Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Thực trạng bội chi Ngân sách Nhà nước Việt Nam từ năm 2018 –

2023.

I. Vài nét về Bội chi NSNN:


1. Khái niệm Bội chi NSNN:

Bội chi ngân sách hay còn gọi là thâm hụt Ngân sách là tình trạng khi tổng nguồn
thu không đủ trang trải tổng các nhiệm chi của một Chính phủ, một địa phương, một đơn
vị trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Khi nói đến bội chi ngân sách nhà
nước (NSNN) tức là các khoản chênh lệch thiếu giữa tổng thu so với tổng các khoản chi
của ngân sách nhà nước trong một năm.

2. Các trường hợp Bội chi NSNN:


 Bội chi cơ cấu:

Bội chi cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy
biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu
cho giáo dục,quốc phòng,…

Nguyên nhân dẫn đến bội chi cơ cấu chủ yếu là nguyên nhân chủ quan là do quản
lý, điều hành ngân sách nhà nước bất hợp lý.

Ngoài ra do nhà nước chủ động sử dụng bội chi ngân sách nhà nước như là một
công cụ để thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng tạo sự tăng trưởng
cho nền kinh tế, khắc phục tình trạng suy thoái của nền kinh tế.

 Bội chi chu kỳ:

Bội chi chu kì là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa
là mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân.

Nguyên nhân dẫn đến bội chi chu kì thường là nguyên nhân khách quan: Do nền
kinh tế suy thoái và khủng hoảng nguồn thu vào ngân sách nhà nước bị giảm sút, nhưng
nhu cầu chi tiêu lại gia tăng để giải quyết những vấn đề khó khăn mới về kinh tế- xã hội.
3. Nguyên nhân gây ra Bội chi NSNN:

Có hai nhóm nguyên nhân gây ra bộ chi ngân sách nhà nước chính:

+ Nhóm nguyên nhân mang tính khách quan do diễn biến của chu kỳ kinh doanh, do
tác động của điều kiện tự nhiên, của các yếu tố bất khả kháng.

+ Nhóm nguyên nhân mang tính chủ quan thuộc về quá trình quản lý và điều hành
của nhà nước.

II. Thực trạng bội chi Ngân sách Nhà nước Việt Nam từ năm 2018 – 2023:
1. Năm 2018:
a) Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2018:

Quyết toán thu NSNN năm 2018 là 1.431.662.057 triệu đồng, tăng 8,5%
(112.462.057 triệu đồng) so với dự toán. Trong đó ngân sách địa phương (NSĐP) tăng thu
78.099.136 triệu đồng, ngân sách trung ương (NSTW) tăng thu (gồm cả tăng thu từ nguồn
viện trợ) 34.362.921 triệu đồng. Trong đó:

- Thu nội địa (không bao gồm dầu thô): tăng 5,1% so với dự toán.

- Thu từ dầu thô: tăng 84% (30.140.458 triệu đồng), chủ yếu do giá thanh toán tăng
gần 50% và sản lượng cao hơn dự toán 0,7 triệu tấn.

- Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu: vượt 23.540.307 triệu đồng so với dự
toán. Trong năm 2018 thực hiện giảm thuế suất làm giảm thu mạnh, nhưng nhờ giá trị
kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 11,5% so với năm 2017, và tăng cường quản lý, thanh
tra, kiểm tra thuế, thu nợ đọng thuế, nên góp phần tăng thu NSNN. Trong năm đã hoàn
thuế giá trị gia tăng cho các đơn vị kịp thời, đầy đủ theo đúng chế độ quy định là
111.783.286 triệu đồng.

b) Kết quả thực hiện nhiệm vụ chi NSNN năm 2018:

Quyết toán chi NSNN 1.435.435.263 triệu đồng, bằng 94,2% (giảm 87.764.737
triệu đồng) so với dự toán, chủ yếu do một số khoản chi triển khai chậm nên bị hủy dự
toán, hoặc chuyển nguồn sang năm sau theo quy định của Luật NSNN. Trong đó:
- Chi đầu tư phát triển: quyết toán 393.303.617 triệu đồng, bằng 97,9% so với dự
toán, chủ yếu do chi từ nguồn vốn ngoài nước không đạt dự toán, và một số nội dung
được chuyển nguồn sang năm sau giải ngân. Số chi đầu tư phát triển chiếm 27,4% tổng
chi NSNN, bằng 7,1% GDP.

- Chi phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh;
quản lý hành chính: quyết toán 931.858.604 triệu đồng, bằng 95,6% so với dự toán, chiếm
64,9% tổng chi NSNN, tỷ trọng giảm so với mức 65,5% của năm 2017.

- Chi trả nợ lãi: quyết toán 106.583.600 triệu đồng, giảm 5.934.400 triệu đồng so
với dự toán.

c) Về bội chi NSNN và nợ công:

Quyết toán số bội chi NSNN là 153.110.403 triệu đồng, bằng 2,8% GDP (năm
2018 GDP thực hiện năm là 5.542.300 tỷ đồng), giảm 50.889.597 triệu đồng , tương
đương 0,9% GDP, so với dự toán Quốc hội quyết định là 3,7% GDP.

Với kết quả thực hiện dự toán thu, chi, bội chi như trên, so với GDP thực tế, dư nợ
Chính phủ bằng 49,9% GDP, nợ công bằng 58,3% GDP, trong giới hạn theo quy định của
Chính phủ và của Quốc hội.

Về tổng mức vay của NSNN, quyết toán 284.806.197 triệu đồng, bằng 78,4%
(giảm 78.477.803 triệu đồng) so với dự toán, chủ yếu do giảm bội chi NSNN 50.889.597
triệu đồng.

2. Năm 2019:
a) Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2019:

Quyết toán thu NSNN đạt 1.553.612 tỷ đồng, tăng 142.312 tỷ đồng (+10,1%) so
dự toán, chủ yếu do tăng thu từ các khoản thu về nhà, đất, thu khác ngân sách, thuế xuất
nhập khẩu và thu từ dầu thô. Trong đó:

- Thu nội địa: quyết toán đạt 1.277.988 tỷ đồng, tăng 104.488 tỷ đồng (+8,9%) so
dự toán, chủ yếu nhờ tăng thu về nhà, đất (78.181 tỷ đồng), tăng thu từ thu hồi vốn, thu cổ
tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của Ngân hàng nhà nước (24.835 tỷ
đồng); tỷ trọng thu nội địa tăng so với năm trước (năm 2018 là 80,7%, năm 2019 là
82,2%).

- Thu từ dầu thô: quyết toán 56.251 tỷ đồng, tăng 26,1% (11.651 tỷ đồng) so với
dự toán; chủ yếu do giá dầu tăng 2,5 USD/thùng so với giá dự toán và sản lượng thanh
toán cao hơn dự toán 0,61 triệu tấn.

- Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu: quyết toán 214.239 tỷ đồng,
tăng 13,2% (25.039 tỷ đồng) so với dự toán. Năm 2019, giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu
tăng 7,7% so với năm 2018. Số hoàn thuế giá trị gia tăng theo thực tế phát sinh là 133.043
tỷ đồng, tăng 21.743 tỷ đồng so với dự toán, được thực hiện theo quy định của Luật thuế
giá trị gia tăng.

- Thu viện trợ không hoàn lại: quyết toán đạt 5.133 tỷ đồng, tăng 1.133 tỷ đồng
(+28,3%) so với dự toán.

b) Kết quả thực hiện nhiệm vụ chi NSNN năm 2019:

Quyết toán chi NSNN là 1.526.893 tỷ đồng, giảm 106.407 tỷ đồng, bằng 93,5% so
với dự toán, chủ yếu do một số khoản chi triển khai chậm nên bị hủy dự toán hoặc chuyển
nguồn sang năm sau chi tiếp theo quy định của Luật NSNN. Trong đó:

- Chi đầu tư phát triển: quyết toán 421.845 tỷ đồng, bằng 97,8% so dự toán, chiếm
27,6% tổng chi NSNN.

- Chi trả nợ lãi: quyết toán 107.065 tỷ đồng, bằng 85,7% so dự toán, chủ yếu do dư
nợ trái phiếu Chính phủ và lãi suất bình quân phải trả lãi trong năm 2019 thấp hơn dự
toán.

- Chi thường xuyên (bao gồm cả nguồn cải cách tiền lương): quyết toán 994.582 tỷ
đồng, bằng 95,6% so với dự toán.

c) Về bội chi NSNN và nợ công:


Quyết toán số bội chi NSNN là 161.491 tỷ đồng, bằng 2,67% GDP thực hiện, giảm
60.509 tỷ đồng so với dự toán Quốc hội quyết định; trong đó, NSĐP quyết toán không bội
chi, giảm so với dự toán 12.500 tỷ đồng; NSTW quyết toán bội chi 161.491 tỷ đồng, giảm
48.009 tỷ đồng so với dự toán Quốc hội quyết định.

Tổng mức vay của NSNN Quốc hội quyết định là 425.252 tỷ đồng; quyết toán
345.311 tỷ đồng, giảm 79.941 tỷ đồng, bằng 81,2% so với dự toán, chủ yếu do giảm bội
chi NSNN 60.509 tỷ đồng.

3. Năm 2020:
a) Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2020:

Dự toán thu NSNN là 1.539 nghìn tỷ đồng, báo cáo Quốc hội ước đạt 1.349,85
nghìn tỷ đồng, bằng 87,7% dự toán, giảm 189.200 tỷ đồng. Kết quả thực hiện thu NSNN
cả năm đạt 1.507,8 nghìn tỷ đồng, bằng 98% so dự toán, giảm 2,79% so với thực hiện
năm 2019; tỷ lệ động viên thu NSNN đạt 24%GDP, riêng động viên từ thuế và phí đạt
19,1%GDP. Trong đó:

- Thu nội địa: dự toán thu là 1.290,77 nghìn tỷ đồng, thực hiện đạt 1.290,9 nghìn tỷ
đồng, vượt 117 tỷ đồng so dự toán, tăng 1,3% so thực hiện năm 2019.

- Thu từ dầu thô: dự toán thu là 35,2 nghìn tỷ đồng, thực hiện đạt 34,6 nghìn tỷ
đồng, giảm 602 tỷ đồng (-1,7%) so dự toán. Giá dầu thô giảm 14,3 USD/thùng so giá dự
toán; sản lượng thanh toán tăng 540 nghìn tấn so kế hoạch.

- Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu: dự toán thu là 208 nghìn tỷ đồng; thực
hiện đạt 177,5 nghìn tỷ đồng, giảm 30,5 nghìn tỷ đồng (-14,6%) so dự toán, trên cơ sở:
tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 314,57 nghìn tỷ đồng, hoàn thuế giá trị gia
tăng theo thực tế phát sinh là 137 nghìn tỷ đồng.

- Thu viện trợ: Dự toán thu là 5 nghìn tỷ đồng, thực hiện đạt 4,8 nghìn tỷ đồng,
giảm 251 tỷ đồng (-5%) so dự toán.
b) Kết quả thực hiện nhiệm vụ chi NSNN năm 2020:

Dự toán chi NSNN là 1.773,76 nghìn tỷ đồng, thực hiện cả năm đạt 1.787,95 nghìn
tỷ đồng, tăng 14,18 nghìn tỷ đồng (+0,8%) so dự toán. Trong đó:

- Chi đầu tư phát triển: dự toán chi là 497,26 nghìn tỷ đồng; thực hiện (bao gồm số
được chuyển nguồn sang năm 2021) đạt 550 nghìn tỷ đồng, vượt 52,8 nghìn tỷ đồng
(+10,6%) so dự toán.

- Chi trả nợ lãi: dự toán chi là 118,19 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạt 107,3 nghìn tỷ
đồng, giảm 10,9 nghìn tỷ đồng (-9,2%) so dự toán, chủ yếu là giảm chi trả nợ lãi của
NSTW do dư nợ trái phiếu Chính phủ và lãi suất bình quân phải trả trong năm 2020 thấp
hơn mức xây dựng dự toán.

- Chi thường xuyên: dự toán chi là 1.056,49 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạt 1.072,07
nghìn tỷ đồng, tăng 15,6 nghìn tỷ đồng (+1,5%) so với dự toán.

c) Về bội chi NSNN và nợ công:

Dự toán bội chi NSNN năm 2020 Quốc hội quyết định đầu năm là 234,8 nghìn tỷ
đồng, bằng 3,44% GDP. Tuy nhiên, với kết quả thu, chi NSNN năm 2020 nêu trên, bội
chi NSNN là 251,35 nghìn tỷ đồng, bằng 3,99%GDP thực hiện (trong đó bội chi NSTW
chỉ tăng 20,9% mức tăng Quốc hội cho phép).

Đến hết ngày 31/12/2020, dư nợ công bằng khoảng 55,3%GDP, dư nợ Chính phủ
khoảng 49,1%GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,3%GDP, trong phạm vi
Quốc hội cho phép.

4. Năm 2021:
a) Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2021:

Dự toán thu NSNN là 1.343,3 nghìn tỷ đồng, báo cáo Quốc hội ước đạt 1.365,5
nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so với dự toán. Kết quả thực hiện thu NSNN năm 2021 đạt
1.568,4 nghìn tỷ đồng, tăng 225,1 nghìn tỷ đồng (+16,8%) so dự toán, tăng 202,9 nghìn tỷ
đồng so với báo cáo Quốc hội nhờ số thu NSNN đạt khá trong quý I và quý IV. Tỷ lệ
động viên thu NSNN năm 2021 đạt 18,7%GDP, riêng thu thuế và phí đạt 15,1%GDP.
Trong đó:

- Thu nội địa: dự toán thu là 1.133,5 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạt 1.304,6 nghìn tỷ
đồng, vượt 171,1 nghìn tỷ đồng (+15,1%) so dự toán, tăng 1,1% so thực hiện năm 2020.
- Thu từ dầu thô: dự toán thu là 23,2 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạt gần 44,6 nghìn tỷ
đồng, tăng 92,4% so dự toán do giá dầu thanh toán tăng 23,8 USD/thùng so giá dự toán;
sản lượng thanh toán tăng 860 nghìn tấn so kế hoạch.

- Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu: dự toán thu là 178,5 nghìn tỷ
đồng; thực hiện đạt gần 215,9 nghìn tỷ đồng, vượt 37,4 nghìn tỷ đồng (+20,9%) so dự
toán, do kim ngạch xuất khẩu tăng 19%; kim ngạch nhập khẩu tăng khoảng 26,5% so với
cùng kỳ năm trước, trên cơ sở: tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 376,6 nghìn tỷ
đồng; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ và thực tế phát sinh là gần 160,8 nghìn tỷ
đồng.

- Thu viện trợ: dự toán thu là 8,13 nghìn tỷ đồng; kết quả thực hiện đạt 3,3 nghìn tỷ
đồng, giảm 4,8 nghìn tỷ đồng (-58,8%) so dự toán.

b) Kết quả thực hiện nhiệm vụ chi NSNN năm 2020:

Dự toán chi NSNN là 1.687 nghìn tỷ đồng, ước thực hiện chi năm 2021 đạt 1.854,9
nghìn tỷ đồng, tăng 167,9 nghìn tỷ đồng (+10%) so với dự toán, trong đó:

- Chi đầu tư phát triển: dự toán chi là 477,3 nghìn tỷ đồng; thực hiện ước đạt 515,9
nghìn tỷ đồng , tăng 38,6 nghìn tỷ đồng (+8,1%) so với dự toán.

- Chi trả nợ lãi: dự toán chi là 110 nghìn tỷ đồng; thực hiện ước đạt gần 102,6
nghìn tỷ đồng, giảm 7,5 nghìn tỷ đồng (-6,8%) so dự toán, chủ yếu do công tác phát hành
trái phiếu Chính phủ năm 2020 phù hợp với tiến độ thu ngân sách và giải ngân vốn đầu
tư, không để tồn đọng vốn vay.

- Chi thường xuyên: dự toán chi là 1.036,7 nghìn tỷ đồng; thực hiện ước đạt
1.053,9 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1 nghìn tỷ đồng (+1,7%) so dự toán.
c) Về bội chi NSNN và nợ công:

Dự toán bội chi NSNN năm 2021 Quốc hội quyết định là 343,67 nghìn tỷ đồng,
bằng 4% GDP. Tuy nhiên với kết quả thu, chi NSNN năm 2021 nêu trên, bội chi NSNN
năm 2021 khoảng 286,5 nghìn tỷ đồng, giảm 57,2 nghìn tỷ đồng so dự toán, bằng 3,41%
GDP thực hiện.

Đến hết ngày 31/12/2021, dư nợ công khoảng 43,1%GDP, dư nợ Chính phủ
khoảng 39,1%GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 38,4%GDP, thấp hơn trần
quy định tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về kế hoạch tài
chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2026.

5. Năm 2022:
a) Kết quả nhiệm vụ thu NSNN năm 2022:

Dự toán thu NSNN là 1.411,7 nghìn tỷ đồng, báo cáo Quốc hội ước đạt 1.614,1
nghìn tỷ đồng; thực hiện thu NSNN năm 2022 đạt 1.815,5 nghìn tỷ đồng, tăng 403,8
nghìn tỷ đồng (+28,6%) so dự toán, tăng 201,4 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội. Tỷ
lệ huy động vào NSNN đạt 19,1%GDP, riêng từ thuế và phí đạt 15,4%GDP. Trong đó:

- Thu nội địa: dự toán thu là 1.176,7 nghìn tỷ đồng; báo cáo Quốc hội ước đạt
1.292,3 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạt 1.443,9 nghìn tỷ đồng, vượt 267,2 nghìn tỷ đồng
(+22,7%) so dự toán, tăng 151,7 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội.

- Thu từ dầu thô: dự toán thu là 28,2 nghìn tỷ đồng; báo cáo Quốc hội ước đạt 68
nghìn tỷ đồng; thực hiện đạt 78 nghìn tỷ đồng, tăng 49,8 nghìn tỷ đồng (+176,7%) so dự
toán, tăng 10 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội, do giá dầu thanh toán bình quân tăng
44,7 USD/thùng so giá dự toán; sản lượng thanh toán tăng 1,67 triệu tấn so kế hoạch.

- Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu: dự toán thu là 199 nghìn tỷ
đồng; báo cáo Quốc hội ước đạt 246 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạt 285,4 nghìn tỷ đồng,
vượt 86,4 nghìn tỷ đồng (+43,4%) so dự toán, tăng 39,4 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc
hội, trên cơ sở: tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 436,6 nghìn tỷ đồng; hoàn
thuế giá trị gia tăng theo chế độ và thực tế phát sinh là gần 151,3 nghìn tỷ đồng.
- Thu viện trợ: dự toán thu là 7,8 nghìn tỷ đồng; kết quả thực hiện đạt 8,1 nghìn tỷ
đồng, tăng 336 tỷ đồng so dự toán và báo cáo Quốc hội.

b) Kết quả nhiệm vụ chi NSNN năm 2022:

Dự toán tổng chi NSNN Quốc hội quyết định là 1.816 nghìn tỷ đồng, ước thực
hiện chi năm 2022 đạt 2.158,1 nghìn tỷ đồng, tăng 342,1 nghìn tỷ đồng (+18,8%) so với
dự toán. Trong đó:

- Chi đầu tư phát triển: dự toán chi là 557,5 nghìn tỷ đồng; thực hiện (bao gồm cả
số vốn được chuyển nguồn sang năm 2023) ước đạt 638,1 nghìn tỷ đồng, tăng 80,6 nghìn
tỷ đồng (+14,5%) so với dự toán.

- Chi trả nợ lãi: dự toán chi là 103,7 nghìn tỷ đồng; thực hiện ước đạt gần 94,8
nghìn tỷ đồng, giảm 8,9 nghìn tỷ đồng (-8,6%) so dự toán, chủ yếu do công tác phát hành
trái phiếu Chính phủ phù hợp với tiến độ thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư, giảm số
dư nợ vay và trả lãi.

- Chi thường xuyên: dự toán chi là 1.111,2 nghìn tỷ đồng; thực hiện ước đạt
1.101,9 nghìn tỷ đồng, giảm 9,3 nghìn tỷ đồng (-0,8%) so dự toán.

c) Về bội chi NSNN và nợ công:

Dự toán bội chi NSNN năm 2022 Quốc hội quyết định là 404,3 nghìn tỷ đồng,
tương đương 4,3%GDP. Tuy nhiên, với kết quả thu, chi NSNN năm 2022 nêu trên, bội
chi NSNN năm 2022 khoảng 342,6 nghìn tỷ đồng, bằng 3,6%GDP thực hiện, giảm 61,7
nghìn tỷ đồng so với dự toán Quốc hội quyết định.

Dự kiến đến ngày 31/12/2022, dư nợ công khoảng 38%GDP, dư nợ Chính phủ
khoảng 34,7%GDP, dư nợ vay nước ngoài của quốc gia bằng khoảng 36,8%GDP, thấp
hơn mức trần và ngưỡng cảnh báo an toàn nợ công đã được Quốc hội quyết định, góp
phần củng cố xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
6. Năm 2023:
a) Dự toán nhiệm vụ thu NSNN năm 2023:

Dự toán tổng số thu NSNN là 1.620,7 nghìn tỷ đồng, tăng 0,4% so với ước tính
thực hiện năm 2022; tỷ lệ huy động vào NSNN khoảng 15,7%GDP, trong đó từ thuế, phí
khoảng 13,3%GDP. Trong đó:

- Thu nội địa: dự toán 1.334,2 nghìn tỷ đồng;.

- Thu từ dầu thô (trên cơ sở sản lượng khai thác trong nước gần 8 triệu tấn, giá dầu
bình quân khoảng 70 USD/thùng) là 42 nghìn tỷ đồng.

- Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 239 nghìn tỷ đồng; thu viện trợ 5,5
nghìn tỷ đồng. Dự toán tổng số thu NSTW năm 2023 là 863,5 nghìn tỷ đồng, tổng số thu
NSĐP là 757,2 nghìn tỷ đồng.

b) Dự toán nhiệm vụ chi NSNN năm 2023:

Dự toán tổng số chi NSNN là 2.076,2 nghìn tỷ đồng, tăng 16,3% so với dự toán chi
NSNN năm 2022. Trong đó:

- Chi đầu tư phát triển: 726,7 nghìn tỷ đồng.

- Chi thường xuyên là 1.172,3 nghìn tỷ đồng.

- Chi trả nợ lãi 102,9 nghìn tỷ đồng.

- Chi cải cách tiền lương, lương hưu, điều chỉnh một số chế độ trợ cấp, phụ cấp và
các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở: 12,5 nghìn tỷ đồng.

- Các khoản chi còn lại khác 61,8 nghìn tỷ đồng.

c) Về dự toán bội chi NSNN và nợ công:

Theo đó, bội chi NSNN năm 2023 là 455,5 nghìn tỷ đồng, tương đương
4,42%GDP. Trong đó, bội chi NSTW 430,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 4,18%GDP; bội
chi NSĐP: 25,0 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,24%GDP.
III. Giải pháp giúp giảm bội chi NSNN:

- Đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,
cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, đảm bảo thực hiện các mục tiêu cơ
cấu lại nền kinh tế, phát triển cân đối, theo hướng bền vững, đạt được các chỉ tiêu về tốc
độ tăng trưởng và quy mô GDP nền kinh tế, làm tiền đề để thực hiện các mục tiêu tài
chính – ngân sách.

Kiên quyết thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại NSNN, nợ công, nhất là giữ mục tiêu
bội chi, nợ công theo kế hoạch tài chính 5 năm, lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia,
tăng cường ổn định vĩ mô.

Tăng cường quản lý thu, chống thất thu từ đất đai, tài sản công; rà soát, kiến nghị
sửa đổi, tập trung thu về ngân sách các nguồn thu bản chất của NSNN (nguồn thu của các
quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; nguồn thu để lại cho các cơ quan, đơn vị...).

- Đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống thu, ưu tiên các mục tiêu thuận tiện, bình đẳng,
minh bạch... góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh cạnh tranh, hấp dẫn, đồng
thời thu đúng, đủ, kịp thời các nguồn thu của NSNN. Trong đó:
Nghiên cứu sửa đổi Luật quản lý thuế theo hướng bao quát các nguồn thu mới, đẩy
mạnh cải cách thủ tục quản lý thuế; thực hiện quản lý thuế điện tử, hóa đơn điện tử, quản
lý thuế theo phương thức rủi ro; tiến tới áp dụng thanh tra, kiểm tra thuế điện tử...
Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hệ thống các chính sách ưu đãi, miễn, giảm thuế, phí;
thu đất đai... hiện nay cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế, với hệ thống
quản lý thu.

- Chính phủ kiên quyết đẩy mạnh đổi mới quản lý chi NSNN đồng bộ với đổi mới
phương thức quản lý tài chính các lĩnh vực, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa; phân định rõ vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường; tập trung ngân
sách vào các nhiệm vụ thiết yếu Nhà nước phải bảo đảm; tăng cường cơ chế đấu thầu, đặt
hàng, khoán kinh phí theo nhiệm vụ; tăng cường quản lý ngân sách trung hạn gắn với
quản lý nợ công, chi đầu tư công trung hạn; chủ động kiểm soát bội chi.

Sửa đổi Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn; ưu tiên xử lý các bất cập về
phân bổ dàn trải, chậm, giải ngân không đạt kế hoạch, chuyển nguồn kéo dài...; thống
nhất quản lý lĩnh vực chi đầu tư và chi thường xuyên; tăng cường hiệu lực thực thi pháp
luật đầu tư; phát triển hệ thống quản lý kiểm soát thanh toán vốn đảm bảo bố trí nguồn lực
và thực hiện giải ngân theo tiến độ kỹ thuật của dự án...

- Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách trên cơ sở hoàn thiện thể chế,
chính sách, đặc biệt là chế tài trong quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài sản công,
đầu tư xây dựng cơ bản; củng cố bộ máy thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; quản lý chặt chẽ
NSNN từ khâu dự toán đến điều hành, quyết toán; thực hiện nghiêm yêu cầu tiết kiệm,
chống lãng phí, phòng chống tham nhũng.

You might also like