Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 157

CÁC QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CƠ BẢN II

Chương 1: Các khái niệm cơ bản của quá trình


chuyển khối

Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Lan Phương


Khoa Khoa học và Công nghệ Môi trường
Trường Hóa và Khoa học Sự sống
Phương.nguyenthilan@mail.hust.edu.vn

1
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.1. Định nghĩa và phân loại

Định nghĩa: Quá trình di chuyển vật chất từ vị trí này sang vị
trí khác trong 1 pha hoặc từ pha này sang pha kia, khi có sự
tiếp xúc trực tiếp giữa hai pha gọi là quá trình truyền chất, hoặc
chuyển khối hoặc khuếch tán.

2
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối

1.1. Định nghĩa và phân loại


 Phân loại các quá trình Chuyển Khối

Hấp thụ/Absorption: là quá trình hút khí hoặc hơi bằng chất
lỏng. Vật chất di chuyển từ pha khí vào pha lỏng. Nguyên
tắc dựa trên độ hòa tan có chọn lọc của cấu tử khí vào dung
môi

3
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.1. Định nghĩa và phân loại
 Phân loại các quá trình Chuyển Khối

Hấp Phụ/Adsorption: là quá trình hút khí/hơi hoặc lỏng trên


bề mặt vật liệu xốp nhờ các lực bề mặt.
– Vật liệu xốp gọi là chất hấp phụ/adsobent
– Chất bị “gắn” trên bề mặt chất hấp phụ gọi là chất bị hấp phụ

4
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.1. Định nghĩa và phân loại
 Phân loại các quá trình Chuyển Khối
Chưng/distilation: là quá trình tách các hỗn hợp lỏng đồng thể
thành các cấu tử riêng biệt bằng cách đun sôi, trong đó vật chất (cả
cấu tử nặng và cấu tử nhẹ) di chuyển từ pha lỏng vào pha hơi rồi
lại đi từ hơi sang lỏng.
Nguyên tắc dựa trên độ chênh lệch áp suất hơi bão hòa hay nhiệt
độ sôi của các cấu tử.

5
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.1. Định nghĩa và phân loại
 Phân loại các quá trình Chuyển Khối
Trích ly/Extraction: là quá trình tách chất hòa tan trong chất
lỏng hay chất rắn đồng nhất bằng một chất lỏng khác (dung
môi), trong đó vật chất di chuyển từ lỏng sang lỏng hoặc từ rắn
sang lỏng. Nguyên tắc dựa vào độ hòa tan chọn lọc của cấu tử
cần tách vào dung môi lỏng.

6
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.1. Định nghĩa và phân loại

Trao đổi ion/ ion exchanger: tách các ion trong pha lỏng
hoặc khí nhờ trao đổi các nhóm ion linh động với chất trao
đổi ion (thường là pha rắn).

7
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.1. Định nghĩa và phân loại
 Phân loại các quá trình Chuyển Khối

Sấy/drying: là quá trình tách nước ra khỏi vật liệu ẩm, vật chất
(hơi nước) đi từ pha rắn vào pha khí.

8
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.1. Định nghĩa và phân loại
 Phân loại các quá trình Chuyển Khối
– Hoà tan/dissolving: Vật chất di chuyển từ pha rắn vào pha lỏng.
– Kết tinh/crystalization: Vật chất di chuyển từ pha lỏng vào pha
rắn

9
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.2. Biểu diễn thành phần pha

Mỗi pha có thể gồm một, hai hoặc nhiều cấu tử. Ký hiệu pha:
– ΦX - pha lỏng khi chưng luyện, hấp thụ, pha phân tán khi
trích ly, pha rắn khi hấp phụ.
– Φy - pha hơi khi chưng luyện, hấp thụ, hấp phụ, pha liên
tục khi trích ly.

Thành phần của cấu tử trong pha được biểu diễn theo các
đơn vị:
Phần khối lượng, Phần mol, Phần thể tích, Phần khối lượng
tương đối và Phần mol tương đối.

10
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối

1.2. Biểu diễn thành phần pha

11
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.2. Biểu diễn thành phần pha

12
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.2. Biểu diễn thành phần pha

Thống nhất các ký hiệu biểu diễn thành phần:


Gy - Khối lượng pha Φy, kg
Gx - Khối lượng pha Φx, kg
ny – Số mol của pha Φy
nx - Số mol của pha Φx
gk - Khối lượng của một cấu tử bất kỳ trong pha Φx, kg
g’k - Khối lượng của một cấu tử bất kỳ trong pha Φy, kg
nk - Số mol của một cấu tử bất kỳ trong pha Φx
n’k - Số mol của một cấu tử bất kỳ trong pha Φy

13
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối

1.2. Biểu diễn thành phần pha

Thống nhất các ký hiệu biểu diễn thành phần:


ak – Nồng độ phần % khối lượng của một cấu tử bất kỳ trong pha Φx
a’k - Nồng độ phần % khối lượng của một cấu tử bất kỳ trong pha Φy

xk – Nồng độ phần khối lượng của một cấu tử bất kỳ trong pha Φx
yk - Nồng độ phần khối lượng của một cấu tử bất kỳ trong pha Φy
xk – Nồng độ phần mol của một cấu tử bất kỳ trong pha Φx
yk - Nồng độ phần mol của một cấu tử bất kỳ trong pha Φy

14
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.2. Biểu diễn thành phần pha

Thống nhất các ký hiệu biểu diễn thành phần:


X k - Nồng độ phần khối lượng tương đối của một cấu tử bất kỳ
trong pha Φx, kg/kg
Yk - Nồng độ phần khối lượng tương đối của một cấu tử bất kỳ
trong pha Φy, kg/kg
Xk – Nồng độ phần mol tương đối của một cấu tử bất kỳ trong pha
Φx, kmol/kmol
Yk - Nồng độ phần mol tương đối của một cấu tử bất kỳ trong pha
Φy, kmol/kmol
vk – phần thể tích của cấu tử bất kỳ

15
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.2. Biểu diễn thành phần pha

gk g'k
Phần khối lượng xk = yk =
Gx Gy

Phần trăm khối lượng ak = xk ×100%


a'k = yk ×100%

nk n'k
Phần mol
xk = yk =
nx ny
16
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.2. Biểu diễn thành phần pha

Phần khối lượng gk g'k


Xk = Yk =
tương đối Gx - gk Gy - g'k

nk n'k
Phần mol tương Xk = Yk =
đối nx - nk ny - n'k

17
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.2. Biểu diễn thành phần pha
Thể tích của cấu tử
Phần thể tích bất kỳ
Vk
vk =
V Thể tích của pha

Áp suất riêng phần của cấu


tử bất kỳ trong hỗn hợp
pk
Với hỗn hợp
khí lý tưởng
vk =
P Áp suất chung của
hỗn hợp

Đối với hỗn hợp khí lý tưởng, phần thể tích bằng phần mol

18
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.3. Cân bằng pha
 Khái niệm cân bằng pha

Giả sử có 2 pha ΦX và Φy tiếp xúc với nhau.


- M là cấu tử phân bố, có nồng độ ban đầu yM (lúc đầu cấu tử M
chỉ có trong Φy và xM = 0 , trong ΦX không có cấu tử M).
- Khi có tiếp xúc pha, cấu tử M di chuyển từ pha khí Φy vào pha
lỏng Φx và ngược lại, nhưng với các vận tốc khác nhau.
- Quá trình được thực hiện cho đến khi vận tốc chiều thuận và
chiều nghịch bằng nhau. Khi đó, nồng độ cấu tử M trong pha ΦX
đạt cân bằng.

19
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.3. Cân bằng pha
 Khái niệm cân bằng pha

Định nghĩa: Nồng độ cân bằng là nồng độ lớn nhất của cấu
tử M mà pha ΦX có thể chứa được tại một điều kiện nhất
định.
Tương tự, nồng độ cân bằng của pha ɸy là nồng độ nhỏ
nhất của cấu tử M mà pha ɸy có thể giảm được tại một điều
kiện nhất định (P,T,y)

20
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.3. Cân bằng pha
 Khái niệm cân bằng pha

Liên hệ giữa nồng độ cân bằng x*M và yM: Φy Φx


x*M = f(yM)
Trong các trường hợp chung: yM x*M
y* = f(x)
x* = f(y)
Nếu y < y* thì vật chất di chuyển từ ΦX sang Φy
Nếu y > y* thì vật chất di chuyển từ Φy sang Φx

21
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.3. Cân bằng pha
 Qui tắc pha Gibbs

• Sự tồn tại của một pha hay sự cân bằng pha trong hệ thống
chỉ thực hiện được ở các điều kiện xác định.

• Nếu thay đổi các điều kiện đó, cân bằng sẽ bị phá huỷ, nghĩa
là thay đổi số pha trong hệ.

• Quy tắc pha sẽ cho biết có thể thay đổi bao nhiêu yếu tố
mà không phá vỡ cân bằng của một hệ nhất định.

22
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.3. Cân bằng pha
 Qui tắc pha Gibbs
• Quy tắc pha Gibbs là một quy tắc tổng quát nhất áp dụng
cho mọi cân bằng pha

Bậc tự do : là số thông số trạng thái của hệ có thể thay đổi


tùy ý ( trong một giới hạn nhất định ) mà không làm thay đổi
số pha và số cấu tử của hệ. ký hiệu là C
C = Tổng thông số trạng thái – Tổng phương trình liên hệ

Ví dụ : trạng thái của 1 khí lý tưởng được xác định bởi 3 thông
số : T, P và V, nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ PV = nRT
nên bậc tự do C = 3 – 1 = 2

23
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.3. Cân bằng pha
 Qui tắc pha Gibbs
Phương trình chung của quy tắc pha:
C=k–Φ+n
C - Số bậc tự do
k - Số cấu tử độc lập của hệ
Φ - Số pha của hệ
n - số yếu tố độc lập bên ngoài ảnh hưởng lên cân bằng
của hệ.
Đối với các quá trình chuyển khối, các yếu tố ảnh hưởng đến
cân bằng pha là nhiệt độ và áp suất:
C=k–Φ+2

24
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.3. Cân bằng pha
 Qui tắc pha Gibbs

• Nếu T = const và P = const thì C = k- ϕ


• Nếu T = const hoặc P = const thì C = k-ϕ-1
• Nếu hệ có C= 0 gọi là hệ vô biến tức là không có thông số
trạng thái nào độc lập
• Nếu hệ có C= 1 gọi là hệ nhất biến tức là chỉ có một thông
số trạng thái độc lập, các thông số khác là phụ thuộc
• Hệ có C= 2 gọi là hệ nhị biến có nghĩa là chỉ có 2 thông số
trạng thái độc lập các thông số trạng thái khác là phụ thuộc

25
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.3. Cân bằng pha
 Qui tắc pha Gibbs

a) Áp dụng quy tắc pha cho hệ một cấu tử

- Hệ một cấu tử là hệ chỉ gồm một chất nguyên chất

- Cân bằng pha hệ một cấu tử là cân bằng giữa các trạng
thái tập hợp chất.

26
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.3. Cân bằng pha
 Qui tắc pha Gibbs
a) Áp dụng quy tắc pha cho hệ một cấu tử
 Trường hợp chất nguyên chất đồng thời tồn tại cả 3 pha :
R–L–H
Theo quy tắc pha ta có :
C = k-ɸ + n = 1 – 3 + 2 = 0
Hệ bậc 0, hệ này chỉ tồn tại ở một giá trị nhất định của áp suất và nhiệt độ.
Nếu thay đổi các yếu tố trên thì hệ sẽ mất đi một pha và biến thành hệ 2
pha.
Ví dụ : Nước nguyên chất chỉ tồn tại hệ 3 pha R – L – H ở nhiệt độ 0,010C
và áp suất 4,6 mm Hg

27
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.3. Cân bằng pha
 Qui tắc pha Gibbs
a) Áp dụng quy tắc pha cho hệ một cấu tử
 Trường hợp chất nguyên chất tồn tại 2 pha : L – H ( Hơi bão hòa)
Theo quy tắc pha ta có : C = k-ɸ +2 = 1-2 + 2 = 1
- Ta có thể thay đổi áp suất hay nhiệt độ mà cân bằng của hệ không bị
phá hủy .
- Trong hệ thống này có sự phụ thuộc giữa áp suất và nhiệt độ nên nếu
thay đổi T thì P sẽ thay đổi tương ứng.
- Do đó đối với mỗi chất lỏng ta có thể lập được đường cong phụ
thuộc giữa áp suất hơi bão hòa và nhiệt độ.
- Biểu diễn sự phụ thuộc này trên đồ thị - gọi là giản đồ (hoặc đồ thị)
trạng thái của các chất
28
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.3. Cân bằng pha
 Qui tắc pha Gibbs
a) Áp dụng quy tắc pha cho hệ một cấu tử
P
- Các số liệu về áp suất và đường sôi
nhiệt độ của các chất lỏng
thường là các số liệu thực
áp suất hơi
nghiệm và thường có sẵn
trong các tài liệu chuyên
môn. nhiệt độ sôi
- Hoặc có thể xác định từ lý t
thuyết Sự phụ thuộc áp suất và nhiệt độ của
hơi nước bão hoà

29
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.3. Cân bằng pha
 Qui tắc pha Gibbs
a) Áp dụng quy tắc pha cho hệ một cấu tử

 Trường hợp chất nguyên chất tồn tại 1 pha ( ví dụ pha lỏng)

Theo quy tắc pha ta có : C = k-ɸ +2 = 1-1 + 2 = 2

- Ta có thể thay đổi áp suất và nhiệt độ một cách độc lập với nhau
thì hệ vẫn tồn tại 1 pha .

Ví dụ : Nước ở trạng thái lỏng có nhiệt độ OoC< t < 1000C thì có


thể chịu được bất kỳ áp suất nào.

30
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.3. Cân bằng pha
 Qui tắc pha Gibbs
b) Áp dụng quy tắc pha cho hệ 2 cấu tử

• Nếu hệ thống gồm 2 hoặc nhiều cấu tử tạo thành thì vị trí
cân bằng của hệ phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất và thành
phần của pha.
• Với hệ hai cấu tử có 2 pha thì số bậc tự do là :
C=2–2+2=2
Vậy có thể thay đổi đồng thời cả áp suất và nhiệt độ mà số
pha trong hệ không thay đổi.

31
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối

1.3. Cân bằng pha

 Các định luật cân bằng pha

- Cân bằng pha được biểu thị bằng định luật Henry và định
luật Raoult.

- Phạm vi ứng dụng của 2 định luật này là khác nhau

32
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.3. Cân bằng pha
 Các định luật cân bằng pha
 Định luật Henry
Áp suất riêng phần của cấu tử phân bố (p) trong pha khí tồn tại ở cân bằng với
pha lỏng luôn tỷ lệ với nồng độ phần mol (x) của nó trong pha lỏng

pi = Ψ.xi (1.2)

pi : áp suất riêng phần của cấu tử i trong pha Φy (N/m2)


xi : nồng độ phần mol của cấu tử i trong pha ΦX (kmol/kmol)
Ψ : là hệ số Henry (N/m2), giá trị phụ thuộc vào tính chất của khí,
lỏng và nhiệt độ.
Theo định luật Henry, nếu áp suất lên chất lỏng tăng lên, lượng khí hòa tan
trong nó càng lớn.

33
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.3. Cân bằng pha
 Các định luật cân bằng pha
 Định luật Henry

- Nhiệt độ tăng thì Ψ tăng.


- Với khí lý tưởng, Phương trình trên (1.2) là đường thẳng.
- Với khí thực, Ψ phụ thuộc vào nồng độ và quan hệ này là
đường cong, khi nồng độ x nhỏ, quan hệ trên là đường thẳng.
- Định luật này không phù hợp trong điều kiện áp suất cao và
không thể sử dụng được cho hệ thống nếu khí hòa tan có
phản ứng hóa học với dung môi

34
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.3. Cân bằng pha
 Các định luật cân bằng pha
 Định luật Henry
Mặt khác, áp suất riêng phần có thể xác định:

pi = y*i .P (1.3)
y*i - là nồng độ cân bằng của cấu tử i trong pha hơi.
P - áp suất chung của hỗn hợp.
Kết hợp hai phương trình trên ( 1.2) và (1.3), có phương trình đường
cân bằng:

y*i = Ψ/P . xi y*i = m . xi (1.4)


m = Ψ/P - Hằng số cân bằng (không có thứ nguyên)
Đường biểu diễn phương trình (1.4) gọi là đường cân bằng
35
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.3. Cân bằng pha
 Các định luật cân bằng pha  Định luật Henry
• Đường cân bằng biểu thị mối quan y
hệ giữa nồng độ cân bằng trong y* = f(x)
pha khí với nồng độ trong dung
dịch.
• Đối với dung dịch lý tưởng thì
đường cân bằng là đường thẳng. y* = m.x
• Trong trường hợp chung, đường cân
bằng là đường cong.
• Định luật Henry chỉ đúng đối với x
chất khí nên thường được sử dụng Đường cân bằng của hệ khí - lỏng
trong tính toán quá trình hấp thụ.
36
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.3. Cân bằng pha
 Các định luật cân bằng pha
 Định luật Raoult
Áp suất hơi riêng phần của cấu tử i trên dung dịch bằng áp suất
hơi bão hoà của cấu tử đó (ở cùng nhiệt độ) nhân với nồng độ
phần mol của nó trong dung dịch.

pi = pbhi . xi (1.5)

Trong đó :
pi : áp suất riêng phần của cấu tử i trong hỗn hợp hơi
pbhi : áp suất hơi bão hòa của cấu tử i ở cùng nhiệt độ.
xi : nồng độ của cấu tử i trong dung dịch

37
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.3. Cân bằng pha
 Các định luật cân bằng pha
 Định luật Raoult

Mặt khác, áp suất riêng phần còn được xác định (công thức 1.3):

pi = y*i .P
𝒑𝒃𝒉
nên ta có: 𝒚𝒊∗ = 𝒊
𝒙𝒊 (1.6)
𝑷
y*I : Nồng độ phần mol của cấu tử i trong pha hơi ở cân bằng với
pha lỏng

38
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.3. Cân bằng pha
 Các định luật cân bằng pha
 Định luật Raoult
Thay vào phương trình Raoult, có phương trình đường cân bằng:
𝑏ℎ

𝑝1 .𝑥
y = 𝑏ℎ (1.7)
𝑝1 . 𝑥 + 𝑝2𝑏ℎ (1 − 𝑥)
p1bh và p2bh : áp suất hơi bão hòa của cấu tử 1 và cấu tử 2 ( xét hệ 2 cấu tử)
Đặt α = pbh1/pbh2 : Độ bay hơi tương đối của cấu tử 1 trong hỗn hợp

 .x
y 
*
(1.8)
1  x.(  1)
Phương trình trên (1.8) gọi là phương trình cân bằng.
Đường biểu diễn nó gọi là đường cân bằng.

39
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.3. Cân bằng pha
 Các định luật cân bằng pha
 Định luật Raoult

- Phương trình 1.8 chỉ đúng với dung dịch lý tưởng.

- Với các dung dịch thực, các số liệu cân bằng thường
được xác định bằng thực nghiệm.

- Định luật Raoult thường được sử dụng để tính toán


cho quá trình chưng luyện.

40
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối

1.3. Cân bằng pha


 Các định luật cân bằng pha

Định luật Dalton

Áp dụng cho pha hơi ở áp suất thấp (p <Áp suất tới hạn)
pi = P.yi
pi áp suất hơi riêng phần của cấu tử i trong pha hơi
P áp suất tổng của hơi
yi nồng độ phần mol của cấu tử i trong pha hơi

41
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.4. Các định luật khuếch tán
Quá trình khuếch tán là quá trình di chuyển những phân tử
của một hay nhiều chất trong một pha đến những điểm khác
trong cùng pha đó hay pha khác. Sự di chuyển của các phần tử
này có thể do :

- Chuyển động nhiệt của các phân tử gọi là phương thức


khuếch tán phân tử. Sự chuyển động này là nhờ sự tiếp xúc
giữa các phân tử và tác dụng tương hỗ giữa chúng.

- Tác động của những tia dao động xoắy tại từng điểm trong
bản thân mỗi pha gọi là phương thức khuyếch tán xoắy

- Sự đối lưu vật chất trong bản thân mỗi pha gọi là phương
thức khuếch tán đối lưu.

42
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.4. Các định luật khuếch tán (các phương thức
Màng
khuyếch tán)

• Khi hai pha chuyển động


tiếp xúc nhau, do ma sát,
trên bề mặt phân chia
pha tạo thành hai lớp
màng. Nhân
Nhân
• Chế độ chuyển động ở
màng và trong nhân của
dòng có đặc trưng khác
nhau.
Bề mặt phân
pha
43
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.4. Các định luật khuếch tán Bề mặt
phân pha

• Ở trong màng luôn luôn có chế độ


dòng. Quá trình di chuyển vật chất là
quá trình khuếch tán phân tử. Nhân
• Ở giữa dòng có thể có chuyển động
xoáy. Quá trình di chuyển vật chất là
quá trình khuếch tán đối lưu. Nhân
• Vận tốc khuếch tán trong màng rất nhỏ
so với vận tốc khuếch tán trong nhân.
Vận tốc quá trình phụ thuộc vào vận tốc
trong màng.
Màng
44
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.4. Các định luật khuếch tán
 Khuếch tán phân tử

• Khuếch tán phân tử là sự chuyển động dao động nhiệt


của các phân tử vào trong lòng các phân tử khác.
• Khuếch tán phân tử xảy ra trong lớp màng hay là trong
môi trường đứng yên.
• Phương thức khuếch tán phân tử xảy ra rất chậm
• Động lực là sự chênh lệch nồng độ giữa hai bề mặt tiếp
xúc . Khuếch tán từ nơi nồng độ cao đến nơi nồng độ thấp
trong lớp màng

45
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.4. Các định luật khuếch tán

 Khuếch tán phân tử

• Vận tốc của khuếch tán phân tử tăng khi nhiệt độ tăng
và áp suất giảm.
• Vì trong quá trình chuyển khối, khuếch tán phân tử xảy ra
trong lớp màng hay trong môi trường đứng yên nên tăng
nhiệt độ để tăng quá trình có nhiều hạn chế.
• Thông thường cố gắng tăng vận tốc các pha để tăng cường
phương thức khuyếch tán xoáy và đối lưu.

46
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.4. Các định luật khuếch tán
 Khuếch tán phân tử
Định luật Fick I
 Vận tốc khuếch tán
𝑑𝐺 𝑑𝑐
Vận tốc khuếch tán là = −𝐷 (1-9)
lượng vật chất đi qua
𝐹𝑑𝜏 𝑑𝑥
một đơn vị bề mặt trong Thời
một đơn vị thời gian Bề mặt vuông gian(h)
góc với hướng
(dG/Fdτ) là tỷ lệ với khuếch tán Hệ số khuếch
gradient nồng độ của (m2) tán (m2/h)
chất đó. .
Dấu (-) chỉ rằng nồng
Vận tốc khuếch tán tỉ lệ với
độ giảm theo chiều Gradient nồng độ
khuếch tán
47
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối

1.4. Các định luật khuếch tán

Giải phương trình (1.9) ta biết được lượng vật chất khuếch tán:
𝒅𝑪
G= −𝑫𝑭 𝝉 (1.10)
𝒅𝒙

G : Lượng vật chất (kg)


τ : thời gian
F: Bề mặt vuông góc với hướng khuyếch tán (m2 )
x: Chiều dài (m),
C : Nồng độ (kg/m3)
D: Hệ số khuếch tán (m2/h)

48
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.4. Các định luật khuếch tán
𝒌𝒈.𝒎
 Hệ số khuếch tán [D]= 𝒌𝒈 = m2 /h
𝒎𝟐𝒎𝟑 𝒉
Ý nghĩa của hệ só khuyếch tán
- Hệ số khuếch tán là lượng vật chất đi qua một đơn vị bề mặt trong
một đơn vị thời gian khi nồng độ vật chất giảm một đơn vị trên một
đơn vị chiều dài theo hướng khuếch tán.
- Hệ số khuếch tán là một hằng số vật lý đặc trưng cho khả năng
xâm nhập của chất đang xét vào môi trường nào đó do đó nó
không phụ thuộc vào điều kiện thủy động của quá trình.
- Hệ số khuyếch tán chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất đang xét,
áp suất, nhiệt độ và được xác định bằng thực nghiệm.
- Với chất khí D tăng khi nhiệt độ tăng và P giảm, với chất lỏng D
không phụ thuộc nhiều vào áp suất.

49
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.4. Các định luật khuếch tán
 Công thức tính hệ số khuếch tán

- Hệ số khuếch tán của khí trong khí

• Giả sử khí A khuếch tán vào khí B ( hay ngược lại khí B
khuếch tán vào khí A). Hệ số khuếch tán D ở nhiệt độ T và
áp suất P được xác định theo công thức (1.11) ở dưới.

50
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.4. Các định luật khuếch tán
 Công thức tính hệ số khuyếch tán
- Hệ số khuếch tán của khí trong khí

Nhiệt độ tuyệt
đối của khí, 0K
3
-3
D= 1,55.10 T 2
1 + 1 ,m 2
(1.11)
æ ö MA MB h
2
1 1
P çVA3 +VB3 ÷
Áp suất è ø
chung của
Thể tích mol,
khí, at
cm3/mol Khối lượng mol,
kg/kmol
51
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.4. Các định luật khuếch tán
- Hệ số khuếch tán của khí trong lỏng

Khí A khuếch tán vào chất lỏng B, ở nhiệt độ 200C, hệ số khuyếch


tán xác định theo công thức :

D20 = 0,00360 1 + 1 , m 2
(1.12)
æ 1 1ö
2
MA MB h
ab m çVA3 +VB3 ÷
è ø
Hệ số điều chỉnh của khí Độ nhớt của dung
khuếch tán và của dung môi, cp
môi (cho trong dung môi)

52
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.4. Các định luật khuếch tán
 Khuếch tán đối lưu

Khuếch tán đối lưu là phương thức khuyếch tán do sự đối lưu
vật chất trong bản thân mỗi pha.

- Khi dòng pha chuyển động xoáy thì trong bản thân mỗi pha sẽ
có sự di chuyển vật chất do dòng đối lưu,
- Ngoài ra, tại mỗi điểm bất kỳ, dưới tác dụng của các tia dao
động xoắy vật chất cũng di chuyển hỗn loạn.
- Cả 2 loại khuếch tán trên cùng tồn tại khi các pha chuyển
động nên được gọi chung là khuyếch tán đối lưu.

53
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.4. Các định luật khuếch tán
 Khuếch tán đối lưu
• Khuyếch tán đối lưu có vận tốc lớn hơn nhiều lần so với vận tốc
khuyếch tán phân tử
• Vận tốc của nó phụ thuộc vào chế độ chảy của dòng pha.
• Chuyển động đối lưu thu được nhờ các quá trình cơ học như
khuấy trộn, tạo chênh lệch áp suất của dòng chảy hay dưới tác
dụng của lực trọng trường.
• Xu hướng chung là cố gắng tạo ra chế độ chảy xoắy để tăng
quá trình đối lưu, giảm chiều dày lớp màng tức là tăng phương
thức khuyếch tán đối lưu so với phương thức khuyếch tán phân
tử.
54
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.4. Các định luật khuếch tán

 Khuếch tán đối lưu

Như vậy khuyếch tán đối lưu :

- Xảy ra trong nhân pha ở chế độ chuyển động xoắy

- Xảy ra nhờ sự xáo trộn của các phân tử trong dòng

- Động lực của quá trình khuyếch tán đối lưu là sự chênh
lệch nồng độ trong nhân và nồng độ bề mặt tiếp xúc

55
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.4. Các định luật khuếch tán
 Khuếch tán đối lưu
Ví dụ xét quá trình khuyếch tán từ dòng khí vào dòng chất lỏng
giọt.
- Dòng khí có vận tốc w và nồng độ cấu tử phân bố là C.
- Dòng lỏng đi vào với vận tốc u.
- Vật chất khuếch tán từ khí vào lỏng không những nhờ vào
chuyển động của phân tử mà còn nhờ vào sự chuyển động của các
pha

56
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.4. Các định luật khuếch tán

 Khuếch tán đối lưu  Định luật Fick II


- Tách ra một nguyên tố thể tích dV có
cạnh là dx, dy và dz và đặt nó trong hệ
Gz+dGz
tọa độ Oxyz z Gy
dy
- Lượng vật chất đi qua các bề mặt thể Gx dx
tích nguyên tố dV trong khoảng thời dz Gx+dGx
gian dτ theo định luật khuếch tán phân
tử ta có: Gy+dGy Gz x

+ Qua mặt dydz y


𝜕𝐶 Phân bố nồng độ trong môi trường
𝐺𝑥 = −𝐷 𝑑𝑦 𝑑𝑧 𝑑𝜏 chuyển động
𝜕𝑥
57
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.4. Các định luật khuếch tán
 Khuếch tán đối lưu

 Định luật Fick II

- Cũng trong thời gian đó


lượng vật chất đi qua mặt đối
diện là :

¶c ¶ æ ¶c ö
Gx+dx = Gx + dGx = -D dydzdt - D ç ÷ dxdydzdt
¶x ¶x è ¶x ø
Lượng vật chất tích lại trong thể tích nguyên tố dV theo trục ox là :
¶2 c
dGx = Gx - Gx+dx = D 2 dxdydzdt (1.13)
¶x

58
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.4. Các định luật khuếch tán
 Khuếch tán đối lưu
 Định luật Fick II
Tương tự với các trục Oz và Oy:
¶2 c
dGy = Gy - Gy+dy = D 2 dxdydzdt (1.14)
¶y
¶2 c
dGz = Gz - Gz+dz = D 2 dxdydzdt (1.15)
¶z
Lượng vật chất tích lại trong thể tích nguyên tố dV là :
æ ¶2 c ¶2 c ¶2 c ö
dG = dGx + dGy + dGz = D ç 2 + 2 + 2 ÷ dxdydzdt (1.16)
è ¶x ¶y ¶z ø

59
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.4. Các định luật khuếch tán
 Khuếch tán đối lưu
 Định luật Fick II
Mặt khác hỗn hợp khí có nồng độ C
Gz+dGz
chuyển động với vận tốc W đi vào z Gy
nguyên tố thể tích dV sau thời gian dτ
được tính : Gx
Lượng vật chất đi qua bề mặt dydz (Gx ) Gx+dGx
và đi qua mặt đối diện ( Gx+ dx ) là :
Gy+dGy Gz x

𝐺𝑥 = 𝑊𝑥 𝐶 𝑑𝑦𝑑𝑧𝑑𝜏 y

 (Wx c)
Gx  dx  Gx  dGx  Wx Cdydzd  dxdydzd
x

60
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.4. Các định luật khuếch tán
 Khuếch tán đối lưu
 Định luật Fick II
Lượng vật chất tích lại trong nguyên tố thể tích dV theo trục ox là :

𝑑𝐺𝑥 = 𝐺𝑥 − 𝐺𝑥+𝑑𝑥

Wx c
dGx  dxdydzd (1.17)
x

61
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.4. Các định luật khuếch tán
 Khuếch tán đối lưu
 Định luật Fick II
Tương tự lượng vật chất tích lại trong thể tích nguyên tố theo trục Oy và trục
Oz:
¶Wy c
dGy = dxdydzdt (1.18)
¶y
¶Wz c
dGz = dxdydzdt (1.19)
¶z
Vậy lượng vật chất tích lại trong nguyên tố có thể tích dV trong thời gian dτ:

𝜕(𝑊𝑥 𝐶) 𝜕(𝑊𝑦 𝐶) 𝜕(𝑊𝑧 𝐶)


𝑑𝐺 = 𝑑𝐺𝑥 + 𝑑𝐺𝑦 + 𝑑𝐺𝑧 = + + 𝑑𝑥𝑑𝑦𝑑𝑧𝑑τ
𝜕𝑥 𝜕𝑦 𝜕𝑧
(1.20)

62
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.4. Các định luật khuếch tán
 Khuếch tán đối lưu
 Định luật Fick II

Khai triển phương trình (1.20) ta có :

é c¶Wx c¶Wy c¶Wz ù é ¶c ¶c ¶c ù


dG = dGx + dGy + dGz = ê + + ú dxdydzdt + êWx +Wy +Wz ú dxdydzdt
ë ¶x ¶y ¶z û ë ¶x ¶y ¶z û
(1.21 )
Theo phương trình dòng liên tục và ổn định thì:
¶Wx ¶Wy ¶Wz
+ + =0
¶x ¶y ¶z

63
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.4. Các định luật khuếch tán
 Khuếch tán đối lưu
 Định luật Fick II
é ¶c ¶c ¶c ù
dG = êWx + Wy + Wz ú dxdydzdt (1.22 )
ë ¶x ¶y ¶z û
Lượng vật chất tính theo 2 phương pháp phải bằng nhau (phương tình 1.16
bằng phương trình 1.22)

é ¶2 c ¶2 c ¶2 c ù é ¶c ¶c ¶c ù
dG = D ê 2 + 2 + 2 ú = êWx +Wy +Wz ú (1.23 )
ë ¶x ¶y ¶z û ë ¶x ¶y ¶z û

Phươn trình khuếch tán trong môi


trường chuyển động hay phương trình
dòng khuyếch tán
64
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.5. Cân bằng vật liệu và động lực của quá trình
 Phương trình cân bằng vật liệu

• Khi thực hiện quá trình chuyển khối thường cho trước nồng độ
đầu và nồng độ cuối của các pha

• Nồng độ thực tế của các pha trong thiết bị chuyển khối nằm
trong giới hạn nồng độ đầu và nồng độ cuối đã cho gọi là nồng
độ làm việc

• Quá trình truyền chất thường được thực hiện trong thiết bị loại
tháp, hai pha chuyển động ngược chiều và tiếp xúc trực tiếp với
nhau.

65
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.5. Cân bằng vật liệu và động lực của quá trình

 Phương trình cân bằng vật liệu

Hình bên biểu thị sự phân bố


nồng độ của ɸy và ɸx trong
trường hợp nồng độ của ɸy
giảm từ Yđ đến Yc và của pha
ɸx tăng từ Xđ đến Xc

- Xét một nguyên tố bề mặt dF, phương trình cân bằng vật liệu có
dạng:
Gx . dX = -Gy . dY (1.24)

66
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.5. Cân bằng vật liệu và động lực của quá trình
 Phương trình cân bằng vật liệu

- Cho toàn bộ bề mặt F, phương trình có dạng:


Gx (Xc – Xđ) = Gy . (Yđ – Yc) (1.25)

67
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.5. Cân bằng vật liệu và động lực của quá trình
 Phương trình cân bằng vật liệu
- Tại một tiết diện bất kỳ có nồng độ X,Y:
Gx (X – Xđ) = Gy . (Y – Yc) (1.26)
Y = Gx/Gy . X + Yc – Gx/Gy . Xđ (1.27)
Trong đó :
Gx, Gy là lưu lượng của pha Φx và pha Φy
Xd, Xc., Yd , Yc : Nồng độ đầu và cuối (phần mol tương đối)
trong pha Φx và pha Φy
Y,X : Nồng độ của pha Φy và pha Φx ở tiết diện bất kỳ

68
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.5. Cân bằng vật liệu và động lực của quá trình

 Phương trình cân bằng vật liệu

Y = Gx/Gy . X + Yc – Gx/Gy . Xđ (1.27)

Trong mỗi trường hợp cụ thể, các đại lượng Gx, Gy, Xđ, Yc
đều cho trước và không đổi, vì vậy phương trình trên có dạng
đường thẳng.

Y =AX + B - gọi là phương trình đường nồng độ làm việc

69
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.5. Cân bằng vật liệu và động lực của quá trình
 Động lực khuếch tán
• Quá trình truyền chất giữa các pha xảy ra tự nhiên khi nồng độ
làm việc và nồng độ cân bằng của cấu tử phân bố trong mỗi pha là
khác nhau.
• Động lực khuếch tán (động lực truyền chất) là hiệu số giữa
nồng độ làm việc và nồng độ cân bằng

Hay nói cách khác : Động lực của quá trình truyền chất là hiệu số
nồng độ “ban đầu” và nồng độ cân bằng hoặc ngược lại giữa
nồng độ cân bằng và nồng độ ”ban đầu” của cùng một pha trên
cùng một tiết diện

70
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.5. Cân bằng vật liệu và động lực của quá trình

 Động lực khuếch tán

• Tính theo nồng độ pha Φy, động lực là :


Δy = y* - y hay Δy = y – y*
• Tính theo nồng độ pha Φx, động lực là :
Δx = x* - x hay Δx = x – x*

Động lực của quá trình càng lớn thì tốc độ chuyển khối càng
lớn, động lực giảm và ở giá trị động lực bằng 0 thì hệ tồn tại
cân bằng động và vận tốc truyền chất của 2 pha bằng nhau.

71
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.5. Cân bằng vật liệu và động lực của quá trình
 Động lực khuếch tán
Đối với bất kỳ một quá trình truyền chất nào trong thiết bị, động
lực truyền chất đều có thể biểu diễn bằng đồ thị :
Đồ thị biểu diễn vật chất đi từ pha Φx vào pha Φy

(I) (II)

72
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.5. Cân bằng vật liệu và động lực của quá trình
 Động lực khuếch tán
Đồ thị biểu diễn vật chất đi từ pha Φy vào pha Φx
Y Y

ΔY ΔX
y* = f(X) Y* = f(X)

X X
(III) (IV)
• Động lực của quá trình thay đổi từ đầu đến cuối quá trình Khi tính toán
sử dụng động lực trung bình.
• Chất phân tán sẽ đi vào pha có nồng độ làm việc nhỏ hơn nồng độ cân bằng.
73
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.6. Phương trình chuyển khối và động lực trung bình

 Phương trình cấp chất

- Vận tốc của một quá trình nào cũng tỷ lệ thuận với động lực
và tỷ lệ nghịch với trở lực.

- Với quá trình truyền chất thì động lực là hiệu số nồng độ và trở
lực là do chất khuếch tán chuyển động qua lưu thể.

74
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.6. Phương trình chuyển khối và động lực trung bình

 Phương trình cấp chất

Lewis-Whitman (1923) y*
two-film model
x*

75
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.6. Phương trình chuyển khối và động lực trung bình
Lewis-Whitman (1923)
 Phương trình cấp chất
two-film model
- Xét quá trình chuyển vật chất từ pha Φy vào
y ybg
pha Φx :
-Nồng độ y, x ở giữa dòng coi như không đổi
y*
-Trong lớp màng Φy nồng độ giảm từ y đến
x*
ybg (nồng độ biên giới)
xbg
-Trong lớp màng Φx nồng độ giảm từ xbg x
(nồng độ biên giới) đến x.
- Gọi Ry là trở lực trong pha Φy và Rx là trở
lực trong pha Φx
Sơ đồ quá trình chuyển khối

76
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.6. Phương trình chuyển khối và động lực trung bình
 Phương trình cấp chất
- Vận tốc khuyếch tán của chất phân bố qua màng Φy:
dG y  ybg

dF Ry (1.28)

- Vận tốc của chất phân bố qua màng Φx:


dG xbg  x

dF Rx (1.29)

- Gọi βx và βy là các hệ số cấp chất trong pha Φx và Φy

1 1
bx = by =
Rx Ry

77
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.6. Phương trình chuyển khối và động lực trung bình

 Phương trình cấp chất


- Lượng vật chất chuyển qua màng Φy trong thời y ybg
gian τ là:

dG = ydF (y - ybg ) (1.30) y*


x*
- Lượng vật chất chuyển qua màng Φx trong thời
gian τ là:
xbg x
dG = xdF (xbg -x) (1.31)

Các phương trình (1.30) và (1.31) là


phương trình cấp chất qua màng Φy và
Φx Sơ đồ quá trình chuyển khối

78
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.6. Phương trình chuyển khối và động lực trung bình
 Thứ nguyên và ý nghĩa vật lý của hệ số cấp khối

- Hệ số cấp khối là lượng vật chất chuyển qua một đơn vị bề mặt
trong một đơn vị thời gian khi hiệu số nồng độ là một đơn vị.
- Hệ số cấp khối là một đại lượng phức tạp. Nó phụ thuộc vào tính
chất vật lý của các pha (hệ số khuyếch tán, độ nhớt, khối lượng
riêng), nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, kích thước hình học đặc trưng
và cấu tạo của thiết bị truyền chất.

79
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.6. Phương trình chuyển khối và động lực trung bình
 Phương trình chuyển khối
Theo định luật phân bố vật chất (Henry – Dalton) y = mx ta có :
ybg y *
Thay các giá trị này vào pt (1.31) ta có :
xbg = ; x=
m m
dG = b xt dF ( ybg - y )
1 * (1.32)
m
dG
Từ pt (1.30) = t dF ( y - ybg ) (1.33)
by

Từ pt (1.32) ta có :
mdG
= t dF ( ybg - y *) (1.34)
bx

80
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.6. Phương trình chuyển khối và động lực trung bình
 Phương trình chuyển khối
Cộng 2 pt (1.33) và (1.34) ta có :
æ 1 mö
dG çç + ÷÷ = t dF ( y - y *) (1.35)
è by bx ø
1
= 𝑘𝑦 Hệ số chuyển khối của quá trình
1 𝑚
+
𝛽𝑦 𝛽𝑥

∆𝑦 = 𝑦 − 𝑦 ∗ Là động lực của quá trình

dG = kyt dFDy (1.36)

81
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.6. Phương trình chuyển khối và động lực trung bình
 Phương trình chuyển khối
Ứng với nguyên tố bề mặt dF có động lực Δy , nhưng đối với toàn bộ bề
mặt tiếp xúc pha F ta phải dung động lực trung bình, nên phương trình có
dạng :

G = kyt FDytb (1.37) Tương tự ta có lượng chất


được truyền tính theo pha ɸx :
Động lực trung
bình của quá trình
G = kxt FDxtb (1.38)
Hệ số chuyển khối khi
tính theo nồng độ pha x 1
kx = Phương trình
1 1
+ chuyển khối
b x mb y
Cấu tử phân bố dễ hoà tan: ky » b y
Cấu tử phân bố khó hoà tan: kx » b x
82
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.6. Phương trình chuyển khối và động lực trung bình
 Xác định động lực trung bình

• Khi đường cân bằng là đường cong ta dùng động lực


trung bình tích phân.

• Khi đường cân bằng là đường thẳng ta dùng động lực


trung bình lôgarit.

83
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.6. Phương trình chuyển khối và động lực trung bình
 Xác định động lực trung bình
 Động lực trung bình tích phân
Giả sử quá trình chuyển khối tiến hành với 2 lưu thể ngược
chiều, với các điều kiện sau :
+ Đường cân bằng ycb = f(x) là đường cong
+ Lưu lượng các pha không thay đổi tức là đường làm việc là
đường thẳng
+ Hệ số chuyển khối Kx và Ky không thay đổi dọc theo tháp
(mặc dù thực tế Kx và Ky có thay đổi nhưng nếu chúng thay
đổi không nhiều thì có thể coi Kx và Ky không đổi)
84
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.6. Phương trình chuyển khối và động lực trung bình
 Xác định động lực trung bình
 Động lực trung bình tích phân
- Để xác định động lực trung bình tích phân ta dùng phương trình truyền
chất cơ bản ở dạng vi phân.
dG
dG = kydF (y - y*) dF = (1.39)
kyt (y - ycb )
- Mặt khác lượng vật chất dG có thể xác định theo phương trình cân bằng
vật liệu (trường hợp nồng độ pha ɸy giảm):

Gy dy
dF = -
t Ky ( y - y )
dG =-Gydy (1.40) *
(1.41)

85
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.6. Phương trình chuyển khối và động lực trung bình
 Xác định động lực trung bình
 Động lực trung bình tích phân

Lấy tích phân phương trình (1.41)


yc
Gy dy Gy
F 
k y 


y  y k y
*
S (1.42)

S: xác định bằng phương pháp đồ thị hình bên

G
Thay: Gy =
yd - yc
Xác định động lực trung bình tích phân
G S
F (1.43)
K y ( yd  yc )
86
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.6. Phương trình chuyển khối và động lực trung bình
 Xác định động lực trung bình
 Động lực trung bình tích phân
yd - yc
hay: G = K yt F (1.44)
S
So sánh phương trình (1.44) và phương trình (1.37) G  K yFytb

y d  yc
yd - yc ytb 
Dytb = yd
dy
(1.45)
S 
yc
y  y*

87
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.6. Phương trình chuyển khối và động lực trung bình
 Xác định động lực trung bình
 Động lực trung bình tích phân
Chứng minh tương tự ta được động lực trung bình tích phân Δxtb khi
tính theo nồng độ pha ɸx :
xc  xd
xtb  xc (1.46)
dx

xd
x * x

Các công thức (1.45) và (1.46) là công thức được chứng minh cho
trường hợp vật chất khuếch tán từ pha Φy vào pha Φx, nghĩa là
trường hợp nồng độ cấu tử phân bố trong pha Φy giảm và trong pha
Φx tăng.

88
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.6. Phương trình chuyển khối và động lực trung bình
 Xác định động lực trung bình
 Động lực trung bình logarit
Dựa vào phương trình truyền chất cơ bản dạng vi phân
dG = kydF (y - y*)
Sự biến đổi động lực trong một nguyên tố bề mặt là :
𝑑𝐺 𝑑𝐺 𝑚 1
𝑑 𝑦− 𝑦∗ = 𝑑𝑦 − 𝑑𝑦 ∗ =− +𝑚 = 𝑑𝐺 ( − )
𝐺𝑦 𝐺𝑥 𝐺𝑥 𝐺𝑦

𝑚 1 𝑑(𝑦 − 𝑦 ∗ )
Đặt 𝑛= − 𝑑𝐺 =
𝐺𝑥 𝐺𝑦 𝑛

89
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.6. Phương trình chuyển khối và động lực trung bình
 Xác định động lực trung bình
 Động lực trung bình logarit
Thay dG vào phương trình
𝑑(𝑦 − 𝑦 ∗ )
dG = kydF (y - y*) = kydF (y − y∗)
𝑛
𝑑(𝑦 − 𝑦 ∗ )

= 𝑛𝑘𝑦 𝜏 𝐹
𝑦 − 𝑦
𝑦𝑐 −𝑦đ∗ 𝐹
𝑑(𝑦 − 𝑦 ∗ )
Lấy tích phân න ∗
= 𝑛𝑘𝑦 𝜏 න 𝑑𝐹
𝑦đ −𝑦𝑐∗ 𝑦−𝑦 0

90
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.6. Phương trình chuyển khối và động lực trung bình
 Xác định động lực trung bình
 Động lực trung bình logarit

𝑦𝑐 − 𝑦đ∗ (1.47)
ln ∗ = 𝑛𝑘𝑦 𝜏𝐹
𝑦đ − 𝑦𝑐
Lượng pha Gy , Gx có thể xác định theo phương trình cân bằng
vật liệu
Thay các giá trị Gx và Gy vào n, ta có :
𝑚 1 𝑦𝑐∗ − 𝑦đ∗ 𝑦đ − 𝑦𝑐
𝑛= − = −
𝐺𝑥 𝐺𝑦 𝐺 𝐺
(𝑦𝑐 − 𝑦đ∗ ) − (𝑦đ − 𝑦𝑐∗ )
𝑛=
𝐺
91
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.6. Phương trình chuyển khối và động lực trung bình
 Xác định động lực trung bình
 Động lực trung bình logarit
Thay n vào phương trình (1.47) ta có :
𝑦𝑐 − 𝑦đ∗ − ( 𝑦đ − 𝑦𝑐∗ )
𝐺= ∗ 𝑘𝑦 𝜏𝐹 (1.48)
𝑦𝑐 − 𝑦đ
ln
𝑦đ − 𝑦𝑐∗

So sánh với phương trình (1.37) G = kyt FDytb


𝑦𝑐 − 𝑦đ∗ − ( 𝑦đ − 𝑦𝑐∗ )
∆𝑦𝑡𝑏 = 𝑦𝑐 − 𝑦đ∗
(1.49)
ln
𝑦đ − 𝑦𝑐∗

92
Chương 1: Các kiến thức cơ bản của quá trình chuyển khối
1.6. Phương trình chuyển khối và động lực trung bình
 Xác định động lực trung bình
 Động lực trung bình logarit

Nếu đặt : Δyc = yc – yđ* và Δyđ = yđ – yc*

∆𝑦𝑐 − ∆𝑦đ
∆𝑦𝑡𝑏 = (1.50)
∆𝑦
ln 𝑐
∆𝑦đ
Phương trình (1.50) là động lực trung bình logarit
Chứng minh tương tự đối với nồng độ tính theo pha ɸx ta có :
∆𝑥𝑐 − ∆𝑥đ
∆𝑥𝑡𝑏 = (1.51) Coi động lực cuối là động lực lớn và
∆𝑥𝑐 động lực đầu là động lực nhỏ
ln
∆𝑥đ
93
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.1. Giới thiệu thiết bị chuyển khối có bề mặt tiếp xúc pha từng
bậc và liên tục
 Tháp đệm/Packed Column
- Tháp đệm được
sử dụng cho quá
trình hấp thụ, hấp
phụ, chưng luyện
và các quá trình
khác.
- Tháp đệm hình
trụ, bên trong có
đổ đầy đệm (lộn
xộn hay xếp theo
thứ tự).
94
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.1. Giới thiệu thiết bị chuyển khối có bề mặt tiếp xúc pha từng
bậc và liên tục
 Tháp đệm

95
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.1. Giới thiệu thiết bị chuyển khối có bề mặt tiếp xúc pha từng
bậc và liên tục
 Tháp đệm/Packed Column
Các loại đệm phổ biến nhất gồm :
- Đệm vòng hình trụ rỗng, kích thước từ 10 đến 100 mm (sành,
sứ, thủy tinh)
- Đệm hạt, kích thước từ 20 đến 100 mm (là những cục than
thạch anh vỡ)
- Đệm xoắn, đường kính dây cỡ 0,3 đến 1 mm, đường kính vòng
xoắn cỡ 3 đến 8 mm, chiều dài dây không quá 25 mm ( dùng kim
loại xoắn lại thành vòng).
- Đệm lưới bằng gỗ ( có bề mặt riêng và thể tích tự do nhỏ)
96
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.1. Giới thiệu thiết bị chuyển khối có bề mặt tiếp xúc pha từng
bậc và liên tục
 Tháp đệm

97
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.1. Giới thiệu thiết bị chuyển khối có bề mặt tiếp xúc pha từng
bậc và liên tục
 Tháp đệm Yêu cầu chung của các loại đệm :
+ Bề mặt riêng lớn (bề mặt đệm
trên một đơn vị thể tích ký hiệu σ,
m2 /m3)
+ Thể tích tự do lớn ( Vtd , m3/m3)
+ Khối lượng riêng bé
+ Trở lực thủy lực nhỏ
+ Bền hóa học, cơ học
+ Dễ thấm ướt chất lỏng
Thực tế không có loại đệm nào đạt được tất cả các yêu cầu trên vì vậy
tùy điều kiện cụ thể mà chọn đệm cho thích hợp

98
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.1. Giới thiệu thiết bị chuyển khối có bề mặt tiếp xúc pha từng
bậc và liên tục
 Tháp đệm Đệm cấu trúc Sulze Chemtech

99
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.1. Giới thiệu thiết bị chuyển khối có bề mặt tiếp xúc pha từng
bậc và liên tục
 Tháp đệm Đệm cấu trúc

100
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.1. Giới thiệu thiết bị chuyển khối có bề mặt tiếp xúc pha từng
bậc và liên tục Đệm cấu trúc

 Tháp đệm

Lắp đệm vào tháp

101
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.1. Giới thiệu thiết bị chuyển khối có bề mặt tiếp xúc pha từng
bậc và liên tục
 Tháp đệm Đệm cấu trúc
Minh hoạ độ chịu tải của khối đệm cấu trúc

102
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tháp đệm
Các cơ cấu phụ trợ trong tháp đệm

Lưới đỡ đệm

Cơ cấu tưới Lớp chặn trên Lớp thu chất lỏng


103
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối

 Tháp đệm

- Đệm lưới bằng gỗ thường được sử


dụng trong các tháp làm lạnh hoặc hấp
thụ khí sơ bộ.
- Để tăng độ phân tách người ta chọn
loại đệm có kích thước bé, tức đệm có
bề mặt riêng lớn, tạo khả năng tiếp xúc
giữa các pha tốt hơn ( bề mặt tiếp xúc
pha lớn hơn).

104
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tháp đệm
Ưu điểm
- Có bề mặt tiếp xúc pha lớn, hiệu suất cao
- Cấu tạo đơn giản
- Trở lực trong tháp không lớn lắm
- Giới hạn làm việc tương đối rộng
Nhược điểm
- Khó làm ướt đều đệm nên nếu tháp cao quá thì chất lỏng phân bố
không đều.
- Thường phải chia thiết bị thành tầng và ở mỗi tầng có đặt thêm bộ phận
phân phối chất lỏng.
- Mỗi đoạn đệm thường có chiều cao (3 ÷5)D

105
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối

 Tháp đĩa

- Trong tháp đĩa, chất lỏng đi từ trên


xuống, còn khí đi từ dưới lên.
- Pha lỏng và pha khí tiếp xúc và trao
đổi chất với nhau tại mỗi bậc (đĩa),
khác với tháp đệm, hai pha lỏng hơi
tiếp xúc với nhau liên tục trên toàn
tháp.

106
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối

 Tháp đĩa

- So với tháp đệm thì tháp đĩa phức tạp hơn


- Tháp đĩa được phân thành nhiều loại theo
kết cấu của đĩa và sự vận chuyển của chất
lỏng qua lỗ đĩa hoặc theo các ống chảy
chuyền giữa các đĩa, cụ thể gồm:
+ Tháp đĩa có ống chảy chuyền
+ Tháp đĩa không có ống chảy chuyền

107
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối

 Tháp đĩa
 Tháp đĩa có ống chảy chuyền

- Trong tháp đĩa có ống chảy chuyền, khí và lỏng chuyển


động riêng biệt nhau từ đĩa này sang đĩa khác.
- Các loại tháp có ống chảy chuyền thường gặp trong sản
xuất là tháp chóp, tháp đĩa lỗ, lưới, tháp xú páp hay tháp
đĩa rãnh chữ s.

108
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối

 Tháp đĩa có ống chảy chuyền


Tháp đĩa chóp
- Thân tháp gồm nhiều đoạn hình trụ nối lại
với nhau, trong có lắp nhiều đĩa, trên đĩa có
lắp nhiều chóp.
- Trên mỗi đĩa có ống chảy chuyền để vận
chuyển chất lỏng từ đĩa này đến đĩa khác.
- Số ống chảy chuyền phụ thuộc vào kích
thước tháp và lưu lượng chất lỏng.
- Ống chảy chuyền được bố thí theo nhiều
cách.

109
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tháp đĩa có ống chảy chuyền

Tháp đĩa chóp

- Chóp có cấu tạo tròn hay dạng khác.


- Thân chóp có rãnh tròn, chữ nhật hoặc
tam giác để khí đi qua.
- Hình dáng của rãnh trên chóp không
ảnh hưởng mấy đến quá trình chuyển
khối.

110
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối

 Tháp đĩa có ống chảy chuyền

Tháp đĩa chóp

- Khí đi từ dưới lên qua ống hơi rồi chui qua các rãnh của
chóp và sục vào lớp chất lỏng ở trên đĩa, khí bị phân tán
thành nhiều bọt nhỏ, chúng tạo thành một hệ bọt trên đĩa.

- Chất lỏng chảy từ đĩa này qua đĩa khác nhờ ống chảy
chuyền.

111
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối

 Tháp đĩa có ống chảy chuyền


Tháp đĩa chóp

Hiệu quả của quá trình phụ thuộc nhiều vào:


- Tốc độ khí wk
- Cường độ tạo bọt
- Chế độ làm việc của tháp chóp
- Độ nhúng sâu của chóp vào lớp chất lỏng

112
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối

 Tháp đĩa có ống chảy chuyền


Tháp đĩa chóp

- Cường độ tạo bọt và hiệu quả của quá trình phụ thuộc
nhiều vào vận tốc khí Wk .
- Khi Wk nhỏ → khe rãnh của chóp không mở hoàn toàn.
Khi tăng Wk đến lúc khe rãnh mở hoàn toàn thì chop làm
việc với hiệu suất cao nhất.
- Khi Wk quá lớn → xảy ra hiện tượng chất lỏng bị bắn theo
khí hoặc chất lỏng bị dạt riêng ra một vùng → làm giảm bề
mặt tiếp xúc pha → hiệu suất sẽ giảm.

113
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối

 Tháp đĩa có ống chảy chuyền

Tháp đĩa chóp

Hiện tượng bắn chất lỏng phụ


thuộc vào nhiều yếu tố khác như:
- Khoảng cách giữa các đĩa
- Khoảng cách giữa các chóp
- Khối lượng riêng, cấu tạo và
kích thước của chóp và ống
chảy chuyền
Vì vậy phải xác định được Wth
bằng thực nghiệm.
114
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối

 Tháp đĩa có ống chảy chuyền

Tháp đĩa chóp


Các chế độ của dòng lỏng-hơi

a. Sủi bong bóng, (b): bọt ; (c ) nhũ tương; (d) : Bong bóng; (e) : bọt

115
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối

Tháp đĩa chóp

116
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối

Tháp đĩa chóp

Sơ đồ bố trí ống chảy


chuyền và sự chuyển động
của chất lỏng trên đĩa

- Chất lỏng chuyển động


hướng tâm
Chuyển động
vòng
- Chất lỏng phân dòng Chuyển động
phân dòng
- Chất lỏng chuyển động vòng
- Chất lỏng chuyển động theo
hướng bán kính
Chuyển động Chuyển động theo
hướng tấm hướng bán kính

117
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tháp đĩa có ống chảy chuyền
Tháp đĩa chóp

Phân bố dòng lỏng và dòng hơi

118
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối

 Tháp đĩa có ống chảy chuyền

Tháp đĩa chop

Hình dạng ống hơi

119
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tháp đĩa có ống chảy chuyền
Tháp đĩa chop
Ưu điểm
- Làm việc trong giới hạn rộng khi thay đổi lưu lượng khí và
mật độ tưới
Nhược điểm :
- Cấu tạo phức tạp
- Giá thành đắt
- Trở lực tương đối lớn
- Khó rửa

120
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối

 Tháp đĩa có ống chảy chuyền


Tháp đĩa lưới

121
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối

 Tháp đĩa có ống chảy chuyền

Tháp đĩa lỗ

122
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tháp đĩa có ống chảy chuyền
Tháp đĩa lỗ (lưới)
- Tháp đĩa lưới hình trụ, bên trong có
nhiều đĩa, có nhiều lỗ tròn, hoặc rãnh
- Chất lỏng chảy từ trên xuống qua các
ống chảy chuyền
- Khi đi từ dưới lên qua các lỗ họăc
rãnh trên đĩa
- Tổng tiết diện của lỗ hoặc rãnh
chiếm từ 8 - 15% tiết diện tháp
- Đường kính lỗ từ 3 - 8 mm

123
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tháp đĩa có ống chảy chuyền
Tháp đĩa lỗ (lưới)

- Đĩa được lắp cân bằng (thật phẳng),


cũng có thể lắp đĩa xiên một góc với độ
dốc 1/45 - 1/50.
- Tháp đĩa lưới chủ yếu áp dụng cho các
thiết bị có đường kính nhỏ ( D< 2,4m).
- Đối với tháp quá lớn với đường kính
D> 2,4 m, loại đĩa lỗ ít được dùng, vì ở
đường kính này chất lỏng phân phối trên
đĩa không đều.

124
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tháp đĩa có ống chảy chuyền
Tháp đĩa lỗ (lưới)
Ưu điểm :
- Cấu tạo đơn giản, dễ lắp ráp và sửa chữa
- Trở lực thủy lực nhỏ
- Làm việc ổn định trong giới hạn tương đối rộng của vận tốc khí
- Với chế độ làm việc thích hợp có thể đạt hiệu suất cao
Nhược điểm :
- Dễ bị bẩn, tắc
- Khi gặp sự cố phải ngừng cung cấp khí , chất lỏng bị lọt qua các lỗ của
đĩa. Khi khởi động lại chế độ làm việc phải khởi động lại từ đầu.
125
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối

 Tháp đĩa không có ống chảy chuyền

• Trong tháp đĩa không có ống chảy chuyền, khí và lỏng


chuyển động từ đĩa này sang đĩa khác trên cùng một lỗ hay
khe rãnh. Vì vậy sự tiếp xúc của lỏng và khí không những
ở trên bề mặt các bọt khí sục vào lỏng mà còn ở trên các
bề mặt chất lỏng chảy qua lỗ hay khe .
• Không có hiện tượng giảm chiều cao chất lỏng trên đĩa như
trong các loại tháp có ống chaỷ chuyền, và tất cả bề mặt
đĩa đều làm việc, nên hiệu quả của đĩa cao hơn
• Loại tháp này được sử dụng rộng rãi do cấu tạo đơn giản.

126
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tháp đĩa không có ống chảy chuyền

127
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối

 Tháp đĩa không có ống chảy chuyền

Tháp đĩa không có ống chảy chuyền cũng có nhiều loại


phụ thuộc vào cấu tạo của đĩa và lỗ trên đĩa, song chủ yếu
có hai loại là : đĩa lỗ và đĩa rãnh
Tháp Đĩa lỗ
- Được cấu tạo bởi các ngăn và tấm phẳng, trên có nhiều
lỗ tròn được bố trí đều
- Lỗ có đường kính 2 - 8 mm phụ thuộc vào chất lỏng

128
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối

 Tháp đĩa không có ống chảy chuyền

Tháp đĩa rãnh

- Là đĩa gồm nhiều thanh


ghép lại với nhau tạo ra các
khe hở 3 - 4mm, chiều dài
rãnh 150 mm; hoặc là những
ống ghép song song với
nhau tạo nên các rãnh.

- Kết cấu ống có lợi là có thể cho nước lạnh hoặc hơi đốt đi
trong ống để làm lạnh hoặc đun nóng trong quá trình hấp thụ.

129
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối

 Tháp đĩa không có ống chảy chuyền

- Ngoài ra đĩa còn có cấu tạo hình


sóng trên có lỗ.
- Các sóng gần nhau hợp thành
một góc 90°.
- Hơi đi từ dưới lên qua lỗ ở phần
sóng lồi, còn lỏng đi từ trên
xuống qua lỗ của phần sóng lõm.

130
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối

 Tháp đĩa không có ống chảy chuyền

- Tiết diện tự do của đĩa được lấy bằng 10-30% tiết diện đĩa,
tuỳ thuộc vào chất lỏng sạch (10%) hay bẩn (30%), tức ở
đường kính lỗ có thể là 2mm hay 8mm

- Đối với tháp rãnh, mỗi rãnh có thể dài đến 150mm.

- Loại tháp này có năng suất cao.

Diện tích tự do ( diện tích thực) bằng diện tích tiết diện ngang
của đĩa trừ đi phần diện tích để chảy truyền chất lỏng

131
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối

 Tháp đĩa không có ống chảy chuyền

Ưu điểm :
- Cấu tạo đơn giản
- Giá thành rẻ
- Trở lực nhỏ

Nhược điểm :
- Làm việc ổn định trong giới hạn hẹp

132
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính đường kính thiết bị

• Với thiết bị có tiết diện hình tròn, đường kính được tính theo
công thức sau :
V
D (m) (1.52)
0,785.wo
D : Đường kính (m)
V - Lưu lượng thể tích pha Φy , m3/s.
wo - Vận tốc của pha Φy đi trong toàn bộ tiết diện thiết bị, m/s.

• Phương pháp tính vận tốc w0 sẽ được xét đến đối với từng
loại thiết bị trong các trường hợp cụ thể

133
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính chiều cao thiết bị
Khi tính chiều cao làm việc của thiết bị nghĩa là
tính chiều cao H mà trong đó, các pha tiếp xúc
trực tiếp với nhau.
 Tính theo phương trình chuyển khối:
- Xác định được bề mặt tiếp xúc pha.
Đối với loại thiết bị có bề mặt tiếp xúc pha định hình
Từ phương trình truyền chất trong Φy và Φx, ta rút ra :

(1.53)

(1.54)

134
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính chiều cao thiết bị
 Tính theo phương trình chuyển khối:
Đối với thiết bị loại đệm (tháp đệm) thì giữa bề mặt F và chiều cao
thiết bị có mối liên hệ thông qua bề mặt riêng của đệm là σ (m2/m3) :

F = V , m2 Hay F =Hf , m2

G G
H= ,m (1.55)
H= ,m
kys f Dytb kxs f Dxtb
(1.56)

Trong đó : V : Thể tích làm việc ( m3)


f : Bề mặt tiết diện ngang của thiết bị (m2)

135
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính chiều cao thiết bị
 Tính chiều cao theo số bậc thay đổi nồng độ:

Số bậc thay đổi nồng độ (hay còn gọi là số đĩa lý thuyết)


được xác định bằng phương pháp đồ thị.
Muốn vậy, phải biết:
- Đường nồng độ cân bằng: : y* = f(x)
- Đường nồng độ làm việc: y = Ax + B
- Nồng độ đầu và nồng độ cuối của các pha : yc, yđ, xđ, xc

136
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính chiều cao thiết bị
 Tính chiều cao theo số bậc thay đổi nồng độ:

yn-1
- Trên đồ thị ( Y- X) ta vẽ đường cân
n-1
yn bằng Y * = f(X) và đường làm việc Y =
n+1
n Y* = f(X) AX + B . Điểm M (Xđ, Yc) và N ( Xc,
n+1 Yđ) là giới hạn của đường làm việc.
n

- Vẽ bậc thay đổi nồng độ xuất phát từ N


n-1
hoặc M :
M
Yc

X
Xđ Xc

Đồ thị mô tả bậc thay đổi nồng độ


137
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Phương pháp tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính chiều cao thiết bị
 Tính chiều cao theo số bậc thay đổi nồng độ:

yn-1 - Định nghĩa bậc thay đổi nồng độ


(đĩa lý thuyết) là ứng với một khoảng
yn thể tích của thiết bị trong đó tiến
n+1
Y* = f(X)
hành quá trình truyền chất sao cho
n
nồng độ của cấu tử phân bố khi ra
khỏi thể tích đó phải bằng nồng độ
n-1 cân bằng với pha kia khi đi ra khỏi
M
Yc nó .
X
Xđ Xc
Đồ thị mô tả bậc thay đổi nồng độ
138
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Phương pháp tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính chiều cao thiết bị
 Tính theo số bậc thay đổi nồng độ:

139
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính chiều cao thiết bị
 Tính theo số bậc thay đổi nồng độ:
- Trong thực tế số ngăn của thiết bị lớn hơn số ngăn lí thuyết do điều
kiện chuyển khối chưa tốt ( quá trình không đạt đến cân bằng và pha lỏng
không được khuấy trộn hoàn toàn trên mỗi đĩa).
Số đĩa thực tế của thiết bị được xác định:
𝑵𝒍𝒕
𝑵𝒕𝒕 = ( 1.57)
η
Ntt: số ngăn thực tế
Nlt: số ngăn lý thuyết vẽ trên đồ thị y-x
η – hệ số hiệu chỉnh (hiệu suất của đĩa). ( η thay đổi từ 0,2 đến 0,9)
Hiệu suất đĩa phụ thuộc tốc độ và hướng chuyển động tương hỗ của
các pha, tính chất hoá lý của các pha ....
140
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính chiều cao thiết bị
 Tính theo số bậc thay đổi nồng độ:
Chiều cao làm việc của thiết bị chuyển khối được xác định theo
công thức sau :

 Tháp đĩa: H = h. (Ntt - 1) (1.58)

h - khoảng cách giữa hai ngăn, m

 Tháp đệm: H = ho.Ntt (1.59)

ho - Chiều cao tương đương một bậc thay đổi nồng độ. Xác
định từ các công thức thực nghiệm.
141
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính chiều cao thiết bị
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính chiều cao thiết bị
 Tính theo số đơn vị chuyển khối
𝑮𝒚 𝒀đ − 𝒀𝒄
𝑯= = 𝒉𝒚 𝒎𝒚 (1.60)
𝑲𝒚 𝑺𝝈 𝒀đ − 𝒀𝒄
𝒀đ 𝒅𝒀
‫𝒀׬‬
𝒄 𝒀 − 𝒀∗
𝐺𝑦
Với ℎ𝑦 = Chiều cao của một đơn vị chuyển khối (m)
𝐾𝑦 𝑆𝜎
𝑌đ
𝑌đ − 𝑌𝑐 𝑑𝑌
𝑚𝑦 = =න Số đơn vị chuyển khối
𝑌đ − 𝑌𝑐 𝑌𝑐 𝑌 − 𝑌 ∗
( diện tích S)
𝑌đ 𝑑𝑌
‫ 𝑌 𝑌׬‬− 𝑌 ∗
𝑐

143
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính chiều cao thiết bị
 Tính theo số đơn vị chuyển khối

Định nghĩa đơn vị chuyển khối: Một đơn vị chuyển khối


(my=1) tương ứng với một đoạn thiết bị mà trong đó sự thay đổi
nồng độ làm việc bằng động lực trung bình trong đoạn đó.

Cũng tương tự như pha khí, đối với pha lỏng:

H = hx.mx (1.61)

144
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính chiều cao thiết bị
 Tính theo số đơn vị chuyển khối

Cách xác định số đơn vị chuyển khối

- Khi đường cân bằng là đường


cong số đơn vị chuyển khối phải
xác định bằng đồ thị tích phân.

- Diện tích gạch chéo dưới đường cong tích phân chính là số đơn
vị truyền chất my .

145
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính chiều cao thiết bị
 Tính theo số đơn vị chuyển khối
- Khi đường cân bằng là đường thẳng ( hấp thụ) thì số đơn vị truyền
chất được xác định theo công thức :
𝑌đ − 𝑌𝑐 𝑋𝑐 − 𝑋đ
𝑚𝑦 = (1.62) 𝑚𝑥 = (1.63)
∆𝑌𝑡𝑏 ∆𝑋𝑡𝑏
Tổng quát

146
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính chiều cao thiết bị
Cách xác định số đơn vị chuyển khối

Số đơn vị chuyển khối cũng


có thể xác định bằng phương
pháp đồ thị đơn giản nếu
đường làm việc và đường
cân bằng phải là đường
thẳng hoặc nếu có cong thì
mỗi đoạn ứng với 1 đơn vị
chuyển khối phải là thẳng hay
gần thẳng .

147
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính chiều cao thiết bị
Chiều cao của 1 đơn vị chuyển khối

H = hy . my hoặc H = hx . mx

Chiều cao của 1 đơn vị chuyển khối là chiều cao của 1 đoạn
thiết bị tương đương với 1 đơn vị chuyển khối, nó tỷ lệ nghịch
với hế số chuyển khối. Do đó, khi cường độ chuyển khối
càng cao thì chiều cao của 1 đơn vị chuyển khối càng nhỏ

148
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính chiều cao thiết bị
Chiều cao của 1 đơn vị chuyển khối
Chiều cao tương đương với một đơn vị chuyển khối xác định theo
phương trình:

149
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính chiều cao thiết bị
 Phương pháp vẽ đường cong động học (đường cong phụ)

Phương pháp xác định chiều cao theo cách vẽ thêm đường cong động
học để xác định số ngăn thực tế là một trong những phương pháp
chính xác nhất đối với các tháp loại đĩa.
Để đơn giản ta giả thiết :
- Pha lỏng Φx không bị pha khí Φy cuốn theo ( tức là không bị ảnh
hưởng của khuấy trộn theo chiều cao tháp) làm ảnh hưởng đến
động lực của quá trình
- Hệ số chuyển khối không thay đổi theo chiều cao.

150
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính chiều cao thiết bị
 Phương pháp vẽ đường cong động học.

Đồ thị mô tả sự thay đổi nồng độ của khí (hơi)và động lực ∆y


trên một đĩa thực tế
151
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Phương pháp tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính chiều cao thiết bị
 Phương pháp vẽ đường cong động học.

Số đơn vị chuyển khối đối với đĩa :


𝑦𝑛 − 𝑦𝑛+1
𝑚𝑦𝑑 =± (1.64)
∆𝑦𝑛𝑑
Động lực trung bình trên đĩa :
𝑦𝑛∗ − 𝑦𝑛+1 − (𝑦𝑛∗ − 𝑦𝑛 )
∆𝑦𝑛𝑑 = ± (1.65)
𝑦𝑛∗ − 𝑦𝑛+1
ln ∗
𝑦𝑛 − 𝑦𝑛
Dấu (-) là quá trình truyền chất từ pha ɸy sang pha ɸx
Dấu (+) là quá trình truyền chất từ pha ɸx sang pha ɸy
152
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Phương pháp tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính chiều cao thiết bị
 Phương pháp vẽ đường cong động học.

Thay Δynd
𝑦𝑛∗ − 𝑦𝑛+1 (1.66)
𝑚𝑦𝑑 = ln ∗
𝑦𝑛 − 𝑦𝑛

𝑦𝑛∗ − 𝑦𝑛+1
𝑒 𝑚𝑦𝑑 = ∗ (1.67)
𝑦𝑛 − 𝑦𝑛

153
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Phương pháp tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính chiều cao thiết bị
 Phương pháp vẽ đường cong động học.
y*n- nồng độ cân bằng của hơi ứng với xn trong lỏng ở trên đĩa n;
yn- nồng độ của khí đi ra khỏi đĩa;
yn+1- nồng độ của khí đi vào đĩa đó
Từ đồ thị ta có :
AC yn* - yn+1 AC myd
= * =e
CB yn - yn BC
A1
(1.68)

Khi xác định được emyd ta sẽ xác


định được điểm B trên đồ thị và
bậc ABA1 là một bậc thực tế

154
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Phương pháp tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính chiều cao thiết bị
 Phương pháp vẽ đường cong động học.
Trình tự các bước thực hiện:
- Trên đồ thị vẽ đường cân bằng 1 và đường làm việc 2 ứng với điều
kiện thích hợp (số hồi lưu thích hợp hoặc lượng dung môi tiêu hao
riêng thích hợp).
- Lấy các giá trị x tuỳ ý (ví dụ 0,1; 0,2...) kẻ các đoạn thẳng đứng
ứng với các trị số của x được A1C1; A2C2:...
- Qua từng giá trị của x xác định số đơn vị truyền chất theo công
thức:
yn - yn+1 K f
myd = = y (1.69)
Dynd Gy

155
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Phương pháp tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính chiều cao thiết bị
 Phương pháp vẽ đường cong động học.

Đồ thị mô tả cách xác định 3

số đĩa lý thuyết theo phương 2

pháp đường cong động học A4


A3

1- Đường cân bằng


A2
2- Đường làm việc A1

3- Đường cong động học

156
Chương 2: Tính toán thiết bị chuyển khối
2.2. Phương pháp tính toán thiết bị chuyển khối
 Tính chiều cao thiết bị
 Phương pháp vẽ đường cong động học.
Trình tự các bước thực hiện:

- Xác định độ dài của đoạn BC với mỗi giá trị của x ta được
C1B1: C2B2 ... nối các điểm B1, B2, B3... ta được đường cong
3 gọi là đường cong động học.
- Vẽ các bậc giữa đường cong động học và đường làm việc ta
được số đĩa thực của thiết bị.
Chiều cao của tháp xác định theo:
H = h(Nt-1) (1.70)
h : khoảng cách giữa 2 ngăn
157

You might also like