Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Chương 3: Giao kết hợp đồng

- Giao kết hay còn gọi là tiền hợp đồng


- Người đề nghị giao kết có thể thể hiện ý chí muốn giao kết bằng lời nói, văn
bản, bằng cử chỉ, bằng tin nhắn,...và nếu người còn lại chấp nhận đề nghị thì
xuất hiện hợp đồng
- Người nhận được lời đề nghị sẽ chấp nhận hoặc từ chối giao kết
+ Chấp nhận một cách hợp pháp thì xuất hiện hợp đồng
+ Đồng ý rồi từ chối/ từ chối rồi đồng ý???
+ Đồng ý xong ko làm
+ Đưa ra lời rút lại đề nghị, thay đổi
- Quảng cáo có là lời đề nghị hay ko?

I. Khái niệm giao kết hợp đồng


- Là việc các chủ thể bày tỏ ý chí với nhau để cùng xác lập hợp đồng thông qua
sự bàn bạc, trao đổi, thương lượng với nhau theo các nguyên tắc và trình tự do
luật định nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự
II. Nguyên tắc giao kết hợp đồng
- Điều 3 BLDS
+ Nguyên tắc 1: tự do, điều cấm của luật, đạo đức xh
+ Nguyên tắc 2: tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực
2.1 Trình tự giao kết hợp đồng
2.1.2 Đề nghị giao kết hợp đồng (Đ386 BLDS)
Yêu cầu đối với đề nghị giao kết hợp đồng
(1) Người đề nghị giao kết hợp đồng có tư cách để giao kết, xác lập hợp
(Điều 16 – 24 BLDS; Điều 86, 87 BLDS)
- Nhà nước tham gia quan hệ PLDS khi triệt tiêu tính quyền lực của Nhà nước
Trường hợp đặc biệt (Điều 395 BLDS)
Vd: 10/2 A đề nghị bán cho B 1 ti vi trị giá 10tr, sau đó 14/2 A bị tuyên mất
NLHVDS. Hỏi sau đó lời đề nghị của A về việc bán cho B còn giá trị ko?
=> Có 2 TH:
- B đồng ý rồi (tại thời điểm A đề nghị hoặc trước khi A mất NLHVDS) thì lời
đề nghị của A còn giá trị
- B chưa đồng ý thì lời đề nghị của A ko còn giá trị
- Đề nghị đương nhiên chấm dứt trong mọi trường hợp ko cần bên được đề nghị
đồng ý hay ko đồng ý là các trường hợp gắn liền với nhân thân (vd: mời ca sĩ A
về hát nhưng ca sĩ A mất NLHVDS)
- Thời điểm giao kết hợp đồng chưa có hợp đồng tồn tại, ràng buộc nghĩa vụ
giữa các bên
(2) Nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng phải rõ ràng, có ý chí muốn
ràng buộc
+ Rõ ràng (Đ398 BLDS): luật ko ghi nhận đc lời đề nghị ntn là rõ ràng,
tùy vụ việc mà lời đề nghị có các tiêu chí cho sự rõ ràng khác nhau. Các học giả
cho rằng rõ ràng là bên còn lại biết họ đang tham gia vào hợp đồng gì, mua cái
gì,...là đã rõ ràng rồi
+ Ý chí muốn ràng buộc: để xác định ý chí này trên thực tế là khó. Cần
phân biệt đâu là ý muốn bán thật hay chỉ là chào hàng. Khi đưa ra lời đề nghị là
muốn tạo lập hợp đồng chứ ko phải là chào hàng
(3) Đề nghị giao kết hợp đồng phải được gửi tới bên xác định hoặc đến công
chúng
Vd: quảng cáo mì kokomi trên tv, homeshopping, tiki shopee, ông A dán cột
điện bán lô đất 10 tỷ, cửa hàng B treo biển giảm giá 50% toàn bộ sản phẩm.
Trường hợp nào có ý chí ràng buộc đến công chúng (giao kết hợp đồng với
công chúng)?
- quảng cáo kokomi: là lời chào hàng, còn muốn mua thì sẽ giao kết hợp đồng
với cửa hàng mà mình muốn mua vì cái qc này chỉ muốn trình bày sản phẩm
thôi
- homeshopping (tương tự với tiki, shopee): là giao kết hợp đồng với công
chúng vì có sdt hiện trên tv và việc mình alo cho cái sdt đó thể hiện việc mình
đồng ý với lời đề nghị của shop
- Trường hợp ông A và shop B ko là giao kết hợp đồng, tuy nhiên 2 trường hợp
này còn tranh cãi
=> Tựu chung lại, PL cho phép các công ty, tập đoàn lớn đưa ra giao kết hợp
đồng với công chúng thôi chứ ko cho cá nhân làm
(4) Bên đề nghị giao kết hợp đồng phải thực sự có ý muốn tạo lập hợp đồng
Phương thức đề nghị giao kết hợp đồng
- Trực/gián tiếp
Vd về đi xe taxi:

 Nghĩa vụ cung cấp thông tin (Đ387 BLDS)


- Khoản 1 Đ387 chỉ ràng buộc nghĩa vụ cho bên đề nghị giao kết hợp đồng chứ
ko cho bên chấp nhận giao kết hợp đồng
Vd: A bán cho B bức tranh với giá 10k nhưng B biết được giá trị của bức tranh
là 10 tỷ. Vậy làm sao để bảo vệ quyền lợi của ông A? => Trường hợp này, về
nguyên tắc thì B ko sai và A phải tự chứng minh rằng mình nhầm lẫn giá trị của
bức tranh; và rất khó cho A chứng minh B đã biết giá trị thật của bức tranh vào
thời điểm giao kết hợp đồng. Vậy muốn bảo vệ ông A là ko thể vì A và B đã
thuận mua vừa bán, PL tôn trọng thỏa thuận giữa các bên
- Nếu ko có quy định cụ thể về vấn đề nào đó thì quy về các nguyên tắc cơ bản
của PLDS (Điều 3 BLDS về nguyên tắc thiện chí)
 Thời điểm bắt đầu và chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng
Thời điểm bắt đầu (Đ388 BLDS)
- Các bên ấn định: thời điểm do các bên ấn định vẫn là một phần của đề nghị
giao kết hợp đồng chứ ko phải là hợp đồng, các bên vẫn có quyền thay đổi thời
điểm cho phù hợp trước khi tiến tới giao kết hợp đồng
- Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú của cá nhân, hoặc trụ sở của pháp nhân
- Đề nghị đc đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên đc đề nghị (Điều 18,
28, 38 Luật giao dịch điện tử 2005)
- Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các
phương thức khác
Thay đổi, rút lại, hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng (Đ389, 390 LDS)
- Thông báo hủy chỉ có giá trị khi nó đến trước hoặc cùng thời điểm với lời đề
nghị giao kết. Nếu thông báo hủy lời đề nghị đến sau lời đề nghị thì thông báo
hủy ko có giá trị (điểm a khoản 1 Điều 389 BLDS)
- Không quy định phương thức thông báo hủy bỏ nên áp dụng cách nào để
thông báo hủy bỏ cũng được
- Có thông báo trường hợp hủy trong đề nghị giao kết hợp đồng tại điểm b
khoản 1 Đ389 (vd: A gửi đề nghị và có ghi trong đề nghị là trong vòng 3 ngày
nếu B ko hồi âm thì hủy đề nghị)
- Nếu có thay đổi trong đề nghị thì sẽ là đề nghị mới và bên còn lại có quyền
xem xét lại là đồng ý hay ko đồng ý (vd: A nhận được lời đề nghị giao kết và
thay đổi một số điều kiện rồi gửi lại cho B. Lời đề nghị với một số điều kiện mà
A thay đổi là lời đề nghị mới) (khoản 2 Điều 389 BLDS)
- Chấm dứt đề nghị giao kết (Đ391): kết thúc giai đoạn đề nghị giao kết chuyển
sang giai đoạn giao kết hợp đồng nếu đồng ý với đề nghị hoặc chấm dứt đề nghị
nếu bên kia ko đồng ý với đề nghị
- khoản 6 Đ391: Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong
thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời => đề nghị nói là sau 3 ngày ko hồi âm thì
chấm dứt nhưng 2 bên có thể thỏa thuận để chấm dứt sớm hơn 3 ngày
2.2 Trình tự giao kết hợp đồng
2.2.2 Chấp nhận giao kết hợp đồng
- Đ393 BLDS: một khi chấp nhận thì phải chấp nhận hết đề nghị giao kết. Nếu
có thay đổi gì đó thì cũng xem như không chấp nhận đề nghị và xuất hiện đề
nghị mới
- Bên được đề nghị có thể sửa đổi nội dung đề nghị: Đ392 BLDS
Yêu cầu của Chấp nhận giao kết hợp đồng
(1) Người trả lời chấp nhận phải có NLHVDS
Trường hợp đặc biệt: Đ396 BLDS Trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp
đồng chết, mất NLHVDD hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
thì:
+ bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết nhưng sau đó chết…hành vi thì
việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung
giao kết gắn liền với nhân thân bên được đề nghị
(2) Trả lời chấp nhận phải là sự đồng ý toàn bộ nội dung của đề nghị
- Thời hạn trả lời: Đ394 BLDS
+ có ấn định thời hạn trả lời trong giao kết hợp đồng
+ không ấn định thời hạn trả lời trong giao kết hợp đồng thì trả lời trong
một thời hạn hợp lý (như nào là hợp lý thì tùy vụ việc, dựa vào đối tượng của
hợp đồng,...luật ko quy định)
=> VD: A đề nghị bán cho B cái tv, ấn định trong 3 ngày nếu B ko trl thì
bán cho ng khác. Qua ngày thứ 4 thì B mới trl. Nếu B chứng minh đc mình trl
chậm là do lý do khách quan thì lúc này, B đang gửi lại 1 đề nghị mới cho A.
=> lý do khách quan: phải xem xét ý chí của các bên, có lường trước
được hay ko
+ Giao kết trực tiếp: trả lời ngay nếu ko có thỏa thuận
Nếu trả lời quá thời hạn hợp lý thì sao? => trở thành đề nghị mới
Trả lời như thế nào
- Cách thức trả lời: khoản 2 Đ393 BLDS: “Sự im lặng của bên được đề nghị
không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa
thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.”
Vd: Một ngày, mình mở mail ra thấy ông A nhắn mình là ổng bán đất cho mình,
trong 3 ngày nếu ko rep thì ko bán nữa. Qua ngày thứ 4 mình mới thấy mail thì
sự im lặng của mình ko là sự đồng ý vì ko thỏa thuận sự im lặng của mình là
đồng ý.
+ Thói quen: nhiều giao dịch, hợp đồng được thực hiện khác với một hợp
đồng được thực hiện nhiều lần
=> Anh A có quyền đòi tiền ông B vì im lặng ko có nghĩa là đồng ý theo Đ393
2.3 Thời điểm giao kết, địa điểm giao kết hợp đồng
2.3.1 Thời điểm giao kết hợp đồng
Thời điểm giao kết hợp đồng (2 bên đồng ý mua bán) và thời điểm hợp đồng có
hiệu lực (sau khi lời đề nghị giao kết đc lập thành văn bản, công chứng) khác
nhau bởi vì nếu các bên có tranh chấp thì dựa vào hợp đồng mà giải quyết
- Điều 400 BLDS
2.3.2 Địa điểm giao kết hợp đồng
- Điều 399 BLDS
3. Hiệu lực hợp đồng, giải thích hợp đồng
3.1 Hiệu lực hợp đồng (Đ117)
1. Ko vi phạm năng lực chủ thể
2. Chi nhánh ko có tư cách pháp nhân nên ko thể tham gia vào QHPLDS => ko
thể tham gia ký kết hợp đồng
3. Ko vi phạm nănh lực chủ thể, pháp nhân xác lập giao dịch thông qua đại diện
theo ủy quyền

1. Hợp đồng tặng cho đất đai viết tay có hiệu lực PL ko? => Có theo khoản 2
Điều 129 nên anh B ko phải trả lại đất
Hợp đồng vi phạm về hình thức vẫn có hiệu lực tại khoản 2 Đ129 và k2 Đ132
Lưu ý: Điều 408 BLDS Hợp đồng có đối tượng ko thể thực hiện được
- Đối tượng ko thể thực hiện đc nghĩa là việc thực hiện hợp đồng trở nên bất khả
thi (nếu đối tượng quá khó để thực hiện thì cũng đc xem là đối tượng ko thể
thực hiện được)
- K1 Đ408: ngay từ thời điểm giao kết hợp đồng. Nếu có sự kiện nào làm cho
hợp đồng ko thể thực hiện đc thì sự kiện đó phải xảy ra trước khi ký kết hợp
đồng (nếu sự kiện xảy ra sau thì ko vô hiệu hợp đồng đc vì hợp đồng đã có hiệu
lực tới lúc sự kiện xảy ra rồi)
- Có thể bị nhầm
3.2 Giải thích hợp đồng ( )
Vd: Ông A cho thuê một cây xăng, còn B là petrolimex. Bên A có các hố chôn
cây xăng xuống rồi, sau đó B đề nghị giao kết hợp đồng với A với điều kiện:
Bên b chỉ đc phép xây dựng nếu đc A cho phép
Khi hết hơp đồng thì bên B phải khôi phục cây xăng về tình trạng ban đầu cho
A
Khi thực hiện thì bên B có 2 thay đổi, xây bạt che nắng và đổi hết một loạt các
cây xăng mới của Petrolimex
Khi hết hợp đồng thì bên A đòi bên B khôi phục về tình trạng ban đầu thì B ko
đồng ý vì B cho rằng B đã nâng cấp cây xăng cho A. Vậy ở đây “khôi phục về
tình trạng ban đầu là ntn”
=> Ra tòa thì Tòa đồng quan điểm với B, vì A đã đồng ý cho B xây dựng rồi
- Khi hợp đồng có điều khoản ko rõ ràng thì việnc giải thích điều khoản đó ko
chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên đc
thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng
- Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì
khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia
Vd: A đưa vào 1 điều khoản bất lợi cho B thì khi giải thích hợp đồng sẽ giải
thích theo hướng có lợi cho B
Đa số xuất hiện ở dạng hợp đồng theo mẫu
Căn cứ để giải thích hợp đồng (thuộc về ý chí chủ quan của người xét xử)
- Ý chí chung và lợi ích chung của các bên
- Mục đích, tính chất của hợp đồng
- Tập quán địa phương nơi hợp đồng đc giao kết
- Thói quen giao dịch giữa các bên
- Điều khoản bổ khuyết hợp đồng do PL quy định
Người có thẩm quyền giải thích hợp đồng
- Chỉ có các bên tham gia hợp đồng mới có quyền giải thích
- Trong trường hợp các bên có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng hoặc thỏa
thuận đưa những điểm bất đồng ra giải quyết theo thủ tục TT tại Tòa hoặc trọng
tài thì thẩm phán hoặc trọng tài viên (hội đồng trọng tài đc chọn để giải quyết
tranh chấp) là người có quyền giải thích hợp đồng
- Giải thích ko khó, chọn bên giải thích mới khó
- Việc giải thích hợp đồng khó khi có bên còn lại là pháp nhân nước ngoài, có
yếu tố nước ngoài
6.1 Thực hiện hợp đồng
- Mang tính chất là thực hiện nghĩa vụ
- Là việc người có nghĩa vụ phải làm hoặc ko đc làm một công việc nhất định
theo đúng nội dung của hợp đồng, qua đó thỏa mãn các quyền dân sự tương ứng
của bên kia
Thực hiện hợp đồng đơn vụ
- Chỉ 1 bên thực hiện nghĩa vụ
- Lưu ý Điều 409 BLDS: đối với hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực
hiện nghĩa vụ đúng như đã thỏa thuận, chỉ đc thực hiện trước hoặc sau thời hạn
nếu đc bên có quyền đồng ý
Vd: Hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng cho mượn tài sản
Thực hiện hợp đồng song vụ (Điều 410 BLDS)
- Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa
vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; ko đc hoãn thực
hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình
Vd: A giao hàng cho B lúc 6h chiều và B phải chuyển 100k cho A. Nhưng kể cả
bên A chưa giao hàng thì B vẫn phải chuyển 100k => PL muốn các bên thực
hiện nghĩa vụ của mình nhằm tránh chịu trách nhiệm sau này chứ ko phải chờ
bên kia thực hiện rồi mình mới làm
- Ngoại lệ: Điều 411, Điều 413
+ Điều 411: khó áp dụng. Hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hd song vụ. Bắt
buộc phải có 2 bên thực hiện nghĩa vụ, 1 bên thực hiện trước 1 bên thực hiện
sau. Bên thực hiện nghĩa vụ trước (có khả năng thấy trước được khả năng ko
thể thực hiện của bên kia) có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ nếu khả năng thực
hiện nghĩa vụ của bên kia bị giảm sút nghiêm trọng đến mức ko thể thực hiện đc
nghĩa vụ
+ Trường hợp hoãn nhưng mà hoãn sai thì ko áp dụng Điều 413,
hợp đồng đó vẫn có hiệu lực nhưng việc hoãn sẽ đc xem là chậm thực hiện
nghĩa vụ, vi phạm Điều 410
+ Áp dụng Điều 411 để tránh rơi vào trường hợp chậm thực hiện
nghĩa vụ, thể hiện ý chí bên hoãn thực hiện cũng ko muốn trốn tránh thực hiện
nghĩa vụ
+ Điều 413: vd: A thỏa thuận sửa xe máy cho B nhưng cuối ngày B còn
chưa đưa xe máy tới cho A thì A có quyền kêu B đưa xe máy tới hoặc A dẹp, ko
sửa xe nữa
+ Điều 412: vd: A giao xe đạp điện cho B, B trả 1tr cho A. Khi hợp đồng
này được ký kết thì trong lúc vận chuyển xe đạp tới anh B thì xe đạp là CỦA
anh B rồi dù ảnh chưa trả tiền. Cửa hàng đồng ý bán cho B rồi thì cửa hàng ko
đc cho ai chạy, ko đc bán cho người khác. Tuy nhiên B chưa chuyển tiền thì bên
A vẫn có quyền cầm giữ tài sản (cầm giữ chiếc xe ko có nghĩa là A sở hữu chiếc
xe mà do B chưa chuyển tiền nên A cầm giữ). Điều 412 chỉ áp dụng khi bên có
nghĩa vụ ko thực hiện hoặc thực hiện ko đúng nghĩa vụ
- Trường hợp các bên ko thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các
bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ ko thể thực
hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa
vụ đó phải đc thực hiện trước
6.2 Sửa đổi hợp đồng, bổ sung hợp đồng
- Sửa đổi hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên để điều chỉnh một phần nội
dung hợp đồng đã được giao kết, bằng cách đưa ra một số điều khoản mới phù
hợp với lợi ích của các bên,....
6.3 Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Điều 420)
6.4 Chấm dứt hợp đồng (Điều 422)
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn
tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.
Hủy bỏ hợp đồng
Căn cứ hủy bỏ
- Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận (phổ
biến)
- Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng (khoản 2 Điều 423)
+ Ntn là vi phạm nghiêm trọng: xét đến mục đích của bên nhận, material
breach, ntn là nghiêm trọng? Homework đó !!!!
- Trường hợp khác do luật quy định (Điều 424, 425, 426), (Điều 426 – 439, 444,
445), (Điều 476, 454)...(phổ biến)
Hệ quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng
- Khi hợp đồng hủy bỏ thì hợp đồng ko có hiệu lực từ thời điểm giao kết
- Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp ko hoàn trả đc
bằng hiện vật thì đc trị giá thành tiền để hoàn trả
- Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia đc bồi thường
- Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì có 1 thỏa thuận có hiệu lực đó là Nơi giải quyết
tranh chấp (trường trường hợp thỏa thuận về nơi giải quyết đó vi phạm thì mới
ko có hiệu lực chứ ko thì vẫn có hiệu lực khi hợp đồng bị hủy bỏ)
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng (Điều 428)
Căn cứ đơn phương
- Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện đơn phương chấm dứt mà các bên đã
thỏa thuận
- Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng
- Trườn hợp khác mà PL quy định
Hệ quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
- Hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận đc thông báo chấm dứt
- Các bên ko phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ (tính từ thời điểm bên còn lại nhận
đc thông báo đơn phương chấm dứt), trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường
thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp
- Bên bị thiệt hại do hành vi ko thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên
kia đc bồi thường

You might also like