Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 7

-1-

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ THUYẾT MÔN HÌNH HỌC THCS

I- TAM GIÁC:
1- Tính chất:
- Tổng số đo 3 góc trong một tam giác bằng 1800.
- Góc ngoài tam giác bằng tổng 2 góc trong không kề với nó.
- Đường cao tam giác là đoạn thẳng kẻ từ đỉnh vuông góc với đường thẳng chứa
cạnh đối diện. Trong một tam giác 3 đường cao đồng quy, giao điểm đó gọi là trực
tâm của tam giác.
- Đường trung tuyến tam giác là đoạn thẳng kẻ từ đỉnh tới trung điểm cạnh đối
diện. Trong tam giác 3 đường trung tuyến đồng quy, giao điểm đó gọi là trọng tâm
tam giác, khoảng cách từ trọng tâm tam giác tới đỉnh bằng 2/3 trung tuyến tương
ứng.
- Đường phân giác trong tam giác chia góc đó thành 2 góc có số đo bằng nhau.
Trong tam giác 3 đường phân giác đồng quy, giao điểm đó cách đều 3 cạnh của tam
giác và gọi là tâm đường tròn nội tiếp tam giác.
- Đường phân giác trong tam giác chia cạnh đối diện thành 2 đoạn thẳng tương ứng
tỉ lệ với 2 cạnh kề góc đó.
- Đường trung trực tam giác là đường thẳng vuông góc với cạnh tam giác tại trung
điểm của nó. Trong tam giác 3 đường trung trực đồng quy tại một điểm, giao điểm
đó cách đều 3 đỉnh của tam giác và gọi là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác.
- Đường trung bình tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm 2 cạnh của tam giác.
Trong tam giác có 3 đường trung bình, đường trung bình tam giác song song với
cạnh thứ 3 và có độ dài bằng nửa cạnh đó.
- Đường thẳng cắt 2 cạnh tam giác và song song với cạnh thứ 3 thì nó định ra trên 2
cạnh đó những đoạn thẳng tỉ lệ.
- Nếu 1 đường thẳng cắt 2 cạnh tam giác và định ra trên 2 cạnh đó những đoạn
thẳng tỉ lệ thì nó song song với cạnh thứ 3 của tam giác ấy.
2- Tam giác nhọn, tam giác tù:
- Tam giác có 3 góc nhọn gọi là tam giác nhọn. Tam giác nhọn thì trực tâm nằm
trong tam giác.
- Tam giác tù là tam giác có 1 góc tù. Tam giác tù thì trực tâm nằm ngoài tam giác.
II- TAM GIÁC CÂN:
1- Tính chất:
- Trong tam giác cân: 2 cạnh bên bằng nhau, 2 góc kề đáy bằng nhau, đường cao
đồng thời là đường trung tuyến, phân giác, trung trực kẻ từ đỉnh cân
- Trong tam giác cân góc ở đáy là góc nhọn.
2- Cách chứng minh tam giác cân:
- Chứng minh tam giác có 2 cạnh bằng nhau.
- Chứng minh tam giác có 2 góc bằng nhau.
- Chứng minh tam giác có đường trung tuyến đồng thời là đường cao.
- Chứng minh tam giác có đường trung tuyến đồng thời là đường phân giác.
- Chứng minh tam giác có đường cao đồng thời là đường phân giác.
-2-
III- TAM GIÁC ĐỀU:
1- Tính chất:
- Tam giác đều có các cạnh bằng nhau, các góc bằng nhau và bằng 600.
- Tam giác đều có giao 3 đường trung tuyến, trung trực, đường cao, đường phân
giác trùng nhau và gọi là tâm của tam giác.
2- Cách chứng minh tam giác đều:
- Chứng minh tam giác có 3 cạnh bằng nhau
- Chứng minh tam giác có 3 góc bằng nhau.
- Chứng minh tam giác có 2 góc bằng nhau và bằng 600.
- Chứng minh tam giác cân có một góc bằng 600.
IV- TAM GIÁC VUÔNG:
1- Tính chất:
- Tam giác vuông có một góc vuông, 2 góc nhọn phụ nhau, đường trung tuyến
thuộc cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình
phương 2 cạnh góc vuông.
2- Cách chứng minh tam giác vuông:
- Chứng minh tam giác có một góc vuông.
- Chứng minh tam giác có 2 góc phụ nhau.
- Chứng minh tam giác có đường trung tuyến bằng nửa cạnh đối diện.
- Chứng minh tam giác có bình phương 1 cạnh bằng tổng bình phương 2 cạnh kia.
3- Tam giác vuông cân:
- Tam giác vuông có 2 cạnh góc vuông bằng nhau gọi là tam giác vuông cân.
- Tam giác cân có 1 góc ở đáy bằng 450 là tam giác vuông cân
V- HÌNH THANG:
1- Tính chất:
- Hình thang có 2 đáy song song
- Đường trung bình hình thang song song với 2 đáy, có độ dài bằng nửa tổng 2 đáy.
2- Cách chứng minh hình thang:
- Chứng minh tứ giác có 2 cạnh song song,
3- Hình thang vuông: Hình thang có 1 góc vuông là hình thang vuông.
VI- HÌNH THANG CÂN:
1- Tính chất:
- Hình thang cân có 2 đáy song song, 2 cạnh bên bằng nhau, 2 đường chéo bằng
nhau, 2 góc kề đáy bằng nhau, đường trung trực 2 đáy là trục đối xứng của hình.
2- Cách chứng minh hình thang cân:
- Chứng minh hình thang có 2 góc kề đáy bằng nhau.
- Chứng minh hình thang có 2 đường chéo bằng nhau.
VII- HÌNH BÌNH HÀNH:
1- Tính chất:
- Hình bình hành có các cạnh đối song song và bằng nhau, các góc đối diện bằng
nhau, 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường, giao điểm đó là tâm
đối xứng của hình bình hành.
2- Cách chứng minh hình bình hành:
-3-
- Chứng minh tứ giác có các cạnh đối song song.
- Chứng minh tứ giác có các cạnh đối bằng nhau.
- Chứng minh tứ giác có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau.
- Chứng minh tứ giác có các góc đối diện bằng nhau.
- Chứng minh tứ giác có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
VIII- HÌNH THOI:
1- Tính chất:
- Hình thoi có 4 cạnh bằng nhau, các cạnh đối song song, các góc đối diện bằng
nhau, 2 đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm mỗi đường, giao điểm đó
gọi là tâm đối xứng của hình thoi, mỗi đường chéo là phân giác của 1 góc.
2- Cách chứng minh hình thoi:
- Chứng minh tứ giác có 4 cạnh bằng nhau.
- Chứng minh hình bình hành có 2 cạnh kề bằng nhau.
- Chứng minh hình bình hành có 2 đường chéo vuông góc với nhau.
- Chứng minh hình bình hành có một đường chéo là phân giác của 1 góc.
IX- HÌNH CHỮ NHẬT:
1- Tính chất:
- Hình chữ nhật có 4 góc vuông, các cạnh đối song song và bằng nhau, 2 đường
chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường, giao điểm đó cách đều 4
đỉnh hình chữ nhật gọi là tâm đối xứng của hình. Hình chữ nhật có hai trục đối
xứng là các đường trung trực các cạnh đối diện.
2- Cách chứng minh hình chữ nhật:
- Chứng minh tứ giác có 3 góc vuông.
- Chứng minh hình thang cân có 1 góc vuông,
- Chứng minh hình bình hành có 1 góc vuông.
- Chứng minh hình bình hành có 2 đường chéo bằng nhau.
X- HÌNH VUÔNG:
1- Tính chất:
- Hình vuông có 4 góc vuông, có 4 cạnh bằng nhau, các cạnh đối song song, 2
đường chéo bằng nhau và vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường, giao
điểm đó gọi là tâm hình vuông, mỗi đường chéo là phân giác của 1 góc. Hình
vuông có 4 trục đối xứng là các đường trung trực của các cạnh đối diện và 2 đường
chéo.
2- Cách chứng minh hình vuông:
- Chứng minh hình chữ nhật có 2 cạnh kề bằng nhau.
- Chứng minh hình chữ nhật có 2 đường chéo vuông góc.
- Chứng minh hình chữ nhật có 1 đường chéo là phân giác của 1 góc.
- Chứng minh hình thoi có 1 góc vuông.
- Chứng minh hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau.
XI- TAM GIÁC BẰNG NHAU:
1- Tính chất:
- Nếu 2 tam giác bằng nhau thì các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng
bằng nhau.
-4-
- Nếu 2 tam giác bằng nhau thì diện tích bằng nhau, các đường cao, trung tuyến,
phân giác tương ứng bằng nhau.
2- Cách chứng minh tam giác bằng nhau:
- Chỉ ra 2 tam giác có 3 cặp cạnh bằng nhau. ( C – C – C )
- Chỉ ra 2 tam giác có 2 cặp cạnh bằng nhau, và cặp góc xen giữa 2 cạnh đó bằng
nhau. ( C – G – C )
- Chỉ ra 2 tam giác có 1 cặp cạnh bằng nhau và 2 cặp góc kề cạnh ấy bằng nhau
(G–C–G)
3- Cách chứng minh tam giác vuông bằng nhau:
- Chứng minh 2 tam giác vuông có 1 cạnh huyền và 1 góc nhọn bằng nhau.
- Chứng minh 2 tam giác vuông có 1 cạnh huyền và 1 cạnh góc vuông bằng nhau.
- Chứng minh 2 tam giác vuông có 2 cạnh góc vuông bằng nhau.
- Chứng minh 2 tam giác vuông có 1 cạnh góc vuông và 1 góc nhọn bằng nhau.
XII- TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG:
1- Tính chất:
- Nếu 2 tam giác đồng dạng thì các góc tương ứng bằng nhau, các cặp cạnh tương
ứng tỉ lệ với nhau.
- Nếu 2 tam giác đồng dạng thì tỉ số các đường cao, trung tuyến tương ứng bằng tỉ
số đồng dạng.
- Nếu 2 tam giác đồng dạng thì tỉ số diện tích bằng bình phương tỉ số đồng dạng.
- Nếu 2 tam giác cùng đồng dạng với 1 tam giác thì chúng đồng dạng với nhau.
- Hai tam giác bằng nhau thì đồng dạng, và tỉ số đồng dạng bằng 1
2- Cách chứng minh 2 tam giác đồng dạng:
- Chỉ ra 2 tam giác có 2 cặp góc bằng nhau.
- Chỉ ra 2 tam giác có 3 cặp cạnh tỉ lệ.
- Chỉ ra 2 tam giác có 2 cặp cạnh tỉ lệ và 1 cặp góc xen giữa 2 cạnh ấy bằng nhau.
XIII- CHỨNG MINH CÁC ĐOẠN THẲNG TỈ LỆ:
- Sử dụng tính chất tam giác đồng dạng
- Sử dụng tính chất đường phân giác trong tam giác.
- Sử dụng định lý Talet.
- Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông.
- Sử dụng công thức tính diện tích tam giác.
- Sử dụng tính chất bắc cầu.
XIV- HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG:
- Định lý 1: Trong một tam giác vuông, bình phương một cạnh góc vuông bằng tích
cạnh huyền với hình chiếu của cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền.
- Định lý 2: Trong một tam giác vuông, bình phương đường cao ứng với cạnh
huyền bằng tích hai hình chiếu của hai cạnh góc vuông trên cạnh huyền.
- Định lý 3: Trong một tam giác vuông, tích 2 cạnh góc vuông bằng tích cạnh
huyền với đường cao tương ứng.
- Định lý 4: Trong một tam giác vuông, nghịch đảo bình phương đường cao thuộc
cạnh huyền bằng tổng nghịch đảo bình phương 2 cạnh góc vuông.
-5-
- Định lý Pytago: Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng
bình phương 2 cạnh góc vuông.
XV- ĐƯỜNG TRÒN:
- Trong 1 đường tròn, đường kính bằng 2 lần bán kính.
- Trong 1 đường tròn, đường kính là dây lớn nhất ( Dây đi qua tâm )
- Trong 1 đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của dây không đi qua tâm thì
vuông góc với dây cung ấy.
- Trong 1 đường tròn, đường kính vuông góc với 1 dây cung thì đi qua trung điểm
của dây cung ấy.
- Trong 1 đường tròn, hai dây bằng nhau thì cách đều tâm và ngược lại.
- Trong 1 đường tròn, dây lớn hơn thì gần tâm hơn và ngược lại.
- Trong 1 đường tròn, 2 dây bằng nhau căng 2 cung bằng nhau và ngược lại.
- Trong 1 đường tròn, dây lớn hơn căng cung lớn hơn và ngược lại.
- Trong 1 đường tròn, đường thẳng vuông góc với bán kính tại điểm trên đường
tròn gọi là tiếp tuyến của đường tròn.
- Trong 1 đường tròn, 2 tiếp tuyến cắt nhau thì giao điểm cách đều 2 tiếp điểm,
đường nối từ giao điểm qua tâm là tia phân giác của góc tạo bởi 2 tiếp tuyến, đường
nối từ tâm qua giao điểm của 2 tiếp tuyến là tia phân giác của góc tạo bởi 2 bán
kính đi qua tiếp điểm, đường thẳng kẻ từ giao điểm qua tâm là đường trung trực
của đoạn thẳng nối 2 tiếp điểm.
- Trong 1 đường tròn, góc ở tâm có số đo bằng số đo cung bị chắn.
- Trong 1 đường tròn, góc nội tiếp có số đo bằng nửa số đo cung bị chắn.
- Trong 1 đường tròn, góc nội tiếp chắn nửa đường tròn có số đo bằng 900.
- Trong 1 đường tròn, góc nội tiếp là góc nhọn thì bằng nửa góc ở tâm cùng chắn
cung ấy.
- Trong 1 đường tròn, các góc nội tiếp cùng chắn 1 cung thì bằng nhau, chắn các
cung bằng nhau thì bằng nhau.
- Trong 1 đường tròn, góc tạo bởi 1 tia tiếp tuyến và dây cung có số đo bằng nửa số
đo của cung bị chắn.
- Trong 1 đường tròn, góc nội tiếp bằng góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung cùng
chắn cung ấy.
- Trong 1 đường tròn, góc có đỉnh bên trong đường tròn có số đo bằng nửa tổng của
cung bị chắn và cung bị chắn bởi 2 tia đối của góc đó.
- Trong 1 đường tròn, góc có đỉnh bên ngoài đường tròn có số đo bằng nửa hiệu 2
cung bị chắn.
- Hai đường tròn cắt nhau thì đường nối tâm là trung trực của dây chung, 2 đường
tròn này có 2 tiếp tuyến chung ngoài.
- Hai đường tròn tiếp xúc ngoài thì đường nối tâm đi qua tiếp điểm, 2 đường tròn
này có 2 tiếp tuyến chung ngoài và 1 tiếp tuyến chung trong.
- Hai đường tròn tiếp xúc trong thì đường nối tâm đi qua tiếp điểm, 2 đường tròn
này chỉ có 1 tiếp tuyến chung.
-6-
_ Hai đường tròn ngoài nhau thì có 2 tiếp tuyến chung ngoài, 2 tiếp chung trong.
Giao điểm của 2 tiếp tuyến chung trong, 2 tiếp tuyến chung ngoài và 2 tâm của 2
đường tròn thẳng hàng.
XVI- TỨ GIÁC NỘI TIẾP:
1- Tính chất:
- Trong 1 tứ giác nội tiếp tổng số đo 2 góc đối diện bằng 1800.
2- Cách chứng minh tứ giác nội tiếp:
- Chứng minh tứ giác có 4 đỉnh cách đều 1 điểm.
- Chứng minh tứ giác có tổng 2 góc đối diện = 1800.
- Chứng minh tứ giác có 2 đỉnh liên tiếp cùng chắn 1 cạnh với 2góc = nhau.
XVII- CÁCH CHỨNG MINH 2 ĐOẠN THẲNG BẰNG NHAU:
- Sử dụng tính chất tam giác bằng nhau, tam giác cân, tam giác đều, hình thang cân,
hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
- Sử dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng, đường trung tuyến trong tam
giác, trong tam giác vuông, trung điểm của đoạn thẳng.
- Sử dụng tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau.
- Sử dụng tính chất về dây cung trong đường tròn.
- Sử dụng đoạn thẳng trung gian.
XVIII- CÁCH CHỨNG MINH 2 GÓC BẰNG NHAU:
- Sử dụng tính chất tam giác bằng nhau, tam giác đồng dạng, tam giác cân, tam giác
đều, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
- Sử dụng tính chất 2 đường thẳng song song ( các góc so le trong bằng nhau, đồng
vị bằng nhau, trong cùng phía bù nhau )
- Sử dụng tính chất về góc trong một đường tròn.
- Chứng minh cùng phụ với 1 góc, cùng bù với 1 góc.
- Sử dụng góc trung gian.
- Sử dụng tính chất 2 góc đối đỉnh, tia phân giác của 1 góc.
XIX- CÁCH CHỨNG MINH 2 ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG:
- Chỉ ra 1 cặp góc so le trong bằng nhau. Chỉ ra 1 cặp góc đồng vị bằng nhau.
- Chỉ ra 1 cặp góc trong cùng phía bù nhau.
- Chỉ ra 2 đường thẳng cùng song song với 1 đường thẳng.
- Chỉ ra 2 đường thẳng cùng vuông góc với 1 đường thẳng.
- Sử dụng tính chất hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình
vuông, đường trung bình tam giác, hình thang.
- Sử dụng tính chất đường trung bình trong tam giác, định lý Talet
XX- CÁCH CHỨNG MINH 2 ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC:
- Chỉ ra 2 đường thẳng cắt nhau và có 1 góc vuông.
- Sử dụng định lý: “ Nếu 1 đường thẳng vuông góc với 1 trong 2 đường thẳng song
song thì nó vuông góc với đường thẳng kia”.
- Sử dụng tính chất đường cao, đường trung trực tam giác, đường trung trực đoạn
thẳng, tam giác vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
-7-
- Sử dụng tính chất đường tiếp tuyến trong đường tròn, đường nối tâm của 2 đường
tròn cắt nhau, góc nội tiếp chắn nửa đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của
dây không đi qua tâm.
XXI- CÁCH CHỨNG MINH 3 ĐIỂM THẲNG HÀNG:
- Chứng minh 3 điểm đó tạo ra 1 góc có số đo = 1800.
- Sử dụng tiên đề Ơclit.
- Sử dụng tính chất các đường trong tam giác.
- Sử dụng phương pháp trùng lặp ( Tính duy nhất )
XXII- CÁCH CHỨNG MINH 3 ĐƯỜNG THẲNG ĐỒNG QUY:
- Sử dụng tính chất các đường trong tam giác.
- Sử dụng phương pháp trùng lặp ( Tính duy nhất )
XXIII- CÔNG THỨC TÍNH DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH:
1- Công thức tính diện tích tam giác:
S = a.ha ( trong đó a là cạnh đáy, ha là đường cao tương ứng )

S= ( a; b là 2 cạnh tam giác, C là góc tạo bởi 2 cạnh a và b )

Đặc biệt với tam giác vuông: S = nửa tích độ dài 2 cạnh góc vuông ( S = )
2- Công thức tính diện tích tứ giác có 2 đường chéo vuông góc:
S= ( với m, n là 2 đường chéo )
3- Công thức tính diện tích hình thang:
S= trong đó a,b là 2 đáy, h là đường cao của hình thang
4- Công thức tính diện tích hình chữ nhật: S= Tích 2 kích thước của HCN
5- Công thức tính diện tích hình vuông: S = Bình phương cạnh HV ( S = a2 )
6- Công thức tính diện tích hình bình hành:
S = Tích cạnh đáy và đường cao tương ứng ( S = a. h )
8- Công thức tính diện tích hình thoi: S = nửa tích 2 đường chéo ( S = )
9- Công thức tính diện tích hình tròn: S =
10- Công thức tính diện tích hình quạt tròn n0: S=
* Chú ý: Ta có thể vận dụng linh hoạt các công thức vào các bài tập cụ thể.

You might also like