Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

CƠ SỞ PHÁP LÝ

1.Cơ sở lý thuyết và thông tin sơ lược về DN (2): Phan Thanh Thảo, Bình
Khái niệm,chức năng,vai trò,nhiệm vụ của quá trình hoạt động đầu vào,đầu ra,reverse
logistics
___________________________________
CÂU 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THÔNG TIN SƠ LƯỢC VỀ DOANH
NGHIỆP
1) Khái niệm
1.1. Quản trị hoạt động logistics
Quản trị log là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát 1 cách có hiệu
quả chi phí lưu thông, dự trữ NVL, hàng hoá tồn kho trong qúa trinh sản xuất
sản phẩm cùng dòng thông tin tương ứng từ điểm đầu tiên đến điểm tiêu dùng
cuối cùng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu của KH
(CLM_Council of LG Management)

1.2. Inbound logistics


- Logistics đầu vào là một phần của hệ thống logistics tại các doanh nghiệp
và là toàn bộ các hoạt động hỗ trợ dòng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và
thành phẩm đầu vào từ nguồn cung cấp trực tiếp cho quá trình sản xuất của
doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp cần phải kiểm soát dòng dịch chuyển này, không chỉ đảm
bảo cung cấp đầy đủ các yếu tố đầu vào hữu hình cho quá trình sản xuất,
kinh doanhđược tiến hành đúng mục tiêu, mà còn phải đảm bảo sử dụng
nguồn lực tài chính ít nhất và chi phí bỏ ra thấp nhất.

1.3. Outbound logistics


- Logistics đầu vào hay còn gọi là Outbound logistics là quá trình vận
chuyển, lưu trữ và giao nhận hàng hóa từ doanh nghiệp đến tay người tiêu
dùng cuối cùng. Đây cũng được biết đến như cách gọi của logistics phân
phối. Nhiệm vụ điển hình của Outbound Logistics là phân phối sản phẩm
đến các điểm đích, bao gồm cả những nhà phân phối. Sự chu chuyển của
hàng hóa thông qua các kênh phân phối (trực tiếp hoặc gián tiếp) đến tay
người tiêu dùng. Đặc biệt tại hậu cần đầu ra, xuất hiện các dịch vụ làm tăng
giá trị sản phẩm (dịch vụ giá trị gia tăng VAS).

- Cụ thể đó là các hoạt động: đóng gói, in dán nhãn mác, phân loại, kiểm kê,
… tại các nơi lưu trữ sản phẩm đã hoàn thành. Thông thường các hoạt động
VAS được tổ chức tại kho hàng, trung tâm phân phối, cảng biển,… (Nơi gần
thị trường tiêu thụ hoặc cửa ngõ xuất khẩu).

1.4. Reverse logistics


Logistics ngược hay Reverse Logistics (Hậu cần ngược) nó được biết đến là
quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả các công việc trong sản
xuất như nguyên liệu, bán thành phẩm, thông tin liên quan đến địa điểm tiêu thụ,
nhà cung cấp,. với mục đích để giúp thu hồi lại giá trị trong kinh doanh, giải giá trị
tài sản lưu động và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.5. Nhựa tái chế RPET
- RPET có nghĩa là Recycled Polyetylen Terephthalate tái chế, một loại
polymer cao được sử dụng rộng rãi trong quần áo, hàng dệt gia dụng, v.v…
và là loại nhựa được sử dụng phổ biến nhất do đây là loại nhựa có thể tái
chế được nhiều lần, có đặc tính bền và trọng lượng thấp
- Sợi polyester tái chế được biết đến với tên gọi RPET. Nó được tạo ra bằng
cách phân mạch nhựa (ví dụ từ chai đựng làm bằng vật liệu PET) và chuyển
hóa thành sợi polyester. Việc sản xuất sợi polyester tái chế sử dụng ít tài
nguyên hơn so với sợi mới và tạo ra ít phát thải carbon hơn.
- RPET sử dụng nhựa thu gom được người tiêu dùng sử dụng (nhựa sau tiêu
dùng) và tái tạo hạt thông qua các bước phân loại, nghiền, rửa, khử nước và
làm khô như một sản phẩm, và một phần bổ sung chúng vào các sản phẩm
nhựa khác để giảm sau tiêu thụ. lượng nhựa chảy trực tiếp ra môi trường tự
nhiên, tuân theo quan điểm phát triển bền vững về xanh, bảo vệ môi trường
và sinh thái.

1.6. GPS
- GPS (Global Positioning System - hệ thống định vị toàn cầu) là 1 hệ thống
định vị bao gồm 27 vệ tinh quay xung quanh trái đất, trong đó có 24 vệ tinh
đang hoạt động và 3 vệ tinh dự phòng khi 1 trong 24 vệ tinh bị sự cố, hư
hỏng. Các vệ tinh được sắp đặt sao cho khi đứng dưới mặt đất, vẫn có thể
nhìn được ít nhất là 4 vệ tinh trên bầu trời tại bất kì thời điểm nào.
- Và GPS là 1 hệ thống định vị toàn cầu do Mỹ phát triển và vận hành. Nó là
một hệ thống bao gồm nhiều vệ tinh bay trên quỹ đạo phía trên trái đất ở độ
cao 20.200 km.

2) Đặc điểm
2.1. Inbound logistics
- Logistics đầu vào của doanh nghiệp sản xuất tập trung vào cung ứng nguyên
nhiên vật liệu. Chính vì vậy, phương thức vận chuyển, lưu trữ và bảo quản sẽ
khác biệt số với đối tượng là thành phẩm và hàng hóa.
- Logistics đầu vào gắn chặt với mạng lưới nhà cung ứng. Vận chuyển nguyên
nhiên vật liệu có thể được thiết kế theo phương án khác nhau để đưa hàng hóa
từ nhà cung ứng tới doanh nghiệp. Đây là quá trình mà doanh nghiệp phải tính
toán để có một phương án hợp lý nhất theo đặc thù nguyên nhiên vật liệu, theo
cách thức tổ chức và theo quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Mỗi doanh
nghiệp sản xuất có những phương án khác nhau để đưa NVL tới nơi sản xuất
nhưng đều chung một mục tiêu đó là đảm bảo quá trình sản xuất, nâng cao hiệu
quả quá trình vận chuyển và tối ưu chi phí vận chuyển.

2.2. Outbound logistics


- Logistics đầu ra tập trung vào vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa từ
doanh nghiệp đến điểm cuối cùng của chuỗi cung ứng, bao gồm cửa hàng hoặc
người tiêu dùng cuối cùng.
- Logistics đầu ra tập trung vào khách hàng cuối cùng, bao gồm cả cửa hàng và
người tiêu dùng. Chính vì vậy, logistics đầu ra đặt sự chú trọng vào việc đảm
bảo chất lượng của hàng hóa trong quá trình vận chuyển, lưu trữ và giao hàng
cho khách hàng cuối cùng. Lên kế hoạch cho việc đóng gói hàng hóa, lưu trữ,
vận chuyển và phân phối hàng hóa

2.3. Reverse logistics


Logistics ngược, hay ngược lại, là quá trình điều hành luồng hàng hóa và vật liệu
theo hướng ngược lại so với chuỗi cung ứng truyền thống. Quá trình này bao gồm việc
xử lý sản phẩm được trả lại, tái chế, sử dụng lại hoặc loại bỏ chúng một cách hiệu quả
và có tính kinh tế. Có một số đặc điểm quan trọng xác định logistics ngược:
- Hàng hóa được Trả lại: Logistics ngược bao gồm quản lý các sản phẩm được
trả lại từ khách hàng, nhà bán lẻ hoặc nhà phân phối. Điều này có thể bao gồm
việc kiểm tra, thử nghiệm và sửa chữa lại các sản phẩm để đưa chúng trở lại
kho hàng hoặc xác định phương pháp loại bỏ tốt nhất.
- Tái chế và Loại bỏ: Logistics ngược liên quan đến việc loại bỏ sản phẩm một
cách có trách nhiệm mà không thể trả lại kho hàng. Điều này có thể bao gồm
tái chế vật liệu, sửa chữa các thành phần để sử dụng lại, hoặc phương pháp loại
bỏ thân thiện với môi trường như quyên góp hoặc quản lý chất thải đúng cách.
- Mạng lưới Chuỗi cung ứng Phức tạp: Logistics ngược thường liên quan đến
một mạng lưới chuỗi cung ứng phức tạp và phân mảnh hơn so với logistics
truyền thống. Điều này có thể yêu cầu nhiều điểm tiếp xúc, chẳng hạn như
điểm thu gom, trung tâm sửa chữa và cơ sở tái chế.
- Quản lý Kho hàng: Quản lý các sản phẩm được trả lại đòi hỏi quản lý kho hàng
cẩn thận để theo dõi một cách chính xác tình trạng và tình trạng của các sản
phẩm khi chúng di chuyển qua quá trình logistics ngược. Điều này có thể bao
gồm thu hồi tài sản, sửa chữa, đóng gói lại hoặc loại bỏ.
- Quản lý Chi phí: Logistics ngược nhằm mục tiêu làm giảm thiểu chi phí liên
quan đến việc trả lại sản phẩm, tái chế và loại bỏ trong khi tối đa hóa giá trị đạt
được từ hàng hóa được trả lại. Điều này có thể bao gồm các chiến lược để giảm
thiểu chi phí vận chuyển, tối ưu hóa hiệu suất xử lý và thu được giá trị bán lại
nếu có thể.
- Xem xét Môi trường và Quy định: Các hoạt động của logistics ngược thường
liên quan đến tuân thủ các quy định về môi trường và các phương pháp bền
vững. Điều này bao gồm việc loại bỏ chất thải nguy hại một cách đúng cách,
tuân thủ các tiêu chuẩn tái chế và đáp ứng các yêu cầu pháp lý về việc xử lý các
sản phẩm được trả lại.
- Hài lòng Khách hàng: Quản lý hiệu quả của logistics ngược đóng góp vào sự
hài lòng của khách hàng bằng cách cung cấp quy trình trả hàng thuận tiện, giải
quyết trả hàng kịp thời và các phương pháp bền vững phù hợp với giá trị của
khách hàng.
Nói chung, các đặc điểm quan trọng của logistics ngược bao gồm việc quản lý
hàng hóa và vật liệu một cách tập trung vào sản phẩm được trả lại, tái chế, quản lý kho
hàng, hiệu quả chi phí, trách nhiệm môi trường và sự hài lòng của khách hàng. Triển
khai hiệu quả các quy trình logistics ngược có thể dẫn đến việc tận dụng tài nguyên
cải thiện, giảm thiểu chất thải và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

3) Vai trò
3.1. Inbound logistics
- Logistics đầu vào góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí
kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Logistics đầu vào góp phần tối ưu hóa dòng nguyên vật liệu tại doanh
nghiệp - sản xuất nhờ vào việc phân bổ mạng lưới kho bãi và các điều kiện
phù hợp để vận chuyển nguyên vật liệu. Mặt khác, các mô hình quản lý và
phương án tối ưu trong dự trữ, vận chuyển, mua hàng... cùng hệ thống
thông tin hiện đại sẽ tạo điều kiện cung cấp nguyên liệu nhanh với chi phí
thấp, cho các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các hoạt động logistics đầu
vào của mình.
- Logicstics đầu vào hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm năng cho doanh nghiệp.
Hoạt động logistics đầu vào tốt sẽ tạo ra rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp
và thúc đẩy hiệu quả sản xuất một cách rõ rệt.

 Trong doanh nghiệp sản xuất, mọi nguồn lực đều tập trung để hỗ trợ và thúc
đẩy cho bộ phận sản xuất vì vậy việc cung cấp nguyên vật liệu đầu vào là
rất quan trọng. Logistics đầu vào tốt sẽ đảm bảo được hiệu quả sản xuất là
cao nhất, tối ưu hóa được chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho bãi, chi phí
thu mua và tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

 Từ những thực tế trên có thể thấy rằng hoạt động quản trị logistic đầu vào
trong doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết.

3.2. Outbound logistics


- Đáp ứng yêu cầu của khách hàng: Logistics đầu ra giúp đảm bảo rằng hàng
hóa sẽ được giao đúng thời gian và địa điểm mà khách hàng yêu cầu. Việc
đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác là yếu
tố quan trọng để duy trì và phát triển mối quan hệ kinh doanh với khách
hàng.
- Tối ưu hóa quy trình vận chuyển: Quản lý logistics đầu ra giúp tạo ra quy
trình vận chuyển hiệu quả, từ việc đóng gói hàng hóa, lưu trữ, vận chuyển,
đến giao nhận hàng hóa cho khách hàng. Việc tối ưu hóa quy trình vận
chuyển giúp giảm thiểu thời gian, chi phí và rủi ro, đồng thời tăng cường sự
tin cậy và hài lòng của khách hàng.
- Tăng cường phẩm chất sản phẩm: Logistics đầu ra đóng vai trò quan trọng
trong việc duy trì phẩm chất sản phẩm trong quá trình vận chuyển từ nhà
máy đến khách hàng cuối cùng. Bằng cách đảm bảo các yếu tố như đóng
gói an toàn, giữ nhiệt độ và vận chuyển theo quy trình chất lượng, doanh
nghiệp có thể đảm bảo rằng sản phẩm được giao đến khách hàng trong tình
trạng tốt nhất.
- Thiết lập mối quan hệ giữu doanh nghiệp và khách hàng. Logistics không
chỉ góp phần tối ưu hóa về vị trí mà còn tối ưu hóa các dòng hàng hóa và
dịch vụ tại doanh nghiệp nhờ vào việc phân bố mạng lưới các cơ sở kinh
doanh và điều kiện phục vụ phù hợp với yêu cầu vận động hàng hóa. Hơn
thế nữa, các mô hình quản trị và phương án tối ưu trong dự trữ, vận chuyển,
mua hàng…và hệ thống thông tin hiện đại sẽ tạo điều kiện để đưa hàng hóa
đến nơi khách hàng yêu cầu nhanh nhất với chi phí thấp, cho phép doanh
nghiệp thực hiện hiệu quả các hoạt động của mình.
- Tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Mỗi sản phẩm được sản xuất ra đều
có một hình thái hữu dụng và giá trị nhất định đối với con người. Tuy nhiên
để được khách hàng tiêu thụ, hầu hết các sản phẩm này cần có nhiều hơn
thế. Nó cần được đưa đến đúng vị trí, đúng thời gian và có khả năng trao
đổi với khách hàng. Các giá trị này cộng thêm vào sản phẩm và vượt xa
phần giá trị tạo ra trong sản xuất, tạo ra điểm khác biệt với các doanh
nghiệp khác trên thị trường.

3.3. Reverse logistics


Trong chuỗi cung ứng, mọi người tập trung nhấn mạnh vai trò của Logistics vì
nó quyết định đến chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh, chu kỳ vòng đời sản
phẩm hợp lý, việc giao hàng đúng kế hoạch và tỷ lệ hàng hư hỏng thấp rất quan
trọng và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong tương lai.
Nhưng hiện nay, thu hồi hàng hóa là một vấn đề hiển nhiên của các nhà sản xuất,
các trung gian phân phối độc quyền, bán buôn, bán lẻ truyền thống và bán lẻ trực
tuyến cũng như các nhà cung cấp dịch vụ Logistics. Logistics thu hồi sẽ là một cách
để giảm được chi phí, tăng doanh thu và nâng cao dịch vụ khách hàng, từ đó giúp
công ty giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Khi mà Logistics đã trở thành một chuyện hiển nhiên trong mỗi doanh nghiệp thì
Logistics ngược sẽ là yếu tố cạnh tranh khác biệt của doanh nghiệp, tạo được uy tín và
ảnh hưởng đến nhu cầu mua hàng hóa của khách hàng.

Ngày nay, Logistics ngược là công việc không thể thiếu trong chuỗi cung
ứng sản xuất của các doanh nghiệp, nhà phân phối, bán buôn bán lẻ.
- Là đòn bẩy giúp thông suất dòng Logistics xuôi: Logistics ngược sẽ giúp
các sản phẩm vật liệu được sửa chữa nhanh chóng và phục hồi lại để có thể
đưa về kênh Logistics xuôi kịp thời, mang lại hiệu quả cao.
- Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, nhà sản xuất: Reverse Logistics giúp
thu hồi hàng hóa nhằm giảm thiểu giá trị tài sản lưu động giúp giảm giá trị
tồn kho, giảm tài sản cố định, bảo dưỡng,.. để đem lại doanh thu cho doanh
nghiệp cao hơn, giảm thiểu chi phí sản xuất cho doanh nghiệp sản xuất.Tuy
nhiên, nếu tổ chức và triển khai tốt dòng logistics ngược thì DN sẽ tiết kiệm
được đáng kể các khoản chi phí khác, như: tiết kiệm được chi phí nguyên
vật liệu do được tái sinh, thu hồi được giá trị còn lại của những sản phẩm đã
loại bỏ, bán lại sản phẩm (dù có thể mức giá không bằng giá của sản phẩm
mới) để tăng doanh thu…
- Góp phần nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng: Một chính sách thu hồi tốt
sẽ góp phần mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp bởi khách hàng
được thỏa mãn tốt nhu cầu kể cả khi họ nhận được sản phẩm lỗi.
- Xây dựng được hình ảnh công ty tốt, có dịch vụ khách hàng tốt: Quý khách
hàng sẽ hài lòng với dịch vụ của công ty khi sản phẩm của mọi người được
sửa chữa và bảo dưỡng đúng thời hạn
- Giúp bảo vệ môi trường: Thông qua việc thu hồi các sản phẩm lỗi, có cách
tái chế, xử lý hợp lý và tiêu hủy sao cho không tác động xấu đến môi
trường.

4) Quy trình hoạt động


4.1. Inbound logistics
- Bước 1: Tìm kiếm nguồn cung ứng và mua sắm (Purchasing and Sourcing):
doanh nghiệp xác định, đánh giá nhà cung cấp, đàm phán giá cả và mua
nguyên vật liệu.
- Bước 2: Ghi nhận đơn hàng (Recording and Receipts): doanh nghiệp ghi
nhận đơn đặt hàng và nhận biên lai sau khi thanh toán.
- Bước 3: Thông báo (Notification): khi vận chuyển nguyên vật liệu, nhà
cung cấp sẽ tiến hành khai báo điện tử thông tin theo dõi của lô hàng cho
doanh nghiệp.
- Bước 4: Hàng đến (Load Arrival): di chuyển hàng hóa đã nhận về sân/ kho
hoặc bên nhận hàng theo chỉ định của doanh nghiệp.
- Bước 5: Tiếp nhận (Receiving): nhân viên bốc dỡ hàng, quét mã vạch và
kiểm kê hàng đảm bảo đúng với đơn đặt hàng. Sau đó, hàng hóa sẽ được
chuyển đến kho sản xuất tại nhà máy, hoặc cơ sở sản xuất để tiếp tục thực
hiện hoạt động sản xuất.
- Bước 6: Logistics ngược (Reverse Logistics): đội ngũ tiếp nhận, vận chuyển
các đơn từ khách hàng trả lại do hàng bị lỗi, vấn đề trong khâu giao hàng,
sửa chữa,…

4.2. Outbound logistics


- Bước 1: Đơn đặt hàng (Customer Order): Khách hàng đặt hàng thông qua
các kênh bán hàng của doanh nghiệp.
- Bước 2: Xử lý đơn hàng (Order Processing): Doanh nghiệp xác nhận và xử
lý đơn hàng, kiểm tra số lượng yêu cầu và kiểm tra khả năng cung ứng từ
hàng tồn kho.
- Bước 3: Bổ sung đơn hàng (Replenishment): Nếu cần, doanh nghiệp thực
hiện bổ sung hàng hóa từ kho dự trữ để đáp ứng đơn hàng, có thể thông qua
sản xuất thêm hoặc đặt hàng nguyên liệu thô từ nhà cung cấp.
- Bước 4: Chọn hàng (Picking): Nhân viên kho lựa chọn hàng từ kho dự trữ
để hoàn thành đơn hàng.
- Bước 5: Đóng gói, tải và chất hàng (Packing, Staging & Loading): Hàng
hóa được đóng gói, nhãn dán và lập hồ sơ theo yêu cầu nội bộ và khách
hàng. Sau đó, hàng hóa được chất lên xe tải.
- Bước 6: Vận chuyển và chứng từ (Shipping & Documenting): Đơn hàng
được vận chuyển cho các nhà phân phối hoặc đối tác. Hệ thống của công ty
ghi lại thông tin chi tiết về lô hàng và gửi cho khách hàng để theo dõi.
- Bước 7: Giao hàng chặng cuối (Last Mile Delivery): Đơn hàng được giao từ
nhà phân phối cho người tiêu dùng cuối cùng

4.3. Reverse logistics


Logistics ngược được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau với quy trình
thực hiện theo 4 giai đoạn chính sau:
- Giai đoạn 1: Tập hợp
Là tập hợp các hoạt động cần thiết để thu hồi các sản phẩm bị lỗi, không bán
được, sản phẩm có thể tái chế được đến điểm phục hồi.
- Giai đoạn 2: Kiểm tra
Tại điểm phục hồi, các sản phẩm trên sẽ được kiểm tra lại về chất lượng sản phẩm
để có thể chọn lọc và phân loại cụ thể từng sản phẩm theo các loại. Để có thể xác định
được giai đoạn tiếp theo xử lý các sản phẩm đó như thế nào.
- Giai đoạn 3: Xử lý
Khi sản phẩm đã được thu hồi ngược trở về và phân loại cụ thể từng loại khác
nhau. Ở bước này, doanh nghiệp sẽ xử lý theo nhiều cách khác nhau.
 Được tái sử dụng hoặc bán lại nếu còn tốt
 Phục hồi sản phẩm lại bằng cách sửa lại, làm mới hoặc tháo phụ tùng
 Xử lý cho làm rác thải
- Giai đoạn 4: Phân phối lại
Sau các giai đoạn trên sản phẩm đã được phục hồi lại như mới. Giờ thì các hoạt
động Logistics sẽ được áp dụng để đưa sản phẩm ra thị trường và chuyển tới tay người
tiêu dùng có nhu cầu.

5) Nhân tố
5.1. Inbound logistics
5.1.1. Nhân tố khách quan:
- Môi trường kinh tế:
Các yếu tố kinh tế như giá cả, lãi suất, thuế và sự thay đổi của nó đều tác động
trực tiếp đến các yếu tố thị trường đầu vào của doanh nghiệp. Do đó, nó tác động đến
việc tăng giảm các chi tiêu kết quả hoạt động logistics hoặc tăng giảm một số chi phí
logistics. Sự biến động chung có thể là cùng chiều giữa các yếu tố trên nhưng tốc độ
khác nhau cũng tạo nên sự biến động không đều của các chỉ tiêu kết quà và chi phí, từ
đó cũng tác động đến hiệu quả hoạt động logistics của doanh nghiệp.
- Môi trường pháp luật:
Để phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội
nhập cần xây dựng hành lang pháp lý mở và chọn lọc, đám bảo tính nhất quán, thông
thoáng và hợp lý trong các văn bản, quy định liên quan đến lĩnh vực logistics với mục
đích tạo cơ sở cho một thị trường logictics minh bạch. Từ đó giúp các doanh nghiệp
có cơ hội tăng cường hiệu quả hoạt động logistics của mình hơn.
- Môi trường công nghệ:
Công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng được xếp vào loại nào của thế giới (hiện
đại, tiên tiến, trung bình, lạc hậu). Nếu giả định các nhân tố khác không thay đổi thì
trình độ công nghệ của doanh nghiệp có tác động rất lớn đến hoạt động logistics đầu
vào. Việc doanh nghiệp đầu tư nâng cao trình độ công nghệ cũng không ngoài mục
đích giảm chi phí hoạt động logistics đầu vào.
- Nhu cầu của thị trường:
Hoạt động logistics đầu vào cũng ảnh hưởng bởi nhu cầu của thị trường. Với sức
mua tăng cao thì doanh nghiệp sẽ chủ động thúc đẩy năng suất của sản phẩm. Do đó,
dòng nguyên vật liệu đầu vào cũng sẽ tăng lên, khi đó đòi hỏi các hoạt động logistics
đầu vào cần sắp xếp một cách hợp lý. Tránh tình trạng không đáp ứng kịp thời do
dòng nguyên liệu đầu vào quá nhiều như thiếu xe, diện tích kho không đủ chúa,...
- Thị trường cung ứng:
Nguyên vật liệu đầu vào là rất quan trọng cũng ảnh hường đến hoạt động logistics
đầu vào của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có thị trường cung ứng khả rộng cả
trong và ngoài nước thì hoạt động logistics cũng phải tổ chức sao cho phù hợp với nhà
cung ứng riêng. Chăng hạn như, cho nhà cung ứng trong nước khoảng cách không quá
xa phương tiện vận chuyển có thể sử dụng là xe tải nhưng đối với nhà cung cấp nước
ngoài thì phải tổ chức vận chuyển bằng tàu hoặc máy bay,... Chính vì vậy, thị trường
cung ứng cũng ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động logistics đầu vào.

5.1.2. Nhân tố chủ quan:

- Nhân tố quản lý:


Muốn tăng cường hiệu lực hoạt động logistics đầu vào, trước tiên doanh nghiệp
cần quản lý tốt từng khâu trong hoạt động logistics của mình. Quản lý tốt từng khâu,
nắm bắt kịp thời thông tin chính xác để từ đó có thể đưa ra quyết định đúng, không
gây tổn thất cho công ty.
- Nhân tố nguồn lực:
Đối với bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào, nguồn nhân lực cũng chính là yếu tố
quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tăng cường hiệu lực
cho hoạt động logistics trước hết doanh nghiệp cần tăng cường nguồn nhân lực có chất
lượng cao, giúp doanh nghiệp hoạt động và điều hành bộ máy logistics một cách hiệu
quả nhất. Nếu nhân sự giữa các bộ phận kho, vận chuyển, dự trữ đều là những người
có trình độ và được đào tạo một cách bài bản thì họ sẽ dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ,
chỉ tiêu mà công ty giao cho họ. Bên cạnh đó trong công việc họ luôn sáng tạo, tìm tòi
những phương pháp, cách làm hiệu quả nhất giúp ích cho công việc của mình đồng
thời tăng năng suất lao động. Do đó công ty nên có những chính sách tuyển dụng cũng
như giữ chân những người tài, cho họ môi trường làm việc chuyên nghiệp và những
chế độ đãi ngộ phù hợp giúp họ gắn bó với công ty hơn.
- Cơ sở vật chất:
Gồm cơ sở vật chất k thuật, cơ sở hạ tầng thông tin và cơ sở hạ tầng phục vụ sản
xuất. Các cơ sở này cần phải được phối hợp với nhau một cách đồng bộ giúp cho sự
liên kết giữa các bộ phận được dễ dàng hơn. Nếu một trong những cơ sở trênkhông
được đầu tư và quan tâm thì sẽ gây gián đoạn trong hoạt động logistics của công ty.
Do vậy muốn tăng cường hiệu lực trong hoạt động logistics đầu vào công ty cần
quan tâm đến cơ sở hạ tầng thông tin, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và cơ sở vật chất
kỹ thuật nhiều hơn nữa.Công ty nên có những chính sách cụ thể về việc nâng cấp, đầu
tư cơ sở hạ tầng để đảm bảo, phục vụ tốt nhất cho hoạt động logistics đầu vào của
công ty. Ngoài những cơ sở hạ tầng trên còn cơ sở giao thông vận tải, là cơ sở hạ tầng
quan trọng trong việc phát triển dịch vụ logistics, nếu cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ làm
cho chi phí của dịch vụ logistics cao lên, làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như
hiệu quả của hoạt động logistics tại doanh nghiệp sản xuất. Hoạt động logistics cần
phải có sự kết hợp giữa nhà nước với doanh nghiệp trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng
giúp chohàng hóa được lưu thông một cách thuận tiện và nhanh chóng với chi phí rẻ
nhấtđến tay người tiêu dùng.
- Vốn:
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào yếu tố vốn cũng vô cùng quan trọng. Nó quyết
định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Trong đó hoạt động logistics đầu
vào, doanh nghiệp cần có năng lực tài chính nhất định. Chẳng hạn như đầu tư máy
móc trang thiết bị phục vụ cho hoạt động vận chuyển một cách nhanh chóng và thuận
tiện, hay đầu tư xây dựng thêm các kho bảo quản hàng hóa một cách tốt nhất.

5.2. Outbound logistic

- Kênh phân phối:


Các kênh phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ, quảng bá sản
phẩm và phân phối đến khách hàng thay vì doanh nghiệp. Do đó, để tối ưu hóa doanh
thu và giảm chi phí, các doanh nghiệp cần lựa chọn kênh phân phối thích hợp, xây
dựng hệ thống logistics hiệu quả và phục vụ đúng nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
- Hệ thống lưu trữ và quản lý kho hàng:
Để đảm bảo sự suôn sẻ trong quá trình Logistics đầu ra, doanh nghiệp cần áp
dụng hệ thống kho lưu trữ và quản lý hàng tồn kho phù hợp. Điều này giúp tránh các
rủi ro như hàng tồn kho quá lớn dẫn đến hỏng hóc hoặc lỗi thời, hoặc hàng tồn kho
quá ít không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp có thể tận dụng dữ
liệu lịch sử để dự đoán nhu cầu và thông báo cho kênh phân phối. Hơn nữa, hệ thống
"just in time" (JIT) cũng có thể được áp dụng, cho phép đặt hàng và cung cấp hàng
hóa đúng lúc, đảm bảo đủ và kịp thời.
- Hoạt động giao hàng
Vận chuyển và giao hàng là một phần quan trọng của Logistics đầu ra. Tối ưu hóa
hoạt động này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. Doanh nghiệp cần chọn phương
thức giao hàng phù hợp với sản phẩm và yêu cầu của đơn hàng. Hoạt động vận
chuyển cần đảm bảo tiết kiệm chi phí, an toàn và giao hàng đúng địa điểm trong thời
gian quy định.

5.3. Reverse logistic


Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến logistics ngược, hay còn được gọi là reverse
logistics. Đây là quá trình quản lý việc di chuyển sản phẩm từ điểm đích cuối cùng trở
lại nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ để xử lý những vấn đề như hàng hóa trả lại, sửa chữa,
tái chế hoặc xử lý. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến
logistics ngược:
- Hành vi của người tiêu dùng: Hành vi của người tiêu dùng đóng vai trò
quan trọng trong việc ảnh hưởng đến logistics ngược. Tỷ lệ hàng hóa trả lại,
tình trạng của sản phẩm trả lại và lý do trả lại đều là các yếu tố ảnh hưởng
đến việc quản lý hoạt động logistics ngược. Hiểu rõ hành vi của người tiêu
dùng và giải quyết nguyên nhân của việc trả hàn ra có thể giúp các công ty
cải thiện quy trình logistics ngược và giảm chi phí.
- Môi trường quy định: Môi trường quy định có thể tạo ra tác động lớn đối
với logistics ngược. Các quy định liên quan đến thu hồi sản phẩm, tái chế,
xử lý chất thải nguy hại và các chiến lược bền vững có thể ảnh hưởng đến
cách sản phẩm được xử lý và chuyển đi trong quá trình logistics ngược. Các
công ty cần cập nhật và tuân thủ quy định liên quan để đảm bảo quy trình
logistics ngược hiệu quả và tuân thủ pháp luật.
- Công nghệ và Tự động hóa: Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến và hệ
thống tự động hoá có thể ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của logistics
ngược. Các công nghệ như theo dõi RFID, quét mã vạch, hệ thống phân loại
tự động và phần mềm quản lý trả hàng và sửa chữa có thể tối ưu hóa quy
trình logistics ngược, giảm lỗi và cải thiện khả năng nhìn thấy về việc
chuyển di sản phẩm trả lại.
- Hợp tác và Đối tác: Hợp tác với đối tác, nhà cung cấp và nhà cung cấp dịch
vụ logistics bên thứ ba có thể ảnh hưởng rất lớn đến logistics ngược. Việc
thiết lập các mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ và các kênh giao tiếp rõ ràng có
thể tạo điều kiện cho việc di chuyển sản phẩm trả lại một cách suôn sẻ, giúp
tăng tốc quy trình xử lý, sửa chữa hoặc tái chế. Những nỗ lực hợp tác cũng
có thể dẫn đến tiết kiệm chi phí và nâng cao sự hài lòng của khách hàng
thông qua quản lý logistics ngược tốt hơn.
- Thiết kế Sản phẩm và Đóng gói: Thiết kế và đóng gói sản phẩm có thể ảnh
hưởng đến việc xử lý và quản lý trong quá trình logistics ngược. Thiết kế
sản phẩm với khả năng tháo rời và tái chế, cũng như sử dụng vật liệu đóng
gói thân thiện với môi trường có thể đơn giản hóa quy trình logistics ngược
và đóng góp vào mục tiêu bền vững.
- Quản lý hàng tồn kho: Các thực hành quản lý hàng tồn kho hiệu quả có thể
ảnh hưởng đến logistics ngược bằng cách tối ưu hóa việc xử lý sản phẩm trả
lại. Dữ liệu hàng tồn kho chính xác, việc lưu trữ hiệu quả các sản phẩm trả
lại và xử lý kịp thời các sản phẩm trả lại là quan trọng để giảm thiểu tác
động của logistics ngược đối với toàn bộ quy trình cung ứng.
- Trách nhiệm môi trường và xã hội: Sự tập trung ngày càng nhiều của người
tiêu dùng và quy định liên quan đến trách nhiệm môi trường và xã hội đã
thúc đẩy các công ty cân nhắc ảnh hưởng của các hoạt động logistics ngược
đến môi trường. Các phương pháp xử lý bền vững, các chiến lược tái chế và
giảm thiểu chất thải trong logistics ngược có thể giúp các công ty điều chỉnh
với mong đợi của các bên liên quan và góp phần vào nỗ lực trách nhiệm xã
hội doanh nghiệp.
- Phân tích dữ liệu: Việc sử dụng phân tích dữ liệu và các công cụ tăng cường
khả năng vận chuyển và việc xác định xử lý sản phẩm trả lại có thể giúp các
công ty nhận biết những lĩnh vực cần cải thiện, tạo điều kiện cho việc thiết
lập chiến lược logistics ngược dựa trên thông tin.
- Tài chính: Tác động tài chính của logistics ngược là một yếu tố quyết định
ảnh hưởng đến quản lý chuỗi cung ứng. Quản lý chi phí liên quan đến trả
hàng, sửa chửa và xử lý, cũng như tối ưu hoá giá trị thu lại từ sản phẩm trả
lại là cần thiết để duy trì tính lợi nhuận và cạnh tranh.
- Trải nghiệm của khách hàng: Tác động của logistics ngược đối với trải
nghiệm của khách hàng nên được xem xét một cách cẩn thận. Cung cấp quy
trình trả hàng thuận tiện, giải quyết hiệu quả các vấn đề về sản phẩm và
thông tin rõ ràng về quy trình trả hàng có thể ảnh hưởng tích cực đến sự hài
lòng của khách hàng và lòng trung thành với thương hiệu, trong khi quản lý
kém cỏi về logistics ngược có thể dẫn đến sự không hài lòng của khách
hàng và nhận thức tiêu cực về thương hiệu.
Tóm lại, logistics ngược bị ảnh hưởng bởi một loạt yếu tố, bao gồm hành
vi của người tiêu dùng, môi trường quy định, công nghệ, hợp tác, thiết kế sản
phẩm, quản lý hàng tồn kho, trách nhiệm môi trường và xã hội, phân tích dữ
liệu, yếu tố tài chính và trải nghiệm của khách hàng. Điều này càng khẳng định
rằng việc xử lý những yếu tố này có thể giúp các công ty phát triển chiến lược
logistics ngược hiệu quả, tối ưu hóa hiệu suất chuỗi cung ứng và đáp ứng
những nhu cầu biến đổi của người tiêu dùng và yêu cầu của quy định.
6) Ví dụ
6.1. Inbound logistics
6.1.1. Hoạt động logistics đầu vào của Coca-Cola:
Bao gồm các hoạt động: thu mua, vận chuyển và lưu kho nguyên liệu, bao
bì. Các hoạt động này được thực hiện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời
và đúng chất lượng nguyên liệu, bao bì cho quá trình sản xuất của công ty
- Thu mua nguyên liệu:
+ Lựa chọn nhà cung cấp: Coca-Cola áp dụng các tiêu chí khắt khe
trong việc lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu, bao gồm:
+ Chất lượng nguyên liệu: Nguyên liệu phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất
lượng của Coca-Cola
+ Giá cả cạnh tranh: Giá cả nguyên liệu phải phù hợp với khả năng chi
trả của Coca-Cola
+ Khả năng cung ứng: Nhà cung cấp phải có khả năng cung ứng nguyên
liệu ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất của Coca-Cola
+ Đánh giá nhà cung cấp: Coca-Cola thường xuyên đánh giá hiệu quả
hoạt động của các nhà cung cấp, nhằm đảm bảo chất lượng nguyên liệu và duy
trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp uy tín
+ Mua hàng: Coca-Cola sử dụng các phương thức mua hàng khác nhau,
bao gồm mua hàng trực tiếp, mua hàng qua đấu thầu, mua qua nhà phân phối
- Vận chuyển nguyên liệu:
+ Phương thức vận chuyển: Coca-Cola sử dụng nhiều phương thức vận
chuyển khác nhau để vận chuyển nguyên liệu, tùy thuộc vào đặc điểm của
nguyên liệu và khoảng cách vận chuyển
+ Vận tải đường bộ: Đây là phương thức vận chuyển phổ biến nhất,
được sử dụng để vận chuyển các nguyên liệu có khối lượng và kích thước lớn
+ Vận tải đường thủy: Phương thức này được sử dụng để vận chuyển
các nguyên liệu có khối lượng lớn, vận chuyển trên quãng đường dài
+ Vận tải đường hàng không: Phương thức này được sử dụng để vận
chuyển các nguyên liệu có giá trị cao, cần vận chuyển gấp
+ Quản lý vận tải: Coca-Cola sử dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến
để quản lý vận tải, nhằm tối ưu hóa chi phí và thời gian vận chuyển. Các giải
pháp này bao gồm:
+ Hệ thống theo dõi GPS: Giúp theo dõi vị trí của các chuyến hàng, bảo
đảm hàng hóa được vận chuyển đúng lịch
+ Hệ thống quản lý kho bãi: Giúp kiểm soát lượng nguyên liệu tồn kho,
tránh tình trạng thiếu hụt hoặc tồn đọng
- Lưu kho nguyên liệu:
+ Hệ thống kho bãi: Coca-Cola có hệ thống kho bãi hiện đại, được trang
bị các thiết bị lưu kho tiên tiến, đảm bảo chất lượng nguyên liệu trong suốt quá
trình lưu kho
+ Quản lý kho bãi: Coca-Cola áp dụng các giải pháp quản lý kho bãi
hiệu quả, nhằm kiểm soát chặt chẽ lượng nguyên liệu tồn kho, tránh tình trạng
thiếu hụt hoặc tồn đọng. Các giải pháp này bao gồm:
+ Hệ thống quản lý kho WMS: Giúp quản lý toàn bộ hoạt động trong
kho; bao gồm nhập kho, xuất kho, kiểm kê kho
+ Hệ thống RFID: Giúp theo dõi vị trí của từng lô hàng trong kho, đảm
bảo hàng hóa đuọc quản lý chặt chẽ
 Như vậy, hoạt động logistics đầu vào của Coca-Cola đóng vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời và đúng chất lượng
nguyên liệu, bao bì

6.1.2. Quản trị các hoạt động logistics đầu vào của Coca-Cola
hiện nay được diễn ra theo các bước:
- Bước 1: Lập kế hoạch:
Coca-Cola xây dựng kế hoạch logistics đầu vào dựa trên các yếu tố sau:
+ Nhu cầu nguyên liệu: Coca-Cola phân tích nhu cầu nguyên liệu dựa trên kế
hoach sản xuất, dự báo thị trường, tình huống tồn kho và các yếu tố khác
+ Nguồn cung nguyên liệu: Coca-Cola tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên liệu
uy tín, có năng lực cung ứng đáp ứng nhu cầu của công ty
+ Chi phí logistics: Coca-Cola xác định chi phí logistics đầu vào để đảm bảo
tính hiệu quả trong hoạt động
- Bước 2: Mua sám nguyên liệu:
Coca-Cola thực hiện mua sắm nguyên liệu theo các hình thức:
+ Mua trực tiếp: Coca-Cola mua trực tiếp nguyên liệu từ các nhà cung cấp
+ Mua qua trung gian: Coca-Cola mua nguyên liệu từ các nhà phân phối
- Bước 3: Vận chuyển nguyên liệu:
+ Đường bộ: đây là phương thức vận chuyển phổ biến của Coca-Cola
+ Đường sắt: Coca-Cola sử dụng phương thức vận chuyển đường sắt để vận
chuyển nguyên liệu với khối lượng lớn
+ Đường biển: Coca-Cola sử dụng phương thức vận chuyển đường biển để vận
chuyển nguyên liệu từ các nước khác
- Bước 4: Nhập kho nguyên liệu:
Coca-Cola sử dụng hệ thống kho bãi hiện đại để lưu trữ nguyên liệu. Hệ
thống kho bãi của Coca-Cola được trang bị các thiết bị hiện đại, giúp quản lý
nguyên liệu hiệu quả và đảm bảo chất lượng nguyên liệu
- Bước 5: Kiểm tra chất lượng nguyên liệu:
Coca-Cola sử dụng hệ thống kho bãi hiện đại để lưu trữ nguyên liệu. Hệ
thống kho bãi của Coca-Cola được trang bị các thiết bị hiện đại, giúp quản lý
nguyên liệu hiệu quả và đảm bảo chất lượng nguyên liệu
+ Cola thực hiện kiểm tra chất lượng nguyên liệu nghiêm ngặt trước khi đưa
vào sản xuất. Việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu nhằm đảm bảo chất lượng
sản phẩm của Coca-Cola
- Bước 6: Bảo quản nguyên liệu
Coca-Cola thực hiện bảo quản nguyên liệu đúng tiêu chuẩn để đảm bảo
chất lượng nguyên liệu. Coca-Cola sử dụng các kho lạnh để bảo quản các
nguyên liệu dễ bị hư hỏng do nhiệt độ
Các hoạt động logistics đầu vào của Coca-Cola được thực hiện theo các tiêu chí
sau:
+ Hiệu quả: Coca-Cola luôn tìm cách tối ưu hóa các hoạt động logistics đầu
vào để giảm chi phí và nâng cao hiệu quả
+ Chất lượng: Coca-Cola đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào để đảm bảo
chất lượng sản phẩm
+ Sự tin cậy: Coca-Cola xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững với các nhà
cung cấp nguyên liệu
 Với việc quản trị các hoạt động logistics đầu vào hiệu quả, Coca-Cola
đã đảm bảo cung cấp nguyên liệu ổn định, chất lượng cao cho hoạt động sản
xuất, góp phần vào thành công của công ty.

6.2. Outbound logistics


Coca-Cola hầu như có mặt ở khắp mọi nơi. Công lao cho thành công này thuộc về
mạng lưới chuỗi cung ứng khổng lồ của Coca-Cola và quy trình logistics của họ. Trên
thực tế, hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của Coca-Cola là một trong những hệ thống
hoạt động trên pham vi rộng lớn và liền mạch nhất trên thế giới.
Coca-Cola sỡ hữu cho mình nhiều kênh phân phối khác nhau. Điều này giúp họ
có nhiều phương hướng để đưa sản phẩm tới tay khách hàng. Mà khi có sự cố ở kênh
này thì các kênh khác vẫn có thể hoạt động bình thường.
+ Kênh phân phối trực tiếp: coca cola vận chuyển trực tiếp hàng tới tay người tiêu
dùng. Bằng cách này họ có thể chủ động nguồn hàng, khâu phân phối, và tự mình thực
hiện được dịch vụ khách hàng
+ Kênh phân phối gián tiếp: từ nhà máy của mình coca cola vận chuyển hàng hóa tới
các đại lý và các siêu thị. Rồi vận chuyển tới các nhà bán lẻ bằng phương pháp milk
run. Trong trường hợp này các đại lý và các siêu thị có thể xem là một trung tâm phân
phối cho coca cola.
+ Lưu trữ hàng hóa: coca cola vận chuyển trực tiếp hàng hóa từ nhà máy đến các kênh
phân phối mà bỏ qua khâu lưu trữ, viêc này giúp cho hàng hóa của họ có mặt lâu hơn
trên kệ hàng và tiết kiệm được chi phí lưu kho
+ Trong quá trình vận chuyển hàng hóa coca cola coàn sử dụng hệ thống tối ưu tuyến
đường để hướng dẫn cho tài xế tuyến đường tối ưu tới địa điểm gia hàng với thời gian
nhanh nhất và tránh được các trở ngại của hệ thống giao thông( đường cấm, trạm thu
phí). Bằng cách này coca cola đã tiết kiệm được 45 triệu đô chi phí hàng năm và cải
thiện được dịch vụ khách hàng. Ngoài ra, họ còn sử dụng hệ thống GPS để có thể cập
nhập được trạng thái của hàng hóa trên đường vận chuyển, việc này giúp cho họ có
được nguồn thông tin để thực hiện các kế hoạch và có được sự tin cậy khi giao tiếp
với các đối tác

6.3. Reverse logistics


6.3.1. Quá trình Logistics ngược bao bì sản phẩm của Coca
Cola
Để thu hồi bao bì sản phẩm, Coca Cola đã thực hiện Chiến lược xây dựng “Chuỗi
cung ứng xanh”. Thực tế, để sản xuất một thành phẩm vỏ chai Coca Cola mới gồm:
6%nguyên liệu mới được nghiên cứu, 94% thành phẩm cũ (trong đó 30% nguyên liệu
từ những vỏ chai được tái chế). Thành viên tham gia quá trình này có thể là các đại lý,
nhà bán lẻ thu hồi vỏ chai, két Coca Cola từ khách hàng,… Coca Cola còn mở trực
tiếp nhà máy để tái chế vỏ chai nhựa đã qua sử dụng.
6.3.2. Logistics ngược sản phẩm:
Quá trình này giúp công ty nhanh chóng nhận biết, phát hiện sai sót, những điểm
yếu trong sản phẩm và có biện pháp phù hợp. Ở đây có sự phối hợp nhịp nhàng với
các thành viên trong chuỗi để ứng phó kịp thời với các hành động của khách hàng, tiết
kiệm chi phí sản xuất và tránh ảnh hưởng xấu đến uy tín thương hiệu.Coca Cola Việt
Nam cũng từng vướng phải “bê bối” sản phẩm nước ngọt lẫn thủy tinh,sản phẩm
Sumurai thiếu Vitamin,... Sau khi điều tra có kết quả chính thức, Coca Cola
Việt Nam sẽ ra thông báo tới tất cả các chi nhánh, đại lý phân phối,... để phối hợp
thu hồisản phẩm lỗi. Công việc này còn có sự tham gia của cả những người tiêu dùng,
phản ánh và dừng sử dụng chúng... Tuy nhiên, khi xảy ra sự kiện thu hồi đã gây tâm lý
nghi ngại và mất niềm tin cho người tiêu dùng vào thương hiệu doanh nghiệp, khiến
Coca Cola phải chịu chi phí lớn.
7) Thông tin doanh nghiệp COCA-COLA
7.1. Giới thiệu sơ lược
Công ty Coca-Cola là một công ty đồ uống và là nhà sản xuất,bán
lẻ,quảng bá các đồ uống và siro không cồn đa quốc gia của Hoa Kỳ.Công ty
được biết đến nhiều nhất với sản phẩm nước ngọt có ga hàng đầu là Coca-
Cola.
Coca-Cola (còn được gọi là Coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng
ký năm 1893 tại Mỹ.Cha đẻ của Coca-Cola là dược sĩ John Pemberton.
Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta,bang Georgia,tập
đoàn Coca-Cola hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới.Thương
hiệu Coca-Cola luôn là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu

- Trải qua hơn 100 năm kể từ ngày thành lập, Coca-Cola vẫn luôn phản chiếu
những bước chuyển của thời gian, luôn bắt nhịp với những đổi thay chưa
từng thấy của toàn cầu. Từ Châu Âu, nơi một thị trường hợp nhất đang
mang đến những cơ hội hết sức hấp dẫn, đến Châu Mỹ La-tinh, nơi những
nền kinh tế đang hồi phục cho phép khai thác những tiềm năng đầy hứa hẹn,
Coca-Cola luôn thể hiện sự lôi cuốn tuyệt vời. Thế kỷ trước đã chứng kiến
những bước tiến ngoạn mục trong lịch sử nhân loại. Thế kỷ này tiếp tục hứa
hẹn những phát triển trọng đại hơn nữa. Và trong những giai đoạn biến
chuyển đó, vẫn luôn luôn có một sự bất biến rằng nhu cầu giản đơn của mọi
người “được giải khát cho sảng khoái” đã, đang và sẽ được Coca-Cola đáp
ứng tốt hơn bất kỳ sản phẩm nào khác từng được tạo ra. Tự tin bước tới thế
kỷ mới, Coca-Cola vẫn sẽ là biểu tượng trường tồn, một biểu tượng về chất
lượng, sự chính trực, giá trị, sảng khoái và nhiều hơn thế nữa.

- Tên công ty: Công ty Coca-Cola (Coca-Cola Company)


- Trụ sở chính: Atlanta,Georgia,United States
- Hình thức kinh doanh: Cung cấp nước giải khát
- Website: http://www.coca-cola.com
1) Giới thiệu về Coca-Cola tại Việt Nam
Tập đoàn Coca-Cola được sáng lập từ năm 1982 tại Hoa Kỳ, hoạt động trên 200
quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, công ty Coca-Cola hoạt động sản xuất kinh
doanh trên 10 năm với những mặt hàng nổi tiếng như: Coca-Cola, Fanta, Sprite, nước
cam ép Splash, nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, Schweppes,
bột giải khát Samurai, bột Sunfill với các hương Cam, dứa, dâu.
+ Tên giao dịch:Công ty TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT NAM
+ Tên nước giao dịch nước ngoài:Coca-Cola Indochine Pte.Ltd., Singapore
+ Tên viết tắt:Coca-cola
+ Ngành nghề kinh doanh:Sản xuất và đóng chai nước giải khát có gas mang nhãn
hiệu coca-cola
+ Địa chỉ: Phường Linh Trung-Quận Thủ Đức-Tp Hồ Chí Minh
+ Website:www.coca-cola.com.vn
+ Điện thoại:84 8961 000
+ Fax:84 (8) 8963016
+ Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài
+ Tổng vốn đầu tư: 358.611.000 USD
+ Vốn pháp định: 163.836.600 USD
+ Mục tiêu: Sản xuất các loại nước giải khát Coca-Cola, Fanta, Sprite...
+ Vốn đầu tư thực hiện: 399.058.438 USD
+ Đại diện: Ông David Wiggleswort, Tổng giám đốc
+ Doanh thu năm 2009: 70.492.065 USD
+ Doanh thu năm 2010: 75.213.927 USD
+ Nộp ngân sách nhà nước năm 2009: 7.752.552 USD
+ Nộp ngân sách nhà nước năm 2010: 9.167.110 USD
+ Số lao động: 976 người.
7.2. Các mốc phát triển Coca-Cola tại Việt Nam

- 1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam.
- Tháng 2 năm 1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh
doanh lâu dài.
- Tháng 8 năm 1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và
công ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.
- Tháng 9 năm 1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công
ty Nước Giải Khát Coca-Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết
giữa Coca-Cola và công ty Chương Dương của Việt Nam.
- Tháng 1 năm 1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung -
Coca-Cola Non Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-
Cola Đông Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty
Nước Giải Khát Đà Nẵng.
- Tháng 10 năm 1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên
Doanh trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các Liên Doanh của
Coca-Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của
Coca-Cola Đông Dương, và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên
bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương – miền Nam.
- Tháng 3 đến tháng 8 năm 1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng
chuyển sang hình thức sở hữu tương tự.
- Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty
Nước Giải Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung
sự quản lý của Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành
Phố Hồ Chí Minh.
- Từ ngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao
cho Sabco, một trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-
Cola trên thế giới. Coca-cola Việt nam hiện có 3 nhà máy đóng chai trên
toàn quốc:Hà Tây-Đà Nẵng-Hồ Chí Minh vơi tổng vốn đầu tư trên 163 triệu
USD.
7.3. Tầm nhìn và sứ mệnh
- Với tầm nhìn của một nhãn hiệu lớn, Coca - Cola tiên phong tạo ra những
sự thayđổi này. Một phần của tuyên bố sứ mệnh của Thương hiệu 120 năm
tuổi này là “Mang lạihạnh phúc cho thế giới và tạo sự khác biệt”
- Ba giá trị chính hỗ trợ lẫn nhau và hình thành nên sứ mệnh cùng tầm nhìn
của Coca-Cola gồm:
+ Trở thành THƯƠNG HIỆU YÊU THÍCH ,tạo ra các nhãn hiệu và loại đồ
uống được mọi người lựa chọn,thổi sức sống mới trong cả 2 phương diện
tinh thần và thể chất
+ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG với tư cách là doanh nghiệp hàng đầu trong
lĩnh vực giải khát,Coca-Cola đặt mục tiêu tìm kiếm giải pháp hướng đến
những thay đổi tích cực và xây dựng một tương lai bền vững
+ VÌ MỘT TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP HƠN,trong đó Coca-Cola sẽ tiếp tục
đầu tư để cải thiện cuộc sống của mọi người – từ các nhân viên của hệ
thống doanh nghiệp,đến các nhà đầu tư và cả cộng đồng

7.4. Tổng quan Coca-Cola tại thị trường Việt Nam


- Coca Cola bắt đầu biết đến tại Việt Nam từ năm 1960, tuy nhiên phải 30
năm sau, năm 1994 mới bắt đầu chính thức kinh doanh. Trải qua gần 20
năm phát triển, Coca-Cola Việt Nam đã trở thành một thương hiệu lớn tại
Việt Nam. Ngày nay, Coca-Cola được biết đến là công ty 100% vốn nước
ngoài. Tuy nhiên, trước đó, công ty này đã trải qua một thời kỳ dài liên
doanh, liên kết với các đối tác Việt Nam.
+ Tháng 8/1995, liên doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và Công
ty Nông nghiệp và Thực phẩm Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền
Bắc.
+ Chỉ 3 năm sau, vào tháng 1/1998, thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại
miền Trung - Coca-Cola Non Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng
của Coca-Cola Đông Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với
Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng.
+ Tháng 10/1998, Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên
Doanh trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các Liên Doanh của
Coca-Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của
Coca-Cola Đông Dương, và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên
bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương – miền Nam.
+ Tháng 3 đến tháng 8/1999, liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng
chuyển sang hình thức sở hữu tương tự.
+Tháng 6/2001, được sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty
Nước Giải Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung
sự quản lý của Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành
Phố Hồ Chí Minh.
Vậy là chỉ sau 6 năm đặt chân tới Việt Nam, Coca-Cola đã kịp “kết hôn” khi chân
ướt chân ráo bước vào thị trường Việt Nam và rồi “ly hôn” với nhiều doanh nghiệp
Việt.
- Đến nay, Coca-Cola đã có mặt tại hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam và
đang là một trong những thương hiệu đồ uống phổ biến nhất. Trong quá
trình phát triển tại Việt Nam, Coca-Cola đã phát triển 8 nhóm đồ uống chính
và liên tục đưa ra các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu
dùng Việt Nam như Coca-Cola Lemona, Fanta Sarsi, Fanta đào, Aquarius
và Minute Maid. Ngoài ra, Coca-Cola còn thực hiện một loạt các hoạt động
brand love tạo được tiếng vang nhằm gia tăng tình yêu với thương hiệu như
“Share a coke with” hay các chiến dịch Tết hàng năm.

7.5. Mô hình chuỗi cung ứng Coca-Cola tại Việt Nam


Mô hình hệ thống cung ứng của Coca Cola Việt Nam là hệ thống tích hợp các quy
trình được sử dụng để chuẩn hóa quản trị chuỗi cung ứng.

7.5.1. Nhà cung cấp của Coca-Cola

Nguyên liệu đầu vào đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất sản
phẩm. Chỉ khi doanh nghiệp có khả năng kiểm soát nguồn cung cấp nguyên liệu đầu
vào thì mới có thể đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện một cách đáng tin cậy.

a) Nguồn nguyên liệu của Coca-Cola Việt Nam:

 CO2: Đây là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hương vị
chua cho sản phẩm, cải thiện quá trình tiêu hóa và ngăn chặn sự phát triển của
vi sinh vật. CO2 được cung cấp từ hai nguồn khác nhau, bao gồm quá trình lên
men tại các nhà máy sản xuất bia và cồn, cũng như từ quá trình đốt cháy dầu
với chất trung gian là Monoethanolamine (MEA).

 Màu thực phẩm (Caramel E150d): Màu nâu nhạt này được sản xuất từ đường
tan chảy hoặc chất hóa học amoniac.

 Chất tạo vị chua (Axit photphoric) - E330: Axit phosphoric đóng vai trò quan
trọng trong việc tạo độ chua cho sản phẩm và được sử dụng như một chất tạo
hương vị và bảo quản.
 Caffeine: Caffeine có mặt trong sản phẩm và được lấy từ các nguồn tự nhiên
như cà phê, lá trà, hạt cola và cả caffeine tổng hợp.

Ngoài ra, có một số thành phần khác cần được cung cấp để hoàn thành sản phẩm:

 Đường: Đường chiếm một phần quan trọng của sản phẩm và được cung cấp từ
Nhà máy đường KCP.

 Hương vị tự nhiên: Bản chất của công thức bí mật của Coca-Cola là sự pha trộn
của các hương vị tự nhiên và được cung cấp từ Tập đoàn Coca-Cola mẹ.

 Nước: Nước là một thành phần chính và được cung cấp từ nhà máy nước cục
bộ.

 Lá Coca-Cola tạo nước: Thành phần này được cung cấp bởi công ty chế biến
Stepan tại bang Illinois, Hoa Kỳ.

Cần lưu ý rằng, các thành phần CO2, màu thực phẩm, Axit photphoric và Caffeine
được mua từ các nhà cung cấp bên ngoài nhưng thông tin về giá cả không được công
khai để đảm bảo sự cạnh tranh trên thị trường.

b) Cung cấp vật liệu đóng gói:

+ Cung cấp vỏ chai: Dynaplast Packaging (Việt Nam)-một doanh nghiệp trách
nhiệm hữu hạn chuyên về sản xuất vỏ chai chất lượng cao chính là đối tác cung
cấp vỏ chai cho Coca-Cola.

+ Cung cấp thùng đóng gói: Công ty cổ phần Biên Hòa là đơn vị cung cấp các
thùng carton và hộp giấy cao cấp, được sử dụng để bảo quản và đóng gói sản
phẩm Coca-Cola tại thị trường nội địa.

Mỗi nhà cung ứng cho Coca-Cola Việt Nam đều được lựa chọn một cách cẩn thận
dựa trên nhiều tiêu chí quan trọng như chất lượng sản phẩm, quy trình hoạt động của
công ty, tình hình tài chính và đánh giá từ khách hàng.

Các công ty được chọn để làm đối tác của Coca-Cola Việt Nam sẽ được đào tạo và
hướng dẫn bởi công ty cùng với sự hỗ trợ từ Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam
(VCCI) và Hội đồng Doanh nghiệp Hoa Kỳ - Việt Nam (USABC). Mục tiêu của quá
trình này là đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng hoạt động một
cách hiệu quả và đáp ứng các tiêu chuẩn cao về chất lượng và sản lượng.

Coca-Cola Việt Nam đã thiết lập mối hợp tác với hơn 300 nhà cung cấp trên khắp
cả nước. Vào tháng 10 năm 2017, doanh nghiệp đã công bố danh sách 8 công ty đầu
tiên được chọn tham gia vào chương trình tư vấn gia nhập chuỗi cung ứng của Coca-
Cola. Các công ty này bao gồm Công ty Á Đông ADG, M&H, Công ty Cổ phần Phát
triển sản xuất thương mại Sài Gòn (Sadaco), Nam Phương, Tam Phú Hưng, Mai Anh
Đồng Tháp và Hoàng Thiên Phúc. Hầu hết các công ty này có trụ sở tại TP.Hồ Chí
Minh và hoạt động trong nhiều ngành như logistics, đóng lon, bao bì, marketing và
phân phối.

8 công ty này đã trở thành đối tác bán hàng (vendor partner) của Coca-Cola Việt
Nam. Khi Coca-Cola có các dự án hoặc kế hoạch cần sự tham gia của đối tác, họ sẽ ưu
tiên lựa chọn những công ty này. Tuy nhiên, việc tham gia vào chuỗi cung ứng này
không có đặc quyền vĩnh viễn. Nếu doanh nghiệp nào không đáp ứng được tiêu chuẩn
hoặc gặp vấn đề trong quá trình hợp tác, Coca-Cola Việt Nam có thể loại bỏ họ khỏi
danh sách và tìm nhà cung cấp dự bị thay thế.

7.5.2. Tổ chức sản xuất

Tổ chức sản xuất đóng vai trò trung tâm trong chuỗi hoạt động của công ty Coca-
Cola Việt Nam. Doanh nghiệp được tổ chức thành hai bộ phận chính:

+ TCC (The Coca-Cola Company): Bộ phận này chịu trách nhiệm sản xuất và
cung cấp nước cốt Coca-Cola, đồng thời quản lý và thúc đẩy thương hiệu. TCC
có nhiệm vụ quản lý ba yếu tố quan trọng là giá (Price), sản phẩm (Product) và
quảng cáo (Promotion).

+ TCB (The Coca-Cola Bottler): Bộ phận này đảm nhiệm quá trình sản xuất,
lưu kho, phân phối và cung cấp dịch vụ liên quan đến sản phẩm Coca-Cola.
TCB có trách nhiệm đối với yếu tố Địa điểm (Place) trong chiến lược tiếp thị.
Mô hình này được áp dụng tại Coca-Cola trên toàn thế giới, bao gồm cả Việt
Nam.

Theo thông tin từ Coca-Cola Journey, vào năm 2017, Coca Cola Việt Nam có
khoảng 2.500 nhân viên, trong đó hơn 99% là người Việt Nam. Công ty này có ba nhà
máy sản xuất lớn đặt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.

Đáng chú ý là ở hiện tại, Coca-Cola Việt Nam có 100% vốn đầu tư nước ngoài và
sở hữu hoàn toàn các nhà máy lớn. Điều này làm cho các nhà máy này trở thành các
yếu tố cố định không thể thay thế trong chuỗi cung ứng Coca-Cola tại Việt Nam. Mỗi
nhà máy có khả năng sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong các khu vực
tương ứng của 3 miền Bắc-Trung-Nam.

7.5.3. Hệ thống phân phối của Coca-Cola

Kênh phân phối của Coca-Cola là một trong những chiến lược thành công nhất của
thương hiệu trong việc đưa sản phẩm đến tận tay người dùng trên toàn thế giới.

+ Kênh phân phối trực tiếp: Đây là kênh được áp dụng xuyên suốt kể từ khi
doanh nghiệp thành lập. Phương thức này giúp họ chủ động được nguồn hàng,
khâu phân phối và nhận biết được phản ứng của người dùng. Nhờ vậy có được
biện pháp khắc phục tạm thời.
+ Siêu thị, đại lý: Phân phối qua các hệ thống này giúp số lượng hàng xuất ra
trong một lần tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn. Việc quản lý vận hành cũng
tiện hơn do không cần vận chuyển qua nhiều nơi.

+ Nhà hàng, khách sạn: Các kênh này sẽ tích hợp Coca-Cola vào phần ăn của
họ giúp tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.

+ Kênh bán lẻ: Đây được xem là kênh phân phối mang lại giá trị kinh tế vượt
trội cho Coca-Cola cùng nguồn tiêu thụ ổn định. Doanh nghiệp mở rộng khả
năng phủ sóng của mình bằng việc phân phối sản phẩm đến nhiều cửa hàng tạp
hóa trên toàn quốc.

7.5.4. Người tiêu dùng

Sản phẩm của Coca-Cola có thể phục vụ cho mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ, thanh thiếu
niên đến người lớn tuổi, từ cơ quan công ty đến các hộ gia đình.

Đây cũng là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Người tiêu dùng
chính là người trực tiếp sử dụng sản phẩm và tạo nên thị trường mục tiêu, được cung
cấp bởi thành viên của hệ thống phân phối như nhà bán lẻ, siêu thị, tạp hóa,...

Đây cũng chính là bộ phận người có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng
của nhà sản xuất. Bởi một sự thay đổi nhỏ trong hành vi mua và nhu cầu sử dụng cũng
đủ để doanh nghiệp đối mặt với hàng triệu rủi ro.

a) Inbound logistics:

- Với một sản phẩm bất kỳ,điều quan trọng đầu tiên đó là nguyên liệu để sản
xuất. Nguyên liệu đó bao gồm những gì,số lượng bao nhiêu,chất lượng ra
sao,và được cung cấp bởi ai?
- Các công ty cung cấp nguyên vật liệu để tạo lên sản phẩm Coca-Cola bao
gồm:

+ Công ty Stepan đóng tại bang Illinois là nhà nhập khẩu và chế biến lá
coca để dùng cho sản xuất nước Coke.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn Dynaplast Packaging (Việt Nam) cung cấp
vỏ chai chất lượng cao cho coca cola.

+ Công ty chế biến Stepan là công ty chuyên cung cấp lá Coca cho công ty
Coca-Cola. (công ty Stepan chuyên thu mua và chế biến lá Coca dùng để
sản xuất nước Coca-Cola).

+ Công ty cổ phần Biên Hòa với thương hiệu Sovi cung cấp các thùng
carton hộp giấy cao cấp để bảo quản và tiêu thụ nội địa cho công ty nước
giải khát Coca-Cola Việt Nam…

b) Outbound logistics:

Năm qua hoạt động Coca-Cola ở Việt Nam rất khả quan. Sản phẩm của Coca-Cola đạt
được mức tăng trưởng cao. Hiện có 50 nhà phân phối lớn, 1500 nhân viên,hàng nghìn
đại lý phục vụ người tiêu dùng Việt Nam.

Nói chung thị trường nước giải khát ở Việt Nam tăng trưởng rất nhanh khoảng 15%
một năm. Riêng coca cola có mức tăng trưởng nhanh hơn.

Sản phẩm của Coca-Cola được sản xuất tại ba nhà máy lớn đặt ở TP Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng và Hà Nội. Với ba nhà máy ở ba miền đã tạo thuận lợi cho công ty mở rộng
mạng lưới phân phối ở ba miền cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý ở các khu
vực này. Đối với nước giải khát khâu phân phối là rất quan trọng. Việc Pepsi vào thị
trường Việt Nam trước lên lắm giữ nhiều thị phần hơn Coca-Cola. Vì thế Coca-Cola
vẫn phải mở rộng các đại lý phân phối thông qua các đại lý, các quán cafe, nước giải
khát nhà hàng…. Thu hút các đại lý bằng các hoạt động hỗ trợ các đại lý như : tặng
dù, hỗ trợ trang trí cửa hàng, hỗ trợ tài chính… Sản phẩm Coca-Cola được bày bán tại
các điểm bán trên khắp cả nước cá siêu thị, các cửa hàng nhỏ lẻ.

Trên thế giới có khoảng 14 triệu điểm phân phối sản phẩm Coca-Cola và mỗi ngày
trên thế giới có khoảng 1 tỷ suất Coca-Cola được tiêu thụ. Ở Việt Nam có 3 nhà máy
đóng chai trên toàn quốc và số điểm bán hiện có trên thị trường khoảng 130 000 điểm
bán.( năm 2008).

Tại BIG C nếu đặt chân vào gian hàng bày bán nước giải khát bạn sẽ thấy sự hiện hữu
của sản phẩm Coca-Cola với những vị trí bày bán rất có lợi thế. Sản phẩm Coca-Cola
bao giờ cũng được bày ngang tầm mắt hoặc ngày trước và giữa hành lang hay ở những
nơi bắt mắt nhất. Tất nhiên để có được vị trí ưu thế như vậy Coca-Cola cũng phải bỏ
ra một khoản chi phí không nhỏ chút nào.
c) Reverse logistics

Để có những thành công lớn của Coca-Cola trên thị trường Việt Nam hiện nay, thì
những nhà làm marketing đã thực sự tạo được hiệu quả trong việc sử dụng công cụ
truyền thông của mình. Hiểu được tâm lý của người tiêu dùng, Coca-Cola không quên
rằng hoạt động khuyến mãi là một trong những công cụ tốt nhất để quảng bá hình ảnh
của sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Công ty Coca-Cola Việt Nam vừa khởi động chương trình khuyến mãi trên toàn
quốc dành cho giới trẻ năng động: “Bật nắp Sắp đôi – Trúng đã đời”. Điểm khác biệt
của chương trình này với các chương trình khuyến mãi thông thường là tinh thần chủ
đạo “Chung hưởng niềm vui” dành cho nhóm bạn hơn là một cá nhân. Tinh thần này
được thể hiện từ cách thức trúng thưởng: ghép đôi các nắp chai hay khoen lon để
trúng thưởng đến những giải thưởng mà giới trẻ yêu thích. Khách hàng khi uống các
sản phẩm chai và lon nước giải khát được sản xuất bởi Coca-Cola Việt Nam như
Coca-Cola, Fanta Cam, Sprite, Samurai, Thums Up sẽ có cơ hội trúng thưởng các giải
hấp dẫn như xe Piaggio LXV 125, điện thoại di động Sony Ericsson W700i, đồng hồ
và áo thun Coca-Cola…Các giải thưởng không đơn thuần là các vật dụng mà còn là
cách để giới trẻ thể hiện cá tính cũng như phong cách thưởng thức cuộc sống của họ.
Các bạn trẻ khi uống chai hoặc lon các sản phẩm của Coca-Cola Việt Nam sẽ có được
những nắp chai hoặc khoen lon có hình một nửa của giải thưởng. Nếu ghép 2 nắp chai
hoặc 2 khoen lon có những ký hiệu tương ứng nhau như trong điều lệ thì sẽ trúng giải.
Như vậy cơ hội trúng giải sẽ cao hơn nếu các khách hàng trẻ từ 2 người trở lên cùng
nhau phối hợp và sưu tầm các thông tin may mắn này!

Việc sử dụng các hình thức khuyến mãi không chỉ giúp cho doanh số của công ty
tăng lên, mà nó còn thể hiện giá trị mà công ty mang lại cho các khách hàng của mình.
Đây là một công cụ truyền thông đắc lực không chỉ riêng Coca-Cola sử dụng mà hầu
như các công ty khi đi vào hoạt động cũng xem đây là một cách thức để phát triển thị
phần của mình.

Ngoài ra, Coca-Cola Việt Nam thường xuyên tổ chức các hoạt động bổ ích, đầy ý
nghĩa với khách hàng, đặc biệt là các chương trình dành cho giới trẻ. Các hoạt động
này tạo cho coca một hình ảnh đổi mới, sáng tạo, đầy năng động, lạc quan, hạnh phúc
và đầy cuốn hút. Các hoạt động này tạo sự thân thuộc và gần gũi hơn giữa Coca-Cola
và người tiêu dùng bằng những hoạt động đầy bất ngờ và sáng tạo như:

+ Tổ chức Chiến dịch Happiness Factory: nhằm thể hiện thế giới bên trong đầy sinh
động và say mê của một chai Coca-Cola và truyền cảm hứng lạc quan đến người tiêu
dùng, được triển khai dưới nhiều hoạt động sáng tạo, thú vị. Nhân dịp này, Coca-Cola
cũng dành gần một triệu mẫu sản phẩm dùng thử cho người tiêu dùng tại các thành
phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

+ "Hát cùng Coca-Cola" - Cơ hội để các bạn trẻ thử tài ca hát : Là một trong
loạt các hoạt động tưng bừng của chiến dịch “Uống là BRRRR” đang được Coca-Cola
triển khai trên toàn quốc, cuộc thi “BRRRR-KOOL SUMMER” được tổ chức để
khuyến khích tinh thần luôn thể hiện và trải nghiệm những điều mới mẻ ở giới trẻ để
cuộc sống luôn tràn ngập niềm vui và hứng khởi. Coca-Cola mong muốn mang đến
một cảm giác sảng khoái hoàn toàn mới lạ, độc đáo và không giống với bất kỳ trải
nghiệm nào trước đó cho người tiêu dùng….

Link tham khảo:

https://chuyengiamarketing.com/chuoi-cung-ung-cua-coca-cola/

https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-mo-thanh-pho-ho-chi-minh/
english/chuoi-cung-ung-coca-cola-nhap/24000613

https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-van-lang/dai-cuong-quan-tri/
bai-tap-nhom-ben10-tieu-luan-ve-quan-li-chuoi-cung-ung-cua-coca-cola/25368437?
fbclid=IwAR0ilo04X2SiRJB86LJA_VDB_OjBpvpz9vcwyh8a9un8QmsRS5wgtgBQ
0ro

https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/337075-Chien-luoc-Marketing-cua-
Coca-Cola-tai-thi-truong-Viet-Nam-2023

https://blog.kamereo.vn/vi/chuoi-cung-ung-cua-coca-cola/

https://vilas.edu.vn/logistics-nguoc-reverse-logistics.html

https://vilas.edu.vn/inbound-logistics-va-outbound-logistics-la-gi-lse.html

You might also like