Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Họ và tên: Phan Quý Khánh Ngân

MSSV: 2253801015196
Lớp:QT47.2
Môn học: Công pháp quốc tế
Đề bài: Chứng minh chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên
hình thức chiếm hữu thật sự.
Bài làm:
1.Thế nào là chiếm hữu thật sự(chiếm hữu hữu hiệu)-Để được xem là chiếm hữu thật
sự phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Vùng đất chiếm hữu phải là vùng đất vô chủ: chưa bao giờ được quốc gia nào xác
lập chủ quyền hoặc đã từng được một quốc gia xác lập chủ quyền nhưng bị bỏ rơi.
- Hành động xác lập chủ quyền nhân danh nhà nước(như vậy các đội tàu buôn,đánh
cá…không nhân danh nhà nước thì không được công nhận sự xác lập).
- Hành động chiếm hữu phải thực sự, đánh giá sự thực sự dựa trên hai yếu tố:
+ Đưa vùng đất vào hệ thống hành chính để quản lý.
+ Xây dựng công trình, đưa quân đội, người đến để quản lý và khai thác vùng đất.
-Hành động chiếm hữu hoà bình và phải được dư luận đương thời chấp nhận:
+ Chấp nhận minh thị: thông qua việc tuyên bố hoặc gửi công hàm chính thức thể hiện
việc chấp nhận hoặc các hành vi tương đương.
+ Chấp nhận mặc thị: quốc gia biết hoặc buộc phải biết nhung không có bất kỳ hành
động nào để phản đối quốc gia khác xác lập chủ quyền.
2.Những minh chứng khẳng định chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
là chiếm hữu thật sự:
- Ở điều kiện đầu tiên, TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ
nhấn mạnh: “Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã thực thi chủ
quyền của mình đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ khi chúng còn là đất vô
chủ, chí ít là từ thế kỷ thứ XVII”. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các quần đảo
vô chủ cho đến thế kỷ XVII. Lúc bấy giờ, hai quần đảo được thể hiện liền một dải,
bao gồm cả Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa và ban đầu được người Việt gọi chung
một tên nôm là Bãi cát Vàng (thể hiện trong bản đồ cổ của Việt Nam mang tên “Toản
tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” do nhà địa lý Đỗ Bá biên soạn và hoàn thành năm
1686). Kể từ khi được nhà nước phong kiến Việt Nam phát hiện vào thế kỷ 17 thì hai
quần đảo cũng đã được nhà nước ta chiếm hữu, khai thác và quản lý các đảo đó một
cách liên tục. Vì là đảo vô chủ, các vua chúa nước ta phát hiện trước tiên và thực hiện
quyền chiếm hữu trước nhất. Chủ quyền của nước ta đối với các quần đào Hoàng Sa
và Trường Sa được khẳng định, duy trì và củng cố ít nhất trong 3 thế kỷ liên tục từ
thời các chúa Nguyễn đến sau khi Pháp thiết lập chế độ đô hộ năm 1884.
- Ở điều kiện thứ hai, PGS. Đỗ Bang đã khẳng định: "Chủ quyền biển đảo không thể
nhân danh cá nhân của người phát hiện, thám hiểm, vẽ bản đồ, đặt tên hoặc nhân danh
của một tổ chức quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa hay nhân danh chính quyền của một
địa phương. Với lập luận này cho ta thấy Việt Nam đã xác lập chủ quyền tại hai quần
đảo Hoàng Sa - Trường Sa lâu đời, liên tục trong nhiều thế kỷ". Điều này có nghĩa,
hành động xác lập chủ quyền phải nhân danh nhà nước. Với nghề truyền thống đánh
bắt thủy hải sản, chắc chắn ngư dân Việt Nam đã phát hiện ra các quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa ngay từ thuở bình minh dựng nước. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý và
lịch sử cũng như phương tiện kỹ thuật thời bấy giờ chưa cho phép con người có thể
định cư lâu dài trên những đảo này. Trong lịch sử, từ nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn
đã tổ chức “đội Hoàng Sa” (lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng
Ngãi) ra quần đảo Hoàng Sa (với khoảng thời gian từ sáu đến tám tháng mỗi năm) để
thu lượm hàng hóa trôi dạt trên biển, đánh bắt hải sản quý hiếm; đồng thời, đo vẽ sơ
đồ, hải trình, trồng cây và dựng mốc trên quần đảo.1 Từ năm Thái Đức thứ 9 (1786),
ngày 14/2 âm lịch, chính quyền Tây Sơn ra quyết định sai phái Hội đức hầu cai đội
Hoàng Sa cưỡi bốn chiếc thuyền câu vượt biển ra thẳng Hoàng Sa cùng các xứ cù lao
ngoài biển. Ngoài đội Hoàng Sa là đội dân binh làm kinh tế biển xa bờ, ở thời Tây
Sơn còn có rất nhiều đội khai thác kinh tế ở biển Đông, như ở Cù Lao Ré đã lập đội
Quế Hương, đội Đại Mạo Hải Mao và đội Quế Hương Hàm với số đinh là 30 người.
Vào thế kỷ 19, nhà Nguyễn đã tổ chức thêm “đội Bắc Hải” (lấy người thôn Tứ Chính
và xã Cảnh Dương, phủ Bình Thuận) để tiến ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để
thực hiện các hành động chủ quyền tại đây.2 Như vậy, suốt trong 3 thế kỷ, từ thế kỷ
XVII đến cuối thế kỷ XIX, dù trải qua 3 triều đại khác nhau, đều đã thực hiện sứ mệnh
thiêng liêng của mình, với tư cách là Nhà nước Đại Việt, tiến hành chiếm hữu và thực
thi chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Các đội
Hoàng Sa, và về sau lập thêm Đội Bắc Hải do Đội trưởng Đội Hoàng Sa kiêm quản,
đã hoạt động theo lệnh của 7 đời chúa, từ chúa Nguyễn Phúc Lan hay Nguyễn Phúc
Tần cho đến khi phong trào Tây Sơn nổi dậy, không gặp phải bất kỳ sự tranh chấp,
phản kháng nào và đến thời nhà Nguyễn vẫn tiếp tục được duy trì. Với những minh
chứng nói trên thì ngay từ thế kỷ 17, Việt Nam đã xác lập, thực hiện chủ quyền của
mình với hai quần đảo này ngay từ khi chúng còn là lãnh thổ vô chủ.
1
Dẫn từ “Phủ biên tạp lục” - cuốn sách do nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784) biên soạn năm 1776. Trong
này cụ viết: “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ
đến tháng ba nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển ba ngày ba
đêm thì đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hoá vật của tàu như là gươm ngựa, hoa bạc,
tiền bạc, hòn bạc, đồ đồng, khối thiếc, khối chì, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên, cùng là kiếm lượm vỏ
đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để
nộp, cân và định hạng xong mới cho đem bán riêng các thứ ốc hoa, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng trở về...”
2
“Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc
người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu và các tiền tuần đò, cho đi thuyền
câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên, tìm lượm hóa vật của tàu và các thứ đồi mồi,
hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản...” Trích “Phủ biên tạp lục” – nhà bác học Lê
Quý Đôn (1776)
- Như đã biết, Việt Nam xác lập chủ quyền của mình trước tiên tại Hoàng Sa và cả
Trường Sa. Đó là hành động chiếm hữu thực sự, được đánh giá dựa trên các bằng
chứng thực tế được đưa ra sau đây:
+ Chủ quyền được xác lập bằng châu bản, chính sử, bản đồ quốc gia: Theo “Toản tập
Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá, tự Công Đạo sưu tầm, biên soạn và hoàn
thành năm 1686, ít nhất đến thế kỷ XVII, bản đồ Việt Nam đã gọi hai quần đảo bằng
cái tên chung là Bãi Cát Vàng và ghi nó vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng
Nghĩa. Lúc đó, Bãi Cát Vàng còn được gọi bằng nhiều tên khác như: Hoàng Sa, Cồn
Vàng, Trường Sa, Đại Hoàng Sa, Đại Trường Sa, Vạn lý Trường Sa… và ngày nay là
Hoàng Sa và Trường Sa. “Giáp Ngọ bình Nam đồ” - bản đồ xứ Đàng Trong do Đoan
quận công Bùi Thế Đạt vẽ năm 1774, Bãi Cát Vàng cũng được vẽ là một bộ phận của
lãnh thổ Việt Nam. “Đại Nam nhất thống toàn đồ” hoàn thành trong khoảng năm 1838
dưới thời vua Minh Mệnh. Trên bản đồ có ghi hai tên “Hoàng Sa” và “Vạn lý Trường
Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và thống nhất đất nước, Nhà nước Việt
Nam trước sau như một khẳng định nhất quán chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lập trường này được thể hiện trong Luật Biên giới
quốc gia (năm 2003); Luật Biển Việt Nam (năm 2012); Tuyên bố ngày 12-5-1977 của
Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; Tuyên bố ngày 12-11-1982 của Chính
phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải
Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (năm 1994) phê
chuẩn Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 cùng các tuyên bố chính thức khác
của Việt Nam.
Liên tục từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm
pháp luật khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách
rời của lãnh thổ Việt Nam và Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo này,
phù hợp các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Hiện nay, huyện đảo Hoàng
Sa trực thuộc thành phố Ðà Nẵng; huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa
với một thị trấn và hai xã đảo.
Như vậy, chính quyền Việt Nam ở các thời đại lịch sử đã đưa hai quần đảo vào hệ
thống hành chính để quản lý.
+ Với tư cách là người làm chủ, trong nhiều thế kỷ nhà nước phong kiến Việt Nam đã
nhiều lần tiến hành điều tra khảo sát địa hình và đưa quân và dân đến khai thác tài
nguyên trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
Từ nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn đã tổ chức “đội Hoàng Sa” (lấy người từ xã An
Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi) ra quần đảo Hoàng Sa (với khoảng thời gian
từ sáu đến tám tháng mỗi năm) để thu lượm hàng hóa trôi dạt trên biển, đánh bắt hải
sản quý hiếm; đồng thời, đo vẽ sơ đồ, hải trình, trồng cây và dựng mốc trên quần đảo.
Năm Thái Đức thứ 9 (1786), ngày 14/2 âm lịch, chính quyền Tây Sơn ra quyết định
sai phái Hội đức hầu cai đội Hoàng Sa cưỡi bốn chiếc thuyền câu vượt biển ra thẳng
Hoàng Sa cùng các xứ cù lao ngoài biển. Ngoài đội Hoàng Sa là đội dân binh làm
kinh tế biển xa bờ, ở thời Tây Sơn còn có rất nhiều đội khai thác kinh tế ở biển Đông,
như ở Cù Lao Ré đã lập đội Quế Hương, đội Đại Mạo Hải Mao và đội Quế Hương
Hàm với số đinh là 30 người.
Vào thế kỷ 19, nhà Nguyễn đã tổ chức thêm “đội Bắc Hải” (lấy người thôn Tứ Chính
và xã Cảnh Dương, phủ Bình Thuận) để tiến ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để
thực hiện các hành động chủ quyền tại đây. Từ năm 1816, Nhà Nguyễn dùng thủy
quân khai thác, quản lý Biển Đông. Tuy không tiếp tục khai thác biển, phát triển kinh
tế biển như đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải, song hoạt động đầu tiên của thủy quân được
coi là mốc đánh dấu việc tái xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo
Hoàng Sa. Hành động này biểu thị cho việc vua Gia Long chính thức khẳng định chủ
quyền với việc nhà vua bắt đầu quản lý Hoàng Sa bằng lực lượng quân sự chính quy
của Nhà nước. Sau đó, các đội thủy quân được đều đặn cử ra Hoàng Sa, Trường Sa
làm nhiệm vụ đo đạc thủy trình, cắm cột mốc, dựng bia xác định chủ quyền…3
Trong tờ Lệnh ngày 15/4/1834, vua Minh Mạng đã điều động binh phu từ đảo Lý Sơn
ra bảo vệ Hoàng Sa; tờ Tấu ngày 12/5/1932 dâng lên vua Bảo Đại, nội dung tặng
thưởng Huân chương cho một binh sĩ đóng đồn phòng thủ Hoàng Sa.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, với tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại theo Hiệp
ước Pa-tơ-nốt (năm 1884), Chính quyền thuộc địa Pháp đã có nhiều hoạt động cụ thể
củng cố chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ năm 1925 đến
năm 1927, Pháp đã tổ chức điều tra về khí hậu, thổ nhưỡng, nghiên cứu mỏ và duy trì
tuần tra trên quần đảo Hoàng Sa. Liên tục trong các năm 1930 - 1933, Pháp đã đưa
quân đội ra đóng giữ ở quần đảo Trường Sa. Để tiện quản lý, năm 1933, Pháp đã sáp
nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ); thành lập đơn vị hành chính ở
Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên (năm 1938). Cũng trong thời gian này, Pháp còn cho
đặt cột mốc, xây ngọn hải đăng và các trạm: khí tượng, vô tuyến điện trên hai quần
đảo.
Sau khi Hiệp định Geneva năm 1954 được ký kết, ngày 28/4/1956, quân đội viễn
chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, chính quyền Sài Gòn vẫn duy trì lực lượng đồn trú
bảo vệ quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1957, các lực lượng thủy quân lục chiến của quân đội Sài Gòn đã được đưa ra
quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa làm nhiệm vụ bảo vệ các quần đảo thay
thế cho các đơn vị đồn trú trước đây. Năm 1963, chính quyền Sài Gòn đã cho dựng
các bia chủ quyền trên các đảo Trường Sa, An Bang, Loại Ta, Thị Tứ, Song Tử Đông,
Song Tử Tây.

3
Các hoạt động này được ghi nhận trong nhiều tài liệu lịch sử như “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn (1776),
“Lịch triều Hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú (1821), “Đại Nam thực lục chính biên” (1844 - 1848),
“Hoàng Việt dư địa chí” (1834).
Từ ngày 14/4/1975 đến ngày 29/4/1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã lần lượt giải
phóng các hòn đảo trong quần đảo Trường Sa do Quân đội Sài Gòn đóng giữ gồm các
đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa và An Bang. Sau đó các
đơn vị hải quân ta tiếp tục tổ chức việc bảo vệ quần đảo Trường Sa trên nhiều hòn đảo
khác.
Ngày 04/3/1988, Hải quân ta quyết tâm đưa bộ đội đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin
và Len Đao. Ngày 14/3/1988, với sự anh dũng của các chiến sỹ, Tàu HQ 505 đã cắm
hai lá cờ lên đảo Cô Lin và bảo vệ thành công chủ quyền tại đảo Len Đao thuộc quần
đảo Trường Sa.
Từ thời điểm ấy cho tới hiện tại, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
không ngừng xây dựng các cơ sở vật chất, các mốc dấu khẳng định chủ quyền của
Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đưa quân đội làm nhiệm vụ bảo
vệ, đưa nhân dân đến sinh sống, luôn chăm lo và chú ý bảo vệ hai quần đảo ấy trước
sự dòm ngó của các quốc gia láng giềng.
Như vậy, ta đã xây dựng công trình, đưa quân đội, người đến để quản lý và khai thác
hai quần đảo.
-Hành động chiếm hữu ấy là hoà bình và được dư luận đương thời chấp nhận:
Lịch sử đã chứng minh, cho đến ngày bị thực dân Pháp đô hộ, các triều đại phong kiến
Việt Nam đã thực sự thực thi chủ quyền và cai quản hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa mà không có một nước nào cạnh tranh và nhất quán coi các đảo này thuộc chủ
quyền của Việt Nam. Thậm chí, các triều đại phong kiến Trung Quốc đã mặc nhiên
công nhận quyền cai quản của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,
không những không phản đối mà có lúc còn giúp đỡ một số đội viên đội Hoàng Sa bị
bão đánh dạt vào cảng Thanh Lam (đảo Hải Nam) và đưa họ trở về Thuận Hóa. Với
công ước Pháp -Thanh Thiên Tân năm 1884, Trung Quốc đã công nhận quyền cai trị
của Pháp ở Việt Nam. Trên cơ sở đại diện cho triều đình phong kiến An Nam, Pháp đã
có nhiều hành động củng cố chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa bằng việc
tiến hành tuần tra, kiểm soát và đưa quân ra chiếm đóng trên các đảo. Ngày 1/8/2012,
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã chính thức trưng bày tấm bản đồ Hoàng Triều trực tỉnh
địa dư toàn đồ do Triều Thanh, Trung Quốc xuất bản tại Thượng Hải năm 1904. Tấm
bản đồ, do chính Triều Thanh, Trung Quốc đo đạc và xác định hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa không hề thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Đây là bằng chứng không
thể chối cãi về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
bởi chính Triều đại Nhà Thanh cũng đã tự khẳng định điều đó qua tấm bản đồ do họ
vẽ.
Theo chứng cứ của nhiều nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây nói trên đã viết, đã khẳng
định rằng: từ lâu, liên tục trong hàng mấy trăm năm, từ triều đại này đến triều đại
khác, Nhà nước Việt Nam đã làm chủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc
chiếm hữu và khai thác đó của Việt Nam không bao giờ gặp phải sự phản đối của một
quốc gia nào khác, điều đó càng chứng tỏ từ lâu quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa đã là lãnh thổ Việt Nam
Trong bức “An Nam đại quốc họa đồ” của Giám mục Jean Louis Taberd năm 1838,
trong đó có vẽ 9 dấu chấm nhỏ tượng trưng cho khu vực được đánh dấu là Paracels
Seu Cát Vàng (Paracels hay là Cát Vàng).
Bộ Atlas thế giới của Philipe Vandemaelen xuất bản năm 1827, tại Bỉ, trong đó, vẽ và
miêu tả rõ quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ của Vương quốc An Nam.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, với tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại theo Hiệp
ước Patenôtre (năm 1884), Chính quyền thuộc địa Pháp đã có nhiều hoạt động củng
cố chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong quan hệ quốc tế,
Pháp đã nhiều lần lên tiếng phản đối các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với
quần đảo Hoàng Sa. Ngày 8/3/1949, Pháp công nhận độc lập thống nhất của Việt Nam
và ngày 14/10/1950, Pháp chính thức trao việc phòng thủ quần đảo Hoàng Sa cho Việt
Nam. Ngày 6/9/1951, tại Hội nghị San Francisco, ông Trần Văn Hữu, Thủ tướng kiêm
Ngoại trưởng chính quyền Bảo Đại, trưởng phái đoàn Việt Nam lúc đó đã tuyên bố
xác nhận chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sau khi Nhật đã trả lại
tất cả những lãnh thổ họ đã chiếm cứ trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
Không có nước nào trong số 51 nước tham dự hội nghị phản đối sự tái xác nhận chủ
quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tuyên bố Cairo năm 1943, được xem là một trong những điều ước quốc tế quan trọng
để hợp thành hệ thống cơ sở pháp lý quốc tế nhằm khẳng định chủ quyền của Nhà
nước Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời là một trong
những căn cứ pháp lý quốc tế quan trọng để Nhà nước Việt Nam vận dụng, nhằm bác
bỏ những luận thuyết sai trái về hiện thực khách quan. Đồng thời phản đối sự khẳng
định chủ quyền phi lý của Trung Quốc và một số quốc gia hữu quan trong khu vực
Biển Đông đã xâm chiếm trái phép hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa và một số đảo đá
thuộc quần đảo Trường Sa của Nhà nước Việt Nam.
Chủ quyền biển đảo Việt Nam đã được ghi nhận dựa trên công ước Luật biển năm
1982.
3. Kết luận:
Từ thế kỷ XVII đến nay, suốt trong mấy thế kỷ, Nhà nước ta đã thực hiện một cách
thực sự, liên tục và hoà bình chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa. Những minh chứng nói trên đã khẳng định một cách đanh thép rằng từ
lâu sự chiếm hữu của Nhà nước Việt Nam khi mà các quần đảo này chưa thuộc chủ
quyền của bất kỳ quốc gia nào là chiếm hữu thực sự và cũng từ đó khẳng định chủ
quyền tuyệt đối của nước ta đối với vùng đảo này. Và Nhà nước Việt Nam luôn bảo vệ
tích cực các quyền và danh nghĩa của mình trước mọi mưu đồ và hành động xâm
phạm tới chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi của Việt Nam đối với hai quần
đảo này.
Ảnh tư liệu:
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. http://hvctcand.edu.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/nhung-co-so-lich-su-va-phap-
ly-khang-dinh-chu-quyen-cua-viet-nam-doi-voi-hai-quan-dao-hoang-sa-va-
truong-sa-1518
2. https://baotintuc.vn/chinh-tri/hoang-sa-va-truong-sa-chu-quyen-cua-viet-nam-
bai-1-20150602214740227.htm
3. https://nld.com.vn/bien-dao/vach-tran-cac-luan-diem-sai-trai-cua-trung-quoc-
20210107214831974.htm
4. https://quansu.haiduong.gov.vn/ViewDetail/gWQdHqjSmcc@/ch%E1%BB
%A7-quy%E1%BB%81n-bi%E1%BB%83n-%C4%91%E1%BA%A3o-vi
%E1%BB%87t-nam-nh%C3%ACn-t%E1%BB%AB-l%E1%BB%8Bch-s
%E1%BB%AD.html
5. https://tuoitre.vn/viet-nam-da-xac-lap-chu-quyen-tai-hoang-sa-truong-sa-lau-
doi-lien-tuc-nhieu-the-ky-20200818191035037.htm
6. https://dangcongsan.vn/bien-dao-viet-nam/hoang-sa-va-truong-sa-la-cua-viet-
nam-553850.html
7. http://tapchiqptd.vn/vi/bao-ve-to-quoc/chu-quyen-cua-viet-nam-doi-voi-hai-
quan-dao-hoang-sa-va-truong-sa/5875.html
8. http://tapchiqptd.vn/vi/bien-dao-viet-nam/chu-quyen-quyen-chu-quyen-va-
quyen-tai-phan-theo-cong-uoc-lien-hop-quoc-ve-luat-bien-nam-
1982/14625.html

You might also like