TVTHCB2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TỪ NGỮ TRONG VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

1, Đặc điểm của từ trong tiếng Việt nhất


- Khái niệm: Từ là đơn vị nhỏ của ngôn ngữ, đọc lập về ý nghĩa và hoàn chỉnh về
hình thức.
cây, đẹp, nhỉ, nhé, và, nó, đấy...
- Hoàn chỉnh: không thể xen thêm đơn vị
- Độc lập: tách rời khỏi đơn vị khác
- Từ là tín hiệu đặc biệt: cái biểu đạt (âm) và cái được biểu đạt (nghĩa)
- Quan hệ chặt chẽ, võ đoán
2, Hiện tượng đồng nghĩa trong tiếng Việt
Khái niệm: là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và
phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách nào đó
hoặc đồng thời cả hai.
sợ, hãi, kinh, khiếp, sợ hãi, khiếp sợ
Sắc thái: đặc điểm ngữ nghĩa bổ sung cho phần ý nghĩa cơ bản cốt lõi mà từ biểu
thị, nảy sinh từ kết cấu nghĩa của từ, thiên về cảm xúc
(1) Trông: nhìn, nương tựa/ dựa vào, chăm sóc/ giữ gìn
vd: người đẹp- bóng hồng- giai nhân- mỹ nhân
2.1. Các kiểu từ đồng nghĩa trong tiếng Việt
- Từ đồng nghĩa thuần Việt: heo, lợn; ăn, xơi
- Từ đồng nghĩa thuần Việt với Hán Việt: nước, quốc; nước, thủy; trời, thiên
- Từ đồng nghĩa Hán Việt với Hán Việt: hoan hỉ- lạc quan
2.2. Loạt đồng nghĩa
- bắt đầu, khởi đầu, xuất phát, khởi hành
- chết, hi sinh, mất, qua đời, từ trần
- nhỏ, nhỏ bé, nhỏ nhắn
>> Tất cả các đơn vị có chung một ý nghĩa tập hợp thành nhóm gọi là loạt đồng
nghĩa.
>> Trong loạt đồng nghĩa sẽ có 1 từ chủ đạo
>> Các thành tố nghĩa trong loạt từ đồng nghĩa phân biệt với nhau ở những mặt sau
- Sắc thái ý nghĩa: nhanh, mau, chóng. (nhanh là hơn tốc độ bth, mau là nhanh
về động tác, chóng là nhanh về thời gian)
- Sắc thái biểu cảm: thái độ của người nói
o cho/ tặng/ biếu/ thí/ hiến
- Phạm vi sử dụng; khác nhau về cách dùng (phong cách viết, nói, trang
trọng...)
>> Sắc thái nghĩa trong loạt đồng nghĩa được hình thành theo quy luật:
- Từ đồng nghĩa Hán- Việt: trừu tượng, cổ kính, trang trọng
- Từ đồng nghĩa thuần Việt: cụ thể, sinh động, bình dân
>> Một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều quan hệ đồng nghĩa khác nhau.
>> Hiện tượng đồng nghĩa không xảy ra đối với toàn bộ dung lượng nghĩa của từ
mà chỉ xảy ra với một nghĩa của nó thôi.

2.3. Sự hình thành các loạt đồng nghĩa trong tiếng Việt
- Gốc Nam Á (nhánh Môn- Khơme, chi Việt- Mường, Tày- Thái): nhanh, mau,
chóng, đẹp, xinh, bé, nhỏ
- Tiếp nhận từ vựng của các ngôn ngữ khác: không phận- vùng trời, máy bay- phi
cơ, ghi đông- tay lái
- Khả năng cấu tạo các đơn vị từ vựng mới của TV: bé, nhỏ, be bé, bé bỏng, nhỏ
nhặt, nhỏ nhoi
- Sự xâm nhập của lớp từ ngữ hạn chế về mặt lãnh thổ (phương ngữ) hoặc xã hội
vào ngôn ngữ toàn dân: lợn- heo, ngô- bắp, mật thám- cớm
- Do sự phát triển về nghĩa của từ: đa nghĩa của từ ăn
3, Hiện tượng từ tương tự
Khái niệm: là hiện tượng hai hoặc nhiều từ gần nhau về âm và nghĩa
Các kiểu từ tương tự
- Trùng nhau ở âm đầu: dụ, dỗ; giành, giật; va, vạ, vấp
- Trùng nhau ở phần vần: cành, nhánh, ngành; bậc, nấc
- Trùng nhau ở cả phần âm và phần vần: đớp, đợp; xoăn, xoắn; quẩn, quẫn,..
4, Từ thuần Việt và từ Hán Việt
4.1. Các từ thuần Việt
- Từ thuần Việt: là những từ trùng với bộ phận từ vựng gốc của tiếng Việt, chúng
biểu thị những sự vật, hiện tượng cơ bản nhất và chắc chắc tồn tại từ rất lâu.
- Có sự giống nhau nhất định về ngữ âm, ngữ nghĩa với ngôn ngữ: Mường, Tày-
Thái, Môn- Khơ me
4.2. Các từ gốc Hán
Từ Hán- Việt là những từ thuộc nguồn gốc Hán có vỏ ngữ âm bắt nguồn từ
hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường (Hán trung đại), được Việt hóa âm học và
trở thành một cách đọc riêng của người Việt.
Từ Hán- Việt hình thành vào thế kỉ VIII, IX: hạnh phúc, nhân đạo, hòa bình,
thảo mộc, cộng hòa, tài chính, ngân hàng, tư sản...tiếp nhận trực tiếp từ tiếng Hán
hoặc từ các ngôn ngữ khác thông qua tiếng Hán (gốc Nhật, Hán cổ...)
Các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán- Việt:
- Cách đọc Hán- Việt là cách đọc chữ Hán ở Việt Nam của người Việt, phản ánh
dạng ngữ âm tiếng Hán thời Đường được dạy ở Việt Nam lúc bấy giờ.
- So với dạng ngữ âm chữ Hán đời nhà Đường, cách đọc Hán- Việt đã được Việt
hóa ít nhiều cho phù hợp với hệ thống ngữ âm tiếng Việt thời đó.
- Tính chất: cô đọng, khái quát, súc tích, trừu tượng
- Giải thích theo lối triết tự
- Số lượng nghĩa thay đổi, phát triển nghĩa mới
Các từ ngữ gốc Hán không đọc theo âm Hán- Việt
- Những từ vào Việt Nam trước thời Đường- Hán cổ: buồm, buồng, chè, chén,
cởi, chứa, đuổi...
- Những từ Hán Việt được Việt hóa- Hán Việt Việt hóa: in, báu, gan, dao, vạ, sức,
lành, xanh, xin...
>> Hình thành những cặp từ đồng nghĩa: cổ HV-HV, HV- HVVH: buồng- phòng,
mùi- vị, chè- trà, múa- vũ, di- dời, điện- đền,...
>> Nhiều từ gốc Hán được hiểu và dùng khác so với nguyên gốc
>> Nhận xét:
- Không hoạt động tự do, kết hợp hạn chế
- Có yếu tố thuần Việt đồng nghĩa cạnh tranh và phân chia về phạm vi hoạt
động, sắc thái ý nghĩa và phong cách.
- Nghĩa khái quát, trừu tượng và trang trọng.
Xét về cấu tạo:
- Yếu tố Hán Việt + yếu tố Hán Việt: cử động, náo động, đặc công, hài hòa,
dân dã, hồng hào, hài hòa,...
- Yếu tố Hán Việt + yếu tố thuần Việt: binh lính, thanh vắng, ca hát, hạ màn
- Yếu tố thuần Việt + yếu tố Hán Việt: súng lục, pin tiểu, tàu thủy, trẻ hóa,
xương cốt
- Yếu tố Ấn- Âu + yếu tố Hán Việt: bê tông hóa, a xít hóa,...

You might also like