Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

I.

Vấn đề 1: Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

1. Nghiên cứu:
- Điều 386 và Điều 394, Điều 400 BLDS 2015 và các quy định liên quan khác (nếu
có);
- Bản án số 886/2019/LĐ-PT ngày 09/10/2019 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí
Minh.

2. Đọc:
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 2;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức 2023 (xuất bản lần thứ chín), Bản án số 1-3, 4-6;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

3. Xem: https://www.youtube.com/watch?
v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8JqO9MlzRZxUko

4. Bài tập
* Tóm tắt bản án:
- Ai: Ông H — công ty N
- Cái gì: Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động / Tranh chấp hợp
đồng lao động giữa ông H vs Cty N về việc cty N chấm dứt hợp đồng lao động
trước thời hạn
- Tại sao: Theo ông H, công ty N không chịu thỏa thuận lại hợp đồng và yêu cầu
ông nghỉ việc nên công ty N đơn phương chấm dứt hợp đồng >< Theo người đại
diện của công ty N, ông H lấy lý do trì hoãn không ký vào hợp đồng lao động và tự
đơn phương chấm dứt hợp đồng bằng việc email cho công ty và không đi làm. /
Sau khi hết thời gian thử việc (2/10/2017), công ty đề nghị ông H ký hợp đồng
chính thức (12/10/2017). Nhưng ông H ko đồng ý vì hợp đồng mà Cty đưa ra có
thay đổi về địa điểm làm việc. Sau 3 lần thương lượng
- Căn cứ pháp lý: Điều 394 BLDS 2015 về thời hạn trả lời giao kết hợp đồng;
Điều 24, 27 BLLD
+ Điều 27 BLLD: có 2 ý: hợp đồng thử việc là 1 phần của hdld hoặc hợp
đồng thử việc riêng biệt với hdld (phải ký riêng 2 hợp đồng)
+ Trong luật ko yêu cầu sau khi thử việc xong bắt buộc ký hdld, trừ trường
hợp đã thỏa thuận hợp đồng thử việc dính với hdld
+ Ở tình huống này, Tòa xử theo hợp đồng thử việc tách rời so với hdld
- Phán quyết của Tòa: Công ty N chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật, giữa ông H
và công ty N không có hợp đồng nên Cty N không phải chịu trách nhiệm
Nhận xét: nếu mình là luật sư thì mình lật lại bản án: Bản án vẫn chưa xử lý đc
đoạn từ ngày 2/10 đến ngày 12/10 vì 10 ngày đó ông H vẫn đi làm nhưng không
được trả lương. Và 10 ngày sau Cty gửi bản đề nghị thăng chức (trong khi đó ông
H đã đi làm đâu mà thăng chức). Trong 10 ngày đó đặt ông H vào tâm thế đc làm
việc chính thức cho Cty N, vậy sao cty ko đuổi ổng đi? 10 ngày đó ông là công
việc theo chế độ nào? => Không có CCPL nào củng cố cho đoạn trên
Cty N có hành vi khiến ông H tưởng mình có hợp đồng
HW: PL nước ngoài xử lý vụ việc trên ntn????? => tìm về consideration in
contract law

4.1. Đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng?
→ Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 394 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Thời hạn trả
lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì “1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời
thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu
bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp
nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời...”. Với các tình tiết nói
trên, giữa người lao động và người sử dụng lao động đã 3 lần ấn định thời hạn trả
lời về việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng lao động hay không. Do ông H
không trả lời chấp nhận giao kết trong thời hạn ấn định, cần xác định ông H không
chấp nhận giao kết hợp đồng lao động với Công ty N. Việc Công ty N có Văn bản
số 03/2017/CV-KNE ngày 03/11/2017 gửi đến ông H yêu cầu ông H không có mặt
tại Công ty kể từ sau 12 giờ 00 phút ngày 04/11/2017 là phù hợp.”
4.2. Việc Tòa án áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
cho phép hiểu rằng đã có đề nghị giao kết hợp đồng. Theo anh/chị, thông tin
nào trong Bản án có thể được coi là đề nghị giao kết hợp đồng? Vì sao?

- Các thông tin để chứng minh đây là giao kết hợp đồng (và có thay đổi thời hạn trả
lời chấp nhận giao kết hợp đồng, thay đổi nội dung giao kết hợp đồng theo điều
389 BLDS 2015)
+ Ngày 27/7/2017, Công ty N có thư mời (mail) mời ông H làm việc với vị trí
Giám đốc công nghệ thông tin → Đề nghị giao kết hợp đồng thử việc
+ Ngày 12/10/2017, Công ty đề nghị ông H kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ Chánh
văn phòng, Giám đốc điều hành cùng với đề xuất tăng lương lên
75.000.000/tháng và 1 suất học miễn 100% cho một con ruột tại S (mail
ngày 17/10/2017 - Bút lục số 46 và tại mail ngày 24/10/2017 - Bút lục số
49). → Đề nghị giao kết hợp đồng thay đổi về nội dung
+ Trong mail ngày 15/10/2017, ông H ghi nhận “Tổng thu nhập là 75.000.000
VND (Gross) thay vì chỉ 68.000.000 VND. H xin đợi bản mô tả công việc
cho vị trí quản lý này và hy vọng sẽ nhận được sớm từ chị để H quyết định”.
→ Thay đổi nội dung đề nghị giao kết hợp đồng
+ Tại cuộc họp ngày 26/10/2017, Công ty đề nghị ông H ký kết hợp đồng lao
động, Công ty có ý kiến “Công ty sẵn sàng ký hợp đồng, và nếu trong hợp
đồng có vấn đề gì thì anh H có phản hồi sớm để thay đổi hợp đồng”, ông H
có ý kiến là “ngày 31/10/2017 sẽ trả lời trước 04 giờ 00 phút vì cần cân
nhắc”. Công ty đã gửi cho ông H bản dự thảo hợp đồng lao động. → Công
ty đề nghị giao kết hợp đồng
+ Vào lúc 08 giờ 33 phút, ngày 02/11/2017, ông H nhận Văn bản số
01/2017/CV-KNE ký ngày 01/11/2017 yêu cầu ông Trần Viết H trả lời lần
cuối bằng văn bản về việc ký hợp đồng lao động, gửi về địa chỉ Công ty
chậm nhất là 17 giờ 00 phút ngày 02/11/2017, nội dung văn bản ghi rõ “Nếu
không có phản hồi nào bằng văn bản trong thời hạn nêu trên có nghĩa là ông
không đồng ý ký kết hợp đồng lao động với Công ty”. → Thay đổi thời hạn
trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
+ Ngày 02/11/2017, Công ty N tiếp tục có Văn bản số 02/2017/CV-KNE yêu
cầu ông H “trả lời lần cuối về việc ký hợp đồng lao động chậm nhất vào lúc
16 giờ 00 phút ngày 03/11/2017 để nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của
cả hai bên theo đúng quy định pháp luật. Nếu quá thời hạn trên mà chúng tôi
không nhận được trả lời bằng văn bản của ông về việc này, có nghĩa là ông
không đồng ý ký kết hợp đồng lao động với Công ty” → Thay đổi thời hạn
trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
⇒ Các thông tin trên thỏa mãn các điều kiện về đề nghị giao kết hợp đồng quy định
tại điều 386 BLDS 2015
+ Nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng phải rõ ràng, có ý chí muốn ràng
buộc và đề nghị giao kết hợp đồng phải được gửi tới bên xác định hoặc đến
công chúng: ở đây Công ty N thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng tới bên
được xác định là ông H. Vì vậy, thông tin trên có thể được coi là đề nghị
giao kết hợp đồng trong Bản án
+ Cả ông H và công ty N đều có đủ tư cách để giao kết hợp đồng

4.3. Hướng áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của Tòa
án như trên có thuyết phục không? Vì sao?
→ Hướng áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của Tòa án là
thuyết phục, vì:
- Giữa ông H và Công ty N đã có 3 lần ấn định về thời gian trả lời đề nghị giao kết
hợp đồng. Nhưng ông H không trả lời trong thời gian ấn định nên Công ty N mới
có Văn bản số 03/2017/CV-KNE yêu cầu ông H không có mặt tại Công ty nữa.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 394 BLDS 2015 thì khi bên đề nghị đưa ra thời
hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực trong thời hạn đó, nếu không
bên được đề nghị sẽ được xem là từ chối đề nghị và văn bản số 03 của công ty N
không trái với pháp luật.
- Trong phần Nhận định của Tòa án ghi rõ: “Vào lúc 08 giờ 33 phút, ngày
02/11/2017, ông H nhận Văn bản số 01/2017/CV-KNE ký ngày 01/11/2017 yêu
cầu ông Trần Viết H trả lời lần cuối bằng văn bản về việc ký hợp đồng lao động,
gửi về địa chỉ Công ty chậm nhất là 17 giờ 00 phút ngày 02/11/2017, nội dung văn
bản ghi rõ “Nếu không có phản hồi nào bằng văn bản trong thời hạn nêu trên có
nghĩa là ông không đồng ý ký kết hợp đồng lao động với Công ty” và ông H
không trả lời trong thời hạn mà Công ty N đưa ra thể hiện ở: “Vào lúc 17 giờ 37
phút, ngày 02/11/2017 ông H có văn bản trả lời…”
- Do Công ty N đã ấn định thời hạn trả lời cho ông H nên việc ông H không phản
hồi trong thời hạn đó đồng nghĩa với việc ông H từ chối đề nghị giao kết hợp đồng
- Và vì anh H từ chối đề nghị giao kết hợp đồng nên không tồn tại quan hệ hợp
đồng và không tồn tại nghĩa vụ trả bảo hiểm xã hội, lương tháng 13, lương tháng
theo yêu cầu của anh H. Nên không phát sinh nghĩa vụ của người sử dụng lao động
là công ty N đối với anh H.

II. Vấn đề 2: Sự ưng thuận trong quá trình giao kết hợp đồng

1. Nghiên cứu:
- Điều 393, Điều 396 BLDS 2015 (Điều 404 BLDS 2005) và các quy định liên
quan khác (nếu có);
- Án lệ số 04/2016/AL ngày 06/4/2016 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân
tối cao;
- Quyết định số 02/2022/DS-GĐT ngày 19/01/2022 của Tòa án nhân dân cấp cao
tại Hà Nội.

2. Đọc:
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 2;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức 2023 (xuất bản lần thứ chín), Bản án số 3-6;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

3. Xem: https://www.youtube.com/watch?
v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8JqO9MlzRZxUko

4. Bài tập

4.1. Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong
giao kết hợp đồng?

- Khoản 2 Điều 404 BLDS 2005: “Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết
khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận
im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết”
- Khoản 2 Điều 393 BLDS 2015 có quy định: “Sự im lặng của bên được đề nghị
không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa
thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”; khoản 2 điều 400 BLDS
2015 có quy định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp
nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời
điểm cuối cùng của thời hạn đó.”
- Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng thể hiện ở
chỗ:
+ BLDS 2015 bổ sung thêm trường hợp im lặng được coi là chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng trong trường hợp thói quen đã được xác lập giữa 2 bên
+ BLDS 2015 quy định thời hạn nếu các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời
chấp nhận giao kết hợp đồng thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm
cuối cùng của thời hạn đó

4.2. Quy định về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng trong một hệ
thống pháp luật nước ngoài.

- Theo Điều 2.1.6 Bộ nguyên tắc Unidroit: “Bản thân sự im lặng hay bất tác vi
(không có hành vi) không có giá trị như một chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng”. Quy định này cũng ghi nhận tại Điều 2:204 của Bộ nguyên tắc Châu Âu về
hợp đồng. Tương tự, theo Điều 18 khoản 1 Công ước Viên về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế năm 1980: “Sự im lặng hoặc không phản ứng của bên được chào
hàng không được coi là chấp nhận chào hàng.”
- Theo quy định tại Điều 1394 Mục II.2 Chương I BLDS Canada 1991 thì “Im lặng
không có nghĩa là chấp nhận đề nghị, trừ khi nó dẫn đến kết quả khác từ ý chí của
các bên, từ luật pháp hoặc các trường hợp đặc biệt như thói quen hay mối quan hệ
kinh doanh trước đó”
- Bộ Luật dân sự vào năm 2016 của Pháp quy định tại điều 1120 “Im lặng không
được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật, thông
lệ, quan hệ kinh doanh hoặc hoàn cảnh đặc biệt dẫn tới có quy định khác.”
- Nhìn chung, hầu hết quy định về im lặng trong giao kết hợp đồng của các quốc
gia trên thế giới đều theo hướng không công nhận sự im lặng là đương nhiên chấp
nhận trong giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, lại xuất hiện một số ngoại lệ:
+ Thứ nhất, một số nước như ở Pháp, Anh, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia, Đan
Mạch,… sự im lặng có thể được suy luận là chấp nhận hợp đồng nếu tồn tại
một thói quen hay tập quán ở một ngành nghề nào đó cho rằng sự im lặng
của một bên được hiểu là sự chấp nhận hợp đồng.
+ Thứ hai, sự im lặng cũng được coi như chấp nhận hợp đồng nếu như giữa
các bên đã tồn tại quan hệ làm ăn trước đó thông qua việc ký kết lặp đi, lặp
lại hợp đồng có cùng bản chất.

4.3. Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận việc tách đất cho
con trong Quyết định số 02 nêu trên có thuyết phục không? Vì sao?
- Tóm tắt quyết định 02/2022
+ Ai:
● Nguyên đơn: Ông Đoàn Bá Lạc + Bà Trần Thị Còi
● Bị đơn: Ông Đoàn Bá Nhất + Bà Nguyễn Thị Phương
+ Cái gì: Quyền sử dụng đất thuộc khu Thanh Lại, xã Bình Hàn, thị xã hải
Dương (nay là số 27, số 28 phố Dã Tượng, phường Lê thanh Nghị, thành
phố Hải Dương)
Quyền sử dụng đất mà ông nhất đang sinh sống
+ Tại sao:
● Theo ông Nhất trình bày, ông Nhất nhờ ông Lạc mua đất nhưng ông
Lạc chưa mua + chưa trả tiền bán đài và tiền mua xi măng hộ, nên ông
Lạc tự nguyện tách 1 phần đất của ông Lạc để trừ vào tiền bán đài,
tiền mua xi măng và ông Nhất phải trả chi phí tách đất là 230.000 cho
ông Lạc
● Theo ông Lạc trình bày, ông Lạc và bà Còi chỉ cho ông Nhất và bà
Phương ở nhờ chứ không tiến hành phân chia đất theo nội dung “Đơn
xin tách đất cho con"
Ông Nhất cho rằng ông Lạc đã chuyển quyền sử dụng đất cho mình. Nhưng ông
Lạc chỉ cho vợ chồng ông Nhất ở nhờ chứ không tách đất. Bản chất tờ xin tách đất
ko là hợp đồng, đó là thủ tục pháp lý và chỉ mới đc ông Lạc kí chứ bà vợ ông Lạc
chưa ký
+ CSPL: Án lệ 04/2016
+ Phán quyết:
● Có cơ sở chứng minh bà Còi biết mà không phản đối việc ông Nhất,
bà Phương sử dụng đất
● Hủy toàn bộ bản án phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm
● Công nhận 132.6m2 thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ông Đoàn Bá
Nhất và bà Nguyễn Thị Phương
Đã có sự chuyển giao quyền sử dụng đất với sự đồng ý của vợ chồng ông Lạc
- Tóm tắt án lệ 04/2016
+ Ai:
● Nguyên đơn: Bà Kiều Thị Tý
● Bị đơn: Ông Lê Văn Ngự
+ Cái gì: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
+ Tại sao:
● Theo bà Kiều Thị Tý, ông Ngự đã thống nhất giá mua là 110 cây vàng
và toàn bộ phần diện tích bà sử dụng nên khi ông đòi bà trả thêm 3
cây vàng và trả lại phần đất giáp mặt đường Xuân La, bà kiện đòi ông
Ngự buộc phải trả nhà đất
● Theo ông Lê Văn Ngự, bà Tý còn nợ 3,4 cây vàng và 21m 2 mặt
đường vẫn thuộc quyền quản lý và sử dụng của ông, khi kháng cáo
bản án sơ thẩm thì ông yêu cầu tuyên HĐ vô hiệu do đất là tài sản
chung nhưng chỉ có ông ký vào HĐ mà không có chữ ký của bà Phấn
là vợ ông Ngự
+ CSPL: Khoản 2 Điều 176 của Bộ luật Dân sự năm 1995; Điều 15 của Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1986
+ Phán quyết:
● Có cơ sở xác định bà Phấn biết có việc chuyển nhượng nhà, đất giữa
ông Ngự với vợ chồng ông Tiến và bà Tý, bà Phấn đã đồng ý, cùng
thực hiện nên việc bà Phấn khiếu nại cho rằng ông Ngự chuyển
nhượng nhà đất cho vợ chồng bà Tý bà không biết là không có căn cứ
● Không chấp nhận Kháng nghị, giữ nguyên bản án Phúc thẩm
⇒ Dù chỉ có 1 người ký >< được xem là sự đồng thuận của 2 người khi: (i): người
không ký vẫn sử dụng tiền từ giao dịch vào cuộc sống hằng ngày; (ii): người không
ký biết mà không phản đối về giao dịch đó
→ Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận việc tách đất cho
con trong Quyết định số 02 nêu trên là hoàn toàn thuyết phục vì:
- Tình tiết tài sản chung, tuy việc chuyển nhượng chỉ được ký bởi 1 bên nhưng bên
còn lại biết mà không phản đối về việc chuyển nhượng cho người khác thì việc
chuyển nhượng vẫn có hiệu lực, và người được chuyển nhượng có quyền với phần
được chuyển nhượng. Do đó, không thể tuyên giao dịch vô hiệu do tài sản chung
nhưng chỉ có 1 người ký, người còn lại không ký.
+ Theo án lệ 04/2016/AL, sau khi mua nhà đất từ ông Ngự, vợ chồng bà Tý đã
tiến hành sửa lại nhà. Bà Phấn không thể nào không biết ông Ngự đã chuyển
nhượng nhà đất cho vợ chồng bà Tý vì theo như án lệ thì nhà ông Ngự liền
kề với nhà vợ chồng bà Tý. Do đó hoàn toàn có căn cứ tin rằng bà Phấn đã
đồng ý việc chuyển nhượng này cho dù bà Phấn im lặng, không tham gia
trực tiếp vào việc chuyển nhượng.
+ Đối với quyết định 02, mặc dù, bà Còi không ký vào “Đơn xin tách đất cho
con” nhưng bà Còi phải biết việc ông Lạc cho đất vợ chồng ông Nhất, bà
Phương vì quá trình ông Nhất, bà Phương sử dụng đất, xây dựng nhà kiên
cố thì bà Còi là người sinh sống gần thửa đất, biết mà không phản đối. Từ
đó, có cơ sở xác định bà Còi đã đồng ý với việc cho ông Nhất thửa đất số 22
là tài sản chung của vợ chồng ông Lạc, bà Còi.
- Đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng nhà đất. Có sự liên quan và tương tự về
tình tiết, tranh chấp nên áp dụng án lệ để ra quyết định về vụ việc giữa ông Nhất -
ông Lạc là hợp lý
- Việc chuyển nhượng/ đề nghị giao kết HĐ có thể thể hiện dưới các hình thức
khác nhau nhưng cần tôn trọng thỏa thuận giữa các bên khi tham gia giao dịch.
+ Ở vụ án giữa ông Nhất - ông Lạc, vì ông Lạc không trả tiền bán đài, tiền
mua xi măng hộ nên ông Lạc tự nguyện tách 1 phần đất cho ông Nhất.
+ Ở vụ án của ông Ngự và bà Tý, ông Ngự và bà Tý đã thống nhất và ký hợp
đồng thỏa thuận và xác minh về khu vực đất chuyển nhượng quyền sử dụng
và tiền mua nhà đã nhận thì không thể tự thêm tiền dựa vào thời điểm hiện
tại và không thể tuyên giao dịch vô hiệu do không có sự đồng ý khi ký của
bên sở hữu chung.
Áp dụng AL 04/2016 là hợp lý vì bản chất của tờ đơn xin tách đất ko là hợp đồng,
nhưng nó thể hiện sự trùng lặp về ý chí của bên ông Lạc và ông Nhất, và là bằng
chứng cho việc có giao dịch giữa các bên

III. Vấn đề 3: Đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được

1. Nghiên cứu:
- Điều 408 BLDS 2015 (Điều 411 BLDS 2005) và các quy định liên quan (nếu có);
- Quyết định số 20/2022/DS-GĐT ngày 22/8/2022 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao; Quyết định số 21/2022/DS-GĐT ngày 22/8/2022 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

2. Đọc:
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 2;
- Lê Thị Hồng Vân, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 13;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức 2023 (xuất bản lần thứ chín), Bản án số 79-82;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

3. Xem: https://www.youtube.com/watch?
v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8Jq2O9MlzRZxUko

4. Bài tập

4.1. Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS
2015 và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu;

Điều 408 BLDS 2015 Điều 411 BLDS 2005
Khái niệm và điều kiện áp dụng:
1. Trường hợp ngay từ khi giao kết, 1. Trong trường hợp ngay từ khi ký kết,
hợp đồng có đối tượng không thể thực hợp đồng có đối tượng không thể thực
hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu. hiện được vì lý do khách quan thì hợp
đồng này bị vô hiệu.
Lý do làm cho đối tượng hợp đồng không thể thực hiện được:
1. Trường hợp ngay từ khi giao kết, 1. Trong trường hợp ngay từ khi ký kết,
hợp đồng có đối tượng không thể hợp đồng có đối tượng không thể thực
thực hiện được thì hợp đồng này bị hiện được vì lý do khách quan thì hợp
vô hiệu. đồng này bị vô hiệu.
Trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện
được:
3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 3. Quy định tại khoản 2 Điều này cũng
Điều này cũng được áp dụng đối với được áp dụng đối với trường hợp hợp
trường hợp hợp đồng có một hoặc đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng
nhiều phần đối tượng không thể thực không thể thực hiện được, nhưng phần còn
hiện được nhưng phần còn lại của hợp lại của hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý.
đồng vẫn có hiệu lực.

Nhận xét:
Thứ nhất, BLDS 2015 đã thay đổi từ “ký kết” thành “giao kết”. Đây là sự
thay đổi phù hợp và có tính bao quát hơn bởi trên thực tế, có nhiều loại hợp đồng
được xác lập mà không có chữ ký (như hợp đồng miệng). Thuật ngữ “ký kết" được
sử dụng trong BLDS trước đây là “không có tính bao quát vì ký kết chỉ đúng cho
hợp đồng bằng văn bản có chữ ký trong khi đó hợp đồng có thể được hình thành
mà không có chữ ký”.
Thứ hai, BLDS 2005 quy định “đối tượng không thể thực hiện được vì lý do
khách quan” là chưa phù hợp. Trong thực tiễn, có những trường hợp mà hợp đồng
có đối tượng không thể thực hiện được vì nguyên nhân chủ quan của các bên. Với
quy định trên, hợp đồng không thể thực hiện được vì lý do chủ quan sẽ không bị vô
hiệu nhưng đồng thời cũng không thể thực hiện được, từ đây dẫn đến một số bất
cập khi áp dụng điều luật này trên thực tế. Khi BLDS 2015 bỏ đi cụm từ “vì lý do
khách quan”, hợp đồng có đối tượng không thực hiện được sẽ bị coi là vô hiệu, mà
không cần xét là vì nguyên nhân khách quan hay không.
Thứ ba, khoản 3 của điều luật này cũng thay đổi cụm từ “có giá trị pháp lý”
thành “có hiệu lực”. Đây cũng là một sự thay đổi phù hợp với thực tiễn xét xử tại
Việt Nam, có tính khái quát cao hơn so với cách dùng từ trong BLDS trước đây.

4.2. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng do đối tượng không
thể thực hiện được được xác định như thế nào? Vì sao?
→ Luật không quy định thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng do
đối tượng không thể thực hiện được.
→ Theo PGS.TS. Đỗ Văn Đại: “Do lý do làm cho hợp đồng vô hiệu trong trường
hợp này rất đặc biệt là “đối tượng không thể thực hiện” nên sẽ là thuyết phục khi
chúng ta theo hướng thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu là không
bị giới hạn”.
Có quan điểm cho rằng có thể áp dụng Điều 429 BLDS 2015
→ Nếu quy định thời hiệu yêu cầu tuyên bố vô hiệu thì khi hết thời hạn yêu cầu
Tòa tuyên vô hiệu, các bên sẽ bị ép vào 1 hợp đồng với đối tượng không thể thực
hiện được.

4.3. Đối với Quyết định số 20, đoạn nào cho thấy Tòa án theo hướng hợp đồng
vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được và hướng xác định hợp đồng
vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được như vậy có thuyết phục
không? Vì sao?
→ Tóm tắt quyết định:
+ Ai: Bà Lê Thị Hẹ — Bà Nguyễn Thị Nếch
+ Cái gì: Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất (yêu cầu tuyên vô hiệu vì diện
tích đất trong hợp đồng chuyển nhượng sai với thực tế)
Quyền sử dụng đất giữa Hẹ và Nếch
+ Tại sao: Theo bà Hẹ, thực tế chuyển nhượng chỉ có 142,5m2 đất nhưng hợp
đồng bà Nếch soạn lại ghi 198m2 đất nên bà Hẹ yêu cầu Tòa tuyên hợp đồng
vô hiệu >< Theo bà Nếch, bà Nếch soạn hợp đồng chuyển nhượng 198m2 vì
142,5m2 không thể tách thửa và chuyển quyền sử dụng; và thực tế, bà Nếch
chỉ sử dụng 142,5m2, 55,5m2 còn lại vẫn thuộc quyền quản lý của bà Hẹ
Hẹ và Nếch trên thực tế chuyển giao 142m2 đất với giá 1,5 tỷ. Nhưng khi ký hợp
đồng thì ghi chuyển nhượng 189m2 với giá 500tr.
+ Căn cứ pháp lý: Điều 411 BLDS 2005 (Hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối
tượng không thể thực hiện được)
Điều 408 BLDS 2015, Điều 124 BLDS 2015, Điều 132 BLDS 2015
+ Nhận định của Tòa án: Vợ chồng bà Hẹ thỏa thuận chuyển nhượng cho bà
Nếch một phần đất trồng cây lâu năm thuộc thửa 829, 830 với diện tích
142,5 mét vuông là không đủ điều kiện để tách thửa theo quy định của Ủy
ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nên đối tượng của giao dịch giữa các
bên không thực hiện được. Do đó Hợp đồng vô hiệu theo Điều 411 BLDS
2005
Hợp đồng trên có đối tượng không thể thực hiện được nên vô hiệu
→ Hướng giải quyết hợp đồng vô hiệu là hợp lý và thuyết phục vì khi đối tượng
của hợp đồng là thửa đất 142,5m2 là đối tượng không thể tách thửa, nên không thể
thực hiện được trong 1 thửa đất chung là 198m2. Nên khi tuyên hợp đồng vô hiệu,
giữ nguyên bản án phúc thẩm: hai bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận:
Bà Nếch phải hoàn trả bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở cho bà Hẹ và bà Hẹ phải trả tiền lại cho bà Nếch
Thời hiệu Tòa tuyên gdds vô hiệu có đối tượng ko thể thực hiện được:
+ 3 năm (áp dụng Đ429 – bà Hẹ biết quyền và lợi ích của mình bị xâm
phạm)
+ Vĩnh viễn

4.4. Đối với Quyết định số 21, đoạn nào cho thấy Tòa án theo hướng hợp đồng
vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được và hướng xác định hợp đồng
vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được như vậy có thuyết phục
không? Vì sao?
→ Tóm tắt quyết định:
+ Ai: Ông Trần Thiên Trí và 23 nguyên đơn còn lại — bà Trần Thị Ngọc
Sương
+ Cái gì: Quyền sử dụng phần đất mà cụ Trần Thế Bình để lại (2281,3m2 -
thửa số 82)

+ Tại sao: Theo bà Sương, phần đất xây nhà thờ tổ là phần đất của bà nên bà
có quyền chuyển nhượng cho những người khác mà không đưa lại cho tộc
họ Trần >< Theo ông Trí, cụ Bình trước khi chết đã giao đất cho cụ Khiêm,
mà ông Trí là cụ Khiêm nên ông Trí cùng 23 nguyên đơn còn lại trong tộc
họ Trần có quyền xây tổ đường trên phần đất cụ Bình để lại
- Bà Sương cho rằng bà có quyền đối với miếng đất do đây là di sản thừa kế do ông
Bình (bố bà Sương) để lại.
- Trần gia cho rằng, khi ông Bình mất đã để lại di ngôn cho ông Khiêm quản lý
miếng đất.
- Vào ngày 12/12/2011, thì có một bản án phúc -thẩm tuyên bà Sương là chủ sở
hữu ts và bà đã có giấy CNQSDD bằng bản án đó (tuy nhiên bản án PT đó bị
kháng nghị ngày 2/12/2014)
- Sau đó, bà Sương bán đất cho Ải vào ngày 10/02/2015
- Ngày 15/10/2015, tuyên hủy bản án PT
+ Cơ sở pháp lý: Điều 411 BLDS 2005 (Hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối
tượng không thể thực hiện được)
Điều 408 BLDS 2015. Vì nhà đất đang có tranh chấp, ko thể chuyển nhượng được
+ Phán quyết của Tòa án : Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất giữa bà Sương
với ông Ải, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất giữa vợ chồng ông Ải với ông
Khang đều vô hiệu do vi phạm điều kiện mua bán, chuyển nhượng quy định
tại khoản 1 Điều 91 Luật nhà ở năm 2005; khoản 1 Điều 188 Luật đất đai
năm 2013. Mặt khác, trên thửa đất số 852 còn có căn nhà từ đường do tộc họ
Trần xây dựng từ năm 2004 nên các hợp đồng chuyển nhượng nhà đất nêu
trên còn bị vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được theo quy định
tại Điều 411 Bộ luật dân sự năm 2005.
→ Hướng giải quyết trên là thuyết phục vì bà Sương có ký vào biên bản họp xây
dựng lại Tổ đường và khánh thành tổ đường Trần tộc mà bà không phản đối, nên
có cơ sở xác định nhà thờ trên khuôn viên thửa đất số 852 là tài sản chung của tộc
họ Trần. Vì vậy, việc bà Sương đòi lại toàn bộ đất của cụ Bình để lại là không có
đủ căn cứ chứng minh và hợp đồng chuyển nhượng giữa bà Sương - ông Ải và ông
Ải - ông Khang là vô hiệu và cần xét xử sơ thẩm lại.

IV. Vấn đề 4: Xác lập hợp đồng có giả tạo và nhằm tẩu tán tài sản

1. Nghiên cứu:
- Điều 124 BLDS 2015 (Điều 129 BLDS 2005) và các quy định liên quan (nếu có);
- Bản án số 06/2017/DS-ST ngày 17/01/2017 của Tòa án nhân dân TP. Thủ Dầu
Một tỉnh Bình Dương;
- Quyết định số 259/2014/DS-GĐT ngày 16/06/2014 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao.

2. Đọc:
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 2;
- Nguyễn Nhật Thanh, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 6;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức 2023 (xuất bản lần thứ chín), Bản án số 68-70 và 71-74;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
3. Xem: https://www.youtube.com/watch?
v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8Jq2O9MlzRZxUko

4. Bài tập

* Đối với vụ việc thứ nhất


- Khoản 2 Đ124 chỉ áp dụng đc khi tòa đưa ra phán quyết hoặc bên còn lại thừa
nhận mình có nghĩa vụ
- ntn là trốn tránh nghĩa vụ?

4.1. Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch?
→ Giả tạo trong xác lập giao dịch là khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách
giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác (điều 124 BLDS 2015) GDDS do
giả tạo là GDDS được xác lập với sự mong muốn của các bên. Tuy nhiên, ý chí của
các bên được bày tỏ nhằm che giấu ý chí thực của các bên, không có sự thống nhất
giữa ý chí đích thực và sự bày tỏ ra bên ngoài. Có hai loại trường hợp giả tạo:

- Hợp đồng đó được xác lập 1 cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự
khác

- Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người
thứ ba

4.2. Đoạn nào của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp
đồng? Các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích gì?
→ Bà Thuý thay đổi nội dung đơn khởi kiện
- Hai bên thừa nhận giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giao dịch giả
tạo để che giấu cho việc nguyên đơn cho bị đơn vay số tiền 100 triệu
- Các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích nhằm che giấu giao dịch thực
tế là việc bà Trang vay bà Diệp 100 triệu và hứa trả trong 6 tháng

4.3. Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che
giấu
→ Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu,
theo điều 124 BLDS 2015:
- HĐ giả tạo: bị tuyên là HĐ vô hiệu do giả tạo
- HĐ bị che giấu: được tuyên là có hiệu lực

4.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả tạo và
hợp đồng bị che giấu.
→ Căn cứ vào điều 124 BLDS 2015 thì một trong 2 trường hợp để hợp đồng vô
hiệu do giả tạo thì giao dịch đó phải là giao dịch được xác lập để che giấu 1 giao
dịch khác. Ở trong bản án trên, cả nguyên đơn và bị đơn đều thừa nhận rằng hợp
đồng chuyển nhượng về quyền sử dụng đất được lập ra để che giấu giao dịch cho
vay tài sản. Do vậy, việc Tòa tuyên hợp đồng chuyển nhượng về quyền sử dụng đất
giữa bà Diệp và bà Trang vô hiệu là hợp lý.

=> Căn cứ vào điều 124 Bộ Luật Dân Sự 2015 thì chỉ có giao dịch dân sự giả tạo bị
vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn còn hiệu lực trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác

Vì vậy, Tòa án xử lý về hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu là hợp lý

* Đối với vụ việc thứ hai

4.5. Vì sao Tòa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông
Vượng là giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu?
→ Tòa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng là
giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu vì:
- Vợ chồng bà Anh thừa nhận còn nợ của bà Thu 3,1 tỷ đồng, đồng thời cam kết
chuyển nhượng nhà đất để trả nợ, nhưng lại không thực hiện cam kết mà bà Anh
lại làm thủ tục chuyển nhượng nhà đất cho ông Vượng
- Thỏa thuận chuyển nhượng giữa vợ chồng bà Anh và vợ chồng ông Vượng
không phù hợp với thực tế vì giá thực tế gần 5,6 tỷ đồng nhưng chỉ thỏa thuận với
giá 680 triệu đồng
4.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án (giả tạo để trốn
tránh nghĩa vụ)?
→ Hướng xác định trên của Tòa án là hợp lý. Bởi trong quá trình xét xử, bà Anh
có công nhận nợ của bà Thu 3,1 tỷ đồng và cam kết chuyển nhượng nhà đất đang
có để trả nợ cho bà Thu. Tuy nhiên, sau đó vợ chồng bà Anh đã chuyển nhượng
nhà đất trên cho anh của bà Anh là ông Vượng với giá chỉ 680 triệu, đây là một
mức giá không hợp lý vì giá nhà đất lúc bấy giờ được xác định là 5,6 tỷ. Do đó,
giao dịch trên là một giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ đối với bà
Thu. Căn cứ theo Điều 124 BLDS 2015, khoản 2 điều này, “Trường hợp xác lập
giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch
đó vô hiệu”

4.7. Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm
trốn tránh nghĩa vụ.
→ Toà án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ thì sẽ dẫn
đến hợp đồng giữa vợ chồng bà Anh và vợ chồng ông Vượng bị vô hiệu theo
khoản 2 Điều 124 BLDS 2015, quy định giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo:
“Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người
thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu”. Ngoài ra, giao dịch trên bị tuyên bố vô
hiệu, do là giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ, do đó, cả hai bên phải hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận. Hơn thế nữa, Toà án cũng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời, phong tỏa nhà đất của bà Anh để đảm bảo bà thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bà
Thu. Như vậy, vợ chồng bà Anh buộc phải trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo quy định
cho bà Thu.

You might also like