Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

Ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống


- Hướng người dân đến cái thiện: Những điều răn dạy của Chúa Giê-su như “Không giết người; không
tà dâm; không trộm cắp; không làm chứng dối, che dấu sự giả dối; không ham muốn vợ người; không
ham của trái lẽ” là những quy tắc không chỉ dành cho người theo đạo mà nó còn có ý nghĩa với tất cả
mọi người. Đó là những giá trị chung nhất mà con người đều phải hướng tới.

- Hướng người dân tình yêu thương đồng loại, gắn kết cộng đồng: Đức Chúa Giê-su dạy tín đồ phải
yêu thương đồng loại.

→ Những ảnh hưởng mang tính đặc sắc của Công giáo đến lối sống người dân không chỉ là sự cởi mở,
phản ánh những ham muốn, khát vọng về tự do, hướng thiện về hạnh phúc nơi thiên đàng mà còn thể
hiện tình yêu thương đồng loại, gắn kết cộng đồng
2. Ảnh hưởng đến quan niệm về hôn nhân

- Người Cơ Đốc giáo vùng Đồng bằng Bắc Bộ cụ thể hóa giá trị hôn nhân trong hương ước làng.
Nguyên tắc kết hôn một vợ một chồng mà các hương ước gọi là “phép nhất phu, nhất phụ” đưa đến cho
người Việt Nam một lối sống thủy chung vợ chồng, gìn giữ và vun đắp gia đạo.

- Coi hôn nhân là tự do, tự nguyện và mang giá trị thiêng


3. Ảnh hưởng đến quan niệm về gia đình
Ta thấy có sự phù hợp giữa sứ điệp Cơ đốc giáo và văn hóa Việt Nam trong chủ trương thảo hiếu
với cha mẹ, tổ tiên. Thật vậy, đạo hiếu trong Cơ đốc giáo thật rõ ràng và được coi là quan trọng.
- Trước hết, đạo hiếu nằm ngay trong thập giới, là căn bản của luật luân lý. Thập giới của Cơ Đốc
giáo được chia làm hai nhóm: 3 giới đầu liên quan đến Thiên Chúa, 7 giới sau liên quan đến tha nhân.
Giới thứ 4, “thảo kính cha mẹ”, là giới đứng đầu nhóm sau. Ðiều đó có nghĩa: “thảo kính cha mẹ” là
giới luật quan trọng nhất trong các giới liên quan đến tha nhân.
- Thứ hai là trong các bản văn Kinh Thánh, Cựu Ước cũng như Tân Ước, có biết bao nhiêu câu hay
đoạn văn khuyến khích lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, nhất là trong sách Châm Ngôn và
Huấn Ca.
→ Như vậy, khi đưa quan niệm về đạo hiếu của mình vào nền văn hóa dân tộc, thì người Công giáo đã
hoàn chỉnh quan niệm thảo hiếu đối với cha mẹ vốn sẵn có trong nền văn hóa Việt Nam, làm cho quan
niệm về đạo hiếu của dân tộc trở nên rộng rãi và đầy đủ hơn.
4. Ảnh hưởng đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
- Con cháu sẽ dâng cúng lễ bằng vàng mã được họa theo những sản phẩm có trên dương gian và đem
đốt chúng vào những dịp, như giỗ chạp hằng năm, tảo mộ, lễ tết, gia đình có một sự kiện quan trọng,
hay khi muốn cầu xin ông bà ban cho một điều gì đó.
- Con cháu lập công phúc bằng việc xin lễ, đọc kinh, làm việc bác ái nhằm giúp cho ông bà tổ tiên có
thể đền trả được những lầm lỗi đã phạm khi còn sống để mau chóng được hạnh phúc.
5. Tạo sự công bằng về giới tính trong xã hội
- Chúa Giê-su chấp nhận và quý trọng người phụ nữ như chúng ta thấy trong mẫu chuyện người đàn
bà Sa-ma-ri, chuyện giữa Ma-ri và Ma-thê
- Với truyền thống trọng nữ, truyền thống thờ Mẫu của người dân Việt, thì hình tượng đức Mẹ Maria
trong đạo công giáo thật gần gũi với người Việt Nam. Bà trở thành nhân vật được nhắc đến rất nhiều
trong đạo Công giáo Việt Nam, tên Bà được đặt cho rất nhiều thánh đường. Thậm chí đã hình thành cả
một truyền thuyết về đức Mẹ Maria Việt Nam, Đức Mẹ La Vang.Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy nơi
đâu, hay bất cứ gia đình nào cũng đặt để tượng Đức Mẹ để Mẹ ban ơn phù giúp. Đặc biệt vào tháng
hoa kính Đức Mẹ, người Công giáo Việt Nam tổ chức dâng hoa tỏ lòng sùng kính Đức Maria, nó trở
thành một tập tục, một truyền thống tốt đẹp và thiêng liêng
6. Tiếp nhận văn hóa Công giáo, văn hóa Việt Nam cũng được làm giàu thêm bởi những yếu tố
văn hóa phương Tây, và đặc biệt thành công trong vấn đề chữ viết.
- Đạo cơ đốc góp phần vào sự hình thành của chữ Quốc ngữ: Khi truyền đạo cho người Việt Nam,
khó khăn đầu tiên mà các giáo sĩ vấp phải là sự khác biệt về ngôn ngữ và văn tự; các giáo sĩ có thể học
tiếng Việt được, nhưng học chữ Nôm thì quá khó. Bởi vậy họ đã dùng bộ chữ cái Latinh quen thuộc có
bổ sung thêm các dấu phụ (mà một số ngôn ngữ phương Tây như chữ Bồ Đào Nha đã từng làm) để ghi
âm tiếng Việt – thứ chữ này về sau được gọi là chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ là thành quả công sức tập
thể của các giáo sĩ người Bồ Đào Nha, Ý, Pháp… và những người Việt Nam đã từng giúp họ học tiếng
Việt.
→ Tuy mục đích ban đầu của việc soạn chữ Quốc ngữ chỉ là giúp các giáo sĩ truyền đạo, việc ra đời
chữ quốc ngữ đã giúp cho người Việt dễ dàng hơn trong việc học tập, giao tiếp và bảo tồn những dữ
liệu dưới dạng văn bản.
- Đạo Cơ Đốc giáo vào Việt Nam mang theo cả kiến trúc phương Tây: Các tòa nhà kiểu phương Tây
dần mọc lên, song điều đáng chú ý là phần lớn các công trình này đều không rập khuôn theo lối kiến
trúc phương Tây thích hợp cho xứ lạnh, mà đã biến đổi rất linh hoạt phù hợp với môi trường khí hậu và
thời tiết Việt Nam, do vậy mà dấu ấn Việt Nam hóa đã để lại rất rõ: hệ thống mái ngói, bố cục kiểu
tam quan, lầu hình bát giác,v.v.
Ví dụ: nhà thờ Phát Diệm là một điển hình với tháp thấp trải rộng có mái cong. Ngoài cây thánh giá
để phân biệt giữa ngôi chùa và ngôi thánh đường, ta cũng phải nhìn nhận đến những nét hoa văn,
những bức phù điêu hay những pho tượng… tất cả đều hài hòa, tạo nên một nét rất riêng biệt trong sự
thánh thiện trang nghiêm của đạo Công giáo
- Ngày nay, lễ Noel, Valentin không còn dành riêng cho người Công giáo mà nó đã thành ngày hội cho nhiều người
nhất là giới trẻ. Ở Việt Nam, đặc biệt ở thành phố, gần đến ngày lễ có rất nhiều các cửa hàng bán đồ lưu niệm Giáng
sinh và lễ hội tình yêu làm náo nhiệt khắp phố phường và đã lan tỏa xuống cả các làng quê…

You might also like