Những dấu ấn của thương mại Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới - Tạp chí Tuyên giáo

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

2/14/24, 10:51 PM Những dấu ấn của thương mại Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới - Tạp

ấn của thương mại Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới - Tạp chí Tuyên giáo

Thứ Hai, 19/12/2022 10:11'(GMT+7)

Những dấu ấn của thương mại Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới
    

(TG) - Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế nói chung, thương mại Việt Nam nói riêng đã đạt
được nhiều kết quả đáng tự hào. Trong lĩnh vực thương mại có nhiều dấu ấn quan trọng, đặc biệt là các lĩnh vực -
ngành hàng “mới” trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ.

Vận chuyển hàng hóa từ cảng Cát Lái (Thành phố Hồ Chí Minh).

Những dấu ấn của thương mại Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới
Mạng lưới thương mại không ngừng mở rộng.

Mạng lưới bán lẻ truyền thống và hiện đại tiếp tục “phủ sóng” trên các địa bàn, đáp ứng sự gia tăng cả về quy mô và trình độ
phát triển, nhu cầu mua sắm của các tầng lớp dân cư. Cả nước hiện có 1.163 siêu thị và 250 trung tâm thương mại, với các
thương hiệu mạnh đến từ các nước như: Lotte, Central Group, TCCGroup, Aeon, CircleK, KMart, Auchan, Family Mart,... Toàn
quốc đã thiết lập trên 100 điểm bán hàng cố định “Tự hào hàng Việt Nam” tại 61 địa phương. Có 8.581 chợ truyền thống (61
chợ đầu mối) cùng gần 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa đang duy trì hoạt động. Kênh bán lẻ truyền thống đã có những thay đổi
mạnh mẽ (thanh toán điện tử, kết hợp cả bán hàng trực tuyến (online) với trực tiếp (offline)); tiếp cận xu hướng hiện đại từ
trưng bày, giới thiệu hàng hóa, kết nối phản ánh người tiêu dùng với nhà sản xuất.

Thương mại điện tử trở thành “đột phá khẩu”.

Với 53% dân số tham gia mua bán trực tuyến, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2020 tăng trưởng 18%
(năm 2019 là 25%), đạt 11,8 tỷ USD. Năm 2021, tăng 10,2% so với năm 2020, đạt 13 tỷ USD(1). Lần đầu tiên, mua sắm hàng
hóa qua TMĐT đã trở thành phương thức phân phối chủ yếu, phát huy hiệu quả, góp phần duy trì chuỗi cung ứng và chuỗi lưu

https://www.tuyengiao.vn/nhung-dau-an-cua-thuong-mai-viet-nam-sau-hon-35-nam-doi-moi-146918 1/8
2/14/24, 10:51 PM Những dấu ấn của thương mại Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới - Tạp chí Tuyên giáo

thông. Cũng lần đầu tiên, “Gian hàng quốc gia Việt Nam” - nơi tập hợp các sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam được tổ chức, xây
dựng trên sàn TMĐT JD.com, do Việt Nam chủ trì triển khai qua phương thức TMĐT xuyên biên giới.

Xuất, nhập khẩu là điểm sáng.

Thặng dư thương mại năm 2020 đạt 19,95 tỷ USD, cao hơn mức thặng dư năm 2019 (10,8 tỷ USD) và năm 2018 (6,5 tỷ USD);
gấp hơn 10 lần năm 2017 và gần 13 lần so với mức thặng dư thương mại năm 2016. Năm 2021, dù chịu ảnh hưởng của đại
dịch COVID-19 và bảo hộ mậu dịch gia tăng, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn bứt phá, thiết lập “kỳ tích” mới với kim
ngạch đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020. Với tỷ lệ xuất, nhập khẩu/GDP năm 2021 đạt 184,7%, năm 2020 là
158,6% và năm 2016 là 136,7%, kinh tế Việt Nam có độ mở cao (đứng thứ 2 Đông Nam Á, thứ 3 châu Á, thứ 4 thế giới).

Kim ngạch xuất khẩu tăng cao ở những thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam, như Mỹ: 24,2%; Trung
Quốc: 15%; Liên minh châu Âu (EU): 14%; Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): 25,8%; Hàn Quốc: 15,8%; Ấn Độ:
21%; Niu Di-lân: 42,5% và Ô-xtrây-li-a: 3,1%. Việt Nam gia nhập nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Điều
này càng trở nên có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm do làn sóng COVID-19 lần thứ tư
bùng phát làm “tê liệt” chuỗi cung ứng toàn cầu.

Kiểm soát nhập khẩu đã từng bước được cải thiện. Nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu tăng trưởng chậm lại. Nhập khẩu hàng
hóa phục vụ sản xuất để xuất khẩu và hàng hóa thiết yếu luôn chiếm 89% - 94% kim ngạch nhập khẩu. Nhóm hàng không
khuyến khích nhập khẩu chỉ chiếm 6% - 11%.

Thương mại biên giới sôi động.

Thương mại biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Cam-pu-chia, Việt Nam - Trung Quốc thực sự là động lực góp phần vào việc
phát triển quan hệ, hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực giữa Việt Nam và các nước. Hoạt động xuất, nhập khẩu biên mậu biên
giới phía Bắc trở nên sôi động, được tiến hành chủ yếu theo các hình thức: chính ngạch, buôn bán qua biên giới, tạm nhập, tái
xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, kho ngoại quan, trao đổi hàng hóa giữa cư dân biên giới.

Sự phát triển của thương mại biên mậu làm cho thị trường miền núi, vùng cao, biên giới khởi sắc. Thương mại góp phần tạo
thêm nhiều việc làm, thu nhập và sức mua của người dân nhờ đó cũng được nâng lên. Cơ cấu kinh tế - xã hội các tỉnh vùng
cao biên giới từng bước dịch chuyển theo hướng tích cực, tạo sức hấp dẫn, thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, yếu tố
không chắc chắn trong buôn bán tiểu ngạch khiến thương mại biên mậu có độ rủi ro cao, tác động mạnh tới các hợp đồng
thương mại chính ngạch.

Đến nay, nước ta đã có quan hệ thương mại với 224 đối tác; đã, đang đàm phán, ký kết và thực thi 17 FTA. Việt Nam trở thành
một trong những nước đi đầu khu vực trong việc hình thành các khuôn khổ hợp tác kinh tế đa phương. Với mục tiêu đến năm
2030 thuộc nhóm 15 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới và xếp thứ 2 trong ASEAN về quy mô thị trường bán lẻ và TMĐT, đòi
hỏi sự nỗ lực rất cao trong thời gian tới. Để đạt được kết quả này, trong thời gian tới, trong nhiều giải pháp cần thực hiện đồng
bộ, cần tiếp tục quan tâm tới cải cách thể chế, môi trường kinh doanh; tổ chức lại chuỗi cung ứng và thị trường; triển khai có
hiệu quả các FTA mà Việt Nam đã ký kết; gia tăng xuất khẩu; đổi mới quản trị chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Theo đó, Bộ Công Thương cần tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn đào tạo kỹ năng và vận hành hoạt động kinh doanh trực tuyến,
hỗ trợ vận chuyển; thanh toán trực tuyến; hỗ trợ và ưu tiên thương nhân kinh doanh nông sản tham gia các chương trình mua
sắm trực tuyến, gian hàng Việt trực tuyến quốc gia;... phối hợp với đẩy mạnh quảng bá sản phẩm nông sản trên các kênh
TMĐT. Hỗ trợ các địa phương thúc đẩy tiêu thụ lượng nông sản lớn trên các sàn giao dịch TMĐT...; cùng các bộ, ngành liên
quan và các địa phương tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan tới phát triển hệ thống thương mại, đặc biệt
là các loại hình cần tập trung phát triển trong thời gian tới, như hạ tầng logistics, chợ đầu mối...; xây dựng kế hoạch tổng thể để
phối hợp tốt hơn trong việc kiểm tra, kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu qua biên giới.../.

NGUYỄN THÙY

Like 0

PHẢN HỒI

Ý kiến của bạn:(Không quá 1000 ký tự)

https://www.tuyengiao.vn/nhung-dau-an-cua-thuong-mai-viet-nam-sau-hon-35-nam-doi-moi-146918 2/8
2/14/24, 10:51 PM Những dấu ấn của thương mại Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới - Tạp chí Tuyên giáo

Còn lại: 1000 ký tự Gửi

CÁC TIN KHÁC

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045
(TG) - Thời gian qua, Bộ Công Thương đã chuẩn bị, lấy ý kiến đối với Dự thảo Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045.

Dịch vụ Logistics là gì?


(TG) - Hiện nay các ngành nghề về dịch vụ logistics ngày càng phát triển, nhưng không phải ai cũng
biết dịch vụ logistics là gì và điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ này ra sao?

Xúc tiến thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia
(TG) - Sau thời gian dài bị ảnh hướng của dịch COVID-19, Việt Nam và Campuchia đã mở cửa trở
lại, nhất là các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư. Trong 11 tháng của năm 2022, kim ngạch
thương mại hai nước đạt 9,77 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2021. Dự báo kim ngạch
thương mại song phương năm 2022 sẽ đạt trên 10 tỷ USD.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 326,68 tỷ USD
(TG) - Tính chung từ đầu năm đến 15/11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 326,68 tỷ
USD, tăng 14,83% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương kim ngạch tăng thêm 42,2 tỷ USD (cùng
kỳ năm ngoái đạt 284,48 tỷ USD).

Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam
(TG) - Bộ Công Thương đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội triển khai thực hiện đồng bộ,
quyết liệt các giải pháp, cơ chế, chính sách để thực hiện đồng bộ, hiệu quả Kế hoạch hành động
nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025...

"Xanh hóa" ngành logistics theo xu hướng toàn cầu


(TG) - Một trong những khó khăn và cũng là yêu cầu hiện nay đối với các doanh nghiệp logistics của
Việt Nam là đổi mới về xu hướng xanh hóa đang diễn ra trong hoạt động thương mại và hoạt động
kinh tế, tức là lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong các hoạt động kinh tế, thương mại
trong hoạt động logistics.

Trao giải thưởng Hiệu quả năng lượng năm 2022


https://www.tuyengiao.vn/nhung-dau-an-cua-thuong-mai-viet-nam-sau-hon-35-nam-doi-moi-146918 3/8
2/14/24, 10:51 PM Những dấu ấn của thương mại Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới - Tạp chí Tuyên giáo

(TG) - Sáng ngày 16/12, tại Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương
phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam
(VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây
dựng năm 2022, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2022”.

Cụ thể hoá những nội dung trọng tâm làm cơ sở để định hướng đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
(TG) - Theo đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần
Tuấn Anh: Việc ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Khóa XIII về "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2045" là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng

Bộ Công Thương và chính quyền Quảng Tây (Trung Quốc) bàn giải pháp thông
quan hàng hóa thông suốt qua các cửa khẩu biên giới
(TG) - Chiều 14/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh và Ủy viên dự khuyết Trung
ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch thường trực Chính quyền Quảng Tây Thái Lệ Tân
đã đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch hành động giai đoạn 2021-
2023 giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Chính quyền Quảng Tây, Trung Quốc.

Giải pháp trọng tâm của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
(TG) - Giải pháp trọng tâm mà công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cần hướng tới là đóng góp vào hàm
lượng công nghệ cao trong từng sản phẩm mới.

THƯ VIỆN ẢNH

Việt Nam vui mừng trúng cử Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ Hội nghị Cộng tác viên Tạp chí Tuyên giáo năm 2018

https://www.tuyengiao.vn/nhung-dau-an-cua-thuong-mai-viet-nam-sau-hon-35-nam-doi-moi-146918 4/8
2/14/24, 10:51 PM Những dấu ấn của thương mại Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới - Tạp chí Tuyên giáo

Triển lãm "Những tấm gương bình dị mà cao quý" lần thứ 6 Bế mạc Hội nghị lần 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

LIÊN KẾT WEBSITE

Liên kết website

MỚI NHẤT

Khách quốc tế đến Hà Nội tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán

Trẩy hội văn minh

Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ

Nhiều tổ chức quốc tế dự báo Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long

DÀNH CHO BẠN

https://www.tuyengiao.vn/nhung-dau-an-cua-thuong-mai-viet-nam-sau-hon-35-nam-doi-moi-146918 5/8
2/14/24, 10:51 PM Những dấu ấn của thương mại Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới - Tạp chí Tuyên giáo

Khách quốc tế đến Hà Nội tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán

Trẩy hội văn minh

https://www.tuyengiao.vn/nhung-dau-an-cua-thuong-mai-viet-nam-sau-hon-35-nam-doi-moi-146918 6/8
2/14/24, 10:51 PM Những dấu ấn của thương mại Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới - Tạp chí Tuyên giáo

Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ

Nhiều tổ chức quốc tế dự báo Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024

https://www.tuyengiao.vn/nhung-dau-an-cua-thuong-mai-viet-nam-sau-hon-35-nam-doi-moi-146918 7/8
2/14/24, 10:51 PM Những dấu ấn của thương mại Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới - Tạp chí Tuyên giáo

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long

© Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương


Địa chỉ: 49 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 080.44511 - Fax: 080.45416
Email: toasoan@tuyengiao.vn

Chịu trách nhiệm nội dung:


Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Huế
Giấy phép số 286/GP-BC của Bộ Thông tin và Truyền thông
Thiết kế bởi Acomm

https://www.tuyengiao.vn/nhung-dau-an-cua-thuong-mai-viet-nam-sau-hon-35-nam-doi-moi-146918 8/8

You might also like