Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Cô Hà Linh

II. BÀI 18.

NG ĐỀ VỀ “MÙA
XUÂN NHO NHỎ”

Đề 1: Cảm nhận về đoạn thơ sau:


Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) Gợi
ý làm bài:
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả:
+ Thanh Hải là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học Cách mạng ở
miền Nam từ những ngày đầu.
+ Thơ ông bình dị, nhẹ nhàng nhưng đậm chất triết lí về cuộc đời, thể hiện tình yêu
cuộc sống tha thiết.
- Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh Hải sáng tác vào
tháng 11/ 1980 trong hoàn cảnh đất nước đang hồi sinh nhưng cũng vào lúc này nhà
thơ mắc bệnh hiểm nghèo, ông đã sáng tác bài “Mùa xuân nho nhỏ” ngay trên chính
giường bệnh của mình.
- Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước được
thể hiện trong khổ thơ đầu tiên
B. Thân bài
Cô Hà Linh

* Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống:
- Không gian: cao rộng của bầu trời, dài rộng của “dòng sông xanh”.
+ Nghệ thuật đảo ngữ: “Mọc” được đặt đầu câu gợi ra nhịp vận động nhẹ nhàng, tinh
tế của những cánh hoa => Sức sống mạnh mẽ, mãnh liệt của loài hoa, của mùa xuân.
- Âm thanh: âm thanh rộn rã vui tươi của “chim chiền chiện”, rộn ràng báo hiệu mùa
xuân.
+ Từ “Ơi”, “chi”: sắc ngọt ngào, mê say của con người xứ Huế.
+ Câu hỏi tu từ: “Hót chi mà vang trời” thể hiện niềm vui, sự háo hức chờ đợi mùa
tươi đẹp nhất trong năm.
- Màu sắc: xanh của dòng sông, tím của hoa.
+ “Bông hoa”: Đại diện cho mùa xuân tươi đẹp, rực rỡ đang tới. Bông hoa tím vươn
mình khoe sắc giữa dòng sông xanh.
+ hai gam màu nổi bật, tươi sáng tô điểm cho bức tranh khung cảnh rực rỡ, tươi vui.
- Giọt long lanh:
+ Giọt sương, giọt mưa xuân buổi sớm mai sáng long lanh.
+ Giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện ngưng đọng thành hình khối rơi vào không
gian => Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
- Từ “hứng” thể hiện sự nâng niu, trân trọng của tác giả trước vẻ đẹp thiên nhiên. ⇒
Nghệ thuật đảo cú pháp: không gian cao rộng, màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn
ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với mùa xuân xứ
Huế tươi đẹp này
=> Mùa xuân xứ Huế được điểm tô bởi những sắc màu bình dị cảnh vật và những âm
thanh rộn rã của sự sống.
* Luận điểm 2: Tình cảm của nhà thơ trước bức tranh mùa xuân:
- Ngạc nhiên, xúc động khi bắt gặp những tín hiệu của mùa xuân, sự bất ngờ đan xen
lẫn sự hào hứng, mong chờ của tác giả khi phát hiện ra sự thay đổi nhẹ nhàng, tinh tế
- Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời tha thiết đắm say.
- Trân trọng, nâng niu từng vẻ đẹp của thiên nhiên “tôi đưa tay tôi hứng”.
Cô Hà Linh

- Cảm nhận mùa xuân bằng cả trái tim nồng nhiệt, bằng tất cả các giác quan (thị giác,
khứu giác, cảm giác)
- Cảm xúc đắm say, ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân, Sự rạo rực, háo hức mong
chờ khoảnh khắc đất trời vào xuân.
- Khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời.
=> Đoạn thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đất nước con người, sự cống hiến thầm
lặng, mối quan hệ cá nhân và cộng đồng. C. Kết bài:
- Đoạn thơ thể hiện cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước
- Cái tâm và cái tài của tác giả
Đề 2: Phân tích những suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước thiên nhiên đất
nước
Gợi ý làm bài:
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả:
+ Thanh Hải là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học Cách mạng ở
miền Nam từ những ngày đầu.
+ Thơ ông bình dị, nhẹ nhàng nhưng đậm chất triết lí về cuộc đời, thể hiện tình yêu
cuộc sống tha thiết.
- Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh Hải sáng tác vào
tháng 11/ 1980 trong hoàn cảnh đất nước đang hồi sinh nhưng cũng vào lúc này nhà
thơ mắc bệnh hiểm nghèo, ông đã sáng tác bài “Mùa xuân nho nhỏ” ngay trên chính
giường bệnh của mình.
- Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: những suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước thiên
nhiên đất nước
B. Thân bài
* Luận điểm 1: Nguyện ước của tác giả về sự cống hiến (khổ 3)
Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Cô Hà Linh

Ðất nước như vì sao


Cứ đi lên phía trước.
- “Đất nước bốn ngàn năm/Vất vả và gian lao”: Nói lên thời gian 4000 năm dựng nước
và giữ nước của cha ông ta tuy khó khăn, hi sinh có, mất mát có nhưng luôn dũng
cảm, kiên cường.
- “Đất nước như vì sao”:
+ Ước mong đất nước mãi trường tồn như vì sao. Nguồn sáng trường tồn mãi với
không gian, thời gian
+ Đất nước sẽ tỏa sáng như vì sao, sánh vai cùng cường quốc năm châu. Hình ảnh so
sánh gợi lên niềm tin về một tương lai tươi sáng, rộng mở của đất nước với khí thế
mạnh mẽ không gì cản nổi.
- “Cứ đi lên phía trước”: sự phát triển ngày càng lớn mạnh của đất nước.
- Cấu trúc song hành "đất nước bốn ngàn năm", "đất nước như vì sao" đã diễn tả sự
vận động đi lên của lịch sử và là lời khẳng định về sự trường tồn vĩnh cửu của đất
nước dù trước mắt có nhiều khó khăn gian khổ
=> Tác giả bộc lộ niềm tự hào, lạc quan về một quốc gia hùng cường. Niềm tin mãnh
liệt vào tương lai của đất nước
* Luận điểm 2: tiếng lòng của tác giả muốn được hòa nhập với cộng đồng, khao
khát được mang lại niềm vui cho cuộc đời (Khổ 4) Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến
- Điệp ngữ “ta làm” cùng nhịp thơ nhanh, dồn dập => thể hiện một ước nguyện
tha thiết, chân thành và cũng rất dứt khoát
+ Làm con chim hót: góp tiếng hót, âm thanh tươi mới, hân hoan cho đời.
+ Làm một cành hoa: góp hương thơm, sắc thắm cho đời, làm đẹp tươi cuộc sống.
Cô Hà Linh

=> Đó là những ước mơ vô cùng nhỏ bé, đơn sơ, tô điểm cho mùa xuân của đất nước.
+ Một nốt trầm: một âm trầm, không ồn ào, không nổi bật, không cao điệu, chỉ âm
thầm lặng lẽ nhập vào khúc ca đón mừng xuân về của nhân dân.
=> Những ước mong giản dị vừa mang tính biểu trưng cho những gì là tươi đẹp của
cuộc sống. Ước nguyện của tác giả không là những gì cao siêu to tát mà giản dị, chân
thành.
- Sử dụng đại từ “ta” => đây không phải chỉ là tâm niệm riêng của ông, mà nó
còn là khát vọng chung của một dân tộc.
=> Khổ thơ 4 đã thể hiện rõ nét khát vọng được nhập vào cuộc đời, được cống hiến
một phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, nguyện vì sự phồn vinh
của dân tộc mà hi sinh mình.
* Luận điểm 3: ước nguyện được cống hiến chân thành của nhà thơ, không bị giới
hạn bởi bất kỳ thời gian, không gian, độ tuổi nào (khổ 5)
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
- “Mùa xuân nho nhỏ” là một hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời của mỗi con người. Mỗi
chúng ta có thể âm thầm, lặng lẽ chọn những cách sống, cách cống hiến khác nhau
nhưng đều không ồn ào, hướng về mục tiêu mùa xuân đại thắng của toàn dân tộc
- Tác giả đã sử dụng các từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ”, đây là một cách nói khiêm tốn và
chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi luôn muốn góp vào lợi ích chung của dân
tộc.
=> Tác giả muốn được góp một phần công sức nhỏ bé của mình để điểm tô cho mùa
xuân vĩ đại của đất nước. Một cách sống đẹp, sống là cống hiến lặng lẽ, âm thầm,
không mong cầu được tôn vinh.
Cô Hà Linh

- Điệp ngữ “dù là” thể hiện thái độ tự tin, cứng cỏi trước mọi khó khăn của cuộc đời. -
“Tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc”: sự cống hiến âm thầm bất kể tuổi tác, bất kể thời
gian, bất kể khi còn hăng hái hay đã sắp cạn sức lực.
=> Lời tự nhủ phải kiên trì, phải quật cường. Dù ở độ tuổi nào thì con người sống trên
đời cũng cần cống hiến vào cuộc sống chung, góp mình vào công cuộc chuyển mình
và dựng xây đất nước, để có thể mãi là một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân lớn của
quê hương.
=> Tác giả đã vượt lên bệnh tật, tuổi già bằng niềm yêu đời tha thiết, mãnh liệt. Đó là
một ý thức cao đẹp, ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước, luôn muốn sống có
ích cho đời C. Kết bài:
- Bài thơ thể hiện ước nguyện cao đẹp, cống hiến thầm lặng của tác giả với quê hương
đất nước
- Khẳng định cái tâm và cái tài của tác giả

You might also like