Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Chương 4:

I. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
1. Khái niệm
- Trách nhiệm dân sự: là hậu quả pháp lý bất lợi do người vi phạm nghĩa vụ gây
ra
1.2 Đặc điểm
- Đặc điểm chung (như một trách nhiệm pháp lý)
+ Có xuất hiện “hậu quả bất lợi” hay nói cách khác là chế tài
+ Có tính đền bù
+ Chỉ tổn tại khi được quy định trong các văn bản pháp luật do cqnn có
thẩm quyền, nn ban hành
- Đặc điểm riêng của trách nhiệm dân sự
+ Mang tính chất ts hoặc phải thực hiện một công việc, ko thực hiện một
công việc
+ Ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của một bên
+ Các chủ thể trong quan hệ dân sự có quyền tự định đoạt
+ Biện pháp giải quyết: tự hòa giải, thương lượng, tự định đoạt
- Sự tự do thỏa thuận trong LDS lớn
- Mang tính chất tài sản hoặc phải thực hiện một công việc, ko thực hiện một
công việc
+ Gắn liền với việc bù đắp thiệt hại = lợi ích vật chất
+ Chủ thể tự chịu trách nhiệm bằng chính ts của mình
II. Các loại trách nhiệm dân sự
1. Trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng
- Điều 352 BLDS
- PL đang mong muốn các bên trước khi áp dụng các trách nhiệm khác thì áp
dụng cái này đầu tiên
- Đ356, 358: điều liên quan đến Đ352
+ Đ356: trách nhiệm giao vật: vật đặc định, cùng loại, hòa trả tài sản
- Vật đặc định: trên đời chỉ có 1 cái nếu làm mất thì phải thành toán
giá trị của vật. Vậy thì giá trị của vật tính vào thời điểm nào? => nghị quyết
02/2022 tính vào thời điểm phát sinh nghĩa vụ hoàn trả và chỉ có các cquan có
thẩm quyền mới tính
- Các vật không thể tính toán được bằng tiền thì: PL VN ko công
nhận việc bồi thường về mặt tinh thần
+ Điều 358: thực hiện một công việc hay không thực hiện một công việc
- Thực hiện một công việc: yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực
hiện công việc; tự mình thực hiện; giao cho người khác thực hiện công việc đó.
Yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phsi hợp lý và bồi thường thiệt hại
- Không thực hiện một công việc:
2. Trách nhiệm chịu lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (Điều 357)
Vd: A vay B 100tr, tới ngày 22/3 phải trả. Tới ngày 22/3 mà A chậm trả thì bắt
đầu tính lãi. Vậy thì tính đến bao giờ? => về lý thuyết thì tính đến khi nào trả
thì thôi. Sau đó B kiện A thì thời gian xét xử ko tính lãi, chỉ tính từ ngày 22/3
đến ngày xxst rồi tính tiếp từ khi bản án có st có hiệu lực pháp luật
- Lãi suất ko đc quá 20%/năm theo Điều 468 BLDS
Vd: Án lệ 08/2016: A vay B 100tr với lãi suất 8%/năm. Tính lãi chậm trả? Có
quyền tính lãi chậm trả với lãi suất của khoản nợ ban đầu hay ko? => Trả lãi
quá hạn trên nợ gốc
Án lệ 09/2016:
- Hoàn trả tiền thì áp dụng lãi chậm trả
- Chịu phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại thì ko áp dụng được lãi chậm trả
Điều 360
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại TRONG HỢP ĐỒNG: Đ360 đến Đ364
BLDS và Đ419 BLDS
- Có nhiều quan điểm:
+ QĐ1: Các điều trên giống nhau, đều quy định trách nhiệm btth trong
hợp đồng
- Btth ngoài hợp đồng: từ Đ584 trở đi
+ QĐ2: Các điều trên là quy định chung cho btth, còn từ Đ584 trở đi là
của ngoài hợp đồng
3. Phạt vi phạm (Điều 418)
- Xuất hiện khi có căn cứ phát sinh là hợp đồng
- Mang bản chất của bp bảo đảm: ngta sợ bị phạt nên ngta cố gắng thực hiện
nghĩa vụ
- Có thỏa thuận: vd: 2 bên sau khi ký hợp đồng thì còn ký hợp đồng phạt vi
phạm
- Có vi phạm hợp đồng: chỉ cần có hành vi vi phạm hợp đồng thì sẽ bị phạt vi
phạm chứ ko cần có thiệt hại thì mới phạt
- Hợp đồng có hiệu lực
- Không cần có thiệt hại: phân biệt với bồi thường thiệt hại
- Mức phạt vi phạm: Điều 301 LTM chỉ áp dụng với pháp nhân, thương nhân và
phạt tối đa 8% ; còn trong BLDS thì quy định tại khoản 2 Đ418
- Phạt vi phạm có khả năng kết hợp với bồi thường thiệt hại: khoản 3 Điều 418
+ Chỉ chịu phạt + bồi thường nếu 2 bên có thỏa thuận về việc chịu bồi
thường thiệt hại. Tuy nhiên nếu ko có thỏa thuận đó thì chỉ chịu phạt thôi
Điều 419
- Thiệt hại ngoài đc xác định tại Đ360 thì có thể là lợi ích mà mình đáng lẽ phải
đc hưởng do hợp đồng mang lại
- Hành vi vi phạm nghĩa vụ: thực hiện ko đúng hạn, ko đầy đủ,...quy định tại
Đ351 BLDS. Đặc điểm chung của các loại trách nhiệm này là một loại vi phạm
nghĩa vụ và có thể đc xem là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại và có yêu cầu bồi
thường
Điều 364 – Lỗi trong TNDS
- Lỗi là trạng thái tâm lý đối với thiệt hại xảy ra của người gây ra thiệt hại vào
thời điểm họ có hành vi gây ra thiệt hại
Vd: Giả sử mình muốn trồng cây trong vường nhà mình nên mình đào một cái
hố và mình cũng ko che, lấp cái hố. Xong có một đứa bé trèo vô vườn nhà mình
ăn trộm đồ nên lọt vô hố => người chủ nhà ko có lỗi
- Trong trách nhiệm btth, ngoài yếu tố hành vi, thiệt hại, mqh nhân quả thì cần
thêm yếu tố lỗi. Nhưng ở BLDS 2015 thì yếu tố lỗi ko còn là căn cứ phát sinh
trách nhiệm btth trong và ngoài hợp đồng => người bị thiệt hại ko cần chứng
minh yếu tố lỗi, chỉ cần chứng minh 3 yếu tố hành vi, thiệt hại, mqh nhân quả
- Hệ thống PL thế giới ko bỏ yếu tố lỗi (đặc biệt là Anh vs Mỹ)
Vd: Bên bị thiệt có lỗi 40%, bên gây thiệt hại có lỗi 60% thì bên bị thiệt chỉ đc
bồi thường 60%
Điều 354, 355 (đọc luật)
Điều 362: chỉ ra được bên bị thiệt hại có thể thấy trước được thiệt hại không

You might also like