Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Họ và Tên SV: Nguyễn Hoàng Sơn

MSSV: 20225525
Mã môn học: SSH1121
Mã lớp: 150910
Chủ đề 2: Trong Tập 1 – Bộ Tư bản của K. Marx khẳng định:
“Mặc dầu về bản chất, vàng và bạc không phải là tiền, nhưng tiền, về bản chất thì lại là
vàng và bạc” (C.Mác và Ph.Ăng-ghen (2002): Toàn tập, Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Sự thật, Hà Nội, t.23, tr.154.)
Anh/chị hãy chứng minh quan điểm trên dựa vào lý luận của K. Marx. Trong giai đoạn
phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 thì khẳng định trên phải chăng chỉ còn giá trị
lịch sử? Nêu quan điểm cá nhân.

BÀI LUẬN

Trong bộ tư bản của K. Marx, câu nói “Mặc dầu về bản chất, vàng và bạc
không phải là tiền, nhưng tiền, về bản chất thì lại là vàng và bạc” không chỉ
thể hiện được tầm nhìn vĩ đại của ông mà còn là một cái nhìn sâu sắc vào
bản chất của tiền và vai trò của nó trong hệ thống kinh tế. Marx muốn nhấn
mạnh rằng tiền không chỉ là một đơn vị trao đổi hay đơn giản là một đơn vị
đo lường giá trị, nó còn là một biểu hiện cụ thể của giá trị lao động được
cố định trong sản phẩm.

Trước khi giải thích câu nói này của K. Marx, chúng ta cần phải hiểu về bản
chất của tiền tệ. Tiền tệ, là một vật trung gian môi giới trong quá trình trao
đổi hàng hoá và dịch vụ, giúp làm cho quá trình giao dịch trở nên dễ dàng
hơn. Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua hai thuộc tính chính: giá trị sử
dụng và giá trị. Giá trị sử dụng là khả năng thỏa mãn nhu cầu trao đổi của
xã hội và làm vật trung gian trong các giao dịch, trong khi giá trị là khả
năng được chấp nhận và đổi lấy các loại hàng hoá và dịch vụ khác. Trong
số các vật trung gian, vàng thường được xem là lựa chọn ưu việt nhất do có
giá trị sử dụng cao và được coi là một tài sản trữ giá trị ổn định.
Marx chỉ ra rằng mặc dù vàng và bạc không phải là tiền tệ theo nghĩa tinh
thần, nhưng tiền tệ, trong bản chất, lại chính là vàng và bạc. Câu nói này
còn phản ảnh sự nhận thức sâu sắc của Marx về sự phân biệt giữa hình
thức và bản chất trong hệ thống kinh tế. Mặc dù tiền chỉ là một hình thức
của giá trị, nhưng trong xã hội tư bản, nó trở thành một yếu tố quan trọng,
là trung tâm của mọi hoạt động kinh tế và xã hội.

Qua đó, câu nói thể hiện được sự hiểu biết sâu sắc của K Marx không chỉ
trong lĩnh vực kinh tế mà còn là hiểu biết xã hội, cái nhìn toàn cảnh về hệ
thống kinh tế tư bản và vai trò quyết định của tiền trong việc duy trì và
phát triển kinh tế lúc bấy giờ.
Trong thời điểm hiện tại, thời kỳ này có thể được mô tả là thời đại của sự số
hóa hoặc cả một cuộc cách mạng công nghệ. Sự bùng nổ của công nghệ
thông tin và viễn thông đã làm thay đổi cách mà chúng ta sống, làm việc và
tương tác với nhau. Các quốc gia đang tập trung mạnh mẽ vào việc phát
triển và thúc đẩy kinh tế số nhằm tận dụng những lợi ích mà công nghệ số
hóa mang lại.

Thống kê về việc 45% nền kinh tế của Trung Quốc đến từ kinh tế số (trích
VTV1) là một minh chứng cho tầm quan trọng của số hóa dữ liệu trong
quốc gia này. Trung Quốc đã đạt được thành tựu đáng kể trong việc áp
dụng công nghệ số vào sản xuất, dịch vụ và thương mại điện tử.
Sự chuyển đổi sang kinh tế số đòi hỏi các chính sách, quy định và hạ tầng
phù hợp để hỗ trợ môi trường kinh doanh số phát triển. Các quốc gia đang
tập trung vào việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật số, cải thiện an ninh mạng, và
thúc đẩy đào tạo và phát triển nhân lực có kỹ năng số để tận dụng cơ hội
và đối phó với thách thức của thời kỳ số hóa.

Vậy trong thời đại công nghệ đang bùng nổ như hiện tại, liệu rằng câu nói
kia của K. Marx có còn đúng nữa không? Theo nhận định của em, câu nói
có thể cần được hiểu theo ngữ cảnh mới. Tiền bây giờ không chỉ là vàng
bạc, tiền giấy, mà còn là tiền điện tử. Sự gia tăng của ngân hàng số và các
hình thức thanh toán điện tử phản ánh một sự chuyển đổi lớn trong cách
mà tiền được sử dụng và giao dịch trong nền kinh tế số.

Ở Việt Nam, tài sản của các ngân hàng (bao gồm cả Ngân hàng Chính sách
xã hội và Ngân hàng Phát triển) chiếm tới 200% GDP và hơn 90% tổng tài
sản của các định chế tài chính. Đồng thời tiền mặt không còn được ưa
chuộng như trước. Trong một nền kinh tế số hóa, tiền điện tử không chỉ là
một hình thức mới của tiền mà còn phản ánh sự thay đổi về cách thức và
phương tiện thanh toán.

Dẫu vậy, các nguyên tắc cơ bản về giá trị lao động và vai trò của tiền vẫn có
thể được áp dụng trong một số mặt của kinh tế số, đặc biệt là khi xem xét
quy trình sản xuất và phân phối hàng hoá và dịch vụ trong một nền kinh tế
số hóa. Mặc dù công nghệ số đã thay đổi cách thức sản xuất và tương tác
trong thị trường, nhưng nguyên lý cơ bản về giá trị lao động vẫn đóng một
vai trò quan trọng.
Ví dụ, trong một nền kinh tế số, giá trị của một sản phẩm hay dịch vụ vẫn
được xác định bởi lượng lao động cần thiết để sản xuất nó, tương tự như
trong lý thuyết lao động của Marx. Dù công nghệ đã giúp tối ưu hóa quy
trình sản xuất và làm cho nó trở nên hiệu quả hơn, nhưng vẫn cần có sự
đầu tư vào lao động để thực hiện và quản lý các quy trình này. Trong thực
tế, công nghệ số thường cần người lao động có kỹ năng cao để vận hành
và duy trì, điều này cũng tương tự như việc đào tạo và sử dụng lao động có
kỹ năng trong mô hình sản xuất truyền thống.
Ngoài ra, trong một nền kinh tế số, tiền vẫn đóng vai trò quan trọng như
một phương tiện trao đổi và lưu trữ giá trị. Dù có sự xuất hiện của tiền điện
tử và các hình thức thanh toán mới, nhưng nguyên tắc về giá trị của tiền
vẫn phản ánh sự tương ứng giữa lượng lao động và giá trị sản xuất. Tiền
điện tử và các công nghệ thanh toán điện tử chỉ là hình thức mới của tiền,
nhưng vẫn phản ánh giá trị của lao động được thực hiện trong quá trình
sản xuất và dịch vụ.

You might also like