Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

A.

TỔ CHỨC DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH


1. Vai trò của các tổ chức quốc tế về lữ hành (UNWTO, PATA, ASEAN, WATA,
UFFTTA)
Tổ chức du lịch Thế giới (UNWTO)
 Thành lập: 02/01/1975
 Trụ sở: Madrid – Tây Ban Nha
 Số thành viên: 500
 Vai trò: khuyến khích phát triển các hoạt động du lịch quốc tế, giao lưu văn hóa,
chung sống hòa bình giữa các dân tộc.
Liên đoàn Hiệp hội các hãng lữ hành (UFFTTA)
 Thành lập: 11/1966
 Trụ sở: Brussels – Vương quốc Bỉ
 Số thành viên: 900
 Vai trò: Bảo vệ quyền lợi các thành viên, tiêu chuẩn hóa nghề nghiệp
Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA)
 Thành lập: 1951
 Trụ sở: Bangkok – Thái Lan
 Số thành viên: 80
 Vai trò: tuyên truyền va khuyến khích phát triển du lịch ở châu Á – Thái Bình
Dương.
Hiệp hội du lịch ASEAN
 Thành lập: 01/1971
 Trụ sở: Jakarta – Indonesia
 Vai trò: Quảng bá du lịch cho 11 quốc gia thành viên ASEAN được coi là đặc điểm
du lịch thống nhất.
Hiệp hội Thế giới các Đại lý Lữ hành (WATA)
 Thành lập: 1949
 Trụ sở: Geneva – Thụy Sỹ
 Số thành viên: 240
 Vai trò: Hỗ trợ các thành viên trong việc bảo đảm quyền lợi kinh tế thông qua việc
trao đổi dịch vụ thương mại kỹ thuật.
Vai trò chung: trở thành thành viên của các hiệp hội để có thể chia sẻ lợi ích, tài nguyên
chung từ hiệp hội; hiện nay là thời kỳ hội nhập nên điều này rất cần thiết và có lợi ích lớn
đối với các doanh nghiệp lữ hành.
2. Lý thuyết Z, phương pháp quản lý hướng vào khách hàng, vẽ sơ đồ
Lý thuyết Z:
[Kết hợp những tính chất vượt trội của lý thuyết X và thuyết Y, cùng với các giá trị văn hóa
đặc trưng, triết lý sống William G.Ouchi (1980) đã đưa mô hình quản lý đặc thù của người
Nhật mà ông gọi là lý thuyết Z. Mô hình quản lý theo lý thuyết Z như sau:
 Làm việc suốt đời (đến lúc nghỉ hưu): Người Nhật có ý thức gắn bó suốt đời với
xí nghiệp và chế độ tuyển dụng của các xí nghiệp Nhật Bản lấy tiền đề là tuyển
những công nhân làm việc suốt đời. Vì thế, công nhân làm suốt đời cho xí nghiệp
dù tiền lương có thấp, điều này tạo nên khả năng tiến hành kinh doanh cực kỳ ổn
định.
 Đánh giá và đề bạt chậm: Ở nhật thường đề bạt và trả lương theo thâm niên.
Những người có thâm niên cao thường dễ được đề bạt và trả lương cao hơn
những người có thâm niên ít.
 Nhân viên đa năng: Nhật Bản đề cao chiến lược con người, do đó luôn phải cải
tiến công nghệ hướng về con người và con người cũng luôn được đào tạo lại để
phù hợp với công nghệ. Người lao động có thể luân phiên làm việc trong nhiều
lĩnh vực.
 Cơ chế kiểm tra gián tiếp (qua đánh giá tập thể): mọi quyết định đưa ra đều qua
sự bàn bạc của tập thể nên việc kiểm tra, đánh giá lại cũng thông qua sự đánh giá
của tập thể.
 Quyết định tập thể:

 Trách nhiệm tập thể:

 Quyền lợi toàn cục:

Phương pháp quản lý hướng vào khách hàng: (tr.82)


Sản phẩm của DNLH chủ yếu là dịch vụ; tính phức tạp của dịch vụ bắt nguồn từ thời
gian, không gian sản xuất và tiêu dùng trùng nhau, cần có sự tiếp xúc giữa cá nhân. Vậy
nên, để doanh nghiệp lữ hành có đội ngũ lao động tiếp xúc phục vụ khách hàng làm việc tốt
hơn, mang lại hiệu quả kinh doanh cho DN thì phương pháp quản lý hiện đại (kiểu huấn
luyện viên) là rất thích hợp. Phương pháp quản lý hiện đại phù hợp với doanh nghiệp lữ
hành vì nó được xây dựng trên nguyên tắc định hướng khách hàng. Theo phương pháp quản
lý này, thang cấp bậc tỏng một doanh nghiệp dịch vụ được bố trí như sau:

Theo sơ đồ, vai trò quan trọng nhất và ở vị trí cao nhất thuộc về khách hàng, nhà quản lý
cấp cao đóng vai trò thứ yếu và khách hàng là cơ sở nền tảng cho việc ra các quyết định của
nhà quản lý cao cấp trong doanh nghiệp.
3. Vẽ sơ đồ minh họa và nêu nội dung quá trình tuyển dụng nhân viên trong DNLH
Trong bước chuẩn bị tuyển chọn, doanh nghiệp cần phải thành lập hội đồng tuyển chọn, quy
định rõ về số lượng, thành phần và quyền hạn của hội đồng tuyển chọn, nghiên cứu kỹ các
loại văn bản, quy định của Nhà nước và của doanh nghiệp liên quan đến quá trình tuyển
chọn, xác định tiêu chuẩn chọn.
1. Xét hồ sơ xin việc
Các hồ sơ xin việc sau khi thu nhận sẽ được nghiên cứu nhằm ghi lại các thông tin chủ
yếu của ứng cử viên bao gồm học vấn, kinh nghiệm, quá trình công tác, khả năng tri thức,
sức khỏe…. Mẫu hồ sơ có thể theo mẫu thống nhất của nhà nước hay mẫu riêng của doanh
nghiệp. Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ có thể loại bớt một số ứng cử viên hoàn toàn
không đáp ứng các tiêu chuẩn công việc, không cần phải làm tiếp các thủ tục khác trong
tuyển chọn.
2. Trắc nghiệm
Áp dụng các hình thức kiểm tra, trắc nghiệm và phỏng vấn ứng cử viên nhằm chọn được
các ứng cử viên xuất sắc nhất. Các bài kiểm tra sát hạch thường được sử dụng để đánh giá
ứng cử viên về kiến thức cơ bản, khả năng thực hành.
3. Phỏng vấn sơ bộ
Đây là lần đầu tiên ứng viên được tiếp xúc với doanh nghiệp một cách chính thức. Phỏng
vấn sơ bộ thường chỉ kéo dài 5 – 10 phút, phỏng vấn về cá tính và thái độ.
4. Phỏng vấn chuyên sâu
Phỏng vấn được sử dụng để tìm hiểu, đánh giá ứng cử viên về nhiều phương diện như
kinh nghiệm, trình độ, các đặc điểm cá nhân như tính cách, khí chất, khả năng hòa đồng,
mức độ yêu nghề và những phẩm chất cá nhân khách của ứng viên có thích hợp cho công
việc không.
5. Xác minh, điều tra
Xác minh điều tra là quá trình làm sáng tỏ thêm những điều chưa rõ đối với những ứng
cử viên có triển vọng tốt thông qua các mối quan hệ xung quanh họ và tham chiếu của họ từ
công ty trước. Công tác xác minh điều tra sẽ cho biết thêm về trình độ, kinh nghiệp, tính
cách của ứng cử viên. Điều này quan trọng đối với những công việc đòi hỏi tính kỷ luật cao
như thủ quỹ, kế toán, điều hành.
6. Khám sức khỏe
Thực hiện khám sức khỏe để tuyển chọn được những nhân viên có cả trí lực và thể lực
tốt.
7. Ra quyết định tuyển chọn
Để nâng cao mức độ chính xác của các quyết định tuyển chọn, cần xem xét một cách có
hệ thống các thông tin về các ứng cử viên. Đồng thời cần phải có cách thức ra quyết định
tuyển chọn một cách có khoa học và thích hợp để lựa chọn đúng đắn đối tượng phục vụ cho
công việc theo yêu cầu của DNLH.
8. Bố trí, sắp xếp lao động
Bố trí, sắp xếp công việc cho người lao động là việc sắp xếp người lao động vào các vị
trí nhất định tùy thuộc vào năng lực phẩm chất của người lao động. Kết quả của việc bố trí,
sắp xếp công việc là cơ cấu tổ chức của DNLH.
4. Trình bày khái niệm, vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của DNLH
Khái niệm cơ cấu tổ chức của DNLH:
Một trong những nhiệm vụ chính của nhà quản lý là tổ chức sắp xếp nhân viên thành
đội ngũ, tạo ra tính trồi trong hệ thống để đạt được mục tiêu của DN. Tổ chức bộ máy của
doanh nghiệp là việc sắp xếp nhân viên, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác –
đối tượng quản lý thành từng bộ phận, nhằm đảm bảo sử dụng các nguồn lực này đạt
được mục tiêu của nhà quản lý một cách có hiệu quả nhất. Mô hình tổ chức chính thức
trong doanh nghiệp phản ánh thang bậc quản lý, vị trí, chức năng, quyền hạn của từng
bộ phận và mối quan hệ quản lý, mối quan hệ chứng năng giữa các vị trí (công việc) khác
nhau ở từng bộ phận trong doanh nghiệp hướng tới mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy DNLH


5. Phân tích vai trò của hoạt động KDLH
Giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ cung cầu:
 Cung trong du lịch cố định, cầu trong du lịch phân tán khắp nơi.
 Cầu du lịch mang tính tổng hợp, đồng bộ cao, KDLH chỉ đáp ứng một phần của cầu
DL. Ví dụ: VN có nhu cầu du lịch tàu biển nhưng VN chưa khai thác được loại hình
DL này vì cần nguồn vốn lớn và quản lý rất khó.
 Thị trường du lịch mang tính toàn cầu hóa cao. Do vậy, các nhà kinh doanh du lịch
gặp khó khăn trong việc xác định địa chỉ và khả năng tài chính, thông tin, quảng cáo.
Khách du lịch thường không có đủ thời gian, thông tin và khả năng để tự tổ chức
chuyến du lịch chất lượng cao.
 Các DNLH đóng vai trò trung gian kết nối nhà cung ứng và khách du lịch
Chức năng của các doanh nghiệp KDLH:
 Chức năng thông tin: DNLH cung cấp thông tin cho người tiêu dùng du lịch và
người cung cấp sản phẩm du lịch về: giá trị tài nguyên, thời tiết, thể chế chính trị, tôn
giáo, luật pháp, phong tục tập quán, tiền tệ, giá cả của nơi đến du lịch; và thông tin về
giá, thứ hạng, chủng loại dịch vụ, hệ thống phân phối dịch vụ của nhà cung cấp.
 Chức năng tổ chức: DNLH phải thực hiện các công việc tổ chức nghiên cứu thị
trường, tổ chức sản xuất và tổ chức tiêu dùng. Tổ chức nghiên cứu thị trường bao
gồm nghiên cứu cả thị trường cầu và thị trường cung du lịch. Tổ chức sản xuất bao
gồm việc sắp đặt trước các dịch vụ hoặc liên kết các dịch vụ đơn lẻ thành CTDL. Tổ
chức tiêu dùng bao gồm tổ chức cho khách đi lẻ thành từng nhóm, định hướng và
giúp đỡ khách trong quá trình tiêu dùng du lịch. Nói ngắn gọi, chức năng này thực
hiện kết nối các nhà cung ứng du lịch với du khách sau khi đưa các thông tin cho
khách hàng.
 Chức năng thực hiện: Thực hiện vấn chuyển khách theo các điều kiện đã thỏa thuận
trong hợp đồng, thực hiện các hoạt động hướng dẫn tham quan, thực hiện việc kiểm
tra, giám sát các dịch vụ của các nhà cung cấp khác trong chương trình. Mặt khác,
thực hiện hoạt động làm gia tăng giá trị sử dụng và giá trị của chương trình du lịch
thông qua lao động của HDV.
Lợi ích của KDLH:
 Lợi ích cho nhà sản xuất: các NSX tiêu thụ được số lượng lớn sản phẩm, đảm bảo
việc cung cấp sản phẩm một cách có kế hoạch, thường xuyên và ổn định. Nhờ đó,
các NSX chủ động được trong các hoạt động kinh doanh, tập trung được nguồn lực,
tránh được lãng phí và đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ. Trên cơ sở các hợp
đồng đã ký kết giữa hai bên, NSX có ít rủi ro trong kinh doanh hơn. Bên cạnh đó,
NSX giảm bớt chi phí trong xúc tiến, khuyếch trương sản phẩm vì các hoạt động tập
trung vào thị trường trung gian có chi phí nhỏ hơn nhưng thu được kết quả cao hơn.
 Lợi ích cho điểm đến du lịch: Khi có khách du lịch đến một điểm du lịch nào đó thì
sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể tại đó, đặc biệt là lợi ích về kinh tế.
 Lợi ích cho khách du lịch: Tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và công sức. KDL có
cơ hội tốt cho việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ xã hội vì các chuyến đi du
lịch trọn gói tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người hiểu biết nhau. KDL còn có thể
chủ động trong chi tiêu ở nơi đất khách vì các dịch vụ trước khi tiêu dùng đã được
xác định và thanh toán trước. KDL được thừa hưởng tri thức, kinh nghiệm của
chuyên gia tổ chức và thực hiện CTDL, tạo sự an tâm, tin tưởng và đảm bảo sự an
toàn, sử dụng quỹ thời gian hợp lý nhất cho khách trong chuyến đi.
 Lợi ích cho nhà KDLH: nâng cao vị thế và uy tín trên thị trường lữ hành nhờ có
lượng khách lớn và sự ưu đãi của các nhà cung cấp và điểm đến du lịch.

6. Trình bày định nghĩa DNLH và vẽ sơ đồ DNLH


Định nghĩa DNLH:
 DNLH là tổ chức kinh tế có tên riêng, tài sản, trụ sở ổn định
 Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích lợi nhuận
 DNLH còn tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp
dịch vụ lữ hành
 DNLH là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây
dựng, bán và thực hiện các CTDL cho khách du lịch. Ngoài ra DNLH còn có thể tiến hành
các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp DL hoặc thực hiện các hoạt
động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu
đầu tiên đến khâu cuối cùng.

Sơ đồ DNLH:

Kinh doanh
lữ hành

Đại lý lữ Kinh doanh


hành CTDL

Văn phòng KDLH gửi KDLH nhận KDLH kết


Đại lý bán lẻ
DL khách khách hợp

KDLH quốc KDLH nội


tế địa

B. KINH DOANH LỮ HÀNH


1. Phân tích hệ thống sản phẩm của KDLH (tr.54)
Dịch vụ trung gian:
Các dịch vụ trung gian hay còn gọi là dịch vụ đơn lẻ. Đây là loại dịch vụ mà doanh
nghiệp KDLH làm trung gian giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm cho các nhà cung cấp sản phẩm
du lịch để hưởng hoa hồng. Các dịch vụ đơn lẻ mà các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
thực hiện bao gồm:

 Dịch vụ vận chuyển hành không


 Dịch vụ vận chuyển đường sắt
 Dịch vụ vận chuyển tàu thủy
 Dịch vụ vận chuyển ô tô
 Dịch vụ vận chuyển bằng các phương tiện khác
 Dịch vụ lưu trú và ăn uống
 Dịch vụ tiêu thụ chương trình du lịch
 Dịch vụ bảo hiểm
 Dịch vụ tư vấn thiết kế lộ trình
 Dịch vụ bán vé xem biểu diễn nghệ thuật, tham quan, thi đấu thể thao và các sự kiện
khác.
Chương trình du lịch:
Chương trình du lịch là sản phẩm chủ yếu và đặc trưng của doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành. Quy trình kinh doanh chương trình du lịch trọn gói gồm 5 giai đoạn:
1. Thiết kế chương trình và tính chi phí
2. Tổ chức xúc tiến (truyền thông) hỗn hợp
3. Tổ chức kênh tiêu thụ
4. Tổ chức thực hiện
5. Các hoạt động sau kết thúc thực hiện
Các sản phẩm khác:
 Du lịch khuyến thưởng (Incentive): là một dạng đặc biệt của chương trình du lịch
trọn gói với chất lượng tốt nhất được tổ chức theo yêu cầu của các tổ chức kinh tế
hoặc phi kinh tế.
 Du lịch hội nghị, hội thảo
 Chương trình du học
 Tổ chức các sự kiện văn hóa - xã hội - kinh tế, thể thao lớn
 Các loại sản phẩm và dịch vụ khác theo hướng liên kết dọc nhằm phục vụ khách du
lịch trong một chu trình khép kín để có điều kiện, chủ động kiểm soát và đảm bảo
được chất lượng của CTDL trọn gói.
2. Tổ chức bán các chương trình du lịch trọn gói, vẽ sơ đồ hệ thống phân phối sản
phẩm là chương trình du lịch
Sơ đồ hệ thống phân phối sản phẩm là chương trình du lịch
3. Phân tích thị trường khách của KDLH
Khái niệm thị trường khách của KDLH: Thị trường khách là người mua sản phẩm của
DNLH với mục đích là tiêu dùng hoặc bán. Khách có thể là cá nhân hay tổ chức
Nguồn khách của KDLH:
Nguồn khách tạo ra cầu sơ cấp là chủ thể mua với mục đích tiêu dùng, bao gồm:
 Khách quốc tế
 Khách nội địa
Nguồn khách tạo ra cầu thứ cấp là chủ thể mua với mục đích kinh doanh, bao gồm:
 Đại lý lữ hành và công ty lữ hành nước ngoài
 Đại lý lữ hành và công ty lữ hành trong nước
Phân loại khách theo động cơ của chuyến đi: Theo mục đích động cơ của chuyến đi, Tổ
chức Du lịch Thế giới chia làm ba nhóm chính:
 Khách đi du lịch thuần túy
 Khách công vụ
 Khách đi với các mục đích chuyên biệt khác
Phân loại thị trường khách theo hình thức tổ chức của chuyến đi
 Khách theo đoàn là đối tượng khách tổ chức mua hoặc đặt chỗ theo đoàn từ trước và
được tổ chức độc lập một chuyến đi của chương trình du lịch nhất định.
 Khách lẻ là khách có một người hoặc vài ba người, phải ghép với nhau lại thành
đoàn thì mới tổ chức được chuyến đi.
 Khách theo hãng là khách của các hãng gửi khách, công ty gửi khách.

C. HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN QUẢNG BÁ


1. Khái niệm về xúc tiến hỗn hợp. Cho ví dụ
Khái niệm:
Thực chất của xúc tiến hỗn hợp là quá trình kết hợp truyền thông trong kinh doanh
chương trình du lịch, nhằm mục đích truyền tin về sản phẩm là các chương trình du lịch cho
người tiêu dùng trên thị trường mục tiêu. Một mặt giúp cho họ nhận thức được các chương
trình du lịch của doanh nghiệp; mặt khác dẫn dụ, thu hút quyến rũ người tiêu dùng mục tiêu
mua sản phẩm của doanh nghiệp và trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp. Hoạt động
xúc tiến hỗn hợp bao gồm: quảng cáo (advertising), tuyên truyền và quan hệ công chúng
(publicity and public relations), thúc đẩy tiêu thụ (sales promotion), chào hàng trực tiếp
(direct marketing). Việc lựa chọn các hoạt động xúc tiến hỗn hợp phải phân tích các yếu tố
ảnh hưởng sau đây: bản chất, đặc điểm của từng loại chương trình du lịch mà doanh nghiệp
đưa ra thị trường, mục tiêu mà truyền thông hướng tới, các giai đoạn trong chu kỳ sống sản
phẩm (tính thời vụ du lịch), tình huống mà doanh nghiệp phải đối mặt và xác định vị trí của
doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu, ngân quỹ có thể dành cho hoạt động xúc tiến hỗn
hợp.
Ví dụ: khi công ty mới thiết kế chương trình trọn gói đi Nha Trang (2N1D) với giá cao hơn
so với thị trường vì thị trường khách hướng đến là Khách quốc tế. Vì thế doanh nghiệp phải
chịu bỏ ra số tiền lớn hơn để kết hợp: quảng cáo chương trình trên các trang mạng quốc tế,
chào hàng các nhóm khách quen, nắm bắt từng cơ hội để tuyên truyền cho khách hàng tại
các sự kiện, các nơi công cộng,..

2. Xác định nguồn khách, cách thức phân phối các chương trình du lịch trọn gói. Vẽ
sơ đồ kênh phân phối chương trình du lịch
Xác định nguồn khách (tr.233)
Khi xây dựng các chương trình du lịch, các doanh nghiệp lữ hành thường đã xác định các
thị trường mục tiêu chủ yếu cho sản phẩm của mình.
Theo đánh giá và kết quả nghiên cứu sơ bộ thì các nguồn khách quan trọng nhất tại thị
trường du lịch trọn gói VN được sắp xếp như sau:
Khách DL quốc tế:
1. Các doanh nghiệp lữ hành gửi khách trong nước và quốc tế
2. Các tổ chức quốc tế tại VN
3. Các doanh nghiệp có liên quan hoặc quan hệ kinh doanh đối với nước ngoài
4. Các mối quan hệ cá nhân của cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp với khách du lịch
quốc tế.
5. Các đối tượng khách đi lẻ, khách tự đến
6. Khách quá cảnh
Khách du lịch nội địa:
1. Các doanh nghiệp lữ hành trong nước
2. Các tổ chức kinh tế
3. Các cơ quan hành chính
4. Các tổ chức sự nghiệp: viện nghiên cứu, trường học …
5. Các tổ chức xã hội, đoàn thể
6. Các đối tượng khách trực tiếp đến với doanh nghiệp lữ hành
7. Các mối quan hệ thân quen khác
Đây là một trong những giai đoạn cơ bản nhất và đóng vai trò quyết định để đạt được mục
đích kinh doanh CTDL của DNLH. Vì vậy, cần lựa chọn được các phương phpas và phương
tiện tối ưu nhằm tiêu thụ được khối lượng sản phẩm tối đa với chi phí tối thiểu. Giai đoạn
này bao gồm các công việc chính như là lựa chọn kênh tiêu thụ và quản lý các kênh tiêu thụ
chương trình du lịch.
Cách thức phân phối (tr.235)
Căn cứ vào mối quan hệ với du khách mà kênh tiêu thụ được phân thành hai loại:
Kênh tiêu thụ sản phẩm trực tiếp: [kênh 1 và 2] Doanh nghiệp giao dịch trực tiếp với
khách, không qua bất cứ một trung gian nào. Các kiểu tổ chức kênh như sau:
 Sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp để chào và bán hàng trực tiếp cho khách du
lịch. Trong đó đặc biệt chú ý tới bán hàng cá nhân.
 Trực tiếp sử dụng văn phòng hoặc các chi nhánh trong và ngoài nước để làm cơ sở
bán chương trình du lịch.
 Mở các văn phòng đại diện, các đại diện bán lẻ của doanh nghiệp.
 Sử dụng hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt là hệ thống nối mạng tổ chức bán
chương trình du lịch cho du khách tại nhà (thương mại điện tử).
Kênh tiêu thụ sản phẩm gián tiếp: [kênh 3 đến 5]
Đặc điểm của loại kênh này là quá trình mua – bán sản phẩm của doanh nghiệp lữ
hành được ủy nhiệm cho các DNLH khách làm đại lý tiêu thụ hoặc với tư cách là DNLH
gửi khách. DNLH sản xuất chương trình du lịch sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về sản phẩm
mà mình ủy thác, về chất lượng các dịch vụ có trong chương trình đã bán cho khách.
Doanh nghiệp còn phải đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để hỗ trợ thêm cho quá
trình bán hàng như tuyên truyền trên báo hình, báo nói, báo viết về các điểm du lịch mới,
các chương trình du lịch mới…
Đối với các kênh tiêu thụ gián tiếp, chủ thể hoạt động với tư cách là người mua cho
khách hàng của họ. Họ là những doanh nghiệp kinh doanh độc lập, họ cóc quyền hạn và
chiến lược kinh doanh riêng, trong nhiều trường hợp quan điểm của các DNLH gửi khách,
đại lý lữ hành rất khách với quan điểm của DNLH nhận khách. Vì vậy để tiêu thụ được
nhiều CTDL trọn gói, DNLH nhận khách cần dành nhiều ưu đãi cho DNLH gửi khách, các
đại lý lữ hành tức là thực hiện chiến lược đẩy.
Sơ đồ kênh phân phối CTDL
D. HÀNH VI TIÊU DÙNG VÀ HỆ THỐNG SẢN PHẨM
1. Khái niệm về Du lịch đô thị. Các loại hình du lịch đô thị. Nêu tên các đô thị du lịch
tiêu biểu trên thế giới.
Khái niệm Du lịch Đô thị:
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) nhận định: Du lịch đô thị là các chuyến đi của khách
du lịch tới các thành phố hoặc khu vực đông dân cư. Thời gian của chuyến đi thường khá
ngắn (từ 1 đến 3 ngày) vì thế có thể nói du lịch đô thị thường gắn liền với thị trường đi nghỉ
ngắn ngày.

Loại hình du lịch Đô thị:


Du lịch văn hóa: hầu như khách du lịch muốn đi du lịch đô thị để tìm hiểu về bản
sắc văn hóa bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của các đô thị. Do đó họ thường vào các
bảo tàng, di tích lịch sử, phố cổ,.. để tham quan tìm hiểu
Du lịch mua sắm: không thể thiếu loại hình này trong du lịch đô thị vì các để đảm
bảo là đô thị du lịch thì tốc độ phát triển của điểm đến hẳn phải rất nhanh và hiện đại, vì thế
đến đây vào các trung tâm thươmg mại, chợ địa phương để mua sắm là sở thích của khách
du lịch. Điển hình cho loại hình này là Singapore – Thiên đường mua sắm dành cho khách
du lịch
Du lịch ẩm thực: với mục đích đến để tìm hiểu nền văn hóa tượng trưng cho đất
nước thì khám phá ẩm thực là điều tất yếu của du khách từ quán ăn lề đường cho đến các
nhà hàng sang trọng.
Du lịch giải trí: với cơ sở hạ tầng phát triển, các trung tâm thương mại, khu vui chơi,
show giải trí thâu đêm suốt sáng là điều không thể thiếu tại các đô thị du lịch. Đây cũng là
điểm nổi bật thu hút khách du lịch của nó.
Du lịch Đô thị xanh: với mục tiêu là khám phá những nơi được gọi là thiên đường
và đáng sống nhất thế giới, thì du lịch đô thị xanh khiến con người ta gần gũi với thiên
nhiên. Điển hình của loại hình du lịch này cũng là Singapore – nơi được xem là thành phố
xanh sạch hàng đầu thế giới.

Các Đô thị du lịch tiêu biểu trên thế giới:


 Paris (Pháp) – Kinh đô ánh sáng của thế giới, bảo tàng Lourve, điển hình của kiến
trúc châu Âu vừa cổ kính vừa hiện đại;
 Tokyo (Nhật Bản) – kỳ quan kĩ thuật số và văn hóa độc đáo của mình như: trà đạo,
samurai, anime;
 New York (Mỹ) – quảng trường thời đại, các tòa nhà cao chọc trời, thiên đường giải
trí và mua sắm thế giới với đế chế State Building.

BONUS:
Điều kiện hình thành du lịch đô thị:
 Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới dô thị hoặc trong ranh giới đô thị và
khu vực liền kề.
 Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đa dạng
của khách du lịch.
 Có cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch.
 Ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỷ lệ thu nhập từ du lịch
trên tổng thu nhập của các ngành dịch vụ theo quy định của Chính Phủ
Các sản phẩm của du lịch đô thị:
 Tham quan
 Giải trí
 Hoạt động mua sắm
 Thăm thân
 Hoạt động liên quan đến tôn giáo, tham gia đại hội, hội nghị
 Giải trí (sự kiện, câu lạc bộ), đào tạo, vận chuyển

You might also like