, chất lượng 5 sao:
Xanh SM Bike với chiến lược giữ mức giá cước ổn định và sử dụng xe điện đã tạo
được lòng tin từ người tiêu dùng, đồng thời không bị ảnh hưởng bởi sự biến động của giá
xăng như các đối thủ.
Tài xế của Xanh SM Bike được đánh giá cao với thái độ thân thiện, lịch sự và tinh
thần phục vụ chuyên nghiệp, từ đó xây dựng hình ảnh cho dịch vụ vận tải hành khách 5
sao, một xu hướng mới và đỉnh cao tại thị trường Việt Nam.
Xanh SM không chỉ đơn giản là một dịch vụ xe ôm công nghệ, nó còn là biểu tượng
của sự sáng tạo và khởi nghiệp tại thị trường vận tải Việt Nam, do ông Phạm Nhật Vượng
sáng lập.

7
1.4. Ma trận SWOT.
1.4.1. Điểm mạnh (Strength)
Độc đáo và sáng tạo: Làm nổi bật doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh, tạo ra
giá trị độc lập cho khách hàng.
Sự linh hoạt và nhanh nhạy trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh: Tạo ra một lợi
thế cạnh tranh đáng kể, giúp doanh nghiệp thích nghi với môi trường kinh doanh thay đổi,
kích thích sự đổi mới và cải tiến liên tục.
Tiềm năng tăng trưởng và lợi nhuận lớn: Do khả năng đáp ứng và thậm chí vượt qua
các nhu cầu và mong đợi của thị trường dẫn đến một lượng khách hàng lớn.
1.4.2. Điểm yếu (Weaknesses)
Rủi ro cao: Do ngân sách còn hạn chế, chưa có lượng đối tác và khách hàng ổn định,
còn thiếu kinh nghiệm quản lý, chuyên môn.
Thiếu nguồn lực: Thị trường mục tiêu của khởi nghiệp sáng tạo lớn và việc phát triển
sản phẩm đòi hỏi nhiều thử nghiệp và tái triển khai.
Thử nghiệm mới thường khó thành công ngay từ ban đầu: Do thị trường không chấp
nhận hoặc chậm chấp nhận những sản phẩm, dịch vụ mới.
1.4.3. Cơ hội (Opportunities)
Tăng cường hợp tác với các công ty công nghệ hoặc các tổ chức nghiên cứu: Tận
dụng kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tiếp cận công nghệ tiên tiến, mở rộng mạng lưới
và tăng cơ hội thị trường.
Sử dụng các kênh tiếp thị kỹ thuật số và mạng xã hội để tiếp cận khách hàng tiềm
năng: Giúp tối ưu hoá chi phí và phân tích dữ liệu để hiểu rõ khách hàng.
Phát triển các dịch vụ hoặc sản phẩm phụ để mở rộng lợi nhuận.
1.4.4. Mối đe dọa (Threats)
Sự biến động thị trường: Xảy ra ngẫu nhiên như dịch bệnh hay khủng hoảng kinh tế.
Rủi ro về các khía cạnh kỹ thuật, tài chính và pháp lý: Do ác vấn đề về công nghệ,
quản lý dòng tiền, hoạt động kinh doanh và những vấn đề pháp lý khác.

8
Quyền sở hữu trí tuệ: Các ý tưởng, mô hình mới dễ bị bắt chước. Đây không chỉ là
vấn đề về pháp lý mà nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh: Các công ty lớn có thể cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tương
tự với giá cả cạnh tranh hoặc với sức mạnh thương hiệu mạnh mẽ hơn.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG


2.1. Phân tích, giới thiệu về thực trạng khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam.
Khởi nghiệp đang là chủ đề nhận được nhiều quan tâm tại Việt Nam, nhất là trong bối
cảnh quốc gia hội nhập mạnh mẽ với kinh tế thế giới. Khởi nghiệp được kỳ vọng sẽ mang
lại những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội.
Theo số liệu từ Bộ kế hoạch và đầu tư, Việt Nam có hơn 3.500 doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo tính đến tháng 12 năm 2023. Trong đó, Việt Nam xác định tinh thần khởi
nghiệp ĐMST là yếu tố cốt lõi tạo ra thành công của các doanh nghiệp.
Từ Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index 2023 - GII),
Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) đã công bố năm 2023. Việt Nam được xếp hạng
46/132 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2022; trong khu vực ASEAN, nước ta
xếp sau Singapore (hạng 5), Malaysia (hạng 36) và Thái Lan (hạng 43). Đồng thời được
đánh giá là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi
mới sáng tạo trong thập kỷ qua.

Hình 2. Thứ hạng của các quốc gia khu vực ASEAN 2017-2023.

9
Báo cáo GII 2023 cho thấy, Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào Đổi
mới sáng tạo: Tăng 2 bậc so với năm 2022, từ vị trí 59 lên 57 (đầu vào Đổi mới sáng tạo
gồm 5 trụ cột: Thể chế, Nguồn nhân lực và nghiên cứu, Cơ sở hạ tầng, Trình độ phát triển
của thị trường; Trình độ phát triển của doanh nghiệp).
Đầu ra Đổi mới sáng tạo của Việt Nam tăng 1 bậc so với năm 2022, từ vị trí 41 lên
40 (đầu ra Đổi mới sáng tạo gồm 2 trụ cột: Sản phẩm tri thức và công nghệ, Sản phẩm sáng
tạo).
Việt Nam duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp. Xếp
trên Việt Nam là Ấn Độ với thứ hạng 40. Ngoài ra, có 5 quốc gia có thu nhập trung bình
cao hơn là Trung Quốc (hạng 12), Malaysia (hạng 36), Bulgari (hạng 38), Thổ Nhĩ Kỳ
(hạng 39) và Thái Lan (hạng 43). Còn lại, tất cả các quốc gia xếp trên Việt Nam đều là các
nước có nền công nghiệp phát triển, thuộc nhóm thu nhập cao.

Hình 3. Tiến bộ về xếp hạng chỉ số GII của Việt Nam 2017-2023.
Theo WIPO, Việt Nam là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều
tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua (gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ,
Việt Nam, Philippines, Indonesia và Cộng hòa Hồi giáo Iran). Một trong 3 quốc gia giữ kỷ
lục có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp (gồm Ấn Độ,
Cộng hòa Moldova và Việt Nam).

10
GII là một bộ công cụ đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia có uy tín trên thế
giới, phản ánh mô hình phát triển kinh tế-xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới
sáng tạo của các quốc gia. Qua đó, các quốc gia thấy được bức tranh tổng thể cũng như các
điểm mạnh, điểm yếu của mình. Vì lý do này mà GII hiện được Chính phủ nhiều quốc gia
sử dụng như một công cụ tham chiếu quan trọng cho quản lý nhà nước về khoa học công
nghệ và đổi mới sáng tạo, cũng như để xây dựng các chính sách khoa học công nghệ và
đổi mới sáng tạo (Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Colombia, Brazil…).
Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã sử dụng bộ chỉ số này như một trong các công
cụ quản lý điều hành quan trọng và đã phân công các bộ, cơ quan, địa phương cùng có
trách nhiệm cải thiện chỉ số. Trong đó, Bộ KH&CN được giao nhiệm vụ là đầu mối theo
dõi, điều phối chung. Từ năm 2017 đến nay, chỉ số GII của Việt Nam liên tục được cải
thiện, tăng từ vị trí 59 (năm 2016) lên 42 (năm 2019 và 2020), 44 năm 2021, 48 năm 2022
và 46 năm 2023.
2.2. Đặc điểm cơ hội và thách thức.
2.2.1. Cơ hội.
Các công ty và nhà đầu tư thường cởi mở và năng động trong việc tìm kiếm nguồn
vốn. Ngày càng nhiều công ty quỹ trong nước bắt đầu xuất hiện và đóng vai trò lớn trong
việc kết nối, tạo điều kiện, bảo vệ nguồn vốn đầu tư cho các đơn vị khởi nghiệp. Xã hội có
thái độ tích cực đối với khởi nghiệp.
Bên cạnh đó, giáo dục khởi nghiệp ở trường đại học bắt đầu được chú trọng đúng
mức và các chương trình đào tạo về khởi nghiệp bắt đầu đi vào thực tiễn, nâng cao tính
thực tiễn. Nhiều trường đại học có chương trình đào tạo khởi nghiệp bắt buộc đối với sinh
viên một số ngành như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

11
Hình 4. Hệ sinh thái khởi nghiệp.
Hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia tập trung vào việc phát triển các công ty năng động,
tăng trưởng nhanh dựa trên việc sử dụng tài sản trí tuệ, công nghệ và mô hình kinh doanh
mới. Khung pháp lý cho đầu tư vào khởi nghiệp để xây dựng cộng đồng khởi nghiệp sáng
tạo, mạng lưới các nhà đầu tư và cố vấn khởi nghiệp, cũng như thúc đẩy sự tương tác giữa
các bên liên quan chính. Chính phủ đang từng bước hoàn thiện một số chính sách khuyến
khích đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp, thể hiện cam kết cải thiện môi trường kinh
doanh và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp. Bằng cách ban hành các chính sách, trong đó có
Đề án thúc đẩy Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về khởi nghiệp hay xã hội hoá khởi
nghiệp như Đề án 844 “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm
2025”.
Và nhiều cơ hội khác đến từ những thay đổi của nhu cầu xã hội ngày nay:
Trong lĩnh vực Marketing, Việt Nam có 77,93 triệu người dùng Internet và số lượng
dùng mạng xã hội cũng đạt 70 triệu người, tương đương với 79,1% tổng dân số ở đầu năm
2023. Tiếp thị mạng xã hội (social media marketing) sẽ vẫn dẫn đầu làn sóng đổi mới và
trở thành kênh kể chuyện và tương tác hiệu quả với khách hàng.

12
Hình 5. Tổng quan số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam.
Còn trong ngành nông nghiệp thế giới và ở Việt Nam trong 3 năm tới được chuyên
gia dự đoán vẫn sẽ tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ về hoạt động đầu tư, ứng dụng Agritech
trong nông nghiệp để tiếp tục kiến tạo, đón đầu những xu hướng nông nghiệp mới trong
tương lai…
Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng đây là một cơ hội chuyển mình mà một doanh
nghiệp bắt đầu khởi nghiệp đang trong giai đoạn phát triển không thể bỏ qua. Những chính
sách, dự án có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh công tác đào tạo hay kết nối để các
doanh nghiệp lại với nhau nhằm tạo mối quan hệ trong cộng đồng hệ sinh thái.
2.2.2. Thách thức.
Một số thách thức của các công ty khởi nghiệp được chia thành hai nhóm: Thách thức
chủ quan và thách thức khách quan. Cụ thể như sau:
Thách thức chủ quan
“Tuổi trẻ” cũng là một rào cản đối với doanh nghiệp khởi nghiệp bởi đặc thù không
cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn về uy tín và hiểu biết pháp luật, khó khăn hơn
trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với các đối tác, không thể dựa vào danh tiếng
trên thị trường tài chính, khó khăn hơn trong việc xây dựng mạng lưới. Ngoài ra người trẻ
còn thiếu quyết tâm, nỗ lực và kinh nghiệm trong kinh doanh khi mới bắt đầu thành công,
các nhà sáng lập thường hài lòng quá sớm và bắt đầu tự mãn, không sống với đam mê ban

13
đầu. Thậm chí, hầu hết các doanh nhân trẻ thường nghĩ đến việc xây dựng một ý tưởng và
sau đó bán nó. Điều này hoàn toàn trái ngược với suy nghĩ của các nhà đầu tư.
Thách thức khách quan
Cạnh tranh gay gắt: Thị trường khởi nghiệp đang ngày càng trở nên cạnh tranh gay
gắt, với sự xuất hiện của nhiều công ty mới bên cạnh đó thì còn có những công ty lớn đã
xuất hiện từ lâu và có chổ đứng lớn mạnh trên thị trường.
Khả năng tiếp cận vốn hạn chế: Theo báo cáo của Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp
Quốc gia (NSDC) hiện nay có khoảng 60% doanh nghiệp khởi nghiệp gặp khó khăn trong
việc tiếp cận nguồn vốn, 40% doanh nghiệp khởi nghiệp cũng cho rằng thủ tục vay vốn để
khởi nghiệp quá rườm rà và phức tạp. Và cũng theo khảo sát của PwC Việt Nam, nước ta
hiện nay có khoảng 72% doanh nghiệp khởi nghiệp cần vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng, và 20%
doanh nghiệp cần vốn đầu tư từ 1-5 tỷ đồng. Ngay cả huy động vốn từ các quỹ đầu tư cũng
là bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam. Hiện thị trường đã ghi
nhận sự tham gia của một số quỹ đầu tư vào khởi nghiệp tại Việt Nam; theo báo cáo "ĐMST
và đầu tư công nghệ Việt Nam 2023", năm 2022, vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam giảm
mạnh 56% so với năm 2021, tuy nhiên, vẫn tăng 41% so với năm 2020. Tổng số vốn đầu
tư rót vào startup năm qua đạt 634 triệu USD, thông qua 134 thương vụ.

Hình 6. Vốn đầu tư mạo hiển cho các startup Việt Nam.

14
Khó khăn về hành lang pháp lý, đầu tư:
• Thứ nhất, về thủ tục thành lập và các thủ tục hành chính khác.
Khó khăn khác về thủ tục hành chính như: thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh đối
với các ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện; thủ tục xuất khẩu hàng hóa, thủ tục
đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, thủ tục nộp thuế; Mỗi thủ tục hành chính đều yêu cầu cần có
rất nhiều hồ sơ, nộp tại nhiều cơ quan khác nhau gây mất thời gian, làm mất đi cơ hội kinh
doanh của doanh nghiệp.
Các bộ, ngành, giữa Trung ương và địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ. Quy
định về thủ tục hành chính mang tính chất chung, chưa rõ ràng dẫn đến việc cấp dưới còn
ban hành các quy định về các giấy phép “con” và chưa linh hoạt trong giải quyết vướng
mắc cho doanh nghiệp.
• Thứ hai, về thủ tục đầu tư.
Hiện tại, còn nhiều quỹ đầu tư vẫn phải thành lập pháp nhân tại Singapore để chủ
động giải quyết các vấn đề liên quan tới ngân hàng. Để nhận được vốn đầu tư nước ngoài,
các công ty Việt Nam vẫn phải sang Singapore để thực hiện các giao dịch.
• Thứ ba, về quỹ đầu tư.
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được
hưởng ưu đãi về thuế. Tuy nhiên, trong các văn bản hướng dẫn cụ thể về thuế không có
quy định cụ thể về đối tượng chịu thuế, mức thuế, thuế suất, thủ tục để được hưởng ưu đãi
về thuế.
Hoạt động đào tạo, tập huấn: Các hoạt động đào tạo chưa được tổ chức thường
xuyên và các kiến thức đào tạo thiếu tính ứng dụng cao. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ đào tạo
bao quát các kiến thức về kinh doanh, tài chính, bán hàng, marketing và quản lý nhân sự
vẫn chưa phổ biến rộng rãi.
Công nghệ ở Việt Nam phát triển chưa đồng đều: Mặc dù có sự phát triển nhanh
chóng của công nghệ thông tin ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, nhưng các
khu vực nông thôn và miền núi vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận internet và các dịch
vụ công nghệ khác.
15
Theo thống kê được công bố vào năm 2021, khoảng 32% các công ty khởi nghiệp
kinh doanh thất bại trong vòng hai năm đầu. Hơn một nửa (51,1%) không chống lại được
thất bại kinh doanh trong vòng năm năm. Đến năm thứ 10, chỉ có 33,6% số doanh nghiệp
vừa và nhỏ trụ lại. Và con số này tiếp tục giảm đều cho đến năm thứ 15, chỉ còn 25,7%.
2.3. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của khởi nghiệp sáng tạo với tuổi trẻ.
2.3.1. Ưu điểm
Sự sáng tạo và đổi mới: Tuổi trẻ thường đi kèm với sự sẵn lòng thử nghiệm, sáng tạo
và đổi mới. Các startup do giới trẻ thành lập thường có khả năng tạo ra các ý tưởng mới,
cách tiếp cận mới và sản phẩm/dịch vụ độc đáo hơn.
Tinh thần mạo hiểm, năng động: Giới trẻ thường có tinh thần mạo hiểm và dám nghĩ
dám làm, điều này giúp họ dễ dàng đối mặt và vượt qua các rủi ro trong quá trình khởi
nghiệp.
Sự linh hoạt và thích ứng: Tuổi trẻ thường linh hoạt và dễ thích ứng với các thay đổi,
điều này là một lợi thế lớn trong môi trường kinh doanh đầy biến động và không chắc chắn.
Sự hiểu biết về công nghệ: Với việc lớn lên trong một thế giới kỹ thuật số, nhiều
thanh niên hiểu biết sâu sắc về công nghệ và các công cụ số, điều này giúp họ dễ dàng tận
dụng các công nghệ mới để phát triển các ý tưởng kinh doanh.
Khả năng kết nối và sử dụng mạng xã hội: Giới trẻ thường có khả năng kết nối và sử
dụng mạng xã hội hiệu quả, điều này có thể giúp họ tiếp cận được tài nguyên, cơ hội và hỗ
trợ từ cộng đồng khởi nghiệp.
2.3.2. Hạn chế
Khả năng tiếp cận tài chính: đây được xem là rào cản lớn nhất đối với việc startup và
đặc biệt là đối với giới trẻ. Thị trường tài chính ở Việt Nam vẫn còn đang phát triển và chưa
đủ linh hoạt để hỗ trợ các startup, đặc biệt là trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính như
vay vốn và quản lý tài chính. Theo báo cáo đổi mới và đầu tư công nghệ 2023, vốn đầu tư
vào startup Việt Nam có phần giảm mạnh, trong 6 tháng đầu năm nay, số vốn chỉ dao động
từ 350-400 triệu USD. Thông thường các nhà đầu tư lớn sẽ muốn lựa chọn các đối tác đã

16
có kinh nghiệm và chuyên môn hơn trong lĩnh vực đó, nên với kinh nghiệm "non nớt"
người trẻ gần như bị loại rất nhiều.
Thiếu kinh nghiệm và kiến thức kinh doanh: thị trường đang rất rộng mở và có rất
nhiều cơ hội cho giới trẻ tham gia vào khởi nghiệp, nhưng khởi nghiệp cũng phải đòi hỏi
người đã có kinh nghiệm, kiến thức để có thể gầy dựng nên một doanh nghiệp khởi nghiệp
Tuy nhiên, rất nhiều giới trẻ hiện nay chỉ khởi nghiệp theo xu hướng, phong trào mà không
có kiến thức về kinh doanh chính vì lí do đó mà nhiều người trẻ đã khởi nghiệp thất bại,
chỉ có khoảng 3-5% người trẻ khởi nghiệp thành công.
Chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp khởi nghiệp ở nước ta vẫn còn chồng
chéo, chưa rõ ràng, phải qua nhiều khâu thủ tục giấy tờ. Điều nay là trở ngại chính khiến
các dự án khởi nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh trong thực tiễn.
Sự bất ổn và thay đổi nhanh chóng: Thị trường kinh doanh luôn biến động và không
chắc chắn, điều này có thể tạo ra sự bất ổn và áp lực đối với các startup do người trẻ điều
hành.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC


3.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý
Tháo gỡ những vướng mắc về khung pháp lý cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo rất
quan trọng. Để thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo, cần đẩy mạnh quyền tự do kinh doanh của
các chủ thể nhằm tạo môi trường kinh doanh tốt hơn.
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật, Nhà nước có thể tham khảo kinh
nghiệm của các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới, vận dụng sáng tạo vào Việt
Nam. Cần hệ thống hóa các quy định về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tạo tính
logic, khoa học, từ đó giúp doanh nghiệp dễ theo dõi, nắm bắt và thực hiện thông tin.
Tiếp đó, cần phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục đăng
ký kinh doanh, thủ tục cấp phép đầu tư và các thủ tục khác; giảm bớt thời gian thực hiện
thủ tục, từ đó gỡ bỏ rào cản, tránh tình trạng doanh nghiệp chuyển dịch sang hoạt động tại
các quốc gia khác. Cần có sự phối hợp thường xuyên, kịp thời giữa các cơ quan, thống nhất

17
đầu mối trong công tác quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp, sẽ giúp các doanh nghiệp và các địa
phương tập trung nguồn lực.
Cần soạn thảo và ban hành văn bản hướng dẫn về các ưu đãi thuế đối với Quỹ Đầu
tư khởi nghiệp sáng tạo; cần làm rõ quy định về nhà đầu tư tư nhân, nguồn tài chính được
sử dụng để đóng góp; xác định tư cách pháp nhân cho danh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo…
3.2. Thúc đẩy khả năng tiếp cận vốn đầu tư của doanh nghiệp.
Tăng cường tầm ảnh hưởng và hiệu quả hoạt động của quỹ phát triển doanh nghiệp
và quỹ bảo lãnh tín dụng, Trung tâm khởi nghiệp và sáng tạo tại địa phương. Đổi mới, đơn
giản hóa thủ tục vay vốn, bảo đảm an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật,
thực hiện triển khai lãi suất hợp lý.
3.3. Hỗ trợ bởi hạ tầng kỹ thuật.
Bên cạnh việc đảm bảo các nguồn lực tài chính, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo cần
được hỗ trợ bởi hạ tầng kỹ thuật cứng và mềm thuận lợi. Theo đó, sở khoa học và công
nghệ các tỉnh/thành phố triển khai các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp
nghiên cứu đổi mới công nghệ, cải tiến, hoàn thiện, làm chủ công nghệ thông qua các hoạt
động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn,...
Để các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tiếp cận và áp dụng công nghệ, các doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể áp dụng các mô hình sau:
Máy chủ ảo – đây là một lựa chọn phổ biến cho các doanh nghiệp khởi nghiệp khi
chưa thể tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn. Bởi VPS cung cấp một hệ thống phần cứng ảo
để triển khai ứng dụng web, trang web, các dịch vụ trực tuyến mà không thông qua một
máy chủ vật lý.
Mô hình này được áp dụng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ khi cho phép
doanh nghiệp thực hiện quản lý các hoạt động của doanh nghiệp trên một máy chủ ảo. Đây
cũng là giải pháp hiệu quả khi doanh nghiệp khơi nghiệp muốn vận hành doanh nghiệp dễ
dàng với mức chi phí và khoản đầu tư tối ưu.
AI – Trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây.

18
Với các doanh nghiệp khởi nghiệp, việc nhanh chóng mở rộng quy mô bằng việc
Marketing, quảng bá sản phẩm, duy trì quan hệ khách hàng thông qua các chương trình là
vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để tạo ra một ý tưởng và thực hiện các ý tưởng đó tiêu tốn
rất nhiều nguồn lực từ nhân sự đến vốn. Vì vậy, việc đưa AI vào vận hành doanh nghiệp
giúp đơn giản hóa sử dụng nguồn lực.
Cụ thể, AI có thể đưa ra các ý tưởng và thực hiện các chiến dịch Social Marketing.
AI có thể thực hiện các hành động và câu trả lời lặp lại trong dịch vụ và phản hồi khách
hàng của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp về phần mềm, thậm chí AI có thể lập trình
thay cho con người.
Trong việc phân tích hành vi khách hàng, nếu AI can thiệp có thể phân tích các nguồn
dữ liệu một cách nhanh chóng cũng như dễ dàng và đưa ra dữ liệu trực quan hơn. Kết hợp
áp dụng trong dịch vụ khách hàng cho phép AI phân tích hội thoại từ đó có thể hỗ trợ nhân
viên chăm sóc khách hàng tốt hơn.
Công nghệ thực tế ảo (Vertual Reality – VR)
Là một công nghệ giả lập môi trường 3D tạo ra một trải nghiệm thực tế cho người sử
dụng thông qua việc đeo hoặc sử dụng các thiết bị cảm biến như kính VR, tai nghe VR,
găng tay hoặc bộ cảm biến chuyển động.
Trong thực tế, áp dụng công nghệ thực tế ảo đang là một xu hướng đối với các doanh
nghiệp hiện nay, bởi nó đem lại lợi ích lớn đối với doanh nghiệp và cả khách hàng của
doanh nghiệp.
• Với doanh nghiệp: Công nghệ thực tế ảo cho phép nhân viên có thể làm việc
đa điểm ở nhiều nơi. Đồng thời, Công nghệ thực tế ảo kết hợp cùng mô hình
trí tuệ nhân tạo cho phép Call Center của doanh nghiệp được vận hành cách tự
động và nâng tầm trải nghiệm đồng bộ của khách hàng.
• Với khách hàng: VR cho phép khách hàng đi vào một không gian cách chân
thật, từ đó, khách hàng có thể trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ, tương tác
với các đối tượng và môi trường tạo nên cảm giác chân thật và thú vị. Điều

19
này có thể được áp dụng với các lĩnh vực y tế, giáo dục, thể thao, bán hàng
đặc biệt là kiến trúc.
Qua đó, Công nghệ thực tế ảo mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích cụ thể đặc
biệt trong vấn đề sử dụng công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực có sẵn (nhân sự, thiết bị, sản
phẩm, dịch vụ và nguồn vốn) để nâng cao trải nghiệm và đình hình, thu hút khách hàng.
3.4. Phát triển nguồn nhân lực.
Khuyến khích huy động các nguồn tài chính bổ sung vào nguồn quỹ đào tạo tài năng,
đào tạo các nhà quản lý, cho các nghiên cứu phát triển doanh nghiệp . Tổ chức các khóa
đào tạo, tập huấn cho các hội viên, hoặc tổ chức các hoạt động giao lưu truyền đạt kinh
nghiệm giữa các hội viên với nhau.
3.5. Liên kết giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp.
Xúc tiến ươm mầm sáng tạo trong nhà trường và ươm tạo công nghệ trong doanh
nghiệp. Đề xuất Hội đồng Nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định một số chính sách
khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu KH&CN tại cơ sở giáo dục, đào tạo và hoạt động sáng
tạo không chuyên
KẾT LUẬN
Khởi nghiệp sáng tạo đang là một chủ đề, xu hướng tất yếu tại Việt Nam cũng như
trên thế giới. Tạo ra cơ hội rất nhiều cho tuổi trẻ Việt Nam phát triển và góp phần xây dựng
nền kinh tế. Khởi nghiệp trong giai đoạn hiện tại người trẻ có rất nhiều cơ hội để phát triển.
Ưu điểm lớn nhất là sự sáng tạo và đổi mới, ngoài ra còn có sự linh hoạt cũng như tiếp cận
công nghệ đã phần nào định hình những ưu điểm của một doanh nghiệp khởi nghiệp sáng
tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội và lợi ích, khởi nghiệp sáng tạo cũng luôn tồn tại và
phải đối mặt trước những thách thức và hạn chế. Các vấn đề liên quan đến tiếp cận công
nghệ và tình trạng thiếu kiến thức và kinh nghiệm, vận hành doanh nghiệp, vấn đề pháp
lý,... là vấn đề cấp thiết của những doanh nghiệp này. Với những mô hình, đề xuất, giải
pháp đưa ra sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp phần nào những hạn chế và khó khăn. Tuy nhiên,
trong mỗi doanh nghiệp sẽ có những khó khăn cụ thể mà doanh nghiệp gặp phải. Vì vậy,
việc áp dụng mô hình vào doanh nghiệp mình cần được đánh giá và xem xét dựa trên các
yếu tố liên quan để đạt được kết quả tối ưu.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần, Q. L., Trần, V. T., & Trẫn, N. N. C. (2020). Khởi nghiệp sáng tạo là cơ hội của
tuổi trẻ Việt Nam= Creative startup-The opportunity for the young in Vietnam.
2. Lan, N. T. P., & Nhung, T. T. K. Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp khởi nghiệp,
đổi mới sáng tạo ở Việt Nam: thuận lợi và khó khăn.

3. Almurayh, A. (2010). Virtual Private Server. UCCS-CS526, May.

4. Nhựt, P. N. M., Ban, Đ. V., & LÊ VĂN, S. Ơ. N. (2014). Mô hình nền tảng máy
chủ chia sẻ và bài toán vector packing trong cung cấp tài nguyên cho dịch vụ ảo
hóa.

5. Phan Vũ (2021), Nhận thức chung về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

6. Đức, L. A. (2023). Tư duy sáng tạo là gì? Cách rèn luyện tư duy sáng tạo. .

7. Phan Dũng. Giới thiệu: Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (Quyển một của bộ
sách “Sáng tạo và đổi mới”). Trung tâm sáng tạo KHKT. TpHCM. 2004.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. AR, V., & TỬ, T. ỨNG DỤNG CỦA THỰC TẾ ẢO (VR).

10. VTC Academy (2021), Virtual Reality: Thực tế ảo – Cơ hội thật

11. Bộ Khoa học Công nghệ(2017), Tiềm năng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, http://dean844.most.gov.vn/tiem-nang-
phat-trien-he-sinh-thai-khoi-nghiep-o-viet-nam-trong-boi-canh-hoi-nhap-quoc-
te.htm.
12. VCCI (2019), Báo cáo Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2017/2018, Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam.

21
13. Phan Trang (2023), Nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao môi trường kinh doanh
Việt Nam, https://baochinhphu.vn/nha-dau-tu-nuoc-ngoai-danh-gia-cao-moi-
truong-kinh-doanh-viet-nam-102230515165443427.htm

14. Zhang, Y., & Yang, J. (2006), New venture creation: Evidence from an
investigation into Chinese entrepreneurship. Journal of Small Business and
Enterprise Development, 13(2), 161-173.

22

You might also like