Chương 4. Sắc ký trao đổi ion

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 53

Chương 4.

Sắc ký trao đổi ion


1-Nguyên tắc của phương pháp
2-Pha động và pha tĩnh
3- Nguyên tắc phân tách
4- Các loại nhựa trao đổi ion
5- Cân bằng trao đổi ion.
6- Ứng dụng sắc ký trao đổi ion

1
1-Nguyên tắc của phương pháp
• Bản chất: sắc ký lỏng -rắn.
• Điểm đặc biệt là pha tĩnh là hợp chất có khả
năng trao đổi ion- các ionit (cation và anion)
• Dựa vào phản ứng trao đổi ion giữa các thành
phần trong pha động và chất trao đổi ion nạp
sẵn trong cột sắc ký.
• Nhựa trao đổi ion tổng hợp (hay chất trao đổi ion
tổng hợp) gọi là các ionit.

2
1-Nguyên tắc của phương pháp
(2)
So với các loại chất trao đổi ion thiên nhiên,
nhựa trao đổi ion tổng hợp có ưu điểm:
• dung lượng trao đổi ion lớn, đủ lặp lại
• có tính bền cơ học và hóa học cao hơn
(chịu được axit, kiềm, không bị phân hủy
dưới tác dụng của các chất oxi hóa khử)

3
2. Pha động và pha tĩnh
Pha động– dung dịch đệm, dung dịch muối có
nồng độ và pH, tích điện trái dấu để hút pha
tĩnh bằng lực tĩnh điện
Pha tĩnh– Nhựa có khả năng liên kết với các
anion hoặc caion bằng liên kết đồng hóa trị

4
Ion Exchange Chromatography
Ion exchange chromatography -- is a separation based on
charge
Used for almost any kind of charged molecules --- large
proteins, small nucleotides and amino acids
Ion-exchange chromatography preserves analyte
molecules on the column based on ionic interactions
Mobile phage – buffer, pH and salt concentration---
opposite charged solute ions attracted to the stationary
phage by electrostatic force
Stationary phage– resin is used to covalently attach anions
or cations onto it
3. Nguyên tắc phân tách

Pha động
Bơm
Tiêm mẫu
Cột sắc ký
Detector
Thiết bị ghi

7
Cột trao đổi ion
Cột nhồi nhựa trao đổi ion (ionit)
• Ionit sau khi đã ngâm trương trong nước
được đưa vào cột cùng với nước để
tránh bọt khí giữa các hạt.
• Lượng ionit chiếm 2/3 thể tích cột.
• Kích thước D:H= 1:810.
Trên cùng đổ 1 lớp bông thủy tinh dày 3-5
mm và một lớp bi thủy tinh dày 1-2 cm để
lớp ionit không bị xáo trộn.
8
Các giai đoạn

a/ Hấp thu ion của dung dịch phân


tích trên ionit:
• Để giữ cho toàn bộ ion trong dung dịch
cần sử dụng lượng ionit lớn hơn lượng
tính toán. Nếu cationit dạng axit yếu HR
thì dung dịch chảy qua có tính axit. Khi
làm thay đổi pH sẽ làm thay đổi khả năng
trao đổi ionit

9
Các giai đoạn (2)
b/giải hấp ion bị hấp thu
• Ion bị hấp thu được tách ra khỏi ionit bằng
dung dịch thích hợp như dung dịch axit ở
nồng độ khác nhau.
• rửa ionit để loại trừ hết dung dịch giải
hấp nằm giữa khe hở của hạt ionit

10
Các giai đoạn (3)
- tái sinh ionit: Giai đoạn này đưa ionit về
dạng ban đầu bằng cách cho chảy qua cột
dung dịch HCl 2-4% , NaCl, đối với cationit
hoặc NaOH 2-4% đối với anionit
- rửa ionit sau khi đã tái sinh: bằng nước
cất
* Có thể sử dụng nhiều cột và thực hiện
liên tục

11
4- Các loại nhựa trao đổi ion
Resin Ion-Exchanger

• Ionit là những đại phân tử axit hoặc bazơ


không tan trong nước và dung môi, chứa
trên mạng lưới những ion linh động, có
khả năng trao đổi theo đương lượng và
thuận nghịch với các ion cùng dấu trong
dung dịch chất điện li khi tiếp xúc.
• Ionit có thể ở dạng rắn hoặc dạng lỏng.

12
Phân loại nhựa
• Dựa vào dấu điện tích của các ion trao
đổi, người ta phân chia thành:
- cationit (ionit có khả năng trao đổi cation)
- anionit (ionit có khả năng trao đổi anion)
- ionit lưỡng tính (có thể trao đổi cả ion
mang điện tích dương lẫn ion mang điện
tích âm)

13
Cationit
* Phản ứng trao đổi của cationit: ion linh động
mang điện tích dương (+), ion cố định của
mạng lưới ( khung) mang điện tích âm (-)
2 RNa + CaCl2  R2Ca + 2 NaCl
Rắn Dung dịch Rắn Dung dịch
Na+ là ion linh động (trao đổi)
Công thức chung của Cationit :
RH, RNa, R2Ca, R2Mg.
14
Anionit
* Phản ứng trao đổi của anionit: ion linh
động mang điện tích âm, khung tích điện
dương
2 RCl + Na2SO4  R2SO4 + 2 NaCl
Rắn Dung dịch Rắn Dung dịch
(Cl-) là ion trao đổi hay ion linh động
• Công thức chung của anionit :
ROH, RCl, R2CO3, R2SO4
15
Phân loại ionit rắn theo các
nhóm có cùng bản chất:
• Ionit vô cơ thiên nhiên và tổng hợp
• Ionit hữu cơ thiên nhiên và tổng hợp
• Ionit đặc biệt:
+ có nhóm tạo phức
+ ionit lưỡng tính
+ ionit redox
+ionit lỏng
+ màng trao đổi ion

16
a/ Ionit vô cơ thiên nhiên

Gồm 3 nhóm: zeolit, đất sét, glauconit


- Nhóm Zeolit : Là nhóm Quan trọng nhất. Chúng có mạng
lưới tinh thể không gian với khoảng cách giữa mắt tinh thể
khá lớn (3-7oA). Ion linh động trong mạng tinh thể là là ion
kim loại kiềm hoặc kiềm thổ nên trao đổi với các cation.
• Chủ yếu : Na[Si2AlO6].H2O ; Na2[Si3Al2O10]. 2H2O ;
Ca[Si3AlO8]. 5H2O ; K2 [Si5Al2 O14]. 5H2O
• Mạng tinh thể có khả năng trương nở trong dung dịch
kém, độ di động của các ion linh động kém. Ion của
dung dịch có kích thước lớn không qua được mạng lưới
để gần ion linh động, do đó zeolit trao đổi chủ yếu trên
bề mặt.
17
b/ Ionit vô cơ tổng hợp

• Alumosilicat tổng hợp có khả năng trao đổi ion,


độ bền cơ học, độ bền nhiệt, độ bền hóa học
cao hơn alumosilicat tự nhiên. các nhóm ionit vô
cơ tổng hợp thường được dùng để lọc nước
như sau :
• nhóm permutit : Công thức chung là MP, trong
đó M có thể là Na+, K+, Ca2+, Mg2+, Si2+, Ba2+, Ag+,
Cu2+, Zn2+,
P là mạng alumosilicat
- Nhóm Zeolit có công thức chung:
MeO.Al2O3.n SiO2, trong đó Me là Na+, K+,
Ca2+,Sn2+, Ba2+.
18
c/ Ionit hữu cơ thiên nhiên

• Gồm các chất hữu cơ như : Xenlulô, lông


thú, than bùn, than nâu.
• Chúng có độ bền cơ học, hóa học và khả
năng trao đổi ion thấp

19
d/ Ionit hữu cơ tổng hợp :
• Là nhóm ionit quan trọng nhất.

• Đó là những phân tử hữu cơ khổng lồ


không tan trong nước và dung môi hữu
cơ, chứa trên mạng nhiều nhóm phân
cực.

20
Các cationit
• Cationit chứa nhóm chức axit :
-SO3H, -SO3Na, -PO3H2, - AlO3H2, -N(CH2CO2-).
Bộ khung có nhóm chức chứa điện tích âm.
• Điện tích âm của bộ khung được bù bằng điện
tích dương của ion linh động nên về tổng thể,
cationit trung hòa về điện
Cationit phổ biến là các cationit dựa vào sự sunfon
hóa các sản phẩm trùng hợp của styrol,
divinylbenzen như Dowek-50 (của hãng Dow
chemical), Amberlite-120 (của hãng Rohm và
Haas).
21
Các anionit
• Nhóm chức trong bộ khung của anionit là các
bazơ amôni: -NR3+ (bậc 4); -NR2 H+ (bậc 3);
-NRH2+ (bậc 2); NH3+ (bậc 1); piridin hoặc bazơ hữu
cơ khác.
• Ion linh động tích điện âm.
Các anionit là sản phẩm trùng hợp hay ngưng tụ
của các hợp chất amin khác nhau (phenylendiamin,
polietylendiamin…) với formaldehyt như các loại
anionit Dowek1, 21K, Imberlite IRA-400, 401.

22
Khung nhựa

Styrene

Divinylbenzene

Styrene-divinylbenzene resin

23
Cation
exchanger

Anion
exchanger
24
Trao đổi cation

25
Trao đổi anion

26
Cơ chế Tách anion

27
Ionit đặc biệt
a/ Ionit có nhóm tạo phức
Trên mạng lưới có những nhóm chức có
khả năng tạo phức với một số loại ion nào
đó: ionit cacboxylic có nhóm COOH- nối trực
tiếp với nhân benzen có khả năng trao đổi
ion chọn lọc với Zn, Co, Ni, và những ion
này bị giữ trên ionit dưới dạng fức.

28
• ionit trùng hợp trên cơ sở styrene, divinyl
benzene (DVB) với nhóm chức imino-
axetat
R-CH2-NH-CH2-COOH
- ionit trên cơ sở polystyren với nhóm chức
–C6H4-PO(OH)2 là cationit axit, trao đổi
chọn lọc với ion kim loại chuyển tiếp và
ion kim loại nặng. Phản ứng trao đổi xảy
ra ở pH >4.
29
b/ Ionit lưỡng tính

• Trên mạng lưới không gian của ionit


lưỡng tính vừa chứa nhóm chức axit, vừa
chứa nhóm chức bazơ cho nên nó có khả
năng trao đổi cả cation lẫn anion.
• Ionit lưỡng tính cũng được tổng hợp bằng
2 phương pháp: ngưng tụ và trùng hợp.

30
c/ Ionit redox

• Ionit chứa trên mạng lưới cao phân tử của nó phân tử


hoặc nhóm phân tử có khả năng trao đổi điện tử với các
ion trong dung dịch mà nó tiếp xúc trong dung dịch gọi là
ionit redox.
• Hệ oxi hóa khử thường là Fe 3+/ Fe 2+, Sn 4+/Sn 2+,
Cu 2+/ CuO.
• Ionit redox có thể được tái sinh bằng các chất oxi hóa
hoặc chất khử mạnh hơn, ví dụ sunfit, hydrosunfit.
Khả nun Trao đổi màng của ionit redox được biểu diễn
bằng số mili đương lượng gam của một chất oxi hóa
(hoặc khử), bị khử (hoặc bị oxi hóa) bởi 1 g ionit sạch và
khô.

31
Ionit lỏng

• Là những chất hữu cơ có tính axit hoặc bazơ


không tan trong nước nhưng tan trong các dung
môi hữu cơ và có khả năng trao đổi các ion linh
động của chúng với các ion của dung dịch chất
điện li. Các dung môi hay dùng để pha loãng là:
dầu hỏa, benzen, toluen, chloroform, cacbon
tetraclorua.
• Được dùng nhiều trong hoá học phóng xạ hoặc
được dùng để tách các cặp nguyên tố (Ni-Co);
để tách các axit hữu cơ có tính chất giống nhau

32
Màng trao đổi ion.

• Trong lĩnh vực sắc ký trao đổi ion, màng trao đổi ion là
loại vật liệu có nhiều tính chất đặc biệt. Màng được tổng
hợp từ các vật liệu cao phân tử làm chất liên kết, trên đó
có gắn các nhóm chức trao đổi ion. Tùy theo cách đưa
nhóm trao đổi ion vào, phân biệt màng đồng thể (việc
đưa nhóm trao đổi ion vào mạch cao phân tử bằng phản
ứng hóa học, liên kết giữa các nhóm trao đổi ion và
mạng là liên kết hóa học) và màng dị thể (việc đưa nhóm
trao đổi ion vào mạch cao phân tử được thực hiện bằng
lực cơ học, thông thường được trộn hoặc nén, liên kết –
là lực kết dính cơ học)
• Màng cationit chỉ cho cation đi qua
• Màng anionit chỉ co anion đi qua.
33
Đặc trưng quan trọng của các ionit
– Dung lượng trao đổi
• Có thể coi dung lượng trao đổi xấp xỉ bằng số
nhóm chức của bộ khung và mức độ ion hóa
của nhóm chức ở pH xác định.
• Dung lượng trao đổi có thể được biểu diễn
bằng số mol đương lượng (mmol đương
lượng) cho đơn vị khối lượng hay thể tích ionit
khi trao đổi cân bằng.
• Chú ý: Thường tính cho g (chất khô) của nhựa
khô. Vì khi tiếp xúc với chất lỏng thường bị
trương 1,5-2 lần hoặc đến 5 lần.
34
Bộ khung

35
DEAE ®
Sephadex ,
Diethylaminoethyl Sephadex®
Properties
• bead size:40-125 μm (dry)
• pore size: ~30,000 Da exclusion limit
• operating pH: 2 - 9
• ion exchange Capacity: 3-4 meq/g
• anion exchange chromatography

36
Dung lượng trao đổi tĩnh

• Là Dung lượng trao đổi của nhựa được


xác định trong điều kiện tĩnh: Người ta cho
nhựa vào dung dịch ion bão hòa và lắc
cho đến khi nhựa đạt trạng thái bão hòa.

37
Dung lượng trao đổi động
• Dung lượng trao đổi của nhựa được xác định
trong điều kiện khi cho dung dịch ion bão hòa
qua cột đã nạp ionit.
• DLTĐ này được tính theo ion trao đổi đầu tiên
xuất hiện trong dung dịch thoát ra.
• DLTĐ toàn phần là dung lượng được xác định
trong điều kiện động khi dung dịch thoát ra đã
bão hòa ion trao đổi. các ionit thường có dung
lượng trao đổi từ 1-10 milimol đương lượng
(meq) cho 1 g nhựa khô.

38
Tính trương của nhựa

• Khi cho ionit tiếp xúc với nước thì chúng sẽ


trương lên do ngậm các phân tử nước vào lỗ
xốp của nhựa. Độ xốp của nhựa lại phụ thuộc
vào số liên kết ngang tức là thành phần làm
cầu nối các mạch polime dài với nhau tạo nên
cấu trúc nhựa.
• Đối với polystyrol- divinylbenzen thì DVB làm
nhiệm vụ cầu nối. Thường ký hiệu số liên kết
ngang bằng chữ X và sau đó là chỉ số % của
liên kết ngang trong bộ khung ionit.

39
Tính trương (2)
• Ví dụ: X10- 10% divinylbenzen trong bộ khung.
Có X1-X30, thường phổ biến là X8-X16.
• Nhựa có số liên kết ngang càng bé thì khả năng
trương nở càng lớn.

Trong nước, X0,5-X2 5-20 lần.


X5-X20 1,5 lần.
• Độ trương của nhựa phụ thuộc vào bản chất nhóm chức
trong bộ khung.
Với nhựa có cùng số liên kết ngang nhưng có nhóm chức
dễ bị hydrat hóa thì sẽ trương nở nhiều hơn.
• Nhóm chức có điện tích lớn dễ bị hydrat hóa hơn so với
nhóm có điện tích bé.
40
3.3. Tính chọn lọc của nhựa trao
đổi ion

• Tính chọn lọc biểu hiện ở ái lực của nhựa


với các ion. Nhựa có thể trao đổi với ion
này trong dung dịch dễ hơn ion kia. Ái lực
tương đối của các ion với nhựa có thể sắp
xếp thành dãy đối với từng loại nhựa:

41
a/ Nhựa sunfon:

• Trong dung dịch loãng ở nhiệt độ thường


thì :
-ái lực của cation với nhựa tăng khi điện tích
của cation tăng: Na+<Ca 2+< Al3+
- Với các cation có cùng điện tích thì ái lực
trao đổi tăng khi bán kính của các ion
tăng: Li+<H+<Na+< NH4+< K+
Mg 2+< Ca2+< Sn2+< Ba2+
42
b/ Nhựa có nhóm cacboxylic,
aminoaxetat
• Các loại nhựa này có nhóm chức có khả năng tạo phức
với các cation kim loại. Sự phụ thuộc cùng chiều của ái
lực của nhựa với các cation kim loại theo độ bền của
phức các nhóm chức với ion kim loại.
H+>Ca2+>Mg2+>Li+>Na+>K+>Rb+.
• Đối với các ionit nhóm chức aminoaxetat:
Fe2+>Mn2+>Ca2+>Mg2+>Ba2+>Sn2+ Li+Na+>K+
• Đối với anionit bazơ mạnh:F-<OH-<Cl-<NO3-<Br-<I-<SO42-
• Đối với anionit bazơ yếu: F-< Br-<I-<NO3 -<SO4 2-<OH-

43
MECHANISM OF ION-EXCHANGE
CHROMATOGRAPHY OF AMINO ACIDS
pH2

- + +
SO3 Na H3N
COOH

Ion-exchange Resin

- +
SO3 H3N
-
COO pH4.5
+
Na
44
5.Cân bằng trao đổi ion.

Khi cho nhựa trao đổi ion tiếp xúc với dung dịch
chất điện ly sẽ xảy ra các tương tác khá phức
tạp giữa dung dịch điện ly với nhựa trong đó
có các quá trình:

- Trao đổi riêng các ion . Đây là trao đổi hợp


thức
- Hấp phụ vật lý các ion và phân tử lên nhựa
- Sự trương nhựa do hiện tượng hấp thụ dung
môi và sự thâm nhập của chất điện ly vào
sâu trong nhựa.
45
5.1 Chu trình trao đổi

Giả sử có cationit dạng R-H khi trao đổi với ion


kim loại Na+ ta có:
R-H +Na+ = RNa + H+ (a)
( ion H+ linh động thay thế Na+).
• Khi nhựa R-Na tiếp xúc với dung dịch axit có
đủ nồng độ thích hợp thì có thể tái sinh về
dạng nhựa ban đầu:
RNa + H+ = R-H +Na+ (b)
• Quá trình (a) và (b) kết hợp thành chu trình
trao đổi ion.

46
5. 2 Hằng số cân bằng trao đổi ion

quá trình trao đổi ion giữa nhựa R-A với B+


trong dung dịch:
• [R-A] + B+ =[ RB] +A+
• [A+] + B+ = [B+] + A+
• trong đó A+, B+- dạng ion tự do trong dung
dịch
• [A+], [B+]- dạng ion trong dung dịch
• Ta có: KA/B = [B+]. A+/ B+. [A+]
• Trong đó KA/B là hằng số cân bằng trao đổi ion
giữa A và B.
47
5.3 Hệ số phân bố

• Theo định nghĩa hệ số phân bố là tỷ số của


nồng độ ion trong nhựa với nồng độ ion tương
ứng trong dung dịch. Khi đó hệ số phân bố PA
của ion A+ sẽ là:
• PA = [A+]/ A+
PB = [B+]/ B+
Khi đó hệ số phân bố của A đối với B
• P(A/B )= PA/ PB = [A+]. B+/ A+. [B+]
• Nếu PB>PA thì ta có ái lực của nhựa đối với ion
B+ lớn hơn so với A+

48
5.4 Hệ số tách
• Nếu 1 cationit dạng R-A có khả năng trao đổi ion với các
ion B+, C+ thì khi cho tiếp xúc ta có:

[RA] + B+ = [RB] + A+

[RA] + C+= [RC] + A+


PB = [B+]/ B+

Pc = [C+]/ C

Để ước lượng khả năng tách B+ và C+ ra khỏi nhau dùng hệ số


tách  = PB/ Pc Nếu  lớn hơn 1 nhiều hay PB lớn hơn nhiều so
với Pc thì việc tách B+ ra khỏi C+ thực hiện với loại nhựa [RA].
49
6. Ứng dụng

Ví dụ:
- Trong công nghiệp sản xuất axit amin
- Loại bỏ tính cứng của nước
- Tách peptide, chất kháng sinh….

Các yếu tố ảnh hưởng tới vận tốc trao đổi


• nhiệt độ,
• kích thước hạt,
• mức liên kết ngang,
• bản chất nhóm chức

50
6. Ứng dụng
Quá trình trao đổi ion,
ví dụ LiR +Na+ = NaR + Li+, xảy ra 5 giai đoạn:
• Ion Na+ khuếch tán từ dung dịch đến bề mặt hạt
ionit, vì trên bề mặt mỗi hạt ionit được bao quanh
bởi một màng mỏng dung dịch (màng Nerst) cho
nên Na+ phải khuếch tán qua lớp màng mỏng này.
Để giảm độ dày của màng mỏng, người ta khuấy
hoặc lắc (nếu khuấy tốt, độ dày màng< 10-2 -10-3
cm
• ion Na+ khuếch tán vào bên trong mạng lưới ionit
• Phản ứng trao đổi giữa Na+ và Li+
• Ion Li+ được giải phóng khuếch tán tới bề mặt hạt
ionit
• Từ bề mặt hạt ionit, ion Li+ khuếch tán qua màng
mỏng Nernst vào dung dịch.
51
Các giai đoạn …
Quá trình trao đổi ion thực chất chỉ xảy ra
theo 3 giai đoạn:
• khuếch tán qua màng Nernst
• khuếch tán ở bên trọng mạng lưới ionit
• phản ứng trao đổi
Giai đoạn nào chậm nhất thì quyết định
tốc độ phản ứng trao đổi ion
Tùy thuộc vào nồng độ của dung dịch tiếp
xúc với ionit:
52
Tốc độ TĐ phụ thuộc nồng độ
• Với dung dịch có nồng độ 0,001-0,01N thì giai
đoạn khuếch tán qua màng Nernst là chậm nhất
• ở nồng độ 0,01-0,1N thì tốc độ trao đổi ion
được quyết định bởi
+ tốc độ khuếch tán qua màng
+ tốc độ bên trong mạng lưới ionit
• Nồng độ lớn hơn 0,1N thì phụ thuộc giai đoạn
khuếch tán ở bên trong mạng lưới ionit

53

You might also like