Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

ÔN THI HỌC KÌ I

ĐỀ ÔN 1
Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc ba?
A. CH3NHCH3. B. (CH3)3N. C. CH3NH2. D. CH3CH2NHCH3
Câu 2: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5- NH-CH3 ?
A. Phenylamin. B. Benzylamin. C. Anilin. D. Metylphenylamin.
Câu 3: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2COOCH3,
C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
B. Chất béo chứa chủ yếu các gốc không no của axit thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng.
C. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
D. Chất béo chứa chủ yếu các gốc no của axit thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng.
Câu 5: Axit amino axetic H2N-CH2-COOH không tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaNO3. B. NaOH.
C. HCl. D. C2H5OH( xt,t0)
Câu 6: Dựa vào nguồn gốc, tơ sợi được chia thành 2 loại, đó là :
A. Tơ hoá học và tơ tổng hợp. B. Tơ hoá học và tơ thiên nhiên.
C. Tơ tổng hợp và tơ thiên nhiên. D. Tơ thiên nhiên và tơ nhân tạo.
Câu 7: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng nào sau đây?
A. hòa tan Cu(OH)2 B. thủy phân C. tráng gương D. trùng ngưng
Câu 8: Glucozơ không tham gia phản ứng nào sau đây ?
A. thuỷ phân B.este hoá C. tráng bạc D. khử bởi H2 , xt Ni , t0
Câu 9: Saccarozơ phản ứng được với chất nào sau đây?
A. dung dịch brom. B.NaOH. C. Cu(OH)2. D. dung dịch AgNO3.
Câu 10: Cho Glucozơ lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, dung dịch Br2, dung
dịch AgNO3 trong NH3(t0). Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 11: Để chứng minh phân tử glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl (-OH), người ta cho dung dịch
glucozơ tác dụng với
A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. B. dung dịch AgNO3 trong NH3.
C. kim loại natri. D. dung dịch brom.
Câu 12: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
A. phenol B. glixerol C. ancol đơn chức D. este đơn chức
Câu 13: Tên của este không phân nhánh, có công thức phân tử C4H8O2 có thể tham gia phản ứng tráng
gương là
A. propyl fomat. B. isopropyl fomat. C. etyl axetat. D. metyl propionat.
Câu 14: Xà phòng hóa triolein, sẽ thu được sản phẩm là
A. C17H35COOH và glixerol B. C17H33COONa và glixerol
C. C15H31COONa và glixerol D. C17H35COONa và glixerol
Câu 15 : Đun nóng phenyl axetat trong môi trường kiềm thu được :
A. Ancol metylic và phenol B. Axit axetic và natri phenolat
C. Axit axetic và phenol D. Natri axetat và natri phenolat.
Câu 16: Để phân biệt được saccarozơ và glucozơ có thể dùng thuốc thử
A. Cu(OH)2 B. Na C. dd NaOH D. dd AgNO3/NH3
Câu 17 : Polime được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng là :
A. Poliacrilonitrin B. Polietilen
C. Poli(vinyl clorua) D. Poli(etylen – terephtalat)
Câu 18 : Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp :
A.Isopren B. Vinyl clorua C. Etan D. Propilen
Câu 19: Nhóm các vật liệu được chế tạo từ polime trùng ngưng là:
A. cao su ; nilon-6,6 ; tơ nitron B. tơ axetat ; nilon-6,6
C. nilon-6-6 ; tơ lapsan; thủy tinh plexiglas D. nilon-6,6 ; tơ lapsan ; nilon-6
Câu 20: Cho 9,3 gam anilin phản ứng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá
trị của m là (Biết H=1; C=12; N=14; O=16; Ag=108)
A. 12,95. B. 11,95. C. 9,665. D. 96,65.

Bài giải: số mol HCl = số mol anilin = 0,1


BTKL => mmuối = manilin + mHCl = 9,3 + 36,5.0,1 = 12,95.
Câu 21: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?
A. H2N-CH2-CONH-CH2-CO-NH-CH2-COOH. B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH. D. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH.
Câu 22: Cho các phát biểu sau :
(a) Protein bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch bazơ.
(b) Tripeptit có khả năng tham gia phản ứng màu biure.
(c) Trong phân tử Gly-Ala-Gly có chứa 2 liên kết peptit.
(d) Hợp chất H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH là đipeptit.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 23: Axit -amino caproic được dùng để điều chế nilon-6. Công thức của axit -amino caproic là :
A. H2N–[CH2]6–COOH. B. H2N–[CH2]4–COOH.
C. H2N–[CH2]3–COOH. D. H2N–[CH2]5–COOH.
Câu 24: Khi thủy phân hoàn toàn policaproamit trong dung dịch NaOH dư , nóng sẽ thu được sản phẩm

A. H2N-[CH2]5-COOH B. H2N-[CH2]5-COONa
C. H2N-[CH2]6-COOH D. H2N-[CH2]6-COONa
CÂU 25: Cho các polime sau: ( 1) tơ nitron ; (2 ) PE ; (3) tơ tằm ; ( 4) PVC ; ( 5) protit. Các polime
tổng hợp là
A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 2, 3, 4. D. 2, 4, 5.
Câu 26: Dãy gồm các chất dùng để tổng hợp cao su buna-S là
A. CH2=CH-CH=CH2 và lưu huỳnh B. CH2=CH-CH=CH2 và C6H5-CH=CH2
C. CH2=C(CH3)-CH=CH2 và lưu huỳnh D. CH2=C(CH3)-CH=CH2 và C6H5-CH=CH2
Câu 27: Cho các polime : polietylen, polibutadien , poli(metyl metacrylat), poli isopren,
poli(vinyl clorua), poli (phenol fomandehit), poli caproamit . Số polime dùng làm chất dẻo :
A. 7 B. 5 C. 4 D. 6
Câu 28: Polime X có công thức (–NH–[CH2]5–CO– )n. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. X chỉ được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng.
B. X có thể kéo sợi.
C. X thuộc loại poliamit.
D. % khối lượng C trong X không thay đổi với mọi giá trị của n.
Câu 29: Chất nào tác dụng với Cu(OH)2 cho phản ứng màu biure :
A. anbumin B. glucozơ C. gly-ala D. saccarozơ
Câu 30: Polime X (chứa C,H,Cl) có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một
mắc xích của X :
A. –CH2-CHCl- B. – CH=CCl- C. – CCl = CCl- D. – CHCl – CHCl-
Câu 31: Cho 0,1 mol  – amino axit A tác dụng vừa đủ với 0,1 mol HCl . Trong A có thành phần % về
khối lượng của N là 15,73% . CTCT của A :
A. NH2-CH2-COOH B. CH3 -CH(NH2)-COOH
C. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH D. NH2-CH2-CH2-COOH

14.100
Bài giải: nA = nHCl => A có 1 nhóm NH2 hay A có 1ng tử N => %N =  15,73 (%)
M
14.100
=> MA =  89  NH2-R –COOH = 89 => R = 89-45-16 = 28 hay R là –C2H4
15, 73
=> CTCT của A là CH3 -CH(NH2)-COOH
Câu 32: Phản ứng giữa alanin và axit clohidric tạo ra chất nào sau đây?
A. H2N-CH(CH3)-COCl B. H3C-CH(NH2)-COCl
C. HOOC-CH(CH3)-NH3Cl D. HOOC-CH(CH2Cl)-NH2
Câu 33: Xà phòng hóa hỗn hợp gồm CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 thu được sản phẩm gồm
A. Hai muối và hai ancol. B. Hai muối và một ancol
C. Một muối và hai ancol D. Một muối và một ancol.
Câu 34: Thủy phân m gam Val-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được 37,5 gam muối. Giá trị của m là
A. 28,2. B. 31,2. C. 27,9. D. 30,9.

Bài giải: Val-Ala + 2 NaOH → Muối Na của Val + Muối Na của Ala + H2O
a 2a a a a
Val CH3)2CH-CH(NH2)-COOH → Muối Na của Val CH3)2CH-CH(NH2)-COONa
Ala CH3 -CH(NH2)-COOH → Muối Na của Ala H2N-CH(CH3)-COONa
139a + 111a = 37,5 => a = 0,15
BTKL => m = 37,5 + 18a – 2a.40 = 28,2
Câu 35: Cho 0,1 mol một α-amino axit X có mạch cacbon không phân nhánh tác dụng vừa đủ với 200
ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được 19,1 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X có thể

A. HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH. B. H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH.
C. H2N-CH2-COOH. D. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH.

Bài giải: nNaOH = 0,2= 2nX => X có 2 nhóm –COOH


nmuối = nX = 0,1 => Mmuối = 191 = > MR = 191-67.2-16 = 41 => R là –C3H5
=> CTCT của X là HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH.
Câu 36: Cho 31,4 gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH
1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 40,6. B. 40,2. C. 42,5. D. 48,6.

Bài giải: BTKL => mmuối = mhh Aa + mNaOH – mH2O = 31,4 + 0,4.40 – 0,4.18 = 40,2 (g)
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X bằng O2, thu được 1,12 lít N2, 8,96 lít CO2 (các khí đo ở
đktc) và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C3H9N. B. C4H11N. C. C4H9N. D. C3H7N.

Bài giải: số mol CO2 = 0,4 ; số mol H2O = 0,45 ; số mol N2 = 0,05
BT ng tố C : số mol C ( trong X) = số mol CO2 = 0,4
BT ng tố H : số mol H ( trong X) = 2.số mol H2O = 0,9
BT ng tố N : số mol N ( trong X) = 2. số mol N2 = 0,1
=> nC : nH : nN = 0,4 : 0,9 : 0,1 = 4 : 9 : 1
=> Công thức phân tử của X là C4H9N
Câu 38: Để điều chế cao su buna người ta có thể thực hiện theo các sơ đồ biến hóa sau:
2C2H5OH 50 
%
buta-1,3-đien 80 
%
cao su buna
Tính khối lượng ancol etylic cần lấy để có thể điều chế được 54 gam cao su buna theo sơ đồ trên?
A. 92 gam B. 184 gam C. 115 gam D. 230 gam.

Bài giải: 2nC2H5OH 50 


%
buta-1,3-đien 80

%
cao su buna ( C4H6)n
2n.46 (g) 54n (g)
m (g) 54(g)
54.2n.46 100 100
=> khối lượng ancol etylic = . . = 230 (g)
54n 80 50
Câu 39: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2,
C6H5OH (phenol), NH3. Số chất trong dãy làm quỳ tím hoá xanh là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 40: Cho các phát biểu sau:
(a) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.
(b) Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy đều có thành phần chính là chất béo.
(c) Cao su sau khi được lưu hóa có tính đàn hồi và chịu nhiệt tốt hơn.
(d) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ protein.
(e) Thành phần chính của bông nõn là xenlulozơ.
(g) Để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bôi vôi tôi vào vết đốt.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

You might also like