Thảo Luận Tháng Thứ 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Thảo luận Tháng thứ 2 (44)

Vấn đề 1: Xác định thiệt hại vật chất được bồi thường khi tính mạng bị xâm
phạm
Tóm tắt Bản án số 26/2017/HSST (306)
- Ai: Lan Bun Thy vs Phạm Văn Quang
- Cái gì: Bồi thường thiệt hại khi tính mạng bị xâm phạm
- Tại sao: Khoảng 20 giờ tối ngày 16/07/2016, một nhóm người đangnhậu tại quán
Hương Xưa ở thị trấn Tịnh Biên thì xảy ra cự cãi nhau. Lúc này, Lan Bun Thy, quốc
tịch Campuchia rút súng ra, Lê Văn Được (38 tuổi) chủ tiệm vàng ở thịtrấn Ba Chúc,
huyện Tri Tôn, An Giang, can ngăn liền bị Thy bắn. Một người khác trong bàn nhậu
tên Quang, cũng bị bắn vào vùng mặt, được đưa đi cấp cứu. Do vết thương quá nặng,
nạn nhân Quang được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị. Nạn nhân trúng 2 phát
súng đã tử vong. Sau khi gây án, nghi phạm trong bàn nhậu gây ra vụ nổ súng với
nhóm ông Được đã bỏ chạy vào nhà ở thị trấn Tịnh Biên cố thủ, lực lượng chức năng
gồm Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng An Giang đã bao vây thuyết phục vận động ra
đầu thú, đến 5 giờ ngày 17/7 kẻ nổ súng mới ra đầu thú
- CSPL: Điều 586, Điều 591, Điều 593 BLDS 2015
- Phán quyết: 20 năm tù tội Giết người, Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân
dụng; buộc Lan Bun Thy bồi thường chi phí mai táng, tiền tổn thất tinh thần cho
người bị hại là 242.400.000 đồng, cấp dưỡng nuôi cháu Lê Thành Đạt, bồi thường cho
bà Nguyễn Thị Thơ (chủ quán Hương Xưa) 3 triệu
- Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về thiệt hại vật chất khi
tính mạng bị xâm phạm.
BLDS 2005 BLDS 2015
Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị
phạm xâmphạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm 1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
bao gồm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật
khi chết; này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà
người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng
d) Thiệt hại khác do luật quy định
2. Người xâm phạm tính mạng của
người khác phải bồi thường thiệt hại 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường
theo quy định tại khoản 1 Điều này và trong trường hợp tính mạng của người
một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt
về tinh thần cho những người thân thích hại theo quy định tại khoản 1 Điều này
thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị và một khoản tiền khác để bù đắp tổn
thiệt hại, nếu không có những người này thất về tinh thần cho những người thân
thì người mà người bị thiệt hại đã trực thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của
tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi người bị thiệt hại, nếu không có những
dưỡng người bị thiệt hại được hưởng người này thì người mà người bị thiệt
khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã
tổn thất về tinh thần do các bên thoả trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại
thuận; nếu không thoả thuận được thì được hưởng khoản tiền này. Mức bồi
mức tối đa không quá sáu mươi tháng thường bù đắp tổn thất về tinh thần do
lương tối thiểu do Nhà nước quy định các bên thỏa thuận; nếu không thỏa
thuận được thì mức tối đa cho một người
có tính mạng bị xâm phạm không quá
một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà
nước quy định

Bộ luật năm 2015 có vài thay đổi đáng kể so với bộ luật trước, ở đây là về việc xác
định thiệt hại khi tính mạng bị xâm phạm. Cụ thể là:
- Thứ nhất Bộ luật dân sự 2005 chỉ quy định những chi phí cho việc cứu chữa bồi
dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết mới được bồi thường. Còn ở Bộ luật
2015 thì bổ sung thêm điểm mới là thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định
tại điều 590, nghĩa là nếu người bị xâm phạm tính mạng chưa chết ngay thì mức bồi
thường vẫn sẽ bao gồm cả bồi thường thiệt hại do sức khỏe đã bị xâm phạm. Bổ sung
thêm điểm “thiệt hại khác do pháp luật quy định”.
- Thứ hai, sửa quy định về “người xâm phạm tính mạng của người khác” thành
“người chịu trách nhiệm bồi thường”; Mức bù đắp tổn thất về tinh thần nếu không
thỏa thuận thì được xác định tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở và áp dụng
cho mỗi người có tính mạng bị xâm phạm chứ không còn là 60 tháng lương như bộ
luật trước
- Nghị quyết số 03 và 02 của HĐTP có quy định chi phí đi lại dự lễ tang được bồi
thường không? Vì sao?
=> Nghị quyết số 03/2006/HĐTP và Nghị quyết số 02/2022/HĐTP không có quy định
chi phí đi lại dự lễ tang là được bồi thường. Trong nghị quyết 02 có nêu rõ các chi phí
bồi thường hợp lý trong việc mai táng là “các khoản tiền: mua quan tài; chi phí hỏa
táng, chôn cất; các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến,
hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn
nhân theo phong tục, tập quán địa phương. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi
phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ.”
- Trong thực tiễn xét xử trước đây, chi phí đi lại dự lễ mai táng có được bồi
thường không? Nếu có, nêu vắn tắt thực tiễn xét xử đó?
=> Trong thực tiễn xét xử trước đây, chi phí đi lại dự lễ tang không được chấp nhận
bồi thường.
Dẫn chứng là bản án số 20/2018/DS-ST ngày 28/12/2018 của Tòa án nhân dân
huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang: Vào lúc 11 giờ ngày 08/02/2012 ông Đào Đông
V (là chồng của bà N và là cha ruột của chị H và anh T) đi bỏ bọc rác đã bị ông Bùi
Văn P đi xe máy từ hướng Ba Hòn về Kiên Lương đụng vào ông V làm ngã đầu đập
xuống đường, bác sĩ kết luận là chấn thương sọ não nặng dẫn đến tử vong ngày
11/02/2012. Bà N yêu cầu ông P bồi thường 73.981.693 bao gồm tiền tàu xe của người
thân là 10.000.000 và các chi phí ăn uống, tế bái… Tòa chỉ chấp nhận một phầnyêu
cầu của gia đình và quyết định ông P bồi thường cho gia đình 59.755.200
- Đoạn nào trong bản án của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang cho thấy Tòa án đã
chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí vé máy bay? Đây có là chi phí đi lại dự lễ
mai táng không?
=> Tại phần Phán quyết của Tòa: “Buộc bị cáo Lan Bun Thy có trách nhiệm bồ
thường thiệt hại chi phí mai táng, tiền tổnt hất tinh thần cho người bị hại Lê Văn
Được tổng cộng 242.400.000 đồng, có khấu trừ 150.000.000 đồng gia đình bị cáo đã
giao nộp tại quá trình điều tra, số tiền còn lại bị cáo phải nộp là 92.400.000 đồng”
Mà tại phần nội dung vụ án, bà Nguyễn Thị Nuôi và Trần Thị Nguyệt (mẹ và vợ của
bị hại Được) yêu cầu bị cáo bồi thường tiền vé máy bay từ Singapore về Việt Nam là
12 triệu đồng cùng với các khoản tiền khác, tổng là 242.400.000 đồng khấu trừ đi
150.000.000 gia đình bị cáo đã nộp trước đó là đã bao gồm cả 12.000.000 tiền vé máy
bay từ Singapore về Việt Nam. Đây cũng là chi phí đi lại để dự lễ mai táng
- Trong vụ việc trên, nếu chi phí máy bay trên là chi phí đi lại dự lễ mai táng, việc
cho bồi thường có thuyết phục không? Vì sao?
=> Chi phí đi lại dự lễ mai táng cho việc bồi thường là không thuyết phục bởi vì như
đã nêu trong Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy
định của BLDS 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do HĐTP Tòa án nhân
dân tối cao thì chi phí đi lại không nằm trong khoản bồi thường hợp lý, tuy nhiên
trong trường hợp này phía đại diện hợp pháp của nạn nhân đã yêu cầu và phía gia đình
bị cáo đã đồng ý, xem như đã đạt được thỏa thuận giữa đôi bên
- Nếu chi phí trên là chi phí mà cháu nạn nhân bỏ ra để dự lễ tang thì chi phí đó
có được bồi thường không? Vì sao?
=> Trong Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định
của BLDS2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do HĐTP Tòa án nhân dân tối
cao thì chi phí đi lại không nằm trong mục được bồi thường hợp lý

Vấn đề 2: Bồi thường thiệt hại phát sinh trong tai nạn giao thông
Tóm tắt Quyết định số 23/2005/GĐT-DS (328)
- Ai: Bình vs Dũng, Khoa (Khánh)
- Cái gì: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
- Tại sao: Anh Bình điều khiển xe đạp đi giữa hailàn đường dành cho xe cơ giới, khi
nghe tiếng còi xe ôtô phía sau anh đã tránh sang bên trái. Khi đó ông Dũng điều khiển
xe máy do không làm chủ tốc độ, không đảm bảo khoảng cách an toàn khi tránh vượt
và không làm chủ được tay lái khi tham gia giao thông nên đã để xe máy va quệt với
xe đạp và kéo xe đạp của anh Bình đi được 5-6m mới dừng lại được. Còn anh Khoa
khi điều khiển ôtô đã phát hiện được xe đạp củaanh Bình phía trước, sau đó là xe của
ông Dũng, nhưng do không làm chủ tốc độ, taylái nên đã để xe ôtô chèn qua xe đạp
của anh Bình sau khi xe ông Dũng va quệt với xeanh Bình và kéo rê đi được gần 20m
mới dừng Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúcthẩm xác định trong trường hợp này cả
anh Bình, ông Dũng và anh Khoa cùng có lỗigây ra vụ tai nạn trên và gây thiệt hại cho
anh Bình (trong đó anh Bình có lỗi chính)
- CSPL: Điều 627 BLDS 1995 (Điều 601 BLDS 2015)
- Phán quyết: Tòa án phúc thẩm buộc chủ phương tiện là ông Khánh bồi thường cho
anh Bình là đúng, song Tòa án các cấp không dành cho ông Khánh quyền khởi kiện
yêu cầu anh Khoa bồi thường cho ông Khánh số tiền mà ông bồi thường cho anh Bình
do lỗi của anh Khoa, nếu ông Khánh và ông Khoa không tự thương lượng giải quyết
được là không đảm bảo quyền lợi cho ông Khánh. Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số
03 ngày 12-1-2004 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng: giao hồ sơ vụ án cho
Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng xét xử phúc thẩm lại
- Trong Quyết định số 23, đoạn nào cho thấy Bình là người bị thiệt hại?
=> Trong phần Xét thấy: “Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm xác định trong trường hợp
này cả anh Bình, ông Dũng và anh Khoa cùng có lỗi gây ra vụ tai nạn trên và gây
thiệt hại cho anh Bình (trong đó anh Bình có lỗi chính) là có cơ sở đúng pháp luật”
- Ông Khánh có trực tiếp gây ra thiệt hại cho anh Bình không? Vì sao?
=> Ông Khánh không trực tiếp gây ra thiệt hại cho anh Bình mà chỉ là chủ phương
tiện. Vì trong phần Xét thấy, Tòa án xác định: “trong trường hợp này cả anh Bình,
ông Dũng và anh Khoa cùng có lỗi gây ra vụ tai nạn trên và gây thiệt hại cho anh
Bình”
- Tòa án buộc ông Khánh bồi thường cho anh Bình với tư cách nào? Vì sao?
=> Tòa án buộc ông Khánh bồi thường cho anh Bình với tư cách là chủ sở hữu nguồn
nguy hiểm cao độ vì căn cứ theo khoản 2 Điều 627 BLDS 1995 (tương ứng với khoản
2 Điều 601 BLDS 2015):
“2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng
thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
- Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án buộc ông Khánh bồi thường cho anh Bình.
=> Tòa án buộc ông Khánh bồi thường cho anh Bình là chưa hoàn toàn hợp lý vì chưa
đủ cơ sở chắc chắn anh Khoa là người làm công cho ông Khánh. Trong Quyết định số
23, Tòa án không nêu rõ mối quan hệ giữa ông Khánh và anh Khoa mà chỉ cho biết
ông Khánh là chủ sở hữu chiếc xe ô tô gây ra tai nạn và anh Khoa cũng có một phần
lỗi.
Nếu anh Khoa là người làm công cho ông Khánh thì theo Điều 600 BLDS 2015
thì ông Khánh phải chịu trách nhiệm bồi thường và ông Khánh được quyền yêu cầu
anh Khoa hoàn trả lại theo quy định của pháp luật.
Còn nếu anh Khoa không phải là người làm công cho ông Khánh mà được ông
Khánh giao xe ô tô thông qua như hợp đồng thuê tài sản thì có nghĩa là ông Khánh
không còn là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô mà anh Khoa là người được ông
Khánh giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp. Theo khoản 2 Điều 601 BLDS 2015 thì
anh Khoa phải chịu trách nhiệm bồi thường
- Bình có lỗi trong việc để thiệt hại phát sinh không? Đoạn nào của bản án cho
câu trả lời?
=> Ông Bình có lỗi trong việc để phát sinh thiệt hại. Đoạn thể hiện cho câu trả lời: “Vì
vậy, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định trong trường hợp này cả anh Bình,
ông Dũng và anh Khoa cùng có lỗi gây ra vụ tai nạn trên và gây thiệt hại cho anh
Bình (trong đó anh Bình có lỗi chính) là có cơ sở đúng pháp luật”.

- Đoạn nào cho thấy, Tòa giám đốc thẩm không theo hướng buộc ông Dũng và
ông Khánh bồi thường toàn bộ thiệt hại cho anh Bình?
=> Đoạn: “Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm xác định trong trường hợp này cả
anh Bình, ông Dũng và anh Khoa cùng có lỗi gây ra vụ tai nạn trên và gây thiệt hại
cho anh Bình (trong đó anh Bình có lỗi chính) là có cơ sở đúng pháp luật. Đồng thời
cấp phúc thẩm xác định tổng số thiệt hại của anh Bình là 13.095.418 đồng là có căn
cứ. Nhưng lại buộc ông Dũng và ông Khánh bồi thường toàn bộ, mà không xem xét
đến trách nhiệm của anh Bình là không chính xác.”
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.
=> Hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm là hợp lý.
Xét về phía ông Bình, ông Bình có lỗi trong việc điều khiển xe đạp đi giữa hai
làn đường dành cho xe cơ giới. Lỗi của ông Bình là lỗi chính dẫn đến vụ việc. Xét về
phía ông Dũng và ông Khánh (chủ sở hữu chiếc ôtô do anh Khoa điều khiển). Ông
Dũng có lỗi trong việc không làm chủ được tốc độ, không đảm bảo khoảng cách an
toàn khi tránh vượt gây ra lỗi trực tiếp đến việc làm ông Bình bị thương. Còn về phía
anh Khoa, do anh lái ôtô nhưng không làm chủ được tốc độ căn cứ theo khoản 3 Điều
601 BLDS 2015 thì ông Khánh (chủ sở hữu chiếc oto do anh Khoa điều khiển) và ông
Dũng phải có trách nhiệm bồi thường cho ông Bình là hoàn toàn hợp lý. Vì vậy hướng
giải quyết của Tòa giám đốc thẩm không buộc ông Dũng và ông Khánh bồi thường
thiệt hại hoàn toàn cho ông Bình là hoàn toàn thuyết phục
- BLDS và Nghị quyết số 03 và 02 có quy định cho phép chủ sở hữu nguồn nguy
hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại
bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại không?
=> Bộ luật Dân sự, Nghị quyết số 03 và Nghị quyết số 02 có quy định cho phép chủ
sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu cho người bị thiệt hại.
Cụ thể Khoản 2 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 “chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ
phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây cao độ gây ra nếu chủ sở hữu đã
cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có
thỏa thuân khác”, nghĩa là nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ thì nếu người sử dụng gây ra thiệt hại thì phải bồi thường khoản
tiền chứ không liên quan đến chủ sở hữu nữa trừ khi có thỏa thuận khác. Trường hợp
có thỏa thuận khác, ví dụ: trước khi chủ sở hữu giao chiếc xe cho người sử dụng nếu
người sử dụng thỏa thuận với bên sở hữu là sẽ không chịu mọi trách nhiệm nếu gây
thiệt hại thì khi đó chủ sở hữu đồng ý giao xe nghĩa là chấp nhận điều kiện đó.
Theo Điểm b Khoản 2 Mục 3 Nghị quyết số 03/2006 /NQ-HĐTP “Người được
chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao
độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử
dụng có thỏa thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn
tránh việc bồi thường”
Theo khoản 2 Điều 12 Nghị quyết số 02/2022: “Người được chủ sở hữu nguồn
nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy
định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ
trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận
khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi
thường.”
- Tòa giám đốc thẩm có theo hướng cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao
độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn
khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại không? Đoạn nào
của quyết định cho câu trả lời.
=> Tòa giám đốc thẩm có theo hướng cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ
được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi thường hoàn
khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại. Đoạn cho thấy câu trả lời
“Tòa án các cấp không dành cho ông Khánh quyền khởi kiện yêu cầu anh Khoa bồi
thường cho ông Khánh số tiền mà ông bồi thường cho anh Bình do lỗi của anh Khoa,
nếu ông Khánh và ông Khoa không tự thương lượng giải quyết được là không đảm
bảo quyền lợi cho ông Khánh.”
- Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa giám đốc thẩm theo hướng cho phép chủ sở
hữu nguồn nguy hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao
độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt
hại.
=> Việc Tòa giám đốc thẩm theo hướng cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ
được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản
tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại là hợp lý. Bởi, trong trường hợp
trên, thời điểm xảy ra vụ việc, chế định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra không có quy định buộc người sử dụng phải bồi hoàn cho chủ sở hữu,
mặc dù người sử dụng hoàn toàn có lỗi. Tòa án theo hướng trên là hợp lý, vì vừa bảo
đảm được quyền lợi của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ, cũng như buộc người sử
dụng nguồn nguy hiểm cao độ bồi hoàn cho chủ sở hữu khoản tiền tương ứng vì họ là
người có lỗi trong việc gây ra thiệt hại.

Vấn đề 3: Bồi thường thiệt hại trong hay ngoài hợp đồng
- Những điểm khác nhau cơ bản giữa bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
=>
Bồi thường thiệt hại trong hợp Bồi thường thiệt hại ngoài hợp
Tiêu chí
đồng đồng
Nguồn gốc Được xây dựng nên bởi các quy Là loại trách nhiệm dân sự phát
phạm điều chỉnh chế định hợp sinh bên ngoài, không phụ thuộc
phát sinh
đồng. hợp đồng mà chỉ cần tồn tại một
hành vi vi phạm pháp luật dân sự,
Chỉ tồn tại khi một hợp đồng tồn
cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho
tại, trách nhiệm này phát sinh khi
người khác và hành vi này cũng
xuất hiện sự vi phạm một hay
không liên quan đến bất cứ một
nhiều nghĩa vụ được quy định
hợp đồng nào có thể có giữa người
trong hợp đồng.
gây thiệt hại và người bị thiệt hại.
Thiệt hại không chỉ là nền tảng cơ
bản mà còn là điều kiện bắt buộc
của trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng.
Thiệt hại không phải là điều kiện
bắt buộc.
Chỉ cần có hành vi vi phạm nghĩa
vụ đã có thể phát sinh trách
nhiệm dân sự.
Nói rõ hơn, bên vi phạm vẫn phải
chịu trách nhiệm dù đã có hay Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật
chưa có thiệt hại xảy ra khi bên chất và tinh thần, thiệt hại là điều
kia bị vi phạm hợp đồng. kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi
Về căn cứ
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
xác định Khi hợp đồng được giao kết, các
bên có nghĩa vụ thực hiện đúng Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
trách những cam kết đã thỏa thuận thường thiệt hại ngoài hợp đồng
nhiệm trong hợp đồng. Nếu một bên gồm: hành vi vi phạm pháp luật,
không thực hiện, thực hiện không có thiệt hại thực tế, có mối quan
đúng, không đầy đủ là vi phạm hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp
hợp đồng. luật và thiệt hại thực tế, có lỗi.

Hai bên có thể dự liệu và thỏa


thuận trước về những trường hợp
thiệt hại do vi phạm hợp đồng và
cách thức chịu trách nhiệm như
bồi thường thiệt hại hay phạt vi
phạm hợp đồng.

Hành vi này là hành vi vi phạm


Hành vi này là hành vi vi phạm
những cam kết cụ thể, những
những quy định của pháp luật nói
nghĩa vụ mà hai bên tự ràng buộc
Hành vi chung, những quy định do nhà
nhau trong hợp đồng, tức là hành
nước ban hành dẫn đến thiệt hại,
vi phạm vi này chưa chắc đã vi phạm các
vì vậy đó có thể là hành vi vi
quy định pháp luật chung mà chỉ
phạm những quy định của pháp
vi phạm “pháp luật” thiết lập giữa
luật chuyên nghành khác như hình
những người tham gia giao kết
sự, hành chính, kinh tế
hợp đồng.
Phương Các bên có thể thỏa thuận mức Bên gây thiệt hại phải bồi thường
thức thực bồi thường hay phạt vi phạm kể toàn bộ và kịp thời, cả thiệt hại
hiện trách từ khi giao kết hợp đồng (thể hiện trực tiếp và thiệt hại gián tiếp, điều
nhiệm bản chất thỏa thuận của hợp quan trọng là các bên trong quan
đồng). hệ trách nhiệm dân sự có thể
không biết nhau và không biết
trước việc sẽ xảy ra để làm phát
sinh quan hệ trách nhiệm dân sự,
do đó không thể thỏa thuận trước
bất cứ một việc gì.
Các bên có thể thỏa thuận về mức
Việc bồi thường thiệt hại không
bồi thường, hình thức bồi thường
giải phóng người có nghĩa vụ
bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực
khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa
hiện một công việc, phương thức
vụ một cách thực tế.
bồi thường một lần hoặc nhiều lần,
trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác.
Thông thường sẽ làm chấm dứt
nghĩa vụ.

Việc phân biệt lỗi vô ý và cố ý


Phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý
Yếu tố cũng có ý nghĩa nhưng bên cạnh
của người không thực hiện hoặc
đó thì người có hành vi vi phạm
lỗi thực hiện không đúng hợp đồng,
có thể chịu trách nhiệm ngay cả
trừ trường hợp có thỏa thuận khác
khi không có lỗi trong trường hợp
hoặc pháp luật có quy định khác.
pháp luật có quy định.
Thời điểm Kể từ thời điểm xảy ra hành vi
Kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu
phát sinh
lực và có bên vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại.
trách
hợp đồng.
nhiệm
Trường hợp nhiều người cùng Trong trường hợp nhiều người
Về tính liên
gây thiệt hại thì họ liên đới chịu cùng gây thiệt hại thì họ đều phải
đới trong
trách nhiệm nếu khi giao kết hợp chịu trách nhiệm liên đới theo các
chịu trách
đồng họ có thỏa thuận trước về quy định cụ thể của pháp luật dân
nhiệm
vấn đề chịu trách nhiệm liên đới. sự.

Tóm tắt Quyết định số 451/2011/DS-GĐT (331)


- Ai: Đào Văn Nghinh vs Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
- Cái gì: Tranh chấp về hợp đồng dân sự
- Tại sao: Ông Nghinh vay của Ngân hàng 2.000.000đ trong thời hạn 8 tháng và thế
chấp căn nhà của mình để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ. Ông Nghinh trả được một tháng
tiền lãi và không trả tiền đúng hạn nữa. Do đó ngân hàng bán đấu giá căn nhà của ông
đã thế chấp để thu nợ. Ông Nghinh khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi
ngân hàng tự ý bán đấu giá nhà. Tòa án tại quyết định giám đốc thẩm nêu việc xác
định quan hệ pháp luật là tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là giống với
tòa sơ thẩm, còn quyết định của tòa phúc thẩm xác định đây là tranh chấp về hợp đồng
dân sự là sai. Việc này ảnh hưởng đến việc xử lý yêu cầu cũng như quyền lợi của bị
đơn
- CSPL:
- Phán quyết: Yêu cầu xem xét và làm rõ lại các chi tiết hành vi bán đấu giá nhà có
trái pháp luật không (căn cứ phát sinh bồi thường TH ngoài hợp đồng), gia đình ông
Nghinh có biết việc phát mãi không (thời hiệu khởi kiện), và một số chi tiết khác

Tóm tắt Bản án 750/2008/DSPT (334)


- Ai: bà Vũ Thị Yến Phi vs Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM
- Cái gì: Đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
- Tại sao: Bà Phi có đơn khởi kiện yêu cầu bệnh viện bồi thường thiệt hạivì gây ra cái
chết cho ông Bá (chồng bà Phi). Tòa án đã xác định yêu cầu trên là yêucầu bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, và sử dụng Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005 để xác định hành
vi phẫu thuật của bệnh viện không là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường do
không trái pháp luật và không có lỗi với cái chết của ông Bá. Các tài liệu, hồ sơ cho
thấy cái chết của ông Bá là do bị nhiễm trùng giữa hành vi của ê kíp phẫu thuật với cái
chết không có mối quan hệ nhân quả
- CSPL: Điều 604 BLDS 2005 (Điều 584 BLDS 2015)
- Phán quyết: Do không thỏa mãn căn cứ phát sinh trách nghiệm bồi thường của bên
bệnh viện. Vì vậy không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Phi.
- Trong hai vụ việc trên, có tồn tại quan hệ hợp đồng giữa bên bị thiệt hại và bên
bị yêu cầu bồi thường thiệt hại không? Vì sao?
=> Trong hai vụ việc trên có tồn tại quan hệ hợp đồng giữa các bên, vì:
Trong quyết định số 451/2011/DS-GĐT: Trong đoạn một phần Xét thấy đã nêu
ông Nghinh với ngân hàng có tồn tại hợp đồng cho vay có sử dụng tài sản thế chấp,
hợp đồng trên là sự thỏa thuận của 2 bên nhằm xác lập việc vay tiền. Bên bị thiệt hại
là ông Đào Văn Nghinh đã xác lập hợp đồng vay có bảo đảm bằng thế chấp là căn nhà
hẻm 150, Phan Đình Phùng, tổ 9 Yên Đỗ, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, với bên bị
yêu cầu bồi thường là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Đỗ;
Trong bản án số 750/2008/DS-PT: Tồn tại hợp đồng dịch vụ giữa người bị
thiệt hại và bên bị yêu cầu bồi thường thiệt hại, theo đó bên bị thiệt hại là ông Trường
Hoàng Bá và bên bị yêu cầu bồi thường thiệt hại là Bệnh viện Đại học Y Dược
TP.HCM tiến hành phẫu thuật nâng mũi môi phải
- Trong hai vụ việc trên, Tòa án đã theo hướng quan hệ giữa các bên là bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay trong hợp đồng? Vì sao?
=> Trong quyết định số 451/2011/DS-GĐT: Bên vay là ông Nghinh và bên cho vay
là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Đỗ tồn tại hợp đồng vay có
biện pháp bảo đảm bằng thế chấp và nội dung của hợp đồng là về vấn đề vay tiền giữa
ông Nghinh và ngân hàng, còn ông Nghinh yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi
phát mãi không tuân theo quy định pháp luật, chứ không phải quy định trong hợp
đồng. Thiệt hại trên là thiệt hại phát sinh do hành vi trái pháp luật và không nằm trong
sự thỏa thuận của hai bên. Nên tòa án đã sử dụng quy định về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng để giải quyết và nhận định: “Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định quan hệ
pháp luật là “Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoại hợp đồng” là đúng. Tòa án cấp
phúc thẩm lạixác định “Tranh chấp về hợp đồng dân sự là sai”.
Trong bản án số 750/2008/DS-PT: Tòa án không nêu rõ về việc xác định đây
là bồi thường trong hay ngoài hợp đồng. Yêu cầu của bà Phi là yêu cầu bồi thường
thiệt hại vi gây ra cái chết và không được hai bên dự liệu trong hợp đồng dịch vụ từ
trước. Qua phần xét thấy tòa án đã sử dụng quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005
(căn cứ phát sinh trách nghiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) để giải thích vụ
việc trên không thỏa mãn các căn cứ trên. Nên có thể thấy Tòa án đã xác định quan hệ
này là ngoài hợp đồng và yêu cầu của bên bị thiệt hại không được chấp nhận do không
thỏa mãn đủ căn cứ làm phát sinh trách nghiệm bồi thường ngoài hợp đồng. Cụ thể tại
đoạn: “Theo quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005 thì trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố…”
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong hai vụ việc trên về
vấn đề xác định bản chất pháp lý (trong hay ngoài hợp đồng) quan hệ bồi thường
giữa các bên.
=> Đối với vụ việc thứ nhất (bản án số 451): Hướng giải quyết của tòa án là chưa
thuyết phục. Vụ việc được tòa án nhận định là tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng nhưng với những dữ liệu được đưa ra thì chưa đủ căn cứ để xác định đây là
bồi thường ngoài hợp đồng.
Thứ nhất căn cứ về có hành vi gây thiệt hại và trái pháp luật, trong bản án trên
hành vi gây thiệt hại là hành vi xử lý tài sản bảo đảm (phát mãi), tòa án chưa xác định
được hành vi đó có trái pháp luật không nên chưa đủ căn cứ để làm phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Việc phát mãi làm gây thiệt hại trên xuất
phát từ việc xử lý tài sản bảo đảm, việc này phát sinh từ thực hiện hợp đồng, do ông
Nghinh không thực hiện đủ nghĩa vụ. Nên cần được coi là phát sinh từ thực hiện hợp
đồng (trong hợp đồng).
Đối với vụ việc thứ hai (bản án số 750): Hướng giải quyết của tòa án là hợp
lý. Do xét về yêu cầu khởi kiện của bà Phi là bồi thường thiệt hại vì gây ra cái chết
của ông Bá, cái chết của ông Bá không được hai bên thỏa thuận hay dự liệu trong hợp
đồng. Nên việc xác định yêu cầu bồi thường của bà Phi là bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng là đúng. Sau khi xét các chứng cứ và tài liệu tòa án đã sử dụng các căn cứ
làm phát sinh trách nghiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Về căn cứ có hành vi
gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, vì bà Phi không đưa ra được chứng cứ xác minh
hành vi của ê kíp phẫu thuật là trái pháp luật cũng như trong tài liệu không xác minh
được hành vi của ê kíp mổ có sự vi phạm, hay có lỗi. Nên không thỏa mãn được căn
cứ phát sinh trách nghiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cũng như không thỏa
mãn về yếu tố mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả, do nguyên
nhân của cái chết được xác định là do nhiễm trùng nên hành vi phẫu thuật của bác sĩ
không phải là nguyên nhân gây ra cái chết cho ông Bá

Vấn đề 4: Buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ


Tóm tắt Quyết định 36/2013/KDTM-GĐT
- Ai: Công ty Hồng Hà Bình Dương (Lã Văn Hưng) vs Công ty DAMOOL VINA
(Thái Thanh Hải); Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thế Giới Nhỏ (Huỳnh Trung
Hiếu)
- Cái gì: Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với quyền sử dụng
đất
- Tại sao: Nguyên đơn và bị đơn ký kết thực hiện hợp đồng chuyển nhượng tài sản và
nhà xưởng gắn liền quyền sử dụng đất của bị đơn tại khu công nghiệp, cùng quá trình
thực hiện hợp đồng thì có một hợp đồng nguyên tắc kèm theo và bị đơn đã vi phạm
hợp đồng đó. Bị đơn hủy kí hợp đồng chính thức với nguyên đơn và kí với bên có
quyền lợi liên quan.
Sau đó nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn thực hiện biện pháp đền bù cho
hợp đồng chính nhưng Toà địa phương bắt buộc bị đơn tiếp tục thực hiện hợp đồng
với nguyên đơn và bồi thường cùng lúc.
- CSPL: Điều 352 BLDS 2015
- Phán quyết: Bản án số 36/2013/KDTM-GĐT có nhận định việc công ty Hồng Hà
yêu cầu công ty VINA bồi thường 5% giá trị hợp đồng và công ty VINA cũng đồng ý
bồi thường là hợp lý. Tuy nhiên việc Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm yêu cầu tiếp tục
thực hiện hợp đồng nguyên tắc số 007 là không đúng. Tòa giám đốc thẩm còn cho
rằng việc tòa sơ thẩm và phúc thẩm xác định đây là vụ án tranh chấp “hợp đồng mua
bán tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất” là không đúng mà đây phải là vụ án kinh
doanh thương mại. Tòa GĐT quyết định hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm giao hồ
sơ để xét xử lại.
- Đối với vụ việc trong Quyết định số 36, đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương
đã buộc các bên tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng?
=> Phần nhận thấy có đoạn: “Tại bản án kinh doanh, thương mại, thương mại sơ
thẩm số 06/2010/KDTMST ngày 27/8/2010, Tòa án nhân dân huyệnTân Uyên, tỉnh
Bình Dương đã quyết định:… Buộc công ty TNHH VINA tiếp tục thực hiện hợp đồng
số 007/09/DMVN-HHDT ngày 10/10/2009 giữa công ty TNHH DAMOOL VINA với
công ty cổ phần Hồng Hà Bình Dương” đã cho thấy tòa án địa phương buộc các bên
tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng
- Hướng của Tòa án địa phương có được Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận
không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
=> Hướng của Tòa án địa phương không được Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận.Tại
đoạn 2 của phần xét thấy của Tòa án nhân dân tối cao có nêu:
“Công ty Hồng Hà Bình Dương khởi kiện yêu cầu buộc Công ty VINA nếu
không thực hiện theo cam kết tại hợi đồng nguyên tắc số 007 thì phải thanh tóan cho
Công ty Hồng Hà Bình Dương tiền phạt theo thỏa thuận tại hợp đồng là 290.000
USD x 5% - 14,500 USD. Trước vì trong quá trình giải quyết vụ án, Công ty VINA
đều từ chối việc thực hiện hợp đồng nguyên tắc số 007 và đồng ý chịu phạt 5% giá trị
hợp đồng. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc Công ty Hồng
Hà Bình Dương và Công ty VINA tiếp tục thực hiện hợp đồng là không đúng.”
- Vì sao Tòa án nhân dân tối cao theo hướng nêu trên? Đoạn nào của Quyết định
cho câu trả lời?
=> Vì cả trước và trong quá trình giải quyết vụ án, bên bị đơn từ chối thực hiện hợp
đồng và đồng ý chịu phạt 5% theo thỏa thuận hợp đồng là 14.500 USD; trong khi đó,
phía Tòa địa phương lại muốn nguyên đơn và bị đơn tiếp tục thực hiện hợp đồng
chuyển nhượng.
“…Trước và trong quá trình giải quyết vụ án, Công tyVINA đều từ chối việc
thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 và đồng ý chịu phạt 5% giá trị hợp đồng. Vì
vậy Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc Công ty Hồng Hà Bình
Dương và Công ty VINA tiếp tục thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 là không
đúng.”
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao.
=> Hướng giải quyết trên là hợp lý vì phía bị đơn đã thông báo không tiếp tục kí kết
hợp đồng và đồng ý đền bù tổn thất hợp đồng đã có nhắc tới trong Hợp đồng nguyên
tắc 007 được thỏa thuận trước giữa hai bên
Vấn đề 5: Tìm kiếm tài liệu
Yêu cầu 1: Các bài viết liên quan đến pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng
1. Trần Thị Anh Thư, “Bàn về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người làm công
gây ra”, Tạp chí Tòa án, 2022.
https://tapchitoaan.vn/ban-ve-boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong-do-nguoi-lam-
cong-gay-ra5817.html
2. ThS. Phạm Quang Tiến, “Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng của cá nhân trong pháp luật dân sự hiện hành”, Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật, số 376, 2023.
https://danchuphapluat.vn/nang-luc-chiu-trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-
dong-cua-ca-nhan-trong-phap-luat-dan-su-hien-hanh
3. TS. Đỗ Giang Nam, “Pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trước thách
thức của trí tuệ nhân tạo và công nghệ số mới nổi”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số
20, 2022.
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=211472
4. Thiều Hữu Minh, “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường
hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và vấn đề đặt ra”, Tạp chí Luật sư Việt
Nam, 2024.
https://lsvn.vn/trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong-trong-truong-hop-
vuot-qua-gioi-han-phong-ve-chinh-dang-va-van-de-dat-ra-1714061223.html
5. Lê Quang Huy, “Giá trị của yếu tố "Lỗi" trong giải quyết trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 2015”, Tạp chí Công thương, 2023.
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/gia-tri-cua-yeu-to-loi-trong-giai-quyet-trach-
nhiem-boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong-theo-bo-luat-dan-su-2015-109129.htm
Yêu cầu 2: Cách tìm kiếm: Tra cứu với từ khóa “bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng” giới hạn năm từ 2020 đến nay trên những tạp chí chuyên ngành Luật như Tạp
chí Tòa án, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật hoặc các tạp
chí có bài viết liên quan đến vấn đề này.

You might also like