Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG

- Thuộc khối kiến thức cơ bản.


- Cung cấp tri thức về:
+ Mỹ học (với tư cách khoa học nhân văn)
+ Đối tượng nghiên cứu
+ Chủ thể thẩm mỹ
+ Khách thể: cái Đẹp, cái Bi, cái Hài, cái Cao Cả
+ Nghệ thuật giáo dục thẩm mỹ

1. Những vấn đề đặt ra cho mỹ học

- Là một bộ phận hợp thành triết học Mác - Lênin:


⇒ Quán triệt các quan điểm thẩm mỹ của duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử.
⇒ Khẳng định niềm vui, niềm đam mê, khát vọng trong cuộc sống gắn liền với
hoạt động lao động và thực tiễn xã hội của con người.
- Là một cuộc công nghiệp về thẩm mỹ, là công cụ nhận thức, hiểu biết, khám phá
và sáng tạo quan hệ thẩm mỹ trong đời sống và nghệ thuật.

- Mỹ học là gì?
⇒ Một khoa học hợp thành các khoa học triết học song tương đối độc lập.
⇒ Đối tượng chủ yếu: các dạng biểu hiện thẩm mỹ.
⇒ Thời kỳ vân, sử, triết bất phân.

2. Nguyên lý thích thú


- Các giác quan:
+ Sinh ra tình cảm, sự phấn khích, sự khoan khái
+ Mang lại sự đam mê quá khích và thường không tỉnh táo, không phục
tùng lý trí
- Sự xúc động tập trung nhất là lĩnh vực nghệ thuật
- Chân lý nghệ thuật chấp nhận sự ưu tiên tình cảm
⇒ Lý trí trong nghệ thuật chịu sự khoan dung của tình cảm. Mọi cái đúng, cái tốt
trong mỹ học đều tồn tại dưới dạng tình cảm

3. Mỹ học trước và sau Marx có những đặc điểm nổi bật gì?

● Mỹ học thời kỳ nguyên thủy:


- Chưa xuất hiện các tư tưởng về mỹ học nhưng đời sống thẩm mỹ đã hình thành
và phát triển.
- Cơ sở cho sự sáng tạo thẩm mỹ là từ nhu cầu hướng đến sự hoàn thiện công cụ.
- Các đề tài trong đời sống thẩm mỹ có thể thấy: sự vật, con người, phong cảnh
thiên nhiên.
● Mỹ học thời kỳ cổ đại (TK VIII TCN - TK 4 TCN):
❖ Trung Quốc cổ đại:
- Tư tưởng Mỹ học ít được đề cập, chỉ gói gọn đầu tiên trong chữ “Nghệ”, sau đó
xuất hiện chữ “Họa”, “Nhạc”, “Thi”.
- Sự phát triển của Mỹ học thể hiện không rõ ràng do tính đặc thù của nền triết
học mang nặng tính chính trị xã hội ⇒ Tập trung giải quyết vấn đề chính trị xã
hội, ít quan tâm đời sống thẩm mỹ.
❖ Hy Lạp cổ đại (TK VIII TCN - IV TCN):
- Là một bộ phận của triết học nhưng là giai đoạn đặt nền móng cho toàn bộ tư
tưởng triết học và mỹ học cho thế giới phương Tây sau này.
- Nghệ thuật mang tính xã hội công dân, thấm nhuần lòng tin vào vẻ đẹp và sự
cao cả của con người tự do biết đón nhận trách nhiệm ⇒ Được tác động bởi tổ
chức xã hội dựa trên nguyên tắc dân chủ ⇒ Khẳng định vai trò và vị trí quan
trọng của con người.
- Lần đầu tiên vẻ đẹp toàn diện của con người trở thành lý tưởng thẩm mỹ, nguồn
cảm hứng cho sáng tạo nghệ thuật.
- Là thời đại của nghệ thuật điêu khắc.

● Mỹ học Trung cổ phương Tây (TK IV TCN - Đầu TK XIV) - Thời kỳ Mỹ học thần
học:
- Đặc điểm nổi bật của tổ chức chính trị là hệ thống phức tạp về đẳng cấp của xã
hội phong kiến và nhà thờ bởi cơ chế kép: Bên cạnh vương quyền là thần quyền
⇒ Người dân chịu hai tầng áp bức.
- Thần học thống trị tuyệt đối, những hình thái ý thức xã hội khác (Triết học, Mỹ
học, Nghệ thuật,...) thành công cụ truyền giáo.
- Hai trường phái tư tưởng triết học điển hình:
+ Chủ nghĩa kinh viện - tuyệt đối hóa kinh thánh, lối tư duy giáo điều
+ Chủ nghĩa giáo điều - đặt niềm tin huyễn hoặc vào một cuộc sống trên
thiên đàng
- Đặc điểm Mỹ học:
+ Phủ nhận cái đẹp nơi trần thế, tuyệt đối hóa cái đẹp trên thiên đường
+ Nghệ thuật = công cụ truyền giáo, hướng đến cái đẹp tâm linh
- Là thời đại của nghệ thuật kiến trúc (đặc trưng: Byzantine, Roman, Gothique).
- Một số nhà Mỹ học tiêu biểu:
+ Tertullien (160 - 230)
+ Agustine (354 - 430)
+ Thomas D’Aquin (1225 - 1274)

● Tư tưởng Mỹ học thời kỳ này:


- Thế giới tự nhiên sinh ra, tự vận động, tự phát triển, không phải do Chúa trời tạo
nên.
- Trần thế là đẹp, không phải nơi đày ải, mà là nơi con người có thể xây dựng hạnh
phúc.
- Con người là trung tâm cái đẹp trong vô vàn cái đẹp của cuộc đời và con người là
trung tâm, là đối tượng của nghệ thuật.

● Mỹ học cổ điển Pháp (TK XVI - TK XVII):


- Là thời kỳ hòa hoãn giai cấp lớn nhất và đầu tiên trong lịch sử (giai cấp tư sản
đang lên >< giai cấp phong kiến đang thất thế).
- Cơ chế kép này tác động mạnh mẽ ⇒ Yếu tố nhị nguyên trong Triết học và Mỹ
học. Trong Mỹ học là sự thừa nhận cả hai thị hiếu cơ bản của hai giai cấp nổi trội
trong xã hội: giai cấp phong kiến chuộng nghĩa vụ, giai cấp tư sản chuộng dục
vọng.
- Về cái đẹp: cơ chế kép ⇒ cái đẹp trớ trêu giữa nghĩa vụ và dục vọng.

● Mỹ học Khai sáng (TK XVIII):


- Là giai đoạn thế cân bằng của thời kỳ cổ điển bị phá vỡ: triều đình phong kiến
càng ngày càng lệ thuộc vào giai cấp tư sản:
+ Về kinh tế: xuất hiện nền sản xuất công nghiệp cơ khí
⇒ Đòi hỏi con người phải có trí tuệ, trình độ học vấn nhất định để đáp ứng
nhu cầu thời đại.
+ Giai cấp tư sản đưa ra lý tưởng về một xã hội tự do - bình đẳng - bác ái
thay thế xã hội phong kiến
⇒ Kích thích, mở mang dân trí và khai sáng đầu óc con người.
- Là giai đoạn của cuộc Cách mạng tư sản 1789, đánh dấu sự lên ngôi của giai cấp
tư sản ⇒ Mỹ học mang màu sắc tư sản.
- Sự phát triển của văn minh công nghiệp ⇒ Mở mang đô thị: thị dân phát triển,
xuất hiện nhu cầu thẩm mỹ riêng. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân vật quần
chúng xuất hiện với tư cách là một đám đông.
- Về cái đẹp:
+ Hướng đến sự khai mở dân trí
+ Cái đẹp + thiện phải giành thắng lợi trong xã hội, thể hiện trong khoa học,
đạo đức, pháp luật
- Về nghệ thuật: văn học giữ vị trí trung tâm:
+ Bản chất khai sáng ⇒ Nhiều người biết chữ ⇒ Nhu cầu thẩm mỹ tăng
+ Kỹ thuật in ấn phát triển nhanh chóng
+ = văn chương có thể diễn đạt rất rõ nét cảm hứng của thời đại - cảm hứng
về một cuộc đổi đời. Ngôn từ xuất phát từ cuộc sống phố thị ⇒ Phản ánh
hình tượng con người bon chen, hy vọng đổi đời trong xã hội đầy biến
động, con người hướng đến đồng tiền.

● Mỹ học cổ điển Đức (TK XIX):


- Cuối TK 18 - đầu TK 19: nền văn minh công nghiệp đã có những thành tựu to
lớn:
+ Nguyên lý tính hệ thống ⇒ Trở thành nguyên lý chung
+ I,Kant: “Cần hiểu toàn bộ thế giới tự nhiên trong toàn bộ tính vô cùng của
nó như một hệ thống duy nhất”
- Có công lao hệ thống hóa tư tưởng Mỹ học của con người, đồng thời mở ra một
kiểu tư duy mới - tư duy đoán định - khoa học dự báo.
- Kết tinh ở hai nhà Mỹ học tiêu biểu: I.Kant và F.Hegel.

4. Phán đoán năng lực thẩm mỹ

- Các bước phán đoán năng lực thẩm mỹ:


+ Năng lực cảm thụ thẩm mỹ: một loại trực giác đầy cảm xúc, tiên nghiệm
+ Năng lực đánh giá thẩm mỹ: khám phá cái đẹp bản chất một cách vô tư,
không vụ lợi, vừa có tính cá nhân vừa có tính phổ biến
+ Năng lực thỏa mãn: đáp ứng mục đích khám phá bản chất đích thực của
đối tượng nhằm đem lại “khoái cảm tuyệt đối” của chủ thể thẩm mỹ
● I.Kant:
- “Cái đẹp là cái gây thích thú một cách tất yếu, phổ quát cho mọi người một cách
vô tư và bằng tính hình thức thuần túy tuyệt đối của nó.
- Năng khiếu thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ: khả năng phản tư, cảm nhận tiên
nghiệm trước đối tượng thẩm mỹ ⇒ Yếu tố quan trọng quyết định con đường đạt
“giác ngộ”.
- Theo I.Kant, bản thân cái đẹp tự nó đã đẹp - “vật tự nó”. Con người có thể cảm
nhận, đánh giá và thưởng ngoạn nó để vươn tới ý niệm cao hơn đẹp, toàn vẹn,
phổ biến, “vẻ đẹp không ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà ở trong con mắt
của kẻ si tình”.
● F.Hegel:
- Là nhà Triết - Mỹ học cổ điển hàng đầu ở Đức, đóng vai trò quyết định xây dựng
lý luận biện chứng về sự phát triển.
- Theo Hegel, “Mỹ học là triết học về nghệ thuật” ⇒ Luận điểm quan trọng, đặt cơ
sở toàn bộ hệ thống mỹ học của ông.
- Xuất phát từ quan điểm duy tâm khách quan về thế giới “ý niệm tuyệt đối” ⇒
Đưa ra phạm trù “ý niệm đẹp” - bản thân cái đẹp cần được lý giải là một ý niệm,
thậm chí ý niệm ấy lại mang một nội dung lý tưởng.
- Đứng trên quan niệm về lịch sử để giải quyết vấn đề về cái đẹp ⇒ Tạo ra mâu
thuẫn trong quan điểm cái đẹp của Hegel: thừa nhận cái đẹp trong tự nhiên và
xã hội theo quy luật riêng nhưng lại cho cái đẹp đó mờ nhạt, thấp kém vì tính vật
chất và khởi nguyên từ “ý niệm đẹp” - chỉ có “ý niệm đẹp” mới là cái đẹp chân
chính.

5. Về cái trác tuyệt - cái cao cả

- Khác với cái đẹp:


+ Cái đẹp liên quan đến hình dạng, trực tiếp làm nảy sinh sự phấn khởi
+ Cái trác tuyệt thấy được ở cái vô dạng, là một sự khoái lạc nảy sinh gián
tiếp
- Xét về mặt chất, cái trác tuyệt được chia làm 3 loại:
+ Trác tuyệt kinh khủng: khi tình cảm về trác tuyệt mang lại sự khủng khiếp
hoặc buồn phiền
+ Trác tuyệt thanh cao: mang lại lòng khâm phục trầm lắng
+ Trác tuyệt huy hoàng: gắn liền với tình cảm về cái đẹp tràn lan trên một
phạm vi rộng lớn
- Xét về mặt lực lượng, được chia làm 2 loại:
+ Trác tuyệt toán học: chính là những cái vĩ đại một cách tuyệt đối, nghĩa là
so với nó, mọi thứ khác đều bé cả
+ Trác tuyệt uy lực: chính là sức mạnh tinh thần của con người vượt qua thử
thách, bất chấp mọi khó khăn, khắc phục mọi sợ hãi
- Về chủ thể sáng tạo, hoạt động sáng tạo nghệ thuật là hoạt động thống lĩnh hai
phương diện chủ quan và khách quan. Hegel đưa ra khái niệm “thiên tài trong
nghệ thuật” để nói về chủ thể nghệ sĩ - thể hiện ở 3 mặt:
+ Hư cấu: là óc sáng tạo, đòi hỏi chủ thể phải có biệt tài và sự mẫn cảm
⇒ Là phương tiện thể hiện cái tôi bên trong nghệ sĩ.
+ Tài năng: là khả năng thể hiện thực tế vào tác phẩm bằng những hình
thức đặc biệt khác nhau với cá tính khác nhau của chủ thể nghệ sĩ
+ Thiên tài: là một khả năng khái quát để sáng tạo những tác phẩm nghệ
thuật thực sự. Người nghệ sĩ phải có tài năng bẩm sinh cùng sự tập dượt
khả năng ấy để đạt tới thiên tước mới vượt qua giới hạn của sự khéo léo
bên ngoài mà hình thành nên tác phẩm nghệ thuật
- Người chủ thể nghệ sĩ thể hiện nội dung không chỉ bằng hình thức thuần túy mà
còn có trực giác nhạy bán, cảm quan chính xác ⇒ Nắm bắt những khoảnh khắc
biểu hiện của cái đẹp ⇒ Cần tài năng + thiên tài + cảm hứng + hư cấu =
⇒ Những yếu tố trên thống nhất chặt chẽ ⇒ Điều kiện tạo ra một tác phẩm nghệ
thuật đúng nghĩa.
- Tác phẩm nghệ thuật: sự kết cấu vật thể hữu hạn nhưng nội dung mỹ cảm thì lan
tỏa vô hạn qua cảm nhận và trí tưởng tượng mỗi người.
- Từ quan niệm về chủ thể sáng tạo thẩm mỹ nêu trên, Hegel tiếp tục phân tích
các khái niệm:
+ Cảm hứng: có thể xuất phát từ tâm trạng nhưng nhiều khi cũng có từ yếu
tố bên ngoài ảnh hưởng đến. Là sự kết hợp giữa hoạt động của hư cấu và
hoàn thành ý định về mặt kỹ thuật với trạng thái tâm hồn của nghệ sĩ
+ Phong cách: tư chất đặc biệt của nghệ sĩ trong việc nắm bắt bản chất của
sự vật và năng lực biểu hiện sự vật với một hình thức đặc sắc.
+ Cá tính: sự độc đáo của nghệ sĩ, là cảm hứng chủ quan phản ánh chính xác
tâm hồn của nghệ sĩ.
+ Lý tưởng: là cái hoàn thiện thể hiện khát vọng vươn tới chân lý và luôn
mang hình thức cái đẹp. Kính phượt trước là một đặc điểm quan trọng của
lý tưởng. Hegel xét lý tưởng trong quan hệ với cái đẹp hoàn mỹ của nghệ
thuật - nghệ thuật lý tưởng. Lý tưởng và nghệ thuật luôn biện chứng, nhờ
có lý tưởng nghệ thuật mới có thể nâng cao những sự vật vốn không có
giá trị và ngược lại .

6. Mỹ học Marx-Lenin

- Nhà Mỹ học trước Marx có những sai lầm và phiến diện ở một số điểm như sau:
+ Cái thẩm mỹ là cái vốn có của ý niệm, của cá nhân con người, của tự nhiên
hiện thực
+ Coi chủ thể thẩm mỹ là chủ thể thần thánh, chủ thể sinh vật, chủ thể
người cá nhân tách biệt khỏi yếu tố xã hội
+ Lĩnh vực nghệ thuật là cái vượt ra ngoài bản chất xã hội đích thực của nó
- Khác với các nhà Mỹ học trước đó, Marx xem xét đời sống thẩm mỹ trên tất cả
các bình diện của nó bình diện đời sống, bình diện chủ quan, bình diện nghệ
thuật.
- Marx coi Mỹ học là một bộ phận hợp thành của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Mỹ học của ông gắn liền với triết học, kinh tế
chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Marx khẳng định, cái thẩm mỹ là một quan hệ giữa chủ thể thẩm mỹ và đối
tượng thẩm mỹ, tuyệt đối không phải là cái vốn có của tư tưởng, của động vật
hay của các dạng tồn tại bất kỳ. Cái thẩm mỹ có nguồn gốc từ lao động, không
phải là thuộc tính sẵn có của tự nhiên, phải bằng lao động con người mới biến
các hiện tượng trong tự nhiên thành hiện tượng thẩm mỹ gắn liền với xã hội loài
người. Vì thế cái thẩm mỹ là một giá trị xã hội tuyệt đối, không phải là cái tự có
theo chủ nghĩa duy tâm khách quan, hoặc xuất phát từ tình cảm của mỗi cá nhân
theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Thẩm mỹ không chỉ là hình thái ý thức xã hội
mà còn có tính độc lập tương đối so với cơ sở hạ tầng sinh ra nó.
- Nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đã cung cấp cho Mỹ học
cách nhìn toàn diện về các quan hệ thẩm mỹ trong quá trình vận động của nó,
trong đó thẩm mỹ là một quan hệ gồm ba mặt hợp thành:
+ Mặt đối tượng trong quan hệ thẩm mỹ: cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả
tồn tại khắp mọi nơi trong đời sống xã hội
+ Mặt chủ thể trong quan hệ thẩm mỹ: các hoạt động của chủ thể thẩm mỹ,
về thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ
+ Mặt nghệ thuật trong quan hệ thẩm mỹ: các hoạt động hưởng thụ nghệ
thuật, đánh giá nghệ thuật sáng tạo nghệ thuật gồm các đặc trưng của
nghệ thuật, bản chất xã hội của nghệ thuật và chức năng của nghệ thuật
⇒ Ba mặt tồn tại trong mối quan hệ biện chứng không thể tách rời.
- Thẩm mỹ trong phạm vi nghiên cứu của Mỹ học Marx-Lenin không phải là quan
hệ bất động tĩnh động mà luôn vận động theo dân tộc giai cấp và thời đại với cái
đẹp ở vị trí trung tâm.

● Giá trị thực tiễn:


- Là cơ sở cần thiết cho chủ thể đi sâu vào quan hệ thẩm mỹ và là tiền đề đem lại
tính năng động tự giác cho chủ thể chi phối quan hệ ấy.
- Góp phần củng cố niềm tin vào con người, vào tương lai tươi sáng, khẳng định cái
đẹp và con đường hiện thực để đấu tranh cho cái đẹp thắng lợi.
- Góp phần phê bình khắc phục một cách tích cực độ lệch tự do của thị hiếu cá
nhân so với các chuẩn mực của cuộc sống.
- Là công cụ phương pháp luận quan trọng hướng dẫn việc hưởng thụ thẩm mỹ
đúng đắn và đấu tranh các tư tưởng thẩm mỹ phản động, thị hiếu thẩm mỹ thấp
hèn, kích dâm, bạo lực do hội nhập mang lại và đang có khả năng làm băng hoại
các giá trị thẩm mỹ tinh hoa của văn hóa dân tộc.

7. Đối tượng của Mỹ học

- Định nghĩa “Mỹ học là Triết học về nghệ thuật”:


+ Nêu bật đối tượng then chốt của Mỹ học: Sự sáng tạo nghệ thuật
+ Chưa làm bằng lòng tất cả các nhà nghiên cứu, đặc biệt là những nhà
nghiên cứu Marxist, vô tình chung gạt bỏ một bộ phận hết sức quan trọng
có vai trò nguồn gốc, cội rễ của nghệ thuật, đó là đời sống thẩm mỹ
- Sự khác nhau về cách nhìn, quan điểm, quan niệm + nền văn minh nhân loại phát
triển mạnh mẽ + mở rộng phạm vi nghiên cứu ⇒ Đối tượng của Mỹ học vẫn còn
bỏ ngỏ.
- Mỹ học Marxist khước từ cách nhìn nghệ thuật như sự tự biểu hiện, sự hóa thân
của thế giới tâm linh người nghệ sĩ ⇒ Kiên trì cho luận điểm: Nghệ thuật xét cho
cùng là sự phản ánh hiện thực khách quan - sự phản ánh năng động và đặc thù.
⇒ Nghiên cứu đời sống thẩm mỹ với những khách thể thẩm mỹ tồn tại không
phụ thuộc vào cảm giác, tư tưởng, tình cảm của con người.
⇒ Cái đẹp trước hết là cuộc sống, là một thực thể khách quan.
- Các nhà Mỹ học khác chủ trương cái đẹp trước hết là ở con người, còn thiên nhiên
tự nó là phi thẩm mỹ.
⇒ Chỉ có giá trị thẩm mỹ khi được nhìn qua lăng kính nghệ thuật, cũng như núi
chỉ trở thành đẹp khi con người nhìn nó từ góc nhìn lãng mạn.
⇒ Nhấn mạnh tính thẩm mỹ khách quan của thế giới hiện thực.
- Mỹ học cũng có mối quan hệ mật thiết với tâm lý học sáng tạo, cảm thụ nghệ
thuật, xã hội học nghệ thuật,...
- Nghệ thuật là một phương diện khác chủ yếu tập trung vào nghiên cứu: lý luận
nghệ thuật, lịch sử nghệ thuật, phê bình nghệ thuật.

8. Các phương pháp của Mỹ học

- Phương pháp luận của phép biện chứng duy vật .


- Phương pháp logic - lịch sử, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp so sánh,...
- Các phương pháp đặc thù: Phương pháp hệ hình, phương pháp hình thái cấu
trúc, phương pháp tổng thể luận.

9. Câu hỏi ôn tập

- Mỹ học đã dần trở thành khoa học độc lập như thế nào?
- Những quan niệm về đối tượng của Mỹ học đã từng tồn tại trong lịch sử?
- Mỹ học trước Marc và sau Marc có sự khác biệt như thế nào?

BÀI 2: QUAN HỆ THẨM MỸ

- Nguồn gốc của sáng tạo nghệ thuật = Đời sống.


- Quan hệ thẩm mỹ chỉ xuất hiện khi con người ta tham gia vào một quan hệ nào
đó có các dạng thức thẩm mỹ.
- Quan hệ thẩm mỹ là phi vụ lợi.

1. Quan hệ và quan hệ thẩm mỹ

- Đối tượng nghiên cứu Mỹ học: Quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực.
- Con người có rất nhiều mối quan hệ với thế giới ⇒ Con người vô cùng phong
phú.

- Xét trên phương diện vật lý thì sẽ không thể phản ánh hết tính phong phú và
phức tạp của con người.
- Con người là một thực thể sống động, là một sinh vật ⇒ Con người còn có quan
hệ sinh học.
- Với tư cách là một động vật cấp cao, con người bị quy định bởi các quan hệ sinh
học:
+ Trao đổi vật chất với môi trường để tồn tại
+ Các nhu cầu sinh lý thường xuyên lặp lại
⇒ Hình thành quan hệ thực dụng giữa con người và hiện thực.
- Lúc đầu do nhu cầu sống của cộng đồng, tập thể, con người ⇒ Tạo ra cái ăn,
mặc, ở…
- Quan hệ thực dụng xuất hiện trong các quan hệ xã hội con người.
- Xuất hiện quan hệ thẩm mỹ.
- Con người nằm trong các quan hệ khác nhau với hiện thực xung quanh. Các quan
hệ đó, một mặt được quy định bởi tính phức tạp bên trong của con người, mặt
khác được quy định bởi sự đa dạng của môi trường sống của con người.
- Con người cá nhân được đặc trưng bởi sự tồn tại trong thời gian và không gian
với tư cách:
+ Quan hệ vật lý
+ Quan hệ sinh học
+ Quan hệ thực dụng
+ Quan hệ thẩm mỹ
- Ý thức của con người:
+ Tình cảm
+ Lý trí
+ Ý chí
⇒ Mối quan hệ qua lại của con người với toàn bộ hiện thực là rất phức tạp. Lúc
nào con người là một chủ thể thực dụng, chủ thể vật lý, chủ thể sinh học, chủ thể
thẩm mỹ là do hoạt động của con người quyết định.
● Các nhà Mỹ học Marxist trên cơ sở tiếp thu tư tưởng của các nhà duy vật, mỹ
học trước đó khẳng định:
- Quan hệ thẩm mỹ là đối tượng của Mỹ học Marxist, xuất phát từ lập trường của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, coi hiện tượng thẩm mỹ đều có
mối liên hệ bên trong và tương tác lẫn nhau với các quan hệ khác.
⇒ Quan hệ thẩm mỹ là các quan hệ của con người đối với cái đẹp, cái xấu, cái bi,
cái hài, cái cao cả, cái thấp hèn,... là những xúc động, niềm vui sướng, niềm tự hào
của con người trong lao động, sáng tạo, học tập và cuộc sống.

● Lao động học tập và sáng tạo là nguồn gốc của mọi quan hệ thẩm mỹ:
- Quan hệ thẩm mỹ không phải là quan hệ có sẵn.
- Những xúc động, vui sướng, niềm hân hoan của con người có ý nghĩa thẩm mỹ
chân chính, bởi vì lao động đã cải tạo nên cái mới, làm ra một vật hữu ích cho xã
hội.
- Lao động khi tạo ra được một sản phẩm mới cũng tạo ra sự tự tin, tài năng, trí
tuệ, tình cảm của con người.
- Lao động đã mang giá trị bên trong của con người thể hiện ra bên ngoài
- Các giá trị ấy được mọi người tán thưởng, yêu quy.
⇒ Quá trình lao động ấy cũng là quá trình con người hiểu biết các giá trị của
cuộc sống để làm phong phú bản thân mình.
⇒ Lao động là nguồn gốc của mọi quan hệ thẩm mỹ. Trong lao động, con người vừa
đổi mới cuộc sống, đến lượt mình, cuộc sống cũng lại làm đổi mới con người ⇒ Quá
trình hoàn thiện cuộc sống.
⇒ Lao động sáng tạo tự do là điểm tập trung của quan hệ thẩm mỹ, là chỗ khác
nhau giữa con người có ý thức thẩm mỹ và con người không có ý thức thẩm mỹ.

⇒ Mác khẳng định: Lao động là nguồn gốc của mọi quan hệ thẩm mỹ
⇒ Hoạt động sản xuất của con người là vương quốc chân chính của các quan hệ thẩm
mỹ.
⇒ Bằng lao động, con người đã phát hiện ra và đưa thiên nhiên vào quan hệ thẩm mỹ
và chủ thể thực dụng người trở thành chủ thể thẩm mỹ.
⇒ Lao động sáng tạo là một dạng sản xuất ra giá trị mới theo quy luật của cái đẹp,
trong đó sáng tạo nghệ thuật là biểu hiện tập trung của sáng tạo thẩm mỹ.

⇒ Sáng tạo thẩm mỹ, sáng tạo nghệ thuật là hoạt động mang bản chất người, mang
tính chất biến đổi đối tượng, tạo ra một sản phẩm thẩm mỹ chưa từng có trong tự nhiên
⇒ Quan hệ thẩm mỹ cơ bản.

● 3 phương diện tại sao lao động là nguồn gốc của quan hệ thẩm mỹ:
1. Con người lao động bộc lộ phẩm chất, cái đẹp trong quá trình lao động.
2. Con người lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất dựa trên quy luật của cái
đẹp.
3. Hình ảnh con người sản xuất được tái hiện trong các tác phẩm nghệ thuật.

● Đánh giá thẩm mỹ:


- Là xác định ý nghĩa thẩm mỹ của khách thể của tác phẩm đó với con người và xã
hội.
- Là quá trình thẩm định mức độ phù hợp của khách thể, tác phẩm đối với lý tưởng
thẩm mỹ, với những chuẩn mực, tiêu chí nhất định được rút ra từ thực tiễn xã hội
và nghệ thuật.
- Là hoạt động phức tạp của quan hệ thẩm mỹ. Là sự tổng hợp của các yếu tố: đối
tượng đánh giá, chủ thể đánh giá, cơ sở đánh giá, thước đo và tính chất đánh giá.
ĐÁNH GIÁ THẨM MỸ

Đối tượng đánh giá Chủ thể đánh giá Cơ sở đánh giá Tính chất đánh giá

- Đời sống thẩm mỹ - Phổ thông đại - Quan hệ thẩm mỹ - Quan hệ thẩm mỹ
trong đó có nghệ chúng. trong đánh giá xuất hiện trong đời
thuật. - Chuyên nghiệp. nghệ thuật có cơ sở sống có sự thống
- Nghệ thuật là sản - Quản lý, định chủ quan và khách nhất giữa:
phẩm đặc biệt của hướng. quan, bao gồm các + Tình cảm và lý trí
sự sáng tạo và là tiêu chí: + Kinh nghiệm cá
đỉnh cao của các + Tính tư tưởng nhân và các chuẩn
giá trị thẩm mỹ. + Tính nghệ thuật mực xã hội
- Hiện thực cuộc + Tính điển hình + Năng lực đánh
sống là cội nguồn + Tính đảng giá quan điểm
của nghệ thuật. + Chân lý nghệ lý tưởng thẩm mỹ
thuật tri thức vốn kinh
- Hệ thống tiêu nghiệm tình cảm
chuẩn của sự đánh thị hiếu
giá này không phải
là hoàn toàn cố
định và đóng
khung.
- Cảm xúc thẩm mỹ
nảy sinh do tác
động của đời sống
thẩm mỹ được xem
là xuất phát điểm
hóa chậm do sự
đánh giá.

● Thưởng thức thẩm mỹ:


- Là hoạt động có tính tự nguyện, tự do của từng chủ thể.
- Là hoạt động của toàn bộ thế giới nội tâm con người, chịu sự chi phối của một
loạt những yếu tố bên trong như:
+ Quan điểm
+ Lý tưởng thẩm mỹ
+ Tình cảm và tri thức thẩm mỹ
+ Thị hiếu thẩm mỹ
+ Sự từng trải, lối sống, đạo đức
+ Sự am hiểu nghệ thuật
+ Điều kiện tâm sinh lý
- Tri thức thẩm mỹ tạo ra sự nhạy cảm, tinh tế trong thưởng thức thẩm mỹ.
- Quan điểm và lý tưởng định hướng cho tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ, tạo ra
khuynh hướng trong thưởng thức.
- Thưởng thức thẩm mỹ là hoạt động đặc thù của con người ⇒ Là hoạt động lựa
chọn, không thuần túy do lý trí mà còn chủ yếu do tình cảm trong quan hệ thẩm
mỹ quyết định.
- Mục đích quan trọng nhất là nhằm tạo ra sự thích thú, đạt tới khoái cảm thẩm
mỹ.

● CHỐT LẠI:
- Quan hệ thẩm mỹ xuất hiện trong quá trình sáng tạo, đánh giá và thưởng thức
thẩm mỹ, có nghĩa là quan hệ thẩm mỹ xuất hiện mọi nơi trong cuộc sống, trong
lối sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày.
- Khía cạnh thẩm mỹ của lối sống cũng là biểu hiện cơ bản của quan hệ thẩm mỹ
trong đời sống.
- Nói cái đẹp là trung tâm của quan hệ thẩm mỹ, vì cái đẹp gắn bó toàn diện với
cuộc sống và lối sống của con người.
- Lĩnh vực phổ biến nhất của quan hệ thẩm mỹ là cái đẹp trong đời sống hàng
ngày.

2. Đặc trưng và bản chất của các quan hệ thẩm mỹ

- Quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực:


+ Không phải là các quan hệ vật lý, sinh học, thực dụng dù nó có liên
quan đến vật lý, sinh học, thực dụng
+ Không phải là quan hệ vốn có, mà được hình thành trong hoạt động
thực tiễn thẩm mỹ của con người (Chủ thể thẩm mỹ/Khách thể thẩm mỹ)
- Đặc trưng cơ bản của thực tiễn thẩm mỹ:
+ Là con người hoạt động và sáng tạo theo quy luật của cái đẹp
- Thực tiễn thẩm mỹ:
+ Là sáng tạo ra cái mới theo thước đo của con người
+ Tuy là một trong những hình thức thực tiễn tinh thần song gắn với hoạt
động vật chất
+ Là một quan hệ, đặc trưng trước hết của nó là nằm trong quan hệ thẩm
mỹ của các hoạt động thẩm mỹ của con người
+ Quan hệ chủ thể - đối tượng
- Trong quan hệ thẩm mỹ đối với hiện thực, đặc trưng nổi bật là con người tự
khẳng định mình về mặt cảm xúc đối với hiện thực đó.
- Cảm xúc của con người gắn với cái thích về vẻ đẹp của thế giới và gắn với vẻ đẹp
con người đã rèn luyện cảm giác của mình với tư cách một chủ thể thẩm mỹ.
- Các cảm xúc của con người quay lại phục vụ thực tiễn con người. Cảm xúc đó làm
cho con người khao khát vươn lên hoàn thiện mình, tự hào về cuộc sống của
mình.
⇒ Đặc trưng thứ hai của quan hệ thẩm mỹ là quá trình con người khẳng định
mình bằng toàn bộ thế giới tình cảm thế giới cảm xúc.
⇒ Không có sự tham gia của cảm xúc với tư cách là một yếu tố tâm ký ⇒ Không
thể có một quan hệ thẩm mỹ nào.
+ Xúc cảm là yếu tố đặc trưng tạo cho quan hệ thẩm mỹ khác với các quan
hệ khác
+ Nhà triết học Đức Immanuel Kant cho rằng: cảm xúc thẩm mỹ khác với
cảm xúc phi/ngoài thẩm mỹ ở chỗ tính vụ lợi và không vụ lợi. Ông cho
rằng các cảm xúc có tính lợi ích được xem như cảm xúc ngoài thẩm mỹ,
các cảm xúc không vụ lợi là các cảm xúc thẩm mỹ.
+ Xúc cảm nói chung và xúc cảm thẩm mỹ có cùng một cơ sở tâm lý là nhu
cầu. Sự khác nhau giữa xúc cảm thẩm mỹ và xúc cảm nói chung được quy
định ở tính phù hợp mục đích của nhu cầu.
+ Nhu cầu ngoài thẩm mỹ ⇒ Đối tượng
Nhu cầu thẩm mỹ ⇒ Sự cảm thụ nội tâm, sự thưởng ngoạn, đánh giá
- Đặc trưng điển hình của quan hệ thẩm mỹ là tính toàn vẹn:
+ Quan hệ thẩm mỹ tồn tại dưới một dáng vẻ sinh động về cơ cấu, màu sắc,
âm thanh
+ Thiếu tính toàn vẹn sinh động giữa con người và hiện thực ⇒ Không thành
quan hệ thẩm mỹ
- Về bản chất, quan hệ thẩm mỹ = quan hệ miêu tả, hình dung, thông qua giác
quan tái hiện lại vẻ đẹp của thế giới.
- Quá trình miêu tả các quan hệ thẩm mỹ xuất hiện dưới hai hình thái:
+ Các thích thú xuất hiện khi con người thâm nhập sâu vào đối tượng và
chứng tỏ khả năng của mình phát hiện được đối tượng
+ Thành quả miêu tả được trình bày dưới dạng cuộc sống mà mình yêu
thích, mong muốn, làm nảy sinh tình cảm thẩm mỹ khi con người khám
phá thế giới
- Quan hệ thẩm mỹ thực chất cũng là một quan hệ giá trị.
- Các quan hệ thẩm mỹ có nhiều hình thức giá trị khác nhau liên quan tới các hình
thức đánh giá khác nhau (quan hệ chủ thể - đối tượng, trình độ đánh giá, thế giới
quan và quan điểm đánh giá).
- Quan hệ thẩm mỹ là một hệ giá trị, bởi quan hệ đó phụ thuộc vào các chủ thể
thẩm mỹ bao gồm: ý thức và năng lực.
⇒ Quan hệ thẩm mỹ về bản chất là một quan hệ xã hội.
+ Quan hệ thẩm mỹ ra đời từ quan hệ xã hội, bị quy định bởi các quan hệ
văn hóa lịch sử cụ thể. Không có quan hệ thẩm mỹ phi xã hội, lịch sử.
⇒ Trong mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi dân tộc, giai cấp đều hình thành các quan
hệ thẩm mỹ của nó.
⇒ Các quan hệ thẩm mỹ ghi trọn dấu ấn của thời đại, dân tộc, giai cấp
sinh ra nó.
- Các quan hệ thẩm mỹ không nhất thành, nhất biến. Chúng luôn vận động, ngược
lại, khi văn hóa xã hội chuyển biến thì các quan hệ thẩm mỹ lại giữ gìn sự ổn định
của các giá trị xã hội.
- Cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng, cái bi, cái hài là sản phẩm lịch sử của mối quan
hệ xã hội nhất định, đồng thời nó lưu giữ các giá trị ấy, tạo thành 1 truyền thống
thẩm mỹ của dân tộc, của giai cấp thời đại.
- Bản chất xh của quan hệ thẩm mỹ được thể hiện cơ bản ở 3 phương diện:
+ Tính dân tộc
+ Tính giai cấp
+ Tính thời đại

3. Kết cấu của quan hệ thẩm mỹ


- Theo quan điểm Mỹ học của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan hệ thẩm mỹ của con
người với hiện thực phụ thuộc vào các khuynh hướng tư tưởng, thế giới quan và
thực tiễn thẩm mỹ khác nhau, do đó hình thành những kết cấu khác nhau.
- Mỹ học Marxist khẳng định quan hệ thẩm mỹ có cơ cấu chủ thể - đối tượng và sự
tương tác biện chứng giữa chúng.

Cơ cấu quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực


↙ ↓ ↘

Sản phẩm của sự


Bộ phận chủ thể Bộ phận đối tương tác biện
thẩm mỹ tượng thẩm chứng giữa chủ thể
mỹ thẩm mỹ và đối
tượng thẩm mỹ
↙ ↘ ↓ ↓

Hoạt động nội tại Gắn với năng lực Khách thể Thẩm mỹ đạo đức
của ý thức thẩm mỹ thẩm mỹ (chủ thẩm mỹ: Các sản phẩm thủ
(chủ thể sáng tạo): thể tiếp nhận): công, sản phẩm
Cái đẹp nghệ thuật (bao
Tri giác thẩm mỹ Nhu cầu thẩm Cái cao cả gồm: hưởng thụ,
Biểu tượng thẩm mỹ Cái bi đánh giá, sáng tạo
mỹ Thị hiểu thẩm Cái hài nghệ thuật)
Phán đoán thẩm mỹ
mỹ Lý tưởng thẩm
mỹ
Các quan điểm
thẩm mỹ

⇒ Cơ cấu của quan hệ thẩm mỹ:


+ Chủ thể thẩm mỹ
+ Khách thể thẩm mỹ
+ Nghệ thuật
BÀI 3: CHỦ THỂ THẨM MỸ

1. Chủ thể và chủ thể thẩm mỹ

- Chủ thể: con người (cá nhân hoặc nhóm) tiến hành hoạt động nhận thức và
hoạt động cải tạo thực tiễn.
- Chủ thể thẩm mỹ: chủ người hoạt động về mặt thẩm mỹ. Trong các hoạt động
của mình, con người có rất nhiều mối liên hệ với thực tiễn, trong đó có thực tiễn
thẩm mỹ:
+ Nhận thức thẩm mỹ
+ Sáng tác thẩm mỹ
+ Tiếp nhận thẩm mỹ
- Thực tiễn thẩm mỹ:
+ Hoạt động hướng về cái đẹp, hoàn thiện cuộc sống theo quy luật cái đẹp
+ Vô cùng phong phú
+ Gắn liền toàn bộ cảm xúc, tình cảm, các quan hệ thưởng ngoạn, đánh giá
và sáng tạo thế giới theo quy luật cái đẹp

- Đại diện Mỹ học duy tâm chủ quan Cant, Hium:


+ Coi chủ thể thẩm mỹ là những chủ thể cá nhân, và mặt cá nhân của các thị
hiếu hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo
⇒ Hoạt động chủ thể thẩm mỹ chủ yếu là hoạt động của thị hiếu thẩm
mỹ, các hoạt động tình cảm tự tìm thấy mình mà không liên quan đến các
quan hệ xã hội.
⇒ Chủ thể thẩm mỹ có năng lực bẩm sinh, sáng tạo ra các quy tắc cho các
hoạt động thẩm mỹ và tạo ra cái đẹp thế giới.

- Chủ nghĩa duy vật tầm thường: coi chủ thể thẩm mỹ có ở tất cả mọi động vật.
⇒ Khẳng định con vật cũng có năng khiếu thẩm mỹ.

(?) Đánh giá như thế nào về chủ nghĩa duy vật tầm thường với chủ thể thẩm
mỹ
- Các nhà Mỹ học theo chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng:
+ Chủ thể thẩm mỹ trước hết là con người xã hội
+ Hoạt động thẩm mỹ mang bản chất của một chủ thể thẩm mỹ, trước hết là
hoạt động có mục đích
⇒ Con người biến tự nhiên thành tự nhiên của con người, biến con người
thành con người xã hội (biết tuân theo quy tắc xã hội loài người).
⇒ Con người biết sáng tạo trong toàn bộ cuộc sống của mình.
⇒ Hoạt động sáng tạo ấy là điều kiện chủ yếu để con người thoát khỏi
tình trạng động vật và là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội
loài người.

- Nói đến chủ thể thẩm mỹ là nói đến khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo các
giá trị thẩm mỹ. Khả năng này không phải là bẩm sinh, vì không thông qua hoạt
động sáng tạo trong lao động thì con người không thể có khả năng ấy.
- Các hoạt động thẩm mỹ đầu tiên của con người là những hoạt động kết hợp giữa
cái thực dụng và cái thẩm mỹ.
⇒ Nghệ thuật chỉ ra đời khi tình cảm, cảm xúc của con người đã phát triển khá
phong phú.
⇒ Chủ thể thẩm mỹ là chủ thể người xã hội có khả năng hưởng thụ, sáng tạo và
đánh giá thẩm mỹ thông qua các giác quan: tay, mắt và tai được rèn luyện về sự
đồng hóa thế giới tự nhiên về mặt thẩm mỹ.
⇒ Nói tới năng lực thẩm mỹ là nói tới trình độ của tình cảm, đặc biệt là các xúc
cảm, khoái cảm, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ.

2. Các năng lực hoạt động cơ bản của chủ thể thẩm mỹ

● Hoạt động nhận thức thẩm mỹ:


- Chia năng lực hoạt động nhận thức thẩm mỹ ra làm ba quá trình:
+ Tri giác thẩm mỹ
+ Hình thành các biểu tượng thẩm mỹ
+ Hoạt động phán đoán thẩm mỹ
❖ Tri giác thẩm mỹ:
- Sự nhận biết ban đầu của chủ thể thẩm mỹ về đối tượng thẩm mỹ. Tức sự thâm
nhập của đối tượng thẩm mỹ thông qua các giác quan.
- Cơ cấu của tri giác thẩm mỹ: tổng hợp các ấn tượng cảm tính, đánh thức các kinh
nghiệm thẩm mỹ ẩn tàng, hình thành một tình cảm ban đầu về đối tượng.
❖ Biểu tượng thẩm mỹ:
- Phản ánh các đặc tính căn bản của đối tượng thẩm mỹ, sự đánh giá chủ thể thẩm
mỹ trước đối tượng thẩm mỹ phản ánh tích cực của chủ thể thẩm mỹ trước đối
tượng thẩm mỹ.
- Có hai hình thức biểu tượng thẩm mỹ:
+ Biểu tượng tri giác thâm thẩm mỹ: sự kết hợp các khả năng tình cảm,
tưởng tượng
+ Biểu tượng tư duy thẩm mỹ: sự kết hợp giữa tình cảm và lý trí
- Tri giác hướng vào tầng ngoài của ý thức thẩm mỹ, biểu tượng hướng vào tầng
sâu của ý thức thẩm mỹ.
❖ Phán đoán thẩm mỹ:
- Là hình thức logic của hoạt động đánh giá thẩm mỹ chủ thể.
- Tổng hợp toàn bộ tri thức lý luận và thực tiễn cũng như tình cảm hòa vào hình
ảnh phán đoán.
⇒ Phán đoán thẩm mỹ là nhận thức thẩm mỹ về quan hệ giữa hai hiện tượng
thẩm mỹ.
+ Ví dụ: “Hào quang rực rỡ” ⇒ Phán đoán giá trị

● Nhu cầu thẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ:


❖ Nhu cầu thẩm mỹ:
+ Loại nhu cầu riêng biệt trong chủng hệ nhu cầu xã hội của con người
+ Là trạng thái cần thiết đòi hỏi thỏa mãn các thiếu hụt về thẩm mỹ mà
trung tâm là thỏa mãn về cái đẹp
- Khát vọng về cái đẹp có thể chia thành hai loại:
+ Nhu cầu chính đáng: thể hiện ở các chủ thể có ý thức đúng, có tình cảm
lành mạnh, có thái độ tốt
+ Nhu cầu giả tạo, xa xỉ: thường có ở những chủ thể ít được rèn luyện trong
thực tế, xa lánh lao động, nhiều ảo tưởng, lười biếng và ích kỷ
- Cả hai nhu cầu đều tham gia hình thành năng lực thẩm mỹ của chủ thể và đều có
khả năng tồn tại trong một chủ thể thẩm mỹ.
- Tình cảm thẩm mỹ nảy sinh khi tri giác các khách thể, đặc biệt là các tác phẩm
nghệ thuật, sản phẩm đẹp của lao động, vẻ đẹp của tự nhiên. Những tình cảm đó
kích thích tính tích cực về mặt xã hội của con người, điều tiết hành vi của họ và
tác động đến sự hình thành những lý tưởng chính trị - xã hội, thẩm mỹ, đạo đức,..
của cá nhân.

❖ Tình cảm thẩm mỹ:


- Phải là tình cảm đạo đức, bắt nguồn từ cái tốt, từ lao động và đấu tranh cho
nguồn hạnh phúc của mọi người.
- Tình cảm thẩm mỹ chân chính là những xúc động trước cảnh vật đẹp đẽ, rung
cảm trước cái hài hòa, khâm phục những phẩm chất cao cả.
- Cái đẹp giữ vai trò trung tâm trong các quan hệ thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ
xoay quanh cái đẹp. Những biểu hiện buồn, vui, yêu, ghét trong tình cảm thẩm
mỹ đều liên hệ với cái đẹp, đều xuất phát từ một lập trường đạo đức nhất định.
- Tình cảm thẩm mỹ tuy gắn với tình cảm đạo đức nhưng không hề đồng nhất với
tình cảm đạo đức.
- Tình cảm thẩm mỹ bao giờ cũng bao hàm một nội dung hưởng thụ, thưởng thức,
biểu hiện như một nhu cầu được thỏa mãn.

BÀI 4: KHÁCH THỂ THẨM MỸ TRONG MỸ HỌC (PHẦN 1) - “CÁI ĐẸP”

1. Cái đẹp là gì?


- Theo Từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê, “đẹp” nghĩa là “có hình thức hoặc phẩm
chất đem lại sự hứng thú đặc biệt, làm cho người ta thích nhìn ngắm hoặc kính
phục”.
- Cái đẹp tiếng Pháp là (le)beau, tiếng Anh là (the) beauty được xem là một phạm
trù cơ bản của mỹ học. Cái đẹp được thể hiện trên 3 phương diện:
+ Có thể an ủi hay náo loạn
+ Có thể thiêng liêng hay trần tục
+ Có thể làm phấn chấn, lôi cuốn, tạo cảm hứng hoặc ớn lạnh
⇒ Tác động đến chúng ta theo vô số cách khác nhau nhưng chưa bao giờ bị nhìn
nhận với sự thờ ơ, cái đẹp đòi hỏi phải được chú ý, nói trực tiếp với chúng ta bằng
giọng nói thân tình.
- Để trả lời một cách rành mạch cho câu hỏi “cái đẹp là gì?” không phải là điều dễ
dàng bởi cái đẹp muôn màu, muôn dạng ⇒ Con người vẫn không ngừng khám
phá bản chất của cái đẹp, cũng như tìm cách lý giải định nghĩa về cái đẹp bằng tri
nhận mỹ quan đặc thù của cá nhân, dân tộc và văn hóa,...
- Cái đẹp không hình thành do đánh giá chủ quan của cá nhân mà phải thông qua
thực tiễn con người.
- Cái đẹp không sẵn có mà được tao ra với tư cách sản phẩm lao động mà con
người đã thay đổi và biến thiên nhiên thành cái đẹp.

2. Đặc trưng, bản chất và đặc tính cái đẹp


● Đặc trưng:
- Được xác định ở mối quan hệ của nó với các giá trị: thực dụng (lợi ích), nhận thức
(chân lý), đạo đức (cải thiện)
- Được thể hiện trực tiếp qua hình thức biểu hiện, không chỉ mang hàm ý có tính
chất khái quát mà còn dần hình thành một số đặc tính tương đối ổn định với hình
thái “hài hòa” đặc trưng. Nhưng trên phương diện khác, lại tương đối trừu tượng.
● Bản chất:
- Cái đẹp, trong quan điểm của phương Đông, còn được xem như cái đẹp của sự
dịu dàng, uyển chuyển mang tính âm hay cái đẹp của sự phóng khoáng, mạnh
mẽ và dứt khoát mang tính dương.
- Cái đẹp có hình thức lôi cuốn, hấp dẫn và cân đối, hài hòa.
- Hàm ý thẩm mỹ và sức mạnh cảm xúc thường được biểu hiện qua các cảnh giới
tươi đẹp: nhãn nhặn, sang trọng, tươi mát, nhẹ nhàng và yên bình đồng thời cũng
có những đặc tính của sự nhỏ bé, thầm lặng, êm dịu, mượt mà, đơn thuần.
- Cảnh giác của nó đều được biểu hiện thông qua hình thức của cái đẹp, đem đến
cho mọi người những cảm thụ thẩm mỹ hài hòa, trọn vẹn.
- Cái đẹp là sự hiện thực hóa và là kết quả của sự khách thể hóa bản chất con
người, là kết quả cuối cùng của sự thống nhất giữa tính hợp mục đích và tính quy
luật, đồng thời, là sự khẳng định toàn diện đối với thực tế.
- Trong quá trình hiện thực hóa bản chất con người, cái đẹp tập trung vào sự biểu
hiện của kết quả hoạt động, vốn có tính chất tĩnh, ít dấu vết của xung đột và
căng thẳng thẩm mỹ.

You might also like