Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

Năm 2018

1, Cơ cấu thị trường


Năm 2018, nền kinh tế Việt Nam có thêm một năm khởi sắc với tăng trưởng cao
và kinh tế vĩ mô nhìn chung ổn định. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn đối mặt với
nhiều khó khăn, ảnh hưởng từ sự biến động của thị trường tài chính thế giới…
Trong bối cảnh đó, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực bảo hiểm tiếp tục được hoàn
thiện giúp thị trường bảo hiểm duy trì và và đạt được mức tăng trưởng cao góp
phần ổn định kinh tế vĩ mô, bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội. Đến
31/12/2018, thị trường bảo hiểm có 18 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực
bảo hiểm nhân thọ, (trong đó có 13 công ty TNHH 1 thành viên, 3 công ty TNHH
2 thành viên trở lên, 1 công ty cổ phần)
2, Quy mô thị trường.

Năm 2018, thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với tăng
trưởng GDP, trong đó doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 86.176 tỷ đồng, Tốc độ
tăng trưởng 30,34%

3. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ năm 2018
a, Tình hình khai thác hoạt động bảo hiểm mới.

Trong năm 2018, số lượng hợp đồng khai thác mới của các sản phẩm bảo hiểm
chính đạt 2.367.424 hợp đồng, tăng 14,01% so với năm 2017. Trong đó, số lượng
hợp đồng bảo hiểm cá nhân đạt 2.247.830 hợp đồng, số lượng hợp đồng bảo hiểm
nhóm đạt 331 hợp đồng( tương ứng với số lượng thành viên trong nhóm được bảo
hiểm là 119.594 người)

Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới của các sản
phẩm bảo hiểm chính đạt 29.608 tỷ đồng, tăng 31,26% so với năm 2017.
Tổng số tiền bảo hiểm tương ứng đạt 832.151 tỷ đồng, tăng 37,97% so với
năm 2017. Bình quân số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm cá nhân chính khai
thác mới trong năm 2018 đạt 351,5 triệu đồng. Số tiền bảo hiểm nhóm bình quân
đạt 42,9 tỷ đồng, tương ứng với 118,8 triệu đồng/thành viên.
Về thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới (bao gồm cả bảo hiểm bổ
trợ), Bảo Việt nhân thọ chiếm 17,80%; Dai-ichi chiếm 17,44%; Prudential chiếm
tỷ trọng 16,86%; Manulife chiếm 14,97%; AIA chiếm 9,82%; Chubb chiếm
3,56%; Generali chiếm 3,39%; 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ còn lại chiếm
thị phần 16,16%.

Biểu 5. Thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới của các
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ năm 2018

Biểu 6. Phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm khai thác mới theo nghiệp vụ năm
2018
6A. Phí bảo hiểm khai thác mới của các hợp đồng bảo hiểm
theo nghiệp vụ năm 2018

Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới là: 29.608 tỷ đồng,
tăng 31,26% so với năm 2017. Trong đó, phí bảo hiểm khai thác mới của nghiệp
vụ bảo hiểm chính và bảo hiểm bổ trợ chiếm tỷ trọng lần lượt là: 90,13% và 9,87%
tổng phí khai thác mới toàn thị trường. Về nghiệp vụ bảo hiểm chính, bảo hiểm
liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất: 62,55% tổng phí khai thác mới toàn thị
trường, tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp chiếm 22,77%, đứng thứ ba là
nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ chiếm 2,87%, phí khai thác mới của các nghiệp vụ bảo
hiểm chính còn lại chỉ chiếm 1,94% tổng phí khai thác mới toàn thị trường.
6B. Số tiền bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới theo nghiệp vụ năm
2018
Số tiền bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới của nghiệp vụ bảo hiểm liên
kết đầu
tư dẫn đầu chiếm 84,63% số tiền bảo hiểm toàn thị trường, tiếp theo là nghiệp vụ
bảo hiểm
hỗn hợp chiếm 8,04% số tiền bảo hiểm toàn thị trường, đứng thứ ba là nghiệp vụ
bảo hiểm tử
kỳ chiếm 5,99%; số tiền bảo hiểm của các nghiệp vụ còn lại chỉ chiếm 1,34% số
tiền bảo hiểm
toàn thị trường.
4.2. Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực
Trong năm 2018, số lượng hợp đồng có hiệu lực của các sản phẩm bảo hiểm
chính
đạt 8.900.880 hợp đồng, tăng 16,26% so với năm 2017. Trong đó, số lượng hợp
đồng bảo
hiểm cá nhân đạt 8.677.490 hợp đồng, số lượng hợp đồng bảo hiểm nhóm đạt 421
hợp đồng
(tương ứng với số lượng thành viên trong nhóm được bảo hiểm là 223.390 người).
Bảng 7. Tình hình các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực giai đoạn 2017 – 2018

Biểu 7. Tình hình các hợp đồng bảo hiểm trong năm 2018 theo nghiệp vụ
7A. Doanh thu phí bảo hiểm theo nghiệp vụ năm 2018
Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực là 86.176
tỷ đồng, tăng 30,34% so với năm 2017. Trong đó, tổng doanh thu phí của nghiệp
vụ bảo hiểm chính và bảo hiểm bổ trợ chiếm tỷ trọng lần lượt là: 90,83% và 9,17%
tổng doanh thu phí bảo hiểm. Về nghiệp vụ bảo hiểm chính, nghiệp vụ bảo hiểm
liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng phí bảo hiểm lớn nhất: 50,15% tổng doanh thu phí
bảo hiểm; tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp chiếm 37,98%, đứng thứ ba là
nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ chiếm 1,29%, tổng doanh thu phí của các nghiệp vụ bảo
hiểm chính còn lại chỉ chiếm 1,41% tổng doanh thu phí toàn thị trường.

7B. Số tiền bảo hiểm theo nghiệp vụ năm 2018 (*)

Số tiền bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư dẫn đầu chiếm 78,99%
số tiền bảo hiểm toàn thị trường, tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp chiếm
16,46% số tiền bảo hiểm toàn thị trường, đứng thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ
chiếm 3,58%; số tiền bảo hiểm của các nghiệp vụ còn lại chỉ chiếm 0,97% số tiền
bảo hiểm toàn thị trường

Biểu 8. Thị phần tổng doanh thu phí năm 2018

Năm 2018, thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm
có hiệu lực theo thứ tự sau: Bảo Việt nhân thọ (24,96%); Prudential (22,32%); Dai-
ichi (13,35%), Manulife (12,77%), AIA (9,85%), Chubb (3,51%), Generali
(2,66%), Hanwha (2,49%). Các doanh nghiệp còn lại chiếm 8,11% thị phần tổng
doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồngbảo hiểm có hiệu lực

c, Tình hình trả tiền bảo hiểm


Tổng số tiền bảo hiểm các doanh nghiệp đã chi trả trong năm 2018 cho các sản
phẩm bảo hiểm là 19.455 tỷ đồng; trong đó trả giá trị tiền bảo hiểm gốc là 7.915 tỷ
đồng, trả giá trị hoàn lại là 4.702 tỷ đồng, trả tiền đáo hạn là 6.838 tỷ đồng. Số tiền
chi trả bảo hiểm tập trung chủ yếu vào các sản phẩm hỗn hợp và bảo hiểm liên kết
đầu tư.
Bảng 8. Tình hình trả tiền bảo hiểm giai đoạn 2017 – 2018
d. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ
Cùng với sự tăng trưởng về doanh thu phí bảo hiểm và phát triển hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp, tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cũng được tăng
lên nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Năm 2018,
tổng dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt 219.628 tỷ
đồng, tăng 29,86% so với năm 2017.

Năm 2019

1. CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG


Năm 2019, thị trường bảo hiểm Việt Nam có 18 doanh nghiệp tham gia hoạt
động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (bao gồm 13 công ty TNHH 1 thành viên, 4
công ty TNHH 2 thành viên trở lên, 1 công ty cổ phần
2. QUY MÔ THỊ TRƯỜNG
Năm 2019, thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với tang
trưởng GDP,. Trong đó lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ Doanh thu phí bảo hiểm Tốc
độ tăng trưởng đạt 23,75%.

3. Hoạt động bảo hiểm nhân thọ.

a, Tình hình khai thác hoạt động bảo hiểm mới

Trong năm 2019, số lượng hợp đồng khai thác mới của các sản phẩm bảo hiểm
chính đạt 2.716.671 hợp đồng, tăng 20,84% so với năm 2018. Trong đó, số lượng
hợp đồng bảo hiểm cá nhân đạt 2.716.334 hợp đồng, số lượng hợp đồng bảo hiểm
nhóm đạt 337 hợp đồng (tương ứng với số lượng thành viên trong nhóm được bảo
hiểm là 108.322 người). Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng khai thác
mới của các sản phẩm bảo hiểm chính đạt 30.722 tỷ đồng, tăng 15,13% so với năm
2018. Tổng số tiền bảo hiểm tương ứng đạt 1.054.655 tỷ đồng. Bình quân số tiền
bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm cá nhân chính khai thác mới trong năm 2019 đạt
382,2 triệu đồng/hợp đồng. Số tiền bảo hiểm của hợp đồng nhóm chính bình
quân đạt 48,5 tỷ đồng/hợp đồng, tương ứng với 151 triệu đồng/thành viên.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới là: 34.453 tỷ đồng,
tăng 16,36% so với năm 2018. Trong đó, phí bảo hiểm khai thác mới của hợp đồng
bảo hiểm chính và bảo hiểm bổ trợ chiếm tỷ trọng lần lượt là: 89,17% và 10,83%
tổng phí khai thác mới toàn thị trường. Về hợp đồng bảo hiểm chính, nghiệp vụ
bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất: 73,52% tổng phí khai thác mới
toàn thị trường; tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp chiếm 11,77%; đứng thứ
ba là nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ chiếm 2,58%; phí khai thác mới của các nghiệp vụ
còn lại chỉ chiếm 1,31% tổng phí khai thác mới toàn thị trường.

Số tiền bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới của nghiệp vụ bảo hiểm liên kết
đầu tư dẫn đầu chiếm 89,78% số tiền bảo hiểm toàn thị trường, tiếp theo là nghiệp
vụ bảo hiểm tử kỳ chiếm 5,49%; đứng thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp
chiếm 3,73%, số tiền bảo hiểm của các nghiệp vụ còn lại chỉ chiếm 1,0 % số tiền
bảo hiểm toàn thị trường.

Về thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới (bao gồm cả bảo hiểm bổ trợ),
Manulife chiếm 17,73%; Bảo Việt nhân thọ chiếm 16,49%; Prudential chiếm
15,78%; Daiichi chiếm 13,58%; AIA chiếm 11,34%; MB Ageas chiếm 4,7%;
Chubb chiếm 3,41%; 11doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ còn lại chiếm thị phần
16,97%
b,Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực
Trong năm 2019, số lượng hợp đồng có hiệu lực của các sản phẩm bảo hiểm chính
đạt 10.274.339 hợp đồng, tăng 18,4% so với năm 2018. Trong đó, số lượng hợp
đồng bảo hiểm cá nhân đạt 10.273.897 hợp đồng, số lượng hợp đồng bảo hiểm
nhóm đạt 442 hợp đồng (tương ứng với số lượng thành viên trong nhóm được bảo
hiểm là 242.315 người)
Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực là 106.640
tỷ đồng, tăng 23,75% so với năm 2018. Trong đó, tổng doanh thu phí của sản phẩm
bảo hiểm chính và bảo hiểm bổ trợ chiếm tỷ trọng lần lượt là: 89,81% và 10,19%
tổng doanh thu phí bảo hiểm. Về sản phẩm bảo hiểm chính, nghiệp vụ bảo hiểm
liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất: 56,85% tổng doanh thu phí bảo hiểm; tiếp
theo là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp chiếm 30,57%; đứng thứ ba là nghiệp vụ bảo
hiểm tử kỳ chiếm 1,18%; tổng doanh thu phí của các nghiệp vụ bảo hiểm còn lại
chỉ chiếm 1,21% tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường.

Số tiền bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư dẫn đầu chiếm 83,19% số
tiền bảo hiểm toàn thị trường, tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp chiếm
12,49% số tiền bảo hiểm toàn thị trường, đứng thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ
chiếm 3,36%; số tiền bảo hiểm của các nghiệp vụ còn lại chỉ chiếm 0,96% số tiền
bảo hiểm toàn thị trường.

Năm 2019, thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có
hiệu lực như sau: Bảo Việt nhân thọ (23,87%), Prudential (20,82%), Manulife
(14,14%), Dai-ichi (12,24%), AIA (10,73%), Chubb (3,31%), Hanwha (2,67%),
Generali (2,51%).Các doanh nghiệp còn lại chiếm 9,71% thị phần tổng doanh thu
phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực

c.Tình hình trả tiền bảo hiểm


Tổng số tiền bảo hiểm các doanh nghiệp đã chi trả trong năm 2019 cho các sản
phẩm bảo hiểm là 22.854 tỷ đồng; trong đó trả giá trị tiền bảo hiểm gốc là 8.097 tỷ
đồng, trả giá trị hoàn lại là 6.474 tỷ đồng, trả tiền đáo hạn là 8.283 tỷ đồng. Số tiền
chi trả bảo hiểm tập trung chủ yếu vào các sản phẩm hỗn hợp và bảo hiểm liên kết
đầu tư.

d, Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ


Cùng với sự tăng trưởng về doanh thu phí bảo hiểm và phát triển hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp, tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cũng được
tăng lên nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Năm
2019, tổng dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt
267.564 tỷ đồng, tăng 21,5% so với năm 2018
Năm 2020

1, Cơ cấu thị trường

Năm 2020, thị trường bảo hiểm Việt Nam có 18 doanh nghiệp tham gia hoạt động
kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (bao gồm 13 công ty TNHH 1 thành viên, 4 công ty
TNHH 2 thành viên trở lên, 1 công ty cổ phần ( Không có gì thay đổi so với năm
2019).

2.Quy mô thị trường

Năm 2020, thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với tăng
trưởng GDP, trong đó doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 129.291 và tốc độ tăng
trưởng đạt 21,04%.

3, Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

a. Tình hình khai thác hợp đồng bảo hiểm mới


Trong năm 2020, số lượng hợp đồng khai thác mới của các sản phẩm bảo
hiểm chính đạt 3.180.110 hợp đồng, tăng 16,51% so với năm 2019. Trong
đó, số lượng hợp đồng bảo hiểm cá nhân đạt 3.179.682 hợp đồng, số lượng
hợp đồng bảo hiểm nhóm đạt 428 hợp đồng (tương ứng với số lượng thành
viên trong nhóm được bảo hiểm là 208.747 người). Tổng doanh thu phí bảo
hiểm của các hợp đồng khai thác mới của các sản phẩm bảo hiểm chính đạt
37.064 tỷ đồng, tăng 20,43% so với năm 2019. Tổng số tiền bảo hiểm tương
ứng đạt 1.356.173 tỷ đồng .Bình quân số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo
hiểm cá nhân chính khai thác mới trong năm 2020 đạt 419,8 triệu đồng/hợp
đồng. Số tiền bảo hiểm của hợp đồng nhóm chính bình quân đạt 50,2 tỷ
đồng/hợp đồng, tương ứng với 102,8 triệu đồng/thành viên.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới là: 41.948 tỷ
đồng, tăng 21,44% so với năm 2019. Trong đó, phí bảo hiểm khai thác mới
của hợp đồng bảo hiểm chính và bảo hiểm bổ trợ chiếm tỷ trọng lần lượt là:
88,36% và 11,64% tổng phí khai thác mới toàn thị trường. Về hợp đồng bảo
hiểm chính, nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất:
77,74% tổng phí khai thác mới toàn thị trường; tiếp theo là nghiệp vụ bảo
hiểm hỗn hợp chiếm 6,7%; đứng thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ chiếm
2,13%; phí khai thác mới của các nghiệp vụ còn lại chỉ chiếm 1,78% tổng
phí khai thác mới toàn thị trường.
Số tiền bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới của nghiệp vụ bảo hiểm
liên kết đầu tư dẫn đầu chiếm 89,81% số tiền bảo hiểm toàn thị trường, tiếp
theo là nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ chiếm 5,38%; đứng thứ ba là nghiệp vụ
bảo hiểm hỗn hợp chiếm 2,8%, số tiền bảo hiểm của các nghiệp vụ còn lại
chỉ chiếm 2,01% số tiền bảo hiểm toàn thị trường. Về thị phần doanh thu phí
bảo hiểm khai thác mới (bao gồm cả bảo hiểm bổ trợ), Manulife chiếm
19,71%; Bảo Việt nhân thọ chiếm 15,09%; Prudential chiếm 14,06%;
Daiichi chiếm 12,53%; AIA chiếm 10,58%; MB Ageas chiếm 4,9% ;
Generali chiếm 4,83%; 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ còn lại chiếm thị
phần 18,29%
b. Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực.
Trong năm 2020, số lượng hợp đồng có hiệu lực của các sản phẩm bảo hiểm
chính đạt 11.631.790 hợp đồng, tăng 13,34% so với năm 2019. Trong đó, số
lượng hợp đồng bảo hiểm cá nhân đạt 11.631.230 hợp đồng, số lượng hợp
đồng bảo hiểm nhóm đạt 560 hợp đồng (tương ứng với số lượng thành viên
trong nhóm được bảo hiểm là 306.714 người).
Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực là
129.291 tỷ đồng, tăng 21,04% so với năm 2019. Trong đó, tổng doanh thu
phí của sản phẩm bảo hiểm chính và bảo hiểm bổ trợ chiếm tỷ trọng lần lượt
là: 90,76% và 9,24% tổng doanh thu phí bảo hiểm. Về sản phẩm bảo hiểm
chính, nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất: 63,02%
tổng doanh thu phí bảo hiểm; tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp chiếm
25,71%; đứng thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ chiếm 1,01%; tổng doanh
thu phí của các nghiệp vụ bảo hiểm còn lại chỉ chiếm 1,03% tổng doanh thu
phí bảo hiểm toàn thị trường.

Số tiền bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư dẫn đầu chiếm
86,33% số tiền bảo hiểm toàn thị trường, tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm
hỗn hợp chiếm 9,6% số tiền bảo hiểm toàn thị trường, đứng thứ ba là nghiệp
vụ bảo hiểm tử kỳ chiếm 3,06%; số tiền bảo hiểm của các nghiệp vụ còn lại
chỉ chiếm 1,01% số tiền bảo hiểm toàn thị trường
Năm 2020, thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo
hiểm có hiệu lực như sau: Bảo Việt nhân thọ (21,69%), Prudential (19,45%),
Manulife (15,48%), Dai-ichi (12,08%), AIA (11,14%), Chubb (3,22%),
Generali (2,92%), Hanwha (2,61%). Các doanh13 nghiệp còn lại chiếm
11,43% thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo
hiểm có hiệu lực.
c. . Tình hình trả tiền bảo hiểm
Tổng số tiền bảo hiểm các doanh nghiệp đã chi trả trong năm 2020 cho các
sản phẩm bảo hiểm là 28.059 tỷ đồng; trong đó trả giá trị tiền bảo hiểm gốc
là 10.515 tỷ đồng, trả giá trị hoàn lại là 9.740 tỷ đồng, trả tiền đáo hạn là
7.803 tỷ đồng. Số tiền chi trả bảo hiểm tập trung chủ yếu vào các sản phẩm
hỗn hợp và bảo hiểm liên kết đầu tư.
d. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ
Cùng với sự tăng trưởng về doanh thu phí bảo hiểm và phát triển hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp, tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cũng
được tăng lên nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo
hiểm. Năm 2020, tổng dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm
nhân thọ đạt 337.550 tỷ đồng, tăng 26,16% so với năm 2019.

Năm 2021
1. CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG
Năm 2021, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam có 19 doanh nghiệp
tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm (bao gồm 15 công ty TNHH 1
thành viên, 4 công ty TNHH 2 thành viên trở lên, 1 công ty cổ phần .
2. Quy mô thị trường
Năm 2021, thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao so
với tang trưởng GDP, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 159.222, Tốc độ
tăng trưởng đạt 21,76%.
3. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ năm 2021.
a, Tình hình khai thác hoạt động bảo hiểm mới.
Trong năm 2021, số lượng hợp đồng khai thác mới của các sản phẩm bảo
hiểm chính đạt 3.559.973 hợp đồng, tăng 11,94% so với năm 2020. Trong
đó, số lượng hợp đồng bảo hiểm cá nhân đạt 3.559.548 hợp đồng, số lượng
hợp đồng bảo hiểm nhóm đạt 425 hợp đồng (tương ứng với số lượng thành
viên trong nhóm được bảo hiểm là 176.536 người).
Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới của các sản
phẩm bảo hiểm chính đạt 44.660 tỷ đồng, tăng 20,5% so với năm 2020.
Tổng số tiền bảo hiểm tương ứng đạt 1.523.134 tỷ đồng . Bình quân số tiền
bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm cá nhân chính khai thác mới trong năm
2021 đạt 421,6 triệu đồng/hợp đồng. Số tiền bảo hiểm của hợp đồng nhóm
chính bìnhquân đạt 52,7 tỷ đồng/hợp đồng, tương ứng với 126,9 triệu
đồng/thành viên
Biểu 5. Phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm khai thác mới theo nghiệp vụ
năm 2021
5A. Phí bảo hiểm khai thác mới của các hợp đồng bảo hiểm theo nghiệp
vụ năm 2021

Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới là: 49.550 tỷ
đồng, tăng 18,12% so với năm 2020. Trong đó, phí bảo hiểm khai thác mới
của hợp đồng bảo hiểm chính và bảo hiểm bổ trợ chiếm tỷ trọng lần lượt là:
90,13% và 9,87% tổng phí khai thác mới toàn thị trường. Về hợp đồng bảo
hiểm chính, nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất
84,24% tổng phí khai thác mới toàn thị trường; tiếp theo là nghiệp vụ bảo
hiểm hỗn hợp chiếm 2,55%; đứng thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ
chiếm 1,87%; phí khai thác mới của các nghiệp vụ còn lại chỉ chiếm 1,47%
tổng phí khai thác mới toàn thị trường.

Số tiền bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới của nghiệp vụ bảo hiểm
liên kết đầu tư dẫn đầu chiếm 90,53% số tiền bảo hiểm toàn thị trường, tiếp
theo là nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ chiếm 5,11%; đứng thứ ba là nghiệp vụ
bảo hiểm sức khỏe chiếm 3,02%, số tiền bảo hiểm của các nghiệp vụ còn lại
chỉ chiếm 1,34% số tiền bảo hiểm toàn thị trường.
Về thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới (bao gồm cả bảo hiểm
bổ trợ), Manulife chiếm 23,21%; Prudential chiếm 13,6%; Bảo Việt nhân
thọ chiếm 12,27%; Dai-ichi chiếm 12,08%; AIA chiếm 8,25%; MB Ageas
chiếm 7,51%; Sunlife chiếm 4,68%, FWD chiếm 4,52%; 11 doanh nghiệp
bảo hiểm nhân thọ còn lại chiếm thị phần 13,87%.
b,Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực
Trong năm 2021, số lượng hợp đồng có hiệu lực của các sản phẩm bảo
hiểm chính đạt 13.198.726 hợp đồng, tăng 13,47% so với năm 2020. Trong
đó, số lượng hợp đồng bảo hiểm cá nhân đạt 13.197.893 hợp đồng, số lượng
hợp đồng bảo hiểm nhóm đạt 833 hợp đồng (tương ứng với số lượng thành
viên trong nhóm được bảo hiểm là 334.783 người).
Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực là
159.222 tỷ đồng, tăng 21,76% so với năm 2020. Trong đó, tổng doanh thu
phí của sản phẩm bảo hiểm chính và bảo hiểm bổ trợ chiếm tỷ trọng lần lượt
là: 90,07% và 9,93% tổng doanh thu phí bảo hiểm. Về sản phẩm bảo hiểm
chính, nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất: 68,27%
tổng doanh thu phí bảo hiểm; tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp chiếm
19,85%; đứng thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ chiếm 0,88%; tổng doanh
thu phí của các nghiệp vụ bảo hiểm còn lại chỉ chiếm 1,07% tổng doanh thu
phí bảo hiểm toàn thị trường.

Số tiền bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư dẫn đầu chiếm
88,47% số tiền bảo hiểm toàn thị trường, tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm
hỗn hợp chiếm 7,45% số tiền bảo hiểm toàn thị trường, đứng thứ ba là
nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ chiếm 2,54%; số tiền bảo hiểm của các nghiệp vụ
còn lại chỉ chiếm 1,54% số tiền bảo hiểm toàn thị trường
Năm 2021, thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo
hiểm có hiệu lực như sau: Bảo Việt nhân thọ (19,19%), Manulife (18,65%),
Prudential (18,08%), Dai-ichi (11,71%), AIA (10,40%), MB Ageas (3,62%),
Chubb (2,83%), Generali (2,73%). Các doanh nghiệp còn lại chiếm 12,8%
thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm
có hiệu lực.
c. Tình hình trả tiền bảo hiểm
Tổng số tiền bảo hiểm các doanh nghiệp đã chi trả trong năm 2021 cho các
sản phẩm bảo hiểm là 32.441 tỷ đồng; trong đó trả giá trị tiền bảo hiểm gốc
là 12.787 tỷ đồng, trả giá trị hoàn lại là 11.347 tỷ đồng, trả tiền đáo hạn là
6.944 tỷ đồng, trả khác là 1.364 tỷ đồng. Số tiền chi trả bảo hiểm tập trung
chủ yếu vào các sản phẩm hỗn hợp và bảo hiểm liên kết đầu tư.
c. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ
Cùng với sự tăng trưởng về doanh thu phí bảo hiểm và phát triển hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp, tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cũng
được tăng lên nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo
hiểm. Năm 2021, tổng dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm
nhân thọ đạt 431.238 tỷ đồng, tăng 27,76% so với năm 2020.
Năm 2022
1. CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG
Năm 2022, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam có 19 doanh nghiệp
tham gia hoạt động kinh
doanh bảo hiểm (bao gồm 15 công ty TNHH 1 thành viên, 4 công ty TNHH
2 thành viên trở
lên, 1 công ty cổ phần).
2. Quy mô thị trường
Năm 2022, thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với
tăng trưởng GDP, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 178.327 tỷ đồng, tốc
độ tăng trưởng đạt 11,93%
3. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ năm 2022.
a, Tình hình khai thác hoạt động bảo hiểm mới.
Trong năm 2022, số lượng hợp đồng khai thác mới của các sản phẩm bảo
hiểm chính đạt 3.414.561 hợp đồng, giảm 4,09% so với năm 2021. Trong
đó, số lượng hợp đồng bảo hiểm cá nhân đạt 3.413.732 hợp đồng, số lượng
hợp đồng bảo hiểm nhóm đạt 829 hợp đồng (tương ứng với số lượng thành
viên trong nhóm được bảo hiểm là 144.038 người).
Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới của các sản
phẩm bảo hiểm chính đạt 45.622 tỷ đồng, tăng 2,14% so với năm 2021.Tổng
số tiền bảo hiểm tương ứng đạt 1.668.236 tỷ đồng .Bình quân số tiền bảo
hiểm của hợp đồng bảo hiểm cá nhân chính khai thác mới trong
năm 2022 đạt 488,6 triệu đồng/hợp đồng. Số tiền bảo hiểm của hợp đồng
nhóm chính bình quân đạt 32,6 tỷ đồng/hợp đồng, tương ứng với 187,5 triệu
đồng/thành viên
Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới là: 50.888
tỷ đồng, tăng 2,69% so với năm 2021. Trong đó, phí bảo hiểm khai thác mới
của hợp đồng bảo hiểm chính và bảo hiểm bổ trợ chiếm tỷ trọng lần lượt là:
89,65% và 10,35% tổng phí khai thác mới toàn thị trường. Về hợp đồng bảo
hiểm chính, nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất
85,48% tổng phí khai thác mới toàn thị trường; tiếp theo là nghiệp vụ bảo
hiểm hỗn hợp chiếm 1,44%; đứng thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ
chiếm 1,35%; phí khai thác mới của các nghiệp vụ còn lại chỉ chiếm 1,38%
tổng phí khai thác mới toàn thị trường
Số tiền bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới của nghiệp vụ bảo hiểm
liên kết đầu tư dẫn đầu chiếm 92,37% số tiền bảo hiểm toàn thị trường, tiếp
theo là nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ chiếm 5,29%; đứng thứ ba là nghiệp vụ
bảo hiểm sức khỏe chiếm 2,06%, số tiền bảo hiểm của các nghiệp vụ còn lại
chỉ chiếm 0,28% số tiền bảo hiểm toàn thị trường.
Về thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới (bao gồm cả bảo hiểm
bổ trợ), Prudential chiếm 17,82%; Manulife chiếm 17,66%; Dai-ichi chiếm
13,32%; Bảo Việt nhân thọ chiếm 10,39%; AIA chiếm 7,24%; FWD chiếm
7,09%; MB Ageas chiếm 7,00%; Sunlife chiếm 6,64%, 11 doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ còn lại chiếm thị phần 12,83%.

B, Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực


Trong năm 2022, số lượng hợp đồng có hiệu lực của các sản phẩm bảo hiểm
chính đạt 13.921.675 hợp đồng, tăng 5,48% so với năm 2021. Trong đó, số
lượng hợp đồng bảo hiểm cá nhân đạt 13.920.700 hợp đồng, số lượng hợp
đồng bảo hiểm nhóm đạt 975 hợp đồng (tương ứng với số lượng thành viên
trong nhóm được bảo hiểm là 311.522 người).

Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực là
178.327 tỷ đồng, tăng 11,93% so với năm 2021. Trong đó, tổng doanh thu
phí của sản phẩm bảo hiểm chính và bảo hiểm bổ trợ chiếm tỷ trọng lần lượt
là: 89,66% và 10,34% tổng doanh thu phí bảo hiểm. Về sản phẩm bảo hiểm
chính, nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất: 71,71%
tổng doanh thu phí bảo hiểm; tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp chiếm
16,29%; đứng thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ chiếm 0,58%; tổng doanh
thu phí của các nghiệp vụ bảo hiểm còn lại chỉ chiếm 1,08% tổng doanh thu
phí bảo hiểm toàn thị trường.

Số tiền bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư dẫn đầu chiếm
90,49% số tiền bảo hiểm toàn thị trường, tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm
hỗn hợp chiếm 6,01% số tiền bảo hiểm toàn thị trường, đứng thứ ba là
nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ chiếm 2,31%; số tiền bảo hiểm của các nghiệp vụ
còn lại chỉ chiếm 1,19% số tiền bảo hiểm toàn thị trường.

Năm 2022, thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo
hiểm có hiệu lực như sau: Bảo Việt nhân thọ (18,62%), Manulife (17,65%),
Prudential (17,48%), Daiichi (12,26%), AIA (10,44%), MB Ageas (3,62%),
Generali (2,86%). Các doanh nghiệp còn lại chiếm 17,07% thị phần tổng
doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực.
c,Tình hình trả tiền bảo hiểm
Tổng số tiền bảo hiểm các doanh nghiệp đã chi trả trong năm 2022 cho các
sản phẩm bảo hiểm là 42.560 tỷ đồng; trong đó trả giá trị tiền bảo hiểm gốc
là 22.445 tỷ đồng, trả giá trị hoàn lại là 12.090 tỷ đồng, trả tiền đáo hạn là
6.204 tỷ đồng, trả khác là 1.820 tỷ đồng. Số tiền chi trả bảo hiểm tập trung
chủ yếu vào các sản phẩm hỗn hợp và bảo hiểm liên kết đầu tư.

d, Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ.


Cùng với sự tăng trưởng về doanh thu phí bảo hiểm và phát triển hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp, tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cũng
được tăng lên nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo
hiểm. Năm 2022, tổng dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm
nhân thọ đạt 449.174 tỷ đồng, tăng 15.76% so với năm 2021.

You might also like