Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Trước hết là bức tranh xuân xứ Huế trong cảm nhận của Thanh Hải:

“Mọc giữa dòng sông xanh


Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
Ngay hai câu mở đầu ta đã bắt gặp cách viết khác lạ. Không viết như bình
thường mà đảo lại. Động từ mọc được đảo lên đầu câu thơ là một dụng ý nghệ
thuật của tác giả. Vài nét phác hoạ về mùa xuân bằng cách liệt kê các hình ảnh
tự nhiên, giản dị: dòng sông xanh, hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang
trời. Không gian cao rộng: bầu trời, mặt đất, dòng sông. Màu sắc tươi đẹp: màu
xanh của dòng sông, màu tím biếc của hoa, âm thanh tươi vui rộn rã của tiếng
chim vang trời như khúc hát mừng xuân:
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
Không gian mùa xuân rộng mở tươi tắn với hình ảnh một dòng sông trong
xanh nổi bật là màu tím biếc của hoa là nét đặc trưng của sông Hương, núi Ngự
miêu tả vẻ đẹp trong trẻo đầy sức sống của thiên nhiên, đất trời mùa xuân. Cảm
xúc của tác giả được miêu tả trực tiếp qua hai câu thơ:
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Tác giả sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là giọt âm thanh của tiếng
chim chiền chiện (thính giác) chuyển thành từng giọt long lanh ánh sáng và màu
sắc (thị giác) có thể cảm nhận bằng xúc giác:
“Tôi đưa tay tôi hứng”
Cảm giác say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên đất nước
lúc vào xuân.
Mùa xuân của đất nước:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…”
Từ mạch cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên đất trời, nhà thơ chuyển sang
cảm nhận về mùa xuân của đất nước với hình ảnh ẩn dụ “người cầm súng” biểu
trưng cho nhiệm vụ chiến đấu. Còn hình ảnh ẩn dụ “người ra đồng” là hình ảnh
người lao động xây dựng đất nước. Người chiến sĩ và người nông dân đã mang
mùa xuân ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
Điệp ngữ: “Mùa xuân, lộc, tất cả”. Hình ảnh ẩn dụ “lộc” là chồi non, là
điều may mắn, hạnh phúc. Đồng thời, lộc của người chiến sĩ giắt trên lưng là
cành lá nguỵ trang che mắt quân thù trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đầy
cam go và ác liệt.
So sánh:
“ Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…”
Các từ láy biểu cảm “hối hả, xôn xao” nhịp thơ gấp gáp, nhà thơ đã khái
quát được cả một thời đại của dân tộc. Hối hả diễn tả nhịp điệu khẩn trương còn
xôn xao bộc lộ tâm trạng náo nức rộn ràng. Với hình ảnh ẩn dụ “người cầm
súng”, “người ra đồng” ta thấy hai lực lượng chính của đất nước là chiến đấu và
lao động. Họ là người mang lộc xuân, gieo lộc xuân khắp muôn nơi từ hậu
phương đến tiền tuyến.
Thanh Hải đã rất lạc quan, say mê, xúc cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên,
đất nước khi bước vào mùa xuân. Nhà thơ Thanh Hải có cái nhìn sâu sắc và tự
hào về lịch sử bốn ngàn năm dân tộc:
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Với nghệ thuật nhân hoá Tổ quốc như một người mẹ tần tảo, vất vả và
gian lao đã làm nổi bật sự trường tồn của đất nước. Đất nước được thành lập từ
bốn ngàn năm chịu nhiều gian lao vất vả đã làm nổi bật sự trường tồn của đất
nước. Chính vì thế, tác giả tự hào về bề dày lịch sử với bốn ngàn năm vất vả và
gian lao. Đặc biệt, phép tu từ so sánh, ẩn dụ được nhà thơ sử dụng vô cùng đặc
sắc làm ý thơ hàm súc:
“Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
So sánh như thế là tác giả đã ngợi ca đất nước trường tồn tráng lệ. Đất
nước đang hướng về một tương lai tươi sáng. Điệp ngữ “đất nước” được nhắc lại
hai lần thể hiện sâu sắc ý thơ và trải qua những gian truân vất vả đất nước được
toả sáng đi lên không có gì ngăn cản được. Ta cảm nhận được niềm tin tưởng
của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam. Đây là hình ảnh so
sánh đẹp kì vĩ. Lá cờ đỏ ngôi sao vàng linh hồn của dân tộc là khát vọng tự do.
Nó khẳng định thế đi lên của đất nước cũng là niềm tin, niềm tự hào về tương lai
dân tộc. Vẻ đẹp và sức sống của đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử
Trước mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, mạch thơ
chuyển một cách tự nhiên sang suy ngẫm và tâm nguyện của tác giả là khát khao
được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Đoạn thơ thể hiện niềm mong ước của ông thật giản dị, chân thành được
thể hiện qua những hình ảnh gần gũi, nhỏ bé giữa thiên nhiên cuộc sống. Hình
ảnh ẩn dụ đặc sắc cho thấy tâm niệm của nhà thơ đó là khát vọng được hoà nhập
vào cuộc sống của đất nước cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình vào
cuộc đời chung cho đất nước. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng
mình để góp vào công việc đổi mới và đi lên của đất nước.
Sự chuyển đổi đại từ “tôi” ở khổ một sang đại từ “ta” ở khổ bốn, đó là sự
chuyển đổi cái tôi cá nhân hoà vào cái tay chung của cộng động, nhân dân, đất
nước, thể hiện niềm tự hào, niềm vui chung của dân tộc trong thời đại mới.
Sử dụng đại từ xưng hô “ta” và điệp ngữ “ta làm” nhấn mạnh khát vọng
hoà nhập đồng thời thể hiện tâm niệm, tự nguyện của nhà thơ với đất nước và
nhân dân.
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa”
Cách cấu tứ lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Qua điều này, ta
thấy tác giả mong muốn mình được sống có ích, được cống hiến cho cuộc đời,
cho đất nước dù chỉ là một phần nhỏ bé như một vẻ tự nhiên khi con chim mang
đến tiếng hót, bông hoa toả sắc cho đời. Tất cả đều mang vẻ đẹp bình dị, khiêm
nhường, thể hiện tâm niệm chân thành, thiết tha của tác giả.
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
“Một mùa xuân nhỏ nhỏ” là hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo mang ý nghĩa
triết lí nhân sinh sống là phải có ích cho đời dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp
cho mùa xuân đất nước.
“Lặng lẽ dâng cho đời” các từ láy nho nhỏ, lặng lẽ thể hiện cách nói
khiêm tốn, âm thầm tự nguyện đóng góp cho đời, cho đất nước của tác giả.
“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Sử dụng điệp ngữ: “dù là” nhắc lại hai lần như tiếng lòng tự dặn mình
đinh ninh dẫu cho có ở giai đoạn nào của cuộc đời, tuổi hai mươi tràn đầy sức
trẻ hay khi đã già, bệnh tật thì vẫn phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho
đất nước. Dùng từ hoán dụ “tuổi hai mươi”, “tóc bạc” tác giả tự nguyện sống hết
mình phục vụ, cống hiến cho quê hương suốt cả cuộc đời. Một xã hội tốt đẹp thì
mỗi con người phải tốt đẹp. Đây là điều tâm niệm và khát vọng của nhà thơ
trước lúc đi xa vĩnh biệt cuộc đời. Khát vọng mong ước được sống có ý nghĩa,
được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời của tác giả.
Cảm xúc chân thành của nhà thơ không chỉ dừng ở khát vọng về cuộc
sống, tâm niệm về cuộc đời, tình cảm đối với quê hương, đất nước mà còn thể
hiện qua khúc hát yêu thương:
“Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế”
Lời ca ngợi quê hương sâu lăng, tha thiết với làng điệu dân ca câu hát
Nam ai, Nam bình. Khúc hát còn là điệp khúc của sự trường tồn bất diệt.
Sử dụng thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết mang âm hưởng dân ca.
Hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị, giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát. Sử dụng ngôn
ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ,
điệp ngữ, sử dụng từ xưng hô. Cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến
đổi phù hợp với nội dung của từng đoạn.

You might also like