Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 32

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN


------------

NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT


Mã số sinh viên: 21402193

TÊN ĐỀ TÀI:
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VỀ Ý ĐỊNH
MUA SẮM MỸ PHẨM DƯỠNG DA CỦA SINH VIÊN
LỚP QUẢN TRỊ KINH DOANH K21B

BÁO CÁO TIỂU LUẬN MÔN HÀNH VI KHÁCH HÀNG


KINH TẾ
Lớp: QTKD K2021B

ĐẮK LẮK, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT

TÊN ĐỀ TÀI:
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VỀ Ý ĐỊNH
MUA SẮM MỸ PHẨM DƯỠNG DA CỦA SINH VIÊN
LỚP QUẢN TRỊ KINH DOANH K21B

TIỂU LUẬN HÀNH VI KHÁCH HÀNG

KINH TẾ
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh

Giảng viên: TS. Phan Thị Thúy

ĐẮK LẮK, NĂM 2022

i
ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài báo cáo này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên
TS.Phan Thị Thúy trong suốt quá trình học tập môn “Hành Vi Khách Hàng” tại
trường Đại học Tây Nguyên. Suốt thời gian qua, thầy đã cung cấp và truyền tải tất
cả các kiến thức chuyên môn cần thiết và quý báu. Nhờ sự nhiệt tình hướng dẫn của
cô mà chúng em mới có thể hoàn thành được bài báo cáo như mong muốn.
Trong quá trình làm bài báo cáo này sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính
mong cô có thể bỏ qua. Sự phê bình góp ý của cô sẽ là bài học để em cố gắng hơn.
Cuối cùng em kính chúc cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp giảng
dạy và giúp cho ngôi trường ngày càng phát triển tốt đẹp hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Đắk Lắk, ngày 25tháng 3 năm 2023

iii
MỤC LỤC

Contents
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................iii
MỤC LỤC.................................................................................................................iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..............................................................................................v
PHẦN THỨ NHẤT....................................................................................................1
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu....................................................1
2.1. Đối tượng nghiên cứu:.............................................................................2
2.1.1. Khách thể nghiên cứu:...........................................................................2
- Sinh viên Khoa Kinh Tế............................................................................2
2.1.2. Đối tượng khảo sát:................................................................................2
- Sinh viên Quản Trị Kinh Doanh k21B......................................................2
2.2. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................2
2.2.1. Phạm vi về thời gian:..............................................................................2
2.2.2. Phạm vi về không gian:..........................................................................2
- Trường Đại Học Tây Nguyên...................................................................2
- 2.4 Nghiên cứu chung................................................................................3
- .4. Phương pháp nghiên cứu chung.........................................................3
PHẦN THỨ HAI........................................................................................................3
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA MỸ PHẨM CHĂM SÓC
DA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG................................................................................3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................6
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..................................................................7
3.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................9

iv
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu...........................................................................9
4. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................9
5. 2.2.2.1. Phương pháp chọn mẫu..............................................................9
5.1.1. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................9
5.1.2. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................10
5.1.3. Phương pháp phân tích số liệu.............................................................10
5.1.4. Phương pháp tổng hợp.........................................................................10
3.4.1 Nghiên cứu định tính.......................................................................................12
3.4.2 Nghiên cứu định lượng....................................................................................12
PHẦN THỨ TƯ.......................................................................................................12
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................................12
4.1. Thực trạng sử dụng mỹ phẩm dưỡng da ............................................13
4.1.1. Tình hình khảo sát thực trang về việc sử............................................13
4.1.2 Thực trạng sử dụng mỹ phẩm dưỡng da của sinh viên lớp QTKD ......15
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN 25

v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu Đồ 1 Mô tả mẫu khảo sát theo giới tính..................................................................................13
Biểu Đồ 2 Mô tả mức độ sử dụng thường xuyên sản phẩm dưỡng da của sinh viên........................14
Biểu Đồ 3 Mô tả mức độ tìm hiểu rõ nguồn gốc mỹ phẩm..............................................................15
Biểu Đồ 4 Mô tả mức độ chi tiêu cho 1 sản phẩm dưỡng da..........................................................16
Biểu Đồ 5 Mô tả mức độ hài lòng khi sử dụng mỹ phẩm dưỡng da................................................17
Biểu Đồ 6 Mô tả mức độ mua mỹ phẩm tại Buôn ma Thuột...........................................................17

vi
PHẦN THỨ NHẤT

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu


Xã hội hiện nay đang ngày càng phát triển. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và
đang giúp chất lượng cuộc sống con người dần được cải thiện hơn. Khi những nhu
cầu thiết yếu được thỏa mãn, con người bắt đầu quan tâm nhiều hơn về nhu cầu cá
nhân, một trong số đó là vấn đề thẩm mỹ, làm đẹp. Để trông xinh đẹp và được
người khác đánh giá cao là mong muốn của con người (Kashyap, 2013).
Phụ nữ vẫn luôn được coi là “phái đẹp”, chính vì vậy, họ luôn quan tâm đến vẻ
bề ngoài của bản thân (Khan, 2016). Một trong những phương tiện hữu hiệu phục
vụ cho nhu cầu làm đẹp là các loại mỹ phẩm. Nếu như trước kia, các loại mỹ phẩm
trangđiểm thường được các chị em phụ nữ “ưu ái” hơn thì đến ngày nay, họ dần
quan tâm hơn đến sức khỏe, sắc đẹp làn da (Ulfat & cộng sự, 2014). Các sản phẩm
chăm sóc da đang ngày càng phổ biến và được mọi người sử dụng rộng rãi.
Không chỉ riêng phụ nữ mà nam giới cũng dần quan tâm hơn đến các sản phẩm
chăm sóc da (Nizar Souiden & cộng sự, 2009). Hàn Quốc được xem là quốc gia có
nền công nghiệp mỹ phẩm phát triển nhất châu Á, đàn ông Hàn Quốc không thể
tránh khỏi "cơn lốc" dưỡng da. Tuy nhiên, với quan niệm dưỡng da là điệu đà, đàn
ông Việt Nam thường không quá quan tâm đến việc sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da.
Chính vì vậy, ngay cả khi sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da đang dần trở thành xu
hướng trong xã hội nói chung và đối với phụ nữ nói riêng thì vẫn còn khá ít đàn ông
Việt Nam quan tâm đến việc này. Ngoài ra, mặc dù đã có những nghiên cứu, bài
báo về mỹ phẩm chăm sóc da ở Việt Nam nhưng lại chưa có nghiên cứu nào về
hành vi tiêu dùng mỹ phẩm chăm sóc da ở Thủ đô của đất nước là Hà Nội - một thị
trường đầy tiềm năng. Đối với tùy từng vùng miền của đất nước mà nhu cầu sử
dụng các loại mỹ phẩm sẽ có sự khác biệt nhất định.
Ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, thực tiễn về sản phẩm chăm sóc da
xét trên các phương diện của doanh nghiệp vẫn chưa phát triển. Mặc dù thực tế hiện
tại sử dụng sản phẩm chăm sóc da đang là xu hướng nhưng người tiêu dùng ở Việt
Nam vẫn luôn ưa chuộng dùng sản phẩm chăm sóc da nước ngoài hơn (như Hàn
Quốc, Trung Quốc,...). Các doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm chăm sóc da thương
hiệu Việt Nam cần đưa ra những biện pháp phù hợp để có thể tạo chỗ đứng vững
chắc tại thị trường trong nước. Chính vì vậy, bài nghiên cứu này được thực hiện để
nghiên cứu hành vi sử dụng mỹ phẩm của người tiêu dùng chịu sự tác động, chi
phối của các nhân tố nào; đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi
sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da của người tiêu dùng ở mọi giới tính, độ tuổi, ngành
nghề, ... từ đó làm cơ sở để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực làm đẹp làm
ra sản phẩm phù hợp và có chiến lược kinh doanh hiệu quả

1
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua mỹ phẩm chăm sóc da của sinh
vên nhằm đưa ra dự báo về xu hướng tiêu dùng và sự phát triển của lĩnh vực kinh
doanh mỹ phẩm chăm sóc da tại Buôn Ma Thuột.
Đánh giá, ghi nhận về ảnh hưởng của việc có ý định và chưa có ý định trong mua
sắm mỹ phẩm của sinh viên
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Thứ nhất là hệ thống hóa các cơ sở lý luận, làm rõ các khái niệm liên quan đến các
nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua mỹ phầm chăm sóc da của người tiêu dùng.
- Thứ hai là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua mỹ phẩm chăm sóc
da của người tiêu dùng.
- Thứ ba là đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định mua mỹ
phẩm chăm sóc da của người tiêu dùng tại Buôn Ma Thuột.
- Thứ tư là thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua mỹ
phẩm chăm sóc da của người tiêu dùng tại Buôn Ma Thuột.
- Thứ năm là dự báo xu hướng tiêu dùng và sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh
mỹ phẩm chăm sóc da tại thị trường Buôn Ma Thuột.
Về thời gian: Số liệu nghiên cứu được khảo sát từ tháng 3/2023 đến tháng 4/2023
- Về nội dung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua mỹ phẩm của
người tiêu dùng như ý thức về làm đẹp, chuẩn chủ quan, giá cả, thương hiệu, chất
lượng sản phẩm, quảng cáo, khuyến mại, thái độ người bán.

1.2. Đối tượng nghiên cứu:


1.2.1. Khách thể nghiên cứu:
- Sinh viên Khoa Kinh Tế
1.2.2. Đối tượng khảo sát:
- Sinh viên Quản Trị Kinh Doanh k21B
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Phạm vi về thời gian:
Ngày 25 tháng 3 năm 2023 đến ngày 5 tháng 4 năm 2023
1.3.2. Phạm vi về không gian:
- Trường Đại Học Tây Nguyên
- 2.4 Nghiên cứu chung
- .4. Phương pháp nghiên cứu chung

2
- :- Phương pháp phân tích: xem xét từng yếu tố tác động để đánh giá mức độ
ảnh hưởngvà đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định mua
hàng của người tiêudùng.
- - Phương pháp định lượng, điều tra bằng bảng hỏi: tìm hiểu về các yếu tố ảnh
hưởngđến quyết định mua hàng mỹ phẩm chăm sóc da của người tiêu dùng-
Để xử lý số liệu: dùng mô hình hồi quy OLS- Đối tượng khảo sát: Khách
hàng nam nữ từ 18 tuổi trở lên có sử dụng mỹ phẩm chămsóc da tại địa bàn
thành phố Buôn Ma Thuột.
- - Thời gian khảo sát: Đề tài được thực hiện từ tháng 3năm 2023 đến tháng 14
năm2023
- - Địa bàn khảo sát: sinh viên lớp Quản Trị Kinh Doanh K21B

PHẦN THỨ HAI

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ


LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA MỸ
PHẨM CHĂM SÓC DA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu


2.1.1. Các công trình nghiên cứu về hành vi mua của người tiêu dùng
Theo Philip Kotler, “Hành vi của người tiêu dùng là việc nghiên cứu cách các
cá nhân, nhóm và tổ chức lựa chọn, mua, sử dụng và loại bỏ hàng hóa, dịch vụ, ý
tưởng và trải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ”.
Nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng vẫn luôn là điều quan trọng, nhất là đối với
các nhà kinh tế, các doanh nghiệp.
Theo Kotler và Keller (2009), hành vi của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi ba yếu
tố khác nhau: yếu tố văn hóa, xã hội và cá nhân.
Bên cạnh đó, theo Philip K (2005), hành vi của người tiêu dùng bị ảnh hưởng
bởi:
Các tác nhân Các tác nhân Đặc điểm Quá trình quyết Quyết định của người
Marketing khác người mua định của người mua
mua

3
Sản phẩm Kinh tế Văn hóa Nhận thức vấn đề Lựa chọn sản phẩm
Giá cả Công nghệ Xã hội Tìm kiếm thông Lựa chọn nhãn hiệu
Địa điểm Chính trị Cá tính tin Lựa chọn người bán
Khuyến mãi Văn hóa Tâm lý Đánh giá Định thời gian mua
Con người Quyết định Hành vi Định số lượng mua
mua sắm

(Nguồn: PhilipK(2005))
Theo Isa Kokoi (2011), hành vi mua hàng dựa trên các yếu tố:
- Yếu tố bản thân (giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, ...)
- Yếu tố văn hóa (nền văn hóa, nhánh văn hóa, phân chia giai cấp)
- Yếu tố xã hội (gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, vị trí xã hội)
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về hành vi mua mỹ phẩm chăm sóc da của người
tiêu dùng
Sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da đang dần trở thành xu hướng trong xã hội hiện đại.
(Yano Research Institute). Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị
trường mỹ phẩm chăm sóc da trên thế giới. Bài toán đặt ra cho các nhà kinh tế hiện
tại là phải làm ra sản phẩm như thế nào để có thể thu hút sự quan tâm của khách
hàng, đồng thời phải làm sao để giữ chân họ ở lại với thương hiệu.
1.1.2.1. Nghiên cứu trong nước
Không chỉ thế giới mà Việt Nam cũng luôn quan tâm đến các vấn đề liên quan
đến thị trường mỹ phẩm chăm sóc da.
Năm 2014, Nguyễn Ngọc Đan Thùy đã giới thiệu nghiên cứu “Các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định mua mỹ phẩm Dermalogica của người tiêu dùng tại Thành
Phố Hồ Chí Minh”. Tác giả xác định có 02 yếu tố chính tác động đến quyết định
mua của khách hàng, bao gồm: Yếu tố bên ngoài: các yếu tố liên quan đến
marketing Yếu tố bên trong: các yếu tố liên quan đến tâm lý. Các yếu tố được đưa
ra trong mô hình nghiên cứu bao gồm: An toàn, Tự nhiên, Hình thức, Thương hiệu,
Giá cả, Địa điểm, Khuyến mãi, cùng yếu tố con người và các yếu tố tâm lý. Kết quả
cho thấy khách hàng Dermalogica rất quan tâm đến yếu tố an toàn trong sản phẩm
mình sử dụng (gần như là quan trọng nhất). Ngoài ra, yếu tố con người cũng tác
động mạnh mẽ đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Khách hàng cần một
đội ngũ chuyên nghiệp, hiểu rõ về làn da khách hàng cũng như công dụng, tính
năng của từng sản phẩm, thái độ chuyên nghiệp và tận tình.
Nghiên cứu của Đỗ Thùy Trang (2020) đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định mua lại mỹ phẩm chăm sóc da Hàn Quốc của người tiêu dùng nữ tại TP. Bến
Tre. Nghiên cứu sử dụng công cụ SPSS 20.0 để phân tích hồi quy tuyến tính bội
dựa trên số liệu khảo sát 283 người tiêu dùng nữ có độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi, đã
từng sử dụng mỹ 12 phẩm chăm sóc da tại TP. Bến Tre. Kết quả nghiên cứu cho
thấy 6 nhân tố là: thương hiệu, giá cả, chất lượng cảm nhận, giá trị cảm nhận, tiếp

4
thị, chuẩn chủ quan có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định mua lại mỹ phẩm chăm
sóc da Hàn Quốc của người tiêu dùng nữ tại TP. Bến Tre. Đồng thời, kết quả nghiên
cứu đã chỉ ra rằng nhân tố chất lượng cảm nhận có tác động mạnh nhất đến ý định
mua lại mỹ phẩm chăm sóc da Hàn Quốc của người tiêu dùng nữ tại TP. Bến Tre.
Và kết quả kiểm định khác biệt trung bình cũng cho thấy có sự khác biệt về ý định
mua lại mỹ phẩm chăm sóc da Hàn Quốc giữa những người có độ tuổi, nghề nghiệp
và thu nhập khác nhau.

1.2. Những vấn đề lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua mỹ phẩm
chăm sóc da của người tiêu dùng
1.2.1. Các khái niệm
❊ Khái niệm mỹ phẩm
Theo Bộ Y tế: “Mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc
với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, lông tóc, móng tay, móng chân,
môi…) hoặc răng, niêm mạc miệng với mục đích làm sạch, làm thơm, thay đổi diện
mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện
tốt.”
Đạo luật về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm Liên bang định nghĩa mỹ
phẩm là sản phẩm có mục đích tẩy sạch hoặc làm đẹp (ví dụ: dầu gội và son môi).
Một loại riêng biệt tồn tại đối với các loại thuốc, nhằm mục đích chẩn đoán, khắc
phục, giảm nhẹ, điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tật, hoặc ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc
chức năng của cơ thể (ví dụ kem chống nắng và kem trị mụn trứng cá). Một số sản
phẩm, như kem chống nắng giữ ẩm và dầu gội chống gàu, được quy định trong cả
hai loại.
Ngoài ra còn có nhiều loại dụng cụ dùng như cọ trang điểm hoặc bọt biển thoa mặt.
❊ Hành vi mua mỹ phẩm chăm sóc da
Mỹ phẩm chăm sóc da có thể hiểu đơn giản là những sản phẩm làm đẹp dành
cho da. Mỹ phẩm chăm sóc da gồm một số sản phẩm như: sữa rửa mặt, nước hoa
hồng, serum, kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, ...
Theo như thống kê kết hợp với dự đoán của Euromonitor International, thị
trường các sản phẩm chăm sóc da có xu hướng tăng đều qua từng năm. Trong đó,
top 3 lý do đầu tiên người tiêu dùng chịu mở hầu bao của mình cho các sản phẩm
chăm sóc da: họ muốn có một làn da khỏe mạnh, sáng. Có lẽ việc sử dụng các sản
phẩm trang điểm để che các khuyết điểm ngày càng giảm dần, “vẻ khỏe mạnh” của
làn da dần quan trọng hơn cả
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua mỹ phẩm chăm sóc da của người
tiêu dùng
Theo Nguyễn Ngọc Đan Thùy (2014) “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua mỹ phẩm Dermalogica của người tiêu dùng tại Thành Phố Hồ Chí Minh” bao
gồm:
- Yếu tố bên ngoài: các yếu tố liên quan đến marketing
- Yếu tố bên trong: các yếu tố liên quan đến tâm lý.
Các yếu tố được đưa ra trong mô hình nghiên cứu bao gồm: An toàn, Tự nhiên,

5
Hình thức, Thương hiệu, Giá cả, Địa điểm, Khuyến mãi, cùng yếu tố con người và
các yếu tố tâm lý.
Theo Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Lê Đặng Như Quỳnh (2020) “Các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định mua sắm mỹ phẩm organic của người tiêu dùng Thành Phố Hồ
Chí Minh” bao gồm: Nhận thức về môi trường, Nhận thức về sức khỏe, Nhận thức
về giá trị an toàn, Chuẩn chủ quan, Nhận thức về chất lượng.
Theo Phạm Nhật Vi (2020) “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua mỹ
phẩm thuần chay của người tiêu dùng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” bao gồm: Nhận
thức của người tiêu dùng, Thái độ của người bán, Xúc tiến bán hàng, Nhóm tham
khảo, Chất lượng sản phẩm, Giá cả sản phẩm.
Từ những nghiên cứu của các tác giả trên đây, nhóm tác giả đề xuất nghiên cứu 8
nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng mỹ phẩm chăm sóc da của người tiêu
dùng tại Hà Nội. Đó là: ý thức về làm đẹp, chuẩn chủ quan, giá cả, thương hiệu,
chất lượng sản phẩm, quảng cáo, khuyến mại, thái độ người bán

PHẦN THỨ BA

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu


3.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu trên địa bàn
tỉnh
Vị trí địa lí : 567 Lê Duẫn, Phường Eatam, TP. Buôn Ma Thuật, tỉnh Đắk Lắk Đối
tượng :Sinh viên trường Đại Học Tây Nguyên.
Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, miền Trung Việt Nam.
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam có diện tích lớn thứ 4, đông thứ
10 về dân số, xếp thứ 22 về Tổng Sản phẩm trên đại bàn(GRDP)Tổng sản phẩm
trên địa bàn (GRDP),xếp thứ 41 GRDP về bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc
độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 triệu người dân], số liệu kinh tế - xã hội thống kê
GRDP đạt 78.686 tỉ Đồng (tương ứng với 3,4175 tỉ USD), GRDP bình quân đầu
người đạt 41,00 triệu đồng (tương ứng với 1.781 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP
đạt 7,82%.

6
Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa
Cồng chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi
vật thể của nhân loại. Tỉnh lỵ của Đắk Lắk là thành phố Buôn Ma Thuột, nằm cách
Hà Nội 1.410 km, cách thành phố Đà Nẵng 520 km và cách Thành phố Hồ Chí
Minh 350 km. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, tỉnh Đắk Lắk được tách thành hai tỉnh
là Đắk Lắk và Đắk Nông[6]. Đối tượng ghi nhận về sinh viên trường Đại Học Tây
Nguyên về việc mua sắm sản mỹ phẩm dưỡng da
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu Trường Đại Học Tây Nguyên (Tay Nguyen
University) là một trong những trường đại học công lập đa ngành tại miền Trung
Việt Nam. Trường được đề cử vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt
Nam, đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học lớn của vùng Tây Nguyên.
Trường trực thuộc Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo. Lựa chọn ngẫu nhiên sinh viên ở
trường Đại Học Tây Nguyên nằm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để tham gia khảo sát.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu sơ
cấp: Tạo biểu mẫu online bằng Google Form với 13 câu hỏi khảo sát. Hệ thống câu
hỏi được thiết kế nhằm tìm hiểu thực trạng sinh viên quản trị kinh doanh trường Đại
Học Tây Nguyên. Sau đó tiến hành nghiên cứu với: n= ( N )/((1 + N x e^2)) Trong
đó: n: Số lượng mẫu cần xác định N: Số lượng tổng thể e: Sai số cho phép Tổng số
sinh viên lớp quản trị kinh doanh trường Để đảm bảo độ tin cậy, chọn e = 10% =
0,1 Ta có: n = 100/((1 + 100 x 〖0,1〗^2))=50 Vậy ta sẽ tiến hành nghiên cứu ngẫu
nhiên với 60 sinh viên quản trị kinh doanh đại học Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh
Đăk Lăk. 3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu Phần mềm Excel. Phương pháp so sánh,
tính tỉ trọng. Sử dụng các phép tính toán học cơ bản. 3.2.4 Phương pháp phân tích
số liệu Phương pháp thống kê kinh tế: Mô tả và so sánh + Mô tả về tình hình mua
sắm sản phẩm dưỡng tóc của sinh viên quản trị kinh doanh trường Đại Học Tây
Nguyên Thống kê so sánh Phương pháp SWOT 3.2.5 Phương pháp tổng hợp
Phương pháp này được tổng hợp từ quá trình học và gom lại những kết quả từ
những nghiên cứu khoa học trước từ đó làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học đang

7
thực hiện. Điều tra khảo sát tình hình mau sắm sản phẩm dưỡng tóc của sinh viên
quản trị kinh doanh k21B trường Đại Học Tây Nguyên. 3.2.6 Phương pháp chuyên
gia Hỏi ý kiến của các chuyên gia có chuyên ngành Phỏng vấn những người có
chuyên môn cao Đây là phương pháp nghiên cứu đỡ tốn thời gian và công sức nhất.
Nghiên cứu được thực hiện với các chủ thể là chuyên gia trong lĩnh vực nhất định.
Từ các kinh nghiệm, năng lực hay hiệu quả công việc của họ đều được thời gian
phản ánh. Với trí tuệ cao và hiểu biết sâu rộng về chủ đề có liên quan đến đối tượng
nghiên cứu và phân tích nó.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
4. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên lớp Quản Trị Kinh Doanh K21B đang sử
dụng mỹ phẩmchăm sóc da. Một nghiên cứu khoa học có thể được thực hiện
theo các phương phápnghiên cứu sau: phương pháp định lượng hoặc phương
pháp định tính hoặc kết hợp cả2 phương pháp. Nghiên cứu này được thực hiện
theo phương pháp định lượng.Căn cứ các tài liệu đã nghiên cứu cũng như kế
thừa các nghiên cứu khảo sát từđó rút ra các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định
mua các sản phẩm chăm sóc da của sinh viên lớp Quản Trị Kinh Doanh K21B.
Nghiên cứu thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi khảo sát.Từ dữ liệu thu được
từ bảng câu hỏi khảo sát thì tiến hành phân tích chúng qua các phương pháp
thống kê mô tả, kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tốkhám phá
EFA, phân tích hệ số tương quan Pearson-r và phân tích hồi quy đa biếnOLS để
đưa ra các yếu tố tác động đến quyết định mua các sản phẩm chăm sóc da của
sinh viên lớp QTKD k21b
5. 2.2.2.1. Phương pháp chọn mẫu
Trong nghiên cứu khoa học có 2 phương pháp chọn mẫu cơ bản là:
phươngpháp chọn mẫu ngẫu nhiên và phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên.
Với đề tàinghiên cứu này, nhóm sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất,
cụ thể là phương pháp chọn mẫu quả cầu tuyết. Mẫu quả cầu tuyết là ban đầu ta
chọn một bạn sinh viên có sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da để khảo sát, sau đó

8
thông qua đối tượng để gửi đến các những người khác có đặc điểm tương tự
như họ.Bên cạnh đó, kích thước mẫu là một vấn đề mà bất cứ nhà làm nghiên
cứu nàocũng phải quan tâm bởi kích thước mẫu của nghiên càng lớn thì sai số
trong các ướclượng càng thấp, khả năng đại diện cho tổng thể càng cao.
5.1.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp:
- Thu thập số liệu sơ cấp: Tạo biểu mẫu online bằng Google Form với 10 câu
hỏi khảo sát. Hệ thống câu hỏi được thiết kế nhằm tìm hiểu ý định sử dụng mỹ
phẩm dương da của sinh viên lớp QTKD K21B.
- Sau đó tiến hành nghiên cứu với:

Trong đó:
n: Số lượng mẫu cần xác định
N: Số lượng tổng thể
e: Sai số cho phép
Tổng số sinh viên lớp Quản Trị Kinh doanh k221b là 60 sinh viên
Để đảm bảo độ tin cậy, chọn e = 10% = 0,1
Ta có:

Vậy ta sẽ tiến hành nghiên cứu ngẫu nhiên với 30 sinh viên lớp QTKD k21B.
5.1.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Phần mềm Excel.
- Phương pháp so sánh, tính tỉ trọng.
- Sử dụng các phép tính toán học cơ bản.
5.1.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê kinh tế: Mô tả và so sánh
+ Mô tả về thực trạng sử dụng mý phẩm dưỡng da của sin viên lớp QTKD K21B

9
+ So sánh về thực trạng và ảnh hưởng của mỹ phẩm dưỡng da đến sinh viên
lớp QTKD K21B
Thống kê so sánh
- Phương pháp SWOT
5.1.4. Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp này được tổng hợp từ quá trình học và gom lại những kết quả
từ những nghiên cứu khoa học trước từ đó làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học
đang thực hiện.

5.1.5. Phương Pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Mục đích
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm thu thập tông tin về thực trạng,
nguyên nhân, ý định sử dụng các mỹ phẩm dưỡng da của sinh viên lớp
QTKD K21B
Cách tiến hành : để nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân, thái ý định sử
dụng các mỹ phẩm dưỡng da của sinh viên lớp QTKD K21B. Chúng tôi tiến
hành xây dựng phiếu hỏi
Nguyên tắc xây dựng câu hỏi: câu hỏi đóng, khi soạn thảo em cố gắng tuân
thủ các yêu cầu : rõ ràng, dễ hiểu, các ý kiến bao quát được phạm vi nghiên
cứu, cung cấp được thông tin đích thực về nguyên nhân ý định sử dụng các
mỹ phẩm dưỡng da của sinh viên lớp QTKD K21B
.
Dưới đây là mẫu phiếu khảo sát mà em đã thiêt kế dựa trên cơ sở nghiên cứu
lí luận :
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

10
5.1.6. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp

Việc tìm hiểu các nghiên cứu đã có trong lĩnh vực về trật tự, an toàn giao
thông đường bộ là cần thiết và quan trọng, từ các nghiên cứu này làm cơ sở
để nhận diện lịch sử và kết quả của vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở tham khảo
những giá trị tương đồng của các kết quả này, luận án phân tích có hệ thống
cơ sở lý luận, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc đánh giá thực trạng
hoạt động ý định sử dụng các mỹ phẩm dưỡng da của sinh viên lớp QTKD
K21B

3.4.1 Nghiên cứu định tính


Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm khám phá, bổ sung và điều chỉnh
các biến quan sát để đo lường khái niệm trong mô hình.
Kỹ thuật thảo luận nhóm được thực hiện với các đối tượng được lựa chọn theo
phương pháp thuận tiện tuy nhiên vẫn phản ánh được đặc trưng của tập hợp mẫu
quan sát.
Các đối tượng được chọn để tham gia nghiên cứu định tính là những người
có kinh nghiệm và kiến thức để mua hàng trực tiếp cũng như có kinh nghiệp mua
sắm trực tuyến.
Sau khi nghiên cứu định tính cho ra các biến quan sát cho các khái niệm
thành phần của nghiên cứu được trình bày trong phần phụ lục bảng câu hỏi khảo sát.

3.4.2 Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo
sát sau khi bảng câu hỏi được hiệu chỉnh ở bước nghiên cứu định tính trở
thành bảng câu hỏi chính thức tì tiên shanhf thực hiện thu thập dữ liệu.
Thông tin thu thập được dùng để đánh giá độ tin cậy và độ giá trị thang đo,
kiểm định thang đo và kiểm định sự phù hợp của mô hình.

11
PHẦN THỨ TƯ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng sử dụng mỹ phẩm dưỡng da của sinh viên lớp QTKD K21B.
4.1.1. Tình hình khảo sát thực trang về việc sử dụng mỹ phẩm sưỡng da của
sinh viên trường Đại Học Tây Nguyên.
Mô tả mẫu khảo sát đánh giá theo độ tuổi của trường Đại Học Tây Nguyên
với chỉ tiêu khảo sát là 30 sinh viên

Tiêu chí Số lượng ( người) Tỉ lệ (%)

Phân theo độ tuổi


Từ 19 đên 21 tuổi 22 71%
Từ 21 đến 25 tuổi 7 23%
Trên 25 tuổi 2 6%

5. Bảng 4.1.1: Mô tả bảng khảo sát theo độ tuổi


Bảng 4.1.1. đã mô tả khái quát về mẫu khảo sát được đánh giá theo tiêu chí năm
sinh. Từ bảng mô tả trên cho thấy tổng số sinh viên tham gia khảo sát là 31 người
gồm có từ 19 đên s21 tuổi, từ 21 đến 25 và trên 25 tuổi. Số sinh viên từ 19 đến 21
tuổi tham gia với số lượng 22 chiếm đa số tỷ lệ 71%, số sinh viên từ 21 đến 25 tuổi
tham gia với số lượng 7 người chiếm 23%, và số sinh viên trên 25 tuổi tham gia với
số lượng 2 người chiếm 6%.

12
Biểu Đồ 1 Mô tả mẫu khảo sát theo giới tính

Biểu đồ đã mô tả khái quát về mẫu khảo sát theo giới tỉnh sử dụng sản phẩm dưỡng
da. Từ bảng mô tả trên cho thấy với 31 người đã khảo sát, sinh viên sử dụng sản
phẩm dưỡng da phần lớn là sinh viên nữ chiếm tỷ lệ 87,5%, số sinh viên sử dụng
sản phẩm dưỡng da là 12,5%.

13
4.1.2 Thực trạng sử dụng mỹ phẩm dưỡng da của sinh viên lớp QTKD K21B.

Biểu Đồ 2 Mô tả mức độ sử dụng thường xuyên sản phẩm dưỡng da của sinh viên

Qua biểu đồ trên cho thấy số lượng sinh viên quan tâm đến việc dương da là
đa số chiếm 84,4%, cùng với đó số lượng sinh viên sử dụng mỹ phẩm dương da ở
mức bình thường chiếm tỷ lệ 9,4%, và số sinh viên thỉnh thoảng và ít khi chiếm tỷ
lệ nhỏ nhất 3,1%.
Qua đây có thể thấy rằng đa số các học sinh đã có kiến thức chăm sóc làn,
nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những sinh viên thường là các bạn nam thường
không quan tâm đến làn da của mình.

14
Biểu Đồ 3 Mô tả mức độ tìm hiểu rõ nguồn gốc mỹ phẩm
Dữ liệu kết quả phân tích cho thấy: Tỉ lệ sinh viên tìm hiểu kỹ nguồn gốc sản phẩm
chiếm 97%, cùng với đó số lượng sinh viên không tìm hiểu là 3%.

15
Biểu Đồ 4 Mô tả mức độ chi tiêu cho 1 sản phẩm dưỡng da
Biểu đồ 4. Biểu đồ cho thấy các bạn sinh viên sẵn sàng chi tra cho 1 sản phẩm
dưỡng da với giá tầm trung từ 200 đến 400 ngàn chiếm 75,8% cho thấy các bạn có
đầu tư mua sắm những sản phẩm trong tầm giá để chăm sóc cho làn da của mình, và
bên cạnh đó các bạn sinh viên chọn sử dụng các sản phẩm giá bình dân từ 100 đến
200 ngàn và dưới 100 ngàn phù hợp kinh tế của mỗi người để dưỡng da chiếm tỷ lệ
9,1% và 15,2%.

16
Biểu Đồ 5 Mô tả mức độ hài lòng khi sử dụng mỹ phẩm dưỡng da

Biểu Đồ 6 Mô tả mức độ mua mỹ phẩm tại Buôn ma Thuột

17
Biểu đồ 6. Cho ta thấy các bạn sinh viên chọn lựa mua ở cửa hàng bán mỹ
phẩm chính hãng chiểm tỷ lệ đa số với 54,5%, và số lượng sinh viê n chọn mua
online chiếm tỷ lệ 18,2%, số lượng sinh viên chọn mua mỹ phẩm dưỡng da ở siêu
thị chiếm 18,2%, cuối cùng số lượng sinh viên cmua mỹ phẩm ở ccacs cửa hàng tạp
hóa lớnn chiếm 9,1%
Qua thống kê bảng biểu, ta có thể thấy ý phần lớn các học sinh đã nhận thức
được các chỗ bán hàng uy tín, không hàng giả hàng nhái hàng kém chất lượng.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số trường hợp chưa để tâm đến chất lượng
sản phẩm mà mua ở những địa điểm chưa mang tính hàng thật cao.
.

PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kiến nghị
5.1. Cải thiện thái độ nhân viên, xúc tiến bán hàng
Dựa trên kết quả bài nghiên cứu, thái độ nhân viên là yếu tố ảnh hưởng lớn nhấtđến
quyết định mua mỹ phẩm chăm sóc da của sinh viên lớp QTKD K21b trong nhóm
các yếu tố tác động thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Nhân viên bán hàng được
xem là bộ mặt của công ty. Họ là người trực tiếp tiếpxúc, tư vấn, giới thiệu sản
phẩm đến khách hàng. Để gia tăng Quyết định mua mỹphẩm chăm sóc da thông qua
yếu tố này, nhóm tác giả đề xuất như sau:
Trước hết, nhân viên phải có thái độ, cử chỉ tôn trọng, biết lắng nghe ý kiếnphản hồi
của khách hàng, biết khắc phục, ứng xử khéo léo, linh hoạt và làm hài lòngkhách
hàng. Tiếp đó, nhân viên cần trang bị kiến thức về sản phẩm mình tiếp thị để có thể
tưvấn chính xác thông tin về sản phẩm tới khách hàng, đồng thời tạo được độ tin
cậy vềchất lượng sản phẩm đó.
5.2. Đẩy mạnh marketing, đánh vào tâm lý làm đẹp của từng nhóm người tiêu
dùng
Dựa trên kết quả bài nghiên cứu, ý thức làm đẹp là yếu tố ảnh hưởng lớn thứ haisau
yếu tố thái độ nhân viên đến quyết định mua mỹ phẩm chăm sóc da của người
tiêudùng. Để gia tăng Quyết định mua mỹ phẩm chăm sóc da thông qua yếu tố này,
nhómtác giả đề xuất như sau:
Người tiêu dùng tham gia khảo sát phần lớn thuộc độ tuổi 19-24, độ tuổi sẵnsàng
tìm hiểu và thử các sản phẩm, phương pháp làm đẹp mới. Doanh nghiệp có thể xây
dựng các phương án marketing từ việc mời người nổi tiếng làm đại diện. Qua đó,
giới trẻ sẽ dễ dàng biết đến sản phẩm từ người mà họ hâm mộ, sẽ tìm hiểu về sản
phẩmvà sẽ sử dụng sản phẩm để có thể giống với vẻ đẹp lý tưởng mà họ đặt ra.
Ngoài ra,người thuộc độ tuổi trung niên hiện nay cũng rất quan tâm đến vấn đề sắc

18
đẹp. Tuynhiên, các sản phẩm chăm sóc da dành cho các độ tuổi là khác nhau. Chính
vì vậy,doanh nghiệp cần dựa vào sản phẩm của mình mà xây dựng một chiến lược
marketinghợp lý.Người tiêu dùng tham gia khảo sát cũng phần lớn thuộc giới tính
nữ. Nữ giớithường quan tâm đến làm đẹp hơn, chính vì thế họ biết rõ về sức khỏe
da của mình vàloại da của mình phù hợp với những sản phẩm nào. Bên cạnh đó,
trong khảo sát, sốphần trăm nam giới có ít hơn và mức độ quan tâm đến ý thức làm
đẹp của người tiêudùng thuộc giới tính này là không cao. Do đặc thù giới tính, nam
giới ít để ý chăm sóclàn da, bảo vệ da, chống nắng. Thực chất, làn da nam giới sinh
nhiều chất nhờn hơn,dễ bị dày dính và hình thành nút chặn lỗ chân lông. Một làn da
đẹp chắc chắn sẽ gâyấn tượng trực tiếp đến người đối diện. Các doanh nghiệp có thể
xây dựng chiến lượcmarketing giúp các bạn nam hiểu rõ vấn đề sức khỏe của làn
da, đánh vào tâm lý muốntạo sức hấp dẫn về ngoại hình với người khác. Hoặc,
doanh nghiệp có thể tạo mộtchiến lược marketing có đánh vào tâm lý các bạn nữ,
muốn người mình quan tâm đẹplên. Khi đó, các bạn nữ sẽ bắt đầu tìm hiểu sản
phẩm của nam giới và tư vấn cũng nhưlàm đẹp cùng người mình yêu. Hình ảnh
marketing doanh nghiệp xây dựng cần bảo đảm sự uy tín. Khi quyếtđịnh tung ra
một sản phẩm nào, phải luôn đảm bảo rằng sản phẩm đó chất lượng nhấtkhi đến tay
người tiêu dùng.
5.3. Xây dựng giá thành hợp lý với từng nhóm người tiêu dùng
Giá thành sản phẩm là yếu tố ảnh hưởng lớn thứ ba đến Quyết định mua mỹphẩm
chăm sóc da của sinh viên trong nhóm các yếu tố tác động thuộcphạm vi nghiên cứu
của đề tài. Mặc dù thu nhập của những người tiêu dùng tham gia trả lời khảo sát
phần lớnnằm ở mức thấp hoặc chưa có thu nhập nhưng đa số họ vẫn cho rằng cần
thiết sử dụngmỹ phẩm chăm sóc da hiện nay. Như vậy, với những người có thu
nhập thấp thì đây là một trở ngại và khiến họ buộc phải lựa chọn những dòng mỹ
phẩm phù hợp với túi tiềnbản thân. Để gia tăng Quyết định mua mỹ phẩm chăm
sóc da thông qua yếu tố này,nhóm tác giả đề xuất như sau: Có các chương trình
khuyến mại cho khách hàng. Ngày nay mỹ phẩm chăm sóc da nội địa Trung và Hàn
xâm nhập rất nhiều vào thị trường Việt Nam cộng với cácthương hiệu mỹ phẩm
chăm sóc da trong nước cũng bắt đầu gia nhập ngành nhanhchóng trong những năm
gần đây, vì vậy cạnh tranh về giá rất gay gắt. Giá có thể nói làmột lợi thế của các
thương hiệu trong nước tuy nhiên cũng đừng vì vậy mà chủ quan,vì ngày nay các
thương hiệu nước ngoài cũng dần dần xây dựng chiến lược giá phùhợp với thu nhập
của người tiêu dùng trong nước. Doanh nghiệp cần có nhiều chươngtrình khuyến
mãi, giảm giá hay làm thẻ tích điểm khi khách hàng sử dụng nhiều. Đây cũng là
hình thức giảm giá thu hút khách hàng mới và duy trì lượng khách hàng cũ.Tạo
kênh phân phối bán hàng riêng. Nếu doanh nghiệp có thể hoàn thiện kênhphân phối
riêng của mình sẽ là một cách giúp giảm thiểu các chi phí trung gian để từđó giảm
giá thành của mỹ phẩm chăm sóc da, giúp nhiều đối tượng có thể tiếp cậnđược sản
phẩm của mình hơn.Doanh nghiệp cũng cần đa dạng các dòng sản phẩm với nhiều
mức giá khácnhau tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp nhắm
đến. Đa dạnghóa sản phẩm phải đi đôi với đảm bảo và nâng cao chất lượng. Doanh
nghiệp cần đầutư nghiêm túc cho hình thức sản phẩm, không ngừng cải tiến hoàn

19
thiện các sản phẩm.Chú trọng đến nghiên cứu thị trường, người tiêu dùng, tiến hành
các đợt điều tra, lắngnghe ý kiến người tiêu dùng để có những chiến lược về nâng
cấp sản phẩm cũng nhưxây dựng chính sách giá cả hợp lý, hướng tới đón đầu xu
hướng tiêu dùng của kháchhàng.Đa dạng mẫu mã kích thước sản phẩm, các mẫu sản
phẩm dùng thử, các mẫusản phẩm nhỏ gọn tiện lợi cho việc di chuyển, du lịch nhằm
đưa sản phẩm đến gần vớingười tiêu dùng có thu nhập thấp hơn.Hợp tác cùng các
sàn thương mại điện tử. Kể từ khi dịch Covid 19 bắt đầu xuấthiện, mọi người có xu
hướng đặt mua đồ qua mạng nhiều hơn, và mỹ phẩm cũngkhông ngoại lệ. Việc hợp
tác với các sàn thương mại điện tử uy tín ở Việt Nam hiệnnay như: Shopee, Tiki,
Lazada,... giúp sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàngbiết đến dễ dàng hơn.
Đồng thời, các sàn thương mại điện tử này cũng có những hỗ trợ về chi phí vận
chuyển và có nhiều mã giảm giá, đánh vào tâm lý khách hàng muốnmua sản phẩm.
5.4. Tăng cường vai trò, sự uy tín cho nhóm tham khảo
Kết quả nghiên cứu cho thấy “Chuẩn chủ quan” là yếu tố ảnh hưởng thấp nhấtđến
quyết định mua mỹ phẩm chăm sóc da của sinh viên trong nhóm các yếu tố tác động
thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Theo Hofstede đánh giá nền văn hóa Việt
Nam được coi là nền văn hóa tập thểkhác với nền văn hóa cá nhân ở một số nước
phương Tây như nước Anh (Hofstede,2012). Tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam
cũng dễ bị ảnh hưởng bởi “suy nghĩ đámđông”, nên họ thường thông qua việc quan
sát hành vi của mọi người xung quanh đểtìm hiểu và yên tâm hơn khi có người đã
sử dụng, nên xu hướng sử dụng sản phẩm sẽbị ảnh hưởng bởi những người khác.
Để gia tăng Quyết định mua mỹ phẩm chăm sócda thông qua yếu tố này, nhóm tác
giả đề xuất như sau: Tăng cường các chiến lược truyền thông online. Do ảnh hưởng
của Covid, thờiđại mạng xã hội lên ngôi. Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược
tiếp thị linh hoạt, ápdụng các kênh truyền thông sao cho thuyết phục người tiêu
dùng nhất. Doanh nghiệpcó thể đưa các nhóm chuẩn chủ quan vào để tiếp cận đối
tượng một cách hiệu quả, nhưý kiến của các chuyên gia, người tư vấn có kinh
nghiệm. Bên cạnh đó, hiện nay, có khánhiều các Beauty Blogger tư vấn làm đẹp
cho mọi người trên Youtube và nhận được sựquan tâm rất lớn đến từ đông đảo
người xem. Chính vì thế, doanh nghiệp có thể hợptác với các Beauty Blogger, đưa
họ dùng thử sản phẩm và nêu ra cảm nhận cá nhâncủa họ đến người xem.Tập trung
hoạt động tiếp thị tại các trung tâm mua sắm lớn. Thiết lập sự kiệnthu hút nhiều
người tham gia, nhằm tăng cường sự trao đổi với khách hàng thân thiếtvà chia sẻ
kinh nghiệm tốt đối với sản phẩm.
6. Kết luận
Qua phân tích các số liệu thì một số biến được đưa ra trong mô hình nghiên cứuđã
bị loại. Các biến không bị loại bao gồm 04 biến độc lập: Thái độ nhân viên, Ý
thứclàm đẹp, Giá cả, Chuẩn chủ quan thành sản phẩm với tổng cộng 21 biến quan
sát. Mỗibiến đều có tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng với
những hệ sốkhác nhau. Phương trình hồi quy tuyến tính được trích theo hệ số beta
chưa chuẩn hóa cóphương trình sau:QĐ= 0.177*YT + 0.972*CCQ + 0.11*GC +
0.549*TĐKết quả phân tích xác định quyết định mua mỹ phẩm chăm sóc da chịu
tác độngcủa 04 yếu tố theo mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: (1) Chuẩn chủ

20
quan (β =0,972), (2) Thái độ nhân viên (β = 0,549), (3) Ý thức làm đẹp (β = 0,177),
(4) Giá cả (β= 0,11), Thực hiện các kiểm định liên quan, các giả thuyết được chấp
thuận.Ngoài những yếu tố trên thì vẫn còn một số yếu tố khác như giới tính, độ
tuổi,trình độ học vấn, thu nhập… cũng có ảnh hưởng một phần nhất định đối với
quyếtđịnh mua hàng của người tiêu dùng.
6.1. Ý nghĩa
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản trị phát triển dòng mỹ phẩm chăm sócda
nâng cao khả năng thu hút người tiêu dùng tại thị trường Buôn Ma Thuột. Việc xác
định cácyếu tố tác động đến quyết định mua mỹ phẩm chăm sóc da sẽ giúp nhà
quản trị cónhững thay đổi phù hợp về sản phẩm đảm bảo thích nghi được thị hiếu
người tiêudùng.
6.2. Điểm mới của nghiên cứu
Đây là nghiên cứu khoa học đầu tiên tại Buôn Ma Thuột nghiên cứu về hành vi tiêu
dùng mỹ phẩm chăm sóc da của khách hàng.Thông qua kết quả đánh giá khuyến
khích người tiêu dùng sử dụng mỹ phẩmchăm sóc da, không chỉ để làm đẹp mà còn
bảo vệ sức khỏe từ các tác động của thờitiết.
6.3. Hạn chế của nghiên cứu
Mặc dù đề tài nghiên cứu đã giải quyết xong mục tiêu nghiên cứu đã đề ra,nhưng
vẫn còn một số điều hạn chế như sau:
Thứ nhất: vì hạn chế về mặt thời gian và chi phí nên kích thước mẫu không lớn.
Điều khuyết điểm là dễ tạo ra sự lựa chọn phiến diện. Số lượng 30mẫu nên tính đại
diện chưa cao. Dẫn đến tính tổngquát hóa của kết quả nghiên cứu chưa có.
Thứ hai: Các biến trong nghiên cứu chưa thật sự nhiều và đa dạng. Có thể
ảnhhưởng đến kết quả của nghiên cứu
Thứ ba: Những người thực hiện khảo sát hầu hết nằm trong nhóm độ tuổi
cùngnhóm tác giả. Điều này gây ra sự mất cân bằng trong số mẫu: về độ tuổi, giới
tính,nghề nghiệp, thu nhập,... dẫn đến kết quả nghiên cứu chưa phản ánh thực sự
đầy đủ.
Thứ tư: Do chưa có kinh nghiệm trong vấn đề khảo sát dẫn đến chất lượng bảngcâu
hỏi, quy trình nghiên cứu của nhóm chưa được chặt chẽ, còn rất nhiều thiếu sót.
Thứ năm: Trong mẫu quan sát của nhóm, có một vài đánh giá chưa khách quan, hay
cóvài đánh giá sai sót đối với các câu hỏi, điều này là khó có thể tránh khỏi. Ngoài
ra còn nhiều mặt hạn chế khác, bản thân nghiên cứu sẽ rút kinh nghiệm

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


VÀ MẪU KHẢO SÁT

I. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Yano Research Institute, Cosmetics Market in 5 ASEAN Nations 2014
[2] Kokoi, Isa. "Female buying behaviour related to facial skin care products."
(2011)

21
.[3] Hsu, Chia-Lin, Chi-Ya Chang, and Chutinart Yansritakul. "Exploring purcha-
seintention of green skincare products using the theory of planned behavior: Testing
themoderating effects of country of origin and price sensitivity." Journal of Retailing
andConsumer Services 34 (2017): 145-152.
[4] Girdwichai, Natnicha, Kumutnart Chanprapaph, and Vasanop Vachiramon."Be-
haviors and attitudes toward cosmetic treatments among men." The Journal ofclini-
cal and aesthetic dermatology 11.3 (2018): 42
.[5] Rainous, Elizabeth, Eli J. Herrmann, and Samuel P. Abraham. "Skin Cancer
Risk-Lowering Behaviors and Skincare Habits of Youth Ages 18-25 Years." Inter-
nationalJournal of Studies in Nursing 3.2 (2018): 14.
[6] Doh, Eun Jung, and Hae Jung Hwang. "Behavioral Study on the Use of Cosmet-
icsand Skin-Care Products among Female University Students in their 20s." Asian-
Journal of Beauty and Cosmetology 18.4 (2020): 587-597.
[7] Thùy, Nguyễn Ngọc Đan. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua mỹ phẩm-
Dermalogica của người tiêu dùng tại Thành Phố Hồ Chí Minh, 2014
[8] Đỗ Thùy, Trang. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua lại mỹ phẩm chăm sóc
daHàn Quốc của người tiêu dùng nữ tại thành phố Bến Tre. Diss. Trường Đại học
TràVinh, 2020.
[9] Nga, Đặng Thị Kiều, et al. "XÁC ĐỊNH CÁC THUỘC TÍNH KỲ VỌNG CỦAMỸ
PHẨM CHĂM SÓC DA TRÊN THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH."Tạp chí Y
học Việt Nam 502.2 (2021).
[10] Vi, Phạm Nhật. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua mỹ phẩm thuần chaycủa người
tiêu dùng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Diss. Trường Đại học Bà Rịa - VũngTàu, 2020
.[11] Vandana, S., Savita, M. & Sanjeev, K. (2014). Women buying behaviour
andconsumption pattern of facial skin care products. International Journal ofManagement and
Social Sciences Research, 3(9), 1-13.
[12] Hùng Cường, P. ạ. T. ầ. H. H. ậ. (2021). Quyết định mua sản phẩm chăm sóc damặt của
người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp Chí Công Thương- Các Kết Quả
Nghiên Cứu Khoa Học và Ứng Dụng Công Nghệ, Số 5, Tháng 3 Năm2021.
[13] Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Lê Đặng Như Quỳnh, H. (2021). CÁC NHÂN TỐ
ẢNHHƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮM MỸ PHẨM ORGANIC CỦA NGƯỜI TIÊUDÙNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Tạp Chí Kinh Tế và Quản LýKinh Tế.

MẪU KHẢO SÁT


Ý ĐỊNH SỬ DỤNG MỸ PHẨM
DƯỠNG DA CỦA SINH VIÊN LỚP
QUẢN TRỊ KINH DOANH K21B

22
Chuyển đổi tài khoản

Không được chia sẻ

Họ và tên

Câu trả lời của bạn


1) Bạn ở độ tuổi nào?
o Từ 19 đến 21tuổi
o Từ 21 đến 25 tuổi
o Trên 25 tuổi
2) Giới tính của bạn
o Nữ
o Nam
Mục khác:

3) Bạn có thường xuyên dùng mỹ phẩm dưỡng da không?


o Thường xuyên
o Bình thường
o Thỉnh thoảng
o Ít khi
o Không bao giờ
4) Bạn thấy việc sử dụng mỹ phẩm dưỡng da là cần thiết?
o Có
o Bình Thường
o Không cần thiết
5) Bạn có thường xuyên tham khảo các sản phẩm dưỡng da từ
những người nổi tiếng?
o Có
o Không
6) Bạn chỉ mua các sản phẩm dưỡng da khi biết rõ nguồn gốc
xuất xứ của sản phẩm?
o Có
o Không
7) Tại sao bạn chọn tin dùng sản phẩm dưỡng da mà bạn đang sử
dụng?
Câu trả lời của bạn

8) Một sản phẩm có giá bao nhiêu?

23
o Dưới 200 ngàn
o Từ 200 đến 400 ngàn
o Trên 400 ngàn
9) Bạn có cảm thấy hài lòng về sản phẩm dưỡng da đang xài
không?
o Rất hài lòng
o Hài lòng
o Khá hài lòng
o Bình thường
o Không thích lắm
10) Bạn hay mua sản phẩm dưỡng da ở đâu?
o Cửa hàng tạp hóa
o Cửa hàng bán nhiều loại mỹ phẩm
o Siêu thị
o Mua hàng onlline
o Mục khác:

24
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Nhận xét của người hướng dẫn: ________________________________________


____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
…,ngày…tháng…năm…
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

(Ký và ghi rõ họ tên)

25

You might also like