Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CÁC RỦI RO YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM TRỰC TUYẾN QUA ỨNG DỤNG

SHOPEE CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Theo Lê Thị Chi và cộng sự (2021) cũng cho rằng mua sắm trực tuyến trên ứng dụng shopee gây lãng phí
về mặt tài chính cho sinh viên, gây rủi ro tài chính cho sinh viên nếu không được kiểm soát tốt ,vì nếu
người sinh viên không cân nhắc kỹ sẽ dẫn đến tình trạng mua quá nhiều đồ và vượt quá mức khả năng chi
trả của bản thân hoặc mua những mặt hàng không có nhu cầu sử dụng. Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh
Covid-19 vừa được kiểm soát, hiện tại nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi và bắt đầu phát triển trở
lại, thu nhập người dân còn đang bị ảnh hưởng nặng nề.
Khi mua sắm hàng hóa trên các ứng dụng như shopee, lazada, tiki,... hoặc mạng xã hội, sinh viên thường
phải khai báo các thông tin cá nhân có liên quan đến mình. Điều này tiềm ẩn những rủi ro bị lộ thông tin
nếu các thiết bị điện tử bị xâm hại. Bên cạnh đó, sinh viên có thói quen thường sử dụng mật khẩu cũ hoặc
các mật khẩu dễ đoán cho nhiều trang web khác nhau. Nếu sinh viên không có đủ kỹ năng để đảm bảo sự
bảo mật thông tin thì các rủi ro bị lộ thông tin và mất tiền trong tài khoản hoặc trong ví là rất lớn.
Nếu chi tiêu cho mua sắm tăng lên, có thể dẫn đến chi tiêu vượt quá ngân sách đã định và gây ra khó khăn
trong việc quản lý các khoản chi khác như tiền ăn, tiền đi lại, tiền học phí, tiền thuê nhà, và các chi phí
khác. Mua sắm có thể đáng giá nếu sinh viên mua các sản phẩm hoặc dịch vụ thực sự cần thiết và mang
lại giá trị thực. Tuy nhiên, việc mua sắm không cần thiết hoặc mua hàng vì thú vui có thể dẫn đến lãng phí
tiền bạc và ảnh hưởng tiêu cực đến việc quản lý chi tiêu. Nếu sinh viên sử dụng các hình thức thanh toán
trực tuyến như thẻ tín dụng hoặc vay mượn để mua sắm, việc không quản lí tốt có thể dẫn đến tình trạng
nợ nần. Trong trường hợp này, sinh viên cần đảm bảo có khả năng trả nợ và không bị mắc kẹt trong việc
trả lãi suất và nợ nần không kiểm soát.
CÁC GIẢI PHÁP HỢP LÍ ĐỂ SỬ DỤNG MUA SẮM TRỰC TUYẾN QUA ỨNG DỤNG SHOPEE
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MỘT CÁCH
HỢP LÍ
Hoạt động mua sắm trực tuyến ngày càng diễn ra sôi nổi tại thị trường Việt Nam.Nâng cao hiểu biết về kỹ
năng mua sắm trực tuyến, sinh viên nên lựa chọn ứng dụng mua sắm trực tuyến phù hợp. Khi mua sắm,
sinh viên cần nắm rõ về chính sách thanh toán, giao hàng, đổi trả hàng hóa và các khiếu nại liên quan.
Để tránh các rủi ro về không nhận được hàng hoặc đổi trả hàng hóa, sinh viên cần kiểm tra, đối chiếu kỹ
thông tin trên đơn đặt hàng để tránh sai sót, nhầm lẫn về địa chỉ, họ tên, số lượng hàng hóa, số điện
thoại,...Nhưng đôi khi việc đó trở nên mất kiểm soát dẫn đến mất cân bằng chi tiêu, từ đó có nguy cơ xuất
hiện những món nợ xấu hay không có khoản tiền dự phòng rủi ro bất chợt.
Việc trang bị cho mình những kỹ năng tài chính thông minh đối với sinh viên nói riêng và tất cả mọi
người nói chung là rất cần thiết, bởi việc hoạch định tài chính sẽ giúp các bạn trẻ tận hưởng hết mình tự
do và đam mê tuổi trẻ cũng như mọi người sẽ có cuộc sống dễ dàng hơn với nguồn tài chính ổn định và
vững chắc cho tương lai.

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/loi-ich-va-rui-ro-cua-nguoi-tieu-dung-khi-tham-gia-mua-sam-truc-
tuyen-hien-nay-tai-viet-nam-103601.htm
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Dr. C. Eugine Franco, Bulomine Regi (2016). Advantages and Challenges of E-Commerce customers and
businesses: in Indian perspective. International Journal of Research, 4.
Ghaga Taher (2021). E-Commerce: Advantages and Limitations. International Journal of Academic
Research in Accounting Finance and Management Sciences, 11(1), 153-165.
Kok Wai Tham et al. (2019). Perceived Risk Factors Afecting Consumers’ Online Shopping Behaviour.
Journal of Asian Finance, Economics and Business, 6(4), 249 – 260.
Usama Anwar, Abdull Rehman Nawaz (2021). Benefits and risks of online shopping with Consumer’s
Perpective: A case study of Pakistan. International Journal of Academic Research in Accounting Finance
and Management Sciences, 11(1), 499-511.
Lê Thị Chi, Lê Thị Kim Anh, Nguyễn Thị Hồng Nguyên (2021). Những tiện ích và rủi ro từ mua sắm trực
tuyến trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19 ở nước ta hiện nay. Tạp chí Công Thương, số 1 tháng 1.
Nguyễn Minh Hà, Bùi Thành Khoa (2020). Lợi ích tinh thần cảm nhận khi mua hàng trực tuyến. Tạp chí
Khoa học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14, 1.
Bộ Công Thương (2022). Sách trắng “Thương mại điện tử Việt Nam 2021”. NXB Công Thương, Hà Nội.
Bộ Công Thương (2022). Báo cáo thương mại điện tử 2021. NXB Công Thương, Hà Nội.

You might also like