Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN PHÒNG VÀ THOÁT HIỂM NGỘ ĐỘC KHÍ CACBONOXIT KHI ĐỐT

THAN ♥️

Câu 1: tính chất vật lí của cacbonoxit


CO (cacbon oxit) là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn không khí
(dCO/kk = 28/29), rất độc.
Câu 2: Tính chất hoá học của cacbonoxit
+CO là oxit trug tính
Ở điều kiện thường CO không phản ứng vs nước
+CO là chất khử
Ở nhiệt độ cao, CO khử được nhiều oxit kim loại

 CO khử CuO theo phương trình:

 CO khử oxit sắt trong lò cao:

 CO cháy trong oxi hoặc trong không khí với ngọn lửa xanh, tỏa nhiều nhiệt:

Câu 3: Cơ chế gây ngộ độc của cacbonoxit:

 Ngộ độc CO là gì?


Ngộ độc cacbonoxit là một dạng ngộ độc phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong cao cho người bệnh
mắc phải. Việc chẩn đoán khó khăn do biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu. CO gây ảnh hưởng đến
việc vận chuyển oxy do phân tử khí CO gắn quá chặt vào phân tử Hemoglobin, chiếm mất vị trí
Hemoglobin gắn với oxy dẫn tới oxy không được

 Cơ chế gây ngộ độc:


CO khuếch tán nhanh qua qua phế nang, qua màng mao mạch phổi vào máu và liên kết với nửa sắt
của heme với ái lực lớn hơn khoảng 240 lần so với ái lực oxy, liên kết này bền vững hơn oxy rất nhiều
dẫn tới nhân Heme không thể gắn với oxy được nữa.
Câu 4. Nguồn phát sinh khí cacbon oxit
Do tự phát , do các hoạt động của con người trong đời sống và sản xuất như:
- Là sản phẩm cháy không hoàn toàn của các chất có chứa carbon (than, cùi, xăng, dầu, khí đốt...)
- Cháy nhà, cháy các chất hữu cơ... tạo ra nhiều khí độc trong đó có CO.
- Khí thải của động cơ đốt bên trong tạo ra sau khi đốt các nhiên liệu có gốc là cacbon và có
chứa cacbon monoxit
- Trong khí nổ của TNT (57% là CO), Nitroxenlulose (47% là CO), axit picric (60% là CO)Trong
khí lò cao (Lò luyện gang)
- Nổ mìn tạo ra CO cùng nhiều chất độc khác.
Câu 5. Cách giải độc khí cacbon oxit
-Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nơi có không khi trong lành..
-Thực hiện hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt khi thấy nạn nhân thở yếu hoặc có dấu hiệu ngừng thở.
-Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
Câu 6. Phòng và thoát hiểm khí cacbon oxit
Cách phòng khí cacbon oxit:
 Biện pháp kỹ thuật:
- Giám sát thường xuyên nồng độ CO trong không khí môi trường lao động đối với các ngành nghề có
nguy cơ nhiễm độc CO.
- Cung cấp oxy đầy đủ khi đốt các vật liệu có cacbon sẽ giảm sự phát sinh CO
- Trang bị mặt nạ cho công nhân làm việc ở những vùng ô nhiễm CO cao, đặc biệt có bình ôxy kèm
theo.
 Biện pháp y tế
- Khám tuyển : lựa chọn người lao động vào các vị trí phù hợp với tình trạng sức khoẻ theo tiêu
chuẩn quy định.
- Khám bệnh nghề nghiệp, giám sát sinh học định kỳ hàng năm theo quy định của Thông tư 12 Bộ Y
tế.
 Biện pháp cá nhân:
- Tuân thủ việc mắc các trang bị bảo hộ lao động đúng quy định
- Chấp hành nội quy an toàn lao động và Vệ sinh lao động khi làm việc
- Định lượng CO trong máu định kỳ hành năm đối với công nhân lao động tại các khu vực có ô nhiễm
CO và các trường hợp nghi ngờ nhiễm độc..
Cách thoát hiểm khí cacbon oxit
Đầu tiên cần bình tĩnh tìm ra nơi khói xuất phát để di chuyển theo hướng ngược lại. Lúc này cần cố
gắng không hít khói. Đây là cách phòng tránh ngộ độc khí CO tràn vào phổi một cách hiệu quả. Một
nguyên tắc rất quan trọng khi xảy ra cháy là phải dùng khăn thấm nước ướt che kín miệng và mũi
nhằm lọc không khí thở, tránh trường hợp ngạt gây nguy hiểm.
Đặc biệt, khi di chuyển, cần cúi thấp người hoặc bò sát xuống dưới nền đất do khói luôn luôn bay lên
cao, hít phải lượng khói thấp nhất có thể.Và nếu có thể hãy giúp những người còn đang bị mắc kẹt
hoặc không biết cách xử lý trong lúc ấy.Sau đó nếu không thể ra ngoài thì hãy chọn một nơi an toàn
nhất để trú ẩn và sau đó đợi người đến cứu.

Biên soạn

Trần Bảo Thy Bùi Văn Huy -,-

You might also like