Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

CÁC KỸ THUẬT TƯ DUY PHẢN BIỆN

I. Kỹ thuật SWOT:

1.1. Khái niệm:


_ Là một mô hình phân tích được sử dụng phổ biến trong việc phân tích một dự án
hoặc nhiều dự án được thực hiện bởi một nhóm người, một doanh nghiệp hay là
một tổ chức ở cả thời điểm hiện tại và tương lai.
_ Kỹ thuật SWOT đặc trưng cho 4 thành phần:
+ S-Strengths (điểm mạnh)
+ W-Weaknesses (điểm yếu)
+ O-Opportunites (cơ hội)
+ T-Threats (thách thức)
1.2. Ưu và nhược điểm:
1.2.1. Ưu điểm:
_ Là một phương pháp hiệu quả, bất kì doanh nghiệp hay tổ chức nào cũng có thể
áp dụng cho dự án của mình.
_ Không tốn chi phí.
1.2.2. Nhược điểm:
_ Là một kỹ thuật phân tích đơn giản.
_ Kết quả chưa chuyên sâu: Kết quả không đưa ra phản biện, chỉ tập trung vào việc
chuẩn bị dự án, điều đó không đủ để hoàn thiện đánh giá và đưa ra định hướng,
mục tiêu.
1.3. Ví dụ áp dụng:
_ Kỹ thuật SWOT được nhóm áp dụng để phân tích cho sản phẩm sắp thực hiện tới
đây như sau:
+ S-Strengths (điểm mạnh):

 Nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên, đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
 Lượng calorie thấp, ít chất béo.
 Con giống SCOBY được nuôi trong điều kiện tối ưu.
+ W-Weaknesses (điểm yếu):

 Nhóm chưa có kinh nghiệm thực hiện.


+ O-Opportunities (cơ hội):

 Các sản phẩm vừa tốt cho sức khỏe vừa tiện lợi được ưa chuộng.
+ T-Threats (thách thức):

 Tỷ lệ cạnh tranh cao, thị trường tương đối khốc liệt.
 Thiết bị sản xuất có thể chưa có.
1.4. Kết luận:
_ Kỹ thuật SWOT sẽ đánh giá được 4 phương diện điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức để những người thực hiện dự án hay những tổ chức có thể rút ra
được kết quả chính xác giúp hoàn thiện dự án, vượt qua rủi ro.

II. Kỹ thuật Brainstorming:

2.1. Khái niệm:


_ Brainstorming là một
phương pháp dùng để phát
triển nhiều giải đáp sáng
tạo cho một vấn đề.
Phương pháp này hoạt
động bằng cách tập trung
trên vấn đề, rồi tìm ra rất
nhiều đáp án căn bản cho
nó. Các ý niệm, hình ảnh
về vấn đề trước hết được
nêu ra một các rất phóng
khoáng và ngẫu nhiên theo
dòng suy nghĩ càng nhiều
càng đủ càng tốt. Chúng
có thể rất rộng và sâu cũng
như không giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt nhất của vấn đề.
2.2. Mục đích sử dụng:
_ Truy tìm nguyên nhân của vấn đề cần giải quyết.
_ Tìm ra các giải pháp sáng tạo để giả quyết vấn đề.
_ Đề xuất các ý tưởng mới.
_ Tìm các phương pháp mới.
2.3. Các phương pháp động não:
_ Brainstorming gồm hai phương pháp động não:
+ Động não tự do: người tham gia sẽ tự do thoải mái về tất cả các ý tưởng có thể có
được.
+ Động não có định hướng: người tham gia sẽ bị giới hạn các ý tưởng theo một
hướng nào đó.
2.4. Những quy tắc cơ bản:
_ Khi thực hiện Brainstorming cần tuân theo những nguyên tắc sau:
+ Không chỉ trích.
+ Khuyến khích những ý tưởng điên rồ nhất.
+ Cố gắng sáng tạo và khuyến khích thật nhiều ý tưởng.
+ Liệt kê tất cả các ý tưởng.
2.5. Các bước thực hiện brainstoming:
_ Bước 1: Xác định vấn đề cần được giải quyết.
_ Bước 2: Xác định các quy định trong khi brainstorming.
+ Nếu brainstorm theo nhóm, hãy xác định ai là trưởng nhóm, ai là thư ký ghi chép
toàn bộ ý tưởng, lời thảo luận của mọi người. Trưởng nhóm sẽ là người chỉ đạo
toàn bộ buổi động não.
_ Bước 3: Chia sẻ và ghi chép lại ý kiến.
_ Bước 4: Sàng lọc ý tưởng.
_ Bước 5: Đánh giá, phát triển, và kết luận.
2.6. Ưu điểm và nhược điểm:
2.6.1. Ưu điểm:
_ Xem xét được tất cả các nguyên nhân có thể.
_ Thích hợp khi không có thông tin và với các vấn đề không có cấu trúc.
2.6.2 Nhược điểm:
_ Chỉ là phán đoán.
2.7. Ví dụ áp dụng:
_ Kỹ thuật Brainstorming sử dụng trong việc thảo luận, quyết định slogan của
nhóm:

+ Trưởng nhóm cho nhóm biết logo và tên của nhóm và để cho các thành viên lần
lượt nêu lên ý tưởng slogan, mà ý nghĩa của slogan phải xoay quanh biểu tượng
logo và tên mà nhóm đã chọn.
+ Chẳng hạn, trước đó nhóm có bàn tới slogan là “kiến thức, kinh nghiệm và trải
nghiệm”, thể hiện cho việc nhóm luôn sẵn sàng đón nhận thêm nhiều kiến thức
mới, chăm chỉ học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và không ngần ngại thực nghiệm
để thu được nhiều trải nghiệm quý báu.
+ Sau đó, nhóm có đề xuất thêm một slogan khác là “tinh hoa sáng tạo”, biểu hiện
cho dự án của nhóm sẽ hội đủ những gì tinh túy và tốt đẹp nhất, là kết tinh tinh tế
chỉn chu của sự sáng tạo.
+ Nhóm cũng đã có đề xuất những ý tưởng slogan khác và cuối cùng, “go with the
flow” đã được thống nhất để làm slogan cuối cùng.
III. Kỹ Thuật S.C.A.M.P.E.R:

3.1. Khái niệm:


_ Về cơ bản, kỹ thuật S.C.A.M.P.E.R là một quá trình mở rộng và cải thiện các ý
tưởng bằng cách thử nghiệm và đặt câu hỏi cho chúng từ các góc độ khác nhau.
Đối với mỗi chữ cái ghi nhớ, sẽ có câu hỏi liên quan tới dự án của nhóm.
3.2. Ý nghĩa của từng chữ cái trong kỹ thuật:
_ S – Substitute (Thay thế): Thay thế hay thay đổi là một quá trình tất yếu
xảy ra, đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh. Thay thế những thứ hiện có bằng
những thứ khác. Bằng cách tìm kiếm sự mới lạ, chúng ta sẽ nhận được những ý
tưởng mới.
_ C – Combine (Kết hợp): Nghĩa là kết hợp các yếu tố, các sản phẩm, dịch
vụ, chức năng khác nhau để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, chức năng mới.
_ A – Adapt (Thích nghi): Câu hỏi đặt ra chính là làm sao để sản phẩm, dịch
vụ có thể thích nghi với các mục tiêu mới trong một bối cảnh mới? “Thích nghi”
đề cập đến một cuộc thảo luận về những nội dung của sản phẩm hoặc quy trình mà
bạn có thể điều chỉnh để có kết quả tốt hơn và giải quyết vấn đề của mình. Sự điều
chỉnh này có thể bao gồm từ những thay đổi nhỏ đến những thay đổi căn bản trong
toàn bộ dự án.
_ M – Modify (Điều chỉnh): Là sửa đổi các yếu tố của sản phẩm như kích
thước, hình dáng, màu sắc, tính năng,… để nâng cao giá trị sản phẩm.
_ P – Put to other uses (Sử dụng cho mục đích khác): Các sản phẩm, dịch vụ
này có thể sử dụng cho mục đích khác mục đích ban đầu. Chẳng hạn, một sản
phẩm ban đầu được định hướng là làm thực phẩm có thể sẽ được chuyển hướng
thành sản phẩm làm đẹp.
_ E – Eliminate (Loại bỏ): Quá nhiều ý tưởng sẽ khiến cho quá trình tạo ra
sản phẩm, dịch vụ nảy sinh nhiều vấn đề, dẫn đến thành quả không được như mong
muốn. Vì thế, giảm bớt ý tưởng cũng như loại trừ những yếu tố không cần thiết để
tập trung vào những tính năng quan trọng sẽ giúp cho sản phẩm ưu việt hơn.
_ R – Reverse/Rearrange (Thay đổi trật tự): Là thay đổi đổi trật tự hay lật
ngược lại vấn đề, đảo ngược lại trình tự, tư duy theo hướng mới để khám phá ra
những điều chưa biết. Đôi khi những tiềm năng chưa được khai phá của sản phẩm
lại xuất hiện theo một cách không ngờ tới.
_ Một số câu hỏi có thể tham khảo như: Có thể sắp xếp lại thứ tự vận hành không?
Các bộ phận có thể tráo đổi cho nhau không?
3.3. Ví dụ áp dụng:
_ Kỹ thuật S.CA.M.P.E.R được nhóm áp dụng như sau:
_ S - (Substitute) Thay thế:
=> Sẽ như thế nào nếu chúng ta thay thế nguyên liệu dùng trong quy trình nuôi
con SCOBY?
VD: Thay thành phần nước mồi nuôi SCOBY từ trà xanh, hoặc trà đen thành trà
hoa hồng (hay có thể là những loại trà khác).
_ C - (Combine) Kết hợp:
=> Có thể kết hợp thành phẩm là bánh snack SCOBY với những hương liệu gia vị
được không?
VD:
 Kết hợp lắc snack SCOBY với các loại bột như: bột phô mai, bột muối
béo,.... để tạo hương vị.
 SCOBY có các thành phần dinh dưỡng cho cơ thể, kết hợp làm thành bánh
snack vừa là một sản phẩm tốt cho sức khỏe vừa là một loại bánh nhanh gọn,
hợp thị hiếu.
_ A - (Adapt) Thích ứng:
=> Đối với một thị trường đang ngày càng ưa chuộng các sản phẩm tốt cho sức
khỏe nhưng mà lại tiện lợi, chúng ta có thể làm gì?
VD: Nhóm làm sản phẩm thực phẩm ăn liền từ SCOBY.
_ M - (Modify) Sửa đổi:
=> Nếu trong quá trình sản suất snack SCOBY có độ giòn không như ý thì có thể
chuyển đổi phương pháp làm SCOBY được không?
VD:
 Từ phương pháp sấy giòn chuyển sang làm phương pháp sấy dẻo.
 Từ phương pháp sấy thăng hoa chuyển thành sử dụng phương pháp chiên
chân không.
_ P- (Put to other uses) :
=> Có thể không chỉ làm thành snack SCOBY mà làm những sản phẩm tương tự
khác có được không?
=> Thay vì dùng để làm snack thì có thể làm sản phẩm tương tự như rong biển vụn
để rắc cơm hoặc dùng để trộn salad được hay không?
VD: SCOBY thường chỉ được dùng để làm lên men nước giải khát thì bây giờ
nhóm ứng dụng làm sản phẩm thực phẩm ăn liền.
_ E - (Eliminate) Loại bỏ:
=> Có cần loại bỏ vị chua của sản phẩm để giúp sản phẩm không bị quá chua phù
hợp với khẩu vị hay không?
VD:
 Sử dụng các gia vị hương liệu để làm hòa hợp hoặc giảm vị chua, chẳng hạn
như dùng bột muối béo, xíu mại, các vị cay như ớt,..
 Trong quá trình làm sản phẩm, sử dụng các phương pháp để làm mất đi vị
chua như ngâm trong một khoảng thời gian,..
_ R - (Reverse/Rearrange) Đảo ngược:
=> Có thể thay đổi quá trình làm, trình tự làm so với ban đầu được hay không?
VD:
 Tẩm vị SCOBY trước khi làm thành các miếng bánh snack, thay vì làm
thành sản phẩm rồi mới tẩm vị.
 Không cắt rời các lớp SCOBY ra trước mà đem chế biến thẳng, sau đó mới
bắt đầu cắt rời thành các miếng.

IV. Kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy (6 thinking hats):
Khi cần đưa ra quyết định cho một vấn đề, hay giữa các thành viên trong nhóm có
sự tranh cãi về vấn đề đó thì kĩ thuật “6 chiếc mũ tư duy” chính là chìa khóa để giải
quyết mọi xung đột giữa các thành viên, từ đó đưa ra quyết định phù hợp nhất.

4.1. Khái niệm:


_ Kỹ thuật “6 chiếc mũ tư duy” (6 Thinking Hats) là một kỹ thuật mạnh mẽ và độc
đáo. Kỹ thuật này nhằm hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một
góc nhìn, do đó sẽ triệt tiêu hoàn toàn các tranh cãi xuất phát từ các góc nhìn khác
nhau. Bên cạnh đó, giúp các cá thể có được nhiều cái nhìn hơn về một đối tượng
mà những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người thông thường có thể thấy
được.
4.2. Ý nghĩa từng chiếc mũ:
_ Mũ trắng (hay là mũ xanh da trời): mang hình ảnh của một tờ giấy trắng,
thông tin, dữ liệu. Khi chúng ta tưởng tượng đang đội chiếc mũ trắng, chúng ta chỉ
cần suy nghĩ về các thông tin, dữ kiện liên quan đến vấn đề đang cần giải quyết.
_ Mũ đỏ: mang hình ảnh của lửa đang cháy trong lò, con tim, dòng máu
nóng, sự ấm áp. Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ đỏ, chúng ta chỉ cần đưa ra
các cảm giác, cảm xúc, trực giác, những ý kiến không có chứng minh hay giải
thích, lí lẽ của mình về vấn đề đang giải quyết. Chỉ đưa ra các điều bộc phát đó,
không cần giải thích.
_ Mũ vàng: mang hình ảnh của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, các giá trị,
các lợi ích,…. . Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ vàng, bạn sẽ đưa ra các ý kiến
lạc quan, có logic, các mặt tích cực, các lợi ích của vấn đề, mức độ khả thi của dự
án.
_ Mũ đen: mang hình ảnh của đêm tối. Người đội mũ đen sẽ liên tưởng đến
các điểm yếu, các lỗi, sự bất hợp lý, sự thất bại, sự phản đố. Chiếc nón đen để dùng
cho “sự thận trọng”, nó chỉ ra các lỗi, các điểm cần lưu ý, các mặt yếu kém, bất lợi
của vấn đề hay dự án đang tranh cãi.
_ Mũ xanh lá cây: Hãy liên tưởng đến cây cỏ xanh tươi, sự nảy mầm, sự
đâm chồi, sự phát triển. Chiếc nón xanh lá cây tượng trưng cho sự sinh sôi, sáng
tạo. Trong giai đoạn đội nón này, chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp, ý tưởng cho vấn
đề đang thảo luận.
_ Mũ xanh da trời (hay mũ tím): Hãy nhìn bầu trời xanh lồng lộng bằng con
mắt bao quát. Chiếc nón xanh da trời sẽ có chức năng giống như nhạc trưởng, nó
sẽ tổ chức các chiếc nón khác – tổ chức tư duy. Nón xanh da trời sẽ kiểm soát tiến
trình tư duy. Đây là chiếc nón của người lãnh đạo hay trưởng nhóm thảo luận.
4.3. Các bước tiến hành:
_Mọi người trong nhóm làm việc sẽ cùng tham gia góp ý tùy theo tính chất của ý
đó mà sẽ đề nghị đội mũ màu gì. Người trưởng nhóm sẽ lần lượt chia thời gian tập
trung ý cho mỗi mũ màu.
+ Bước 1: Mũ trắng (hay mũ xanh da trời): Tất cả các ý kiến nào chỉ chứa sự thật,
bằng chứng, hay dữ kiện, thông tin sẽ được đưa ra. Đội mũ này có nghĩa là “hãy
cởi bỏ mọi thành kiến, mọi tranh cãi, cởi bỏ mọi dự định và hãy nhìn vào cơ sở dữ
liệu”
+ Bước 2: Mũ xanh lá cây: Tạo ra các ý kiến làm sao để giải quyết. Các sáng tạo,
các cách thức khác nhau, các kế hoạch, các sự thay đổi.
+ Bước 3: Mũ vàng:
- Đánh giá các giá trị của các ý kiến của mũ xanh lá cây.
- Viết ra danh mục các lợi ích dùng mũ vàng.
+ Bước 4: Mũ đen: Viết các đánh giá, và các lưu ý trong mũ đen.
_ Đây là mũ có giá trị nhất. Dùng để chỉ ra tại sao các đề nghị hay ý kiến không
thích hợp (hay không hoạt động được) cùng với các dữ kiện, với kinh nghiệm sẵn
có, với hệ thống đang hoạt động, hoặc với chế độ đang được theo.
+ Bước 5: Mũ đỏ: Viết các phản ứng, trực giác tự nhiên và các cảm giác xuống.
Mũ đỏ cho phép người suy nghĩ đặt xuống các trực cảm mà không cần bào chữa.
+ Bước 6: Mũ xanh da trời (hay mũ tím): Tổng kết và kết thúc buổi làm việc.
- Mũ tím là sự nhìn lại các bước trên hoặc là quá trình điều khiển.
_ Các bước tiến hành trên không hoàn toàn nhất thiết phải theo đúng thứ tự như đã
nêu mà ở nhiều trường hợp, có thể chỉnh lại thứ tự thực hiện các mũ sao cho phù
hợp với nhóm.
4.4. Ví dụ áp dụng:
_ Ứng dụng kỹ thuật sáu chiếc mũ tư duy vào việc thảo luận về các vấn đề liên
quan đến sản phẩm nhóm dự tính thực hiện.
1. Mũ trắng (hay mũ xanh da trời):
_ Lên lịch cho các quy trình sản phẩm tiếp theo của nhóm.
_ Cấu trúc của SCOBY có dạng dẻo, hương vị chua. Và vì có vị chua nên một là
làm vị chua cay, hai là làm chua ngọt.
_ Đối với các phương pháp làm sản phẩm, tại phòng thí nghiệm có nhiều thiết bị
phù hợp với phương hướng chế biến, như máy sấy thăng hoa, nồi chiên chân
không, máy sấy dẻo.
_ Trên thị trường có nhiều loại sản phẩm snack đa dạng hương vị, màu mùi, các
loại thực phẩm sấy, sấy dẻo, phù hợp cho việc tìm kiếm thêm dữ liệu, khảo sát
thông tin.
2. Mũ vàng:
_ Mục đích sử dụng SCOBY làm snack, hay làm thành loại thực phẩm ăn liền vì
nó có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B…; SCOBY có khả năng kiểm soát
đường, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư, cung cấp lợi khuẩn.
_ Dù là sản phẩm mới nhưng mang sự độc, lạ, có thể thu hút được các khách hàng
tiềm năng.
3. Mũ đỏ:
_ Hương vị của SCOBY sau khi thành hình: có thể kết hợp thêm những hương vị
khác như muối ớt, xíu mại, phô mai trứng muối,…
_ Nuôi giống SCOBY: Có thể tự nuôi con SCOBY, tránh bị phụ thuộc vào những
nhóm khác cũng sử dụng con SCOBY. Khi nuôi SCOBY có thể sử dụng trà hoa
hồng thay vì bình thường hay dùng trà xanh, trà đen.
4. Mũ xanh lá:
_ Tạo nhiều hình thù cho sản phẩm làm từ các lớp của con SCOBY, ví dụ như hình
tròn, hình tam giác, hình vuông…
_ Phương pháp làm có thể làm sấy dẻo thay vì sấy giòn. Khi chế biến con SCOBY,
nếu như làm sấy giòn thì hương vị nên làm ngâm vị, còn nếu làm sấy dẻo thì nên
làm lắc vị để giữ được hương vị.
_ Về độ dày lớp thành SCOBY, khi làm sấy giòn thì lấy lớp mỏng hơn còn nếu làm
sấy dẻo thì lấy lớp dày hơn.
5. Mũ tím:
_ Đảm bảo những vấn đề đặt ra sẽ luôn được thảo luận, chẳng hạn: hương vị sau
này của bánh snack sẽ như thế nào, thiết bị sử dụng để làm sản phẩm, tệp thị
trường cần phân tích, hình dạng của bánh snack, những giá trị lợi ích mà SCOBY
có thể mang lại,..
_ Đảm bảo mỗi thành viên đều tham gia vào cuộc thảo luận với nhiệm vụ ứng với
chiếc mũ của mình.
6. Mũ đen: Tất cả thành viên
_ Khi sấy giòn SCOBY thì khả năng khó có thể làm giòn được vì SCOBY có cấu
trúc dẻo. Bên cạnh đó khi sấy giòn có thể làm hỏng lớp SCOBY.
_ Khả năng tăng nguy cơ tiểu đường nếu như sấy sản phẩm nhiều.
_ Thời gian nuôi SCOBY để tăng sinh khối có thể lâu hơn dự tính sản phẩm.
_ Có thể không có thiết bị chuyên dụng để chế biến sản phẩm theo phương hướng
dự kiến.
_ Là sản phẩm đầu tay của nhóm nên sẽ mang nhiều thiết sót.

You might also like