Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

Ngày soạn: 20/09/2021 Tiết 8, 9, 10

CHỦ ĐỀ 2: CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO


I. Xác định nội dung chủ đề: Chủ đề gồm 3 tiết:
- Tiết 1: Tiết PPCT 8: Bài 9: Nguyên phân
- Tiết 2: Tiết PPCT 9: Bài 10: Giảm phân
- Tiết 3: Tiết PPCT 10: Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh.
II. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh trình bày được sự biến đổi hình thái NST (chủ yếu là sự đóng và duỗi
xoắn) trong chu kì tế bào. Những biến đổi cơ bản của NST qua các kì của nguyên
phân.

- Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của
cơ thể.
- Nêu được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì giảm phân I và giảm phân
II và những điểm khác nhau của từng kì ở giảm phân I và II.
- Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương
đồng.
- Trình bày được các quá trình phát sinh giao tử ở động vật.
- Xác định được bản chất của quá trình thụ tinh
- Phân tích được ý nghĩa của quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và
biến dị
2. Kỹ năng
+ Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
+ Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
* Kĩ năng sống:
- Kĩ năng hợp tác ứng xữ, giao tiếp lắng nghe tích cực
- Kĩ năng thu thập và xữ lí thông tin khi đọc SGK, quan sát ảnh, phim, internet…
để tìm hiểu quá trình phân bào.
- Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến.
3. Thái độ
- Học sinh nhận thức đúng đắn về đột biến gen, đột biến cấu trúc, số lượng NST.
Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Sự tôn trọng giá trị bản thân, sự độc lập trong cuộc sống thông qua vai trò của sự
tạo thành giao tử đực, giao tử cái, sự thụ tinh.

- Qua ý nghĩa của quá trình giảm phân, thụ tinh. Giáo dục học sinh sống biết tôn
trọng, yêu thương anh em ruột thịt, họ hàng, trân trọng, giữ gìn tình cảm gia đình
hạnh phúc.
4. Năng lực cần đạt được:
a. Nhóm năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư
duy, sáng tạo, năng lực tự quản lí. năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử
dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng
lực tính toán.
b. Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học
- Các năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học năng lực kiến thức NST, Nguyên
phân, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm
- Các kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học, quan sát (quan sát tranh bằng mắt
thường, sử dụng kính hiển vi quan sát tiêu bản)
III. Bảng mô tả các mức độ nhận thức của chủ đề:

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
I. Nguyên phân
Biến đổi
hình thái
NST
trong chu
kì tế bào
(Không
dạy)
1. Những Trình bày Trình bày được Hiểu rỏ sự - Giải thích ý nghĩa sự
biến đổi được những trên hình vẽ, biến đổi đóng duỗi xoắn của NST
cơ bản biến đổi cơ PHT những biến NST trong trong chu kì tế bào và
của NST bản của NST đổi cơ bản của NP trong NP
trong quá qua các kì NST qua các kì - Quan sát hình vẽ nhận
trình của nguyên của nguyên ra các kì trong NP
nguyên phân. phân. - Làm bài tập về NP
phân ( xác đính số đợt NP, số
2.Ý nghĩa Phân tích được ý Giải thích TB tạo ra…)
của nghĩa của hình thức
nguyên nguyên phân đối sinh sản ở
phân với sự sinh sản TV
và sinh trưởng
của cơ thể.
II. Giảm phân
Những Trình bày - Trình bày được - Hiểu rỏ - Phân tích được những
biến đổi được những trên hình vẽ, sự biến đổi sự kiện quan trọng có
cơ bản biến đổi cơ PHT những biến NST trong liên quan tới các cặp
của NST bản của NST đổi cơ bản của
trong quá qua các kì NST qua các kì giảm phân NST tương đồng.
trình của giảm phân của giảm phân
- Giải thích - Quan sát hình vẽ nhận
giảm
- Nêu được những ra các kì trong GP
phân
những điểm điểm khác
- Làm bài tập về GP (số
khác nhau của nhau của
NST cc số TB tạo ra…)
từng kì ở giảm từng kì ở
phân I và II. giảm phân
I và II.

Phát sinh giao tử và thụ tinh.

Học sinh trình Hiểu đựợc bản Phân tích được ý nghĩa
bày được các chất của quá của quá trình giảm phân
quá trình phát trình thụ tinh và thụ tinh về mặt di
sinh giao tử ở truyền và biến dị
động vật

IV. Biên soạn câu hỏi, bài tập theo mức độ nhận thức
Nhận biết
* Nhận biết:
- Qua nội dung chủ đề, học sinh nêu được:
a. Khái niệm phân bào, nguyên phân giảm phân?
b. Kể được các hình thức phân bào.
c. Nêu được diễn biến của NST trong NP GP.
- Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Trong các tế bào sinh dưỡng, các NST luôn tồn tại:
a,Thành từng cặp tương đồng b,Thành từng chiếc riêng rẽ
c,Luôn co ngắn d,Luôn ở dạng sợi mảnh
Câu 2: Cặp NST tương đồng gồm 2 chiếc NST
a. Giống nhau về hình dạng, kích thước. Một chiếc tồn tại trong tế bào sinh dưỡng,
còn chiếc kia nằm trong tế bào sinh dục.
b. Có kích thước bằng nhau, một chiếc hình que, chiếc còn lại hình móc.
c. Có hình dạng tương tự nhau, chiếc có nguồn gốc từ bố lớn hơn chiếc còn lại có
nguồn gốc từ mẹ.
d. Có hình dạng và kích thước tương tự nhau, một chiếc có nguồn gốc từ bố, chiếc
còn lại có nguồn gốc từ mẹ.
Câu 3: Bộ NST lưỡng bội ở các loài sinh vật đặc trưng bởi:
a. Hình dạng, kích thước NST, còn số lượng NST thay đổi tùy từng giai đoạn phát
triển của cá thể.
b. Hình dạng, kích thước NST, còn số lượng NST thì giống nhau ở các loài sinh
vật.
c. Hình dạng, kích thước, số lượng NST.
d. Số lượng, kích thước NST, còn hình dạng NST thay đổi theo môi trường
Câu 4. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng được kí hiệu là:
a.3 b.n c.2n d.4n
Câu 5: Bộ NST chứa trong các tế bào con tạo thành sau nguyên phân bình thường
của tế bào lưỡng bội 2n là:
a.n b. 2n c.4n d.3n
Câu 6: Cơ thể sinh vật đa bào lớn lên nhờ quá trình
a.Nguyên phân b. Giảm phân c. Thụ tinh d. Sinh sản
Câu 7: Nguyên phân xảy ra ở loại tế bào nào sau đây:
a. Tế bào trứng chưa thụ tinh b.Tế bào sinh dục chín c.Tế bào tinh
trùng
d.Tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai(chưa chín)
Câu 8: NST duỗi xoắn hoàn toàn ở kì nào của nguyên phân:
a.Kì đầu b. Kì giữa c. Kì sau d.Kì cuối e. Kì trung gian
* Thông hiểu
- Qua nội dung chủ đề, học sinh hiểu được:
a. Hiểu được diễn biến của NST trong NP GP.
b. Nêu cơ chế của NP, GP
- Bài tập trắc nghiệm:

Câu 9: NST chuyển từ trạng thái đơn sang trạng thái NST kép nhờ hoạt động.
a. Xoắn lại và co ngắn ở kì đầu của nguyên phân.
b.Xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa của giảm
phân 2.
c.Nhân đôi ở kì trung gian của chu kì tế bào.
d.Phân li NST về hai cực của tế bào ở kì sau của nguyên phân.
Câu 10: Giảm phân xảy ra ở các tế bào:
a. Sinh dưỡng b. Sinh dục sơ khai
c. Sinh dục chín d. Giao tử
Câu 11: NST chuyển từ trạng thái đơn sang trạng thái NST kép nhờ hoạt động:
a. Xoắn lại và co ngắn ở kì đầu của nguyên phân.
b. Xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa của giảm
phân II.
c. Nhân đôi ở kì trung gian của chu kì tế bào.
d. Phân li NST về 2 cực của tế bào ở kì sau của nguyên phân.
Câu 12: 15 hợp tử được tạo thành từ:
a.15 trứng và 15 tinh trùng b. 4 trứng và 1 tinh trùng
c.1 trứng và 4 tinh trùng d. 15 trứng và 60 tinh trùng
Câu 13: Bộ NST lưỡng bội ở tinh tinh là 2n=48, số lượng NST có trong 1 tế bào
sinh trứng ở kì cuối của giảm phân 1 là:
a.38 b.19 c.76 d.0
Câu 14: Từ một tế bào sinh tinh và một tế bào sinh trứng giảm phân có thể tạo ra
số tinh trùng và trứng lần lượt là:
a.1 tinh trùng và 4 trứng.
b.1 tinh trùng và 1 trứng.
c.4 tinh trùng và 1 trứng.
d.4 tinh trùng và 4 trứng.
* Vận dụng thấp
- Qua nội dung chủ đề, giải thích được:
a. Kết quả của giảm phân I có điểm nào khác căn bản so với kết quả của giảm phân
II?
b.Trong 2 lần phân bào của giảm phân, lần nào được coi là phân bào nguyên
nhiễm, lần nào được coi là phân bào giảm nhiễm?
- Bài tập trắc nghiệm:
Câu 15: Bộ NST lưỡng bội ở ngô là 2n = 20. Số NST kép có trong một tế bào ngô
đang ở kì đầu của quá trình nguyên phân là:
a.10 b.20 c.40 d.80
Câu 16: Một tế bào sinh dưỡng nguyên phân liên tiếp 3 lần, số tế bào con tạo
thành là:
a.2 b. 4 c.8 d.16
Câu 17: Có 2 tế bào sinh dục sơ khai, nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau
đã tạo ra được tất cả 32 tế bào con. Số lần nguyên phân của các tế bào này là:
a.2 b.4 c.1 d.5
Câu 18: Một tế bào của lúa nước (2n=24) nguyên phân liên tiếp 2 lần , số NST mà
môi trường cung cấp cho quá trình trên là:
a. 24 b. 12 c.48 d. 72
* Vận dụng cao
- Qua nội dung chủ đề, giải thích được:
a. Nguyên phân có vai trò như thế nào đối với quá trình sinh trưởng, sinh sản và di truyền
của sinh vật?
b. Cơ chế nào trong nguyên phân giúp đảm bảo bộ NST trong tế bào con giống tế bào
mẹ?
c. BT về NP, GP
- Bài tập trắc nghiệm:
Câu 19: Bộ NST lưỡng bội của lợn là 2n=38, số cromatit có trong 1 tế bào ở kì
giữa của nguyên phân là:
a.38 b. 19 c.76 d.0
Câu 20: Bộ NST ở người 2n=46 . Hãy xác định số NST đơn, số NST kép, số
cromatit, số tâm động qua các kì của nguyên phân. Hoàn thành bảng sau:
Số NST đơn Số NST kép Số cromatit Số tâm động
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
Câu 21: Ở đậu Hà Lan, có 2n=14, một tế bào 2n của đậu Hà Lan nguyên phân 3
lần thì được kết quả nào trong những trường hợp sau đây?
a.8 tế bào đơn bội (n) b.8 tế bào lưỡng bội (2n)
c.16 tế bào đơn bội (n) d.6 tế bào lưỡng bội(2n)
Câu 22: Bộ NST lưỡng bội ở tinh tinh là 2n = 48, số lượng NST có trong 1 tế bào
sinh trứng ở kì cuối của giảm phân I là:
a. 48 NST kép b. 24 NST đơn c. 48 NST đơn d. 24 NST kép
Câu 23: Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm
phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây?
a. 2 b.4 c.8 d.16
Câu 24: Xác định số lượng NST, cromatit, tâm động của bộ NST ở người 2n=46
qua các kì của giảm phân.
Các chỉ
Giảm phân I Giảm phân II
số
Kì Kì Kì Kì Kì Kì Kì Kì
đầu giữa sau cuối đầu giữa sau cuối
NST đơn
NST kép
cromatit
Tâm động
Câu 25: Cần có bao nhiêu tế bào sinh tinh để tạo ra 16 tinh trùng?
a.1 b.2 c.4 d.16
Câu 26: Từ 5 tế bào sinh trứng của gà giảm phân sẽ tạo ra bao nhiêu trứng?
a.5 b.10 c.20 d.15
Câu 27: Bộ NST lưỡng bội ở thỏ là 2n=44, trong 8 tinh trùng được tạo thành có
bao nhiêu NST:
a.352 b.176 c.1048 d.704
V. Thiết kế tiến trình bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.1 Giáo viên:
- Tranh phóng to: NST ở kỳ giữa và chu kỳ tế bào; Quá trình nguyên phân.
- Bảng 9.2 ghi vào bảng phụ.
Tranh phóng to: Quá trình giảm phân.
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 10.
- Hình11: Sơ đồ quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh ở động vật.
1.2 Học sinh: Soạn bài, kẻ Bảng 9.2, bảng 10 vào vở.
2. Phương pháp – kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Quan sát, hoạt động nhóm, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề.
- KTDH: Đặt câu hỏi, đọc tích cực, KT chia nhóm, kĩ thuật phân tích video
3. Tổ chức các hoạt động

Tiết 1 chủ đề : Tiết PPCT 8

Ngày giảng: .........................................

A. Hoạt động khởi động (5’)


- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được
ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
- Nội dung, phương thức tổ chức:
- GV giao nhiệm vụ: nêu một số vấn đề sau:
+ Nông dân trồng khoai, sắn… bằng cách nào? Em dự đoán cơ chế của hình thức
trồng trọt trên?
+ Bộ NST thay đổi như thế nào nếu 1 tế bào nhân đôi tạo ra 2 tế bào?
- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân.
- Sản phẩm: Học sinh báo cáo sản phẩm:
+ Trồng bằng thân? SS vô tính: do các tế bào phân chia.
+ Bộ NST giữ nguyên.
- Đánh giá sản phẩm của học sinh: nhận xét động viên, có thể cho điểm cá nhân
- Vào bài mới.
GV giới thiệu chủ đề : “ Cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào”
B. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học
tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Nội dung 1: Nguyên phân
Hoạt động 1: Những biến đổi cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân
 Mục tiêu: Trình bày được những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể qua
quá các kì của nguyên phân.
Thời gian: 17'
Hình thức tổ chức: Dạy học cá nhân, dạy học nhóm.
Phương pháp dạy học: pp thuyết trình, trực quan, pp phát hiện và giải quyết vấn
đề.
Kĩ thuật dạy học: kt chia nhóm, kt đặt câu hỏi, kt trình bày 1 phút.
*Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
I.I. Những diễn biến cơ bản
GV: yêu cầu HS quan sát hình 9.2 và 9.3trả lời của nhiễm sắc thể trong
câu hỏi: quá trình Nguyên phân:
? Hình thái nhiễm sắc thể ở kì trung gian.
? Cuối kì trung gian nhiễm sắc thể có đặc điểm * * Kì trung gian:
gì. + Nhiễm sắc thể dài,mảnh,
HS: quan sát hình nêu được: duỗi xoắn
- Nhiễm sắc thể có dạng sợi mảnh + Nhiễm sắc thể nhân đôi
- Nhiễm sắc thể tự phân đôi. thành nhiễm sắc thể kép.
GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin ( tr. 28), + Trung tử nhân đôi thành 2
quan sát các hình ở bảng 9.2  thảo luận: điền trung tử.
nội dung thích hợp vào bảng 9.2. * Nguyên phân:
+ HS trao đổi thống nhất trong nhóm, ghi lại những + Kết quả: Từ 1 tế bào ban
diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể ở các kì. đầu tạo ra 2 tế bào con có bộ
+ Đại diện nhóm phát biểu các nhóm khác bổ sung. nhiễm sắc thể giống nhau và
+ Các nhóm sửa chữa sai sót nếu có. giống tế bào mẹ.
GV: chốt lại kiến thức qua từng kì
GV: nhấn mạnh:
+ Ở kì sau có sự phân chia tế bào chất và các bào
quan.
+ Kì cuối có sự hình thành màng nhân khác nhau
giữa tế bào động vật và thực vật.
? Nêu kết quả của quá trình phân bào.
- HS: nêu được: Tạo ra 2 tế bào con.

Các kì Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể


Kì đầu - Nhiễm sắc thể bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt.
- Các nhiễm sắc thể kép đính vào các sợi tơ của thoi phân bào tại tâm
động.
Kì giữa + Các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại.
+ Các nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo
của thoi phân bào.
Kì sau - Từng nhiễm sắc thể kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể
đơn phân li về hai cực của tế bào.
Kì cuối - Các nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành
thể nhiễm sắc.
Hoạt động 2: Ý nghĩa của nguyên phân
*Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của nguyên phân.
Thời gian: 5'
Hình thức tổ chức: Dạy học cá nhân, dạy học nhóm.
Phương pháp dạy học: pp thuyết trình, trực quan, pp phát hiện và giải quyết vấn
đề.
Kĩ thuật dạy học: kt chia nhóm, kt đặt câu hỏi.
*Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
II. Ý nghĩa của nguyên phân
GV: chia nhóm, cho HS thảo luận nhóm (4’)
Trả lời các câu hỏi:
? Do đâu mà số lượng nhiễm sắc thể của
tế bào con giống tế bào mẹ
? Trong nguyên phân số lượng tế bào tăng
mà bộ nhiễm sắc thể không đổi.  Điều - Nguyên phân thực chất là phân
đó có ý nghĩa gì? bào nguyên nhiễm.
HS: thảo luận nêu được: - Nguyên phân là hình thức sinh
 do nhiễm sắc thể nhân đôi một lần và sản của tế bào và sự lớn lên của cơ
chia đôi một lần. thể.
 bộ nhiễm sắc thể của loài được ổn định. - Nguyên phân duy trì sự ổn định
-GV: có thể nêu ý nghĩa thực tiễn trong bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài
giâm, chiết, ghép… qua các thế hệ tế bào

Tiết 2 chủ đề: Tiết PPCT: 9


Ngày giảng: .................................
Nội dung 2: Giảm phân
Hoạt động 1. Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong giảm phân.

*Mục tiêu: Tìm hiểu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong kì giảm phân
I và giảm phân II.

Thời gian: 20'

Hình thức tổ chức: Dạy học cá nhân, dạy học nhóm.

Phương pháp dạy học: pp thuyết trình, trực quan, pp phát hiện và giải quyết vấn
đề.
Kĩ thuật dạy học: kt chia nhóm, kt đặt câu hỏi, kt trình bày 1 phút.

*Tiến hành:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

I. Những diễn biến cơ


bản của NST trong
- GV: yêu cầu hs quan sát kì trung gian ở hình 10  trả
lời câu hỏi: giảm phân

? Kì trung gian nhiễm sắc thể có hình thái như thế nào ? a) Kì trung gian:
- HS: quan sát kĩ hình 10  nêu được: + Nhiễm sắc thể ở
dạng sợi mảnh.
+ Nhiễm sắc thể duỗi xoắn
+ Nhiễm sắc thể nhân đôi + Cuối kì nhiễm sắc
thể nhân đôi thành
? Trao đổi nhóm hoàn thành bảng 10/sgk.32 ? nhiễm sắc thể kép dính
+ HS thảo luận thống nhất ý kiến ghi lại những diễn liền với nhau ở tâm
biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong giảm phân I và động.
giảm phân II
b) Diễn biến cơ bản
- HS: 1 đại diện nhóm phát biểu ý kiến, lên hoàn thành của nhiễm sắc thể
bảng, nhóm khác nhận xét bổ sung.
trong giảm phân:
- HS: so sánh với bảng chuẩn kiến thức tự sửa nếu sai.
* Kết quả từ một tế bào
- HS: Tự tổng kết lại kiến thức mẹ (2n nhiễm sắc thể )
- GV: chốt lại bằng bảng chuẩn kiến thức. qua hai lần phân bào
liên tiếp tạo ra 4 tế bào
- GV: yêu cầu hs tổng hợp kiến thức mục 1. con mang bộ nhiễm sắc
thể đơn bội (n nhiễm
sắc thể)

Các kì Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể ở các kì

Lần phân bào I Lần phân bào II

Kì đầu - Các nhiễm sắc thể co ngắn + Nhiễm sắc thể co ngắn lại cho thấy
xoắn. số lượng trong bộ nhiễm sắc thể đơn
bội.
- Các nhiễm sắc thể kép trong
cặp tương đồng tiếp hợp và có
thể bắt chéo, sau đó tách rời
nhau.

Kì giữa - Các cặp nhiễm sắc thể tương + Nhiễm sắc thể kép xếp thành một
đồng tập trung và xếp song hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi
song thành 2 hàng ở mặt phẳng phân bào.
xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau - Các cặp nhiễm sắc thể kép + Từng nhiễm sắc thể kép chẻ dọc ở
tương đồng phân li độc lập với tâm động thành hai nhiễm sắc thể
nhau về hai cực của tế bào. đơn phân li về hai cực của tế bào.

Kì cuối - Các cặp nhiễm sắc thể kép + Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn
nằm gọn trong hai nhân mới trong nhân mới được tạo thành với
được tạo ra với số lượng là đơn số lượng là đơn bội.
bội (kép)

Hoạt động 2: ý nghĩa của giảm phân

*Mục tiêu: HS nắm được ý nghĩa của giảm phân đối với sự di truyền bảo vệ nòi
giống.

Thời gian: 10 '

Hình thức tổ chức: Dạy học cá nhân, dạy học nhóm.

Phương pháp dạy học: pp thuyết trình, trực quan, pp phát hiện và giải quyết vấn
đề.

Kĩ thuật dạy học: kt chia nhóm, kt đặt câu hỏi, kt trình bày 1 phút.

*Tiến hành:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

GV: cho hs thảo luận III. Ý nghĩa của giảm


phân:
? Vì sao trong giảm phân các tế bào con có bộ
nhiễm sắc thể giảm đi một nửa ?

? Nêu những điểm khác nhau cơ bản của giảm phân


I và giảm phân II ?

HS: trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi,
yêu cầu:

+ Giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng - Số lượng NST ở tế bào
nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi một lần ở kì trung gian
trước lần phân bào I con giảm đi một nửa so
với tế bào mẹ
+ Sử dụng kiến thức ở bảng 10 để so sánh.
-Tạo ra các tế bào con có
=> Đại diện nhóm trả lời ý kiến của nhóm mình,
bộ nhiễm sắc thể đơn bội
nhóm khác nhận xét bổ sung.
khác nhau về nguồn gốc
-HS tự tổng kết kiến thức, đọc ghi nhớ. nhiễm sắc thể.

GV: Nhân mạnh “sự phân li độc lập của các cặp - Các tế bào con này là cơ
nhiễm sắc thể kép tương đồng  đây là cơ chế tạo sở hình thành giao tử
ra các giao tử khác nhau về tổ hợp nhiễm sắc thể.

Tiết 3 chủ đề: Tiết PPCT: 10


Ngày giảng: ....................
Nội dung 3: Phát sinh giao tử và thụ tinh
Hoạt động 1. Sự phát sinh giao tử.

*Mục tiêu: Mô tả và so sánh các quá trìnhphát sinh giao tử đực và giao tử cái.

Thời gian: 13'

Hình thức tổ chức: Dạy học cá nhân, dạy học nhóm.

Phương pháp dạy học: pp thuyết trình, trực quan, pp phát hiện và giải quyết vấn
đề.

Kĩ thuật dạy học: kt chia nhóm, kt đặt câu hỏi, kt trình bày 1 phút.

*Tiến hành:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

GV: Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin I. Sự phát sinh giao tử:
sgk kết hợp quan sát hình 11, trao đổi
* Điểm giống và khác nhau giữa quá
thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
trình phát sinh giao tử đực và cái:
? Trình bày quá trình phát sinh giao tử
* Giống nhau:
đực cái ?
+ Các tế bào mầm (noãn nguyên bào,
? Nêu những điểm giống và khác nhau
tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên
cơ bản của hai quá trình phát sinh giao
phân liên tiếp.
tử đực và cái ?
-HS: quan sát hình kết hợp nghiên cứu + Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1
thông tin trao đổi nhóm trả lời câu hỏi đều thực hiện giảm phân để tạo ra giao
tử.
+ Quá trình phát sinh giao tử đực
* Khác nhau:
+ Quá trình phát sinh giao tử cái.
Phát sinh giao tử Phát sinh giao tử
+ Xác định điểm giống và khác nhau
cái đực
giữa hai quá trình.
+ Noãn bào bậc 1 - Tinh bào bậc 1
=> Đại diện nhóm phát biểu ý kiến các
qua giảm phân I qua giảm phân I
nhóm khac nhận xét bổ sung.
cho thể cực thứ cho 2 tinh bào
HS: tự tổng kết kiến thức mục 1 nhất (kích thước bậc 2
nhỏ) và noãn bào
bậc 2 (cho kích
thước lớn) - Mỗi tinh bào
bậc 2 qua giảm
+ Noãn bào bậc 2
phân II cho 2 tinh
qua giảm phân II
tử, các tinh tử
cho thể cực 2
phát sinh thành
kích thước nhỏ và
tinh trùng.
một tế bào trứng
kích thước lớn.

- Kết quả: Từ tinh


trùng bậc 1 qua
+ Kết quả: mỗi
giảm phân cho 4
noãn bào bậc1
tinh tử phát sinh
qua giảm phân
thành tinh trùng.
cho 2 thể cực và
một tế bào trứng.

Hoạt động 2. Thụ tinh.

*Mục tiêu: Nêu được được bản chất của quá trình thụ tinh.

Thời gian: 10'

Hình thức tổ chức: Dạy học cá nhân, dạy học nhóm.

Phương pháp dạy học: pp thuyết trình, trực quan, pp phát hiện và giải quyết vấn
đề.
Kĩ thuật dạy học: kt chia nhóm, kt đặt câu hỏi, kt trình bày 1 phút.

*Tiến hành:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

GV: yêu cầu hs nghiên cứu thông tin kết hợp kiến II. Thụ tinh:
thưc ở mục 1 trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:

? Nêu khái niệm thụ tinh ?

? Bản chất của quá trình thụ tinh

? Tại sao có sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử


đực và giao tử cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ
hợp nhiễm sắc thể khác nhau về nguồn

gốc ?

HS: sử dụng tư liệu sgk, trao đổi nhóm để trả lời câu
hỏi:

+ Thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực và một


giao tử cái tạo thành hợp tử.

+ Sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội hay tổ hợp 2 bộ


nhiễm sắc thể của hai giao tử đực và cái, tạo thành bộ
nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ bố mẹ.

+ 4 tinh trùng chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội khác


nhau về nguồn gốc  hợp tử có các tổ hợp nhiễm + Thụ tinh là sự kết hợp
sắc thể khác nhau. ngẫu nhiên giữa một giao
tử đực với một giao tử
=> Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ cái.
sung.
+ Bản chất là sự kết hợp
-HS: tự tổng kết kiến thức mục 2 của hai bộ nhân đơn bội
tạo ra bộ nhân lưỡng bội
Tích hợp giáo dục đạo đức:
ở hợp tử.
- Sự tôn trọng giá trị bản thân, sự độc lập trong cuộc
sống thông qua vai trò của sự tạo thành giao tử đực,
giao tử cái, sự thụ tinh.

Hoạt động 3 .Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh


*Mục tiêu: HS nắm được ý nghĩa cơ bản của hai quá trình giảm phân và thụ tinh
đối với sự di truyền và biến dị.

Thời gian: 7'

Hình thức tổ chức: Dạy học cá nhân, dạy học nhóm.

Phương pháp dạy học: pp thuyết trình, trực quan, pp phát hiện và giải quyết vấn
đề.

Kĩ thuật dạy học: kt chia nhóm, kt đặt câu hỏi, kt trình bày 1 phút.

*Tiến hành:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

-GV: yêu cầu hs nghiên cứu thông tin  trả 3. Ý nghĩa của giảm phân và thụ
lời câu hỏi: tinh:

? Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh về


các mặt di truyền, biến dị và thực tiễn ?

HS: sử dụng tư liệu sgk trả lời câu hỏi:

+ Về mặt di truyền:

- Giảm phân tạo ra bộ nhiễm sắc thể đơn


bội.

- Thụ tinh khôi phục bộ nhiễm sắc thể


lưỡng bội. + Duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể
đặc trưng qua các thế hệ cơ thể.
+ Về mặt biến dị: tạo ra các hợp tử mang
những tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau + Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho
(biến dị tổ hợp). chọn giống và tiến hoá.
+ Trong thực tiễn: tạo nguồn nguyên liệu
cho chọn giống và tiến hoá.

-GV: Yêu cầu hs tự tổng hợp kiến thức mục


3 và toàn bài.

-GV: gọi 1 hs đọc kết luận chung

Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Qua ý nghĩa của quá trình giảm phân, thụ


tinh. Giáo dục học sinh sống biết tôn trọng,
yêu thương anh em ruột thịt, họ hàng, trân
trọng, giữ gìn tình cảm gia đình hạnh phúc.

C. Hoạt động Luyện tập (3’)


- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
(1)Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài
(3) Khoanh tròn vào các chữ cái ở đầu câu trả lời đúng
Câu 1: Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào:
a) Kì trung gian b) Kì đầu
c) Kì giữa d) Kì sau e) Kì cuối
Câu 2: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là:
a) Sự chia đều chất nhân của TB mẹ cho 2 TB con
b) Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của TB mẹ cho 2 TB con
c) Sự phân li đồng đều của các crômatít về 2 TB con
d) Sự phân chia đồng đều TB chất của TB mẹ cho 2 TB con
Câu 3: Ở ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của
nguyên phân, số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau
đây?
a) 4 b)8 c) 16 d)32
Câu 4: Bộ NST lưỡng bội ở ngô là 2n = 20. Số NST kép có trong một tế bào ngô
đang ở kì đầu của quá trình nguyên phân là:
a.10 b.20 c.40 d.80
Câu 5: Bộ NST lưỡng bội của lợn là 2n=38, số cromatit có trong 1 tế bào ở kì giữa
của nguyên phân là:
a.38 b. 19 c.76 d.0
D. Hoạt động Vận dụng, mở rộng (4’)
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề
đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu
học tập suốt đời.
1. Xác định số lượng NST , tâm động, cromatit có trong một tế bào ở mỗi kì của
nguyên phân:
Bước 1: Xác định bộ NST 2n
Bước 2: XĐ số lượng NST , cromatit, tâm động.
Số NST đơn Số NST kép Số cromatit Số tâm động
Kì đầu 0 2n 2x2n=4n 2n
Kì giữa 0 2n 2x2n=4n 2n
Kì sau 2x 2n=4n 0 0 2x2n=4n
Kì cuối 2n 0 0 2n
2. Tính số tế bào con tạo ra sau nguyên phân:
- Từ một tế bào ban đầu qua k lần nguyên phân liên tiếp tạo ra 2k tế bào con.
- Có a tế bào nguyên phân liên tiếp k lần thì số tế bào con tạo thành là a.2k.
- Số NST môi trường cung cấp cho a tế bào nguyên phân k lần là: a.2n(2k – 1).
3. Câu hỏi trắc nghiệm:
Lựa chọn các câu trả lời đúng:
Câu 1: Trong các tế bào sinh dưỡng, các NST luôn tồn tại:
a, Thành từng cặp tương đồng b, Thành từng chiếc riêng rẽ
c, Luôn co ngắn d, Luôn ở dạng sợi mảnh
Câu 2: 15 hợp tử được tạo thành từ:
a.15 trứng và 15 tinh trùng b. 4 trứng và 1 tinh trùng
c.1 trứng và 4 tinh trùng d. 15 trứng và 60 tinh trùng
Câu 3: Từ một tế bào sinh tinh và một tế bào sinh trứng giảm phân có thể tạo ra số
tinh trùng và trứng lần lượt là:
a.1 tinh trùng và 4 trứng.
b.1 tinh trùng và 1 trứng.
c.4 tinh trùng và 1 trứng.
d.4 tinh trùng và 4 trứng.
4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “em có biết”
- Đọc trước bài “Cơ chế xác định giới tính”
VI. Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

You might also like