(123doc) Giao Trinh To Chuc Hoat Dong Tao Hinh Cho Tre Mam Non Theo Huong Tich Hop

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 138

TR

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH


KHOA: SƢ PHẠM TIỂU
TR HỌC - MẦM NON
===***===

BÀI GIẢNG
(Lƣu hành nội bộ)

“TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ


MẦM NON THEO HƢỚNG TÍCH HỢP”
(Dành cho sinh viên CĐ ngành Giáo dục Mầm non)

Tác giả: Nguyễn Thị Huệ

1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................ 1
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................ 6
1.1. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH TRONG VIỆC PHÁT
TRIỂN TOÀN DIỆN CHO TRẺ MẦM NON. ................................................. 6
1.1.1. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển nhận thức. ......... 6
1.1.2. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục tình cảm, xã hội .... 6
1.1.3. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục thẩm mĩ. ............ 7
1.1.4. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển thể chất. ............. 7
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TUỔI MẦM NON. ....... 8
1.2.1. Đặc điểm cơ bản của hoạt động tạo hình ở tuổi mầm non. ................... 8
1.2.2. Đặc điểm đƣờng nét, hình dạng, màu sắc, bố cục trong tranh của trẻ
mầm non. .............................................................................................................. 9
1.3.. CÁC PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH. ......... 12
1.3.1. Phƣơng pháp quan sát. ........................................................................... 12
1.3.2. Phƣơng pháp chỉ dẫn trực quan. ........................................................... 12
1.3.3. Phƣơng pháp dùng lời. ........................................................................... 12
1.3.4. Phƣơng pháp thực hành, ôn luyện......................................................... 13
1.3.5. Phƣơng pháp tìm tòi - sáng tạo. ............................................................. 13
CHƢƠNG 2: HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG TẠO
HÌNH THEO HƢỚNG TÍCH HỢP ................................................................ 16
2.1. HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ TỪ
2 ĐẾN 3 TUỔI. .................................................................................................. 16
2.1.1. Quan sát các sự vật, hiện tƣợng trong thiên nhiên, cuộc sống. .......... 16
2.1.2. Hoạt động cắt, xé, dán............................................................................ 18
2.1.3. Hoạt động xếp hình. ............................................................................... 18
2.2. HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ TỪ
3 ĐẾN 4 TUỔI. .................................................................................................. 18
2.2.1. Quan sát các sự vật, hiện tƣợng trong thiên nhiên, cuộc sống. .......... 18
2.2.2. Hoạt động cắt, xé, dán............................................................................ 19
2.2.3. Hoạt động xếp hình. ................................................................................ 19

2
2.3.. HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ
TỪ 4 ĐẾN 5 TUỔI. ........................................................................................... 20
2.3.1. Quan sát các sự vật, hiện tƣợng trong thiên nhiên, cuộc sống. .......... 20
2.3.2. Hoạt động cắt, xé, dán............................................................................ 20
2.3.3. Hoạt động xếp hình. ............................................................................... 21
2.4. HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ TỪ
5 ĐẾN 6 TUỔI. .................................................................................................. 21
2.4.1. Quan sát các sự vật, hiện tƣợng trong thiên nhiên, cuộc sống. .......... 21
2.4.2. Hoạt động cắt, xé, dán............................................................................ 22
2.4.3. Hoạt động xếp hình. ............................................................................... 25
CHƢƠNG 3: GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH THEO .................... 28
HƢỚNG TÍCH HỢP......................................................................................... 28
3,1. CÁC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ TỪ 2 ĐẾN 3 TUỔI. ............................. 28
3.2. CÁC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ TỪ 3 ĐẾN 4 TUỔI. ............................. 49
3.3. CÁC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ TỪ 4 ĐẾN 5 TUỔI. ............................. 73
3.4. CÁC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ TỪ 5 ĐẾN 6 TUỔI. ........................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 137

3
LỜI NÓI ĐẦU

Hoạt động tạo hình là một trong những nội dung của giáo dục thẩm mĩ
nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Thông qua các hoạt động vẽ, nặn, cắt - xé,
dán, trẻ có nhiều cơ hội để luyện tập các vận động tinh, vận động thô và sự dẻo
dai của các ngón tay. Đây cũng là một trong những hoạt động mà trẻ mẫu giáo
rất ưa thích.
Hoạt động tạo hình đòi hỏi các thao tác trí tuệ như: Phân tích, so sánh, tổng
hợp, khái quát hóa... Khi trẻ tìm hiểu, tri giác các tính chất của sự việc, hiện
tượng xung quanh như màu sắc, kích thước, hình dạng, hoạt động tạo hình cũng
đòi hỏi trẻ phải biết vận dụng các kinh nghiệm và vốn hiểu biết để tạo ra các
hình ảnh mới cho mình.
Hoạt động tạo hình góp phần phát triển thẩm mĩ sáng tạo, phát triển cảm
giác, tri giác thẩm mĩ; phát triển khả năng cảm thụ và khả năng sáng tạo. Đồng
thời, hoạt động tạo hình là sự biểu lộ thái độ, tình cảm yêu ghét của trẻ đối với
thế giới xung quanh mình.
Để giúp giáo viên mầm non có thêm tài liệu tham khảo thực hiện đổi mới
hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trong trường mầm non và tiến hành triển
khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Trung tâm Nghiên cứu
chiến lược và phát triển chương trình giáo dục mầm non đã biên soạn cuốn sạch
"Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp".
Nội dung cuốn sách gồm 3 phần:
Chương 1: Những vấn đề chung.
Chương 2: Hướng dẫn thực hiện các hoạt động tạo hình theo hướng tích
hợp.
Chương3: Gợi ý tổ chức một số hoạt động tạo hình theo hướng tích hợp.

4
Bài giảng này giúp cho sinh viên mầm non thấy được vai trò hoạt động tạo
hình trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non; những đặc điểm phát triển
khả năng tạo hình của trẻ mầm non và hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt
động tạo hình theo hướng tích hợp chủ đề.
Dựa vào hơn 180 hoạt động gợi ý trong tâp bài giảng này, sinh viên có thể
lựa chọn hoặc sáng tạo thêm những hoạt động khác phù hợp với khả năng của
trẻ, những chủ đề thích hợp có thể thực hiện ở lớp và tích hợp nội dung giáo dục
khác một cách nhẹ nhàng, hợp lý.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã hết sức cố gắng nhưng không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cô giáo và
bạn đọc để chất lượng bài giảng ngày càng tốt hơn.

5
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Tuổi mầm non, đặc biệt ở tuổi mẫu giáo là thời kì nhạy cảm với những "cái
đẹp" xung quanh, có thể coi đây là thời kì phát triển cảm của những xúc cảm
thẩm mĩ - những xúc cảm tích cực, dễ chịu được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực
tiếp với "cái đẹp", tạo nên trạng thái tinh thần khoan khái, khiến đứa trẻ cảm
thấy gắn bó tha thiết với con người và cảnh vật xung quanh, làm nảy sinh ở trẻ
lòng ham muốn làm những điều tốt lành để đem niềm vui đến cho mọi người.
Từ những xúc cảm tích cực đó, trẻ bắt đầu mong muốn thể hiện chúng trong các
hoạt động nghệ thuật.
1.1. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH TRONG VIỆC PHÁT
TRIỂN TOÀN DIỆN CHO TRẺ MẦM NON.
1.1.1. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển nhận thức.
Trong hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối
tượng miêu tả để có được hiểu biết, sự hình dung về chúng, để từ đó xây dựng
các biểu tượng. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, hoạt động tạo hình là một trong
những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻ khả năng hoạt động trí tuệ như: óc
quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. Nhờ hoạt động tạo hình mà vốn hiểu biết
của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên, ngày càng trở nên "giàu có" hơn
cả về lượng và chất.
Hoạt động tạo hình với các quá trình tìm hiểu, đánh giá đối tượng miêu tả
và sản phẩm tạo hình sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển vốn từ, giúp cho lời nói
của trẻ được hình tượng, truyền cảm hơn và ngôn ngữ được mạch lạc hơn.
1.1.2. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục tình cảm, xã hội
Tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều điều kiện tiếp thu cái đẹp, cái
tốt trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về
các kĩ năng xã hội và đánh giá các hành vi văn hóa xã hội qua các hình tượng,
các sự kiện, hiện tượng được miêu tả. Nội dung của tạo hình là con đường dẫn
dắt trẻ nhanh chóng hòa nhập và xã hội xung quanh.

6
Tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ sẽ trải nghiệm những xúc cảm đặc
biệt như tình yêu thương, lòng mong muốn làm điều tốt cho người khác. Đó
chính là điều kiện để hình thành ở trẻ tính chu đáo, ý thức cộng đồng, biết chia
sẻ, quan tâm chăm sóc người khác và rèn luyện các kĩ năng giao tiếp xã hội.
Trong quá trình hoạt động sáng tạo ra sản phẩm, trẻ sẽ được rèn luyện các
kĩ năng hoạt động thực tiễn và thói quen làm việc một cách tự giác, tích cực.
1.1.3. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục thẩm mĩ.
Với tư cách là một hoạt động nghệ thuật, hoạt động tạo hình tạo nên những
điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri giác thẩm mĩ: việc
quan sát, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng giúp trẻ nhận ra các đặc điểm thẩm mĩ
(hình dáng, màu sắc, cấu trúc, tỉ lệ, sự sắp xếp không gian...) nhận ra được
những nét độc đáo tạo nên sức hấp dẫn của đối tượng miêu tả.
Sự thể hiện nội dung tạo hình bằng phương tiện truyền cảm mang tính trực
quan (đường nét, hình dạng, màu sắc...) sẽ làm cho các cảm xúc thẩm mĩ của trẻ
ngày càng trở nên sâu sắc hơn, trí tưởng tượng mang tính nghệ thuật của trẻ
ngày càng phong phú hơn.
Sự phản ảnh hiện thực và biểu lộ tình cảm qua các phương tiện truyền cảm
đặc trưng cho loại hình nghệ thuật vật thể như đường nét, hình dạng, màu sắc,
bố cục không gian... chính là con đường lĩnh hội các kinh nghiệm văn hóa thẩm
mĩ rất phù hợp với lứa tuổi của trẻ em, trên cơ sở đó mà hình thành thị hiếu thẩm
mĩ sau này.
1.1.4. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển thể chất.
Hoạt động tạo hình sẽ giúp trẻ phát triển khả năng phối hợp, điều chỉnh
hoạt động của mắt, rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt trong vận động của tay, từ
đó giúp cho việc học viết của trẻ ở tiểu học sẽ đạt kết quả tốt.
Hoạt động tạo hình góp phần không nhỏ trong việc chuẩn bị cho trẻ một
vốn kiến thức sơ đẳng về tự nhiên, xã hội, về khoa học kĩ thuật để giúp trẻ nhanh
chóng làm quen với các môn học mới ở tiểu học.

7
Hoạt động tạo hình góp phần chuẩn bị về tâm lí cho trẻ khi bước vào trường
tiểu học: Hoạt động này giáo dục ở trẻ lòng ham muốn tiếp thu những điều mới
lạ, những phương thức hoạt động mới, giúp trẻ hình thành thói quen học tập một
cách có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe và thực hiện lời chỉ bảo của thầy
cô. Hoạt động tạo hình là môi trường cho trẻ rèn luyện năng lực điều khiển hành
vi của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TUỔI MẦM NON.
1.2.1. Đặc điểm cơ bản của hoạt động tạo hình ở tuổi mầm non.
Hoạt động tạo hình của trẻ nhỏ chưa phải là một hoạt động sáng tạo nghệ
thuật thực thụ. Mục đích và kết quả to lớn nhất của quá trình hoạt động chính là
sự biến đổi, phát triển của chính bản thân chủ đề hoạt động (bản thân trẻ).
Một đặc điểm rất rõ nét trong hoạt động tạo hình của trẻ đó là tính duy kỉ.
tính duy kỉ làm cho trẻ đến với hoạt động tạo hình một cách dễ dàng: trẻ sẵn
sàng vẽ bất cứ cái gì, không biết sợ, không biết tới khó khăn trong miêu tả. Càng
nhỏ tuổi, trẻ càng dễ lựa chọn đối tượng miêu tả, bởi lẽ đối tượng đó thường là
cái nó thích, nó muốn chứ không phải là cái dễ vẽ.
Mối quan tâm chính trong hoạt động tạo hình của trẻ tập trung vào sự thể
hiện, biểu cảm chứ chưa phải là "hình nghệ thuật" thực sự của tác phẩm. Trẻ
càng nhỏ càng ít quan tâm tới sự đánh giá thẩm mĩ của người xem mà chỉ cố
gắng truyền đạt, giúp người xem hiểu được những suy nghĩ, thái độ, tình cảm
của mình qua những gì được miêu tả.
Cùng với tính duy kỉ, tính không chủ định cũng là một đặc điểm tâm lý rất
đặc trưng tạo cho sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ một vẻ hấp dẫn riêng. Do
tính không chủ định mà trong quá trình tạo hình, trẻ mẫu giáo chưa có khả năng
độc lập suy tính công việc sắp tới một cách chi tiết, các ý định miêu tả của trẻ
thường nảy sinh một cách tình cờ. Để thực hiện ý định tạo hình, trẻ cũng phác ra
kế hoạch chung, song các kế hoạch đó thường dễ bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu
nhiên xuất hiện trong quá trình quan sát, trong hoạt động của trí nhớ hay cảm
xúc.

8
Khi vẽ tranh, trẻ thường khó phân biệt sự vật, nhân vật chính và chưa biết
cách làm cho chúng nổi bật, những gì trẻ muốn thể hiện thường được liệt kê theo
luồng suy nghĩ còn chưa mạch lạc của mình.
1.2.2. Đặc điểm đƣờng nét, hình dạng, màu sắc, bố cục trong tranh của
trẻ mầm non.
Khả năng thể hiện tính truyền cảm của đường nét, hình dạng, màu sắc, bố
cục trong tranh vẽ của trẻ được phát triển theo từng lứa tuổi.
Trẻ từ 2 đến 3 tuổi:
Trẻ chỉ thể hiện bằng đường nét, hình dạng, chứ chưa thể tạo nên những
hình ảnh rõ ràng, đầy đủ. Tuy nhiên trẻ cũng đã có khả năng liên tưởng, liên hệ
giữa các dấu hiệu của đối tượng tri giác với những hình vẽ được thể hiện ra trên
giấy. Trẻ ở tuổi này đã có khả năng thể hiện tưởng tượng tái tạo, biểu cảm bằng
cách sử dụng một số chấm, vạch, đường nét khác nhau bổ sung vào các hình do
người lớn vẽ sẵn hoặc hình vẽ do trẻ tình cờ tạo nên trước đó như "những tia
nắng", "những giọt mưa", "những chiếc lá bay", "dòng nước chảy", làm cho các
"hình vẽ" có vẻ hoàn thiện hơn, "hình tượng" có vẻ trọn vẹn hơn.
Ở thời kì tiền tạo hình và giai đoạn sơ đồ của thời kì tạo hình, khi trẻ vẽ
thường tập trung chú ý, nỗ lực nhiều hơn vào sự vận động để biến đổi các đường
nét và tạo nên các hình thù. Bởi vậy, trẻ thường ít quan tâm tới màu sắc và
thường vẽ bằng bất kì loại bút màu nào mà chúng tình cờ vớ được.
Ở tuổi này, trẻ chưa có khả năng thể hiện được bố cục trong tranh. Trong
quá trình vui chơi - tạo hình, trẻ có thể cảm nhận bằng các giác quan, tính nhịp
điệu của sự sắp xếp các đường nét, các dấu chấm, vạch,... Khi trẻ cùng người
lớn bổ sung các hình vẽ và mô tả các hiện tượng đơn giản bằng các vận động và
sự sắp xếp hình ảnh trực quan theo nhịp như vẽ "mưa rơi", "lá rụng",... chúng có
thể tập định hướng trên không gian hai chiều của mặt phẳng tranh và làm quen
với tính nhịp điệu của bố cục.

9
Trẻ từ 3 đến 4 tuổi:
Trẻ thể hiện được các sự vật có hình trong, hình vuông, hình tam giác và
đặc biệt vận dụng các hình hình học cơ bản này để thể hiện các sự vật đơn giản
mà trẻ quan sát được trong môi trường xung quanh.
Trẻ bắt đầu chú ý tới sự khác biệt của của các loại bút màu. Trẻ chơi với
bút màu như một loại đồ chơi mới và có thể bôi tất cả các màu vào tranh vẽ hoặc
chỉ lựa chọn và dùng một màu mà nó cảm thấy thích. Trẻ bắt đầu phân biệt màu
đáng yêu (đỏ, vàng, da cam, xanh lục, xanh lam sáng), màu đáng ghét (đen, nâu,
tím). Trẻ có thể tập trung sử dụng các màu sắc đó để thể hiện quan hệ tình cảm
của mình đối với các đối tượng miêu tả. Trẻ thường có xu hướng tự do thể hiện
"màu không bắt chước", nghĩa là tô màu theo ý thích, không nhất thiết giống với
màu sắc của các vật thật.
Trẻ tập định hướng trong không gian hai chiều của tờ giấy vẽ. Khi bố trí
các hỉnh ảnh trong không gian tranh, trẻ đã có khả năng thể hiện nhịp điệu trong
sự sắp xếp lặp đi lặp lại các chi tiết, các sự vật đơn lẻ cùng loại về hình dạng, về
kích thước trên khắp bề mặt tờ giấy (vẽ những "quả chín trên cành" hay có thể
sắp xếp các hình ảnh, sự vật thành hàng (vẽ những dây cờ, những "xâu hạt").
Trẻ từ 4 đến 5 tuổi:
Trẻ có khả năng phân biệt và điều chỉnh đường nét để vẽ nhiều loại hình
học như hình tròn - hình ô van, hình vuông - hình chữ nhật, các dạng hình tam
giác và dùng chúng để vẽ cây, nhà ô tô, con vật... Tuy các hình vẽ của trẻ mang
nặng tính lắp ráp nhưng lại gần gũi với các hình học cơ bản. Trong hoạt động
tạo hình, trẻ rất dễ tiếp thu và hình thành các khuôn mẫu sơ đồ "đông cứng".
Trẻ bắt đầu tập sử dụng "màu bắt chước", nghĩa là vẽ màu tương ứng với
màu của mọi vật trong hiện thực. Trong quá trình học vẽ, trẻ bắt đầu nhận biết,
phân biệt màu sắc thật của một số đồ vật, hoa quả.

10
Trẻ có thể liên hệ giữa không gian ba chiều của khung cảnh hiện thực với
không gian hai chiều trên tờ giấy vẽ, trẻ tập sắp xếp các hình ảnh, trong đó đã
phân biệt đối tượng miêu tả chính trên nền của các thành phần thứ yếu. Từ sự
thể hiện nhịp điệu của sự lặp đi lặp lại các yếu tố giống nhau, trẻ bắt đầu quan
sát và làm quen với cách sắp xếp theo nhịp xen kẽ giữa các yếu tố khác nhau. Ví
dụ vẽ đường phố: thể hiện sự sắp xếp xen kẽ giữa các loại nhà, cây... với các
kích thước, kiểu dáng, khoảng cách khác nhau.
Trẻ từ 5 đến 6 tuổi:
Trả đã có khả năng tạo nên các đường nét với tính chất khác nhau khá phức
tạp. Trẻ cảm nhận được tính nguyên thể của các hình ảnh đối tượng miêu tả và
dùng đường nét làm liền mạch, mềm mại, uyển chuyển để truyền đạt hình dáng
trọn vẹn của một vật trong cấu trúc hợp lý, đồng thời thể hiện tư thế vận động,
hành động phù hợp với nội dung sáng tạo. Đặc biệt, trẻ đã khá linh hoạt trong
việc biến đổi, phối hợp tính chất của đường nét và để thể hiện vẻ độc đáo, rất
riêng của mỗi hình tượng sự vật cụ thể.
Trẻ tiếp tục sử dụng đồng thời cả hai cách vẽ màu: "màu không bắt chước"
và "màu bắt chước". Điều này có nghĩa là, trẻ có thể vẽ "màu bắt chước" kiểu
thuộc lòng các màu quy định theo chuẩn mẫu hoặc trẻ vẽ "màu không bắt
chước" kiểu tự do, ngẫu nhiên, hoàn toàn không liên hệ với nội dung ý đồ miêu
tả.
Trẻ đã biết tạo nên bố cục tranh với thế cân bằng qua các cách sắp xếp đối
xứng và không đối xứng (các hình ảnh không đồng đều: to - nhỏ; cao - thấp).
Trẻ đã biết dùng cách sắp xếp thể hiện sự vận động, hành động và mối quan hệ
giữa các sự vật, nhân vật để tạo ra một không gian có chiều sâu với nhiều tầng
cảnh. Tính nhịp điệu trong bố cục tranh vẽ của trẻ được thể hiện ở nhiều vẻ:
bằng sự sắp xếp lặp đi lặp lại của các hình ảnh cùng loại, bằng sự sắp xếp đan
xen các hình ảnh không cùng loại, bằng sự phân biệt, thể hiện quan hệ chính -
phụ.

11
1.3.CÁC PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH.
1.3.1. Phƣơng pháp quan sát.
Khi quan sát một vật, cần giúp trẻ bắt đầu bằng quan sát bao quát toàn bộ
diện mạo của đối tượng, cho trẻ tích cực so sánh, đối chiếu, tìm mối quan hệ
giữa các tính chất, đặc điểm của sự vật với các chuẩn cảm giác mà trẻ biết. Chất
lượng của quá trình quan sát phụ thuộc phần lớn vào sự tham gia tích cực của
trẻ, vào mối liên hệ với hoạt động lời nói và việc thực hiện các thao tác tri giác.
Việc tổ chức quan sát các hiện tượng, khung cảnh thiên nhiên, các sự kiện,
cảnh sinh hoạt trong xã hội của giáo viên cần:
- Lựa chọn đối tượng.
- Lựa chọn thời điểm, góc độ quan sát làm sao cho trẻ thấy rõ mọi chi tiết
đặc trưng nhất.
- Suy nghĩ các câu hỏi hướng sự chú ý của trẻ vào những nét cơ bản của đối
tượng, vào những đặc điểm cần thiết cho quá trình miêu tả của trẻ sau này.
1.3.2. Phƣơng pháp chỉ dẫn trực quan.
Khi bắt đầu cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình, trẻ cần phải học cách
thức sử dụng các dụng cụ và vật liệu (bút chì, bút sáp, giấy, kéo, hồ dán, đất nặn,
các khối gỗ...).
Khi sử dụng phương pháp chỉ dẫn trực quan cần lưu ý:
- Chỉ sử dụng biện pháp này khi trẻ lần đầu tiên được làm quen hoặc khi trẻ
chưa nắm vững cách vẽ, nặn, cắt, xếp hình mới.
- Có thể cho trẻ tham gia vào hướng dẫn cách vẽ, nặn, dán, xếp cho cả lớp
xem.
1.3.3. Phƣơng pháp dùng lời.
Các phương pháp, biện pháp dùng lời gồm: những lời dẫn, lời kể, những lời
nói truyền cảm để mô tả vẻ đẹp của sự vật, những lời giải thích, chỉ dẫn, những
câu hỏi - trả lời, những lời đàm thoại, trao đổi và cả thủ pháp ngôn ngữ kích
thích xúc cảm như những bài hát, bài thơ, câu đố, câu chuyện.

12
Những biện pháp dùng lời nói có thể được sử dụng trong cả quá trình miêu
tả (xác định lại trình tự hành động, nhắc nhở, hỏi lại những gì mà trẻ quên, gợi
cho trẻ nhớ lại, gợi cho trẻ bổ sung, làm phong phú cho hình ảnh được miêu tả).
Trong một hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật như hoạt động tạo hình
cần tích cực sử dụng ngôn ngữ văn học, những lời nói so sánh, hình tượng hóa.
Lời nói của cô giáo cũng đặc biệt quan trọng trong quá trình nhận xét các tác
phẩm hoạt động của trẻ.
Bằng lời nói của mình, giáo viên cần rèn ở trẻ khả năng nhận xét kết quả
hoạt động của mình, nhận ra những thiết sót và hướng dẫn sửa chữa những thiếu
sót đó.
1.3.4. Phƣơng pháp thực hành, ôn luyện.
Để quá trình phương pháp thực hành - ôn luyện mang tính tích cực, cần hạn
chế sự sao chép, hạn chế sự hình thành khuôn mẫu. Muốn vậy, giáo viên cần
thường xuyên động viên, khuyến khích trẻ suy nghĩ, liên hệ, thay đổi phương
thức và thời gian chỉ dẩn.
Có thể áp dụng các giải pháp sau:
- Tổ chức quan sát bổ sung.
- Cải tiến, đa dạng hóa mẫu đối tượng miêu tả.
- Phát triển, mở rộng nội dung các đề tài.
1.3.5. Phƣơng pháp tìm tòi - sáng tạo.
Trong phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo làm quen hoạt động tạo hình,
người ta xác định một số con đường cơ bản để kích thích quá trình hình thành ý
định tạo hình, khuyến khích hoạt động sáng tạo của trẻ như:
Con đường thứ nhất:
Giúp trẻ tích lũy, làm giàu vốn hiểu biết, vốn biểu tượng phong phú và xúc
cảm, tình cảm về các sự vật, các hiện tượng xung quanh. Đây là cả một quá trình
đòi hỏi được tổ chức liên tục, có hệ thống, với mức độ nâng dần, phong phú dần.

13
Trong quá trình này cần chú ý chỉ cho trẻ thấy rõ những nét khác biệt nổi
bật, đặc trưng giữa các sự vật, hiện tượng, trên cơ sở đó có sự phân nhóm, khái
quát hóa, tìm ra những nét độc đáo của các họa sĩ.
Con đường thứ hai:
Tổ chức thực tiễn tạo ra sản phẩm tạo hình, đây là quá trình trẻ được trải
nghiệm lại những cảm xúc, ấn tượng, "làm sống lại" các biểu tượng, hình tượng
được lưu giữ trong trí nhớ và thể hiện lại những hình ảnh mà chúng nhớ được,
chúng tưởng tượng ra. Có thể nói đây là quá trình trẻ biến ước mơ của mình
thành hiện thực. Chính trong quá trình này, ý định tạo hình sẽ được trẻ nhận
thức lại, bổ sung làm cho phong phú hơn, hấp dẫn hơn.
Con đường thứ ba:
Hướng dẫn, dẫn dắt trẻ tới hoạt động tìm kiếm, khám phá, đưa vào sản
phẩm tạo hình những nét mới lạ, những suy nghĩ "của riêng mình". Kịp thời
khuyến khích và phổ biến những sáng kiến trong việc giải quyết các nhiệm vụ,
các vấn đề tạo hình.
Con đường thứ tư:
Tổ chức và tạo mối liên hệ mật thiết giữa hoạt động tạo hình với các hoạt
động thẩm mĩ khác như âm nhạc, văn, thơ.
Đề tài các tác phẩm văn học, âm nhạc..., các hình tượng nghệ thuật cần
được trẻ tìm kiếm, lựa chọn và thể hiện vào tranh vẽ, hình nặn... với những sắc
thái khác nhau và bằng các phương tiện tạo hình khác nhau.
Ngoài ra có thể sử dụng các biện pháp mang tính chất vui chơi để tổ chức
hoạt động tạo hình cho trẻ.
Các biện pháp mang tính vui chơi được sử dụng trong hoạt động tạo hình
cần được phân loại theo mục đích, nhiệm vụ của hoạt động tạo hình, theo tính
chất của phương pháp tổ chức hoạt động mà nó bổ trợ. Cụ thể, có thể phân các
biện pháp thành các nhóm sau:

14
Nhóm 1: Các biện pháp vui chơi tìm hiểu thế giới xung quanh.
Nhóm biện pháp này bao gồm các tình huống, các loại trò chơi nhằm tổ
chức cho trẻ tìm hiểu, tiếp thu, củng cố hiểu biết về các sự vật, hiện tượng xung
quanh, củng cố hệ thống hóa chuẩn cảm giác, tiếp thu các phương thức hoạt
động.
Nhóm 2: Các biện pháp chơi - miêu tả có chủ đề.
Nhóm biện pháp này bao gồm nhiều hoạt động tạo hình, nhiều trò chơi tạo
hình mang tính "sắm vai". Áp dụng các biện pháp này, giáo viên cần phải tạo cơ
hội để nội dung chơi gắn với nội dung tạo hình, động cơ chơi gắn với động cơ
tạo hình và các hoạt động chơi thích ứng với các hoạt động tạo hình.
Nhóm 3: Các biện pháp chơi - ôn luyện.
Đây là nhóm các biện pháp giúp cho quá trình rèn luyện, ôn luyện, củng cố
không bị nhàm chán, đồng thời tạo điều kiện phát triển trí tưởng tượng của trẻ.
Tính nhịp điệu của sự lặp đi lặp lại các thao tác tạo hình và các hình ảnh
trong trò chơi tạo hình là yếu tố tạo nên ở trẻ nhỏ sự vui thích, cảm hứng trong
hoạt động. Bởi vậy các biện pháp này thường được dùng khi tổ chức hoạt động
cho trẻ ở các độ tuổi nhỏ.
Nhóm 4: Các biện pháp "trò chơi hóa" sản phẩm tạo hình.
Đây là các biện pháp được sử dụng khi đã có các sản phẩm tạo hình hoàn
thiện, chúng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khả năng tưởng tượng và
sáng tạo của trẻ.

15
CHƢƠNG 2
HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
THEO HƢỚNG TÍCH HỢP

Hoạt động tạo hình là một trong các hoạt động nghệ thuật nhằm phát triển
cảm giác, tri giác thẩm mĩ, tạo cơ hội cho trẻ luôn được tiếp xúc với cái đẹp, làm
nảy sinh, nuôi dưỡng ở trẻ sự hứng thú với hoạt động nghệ thuật và niềm say mê
sáng tạo nghệ thuật. Cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình trong các trường
mầm non là một trong các phương pháp đặc trưng giúp trẻ cảm thụ và sáng tạo
nghệ thuật.
Các hoạt động gồm:
- Quan sát các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống.
- Vẽ.
- Nặn.
- Cắt, xé, dán.
- Xếp hình.
2.1. HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO
TRẺ TỪ 2 ĐẾN 3 TUỔI.
2.1.1. Quan sát các sự vật, hiện tƣợng trong thiên nhiên, cuộc sống.
Giáo viên có thể thực hiện nội dung này ở mọi lúc mọi nơi, như khi cho trẻ
đi dạo chơi, tham quan, hoạt động góc...
- Cho trẻ chơi với các đồ chơi, đồ vật màu sắc rực rỡ, có hình dạng khác
nhau. Trẻ được ngắm nhìn, sờ mó vào các đồ vật mà trẻ thích.
- Cho trẻ xem tranh ảnh có màu sắc và nội dung đơn giản như vẽ mặt
người, vẽ các con vật.

16
Trong quá trình cho trẻ chơi với các đồ chơi hoặc xem tranh ảnh, giáo viên
khuyến khích trẻ trả lời một số câu hỏi như: Ai đấy? Con gì đây? Nó kêu như
thế nào? Bông hoa màu gì?... nhằm giúp trẻ phát hiện các hình ảnh, sự vật quen
thuộc và giúp trẻ cảm nhận niềm vui sướng từ sự phát hiện đó.
Hoạt động tạo hình của trẻ lúc này đang ở thời kì tiền tạo hình và giai đoạn
đầu của thời kì tạo hình, do đó giáo viên cần hướng dẫn trẻ:
- Tập tô màu: Đây là hoạt động đầu tiên nhằm giúp trẻ làm quen với hoạt
động tạo hình. Do đó muốn trẻ tham gia một cách tích cực, giáo viên cần chuẩn
bị bút chì màu mềm, sáp màu cho từng trẻ. Khi trẻ tô màu, giáo viên không nên
chú ý đến việc trẻ tô màu như thế nào, có đúng không, có gọn không, điều cần
nhất là làm thế nào cho trẻ hứng thú với hoạt động này.
Cho trẻ tô màu khuôn mặt bé, tô màu chân dung mẹ, tô màu cái khăn, ngôi
nhà, con mèo, con bò, tô lá cây, chậu hoa, quả, bông hoa, tô màu bánh xe, ô tô,
máy bay...
- Thể hiện các đường thẳng, đường uốn lượn, các đường khép kín tạo thành
dạng tròn, dạng có góc cạnh để thành các bức vẽ đơn lẻ như: mưa, cỏ non, tổ
chim chấm tròn, con đường, cái bánh, vòng, mũ, ao cá, cửa sổ...
- Cách sử dụng các dụng cụ vẽ (phấn, bút, giấy): Đầu tiên nên cho trẻ vẽ
bằng phấn mềm lên bảng, lên sân. Những lần sau cho trẻ vẽ bằng bút chì mềm
(chì đen hoặc chì màu) trên giấy.
Tạo hứng thú cho trẻ bằng các hình thức vui chơi - tạo hình. Ví dụ: Giáo
viên gợi ý trẻ thể hiện các đường nét khác, nét xiên, nét xoay tròn vào những sự
vật sinh động đầy hấp dẫn.
- Trẻ vẽ nét ngang, cô gợi ý: "Các con hãy vẽ những con đường cho ô tô
chạy" hoặc "Các con hãy vẽ con đường cho các chú thỏ đi về nhà".
- Trẻ vẽ đường xiên, cô gợi ý: "Các con hãy vẽ những hạt mưa rơi từ trên
trời xuống".

17
- Trẻ vẽ được đường tròn, cô gợi ý trẻ vẽ những quả bóng, cuộn len hay mặt
trời.
Trước khi vẽ vào giấy, cần hướng trẻ giơ tay vẽ vào trên không.
Hoạt động này giúp trẻ tìm hiểu các tính chất của đất: Đất mềm, dẻo dễ
dàng thay đổi hình dạng. Trẻ có thể chơi với đất nặn công nghiệp (hoặc đất sét,
bột mì): Véo đất, đập đất, bóp đất...
Tập cho trẻ một số thao tác với đất như: Đập đấp, bóp đất, nắm đất, lăn dọc
trên bảng, bẻ cong, đặt khối nọ lên khối kia... để tạo nên một vài đồ vật đơn
giản. Khuyến khích trẻ nặn một số hình khối đơn giản và tập đặt tên cho chúng:
Kẹo dài, kẹo tròn, quả cam, cái vòng, cái bánh mì, cái tháp, viên bi...
2.1.2. Hoạt động cắt, xé, dán.
Giáo viên cắt cho trẻ những mẫu họa báo, hoặc mẫu vải (khoảng bằng đồng
xu, hộp diêm)...), với hoa văn, hình dạng, chất liệu màu sắc khau nhau, sau đó
phết hồ lên mặt sau những mẫu giấy, mẫu vải nói trên rồi để trẻ dán lên bìa, lên
hộp.
Trẻ có thể dán được những sản hẩm như sau: Quả trứng, cây xương rồng,
cái nón, dòng dông, ngôi nhà, bánh kẹo...
2.1.3. Hoạt động xếp hình.
Sử dụng các khối gỗ, khối nhựa, các loại vỏ hộp như lon bia, lon nước ngọt,
hộp sữa, bao diêm,... để trẻ chơi xếp chồng.
Xếp chồng, xếp cạnh, xếp cách nhau tạo thành những đồ vật đơn giản như:
Tháp cao, cái bàn, nhà của bé, cái giường, cái cổng.
2.2. HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO
TRẺ TỪ 3 ĐẾN 4 TUỔI.
2.2.1. Quan sát các sự vật, hiện tƣợng trong thiên nhiên, cuộc sống.
Giáo viên có thể thực hiện nội dung này ở mọi lúc mọi nơi như: Khi cho trẻ
đi dạo chơi, tham quan, hoạt động góc...

18
- Cho trẻ quan sát vẻ đẹp các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc
sống. Giáo viên sử dụng các phương pháp thông tin - tri giác để giúp trẻ tập
quan sát các sự vật, hiện tượng, xác định các đặc điểm của chúng để tích lũy vốn
biểu tượng về các đối tượng miêu tả đơn giản. Giáo viên gợi mở cho trẻ nói lên
vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, trong cuộc sống bằng cách
trả lời các câu hỏi: Mây trôi như thế nào? (bồng bềnh); Mây màu gì? (xanh,
trắng, hồng...); Mặt trời đỏ như quả gì? (quả gấc, quả ớt...).
- Cho trẻ xem những sản phẩm tạo hình do cô hoặc trẻ làm ra. Trẻ được
ngắm nhìn, sờ mó vào các đồ vật.
- Cho trẻ xem các bức tranh vẽ về các con vật, đồ vật gần gũi, những câu
chuyện cổ tích có màu sắc tươi sáng, đường nét hài hòa, rõ ràng để trẻ có thể
cảm nhận được vẻ đẹp của nó một cách dễ dàng.
2.2.2. Hoạt động cắt, xé, dán.
Bắt đầu cho trẻ làm quen với cách xé - dán:
- Xé giấy theo dải: Xé lần lượt tờ giấy thành từng dải bằng nhau (có thể có
trẻ xé không bằng nhau cũng được) để làm tóc, băng, nơ, rèm cửa, chổi.
- Xé thành dải, xé thành mảnh nhỏ, xé vụn rồi dán lên trên băng giấy, dán
lá, dán cây, cánh hoa, hạt gạo.
2.2.3. Hoạt động xếp hình.
Hướng dẫn trẻ làm được những việc sau:
- Biết gọi tên, nhận biết màu sắc và phân biệt kích thước của nguyên vật
liệu.
- Biết xếp kề, xếp cạnh, xếp cách, xếp chồng bằng các nguyên vật liệu khác
nhau (các khối gỗ, hạt, hột, que...) để tạo thành những sản phẩm xếp hình đơn
giản: Ngôi nhà, ô tô, tàu hỏa, bàn ghế, tủ, hàng rào, quả bóng, bông hoa, các loại
quả, ông mặt trời, em bé, ngôi nhà, một số đồ dùng trong gia đình (nồi, xe
nôi...). Các nội dung này được lựa chọn vào các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, phương tiện giao thông...).
- Thể hiện sự sáng tạo trên các sản phẩm theo ý thích.

19
2.3.. HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO
TRẺ TỪ 4 ĐẾN 5 TUỔI.
2.3.1. Quan sát các sự vật, hiện tƣợng trong thiên nhiên, cuộc sống.
Giáo viên có thể thực hiện nội dung này ở mọi lúc mọi nơi như: Khi cho
trẻ đi dạo chơi, tham quan, hoạt động góc.
- Cho trẻ quan sát trong thiên nhiên: Quan sát bông hoa đang nở rực rỡ,
những búp chồi non xanh mơn mởn, những giọt sương long lanh đọng trên lá,
màu sắc trang trí của các ngày hội, ngày lễ. Giáo viên gợi hỏi để trẻ nói lên sự
cảm nhận của mình về vẻ đẹp muôn màu xung quanh trẻ, hướng dẫn trẻ biết
phân biệt vẻ đẹp và biểu lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp đó.
- Cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình như: Tiếp xúc với
các sản phẩm do cô hoặc trẻ làm ra, xem các bức tranh, truyện cổ tích có màu
sắc tươi sáng, đường nét hài hòa, rõ ràng để có thể cảm nhận được vẻ đẹp của
các bức tranh đó. Cho trẻ nói lên cảm nhận của mình khi các sản phẩm tạo hình
qua màu sắc, bố cục của bức tranh. Trẻ có thể tưởng tượng về không gian, thời
gian, về nội dung, hiện tượng sự việc được thể hiện trong bức tranh. Hướng dẫn
trẻ biết phân biệt vẻ đẹp và biểu lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp đó của các tác
phẩm nghệ thuật.
2.3.2. Hoạt động cắt, xé, dán.
Hướng dẫn trẻ biết cách cắt, xé, dán như:
- Xé toạc, xé bứt, xé bấm theo đường thẳng và các đường cong, lượn, xé
theo viền khung, xé đường tròn.
- Xé vụn những loại giấy đã dùng rồi như: Họa báo, giấy màu, giấy báo...,
xé thành những mẫu nhỏ xíu và cho trẻ dán những mẫu giấy đó lên hoặc dán
xung quanh những hình to do giáo viên vẽ sẵn như bông hoa, cây cỏ, đồ vật, con
vật, mặt trăng...
- Tập cắt theo đường thẳng và đường cong lượn.

20
2.3.3. Hoạt động xếp hình.
Hướng dẫn trẻ làm được những việc sau:
- Biết xếp kề, xếp cạnh, xếp cách, xếp chồng ... để tạo ra những sản phẩm
mới có cấu trúc phức tạp như: Ngôi nhà hai tầng, ô tô, nhà có hàng rào, vườn
trường, tàu thủy, cầu trượt; bé tập thể dục, một số con vật, các phương tiện giao
thông. Các nội dung này được lựa chọn vào các chủ đề: Gia đình, trường mầm
non, phương tiện giao thông...).
- Biết lựa chọn các vật liệu để thể hiện được ý sáng tạo của mình vào sản
phẩm.
- Biết nhận xét sản phẩm của nhau: Sản phẩm nào đẹp và vì sao đẹp.
- Chơi cùng nhau, biết trao đổi, chia sẻ đồ chơi cho nhau, biết thỏa thuận,
hợp tác để cùng hoàn thành sản phẩm, biết kết thúc công việc đúng lúc.
2.4. HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO
TRẺ TỪ 5 ĐẾN 6 TUỔI.
2.4.1. Quan sát các sự vật, hiện tƣợng trong thiên nhiên, cuộc sống.
Giáo viên có thể thực hiện nội dung này ở mọi lúc mọi nơi như: Khi cho
trẻ đi dạo chơi, tham quan, hoạt động góc.
- Cho trẻ quan sát bông hoa đang nở rực rỡ, những búp chồi non xanh mơn
mởn, những giọt sương long lanh đọng trên lá, màu sắc trang trí của các ngày
hội, ngày lễ. Giáo viên gợi hỏi để trẻ nói lên sự cảm nhận của mình về vẻ đẹp,
âm thanh đa dạng, độc đáo, muôn màu muôn vẻ xung quanh trẻ.
- Cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình như:
+ Cho trẻ xem các đồ dùng dân gian, đồ chơi bằng các chất liệu khác nhau
như gốm, sứ, gỗ, thủy tinh và đất nặn. Trẻ sẽ quan sát và nói lên tổng thể hình
dáng hoặc miêu tả một số đặc điểm nổi vật của đồ vật. Khi cho trẻ tiếp xúc với
các đồ dùng, đồ chơi, các sản phẩm tạo hình, cần cho trẻ được sờ, được ngắm
nghía, xem xét và nêu những ý kiến của mình một cách tự nhiên về mọi cái mà
trẻ phát hiện ra. Sau đó giáo viên sửa lại ý cho trẻ hoặc nêu lại một cách đầy đủ
về đối tượng đó để trẻ nhắc lại.

21
+ Cho trẻ xem các tranh ảnh về phong cảnh đất nước, rừng, biển, cảnh sinh
hoạt của con người... Cần chọn lọc sao cho tranh không quá rắc rối, khó hiểu về
nội dung, màu sắc không quá sặc sỡ phi thực tế. Giáo viên đặt các câu hỏi để trẻ
chú ý quan sát và nêu nhận xét về nội dung bức tranh, về trạng thái vui buồn,
thiện ác của nhân vật trong tranh, về mùa, về thiên nhiên, về cách sử dụng màu,
bố cục trong tranh.
- Biết phối hợp các đường nét để vẽ các sự vật, hiện tượng có cấu tạo tương
đối phức tạp như: Cây cảnh với những lá to (1, 2 cho đến 5,6 lá); những cây cây,
bụi cây với hoa (cây thông, cây bàng, cây sồi); một số loại hoa đơn giản (hoa
cúc, loa kèn, huệ); một số con vật quen thuộc (gà, vịt,thỏ); một số loại ô tô (ô tô
tải, xe cứu thương).
- Thể hiện chiều sâu, các tầng cảnh trong bố cục tranh. Cho trẻ làm quen
với một số nguyên tắc đơn giản của luật phối cảnh (phối đường nét, phối không
gian).
- Biết sử dụng 7 màu: Đỏ, xanh, vàng, hồng, nâu, tím, da cam và vận dụng
những hiểu biết về màu sắc, hình dạng để miêu tả đối tượng theo ý thích của
mình. Giáo viên gợi ý để trẻ nói lên mối liên hệ màu sắc với các trạng thái của
sự cảm nhận: Màu vui - màu buồn, màu nóng - màu lạnh, màu xa - màu gần,
màu sáng - màu tối, biết cách phối màu để tạo ra bức tranh có màu sắc hài hòa.
2.4.2. Hoạt động cắt, xé, dán.
Trẻ tập cắt, xé theo các cách khác nhau:
- Cắt, xé các hình hình học.
- Cắt, xé hình từ tờ giấy gập đôi, từ tờ giấy gập nhiều lần và xếp nếp; cắt, xé
hình theo đường nét vẽ; cắt, xé hình đơn giản không theo nét vẽ.
- Xé theo đường viền xung quanh của các hình nhà cửa, hoa quả, cây cối.
Hoặc cho trẻ xé từ họa báo, tranh ảnh, tạp chí những hình trẻ thích hoặc trẻ cần
cho một sản phẩm nào đó của mình.

22
Trẻ có thể dán:
- Các nan giấy: Trẻ cắt các nan giấy kích thước 1cm x 10cm, đặt mặt trái
các nan giấy, lấy hồ vào ngón tay phải và phết dọc một vệt từ trên xuống dưới
để dán.
- Chồng hình: Khi dán hình thứ hai lên hình thứ nhất thì phải phết hồ vào
mặt trái của hình thứ hai.
- Theo đường viền: Vẽ một đường viền bất kì vào tờ giấy khổ to và cho trẻ
dán kín trong đường viền đó. Có thể thảo luận cùng trẻ nên dán bằng cái gì.
Ví dụ: Dán theo đường viền hình tròn - Ao cá.
- Làm tranh cắt dán:
Tạo ra các bức tranh từ việc dán lại với nhau tất cả các loại vật liệu theo
một ý tưởng. Thu thập những vật liệu bỏ đi dưới dạng những mẩu nhỏ như giấy,
vải, len, bông, dải băng, dây thừng, hột hạt, vỏ, cành cây con, cánh hoa, đá cuội,
sỏi, cát, mùn cưa, vòng, hoa, cúc. Nếu có điều kiện, để riêng từng loại vật liệu
để khi cần sử dụng trẻ không phải đi tìm.
- Làm tranh trên tường:
Giáo viên có thể làm nhiều loại phông trên tường, vẽ những đường viền và
cho trẻ dán kín trong đường viền đó, hoặc khuyến khích trẻ tạo ra các phông, các
bức họa của mình.
Ví dụ: Vẽ phông như hình dưới và đặt câu hỏi: Đây là cái gì? Gợi ý để trẻ
dán các thứ vào phông.
- Làm mô hình bằng giấy:
Xé hoặc cắt báo cũ thành từng mẩu và làm ướt một chút. Dán một lớp giấy
quanh cái bát, cái ca, hoặc cái cốc thủy tinh. Lớp giấy đầu tiên chỉ bôi bằng
nước sau đó dán thêm nhiều lớp bôi bằng hồ. Dán tám hoặc mười lớp, để khô
trong vài ngày. Khi đã khô, lắc vật bên trong tức là cái bát hoặc ca, cốc cho long
ra. Tốt nhất là cắt mép viền bằng dụng cụ sắc như dao, sau đó dốc vật bên trong ra.

23
- Thủ công bằng giấy:
Tất cả các loại giấy: Dày, mỏng, sù sì, đen, trắng; tất cả các loại báo, giấy
vở, giấy gói hàng, giấy hộp, giấy màu, các loại thiếp... đều sử dụng được cho trẻ
làm thủ công.
+ Gập giấy:
Gấp chéo góc: Gấp đôi hình vuông (hình chữ nhật, hoặc hình tròn), tiếp tục
gấp đôi để chồng hai mép giấy khít lên nhau. Lấy góc gấp làm tâm để gấp hai
cạnh khít lên nhau.
Bày cho trẻ cách gập giấy theo vài cách đơn giản như gấp quạt, túi,
thuyền... rồi cho trẻ vẽ trang trí lên mẫu của mình để sử dụng vào các trò chơi.
+ Làm đồ chơi, búp bê và mặt nạ:
Nên gợi ý cho trẻ làm những thứ mà sau đó trẻ sẽ sử dụng trong trò chơi
của mình. Ở đây có ba mẫu trẻ có thể làm được, đó là:
Người cử động.
Dùng tấm các mỏng như tấm thiệp cắt thành các bộ phận cơ thể, nối các
phần với nhau bằng dây, thắt nút phía sau lưng cho đẹp.
Búp bê bằng rơm.
Bạn có thể sử dụng len, chỉ, sợi đay, rơm và các sợi từ cây như cây ngô, cây
chà là.
Chia nắm rơm thành hai phần, buộc túm phần trân thành đầu, rồi buộc
thành tay, thành thân, bàn tay, bàn chân. Sau đó trang trí, mặc quần áo cho búp
bê.
Vương miện.
Làm vương miện bằng miếng giấy (hoặc vải dày) gập đôi để trẻ có thể đội
hoặc buộc quanh đầu mình. Nếu làm vương miện bằng giấy thì phải có ghim
hoặc băng dính để trẻ đội cho chặt. Trang trí vương miện bằng các con vật hoặc
hình ảnh cho đẹp.

24
+ Đan lát:
Có thể hướng dẫn trẻ biết cách đan những thứ đơn giản như: nhưng cái
chiếu, cái thảm, cái giỏ, cải rổ bằng rơm rạ, cói, tre, trúc, mây và các loại sợi.
Lúc đầu cho trẻ tập đan ít một, sau đó khó dần tùy theo khả năng của trẻ.
2.4.3. Hoạt động xếp hình.
Sử dụng những kĩ năng xếp hình để xếp những "công trình" phức tạp về cấu
trúc và có kiểu dáng đẹp, thể hiện nhiều màu sắc sáng tạo để tạo ra các sản phẩm
như: Ca-nô, ô tô chở hàng, máy bay, lăng Bác, một số đồ dùng gia đình, cây cối,
hoa, quả, một số con vật... Các nội dung này được chọn vào các chủ đề: Bản
thân, trường mầm non, động vật.
- Trẻ bàn bạc, phân công nhiệm vụ cho nhau trong nhóm chơi.
- Trẻ xếp đồ vật theo nhiều kiểu dáng với các nguyên vật liệu khác nhau, có
kích thước, tỉ lệ phù hợp.
Ví dụ: Xếp nhà cho 2 chú thỏ khác với xếp nhà cho 4 chú thỏ khác.
- Trẻ tự nhận xét kết quả xếp hình. Giáo viên gợi hỏi để trẻ bổ sung những
chi tiết khác để hoàn thiện sản phẩm cho đẹp hơn.
- Trẻ xếp theo mô tả bằng lời, kể truyện, hoặc xếp theo tranh, ảnh.
Ví dụ: Xếp lăng Bác, thư viện.
Các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình theo hướng tích hợp
- Hoạt động (vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình) được tiến hành trên hoạt động
học có chủ định và ở mọi lúc, mọi nơi.
- Nội dung của các hoạt động tạo hình được lựa chọn vào các chủ đề: Bản
thân, gia đình, động vật, thực vật, giao thông...
- Nội dung tích hợp nhẹ nhàng, phù hợp với nội dung hoạt động và gây ấn
tượng cho trẻ.
1. Hoạt động tạo hình được tiến hành trên hoạt động học có chủ định.

25
Dựa vào khả năng tạo hình của trẻ, giáo viên chỉ tiến hành trên hoạt động
học có chủ định những cái gì trẻ chưa biết và mang tính hệ thống.
Khi hướng dẫn trẻ thực hiện một hoạt động có chủ định, giáo viên cần:
Đối với trẻ nhỏ:
- Tạo hứng thú đối với hoạt động bằng các hình thức: Vui chơi - tạo hình.
- Cho trẻ xem tranh mẫu (hoặc vật mẫu). Trẻ sẽ quan sát tổng thể và ngắm
nhìn hoặc sờ mó lên các đồ vật, con vật. Giáo viên sử dụng một số câu hỏi, lời
kể ngắn để trẻ phát hiện màu sắc, hình dáng của chúng.
- Giáo viên giúp trẻ chọn các dụng cụ, vật liệu để thể hiện sản phẩm theo ý
đồ của mình. Phát triển trí tưởng tượng bằng biện pháp "cùng sáng tác". Ví dụ:
Cho trẻ bổ sung vào tranh vẽ của cô hoặc ngược lại, giáo viên có thể giúp phát
triển tranh vẽ của trẻ để tạo nên các hình vẽ có nội dung dễ hiểu hơn.
- Nhận xét sản phẩm, khen ngợi những sản phẩm của trẻ.
Đối với người lớn:
- Tạo hứng thú đối với hoạt động bằng cách tạo các tình huống bất ngờ, gợi
mở cho trẻ nói lên ý định của mình sẽ làm cái gì.
- Cho trẻ xem tranh mẫu (hoặc vật mẫu). Trẻ sẽ quan sát tổng thể và ngắm
nhìn hoặc sờ mó lên các đồ vật, con vật.
- Giáo viên khuyến khích trẻ nói lên cảm nhận của mình về vẻ đẹp của bức
tranh (vật mẫu) được thể hiện qua màu sắc, hình dáng, đường nét, tỉ lệ, kích
thước, bố cục.
- Cô hướng dẫn mẫu cho trẻ xem: Cần giải thích bằng lời đi kèm với thao
tác chính xác, đúng trình tự. Số lần hướng dẫn phụ thuộc vào sự tiếp thu của trẻ.
Nên khuyến khích trẻ lớn tham gia chỉ dẫn cho các bạn xem.
- Trẻ thực hiện: Giáo viên khuyến khích trẻ tự lựa chọn các dụng cụ và các
vật liệu để thể hiện sản phẩm theo ý đồ của mình. Khuyến khích trẻ thể hiện
thêm các chi tiết, tô màu, trang trí theo ý thích tạo ra sản phẩm tạo hình đa dạng.

26
- Nhận xét sản phẩm: Khuyến khích trẻ nói lên cảm nhận về sản phẩm của
mình, của bạn. Giáo viên khéo léo chỉ cho trẻ thấy những gì trẻ làm chưa tốt để
trẻ cố gắng hơn.
Hoạt động tạo hình được tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi.
- Hoạt động tạo hình ở ngoài trời: Cho trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng
trong thiên nhiên, cuộc sống. Cô khuyến khích trẻ vẽ trên đất, cát, nền gạch; xếp
hình bằng hột, hạt, sỏi, đá; làm đồ chơi bằng lá cây.
- Hoạt động tạo hình ở các góc: Cho trẻ xem tranh hoặc trẻ được tự do thể
hiện việc vẽ, nặn, cắt, dán, xếp hình.
- Hoạt động chiều: Giáo viên khuyến khích trẻ tham gia hoạt động tạo hình
theo ý thích. Qua đó giáo viên giúp đỡ những trẻ chưa biết vẽ, nặn, dán để tạo ra
những sản phẩm mà trẻ yêu thích.
Ngoài ra, hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động bổ trợ cho các
hoạt động khác.

27
CHƢƠNG 3
GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH THEO
HƢỚNG TÍCH HỢP

3,1. CÁC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ TỪ 2 ĐẾN 3 TUỔI.


 Hoạt động 1: Vẽ cuộn len.
Mục đích: Trẻ làm quen với bút chì, biết vẽ đường tròn liền nét thành hình
giống cuộn len.
Chuẩn bị: Tranh vẽ cuộn len, giấy khổ A4, bút chì màu mềm cho từng trẻ,
cuộn len thật màu đỏ, xanh, vàng.
Tiến hành:
- Cùng trẻ xem tranh, đặt câu hỏi để trẻ trả lời. Khuyến khích từng trẻ nói
càng nhiều càng tốt: Trong tranh vẽ cái gì? (cuộn len); Cuộn len để làm gì? (đan
áo); Ở nhà mẹ/ bà có đan áo len không?... Cho trẻ cầm xem cuộn len đã được
cuộn tròn, nói màu của các cuộn len.
- Cô vẽ cho trẻ nhìn. Cô cùng trẻ giơ tay vẽ cuộn len trong không khí, sau
đó phát bút, giấy để trẻ vẽ. Khi trẻ vẽ xong, treo các bức vẽ của trẻ lên, cùng trẻ
nhắm nhìn các bức vẽ, cô khen các hình trẻ vẽ có nhiều màu đẹp khác nhau.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này trong chủ đề: Bé với người thân.
 Hoạt động 2: Vẽ cơn mƣa.
Mục đích: Trẻ làm quen với bút chì, biết vạch vài nét thẳng xiên trên trang
giấy.
Chuẩn bị: Tranh vẽ mẫu "cơn mưa", mỗi trẻ một tờ giấy trắng khổ A4, bút
chì màu mềm.
Tiến hành:

28
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ về "cơn mưa", sau đó cô miêu tả về bức tranh
(mưa, mưa rơi) cho trẻ nghe.
- Cùng trẻ giơ tay làm động tác mưa rơi.
- Cho trẻ vẽ. Khi trẻ vẽ xong cô treo các bức tranh của trẻ lên bảng và khen
ngợi trẻ (ghi tên trẻ vào bức vẽ).
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Các loại hoa quả bé
thích, các con vật mà bé yêu thích.
 Hoạt động 3: Vẽ chùm bóng.
Mục đích: Trẻ làm quen với bút chì, biết vạch vài nét thẳng xiên trên trang
giấy.
Chuẩn bị: Tranh vẽ mẫu "2 hoặc 3 quả bóng bay màu đỏ, vàng, xanh có
dây cầm; 2 hoặc 3 quả bóng khác không có dây cầm". Mỗi trẻ một tờ giấy trắng
khổ A4 đã vẽ sẵn mẫu giống của cô; bút chì màu mềm.
Tiến hành:
- Cho trẻ xem bức vẽ mẫu, hỏi trẻ: Trong bức tranh vẽ những quả gì? Gọi
tên màu của các quả bóng. Những quả bóng khác vẽ còn thiếu cài gì? (dây buộc
quả bóng).
- Búp bê nhờ các anh, chị vẽ tiếp các dây buộc bóng để em bé cầm được
những quả bóng.
- Cô vẽ các nét thẳng xiên nối các bóng tới tay cầm của bé.
- Phát cho trẻ giấy vẽ và cùng trẻ giơ tay làm động tác vẽ sợi dây.
- Cho trẻ vẽ. Khi trẻ vẽ xong, cô treo sản phẩm của trẻ lên bảng và khen
ngợi trẻ.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở chủ đề: Bé với người thân.
 Hoạt động 4: Vẽ những tia nắng mặt trời
Mục đích: Trẻ làm quen với bút chì, biết vạch vài nét thẳng trên trang giấy.

29
Chuẩn bị: Tranh vẽ mẫu "một ông mặt trời chiếu các tia nắng, một ông mặt
trời có các tia nắng". Mỗi trẻ một tờ giấy trắng khổ A4 đã vẽ sẵn mẫu giống của
cô; bút chì màu mềm.
Tiến hành:
- Cho trẻ xem bức tranh vẽ mẫu và khuyến khích trẻ trả lời các câu hỏi:
Bức tranh vẽ cái gì? Ông mặt trời màu gì?. Còn ông mặt trời bên cạnh vẽ thiếu
cái gì?
- Cô hướng dẫn trẻ vẽ các tia nắng..
- Cho trẻ vẽ. Khi trẻ vẽ xong, cô treo sản phẩm của trẻ lên và khen ngợi trẻ.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở chủ đề: Bé với người thân.
 Hoạt động 5: Vẽ tổ chim
Mục đích: Trẻ hứng thú với hoạt động vẽ, làm quen với bút chì, biết vẽ
đường tròn liền nét thành tổ chim.
Chuẩn bị: Tranh vẽ tổ chim; Giấy khổ A4; bút chì màu mềm cho từng trẻ.
Tiến hành:
- Cùng trẻ xem tranh, đặt câu hỏi để trẻ trả lời. Khuyến khích từng trẻ nói
càng nhiều càng tốt (Con gì, cái gì trong tranh? Chim sống ở đâu? Nhà con có
nuôi chim không?)
- Cô vẽ tổ chim cho trẻ nhìn.
- Sau đó phát bút để trẻ vẽ. Khi trẻ vẽ xong, treo các bức tranh của trẻ lên,
cùng trẻ ngắm nhìn các bức tranh. Cô khen có nhiều tổ chim đẹp.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, các con
vật yêu thích.
 Hoạt động 6: Vẽ dấu chân con vật
Mục đích: Trẻ hứng thú với hoạt động vẽ, làm quen với bút lông, biết ấn
những nét bút lên giấy tạo thành những dấu chân của con vật.

30
Chuẩn bị: Tranh vẽ những dấu chân của con vật; Giấy khổ A4; bút lông
mềm (hoặc que bông vệ sinh tai), màu nước cho từng trẻ. Cho mỗi trẻ một trong
3 màu: đỏ, xanh, vàng.
Tiến hành:
- Cho trẻ xem bức tranh vẽ các dấu chân của con mèo (tranh vẽ con mèo
đang đi về nhà, đằng sau là những vết chân của nó). Cô chỉ vào bức tranh và hỏi
trẻ: Đây là còn gì? Chỉ vào các vết chân của mèo cô nói: "Sau cơn mưa, mèo con
đi chơi về không chịu rửa chân, do đó làm bẩn sân nhà rồi!".
- Cô vẽ cho trẻ xem: Cô cầm bút như thế này! Cô chấm vào lọ như thế này,
sau đó cô ấn lên trên tờ giấy (cô ấn lung tung). Cô vẽ được chân chân của mèo
rồi, cô vẽ dấu chân của mèo màu gì?
- Trẻ tự vẽ. Thời gian đầu cô cần giúp trẻ chấm màu. Nếu trẻ nào chưa biết
làm động tác ấn bút tạo thành các dấu chân mèo, cô cầm tay trẻ cùng vẽ. Trẻ vẽ
xong, khuyến khích trẻ trả lời vẽ cái gì? Những dấu chân màu gì?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, các con
vật yêu thích.
 Hoạt động 7: Vẽ giun bằng các ngón tay
Mục đích: Trẻ hứng thú với hoạt động vẽ, tập vẽ bằng các ngón tay của
mình.
Chuẩn bị: Cho mỗi trẻ một trong 3 màu: đỏ, xanh, vàng (lượng màu không
cần nhiều để trong một cái đĩa to, nông); giấy khổ A4, chậu nước sạch, khăn lau.
Tiến hành:
- Cô giơ bàn tay của mình và đố trẻ đây là những ngón gì. Các ngón tay để
làm gì? (Cần nắm đồ chơi, cầm thìa, bát ăn cơm).
- Cho trẻ biết cô có thể vẽ các con vật bằng các ngón tay: Cô xòe các ngón,
sau đó cô nhúng 10 đầu ngón tay vào đĩa màu như thế này! Bây giờ cô in lên tờ
giấy như thế này này! (Cô kéo từ trên xuống). Vẽ xong cô nói: Cô vẽ được nhiều
con giun bằng các ngón tay.

31
- Cho từng trẻ nhúng 10 ngón tay vào màu và vẽ lên tờ giấy. Thời gian đầu,
trẻ nào chưa biết làm, cô cầm tay trẻ, giúp trẻ nhúng màu và vẽ trên giấy.
Cùng trẻ xem tranh, đặt câu hỏi để trẻ trả lời. Khuyến khích từng trẻ nói
càng nhiều càng tốt (Con gì, cái gì trong tranh? Chim sống ở đâu? Nhà con có
nuôi chim không?)
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, các con
vật yêu thích.
 Hoạt động 8: Vẽ cỏ mọc
Mục đích: Trẻ hứng thú với hoạt động vẽ, làm quen với bút chì, biết vẽ
những nét thẳng lên giấy tạo thành đám cỏ.
Chuẩn bị: Tranh đám cỏ; Giấy khổ A4; bút chì màu đủ cho mỗi trẻ một
chiếc.
Tiến hành:
- Cho trẻ xem bức tranh đám cỏ mọc và hỏi trẻ: Cỏ hay mọc ở đâu? Cỏ mọc
màu gì? Cỏ để làm gì? (Cỏ có màu xanh để trang trí cho đẹp công viên, vườn
bách thú; làm thức ăn cho trâu, bò, thỏ...)
- Cô vẽ cho trẻ xem: Cô cầm bút như thế này, cô vẽ nhiều nét thẳng xiên
lên trên tờ giấy. Cô vẽ đám cỏ có đẹp không? Cô vẽ cỏ màu gì?
- Trẻ vẽ. Nếu trẻ nào chưa biết vẽ cô cầm tay trẻ thực hiện. Trẻ vẽ xong cô
treo các bức vẽ và khen ngợi trẻ.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, các con
vật yêu thích, các loại hoa quả yêu thích.
 Hoạt động 9: Vẽ đƣờng đi
Mục đích: Trẻ hứng thú với hoạt động vẽ, làm quen với bút chì, biết vẽ
vạch vài nét thẳng ngang trên trang giấy.
Chuẩn bị: Tranh vẽ mẫu một con đường dẫn về nhà, một ngôi nhà chưa có
vẽ đường dẫn về nhà; Mỗi trẻ một tờ giấy trắng khổ A4 đã vẽ sẵn mẫu giống của
cô; bút chì màu mềm.

32
Tiến hành:
- Cô gợi ý trẻ cần vẽ một con đường về nhà.
- Cô cho trẻ xem bức tranh vẽ mẫu và khuyến khích trẻ trả lời các câu hỏi:
Bức tranh vẽ cái gì? Còn ngôi nhà bên cạnh vẽ thiếu cái gì?
- Cô vẽ các nét ngang thành con đường cho trẻ xem.
- Cho trẻ vẽ. Khi trẻ vẽ xong cô treo sản phẩm của trẻ lên và khen ngợi trẻ.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, các con
vật yêu thích,...
 Hoạt động 10: In dấu chân của bé
Mục đích: Trẻ làm quen với bút lông, biết ấn những nét bút lên giấy tạo
thành những dấu chân của búp bê.
Chuẩn bị: Tranh vẽ những dấu chân của búp bê; Giấy khổ A4; bút lông
mềm (hoặc que bông vệ sinh tai), màu nước cho từng trẻ. Cho mỗi trẻ một trong
3 màu: đỏ, xanh, vàng.
Tiến hành:
- Cho trẻ xem bức tranh vẽ những dấu chân của "em bé" (tranh vẽ em bé
đang đi về nhà, đằng sau là những vết chân của bé). Cô chỉ vào bức tranh và hỏi
trẻ: Ai đây? Chỉ vào các dấu chân của em bé, cô nói: "Em bé quên không đi dép,
chân em bẩn. Đây là những dấu chân của em bé!".
- Cô vẽ cho trẻ xem: Cô cầm bút như thế này! Cô chấm vào lọ màu, sau đó
cô ấn lên trên tờ giấy (cô ấn lung tung). Cô vẽ xong hỏi trẻ: Cô vẽ cái gì? Các
dấu chân có màu gì?
- Cho trẻ vẽ. Thời gian đầu cô cần giúp trẻ chấm màu. Nếu trẻ nào chưa
biết làm động tác ấn bút tạo thành các dấu chân, cô cầm tay trẻ cùng vẽ.
- Trẻ vẽ xong, khuyến khích trẻ trả lời vẽ cái gì? Những dấu chân màu gì?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở chủ đề: Bé với người thân.

33
 Hoạt động 11: In các ngón tay của bé
Mục đích: Trẻ làm quen với động tác in; Trẻ in ngón tay của mình lên giấy.
Chuẩn bị: Giấy khổ A4; bút lông màu nước cho từng trẻ. Cho mỗi trẻ một
trong ba màu: đỏ, xanh, vàng (lượng màu không cần nhiều để trong một cái đĩa
to, nông). Chậu nước sạch, khăn lau.
Tiến hành:
- Cô vừa cho trẻ xem vừa nói: Cô nắm bàn tay lại chỉ để một ngón (ngón
trỏ), sau đó cô nhúng đầu ngón tay vào đĩa màu như thế này này! Bây giờ cô in
lên tờ giấy (cô in lung tung). Cô in xong cô nói: Cô in được nhiều nốt tròn đẹp
không?
- Cho từng trẻ nhúng đầu ngón trỏ vào màu và in lung tung lên tờ giấy.
- Thời gian đầu chỉ cho trẻ in một ngón tay và cô cầm tay trẻ, giúp trẻ
nhúng màu và in trên giấy.
- Khi trẻ đã in tương đối thành thạo, cho in cả 5 đầu ngón tay, in cả bàn tay,
in hai bàn tay (hai bàn chân). Cả nhóm cùng in trên một tờ giấy to.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở chủ đề: Bé với người thân.
 Hoạt động 12: In những chiếc lá rụng
Mục đích: Trẻ hứng thú với hoạt động in, làm quen với bút lông, biết ấn
những nét bút lên giấy tạo thành những chiếc lá rơi.
Chuẩn bị: Tranh vẽ lá rụng; Giấy khổ A4; bút lông mềm (hoặc que bông vệ
sinh tai), màu nước cho từng trẻ. Cho mỗi trẻ một trong 3 màu: đỏ, xanh, vàng.
Tiến hành:
- Cho trẻ xem bức tranh vẽ cảnh lá rụng và nói cho trẻ biết về mùa đông lá
cây rụng rất nhiều trên đường phố.
- Cô vẽ cho trẻ xem: Cô chấm vào lọ màu, sau đó cô ấn lên trên tờ giấy (cô
ấn lung tung). Cô vẽ được nhiều lá rụng không? Cô vẽ lá màu gì?

34
- Trẻ vẽ. Nếu trẻ nào chưa biết làm động tác ấn bút tạo thành hình lá, cô
cầm tay trẻ cùng vẽ.
- Trẻ vẽ xong, khuyến khích trẻ trả lời vẽ cái gì? Những chiếc lá màu gì?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở chủ đề: Các con vật yêu thích...
 Hoạt động 13: Xếp hình ngôi nhà
Mục đích: Trẻ biết xếp chồng hai khối gỗ lên nhau thành ngôi nhà một tầng
Chuẩn bị: Một khối gỗ vuông, một khối gỗ hình chóp đáy vuông, các khối
gỗ có màu sắc đỏ hoặc xanh, một con thỏ đồ chơi
Tiến hành:
- Cô gợi ý: "Nhà bạn thỏ bị đổ, con hãy xếp một ngôi nhà thật đẹp tặng bạn
thỏ nhé!".
- Cô xếp cho trẻ xem: Cầm khối gỗ vuông đặt xuống, sau đó cầm khối gỗ
chóp đáy vuông đặt lên trên khối gỗ vuông thành ngôi nhà một tầng màu đỏ. Khi
xếp xong, cô khuyến khích trẻ đặt thỏ đứng cạnh ngôi nhà. Hỏi trẻ ngôi nhà có
đẹp không? Ngôi nhà màu gì?
- Trẻ tự xếp: Trong quá trình trẻ xếp, cô nhắc nhở trẻ đặt khối chóp lên trên
khối gỗ vuông thật ngay ngắn, cân đối và giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
- Khi trẻ xếp xong, khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi: Xếp cái gì? Ngôi nhà
màu gì? Và nhắc trẻ mời thỏ về ở trong ngôi nhà.
- Nếu trẻ nào biết xếp thành thạo ngôi nhà một tầng rồi thì có thể cho trẻ
xếp nhà 2 hoặc 3 tầng.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở chủ đề: Các con vật yêu thích...
 Hoạt động 14: Xếp hình cái bàn
Mục đích: Trẻ biết xếp chồng hai khối gỗ lên nhau thành cái bàn.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ 2 khối dẹt hình vuông màu đỏ (hoặc xanh, vàng).
Tiến hành:

35
- Cô gợi ý: "Búp bê nhờ các con xếp cho búp bê cái bàn để ngồi chơi!".
- Cô hỏi trẻ các khối gỗ đó màu gì?
- Cô xếp cho trẻ xem: Xếp chồng hai khối gỗ lên nhau thành cái bàn.
- Cho trẻ tự xếp: Cô khuyến khích trẻ bằng các câu hỏi: Con xếp cái gì? Cái
bàn màu gì? Bàn dùng để làm gì?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Các con vật yêu
thích, các hoa quả yêu thích...
 Hoạt động 15: Xếp hình cái giƣờng
Mục đích: Trẻ biết xếp các khối gỗ cạnh nhau thành cái giường.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ một khối gỗ hình chữ nhật, hai khối gỗ vuông, các khối
gỗ màu đỏ (hoặc xanh, vàng), búp bê nhỏ.
Tiến hành:
- Cô gợi ý: Xếp cái giường cho các em búp bê.
- Hỏi trẻ các khối gỗ màu gì?
- Cô xếp cho trẻ xem: Đặt khối gỗ hình chữ nhật, sau đó lần lượt đặt hai
khối gỗ vuông sát hai đầu khối gỗ hình chữ nhật để tạo thành cái giường.
- Trẻ tự xếp: Cô khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi: Con xếp cái gì? Cái
giường màu gì? Để làm gì?
- Trẻ xếp xong cô gợi ý để cho các em búp bê đi ngủ và vỗ vỗ vào búp bê,
ru cho các em ngủ. Cô hát ru cho trẻ nghe.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở chủ đề: Các con vật yêu thích,...
 Hoạt động 16: Xếp hình ngôi nhà có hàng rào
Mục đích: Trẻ biết xếp các khối gỗ đứng cách thưa đều nhau thành hàng
rào.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ 5 hoặc 6 khối gỗ dẹt hình chữ nhật màu đỏ (hoặc xanh,
vàng).

36
Tiến hành:
- Cho trẻ xem các khối gỗ và hỏi trẻ: Các khối gỗ màu gì?
- Cô xếp chồng hai khối gỗ lên nhau thành cái nhà, các khối gỗ đứng cách
thưa đều nhau thành hàng rào cạnh nhà.
- Trẻ tự xếp: Cô khuyến khích trẻ trả lời: Xếp cái gì? Hàng rào màu gì?
Hàng rào để làm gì?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, các con
vật yêu thích, các hoa quả yêu thích...
 Hoạt động 17: Xếp hình bộ bàn ghế
Mục đích: Trẻ biết xếp các khối gỗ cạnh nhau, chồng lên nhau thành bộ
bàn ghế.
Chuẩn bị: Bộ xếp hình; mèo, gà, chó,... đồ chơi.
Tiến hành:
- Cho trẻ xem các khối gỗ và hỏi trẻ: Các khối gỗ màu gì?
- Cô gợi ý: Mèo, gà, chó... đến chơi không có bàn ghế ngồi, muốn trẻ làm
bàn ghế cho các bạn.
- Cô xếp cho trẻ xem: Xếp hai khối gỗ cạnh nhau thành cái ghế. Xếp hai
khối gỗ chồng lên nhau thành cái bàn.
- Trẻ xếp: Cô khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi: Con xếp cái gì? Để làm gì?
- Cho trẻ chơi mời mèo, gà, chó ngồi lên ghế ăn kẹo và uống nước.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở chủ đề: Bản thân, các con vật
yêu thích, ...
 Hoạt động 18: Xếp hình bậc thang
Mục đích: Trẻ biết xếp ba khối gỗ cạnh nhau thành cầu thang.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ 3 khối gỗ vuông màu đỏ (hoặc xanh, vàng); bình đựng
hoa.

37
Tiến hành:
- Các con xếp cho cô một cái bệ để lọ hoa.
- Cô xếp cho trẻ xem: Đặt khối gỗ thứ nhất xuống, đặt tiếp khối gỗ thứ hai
lên trên khối gỗ thứ nhất, đặt tiếp khối gỗ thứ ba sát cạnh khối gỗ thứ nhất tạo
thành cái bệ.
- Trẻ xếp: Nhắc trẻ xếp khối gỗ thứ hai chồng lên khối gỗ thứ nhất phải
thẳng khít nhau, khối gỗ thứ ba sát khít khối gỗ thứ nhất. Khuyến khích trẻ trả
lời: Xếp cái gì? Cái đó để làm gì?
- Xếp xong nhắc trẻ đặt lọ lên bệ.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, các con
vật yêu thích,...
 Hoạt động 19: Xếp hình ngôi nhà có hàng rào, cổng
Mục đích: Trẻ biết xếp chồng, cạnh các khối gỗ lên nhau thành ngôi nhà
nhiều tầng và có cầu thang.
Chuẩn bị: Các khối gỗ có màu đỏ hoặc xanh. Một số con vật đồ chơi.
Tiến hành:
- Cô gợi ý: Nhà và vườn rau của búp bê bị gà, chó hay vào phá. Các con
hãy xếp một ngôi nhà có cổng, hàng rào thật đẹp, chắc chắn để gà, vịt không vào
phá được.
- Trẻ tự chọn các khối gỗ để xếp ngôi nhà.
- Trong quá trình xếp, cô nhắc nhở trẻ đặt các khối gỗ chồng, cạnh nhau,
cách nhau ngay ngắn, cân đối để được cái nhà có hàng rào bao quanh, có cổng ra
vào.
- Khi trẻ xếp xong khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi: Xếp cái gì? Để làm gì?
Ngôi nhà màu gì?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, các con
vật yêu thích, các hoa quả yêu thích...

38
 Hoạt động 20: Xếp hình con đƣờng
Mục đích: Trẻ biết xếp 4 hoặc 5 khối gỗ cạnh liền nhau thành đường đi.
Chuẩn bị: 4 hoặc 5 khối gỗ hình chữ nhật, một con vịt đồ chơi, một ngôi
nhà bằng bìa hoặc bằng hình vẽ.
Tiến hành:
- Cô gợi ý cần làm một con đường cho vịt về nhà.
- Cô xếp cho trẻ xem: Xếp các khối gỗ liên tiếp cạnh nhau thành con
đường.
- Trẻ tự xếp: Trong khi trẻ xếp, cô động viên, khen ngợi, nhắc trẻ phải đặt
các khối gỗ sát khít vào nhau. Nếu trẻ nào chưa làm được, cô cầm tay trẻ cùng
làm. Khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi: Xếp cái gì?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, các con
vật yêu thích, các loại phương tiện giao thông yêu thích...
 Hoạt động 21: Nặn viên phấn, bút chì
Mục đích: Trẻ làm quen đất nặn; trẻ biết nặn hình viên phấn, bút chì
Chuẩn bị: Mỗi trẻ một cục đất nhỏ màu đỏ hoặc vàng, xanh; đĩa nhỏ, khăn
lau ẩm.
Tiến hành:
- Cô yêu cầu cả lớp tặng cô nhiều viên phấn, bút để cô làm việc.
Cho trẻ sờ, nắm, ấn, bóp, đập đất và khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi: Đất
mềm hay cứng?
- Cho trẻ biết: Từ miếng đất có thể nặn thành hình viên phấn, cái bút...
- Cô nặn viên phấn cho trẻ xem: Để viên đất xuống bảng, đặt lòng bàn tay
phải lên miếng đất và làm động tác lăn đi lăn lại theo chiều dọc, vừa lăn cô vừa
nói: "Chỉ lăn bằng lòng bàn tay". Khi nặn xong, cô khuyến khích trẻ gọi tên các
đồ vật đó: Viên phấn, cái bút...

39
- Cho trẻ bắt chước nặn theo cô. Khuyến khích trẻ làm động tác giống cô.
Nếu trẻ chưa làm được động tác nặn thì cô cầm tay trẻ thực hiện động tác. Khi
trẻ nặn xong cô hỏi trẻ nặn cái gì?
- Cho trẻ chơi với các sản phẩm đó: Cho lăn đi lăn lại các đồ vật và nói:
"Viên phấn, cái bút đều lăn được".
- Đối với trẻ đã biết nặn thành thạo viên phấn, cái bút, đôi đũa, cô có thể
hướng dẫn cho trẻ biết gắn hai đầu của các đồ chơi này với nhau thành những
chiếc vòng xinh xắn.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở chủ đề: Bé với người thân.
 Hoạt động 22: Nặn quả bóng
Mục đích: Trẻ làm quen với hoạt động nặn; biết nặn quả bóng, hòn bi
Chuẩn bị: Đất nặn màu đỏ hoặc vàng, xanh; đĩa nhỏ, khăn lau ẩm.
Tiến hành:
- Cô gợi ý "Búp bê" đến chơi, muốn trẻ nặn nhiều hòn bi, quả bóng tặng
cho em búp bê.
- Cho trẻ sờ, nắm, ấn, bóp, đập đất và khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi: Đất
mềm hay cứng?
- Cho trẻ biết: Từ miếng đất có thể nặn thành hòn bi, quả bóng...
- Nặn cho trẻ xem: Để viên đất xuống bảng lăn, đặt lòng bàn tay phải lên
miếng đất và làm động tác lăn xoay trong theo chiều kim đồng hồ, vừa lăn cô
vừa nói: "Chỉ lăn bằng lòng bàn tay". Khi nặn xong, cô khuyến khích trẻ gọi tên
sản phẩm: hòn bi, quả bóng...
- Cho trẻ nặn bắt chước theo cô. Khuyến khích trẻ làm động tác giống cô.
Nếu trẻ chưa làm được động tác nặn thì cô cầm tay trẻ thực hiện động tác. Khi
trẻ nặn xong cô hỏi trẻ nặn cái gì?
- Cho trẻ chơi lăn hòn bi, quả bóng. Vừa cho trẻ chơi cô vừa nói: "Các hòn
bi, quả bóng đều tròn và lăn được".

40
- Đối với trẻ đã biết nặn thành thạo hòn bi, quả bóng, cô có thể hướng dẫn
cho trẻ biết gắn hai đầu của các đồ chơi này với nhau thành con lật đật.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở chủ đề: Bé với người thân.
 Hoạt động 23: Nặn bánh
Mục đích: Trẻ làm quen với hoạt động nặn; trẻ biết nặn những cái bánh
bằng các kĩ năng lăn dọc, lăn tròn, ấn dẹt.
Chuẩn bị: Đất nặn màu đỏ hoặc vàng, xanh; đĩa nhỏ, khăn lau ẩm.
Tiến hành:
- Cô gợi ý nặn nhiều bánh để tổ chức sinh nhật cho "búp bê".
- Cho trẻ sờ, nắm, ấn, bóp, đập đất và khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi: Đất
mềm hay cứng?
- Cô cho trẻ cùng nặn cục đất bằng kĩ năng lăn dọc thành viên phấn, sau đó
lấy lòng bàn tay ấn dẹt xuống thành cái bánh hình lá cây.
- Tiếp theo, cô cho trẻ nặn cục đất bằng kĩ năng lăn xoay tròn thành những
hòn bi rồi hướng dẫn trẻ lấy lòng bàn tay ấn dẹt xuống thành cái bánh hình tròn.
- Cho trẻ nặn. Khuyến khích trẻ làm động tác giống cô. Nếu trẻ chưa làm
được, cô hướng dẫn lại cho trẻ xem.
- Khi trẻ nặn xong cô hỏi trẻ nặn cái gì? Nhắc trẻ mang các đĩa bánh mời
em bé "búp bê".
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở chủ đề: Bé với người thân.
 Hoạt động 24: Nặn giun cho gà, vịt
Mục đích: Ôn luyện kĩ năng lăn dọc.
Chuẩn bị: Cục đất nhỏ, mềm, đĩa, khăn lau cho mỗi trẻ; một con gà, một
con vịt đồ chơi.
Tiến hành:

41
- Cô bắt chước tiếng kêu của gà vịt. Cô hỏi trẻ: "Tại sao gà, vịt kêu ầm ĩ
như vậy?" (Để trẻ trả lời theo ý của trẻ).
- Cô nhắc lại: Gà, vịt đói nên đến nhờ các anh chị nặn cho chúng nhiều thức
ăn.
- Cho trẻ cầm đất, sờ, ấn vào miếng đất và hỏi trẻ: Đây là cái gì? Đất mềm
hay cứng?
- Cô cho trẻ biết: Cô có thể nặn nhiều giun làm thức ăn cho gà, vịt...
- Cô lăn dọc cục đất bằng lòng bàn tay cho trẻ xem.
- Cho trẻ tự nặn. Cô nhắc trẻ chỉ lăn đất bằng lòng bàn tay. Khi trẻ nặn
xong, khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi: Làm gì? Cho ai?
- Kết thúc cho trẻ chơi: "Cho gà ăn giun"
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, các con
vật yêu thích.
 Hoạt động 25: Nặn gà con
Mục đích: Ôn luyện kĩ năng lăn xoay tròn.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ một cục đất nhỏ, mềm, đĩa, khăn lau và một số bộ phận
của con gà (mỏ vàng, mào đỏ, 2 hạt đỗ đen).
Tiến hành:
- Cô cho trẻ xem đồ chơi "gà con" (hoặc tranh con gà). Bắt chước tiếng kêu
của con gà "Chiếp chiếp". Đố trẻ con gì? Lông màu gì?
- Cho trẻ cầm đất, sờ, ấn vào miếng đất và hỏi trẻ: Đây là cái gì? Đất mềm
hay cứng?
- Cô cho trẻ biết: Cô có thể nặn "gà con".
- Cô nặn cho trẻ xem.
+ Lăn xoay tròn cục đất to thành hòn bi to.
+ Lăn xoay tròn cục đất nhỏ hơn thành hòn bi nhỏ.

42
+ Gắn hòn bi nhỏ lên trên hòn bi to thành hình con lật đật. Cô cài cái mào
màu đỏ, mỏ màu vàng, lấy hai hạt đỗ đen làm mắt. Cuối cùng thành con gà.
- Cho trẻ tự nặn 2 hòn bi: Một to, một nhỏ. Cô giúp trẻ gắn thêm cái mỏ,
mào, mắt.
- Kết thúc: Tất cả tập trung gà để trên khay, buổi chiều cho trẻ chơi theo ý
thích với sản phẩm đó.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, các con
vật yêu thích.
 Hoạt động 26: Nặn cánh hoa
Mục đích: Trẻ biết xoay tròn, ấn dẹt viên đất thành cánh hoa.
Chuẩn bị: Tranh một số loại hoa, đất nặn, bảng nhỏ, khăn lau ẩm cho mỗi
trẻ.
Tiến hành:
- Cô cho trẻ xem tranh và gọi tên một số loại hoa.
- Cho trẻ xem hoa cô nặn.
- Cho trẻ nặn nhiều cánh hoa bằng cách lăn xoay tròn cục đất thành hòn bi,
sau đó làm động tác ấn dẹt thành cánh hoa hình tròn. Mỗi trẻ nặn từ 4 đến 5
cánh hoa, sau đó cô hướng dẫn trẻ xếp các cánh hoa thành bông hoa.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, các con
vật yêu thích, các loại hoa quả yêu thích.
 Hoạt động 27: Nặn cái lá
Mục đích: Trẻ biết lăn dọc, ấn dẹt viên đất thành cái lá.
Chuẩn bị: Lá cây, đất nặn, bảng nhỏ, khăn lau ẩm cho mỗi trẻ.
Tiến hành:
- Cô cho trẻ xem một số lá cây
- Cho trẻ xem mẫu lá cô nặn (1 hoặc 2 cái lá được cô chuẩn bị trước).

43
- Cho trẻ nặn nhiều cái lá bằng cách lăn dọc cục đất thành hình viên phấn,
sau đó làm động tác ấn dẹt thành cái lá.
- Mỗi trẻ nặn từ 4 đến 5 cái lá.
- Cô lấy cành cây nhỏ, bỏ hết lá và cùng trẻ xếp các lá thành cành cây nhỏ.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, các con
vật yêu thích, các loại hoa quả yêu thích.
 Hoạt động 28: Nặn các quả
Mục đích: Trẻ biết xoay tròn cục đất thành các quả.
Chuẩn bị: Đất nặn, bảng nhỏ, khăn lau ẩm cho mỗi trẻ, một nắm lá cây
nhỏ.
Tiến hành:
- Cô hỏi trẻ thích nặn quả gì?
- Cho trẻ xem 1 hoặc 2 quả cô đã nặn. Cô nói cho trẻ biết cô nặn được quả gì?
- Cho trẻ nặn nhiều quả bằng cách lăn xoay tròn cục đất thành hình giống
hòn bi, sau đó cô cài giúp trẻ 1 hoặc 2 cái lá. Khuyến khích trẻ đặt tên cho quả.
- Có thể cho trẻ lăn dọc cục đất thành hình giống viên phấn, sau đó cô uốn
hơi cong thành các quả có hình thuôn dài khác nhau. Cô khuyến khích trẻ đặt tên
cho các loại quả. Ví dụ: Quả ớt, quả chuối...
Làm động tác ấn dẹt thành cánh hoa hình trong. Mỗi trẻ nặn từ 4 đến 5 cánh
hoa, sau đó cô hướng dẫn trẻ xếp các cánh hoa thành bông hoa.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, các con
vật yêu thích, các loại hoa quả yêu thích.
 Hoạt động 29: Nặn bánh xe
Mục đích: Trẻ biết lăn xoay tròn, ấn dẹt cục đất thành những bánh xe.
Chuẩn bị: Trang bị một số loại xe hoặc bánh xe, đất nặn, bảng nhỏ, khăn
lau ẩm cho mỗi trẻ.

44
Tiến hành:
- Cô cho trẻ xem tranh và tập nhận biết các loại bánh xe của các loại
phương tiện giao thông và đi đến nhận xét: Có rất nhiều loại bánh xe (có loại
bánh xe có kích thước rất to: Xe lu, xe tải, nhưng có loại xe có bánh xe rất nhỏ:
xe của ô tô đồ chơi).
- Cô nặn các bánh xe cho trẻ xem.
- Cho trẻ nặn nhiều bánh xe bằng kĩ năng lăn xoay tròn cục đất thành hòn
bi, sau đó làm động tác ấn dẹt thành bánh xe hình tròn.
- Mỗi trẻ nặn từ 4 đến 5 bánh xe.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, các con
vật yêu thích, các loại phương tiện giao thông.
 Hoạt động 30: Chơi xé lá, giấy
Mục đích: Trẻ xé lá, giấy bằng các ngón tay.
Chuẩn bị: Lá chuối, giấy báo.
Tiến hành:
- Cô cho trẻ chơi xé lá, giấy bằng ngón tay trỏ và ngón tay cái.
- Cho trẻ xem cô xé lá chuối làm thành cái kèn, đồng hồ, cái phễu; múc
nước bằng phễu, cho đeo đồng hồ, thổi kèn...
- Gấp giấy thành quạt cho trẻ quạt, gấp cái thuyền thả vào nước, gấp quả
bóng cho trẻ thổi.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở chủ đề: Bé với người thân.
 Hoạt động 31: Xé lá, giấy thành các con vật
Mục đích: Trẻ xé lá, giấy bằng các ngón tay.
Chuẩn bị: Lá chuối, giấy báo.
Tiến hành:
- Cô cho trẻ chơi xé lá, xé giấy bằng ngón tay trỏ và ngón tay cái.

45
- Trẻ xem cô xé lá chuối làm thành con chuột, con cào cào. Xé lá bàng làm
thành con trâu.
- Cho trẻ dắt các con trâu đi ăn cỏ.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, các con
vật yêu thích.
 Hoạt động 32: Dán các quả bóng bay.
Mục đích: Trẻ làm quen với hoạt động dán; trẻ biết dán hình quả bóng.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ một tờ bìa cứng khổ 15 x 20cm; hồ dán, que tăm bông
tròn; 3 hoặc 4 hình tròn cắt rời có đường kính 3cm; bức tranh vẽ hình em bé cầm
chùm dây bóng.
Tiến hành:
- Cô cho trẻ xem bức tranh dán mẫu và khuyến khích trẻ trả lời các câu hỏi:
Bức tranh dán những quả gì? Các quả bóng màu gì? Còn bức tranh bên cạnh dán
còn thiếu cái gì?
- Cô dán các quả bóng cho trẻ xem.
- Trẻ tự dán. Cô giúp trẻ phết hồ lên bìa giấy và khuyến khích trẻ dán các
quả bóng không bị chệch các dây buộc.
- Có thể cho trẻ dán 4 hoặc 5 hình tròn làm cúc lên áo. Trang trí các hình
tròn, hình vuông lên khăn mặt. Dán cửa sổ hình tròn, vuông lên ngôi nhà. Dán
mái nhà. Dán trang trí áo, váy cho em bé bằng các hình tròn (hoặc vuông) có các
màu: đỏ, vàng, xanh.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở chủ đề: Bé với người thân.
 Hoạt động 33: Dán tai thỏ
Mục đích: Trẻ hứng thú được làm quen với hoạt động dán; biết dán hình tai
thỏ vào phía đầu con thỏ.
Chuẩn bị: Bức tranh vẽ một con thỏ thiếu hai cái tai; 2 hình tai thỏ cắt rời;
mỗi trẻ một tờ giấy trắng khổ A4; hồ dán, que tăm.

46
Tiến hành:
- Cô cho trẻ xem bức tranh dán mẫu và khuyến khích trẻ trả lời các câu hỏi:
Bức tranh dán hình con gì? Con thỏ màu gì? Còn hình bên cạnh dán thiếu cái gì?
(hai cái tai).
- Cô phết hồ và dán lên giấy cho trẻ xem.
- Cô phết hồ cho trẻ và trẻ tự dán. Khi trẻ dán xong cô treo sản phẩm của
trẻ lên bảng và khen ngợi.
- Có thể cho trẻ dán thức ăn cho các con vật: dán mắt, đuôi,... vào các con
vật tương ứng.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, các con
vật yêu thích.
 Hoạt động 34: Dán con chim non
Mục đích: Trẻ hứng thú được làm quen với hoạt động dán; biết dán hình
con chim lên trang giấy.
Chuẩn bị: Bức tranh vẽ tổ chim của từng trẻ ở lần dạy trước; hình con chim
được vẽ hoặc cắt từ sách, họa báo; hồ dán.
Tiến hành:
- Cô giơ bức tranh và hỏi trẻ con gì? Có thích cho chim về tổ của mình
không? Cô có thể dán mẫu trước lên bức tranh tổ chim của mình.
- Cô phết hồ giúp trẻ và để trẻ tự dán hình chim vào bức tranh của mình
phía trên tổ chim. Nhưng nếu trẻ dán hình chim đè lên tổ chim, hoặc dán xuống
dưới, dán bên cạnh tổ chim thì cũng không sao, miễn là trẻ hứng thú với việc
dán. Nếu trẻ nào thích tự phết hồ thì cô hướng dẫn cho trẻ cách lấy hồ, cách
phết, đừng yêu cầu trẻ phải làm gọn gàng như mình. Nếu trẻ nào đã dán xong rồi
mà muốn dán nữa thì cô nên đưa thêm hình những con chim khác cho trẻ dán
"Chim mẹ, chim con cùng về tổ".

47
- Tương tự, có thể dán các củ cà rốt cho thỏ ăn; dán các quả trứng cho mẹ;
dán các con vật nuôi trong nhà, các con vật sống dưới nước, các con vật sống
trong rừng.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, các con
vật yêu thích.
 Hoạt động 35: Dán hoa
Mục đích: Trẻ hứng thú được làm quen với hoạt động dán; biết dán hình
nhụy hoa, quả vào cành cây.
Chuẩn bị: Bức tranh vẽ em cầm bó hoa (có các màu: đỏ, xanh, vàng và có
đầy đủ hoa, nhụy hoa), bên cạnh vẽ em bé cầm bó hoa (các màu: đỏ, vàng, xanh
và có các hoa chưa có nhụy)
- Mỗi trẻ một tờ giấy trắng khổ A4 đã vẽ sẵn mẫu giống của cô; hồ dán, que
tăm; 3 hoặc 3 nhụy hoa các màu đã cắt rời (nhụy màu đỏ, xanh, vàng).
Tiến hành:
- Cô cho trẻ xem bức tranh dán mẫu và khuyến khích trẻ trả lời các câu hỏi:
Bức tranh dán hình gì? Các bông hoa màu gì? Các bông hoa này dán thiếu cái
gì? (Nhụy hoa).
- Cô phết hồ và dán các nhụy hoa vào bông hoa trên tờ giấy cho trẻ xem.
- Cô phết hồ và trẻ tự dán. Khi trẻ dán xong cô treo sản phẩm của trẻ lên
bảng và khen ngợi. Khuyến khích trẻ dán nhụy hoa vào các bông hoa thật đẹp.
- Tương tự cho trẻ dán lá, quả vào cây, dán các bông hoa vào cành hoa, các
quả vào cây.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, các con
vật yêu thích, các loại hoa quả yêu thích.
 Hoạt động 36: Dán bánh xe
Mục đích: Trẻ hứng thú được làm quen với hoạt động dán; biết dán hình
bánh xe cho ô tô.

48
Chuẩn bị: Mỗi trẻ một tờ giấy trắng khổ A4 có dán chiếc ô tô chưa có
bánh; hồ dán, que tăm; 3 hoặc 3 bánh xe các màu đã cắt rời (màu đỏ, xanh,
vàng).
Tiến hành:
- Cô cho trẻ xem bức tranh dán mẫu và khuyến khích trẻ trả lời các câu hỏi:
Bức tranh vẽ hình gì? Ô tô màu gì? Chiếc ô tô này dán thiếu cái gì? (thiếu bánh
xe).
- Cô phết hồ và dán bánh xe vào xe ô tô cho trẻ xem.
- Trẻ dán. Khi trẻ dán xong cô treo sản phẩm của trẻ lên bảng và khen ngợi.
- Tương tự cho trẻ cửa sổ tròn, vuông vào các phương tiện giao thông. Dán
trang trí các phương tiện giao thông bằng các hình bông hoa (xe chở hoa), dán
các hình conn vật (xe chở các con vật), dán các hình quả (xe chở quả).
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, các
phương tiện giao thông yêu thích.
3.2. CÁC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ TỪ 3 ĐẾN 4 TUỔI.
 Hoạt động 1: Bé làm quen với bút chì và giấy
Mục đích: Trẻ làm quen với bút chì màu, giấy và cách cầm bút, tập đưa bút
trên trang giấy và gọi tên hình.
Chuẩn bị: Bảng và phấn màu cho cô; mỗi trẻ một cái bút màu và một tờ
giấy trắng.
Tiến hành:
- Cô vẽ lên bảng những hình gần gũi với trẻ để trẻ nhận ra và gọi tên các
hình vẽ.
- Trẻ cầm bút bắt chước cô vẽ trên không những hình tròn, vẽ nét xiên, nét
thẳng đứng.
- Cho trẻ tự vẽ lên giấy theo ý thích. Cô khuyến khích trẻ đặt tên cho hình
vẽ của mình.

49
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
động vật...
 Hoạt động 2: Vẽ quả bóng
Mục đích: Trẻ làm quen với bút chì màu, giấy và cách cầm bút, tập vẽ các
đường xoay tròn thành hình quả bóng.
Chuẩn bị: Bảng và phấn màu dành cho cô; mỗi trẻ có một chiếc bút màu và
một tờ giấy (hoặc bảng con và phấn).
Tiến hành:
- Vẽ thật nhiều quả bóng tặng búp bê.
- Cô vẽ lên bảng những quả bóng để trẻ nhận ra và gọi tên hình quả bóng.
- Trẻ cầm bút và làm theo cô: Thể hiện những hình tròn trên không.
- Cho trẻ dùng bút tự vạch lên giấy theo ý thích. Cho trẻ tự chơi với hình vẽ
như di nét, sổ nhiều nét trên giấy, đặt tên cho hình vẽ của mình.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non...
 Hoạt động 3: Vẽ tóc của bé
Mục đích: Trẻ biết vẽ những nét xiên thẳng để thể hiện mái tóc của bé gái
(bé trai); biết cách quan sát và trò chuyện cùng các bạn.
Chuẩn bị: Bút màu, bức tranh (trên đó đã có hình bé trai hoặc bé gái nhưng
chưa có tóc) cho từng trẻ.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát tóc của bạn.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về mái tóc của một vài người bạn trong lớp (một
số điểm nổi bật về tóc, tóc bạn trai khác bạn gái như thế nào...)
- Cho trẻ xem tranh, hỏi trẻ bức tranh còn thiếu cái gì?

50
- Cô vẽ cho trẻ xem, sau đó cho trẻ vẽ tóc của bạn gái (bạn trai) trên bức
tranh của mình (tùy theo khả năng của trẻ có thể nâng cao yêu cầu: Cho trẻ vẽ,
dán thêm những chi tiết trẻ thích như nơ, kính...)
- Treo những bức tranh của trẻ lên những vị trí dễ nhìn ở trong lớp, cùng trẻ
nhận xét về những bức tranh đẹp, có sự sáng tạo.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình...
 Hoạt động 4: Vẽ mƣa
Mục đích: Tiếp tục cho trẻ cầm bút, làm quen với việc vẽ kín mặt giấy
bằng cách sổ những nét thẳng ngắn từ trên xuống dưới.
Chuẩn bị: Bút màu và giấy vẽ cho trẻ; bảng và phấn cho cô.
Tiến hành:
- Cho trẻ xem quan sát tranh ảnh về mưa. Gợi cho trẻ nhớ lại những gì trẻ
đã biết về mưa để trẻ trò chuyện: Mưa như thế nào? Mưa rơi ra sao? Mưa to thì
thế nào? Mưa nhỏ thì thế nào? Cô cho trẻ cùng mô tả những hạt nước mưa: Mưa
to "lộp bộp, lộp bộp" và dùng ngón tay kéo dài từ trên xuống hoặc mưa nhỏ "tí
tách, tí tách", kéo những nét ngắn hơn.
- Cô dùng phấn vẽ cho trẻ xem những hạt mưa to (kéo nét dài); hạt mưa
nhỏ (kéo nét ngắn).
- Trẻ vẽ. Cô hướng dẫn cho trẻ dùng bút sổ đậm từ trên xuống, nét ngắn,
nét dài. Khuyến khích trẻ vẽ kín mặt giấy.
Cho trẻ xem những tranh vẽ đẹp.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Nước và các hiện
tượng tự nhiên.
 Hoạt động 5: Vẽ ông mặt trời
Mục đích: Trẻ biết vẽ nét tròn và tô màu; biết vạch các nét ngắn xung
quanh hình tròn.

51
Chuẩn bị: Một số tranh mẫu về mặt trời buổi sáng, buổi hoàng hôn, bút
màu, bảng con và phấn cho trẻ.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát mặt trời buổi sáng.
- Cho trẻ xem tranh vẽ ông mặt trời. Cô gợi ý để trẻ nói lên sự cảm nhận
của mình về mặt trời buổi sáng, buổi hoàng hôn: Những điểm giống nhau là mặt
trời đều hình tròn, màu đỏ. Mặt trời buổi sáng có nhiều tia nắng vàng chiếu
sáng... Còn mặt trời buổi hoàng hôn đỏ rực, không có các tia nắng. Cô hỏi trẻ
thích vẽ mặt trời buổi nào?
- Cô vẽ cho trẻ xem.
- Trẻ vẽ. Cô gợi ý cho trẻ vẽ hình ông mặt trời đang chiếu nhiều tia nắng
vàng rực rỡ, hoặc ông mặt trời đang mỉm cười...
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: nước và các hiện
tượng tự nhiên.
 Hoạt động 6: Vẽ cỏ
Mục đích: Luyện cách vẽ nét thẳng; cho trẻ làm quen với cách sử dụng bút
màu.
Chuẩn bị: Giấy, bút cho trẻ.
Tiến hành:
- Trẻ xem cô vẽ cỏ là những nét thẳng dọc, đều, nhỏ, màu xanh.
- Trẻ cùng cô miêu tả bằng tay những nét thẳng dọc trên không.
- Cả lớp vẽ. Cô gợi ý cho trẻ vẽ nhiều cỏ, đưa nét đậm, có thể thay đổi màu
vẽ tùy theo ý trẻ.
- Cho trẻ xem và khen những bức tranh trẻ vẽ.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Nước và các hiện
tượng tự nhiên, động vật, thực vật...

52
 Hoạt động 7: Vẽ bánh hình tròn tặng mẹ
Mục đích: Dạy trẻ cách vẽ hình tròn và tô màu.
Chuẩn bị: Tranh mẫu vẽ một số loại bánh tròn; bút màu và giấy cho trẻ.
Tiến hành:
- Cho trẻ xem tranh mẫu và nhận xét về các hình tròn: to, nhỏ, có nhiều
chấm, có nhiều màu...
- Cô vẽ 2 hoặc 3 lần cho trẻ xem. Trẻ minh họa đường tròn cùng cô.
- Phát giấy và bút màu cho trẻ. Hướng dẫn trẻ vẽ nhiều hình tròn và tô màu.
- Chọn một số tranh đẹp cho cả lớp xem.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non...
 Hoạt động 8: Vẽ hoa tặng mẹ
Mục đích: Trẻ biết kết hợp các nét cong, thẳng, xiên để vẽ những bông hoa
đơn giản; luyện cách sử dụng màu sắc cho phù hợp ý thích của trẻ.
Chuẩn bị: Bút màu và giấy cho trẻ, tranh mẫu của cô.
Tiến hành:
- Nói chuyện các loại hoa mà trẻ biết: Màu sắc, cánh hoa...
- Cô trò chuyện cùng trẻ về loại hoa mà trẻ biết (tên, màu, mùi hương của
hoa; trẻ thấy hoa ở đâu?...)
- Hỏi trẻ có thích vẽ hoa hông? Thích vẽ hoa gì?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non...
 Hoạt động 9: Vẽ chú gà con
Mục đích: Trẻ biết cách vẽ các nét tròn thành hình gà con.
Chuẩn bị: Một số tranh mẫu về gà con; bảng và phấn màu cho cô; bút vẽ và
giấy cho từng trẻ.

53
Tiến hành:
- Cô cho trẻ xem một số bức tranh đẹp về gà con và cùng trẻ nhận xét về
bức tranh: Gà con như thế nào? (màu lông, cánh, đuôi); Gà đang ở đâu? Đang
làm gì?
- Hỏi trẻ nếu vẽ gà con thì phải vẽ như thế nào? Cho trẻ cùng bàn về cách
vẽ gà con.
- Cô vẽ gà con từ các hình tròn to, nhỏ phối hợp với nhau, trẻ cùng miêu tả
(giơ tay vẽ lên không khí) các hình tròn sẽ vẽ.
- Trẻ thực hiện và tô màu nhiều con gà khác nhau.
- Cho trẻ treo các sản phẩm của mình lên. Cô cùng trẻ nhận xét những bức
tranh đẹp, độc đáo. Sau đó cho trẻ hát, vận động nhịp nhàng, vui vẻ một bài hát
về con gà.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
động vật...
 Hoạt động 10: Vẽ cây
Mục đích: Trẻ biết sử dụng vẽ nét thẳng đứng, xiên để vẽ cây và tô màu.
Chuẩn bị: Cho trẻ quan sát cây ngoài thiên nhiên; giấy bút màu cho trẻ.
Tiến hành:
- Cùng trẻ nói về cây mà trẻ đã quan sát ngoài thiên nhiên: Hình dáng, cao,
thấp; tán lá rộng, hẹp. Cho trẻ nói về cách vẽ cây.
- Cô vẽ nhiều cây cho trẻ xem, tô màu các thân cây và tán lá.
- Trẻ thực hiện: Cô hướng dẫn trẻ vẽ cây và tô màu. Khuyến khích trẻ tô
màu tán lá và vẽ nhiều cây trên giấy.
- Cho cả lớp bày tranh để xem chung. Cô nhận xét các tranh đẹp của trẻ.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Thực vật, bản thân,
gia đình, trường mầm non...

54
 Hoạt động 11: Vẽ vƣờn hoa
Mục đích: Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đã biết để vẽ các loại hoa và tô
màu.
Chuẩn bị: Một vài tranh mẫu về các kiểu hoa do cô vẽ hoặc sưu tầm; giấy,
bút vẽ cho trẻ.
Tiến hành:
- Cho trẻ xem các tranh vẽ hoa, gợi ý để trẻ đoán tên hoa, màu hoa.
- Cô hỏi trẻ thích vẽ hoa gì?
- Trẻ thực hiện: Cô gợi ý cho trẻ vẽ nhiều loại hoa và tô màu.
- Cho trẻ xem tranh của cả lớp, gọi tên các loại hoa mà trẻ thích. Cô khen
chung cả lớp.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Thực vật, bản thân,
gia đình, trường mầm non...
 Hoạt động 12: Vẽ đƣờng đi.
Mục đích: Trẻ biết vẽ các nét ngang thành đường đi.
Chuẩn bị: Giấy, bút màu cho trẻ; tranh mẫu và phấn, bảng cho cô.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát con đường hàng ngày trẻ đi.
- Cô và trẻ cùng nhau xem, trò chuyện về một số tranh vẽ các con đường.
Đưa ra các câu hỏi để trẻ biết rằng con đường là nét ngang chạy dài, xa mãi,
phẳng lì, có cỏ và cây xanh... ở hai bên đường. Trên đường có xe ô tô, xe đạp đi lại.
- Cô vẽ nét ngang từ trái sang phải bằng phấn màu. Trẻ dùng tay mô tả nét
ngang lên không. Cô gợi ý cho trẻ tự kéo dài nhiều nét ngang làm đường đi,
dùng nhiều màu để vẽ nhiều đường.
- Cô treo bức tranh của trẻ lên và hỏi trẻ thích bức tranh nào, vì sao. Hỏi trẻ
về những con đường trẻ vẽ (dành cho loại xe nào, ai đi trên con đường này...).

55
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Phương tiện giao
thông, bản thân, gia đình, trường mầm non...
 Hoạt động 13: Vẽ ô tô
Mục đích: Trẻ biết vẽ ô tô và tô màu.
Chuẩn bị: Tranh mẫu; bút màu và giấy cho từng trẻ.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát ô tô khi dạo chơi.
- Cho trẻ xem tranh mẫu và cùng nêu lên nhận xét về ô tô: đầu xe và thân
xe hình gì? Đặt ở đâu? Có bao nhiêu bánh xe? Ô tô này thường chở gì?...
- Cô vừa vẽ vừa giải thích: Đầu xe là hình chữ nhật đứng, thùng xe là hình
chữ nhật nằm ngang và bánh xe là hình tròn. Sau đó cho trẻ tô màu.
- Trẻ thực hiện vẽ ô tô bằng nét đậm, sau đó tô màu. Khuyến khích trẻ vẽ
nhiều hình ô tô trên giấy.
- Cô giới thiệu cho cả lớp một số bức tranh vẽ và tô màu đẹp.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Phương tiện giao
thông, bản thân, gia đình, trường mầm non...
 Hoạt động 14: Vẽ theo ý thích
Mục đích: Luyện những kĩ năng đã học; khuyến khích trẻ đặt tên cho các
bức tranh.
Chuẩn bị: Bút màu và giấy cho trẻ vẽ ở góc tạo hình hoặc ở hoạt động học
có chủ đích.
Tiến hành:
- Cho trẻ dùng phấn vẽ khi chơi ngoài sân vào những buổi trước giờ học.
- Cô cùng trẻ nói về những gì trẻ thích như: Cây cối, hoa quả, con vật.
Hướng dẫn trẻ nói về màu sắc, về hình dáng của chúng theo ý trẻ.
- Trẻ thực hiện theo ý thích của mình.

56
- Cô cùng trẻ treo các bức tranh lên và cho trẻ giới thiệu cùng các bạn bức
tranh của mình (tên, nội dung).
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non...
 Hoạt động 15: Tô (vẽ)
Mục đích: Trẻ được luyện cách sử dụng nhiều bút màu để tô, vẽ theo đốm,
theo vật tùy ý; biết đặt tên cho hình vẽ của mình.
Chuẩn bị: Bút màu và giấy (trên đó có chỗ vẽ hình nhưng chưa có màu, có
chỗ chưa có hình gì) cho từng trẻ; tranh màu về những đốm lửa, bông lúa vàng,
hình bầu trời có sao, hoặc hình những tán lá xanh...
Tiến hành:
- Trẻ xem tranh về những đốm lửa hay tán lá xanh... trẻ gọi tên các màu
đốm lửa đỏ, lá cây xanh, cánh đồng lúa vàng...
- Cô dùng màu di các vật, tô xen kẽ các màu, cho trẻ minh họa cách di màu
các vật.
- Trẻ tô màu theo ý thích và gọi tên sản phẩm của mình.
- Cô cho trẻ xem một số tranh vẽ nét đậm, màu sắc đẹp, ý tưởng mới lạ.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Nước và các hiện
tượng tự nhiên, thực vật, bản thân, gia đình, trường mầm non...
 Hoạt động 16: Di màu theo ý thích
Mục đích: Luyện cách sử dụng 3 màu: đỏ, vàng, xanh để tô di màu.
Chuẩn bị: Bút màu và giấy cho trẻ; bảng và phấn màu cho cô.
Tiến hành:
- Cô cho trẻ xem cách cô di màu trên mặt bảng. Cho trẻ cùng làm động tác
di màu theo cô.

57
- Trẻ thực hiện. Cô gợi ý cho trẻ dùng bút màu nhẹ nhàng, di nét chậm, di
bằng ba màu kín mặt giấy. Khuyến khích di màu theo các cách khác nhau và cho
trẻ làm theo ý mình.
- Cho trẻ xem tranh của các bạn trọng lớp, cùng nhận xét bức tranh nào
đẹp? Vì sao?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Nước và các hiện
tượng tự nhiên, bản thân, gia đình,...
 Hoạt động 17: In bàn tay của bé
Mục đích: Trẻ biết in bàn ta, bàn chân của mình lên tờ giấy.
Chuẩn bị: Giấy khổ A4; bút lông màu nước cho từng trẻ. Chậu nước sạch,
khăn lau.
Tiến hành:
- Cô cho trẻ xem: Cô nhúng bàn tay vào đĩa màu sau đó in lên tờ giấy. In
xong cô hỏi: Hai bàn tay cô có đẹp không?
- Cho từng trẻ nhúng một bàn tay vào màu và in lung tung lên tờ giấy.
- Thời gian đầu chỉ cho trẻ in một bàn tay, trẻ nào chưa làm được, cô cầm
tay trẻ giúp trẻ nhúng màu và in trên giấy.
- Khi trẻ đã in tương đối thành thạo, cho in cả hai bàn tay, rồi in hai bàn
chân. Cả nhóm cùng in trên một tờ giấy tạo thành bông hoa.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non...
 Hoạt động 18: Xếp hình quả bóng
Mục đích: Trẻ khéo léo xếp các hột, hạt nối tiếp nhau, cạnh nhau tạo thành
quả bóng tròn.
- Phát triển ở trẻ tính tò mò, khả năng khám phá thế giới xung quanh.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ một hộp đựng các hạt, hột, sỏi...

58
Tiến hành:
- Cô cho trẻ chơi với các quả bóng khác nhau về kích thước và màu sắc. Cô
khuyến khích trẻ trả lời các câu hỏi: Những quả bóng này hình khối gì? Màu gì?
Các quả bóng có đẹp không? Vì sao?..
- Cô tạo tình huống: Sinh nhật một bạn nào đó trong lớp, yêu cầu trẻ làm
nhiều quả bóng tặng bạn.
- Cho trẻ cầm xem và gọi tên hạt, hột. Cho trẻ biết cô có thể xếp các hạt
thành nhiều quả bóng.
- Cô vừa xếp vừa nói: Cô cầm các hạt, cô xếp hạt nọ nối tiếp hạt kia theo
đường tròn khép kín tạo thành quả bóng.
- Cho trẻ xếp. Có thể gợi ý mỗi trẻ xếp một quả bóng to, một quả bóng nhỏ.
- Khi trẻ xếp xong, cô cùng trẻ xem ai xếp nhiều quả bóng đẹp, quả bóng
của ai đẹp nhất? Vì sao?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non...
 Hoạt động 19: Xếp hình em bé.
Mục đích: Trẻ khéo léo biết xếp các hình (vuông, tròn, chữ nhật) thành
hình em bé; củng cố các định hướng phía trên - phía dưới, bên phải - bên trái của
em bé.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ một hình tròn, một hình vuông, một hình tam giác, 4
hình chữ nhật; tranh em bé; một số đồ chơi (mũ, bóng, thìa, cốc nhựa).
Tiến hành:
- Cô cùng trẻ quan sát một bạn trong lớp (hoặc tranh em bé). Cô gợi ý trẻ kể
tên các bộ phận của cơ thể. Xác định vị trí và gọi tên các bộ phận.
- Cô phát các hình khác nhau cho trẻ. Khuyến khích trẻ gọi tên các hình
vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác.
- Cô xếp cho trẻ xem.

59
- Cho trẻ xếp. Động viên trẻ cố gắng xếp các hình với nhau không bị lệch.
Cô khuyến khích trẻ xếp sáng tạo: Cho em bé đội gì hoặc cho em bé cầm gì ở
tay?
- Khi trẻ thực hiện xong, cô cùng trẻ nhận xét hình em bé nào xếp đẹp? vì
sao?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non...
 Hoạt động 20: Xếp hình mặt trời
Mục đích: Trẻ khéo léo xếp các hột, hạt nối tiếp, cạnh nhau tạo thành hình
ông mặt trời; phát triển ở trẻ tính tò mò, khả năng khám phá thế giới xung
quanh.
Chuẩn bị: Hột, hạt, sỏi ... đựng trong rổ hoặc bát cho mỗi trẻ.
Tiến hành:
- Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ ông mặt trời đang cười, khuyến khích trẻ trả
lời các câu hỏi: Ông mặt trời hình gì? Màu gì? Trên khuôn mặt có vẽ những gì?
(mắt, mũi, miệng). Xung quanh mặt trời tỏa ra cái gì? Ông mặt trời mọc khi
nào? Đánh thức ai dậy?
- Cho trẻ cầm xem và gọi tên các hạt hoặc hột đó. Cô có thể xếp các hạt
thành hình ông mặt trời.
- Cô xếp cho trẻ xem: Đầu tiên xếp hình tròn, sau đó xếp các tia mặt trời.
- Cho trẻ xếp. Trong quá trình trẻ xếp, cô khuyến khích trẻ xếp hình ông
mặt trời to và có nhiều tia xung quanh.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Nước và các hiện
tượng tự nhiên, gia đình, động vật, thực vật...
 Hoạt động 21: Xếp hình cái bàn
Mục đích: Trẻ biết xếp chồng, xếp các khối gỗ thành cái bàn.

60
- Phát triển ở trẻ kĩ năng biết phản ánh những khái niệm của mình về các
loại đồ gỗ trong công trình.
- Củng cố, gọi đúng tên các khối gỗ: Thanh gỗ khối vuông, chữ nhật dẹt.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ 4 thanh gỗ vuông cùng màu và một hình chữ nhật dẹt có
màu khác với 4 thanh gỗ vuông; ô tô đồ chơi, búp bê.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát cái bàn học của trẻ, bàn làm việc của cô. Trẻ kể những
nét đặc trưng của cái bàn.
- Cô xếp cho trẻ xem.
- Cô gợi ý để trẻ kể lại cách xếp cái bàn như thế nào? Bằng nguyên vật liệu
gì? Hình dạng, màu sắc của mặt bàn, chân bàn. Sau đó, trẻ chọn các khối gỗ và
xếp.
- Sau khi trẻ xếp được cái bàn, có thể khuyến khích trẻ xếp thêm ghế và đi -
văng.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non...
 Hoạt động 22: Xếp hình cái cổng
Mục đích: Trẻ biết xếp chồng, xếp cách các khối gỗ thành cái cổng.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ 6 khối gỗ vuông và một hình chữ nhật; ô tô đồ chơi, búp bê.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát cổng ra vào của trường, nhận biết cổng ra vào phải rất
cao để trẻ, người lớn, và cả ô tô có thể đi qua cổng để vào sân.
- Cô xếp cho trẻ xem.
- Trẻ chọn các khối gỗ và tự xếp. Nhắc trẻ phải xếp các khối gỗ thật đều,
cân đối, nếu không cổng sẽ không đẹp và có thể bị đổ.
- Khi trẻ xếp xong, cô khuyến khích trẻ cho ô tô chạy qua hoặc em bé đi qua.

61
- Trong các lần luyện tập tiếp theo, có thể cho trẻ xếp ngôi nhà với kiểu
cổng khác nhau.
 Hoạt động 23: Xếp hình ngôi nhà nhỏ.
Mục đích: Phát triển ở trẻ kĩ năng xếp cạnh, xếp kề, xếp chồng các khối gỗ
để tạo thành ngôi nhà theo trình tự; biết thể hiện sự hài hòa về kiểu dáng, màu
sắc, kích thước và có sáng tạo.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ 5 khối gỗ hình chữ nhật, 2 khối lăng trụ tam giác, búp
bê hoặc con giống thỏ.
Tiến hành:
- Cho trẻ kể về ngôi nhà của mình bằng các câu hỏi: Ngôi nhà gồm có các
bộ phận nào? Tường nhà quét vôi màu gì? Cửa sổ, cửa ra vào sơn màu gì?
Những ai sống ở trong đó.
- Cô xếp cho trẻ xem. Khi xếp xong ngôi nhà, cô nhấn mạnh: Phía sau nhà
là cửa sổ, phía trước nhà là cửa ra vào.
- Cho trẻ xếp: Cô theo dõi trẻ thực hiện và động viên, khuyến khích trẻ cố
gắng xếp cạnh, xếp chồng những khối gỗ khít lên nhau không bị lệch hoặc nhô
ra ngoài. Đồng thời biết chọn các khối gỗ có màu sắc khác nhau để xếp ngôi nhà
có màu sắc hài hòa.
- Khi trẻ xếp xong, cô cùng trẻ nhận xét xem ngôi nhà nào đẹp? Vì sao?
- Vào các thời gian khác nhau trong ngày, cô khuyến khích trẻ xếp sáng tạo
các ngôi nhà khác nhau.
Ví dụ:
+ Xếp thêm ống khói.
+ Xếp ngôi nhà có cửa phía trước làm bằng 2 viên gạch có thể đóng, mở
được.
+ Xếp ngôi nhà cao hơn, dùng 6 khối gỗ để xây nền nhà và đặt một viên
gạch ở phía trước làm bậc lên xuống.

62
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, động vật, thực vật...
 Hoạt động 24: Xếp hình ngôi nhà có vƣờn
Mục đích: Củng cố những kĩ năng xây dựng các công trình quen thuộc và
sư dụng nó trong các trò chơi, phản ánh các khái niệm của mình về các vật xung
quanh..
Chuẩn bị: Mỗi trẻ một số khối gỗ có hình dạng, màu sắc khác nhau để trẻ
xây dựng một ngôi nhà, một hàng rào bao xung quanh, một cái cổng ra vào, cây
cối, búp bê.
Tiến hành:
- Cho trẻ lần lượt nhớ lại cách xếp ngôi nhà, hàng rào, cổng ra vào.
- Cho trẻ lần lượt xếp: Đầu tiên xếp ngôi nhà, sau đó đến cổng, hàng rào,
cuối cùng trồng cây, hoa quả.
- Khuyến khích trẻ thể hiện sự sáng tạo trên các "sản phẩm".
- Khi kết thúc công việc, cho trẻ chơi trò chơi đưa búp bê đi dạo trong
vườn.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, ...
 Hoạt động 25: Xếp hình đồ dùng gia đình
Mục đích: Trẻ biết khéo léo xếp các hình vuông, tam giác thành một số đồ
dùng gia đình.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ từ 3 đến 7 hình tam giác, 4 hoặc 5 hình vuông, hình chữ
nhật có màu sắc khác nhau.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát bàn học của trẻ, bàn làm việc của cô. Trẻ kể những nét
đặc trưng của cái bàn.

63
- Cô xếp cho trẻ xem.
- Trẻ tự xếp. Khuyến khích trẻ xếp các hình sát khít vào nhau, màu sắc hài
hòa. Trẻ xếp xong. Cô hỏi trẻ: Xếp cái gì? Bằng các hình gì? Gọi tên và màu của
các hình hình học.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, ...
 Hoạt động 26: Xếp hình chuồng chim
Mục đích: Phát triển khả năng tri giác bằng mắt của trẻ, phát triển khả năng
thực hiện các "công trình" có chiều cao, phức tạp, biết xếp các vật liệu thẳng
đứng.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ 7 khối gỗ vuông, 5 khối chữ nhật dẹt (2 khối dài, 3 khối
ngắn), lá cờ và một lõi cuộn chỉ để cắm cờ, bức tranh vẽ chuồng chim.
Tiến hành:
- Trẻ quan sát bức tranh vẽ chuồng chim và cho trẻ kể những nét đặc trưng
của nó.
- Cho trẻ xem cô xếp chuồng chim.
- Sau đó cho trẻ tự xếp chuồng chim. Trong quá trình trẻ xếp, cô khuyến
khích trẻ xếp các khối gỗ với nhau tạo thành cái chuồng chim có hình dạng cân
đối, màu sắc hài hòa.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Đồng vật, bản thân,
gia đình, trường mầm non, ...
 Hoạt động 27: Xếp hình đƣờng đi và ngôi nhà
Mục đích: Trẻ biết xếp các khối gỗ liên tiếp cạnh nhau thành con đường.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ từ 6 đến 10 khối gỗ hình chữ nhật màu đỏ (hoặc xanh,
vàng), 4 khối gỗ vuông, một khối gỗ hình chóp; các khối gỗ có màu sắc khác
nhau, một con thỏ đồ chơi.

64
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát con đường đi vào trường. Cô khuyến khích trẻ trả lời các
câu hỏi: Con đường dài hay ngắn? Nhìn thấy gì hai bên đường? Những ai đi trên
con đường?
- Cô tạo tình huống cần làm một con đường và ngôi nhà cho thỏ, gà, vịt...
- Cô xếp cho trẻ xem. Sau đó, trẻ chọn các khối gỗ và lần lượt xếp con
đường dài và ngôi nhà. Khuyến khích trẻ xếp các khối gỗ sát khít vào nhau, mái
nhà không bị lệch. Màu sắc của đường đi, của nhà và mái nhà, cách trang trí hai
bên đường hài hòa vơi nhau.
- Kết thúc công việc: Cho thỏ, gà, vịt đi trên con đường về nhà.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Phương tiện giao
thông, bản thân, gia đình, trường mầm non, ...
 Hoạt động 28: Xếp hình đƣờng đi
Mục đích: Trẻ biết khéo léo xếp hột, hạt thành con đường.
Chuẩn bị: Các khối gỗ để xây dựng ngôi nhà; hột, hạt; cây, hoa, cỏ.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát con đường đi vào trường. Cô khuyến khích trẻ trả lời các
câu hỏi: Con đường dài hay ngắn? Nhìn thấy gì hai bên đường? Những ai đi trên
con đường?
- Cô tạo tình huống cần làm một con đường và ngôi nhà cho thỏ, gà, vịt...
- Cho trẻ cầm xem và gọi tên vật liệu.
- Cho trẻ xếp ngôi nhà bằng các hối gỗ và xếp những con đường dài, ngắn
khác nhau bằng các hột, hạt.
- Cô xếp cho trẻ xem.
- Cho trẻ xếp ngôi nhà bằng các khối gỗ và xếp những con đường dài ngắn
khác nhau bằng hột, hạt. Khuyến khích trẻ trang trí hai bên đường.

65
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Phương tiện giao
thông, bản thân, gia đình, trường mầm non, ...
 Hoạt động 29: Bé chơi với đất nặn
Mục đích: Trẻ làm quen với tính chất của đất nặn: Mềm dẻo, dễ bẻ cong, dễ
chia nhỏ và gộp lại.
Chuẩn bị: Mẫu sản phẩm của cô (cục phấn, hòn bi, con lật đật); mỗi trẻ 1
hoặc 2 viên đất nặn nhỏ và bảng con.
Tiến hành:
- Cho trẻ xem những sản phẩm được nặn ra.
- Cô cho trẻ xem cách cô bóp đất như thế nào để tạo nên các con vật, đồ
chơi.
- Cho trẻ bắt chước theo cô bóp, nặn, kéo dài viên đất ra, trẻ vừa làm vừa
nói "Đất mềm dẻo".
- Trẻ tự làm các động tác như: Chia nhỏ, bóp bẹ và gộp lại.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, ...
 Hoạt động 30: Nặn đồ chơi theo ý thích.
Mục đích: Trẻ biết lăn dọc và xoay tròn cục đất nặn để tạo nên những sản
phẩm theo ý thích.
Chuẩn bị: Một số đồ chơi đơn giản trong lớp; đất nặn và bảng con cho mỗi trẻ.
Tiến hành:
- Cô cùng trẻ trò chuyện: Trẻ thích những đồ chơi nào trong lớp (tên gọi,
hình dạng, công dụng của chúng).
- Trẻ cùng cô nói về cách nặn chúng (lăn dọc; xoay tròn).
- Trẻ thực hiện: Cô khuyến khích trẻ tạo nên những sản phẩm phong phú,
tùy theo ý thích.

66
- Cho cả lớp bày sản phẩm để xem chung. Có thể chuyển thành trò chơi
"Cửa hàng bán đồ dùng, đồ chơi".
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, ...
 Hoạt động 31: Nặn bánh có hình dài
Mục đích: Trẻ biết chia đất sét thành các phần nhỏ và lăn dọc trên mặt
bảng; trẻ biết cách ấn bột, quấn lại để tạo thành các hình bánh khác nhau.
Chuẩn bị: Đất nặn và bảng con cho trẻ.
Tiến hành:
- Cô nặn mẫu bánh dài: Bánh mì, bánh quấn thừng, bánh quẩy.
- Cho trẻ xem những sản phẩm của cô nặn và gọi tên các loại bánh đó.
- Trẻ cùng miêu tả hình dáng của bánh: Bánh dài, các phần đều nhau. Cô
làm mẫu cách ấn bột để tạo thành bánh mì, cách xoắn lại thành bánh quấn
thừng... Khuyến khích những ý tưởng sáng tạo, độc đáo của trẻ.
- Khi trẻ thực hiện, cô hướng dẫn cho trẻ chưa biết cách làm.
- Cho cả lớp bày sản phẩm xem chung.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, ...
 Hoạt động 32: Nặn những chiếc vòng
Mục đích: Trẻ biết chia đất và biết lăn dọc, sau đó bẻ cong tạo thành những
chiếc vòng.
Chuẩn bị: Bảng con và đất nặn cho từng trẻ.
Tiến hành:
- Cô nặn sẵn một số vòng to và nhỏ.
- Cho trẻ xem mẫu và gợi ý để trẻ nêu nhận xét về những chiếc vòng, to,
nhỏ: vòng to phải lấy nhiều đất hơn, vòng nhỏ ít đất hơn.

67
- Trẻ cùng cô nhắc lại động tác lăn dọc trên bảng, cách chia và nhào đất.
- Trẻ chia viên đất thành 2 hoặc 3 phần nhỏ, sau đó lần lượt lăn dọc trên
bảng nhẹ nhàng và đều tay để thỏi đất dài ra, nhỏ đều. Cô hướng dẫn cho trẻ
cách bẻ cong các thỏi đất để tạo thành vòng tròn to, nhỏ. Khuyến khích trẻ nặn
được nhiều sản phẩm.
- Cho tất cả trẻ bày sản phẩm để cùng xem.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, ...
 Hoạt động 33: Nặn các con vật yêu thích
Mục đích: Trẻ biết lăn dọc, lăn xoay tròn thành một số con vật quen thuộc.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ một cục đất nhỏ, mềm, đĩa, khăn lau và một số bộ phận
của con gà con (mỏ vàng, mào đỏ, 2 hạt đỗ đen làn mắt).
Tiến hành:
- Cho trẻ cầm đất, sờ, ấn vào miếng đất và hỏi trẻ: Đây là cái gì? Đất mềm
hay cứng?
- Cô nặn con giun, gà con cho trẻ xem.
- Cho trẻ nặn. Khuyến khích trẻ lăn dọc cục đất thành con giun. Lăn xoay
trong một cục đất to thành thân con gà. Lan xoay trong cục đất nhỏ hơn thành
đầu gà. Cô giúp trẻ gắn đầu gà lên trên thân gà thành hình "gà con". Cô cài mào
màu đỏ, mỏ màu vàng và lấy hai hạt đỗ đen làm mắt.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Động vật, bản thân,
gia đình, trường mầm non, ...
 Hoạt động 34: Nặn quả táo
Mục đích: Trẻ biết véo đất, biết phối hợp hai tay để xoay tròn tạo ra quả
tròn (quả táo).
Chuẩn bị: Một số mẫu nặn của cô; đất nặn (đất sét), bảng con, nước rửa
tay; thỏ đồ chơi.

68
Tiến hành:
- Cho trẻ xem những quả cô nặn và trò chuyện về các loại quả đó (tên quả;
vị chua hay ngọt; trẻ có thích ăn không...)
- Cô đề nghị trẻ nặn táo tặng thỏ vì thỏ rất thích ăn táo.
- Cô nặn cho trẻ xem. Cả lớp cùng miêu tả động tác xoay tròn theo kim
đồng hồ.
- Cô để trẻ tự véo đất, tự nặn, chỉ hướng dẫn khi trẻ chưa biết làm.
- Khi trẻ nặn xong, giáo viên gợi ý để tré xé giấy làm lá cắm vào cho quả
táo sinh động hơn (cô giúp trẻ xé giấy nếu trẻ chưa biết xé).
- Những hoạt động sau, cho trẻ nặn làm các loại quả tròn khác nhau như cà
chua, nho, anh đào.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Thực vật, bản thân,
gia đình, trường mầm non, ...
 Hoạt động 35: Nặn những chiếc bánh xe.
Mục đích: Trẻ biết véo đất, biết phối hợp hai tay để xoay tròn, ấn dẹt thành
những chiếc bánh xe.
Chuẩn bị: Đất nặn và bảng con cho cô và trẻ.
- Cho trẻ xem những chiếc bánh xe cô nặn và trò chuyện về các bánh xe đó
(bánh xe đạp của các em bé thì nhỏ, bánh xe của ô tô thì to...)
- Cô đề nghị trẻ nặn nhiều loại bánh xe cho một số phương tiện giao thông.
- Cô nặn cho trẻ xem.
- Trẻ tự véo đất, tự nặn, cô chỉ hướng dẫn khi trẻ chưa biết làm.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Phương tiện giao
thông, bản thân, gia đình, trường mầm non, ...
 Hoạt động 36: Xé vụn giấy
Mục đích: Luyện cách xé các băng giấy màu theo dải; trẻ làm quen với
cách xé vụn những dải giấy thành mảnh nhỏ.

69
Chuẩn bị: Băng giấy màu kích thước 5 x 15cm cho cô; băng giấy màu kích
thước 3 x 10cm cho trẻ.
Tiến hành:
- Cô cho trẻ nhắc lại cách xé giấy theo dải.
- Cô hướng dẫn trẻ cách xé vụn giấy từ một dải giấy, sao cho các mảnh giấy
không bị quá nhỏ.
- Trẻ thu các mảnh giấy vụn đã xé lại để dùng cho hoạt động khác.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, ...
 Hoạt động 37: Xé giấy thành dải nhỏ
Mục đích: Trẻ làm quen với cách xé giấy thành dải.
Chuẩn bị: Hai băng giấy màu đỏ và xanh, kích thước 5 x 10cm; mỗi trẻ 2
băng giấy màu xanh, đỏ, kích thước 3 x 10cm.
Tiến hành:
- Cho trẻ xem những băng giấy màu đỏ và xanh.
- Cô xé lần lượt từng dải một cho trẻ xem và nhắc lại cách xé: Xé giấy dài,
nhỏ và đều nhau.
- Trẻ lần lượt xé thành nhiều dải giấy nhỏ, không bị đứt.
- Cô dán các giấy nhỏ thành bộ râu ông mặt trời.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Nước và các hiện
tượng tự nhiên, gia đình, động vật, ...
 Hoạt động 38: Xé giấy thành tổ chim
Mục đích: Trẻ biết xé giấy thành những mảnh vụn nhỏ để làm tổ cho chim
non.
Chuẩn bị: Giấy để xé (họa báo cũ, giấy báo...); tranh về chim và tổ của
chúng; vài con chim đồ chơi; vài rổ nhỏ...

70
Tiến hành:
- Cô trò chuyện cùng trẻ về chim: tên, chim sống ở đâu, tổ chim như thế
nào? (mềm, êm, ấp áp, làm bằng lá cây, cỏ khô, hình tròn...).
- Gợi ý với trẻ: Những chú chim của lớp chưa có chỗ ngủ, các con hãy giúp
chim xây tổ. Hỏi trẻ làm thế nào để có được tổ cho chim ở, chim ngủ? Đưa
phương án của mình: Liệu giấy xé vụn có làm được tổ chim không? Cả lớp cùng
làm thử.
- Cho trẻ tự lấy giấy, họa báo và xé thành những mảnh nhỏ. Sau đó cho
những mảnh giấy xé nhỏ này vào các rổ nhỏ và đặt chim và trong rổ (tổ).
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Động vật, bản thân,
gia đình, trường mầm non, ...
 Hoạt động 39: Xé và dán hình cây to
Mục đích: Trẻ biết xé dải, xé vụn và biết dán để tạo nên hình dáng cây
(thân cây và tán lá).
Chuẩn bị: Tranh mẫu của cô; giấy màu, hồ dán.
Tiến hành:
- Trẻ quan sát cây to, nhận xét về thân và tán lá: Thân to màu nâu, tán lá
rộng, lá màu xanh, đỏ hoặc vàng.
- Gợi ý cả lớp xé, dán giấy để làm thành một vườn cây che nắng.
- Cô cùng trẻ quan sát tranh mẫu và cho trẻ nói về thân cây, tán lá, màu lá.
- Cô đặt dọc tờ giấy, xé, dán cho trẻ xem.
- Trẻ thực hiện. Cô giúp đỡ trẻ nào còn lúng túng chưa biết cách làm.
Khuyến khích trẻ xé, dán cây có dáng vẻ đẹp, lá có các màu khác nhau và thêm
các chi tiết sáng tạo.
- Cô cùng trẻ nhận xét sản phẩm.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Thực vật, bản thân,
gia đình, trường mầm non, ...

71
 Hoạt động 40: Xé và dán trang trí cho ô tô
Mục đích: Trẻ biết xé dải, xé vụn và biết dán trang trí cho ô tô.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ một bức tranh vẽ hình chiếc ô tô; giấy màu, hồ dán.
Tiến hành:
- Trẻ quan sát tranh mẫu: Cô gợi ý trẻ nói về chiếc ô tô được trang trí bằng
các mảnh giấy màu vụn.
- Gợi ý cả lớp xé giấy để làm thành những mảnh giấy nhỏ để dán trang trí
chiếc ô tô.
- Trẻ tự chọn giấy màu. Khuyến khích trẻ xé, dán trang trí cho chiếc ô tô
của mình thật đẹp: Dán dàn đều, không dồn một chỗ, không lệch ra ngoài và
thêm các chi tiết sáng tạo. Cô giúp đỡ trẻ cùng lúng túng chưa biết cách làm.
- Trẻ nhận xét sản phẩm của nhau.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Phương tiện giao
thông, bản thân, gia đình, trường mầm non, ...
 Hoạt động 41: Dán những chấm tròn trên quần áo cho búp bê
Mục đích: Trẻ biết chấm hồ và dán những chấm tròn trên áo (váy) của búp
bê.
Chuẩn bị: Áo của búp bê bằng giấy đã được trang trí bằng các hình tròn
màu sắc khác nhau; mỗi trẻ một áo (hoặc váy) và từ 5 đến 8 chấm tròn có đường
kính 3cm.
Tiến hành:
- Cô gợi ý tặng búp bê áo (váy) nhân ngày sinh nhật.
- Cô cho trẻ xem chiếc áo đã được dán các chấm tròn. Cho trẻ nhận xét về
các chấm tròn: chấm đỏ, xanh,... các chấm tròn rải đều trên áo, không chồng lên
nhau.
- Cô dán cho trẻ xem: Dùng tay phải chấm hồ và tay trái đặt chấm tròn.

72
- Cho trẻ tự chọn áo (hoặc váy), cô hướng dẫn cho từng trẻ cách lấy hồ và
chấm vào áo (váy). Nhắc trẻ đặt các chấm tròn không bị dư ra ngoài áo (váy).
- Cho trẻ nhận xét: Chiếc áo nào đẹp? Vì sao?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, ...
3.3. CÁC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ TỪ 4 ĐẾN 5 TUỔI.
 Hoạt động 1: Vẽ bánh cho búp bê
Mục đích: Trẻ sử dụng những kĩ năng đã biết để vẽ và tô màu.
Chuẩn bị: Một số bánh thật hoặc tranh ảnh; bút màu và giấy vẽ cho trẻ.
Tiến hành:
- Cho trẻ nói về hình dáng của bánh và những đặc điểm như: bánh tròn,
bánh dài, bánh vuông, bánh có đường, bánh có vừng...
- Trẻ thực hiện, vẽ và tô nhiều bánh.
- Cả lớp bày tranh, cùng xem những bức tranh nào đẹp (màu sắc tô gọn
gàng, hài hòa).
- Những lần sau, cho trẻ vẽ các loại quả mà trẻ thích.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non...
 Hoạt động 2: Vẽ chùm bóng bay
Mục đích: Trẻ vẽ và tô các hình một cách sáng tạo.
Chuẩn bị: Bút màu và giấy cho trẻ.
Tiến hành:
- Cho trẻ nói về những chùm bóng mà trẻ biết: màu sắc, hình dáng, bay cao,
dây dài...
- Cho trẻ xem các bức tranh, hình ảnh những quả bóng bay khác nhau.
- Trẻ thực hiện. Khuyến khích trẻ vẽ và tô màu sáng tạo.

73
- Cho trẻ trưng bày tất cả các bức tranh của mình.
- Lần sau cho trẻ cắt những chùm bóng bay và cùng nhau dán thành một
bức tranh chung (chùm bóng bay rực rõ, cửa hàng bóng bay).
- Những lần sau cho trẻ vẽ quả chín như quả chuối, mít, bưởi... theo ý thích
của trẻ.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non...
 Hoạt động 3: Vẽ chân dung bạn
Mục đích: Trẻ vẽ chân dung người thông qua việc vẽ khuôn mặt tròn trên
tờ giấy đặt dọc.
Chuẩn bị: Một số tranh mẫu bạn trai hoặc bạn gái; giấy, bút màu và phấn
màu cho trẻ.
Tiến hành:
- Cho trẻ xem tranh mẫu để nêu nhận xét về khuôn mặt bạn: mắt, mũi, đầu
tóc, tai, áo... để xác định xem bạn trai hay gái.
- Nêu cách vẽ chân dung: Đặt dọc tờ giấy, vẽ nét tròn là khuôn mặt, chính
giữa tờ giấy, kéo 2 nét từ cổ sang hai mép giấy làm bờ vai. Sau đó vẽ tóc (kiểu
tóc bạn trai khác bạn gái) rồi vẽ mắt, mũi, miệng... (lưu ý: Không vẽ tay, chân).
- Trẻ thực hiện. Cô khuyến khích những ý tưởng sáng tạo của trẻ. Cô hướng
dẫn lại với những trẻ còn lúng túng.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, phương tiện giao thông, nghề nghiệp...
 Hoạt động 4: Vẽ ngôi nhà của bé
Mục đích: Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đã biết để vẽ ngôi nhà với bố cục
đơn giản theo ý thích.
Chuẩn bị: Bút và giấy vẽ cho trẻ.

74
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát những ngôi nhà, những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với
trẻ.
- Cho trẻ nói về những ngôi nhà quen thuộc: nhà mái ngói, nhà một tầng,
nhiều tầng. Tập cho trẻ diễn đạt những suy nghĩ của mình về những gì xung
quanh ngôi nhà.
- Cho trẻ tự vẽ ngôi nhà của mình theo ý thích.
- Cho trẻ trưng bày tất cả các sản phẩm cho lớp xem. Cô có thể cho trẻ bày
sản phẩm theo loại nhà: nhà rơm, nhà một tầng, nhà chung cư cao tầng...
- Kết thúc: Trẻ cùng nhau hát và vận động bài hát "Ngôi nhà của bé".
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, phương tiện giao thông, động vật, thực vật...
 Hoạt động 5: Vẽ chiếc vòng màu tặng mẹ
Mục đích: Trẻ biết vẽ và tô các hình tròn.
Chuẩn bị: Tranh vẽ mẫu, giấy và bút màu.
Tiến hành:
- Cho trẻ kể về những chiếc vòng mà trẻ biết.
- Gợi ý trẻ vẽ nhiều chiếc vòng tặng mẹ nhân dịp 8/3.
- Cho 1 hoặc 2 trẻ vẽ những chiếc vòng cho các bạn xem.
- Trẻ tự vẽ. Cô khuyến khích trẻ vẽ nhiều vòng tròn theo nhiều cách, màu
sắc khác nhau và có sáng tạo.
- Trẻ nhận xét sản phẩm của nhau.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, ...
 Hoạt động 6: Vẽ chân dung ngƣời thân
Mục đích: Trẻ biết vẽ chân dung người thân.

75
Chuẩn bị: Giấy, bút màu và phấn màu.
Tiến hành:
- Trẻ đàm thoại về những người thân mà trẻ yêu mến, nêu đặc điểm trên
khuôn mặt: bà vấn khăn, ông râu dài, mẹ tóc dài, bạn gái tóc cài nơ.
- Cô có thể gợi ý lại cách vẽ chân dung trên bảng cho trẻ xem.
- Trẻ vẽ. Cô khuyến khích trẻ vẽ thêm một số chi tiết mà trẻ thích.
- Trẻ nhận xét sản phẩm của nhau.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, giao thông, nghề nghiệp...
 Hoạt động 7: Vẽ con cá
Mục đích: Trẻ biết cách vẽ con cá bằng những nét đơn giản: Khoanh tròn
và lượn chéo một cách sáng tạo.
Chuẩn bị: Giấy và bút màu cho trẻ.
Tiến hành:
- Tổ chức cho trẻ quan sát tranh hoặc xem cá trong bể.
- Cho trẻ nói về cá bơi trong nước như thế nào và những điều trẻ biết về cá.
Có thể cho trẻ mô tả bằng lời và bằng động tác uốn lượn của cá, sự chuyển động
của vây và đuôi.
- Cô vẽ cho trẻ xem: mình cá được vẽ bằng nét khoanh tròn hoặc bằng một
đường lượn chéo.
- Trẻ thực hiện: Cô ướng dẫn kĩ các nét vẽ khoanh tròn hoặc lượn chéo để
tạo nên nhiều cá to, nhỏ, có hình dáng khác nhau và khuyến khích sự sáng tạo
của trẻ (vẽ thêm rong, cây, vẽ đường viền tạo thành bể cá, hồ cá...)
- Cho trẻ bày tất cả các bức tranh lên và cùng nhau nhận xét những bức
tranh nào vẽ đẹp, vì sao?
- Kết thúc: Cả lớp múa hát bài hát về cá "Con cá vàng".

76
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Động vật, bản thân,
gia đình, trường mầm non...
 Hoạt động 8: Vẽ cây xanh
Mục đích: Trẻ sử dụng các kĩ năng đã biết để vẽ và tô màu cây xanh theo ý
thích; biết bố cục bức tranh có nội dung đơn giản.
Chuẩn bị: Cho trẻ quan sát hình dáng các loại cây to, nhỏ xung quanh trẻ
và trên tranh ảnh.
Tiến hành:
- Trẻ nói về hình dáng, lá cây và màu sắc của những cây to và nhỏ khác
nhau.
- Cô vẽ cây cho trẻ xem: Cây to, cây nhỏ, từ thân đến cành, nhánh và lá.
- Trẻ thực hiện. Cô gợi ý và khuyến khích trẻ thể hiện sáng tạo có bố cục
đơn giản: cây với lá non xanh, cây lá vàng, chim, bướm...)
- Cho trẻ treo tất cả các bức tranh lên bảng để tạo thành công viên cây xanh.
- Những lần sau cho trẽ vẽ hoa quả ngày tết.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Động vật, thực vật,
bản thân, gia đình, trường mầm non...
 Hoạt động 9: Vẽ những chiếc lá vàng
Mục đích: Trẻ biết vẽ nhiều kiểu hình lá khác nhau trên tranh và sử dụng
màu sắc khác nhau để tô.
Chuẩn bị: Tranh ảnh gợi ý hoặc cho trẻ quan sát thiên nhiên.
Tiến hành:
- Cho trẻ nói lên cảm nhận của mình về màu những chiếc lá vàng rụng trên
mặt đất: vàng, nâu, màu xanh sẫm... và có các hình dạng khác nhau: hình hơi
tròn, ô van, hình lá có răng cưa...
- Cô khuyến khích trẻ nêu cách vẽ những chiếc lá trên mặt đất và đang bay.

77
- Trẻ vẽ. Khuyến khích trẻ vẽ nhiều lá có màu sắc và hình dạng khác nhau.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Động vật, thực vật,
bản thân, gia đình, động vật...
 Hoạt động 10: Vẽ hoa
Mục đích: Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đã biết để vẽ các loại hoa quen
thuộc.
Chuẩn bị: Cho trẻ quan sát các loại cây hoa, cây có hoa xung quanh trường
(hoặc xem tranh ảnh).
Tiến hành:
- Trẻ trao đổi với nhau về các loại hoa, về màu sắc, hình dáng riêng biệt của
chúng. Trẻ tự nêu ý kiến lựa chọn của mình.
- Trẻ có thể nói cách vẽ các bông hoa theo sự gợi ý của cô.
- Trẻ vẽ, cô giúp trẻ thể hiện màu sắc tùy ý thích và tạo nên bức tranh
phong phú về các loại hoa và khuyến khích trẻ vẽ sáng tạo.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Thực vật, bản thân,
gia đình, trường mầm non...
 Hoạt động 11: Vẽ hoa quả ngày tết
Mục đích: Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đã biết để vẽ nhiều loại hoa, quả
khác nhau tạo thành bức tranh có nội dung đơn giản.
Chuẩn bị: Cô đàm thoại cùng trẻ về ngày tết, xem tranh ảnh về hoa quả
trong ngày tết.
Tiến hành:
- Khuyến khích trẻ nói tên những hoa, quả mà trẻ biết trong ngày tết, hướng
tới cách thể hiện các loại màu, hình dạng của các hoa quả đó.
- Trao đổi với trẻ về cách thể hiện chúng. Cho trẻ tự nêu các lựa chọn của
mình.

78
- Trẻ vẽ. Cô khuyến khích trẻ thực hiện bố cục bức tranh hợp lý.
- Cho trẻ nhận xét và nói lên bức tranh nào có sáng tạo, vì sao?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Thực vật, bản thân,
gia đình, trường mầm non...
 Hoạt động 12: Vẽ đêm trung thu
Mục đích: Trẻ biết phối hợp các hình vẽ trong một bức tranh.
Chuẩn bị: Đàm thoại với trẻ về đêm trung thu qua đêm rằm, hoặc qua tranh
ảnh, bài hát, bài thơ để trẻ có một số hiểu biết về đêm trăng trung thu..
Tiến hành:
- Trẻ nói lên những cảm xúc của mình về đêm trung thu: ánh trăng, các vì
sao, mây, về bánh kẹo, hoa quả, bóng bay và đèn ông sao...
- Gợi ý trẻ nói về ý định của mình sẽ vẽ gì, vẽ như thế nào. Cô có thể vẽ
một số chi tiết.
- Trẻ thực hiện. Cô nhắc trẻ vẽ phối hợp các hình vẽ trong tờ giấy không bị
nhỏ và mờ. Khuyến khích trẻ tô màu và sáng tạo thêm các hình khác mà trẻ
thích.
- Trẻ trưng bày tất cả các sản phẩm lên và cùng nhau nhận xét những bức
tranh nào đẹp, vì sao?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Trường mầm non,
gia đình, quê hương...
 Hoạt động 13: Vẽ chân dung cô giáo
Mục đích: Trẻ biết vẽ chân dung cô giáo.
Chuẩn bị: Giấy, bút màu và phấn màu.
Tiến hành:
- Trẻ đàm thoại về các cô giáo mà trẻ yêu mến, nêu một số đặc điểm bên
ngoai: khuôn mặt, kiểu tóc, cách ăn mặc.

79
- Cô có thể cho một trẻ vẽ chân dung trên bảng cho các bạn xem.
- Trẻ thực hiện. Cô khuyến khích trẻ vẽ thêm một số chi tiết.
- Trẻ cùng nhau nhận xét những bức tranh nào đẹp, vẽ giống cô nào.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Trường mầm non,
gia đình, nghề nghiệp, quê hương...
 Hoạt động 14: Vẽ chị Hằng
Mục đích: Trẻ biết cách phối hợp các hình vẽ và các màu để vẽ và tô tạo
nên bức tranh có bố cục đơn giản.
Chuẩn bị: Nói chuyện, xem tranh ảnh, hát, đọc thơ về đêm trăng.
Tiến hành:
- Trẻ cùng nhau nhớ lại và nói về trăng: trăng tròn, màu vàng.
- Trẻ thực hiện. Cô khuyến khích trẻ vẽ thể hiện nét mặt vui tươi của chị
Hằng. Xung quanh chị Hằng là các vì sao, mây. Biết phối hợp sao cho các hình
vẽ trong một tờ giấy không bị nhỏ quá và bị mờ.
- Cho trẻ cùng xem và trao đổi những bức tranh nào trẻ thích nhất, vì sao?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Nước và các hiện
tượng tự nhiên, trường mầm non, quê hương...
 Hoạt động 15: Vẽ cơn mƣa
Mục đích: Trẻ sử dụng các kĩ năng đã biết để vẽ cảnh trời mưa theo ý thích
của mình.
Chuẩn bị: Cho trẻ quan sát cơn mưa hoặc cho trẻ xem tranh ảnh về cảnh
cơn mưa.
Tiến hành:
- Cùng trẻ trò chuyện về những cơn mưa: Mưa như thế nào? Mưa to hay
nhỏ? Hạt nước mưa ra sao? Bầu trời thế nào?...

80
- Cho trẻ vẽ, khuyến khích sự sáng tạo của trẻ. Ví dụ, trong khi trẻ vẽ có thể
hỏi một vài trẻ: Lúc đang mưa, con/ mẹ con đang ở đâu? Hạt mưa rơi đi đâu?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Nước và các hiện
tượng tự nhiên, trường mầm non, quê hương...
 Hoạt động 16: Vẽ hồ nƣớc
Mục đích: Luyện cách đưa nét ngang vẽ mặt nước, nét cong, lượn sóng, tô
màu đều và mịn.
Chuẩn bị: Tổ chức cho trẻ quan sát ao, hồ, đầm khi đi dạo, đi chơi; một số
tranh ảnh về hồ nước.
Tiến hành:
- Khuyến khích trẻ kể lại những gì trẻ quan sát được trên mặt nước hồ
(sông, đầm): khi lặng gió, mặt nước phẳng lặng; khi có gió nhẹ, mặt nước lăn
tăn gợn sóng; khi có gió to, mặt nước cuốn sóng to. Cho trẻ nói và mô tả động
tác để tạo hứng thú.
- Cô có thể gợi ý cho trẻ cách thể hiện mặt hồ: khi mặt nước phẳng lặng thì
vẽ những nét ngang từ trái sang phải mặt giấy. Khi mặt nước lăn tăn gợn sóng,
vẽ những nét thẳng đứt đoạn. Sóng to thì vẽ những nét cong nối tiếp.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Nước và các hiện
tượng tự nhiên, quê hương,...
 Hoạt động 17: Vẽ ô tô
Mục đích: Trẻ vẽ ô tô gồm các bộ phận: buồng lái, thùng xe và bánh xe.
Chuẩn bị: Mẫu ô tô; một số tranh ảnh về các loại ô tô.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát mẫu, ô tô trên tranh ảnh và đặt câu hỏi để trẻ nêu nhận
xét về đặc điểm của đầu xe, thùng xe, bánh xe...
- Cô vẽ cho trẻ xem, bắt đầu từ việc vẽ hình chữ nhật đứng và hình chữ nhật
nằm sau có các bánh xe.

81
- Trẻ thực hiện. Nhắc trẻ vẽ từ đầu xem thùng xe đến bánh xe. Gợi ý cho trẻ
sáng tạo quang cảnh xung quanh.
- Những lần sau cho trẻ vẽ tàu hỏa, máy bay.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Giao thông, nghề
nghiệp...
 Hoạt động 18: Vẽ xe vận chuyển
Mục đích: Trẻ biết thể hiện bố cục bức tranh.
Chuẩn bị: Trẻ quan sát các loại xe chở hàng, xe khách, xe ô tô nhỏ, chọn
một số tranh ảnh mẫu.
Tiến hành:
- Cô cùng trẻ đàm thoại về các loại xe vận chuyển mà trẻ biết. Cho trẻ nêu
lên cách lựa chọn các loại ô tô đó để vẽ.
- Cô nêu lại cách thể hiện một vài hình dáng ô tô quen thuộc.
- Trẻ thực hiện. Cô lưu ý trẻ cách thể hiện bố cục bức tranh có nội dung.
- Trẻ nhận xét sản phẩm: Bức tranh nào đẹp? Vì sao?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Giao thông, nghề
nghiệp...
 Hoạt động 19: Vẽ và tô màu dây cờ
Mục đích: Trẻ vẽ những hình chữ nhật trên đường thẳng và tô màu theo ý
thích.
Chuẩn bị: Tranh mẫu hoặc vật mẫu; giấy và bút màu cho trẻ.
Tiến hành:
- Cho trẻ trẻ quan sát và nhận xét mẫu về các lá cờ, các màu để xác định
hình cờ trên dây, màu cờ các loại.
- Cô vẽ cho trẻ xem: Vẽ đường thẳng ngang mặt giấy, sau đó cô vẽ nối các
nét tạo thành các hình chữ nhật nhỏ, đều nhau rồi tô xen kẽ các màu cho từng là cờ.

82
- Trẻ thực hiện. Cô hướng dẫn với những trẻ chưa làm được.
- Trẻ trưng bày tất cả các sản phẩm lên và cùng nhau nhận xét những dây
cờ nào đẹp? Vì sao?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Gia đình, trường
mầm non...
 Hoạt động 20: Xếp cái giƣờng cho gấu con
Mục đích: Củng cố kĩ năng xây dựng những công trình có kích thước phù
hợp với đồ chơi; biết phân biệt và gọi tên thanh gỗ dài và ngắn; biết lựa chọn các
vật liệu cần thiết phù hợp với tính chất của công trình.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ 4 khối gỗ hình viên gạch, 2 thanh gỗ dài hoặc 2 thanh gỗ
ngắn, 4 khối vuông; búp bê hoặc các chú gấu to nhỏ, một số miếng vải nhỏ.
Tiến hành:
- Cô xếp sẵn một chiếc giường to cho bác gấu Mi-sa. Cô đặt gấu Mi-sa lên
giường và nói: "Bác gấu Mi-sa đã có chiếc giường to rồi. Còn chú gấu con thì
chưa có giường. Chú gấu con cần chiếc giường như thế nào nhỉ?
- Cô vừa xếp vừa nhấn mạnh: Để làm chiếc giường nhỏ này cần lấy những
thanh gỗ ngắn hơn, thành giường làm bằng 2 khối gỗ hình viên gạch. Ở phía
dưới mỗi đầu giường có 2 khối gỗ vuông.
- Cho trẻ chọn em búp bê hoặc chú gấu mà trẻ yêu thích và tự làm một cái
giường có kích thước phù hợp cho các đồ chơi đó. Cô quan sát trẻ làm để hướng
dẫn trẻ lựa chọn đúng các vật liệu xây dựng và để vật liệu này nối liền với vật
liệu kia một cách cẩn thận. Khen ngợi trẻ biết chọn đúng vật liệu, biết xác định
độ dài của giường.
- Khi trẻ xếp giường xong, cô hướng dẫn trẻ biết cách nhận xét "sản phẩm"
nào đẹp hơn và có sáng tạo.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, động vật, nghề nghiệp...

83
 Hoạt động 21: Xếp hình nhà hai tầng
Mục đích: Trẻ biết lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp để xếp công trình cho
bền vững; biết xếp cạnh nhau, xếp kề, xếp cách các khối gỗ tạo thành ngôi nhà 2
tầng.
Chuẩn bị:
- Cho trẻ quan sát một số ngôi nhà 2 tầng, 3 tầng... cạnh trường (hoặc xem
tranh vẽ). Cô giáo cùng trẻ xác định: Nhà một tầng, hai tầng... đều có mái nhà,
cửa sổ, cửa ra vào... Hình dáng chung của ngôi nhà: Ngôi nhà là một hình khối
chữ nhật hoặc khối hình vuông; được đặt thẳng hoặc nằm ngang. Sau đó cho trẻ
gọi hình dáng, màu sắc của các phần chính và phần phụ của công trình, mối liên
hệ đơn giản và tỉ lệ kích thước giữa các phần với nhau.
- Mỗi trẻ: 4 khối gỗ vuông, 11 khối chữ nhật, 2 khối lăng trụ; búp bê, ô tô;
chiếc túi kì diệu, trong đựng một số đồ dùng gia đình.
Tiến hành:
- Cô đặt tình huống: Hai bạn thỏ đến chơi, các bạn chưa có nhà để ở. Vậy
các con cần "xây dựng" ngôi nhà hai tầng, các bạn thỏ sẽ ở trong ngôi nhà đó.
- Hướng dẫn trẻ chọn các nguyên vật liệu để xếp ngôi nhà theo ý đồ của trẻ.
- Cô vừa xếp vừa giải thích.
- Trẻ tự xếp. Cô khuyến khích trẻ sử dụng những nguyên vật liệ phù hợp và
thể hiện được sáng tạo của mình vào trong "sản phẩm". Giúp đỡ trẻ nào còn lúng
túng vá khó khăn.
- Trẻ nhận xét "ngôi nhà" nào đẹp và có sáng tạo, "ngôi nhà" nào chưa
được, vì sao?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, nghề nghiệp, giao thông...
 Hoạt động 22: Xếp hình một số đồ dùng gia đình

84
Mục đích: Trẻ biết khéo léo lắp ghép các hình (vuông, tròn, chữ nhật, tam
giác) thành một số đồ dùng trong gia đình.
Chuẩn bị: Bộ xếp hình hình học.
Tiến hành:
- Cho trẻ gọi tên và kể công dụng các đồ dùng trong gia đình mà trẻ biết.
- Cô xếp cho trẻ xem. Khuyến khích trẻ gọi tên các đồ vật và tên các hình
hình học để xếp từng đồ vật.
- Trẻ xếp. Khuyến khích trẻ xếp các đồ dùng bằng các hình hình học có
màu sắc, hình dạng khác nhau.
- Trẻ xếp xong, cô hỏi trẻ: Xếp cái gì, để làm gì?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, ...
 Hoạt động 23: Xếp hình ngôi nhà
Mục đích: Trẻ biết chọn các hình hình học, màu phù hợp để xếp thành ngôi
nhà theo ý thích.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ 6 hình vuông, 2 hình tam giác. Màu sắc các hình cho trẻ
tự chọn.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát ngôi nhà được xếp bằng các hình hình học và nói cho trẻ
biết có thể xếp ngôi nhà bằng các hình hình học. Cho trẻ xác định: tường nhà và
mái nhà. Cho trẻ đếm số hình vuông, tam giác, gọi tên hình dáng, màu sắc của
ngôi nhà.
- Cô đặt tình huống: Cần xếp ngôi nhà nhiều tầng cho các bạn gà, vịt...
- Trẻ tự xếp. Cô khuyến khích trẻ tự chọn màu sắc của các hình theo ý thích
và xếp ngôi nhà cao nhiều tầng, xếp đặt các hình cạnh nhau phải khít. Giúp đỡ
trẻ nào còn lúng túng và khó khăn.

85
- Khi trẻ xếp xong. Cô hướng dẫn cho trẻ biết cách nhận xét ngôi nhà nào
đẹp và có sáng tạo.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, nghề nghiệp, giao thông...
 Hoạt động 24: Xếp hình đàn con gà
Mục đích: Trẻ khéo léo xếp các hột, hạt nối tiếp nhau theo đường thẳng,
cong, tròn để tạo thành hình các con gà.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ một rổ đựng hột, hạt khác nhau; tranh vẽ hình gà con.
Tiến hành:
- Cho trẻ xem tranh con gà và cùng trẻ đàm thoại về con gà. Khuyến khích
trẻ kể về các bộ phận chính của con gà (mình, chân, mỏ...), về hình dáng, kích
thước của từng bộ phận đó (đầu, mình, đuôi...)
- Tạo tình huống: Thi xem ai xếp hình đàn gà đẹp nhất
- Cho trẻ xem hột, hạt và yêu cầu trẻ gọi tên chúng. Hướng dẫn trẻ chọn
nguyên vật liệu theo đúng ý đồ của trẻ. Sau đó cô xếp cho trẻ xem.
- Trẻ tự xếp: Trong thời gian trẻ thực hiện, cô theo dõi và giúp đỡ trẻ nào
còn lúng túng. Động viên, khuyến khích trẻ xếp nhiều con gà có có sáng tạo.
- Trẻ nhận xét: Ai xếp hình con gà đẹp nhất? Vì sao?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Động vật, bản thân,
gia đình, trường mầm non, ...
 Hoạt động 25: Xếp hình cây và quả
Mục đích: Trẻ khéo léo xếp các hột, hạt, vỏ hến tạo thành cây và quả, thành
hình cây có nhiều cành và có sáng tạo.
Chuẩn bị: Số lượng các hột, hạt, vỏ hến đủ và có dư cho tất cả trẻ tham gia
chơi.
Tiến hành:

86
- Cho trẻ kẻ về các loại quả và cây mà trẻ biết.
- Cô xếp cho trẻ xem.
- Trẻ tự chọn vật liệu. Cô giúp đỡ những trẻ còn lúng túng. Động viên trẻ
xếp và có sáng tạo.
- Kết thúc giờ chơi: Cho trẻ mô tả về "sản phẩm" của mình và nhận xét lẫn
nhau xem "sản phẩm" của ai đẹp hơn và có sáng tạo.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Thực vật, gia đình,
bản thân, trường mầm non, ...
 Hoạt động 26: Xếp hình trƣờng mầm non
Mục đích: Trẻ biết sử dụng sáng tạo những kĩ năng xếp hình đã biết để xếp
trường mầm non theo ý thích.
Chuẩn bị: Tất cả những vật liệu xây dựng đã quen thuộc và những đồ chơi
bổ sung (búp bê, cây cảnh, cây hoa...)
Tiến hành:
- Cô khuyến khích trẻ nhìn xem có những vật liệu gì ở trên bàn, sau đó gợi
ý trẻ sẽ xếp trường mầm non như thế nào: các phòng lớp, hàng rào xung quanh
sân chơi, các ghế băng trong sân và các vật khác nữa.
- Yêu cầu trẻ tự phân công công việc và xếp đặt các vật liệu như thế nào.
- Khi trẻ xếp xong, có thể yêu cầu trẻ kể lại trẻ đã xếp cái gì, khen ngợi
những sáng kiến và tính độc lập của trẻ. Cần nhấn mạnh rằng công trình xếp
hình phức tạp như vậy chỉ có thể hoàn thành mau chóng khi làm việc cùng nhau.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Gia đình, trường
mầm non, quê hương...
 Hoạt động 27: Xếp hình dãy núi và trang đang lên
Mục đích: Trẻ biết xếp khéo léo các hình tròn, tam giác thành hình dãy núi
và trăng đang lên.

87
Chuẩn bị: Mỗi trẻ từ 3 đến 5 hình tam giác và một số hình tròn có màu sắc
khác nhau.
Tiến hành:
- Cô xếp cho trẻ xem.
- Cho trẻ tự xếp. Khuyến khích trẻ xếp dãy núi dài có những con chim bay.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Nước và các hiện
tượng tự nhiên, quê hương ...
 Hoạt động 28: Xếp hình ô tô
Mục đích: Trẻ khéo léo xếp hình ô tô bằng các hột, hạt.
Chuẩn bị: Các nguyên vật liệu khác nhau: Hột, hạt, sỏi.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát tranh vẽ ô tô (hoặc ô tô đồ chơi). Khuyến khích trẻ kể về
ô tô, mô tả cấu tạo, công dụng... của nó. Hỏi trẻ đã biết xếp ô tô bằng những
nguyên vật liệu gì? Cho trẻ biết có thể xếp các phương tiện giao thông đó bằng:
Hột, hạt, sỏi.
- Cô tạo tình huống chơi: Thi xem ai xếp nhanh.
- Cô xếp cho trẻ xem.
- Trẻ tự chọn nguyên vật liệu. Cô giúp đỡ những trẻ còn lúng túng. Khuyến
khích trẻ xếp nhanh, đẹp, có áng tạo, tạo dáng các kiểu ô tô khác nhau.
- Kết thúc: Cho trẻ nhận xét "sản phẩm" của ai đẹp, có sáng tạo,vì sao?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Giao thông, nghề
nghiệp...
 Hoạt động 29: Xếp hình tàu hỏa
Mục đích: Trẻ biết xếp các hình vuông, tròn, hình chữ nhật tạo thành hình
tàu hỏa.

88
Chuẩn bị: Mẫu trẻ từ 5 đến 7 hình mỗi loại (chữ nhật, hình tròn, hình
vuông) có các màu sắc khác nhau; hình các con vật.
Tiến hành:
- Trước giờ chơi, cô đàm thoại với trẻ về chiếc tàu hỏa xem ai đã được đi
tàu hỏa và yêu cầu trẻ kể về tàu hỏa: tàu hỏa có nhiều toa để chở khách và chở
hàng, các toa nối tiếp và cách đều nhau, có ca bin cho bác lái tàu, có nhiều bánh
xe để chạy trên đường ray. Tiếng kêu, hình dạng và kích thước, màu sắc của
chúng như thế nào? Cô gợi hỏi trẻ: Tàu hỏa đó có đẹp không, đẹp như thế nào?
- Cô đưa ra tình huống: Các bạn gấu, thỏ, gà... đến chơi. Các bạn rất thích
được đi chơi bằng tàu hỏa. Cả lớp xếp đoàn tàu hỏa chở gấu, thỏ, gà... đi chơi.
- Cô xếp cho trẻ xem.
- Hướng dẫn trẻ chọn các hình có màu sắc khác nhau theo ý đồ của trẻ và
cho trẻ tự xếp. Nhắc trẻ cố gắng xếp các toa tàu thẳng và cách đều nhau, khuyến
khích mỗi trẻ xếp đoàn tàu có màu sắc khác nhau. Gợi ý cho trẻ tiếp tục xếp các
đoàn tàu có nhiều toa và được xếp phức tạp hơn.
- Kết thúc: Cho trẻ nhận xét "sản phẩm" của nhau xem đoàn tàu nào đẹp?
Tại sao?
- Cho trẻ mô tả về đoàn tàu của mình: Số toa, hình dạng, màu sắc của các
toa.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Giao thông, nghề
nghiệp ...
 Hoạt động 30: Xếp hình ô tô
Mục đích: Củng cố kĩ năng xếp chồng, xếp cạnh các khối gỗ để tạo thành
những chiếc ô tô có hình dáng khác nhau; biết phân biệt và gọi tên hình dạng,
màu sắc các khối gỗ.
Chuẩn bị: Các khối vuông, lăng trụ, hình chữ nhật, hình chóp.
Tiến hành:

89
- Trong khi dạo chơi, cho trẻ quan sát những chiếc ô tô. Cô giới thiệu cho
trẻ biết tên gọi từng bộ phận chính của ô tô. Cho trẻ quan sát ô tô chở nhiều thứ
hàng để trẻ biết được tác dụng của xe ô tô.
- Đến giờ học trực nhật sắp xếp những vật liệu theo từng loại. Cô nói cho
trẻ biết ở trên bàn có nhiều khối gỗ, yêu cầu trẻ gọi tên các khối gỗ đó là khối
gì?
- Cô xếp cho trẻ xem.
- Trẻ tự xếp. Cô quan sát và giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Khuyến khích trẻ
sáng tạo.
- Kết thúc: Cô hướng dẫn cho trẻ biết cách nhận xét "sản phẩm" nào đẹp và
có sáng tạo?
- Lưu ý: Tùy theo khả năng của trẻ mà giáo viên cho trẻ xếp 1, 2 hoặc 3
mẫu ô tô.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Giao thông, nghề
nghiệp ...
 Hoạt động 31: Xếp hình cây cầu
Mục đích: Trẻ biết được cách lát đường đi, xây dựng dốc thoai thoải cho ô
tô và biết cần sử dụng những vật liệu gì để xây dựng cầu.
Chuẩn bị: Các khối gỗ (hình viên gạch), các thanh gỗ ngắn, dài, các khối
vuông, các khối lăng trụ và những chiếc ô tô nhỏ.
Tiến hành:
- Cho trẻ tham quan một chiếc cầu ở gần trường (hoặc xem bức tranh), giải
thích cho trẻ biết công dụng của cầu: Để cho người đi bộ, xe máy, ô tô đi qua.
- Cho trẻ biết cầu thường có loại rộng và hẹp, dài và ngắn, cao và thấp
nhưng ở loại nào cũng có thành chắn ngoài để tránh cho người hoặc xe cộ không
bị rơi xuống nước. Các kiến trúc sư cố gắng làm cho cầu có hình dáng đẹp và
trang trí cầu làm cho mọi người thích thú.

90
- Cô xếp cho trẻ xem.
- Trẻ tự xếp cầu. Khuyến khích trẻ xếp những chiếc cầu có độ dài, độ rộng
và cách trang trí khác nhau.
- Kết thúc: Cô hướng dẫn cho trẻ biết cách nhận xét "sản phẩm" nào đẹp và
có sáng tạo? Cho trẻ chơi với các công trình đã hoàn thành.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Giao thông, nghề
nghiệp, quê hương...
 Hoạt động 32: Xếp hình cầu trƣợt
Mục đích: Trẻ biết xếp bậc thang cho cầu trượt và trang trí cầu vượt.
Chuẩn bị: Các khối gỗ (hình viên gạch), các thanh gỗ dài và ngắn, các khối
vuông và nửa khối vuông, các khối lăng trụ, các tấm gỗ.
Tiến hành:
- Cô giáo cho trẻ chú ý đến cấu tạo của chiếc cầu trượt ở sân chơi. Công
dụng của cầu trượt.
- Trẻ quan sát cầu trượt mẫu được cô giáo xếp như thế nào. Sau đó cho trẻ
chú ý đến tay vịn, giải thích công dụng của tay vịn và cách trang trí cầu vượt.
- Trẻ tự xếp cầu trượt. Khuyến khích trẻ xây dựng chiếc cầu trượt và cách
trang trí khác nhau.
- Kết thúc: Cô hướng dẫn cho trẻ biết cách nhận xét "sản phẩm" nào đẹp và
có sáng tạo?
- Cho trẻ chơi với công trình đã hoàn thành.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Giao thông, nghề
nghiệp, trường mầm non, ...
 Hoạt động 33: Nặn búp bê mặc váy
Mục đích: Trẻ biết dàn mỏng, cuộn thành ống loe; làm quen với tỉ lệ đầu và
mình búp bê (váy).

91
Chuẩn bị: Mẫu cô nặn trước; đất nặn, bảng con, tăm, hột.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát mẫu của cô và nhận xét về đầu, mình, tay búp bê và trang
phục của búp bê (váy).
- Cô nặn hình váy loe của búp bê cho trẻ xem. Còn đầu và tay búp bê thì trẻ
có thể tự làm.
- Trẻ tự nặn. Cô chỉ hướng dẫn lại cho trẻ nào chưa biết. Khuyến khích trẻ
thêm một vài chi tiết sáng tao.
- Trẻ nhận xét sản phẩm của nhau.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Phương tiện giao
thông, bản thân, gia đình, trường mầm non, ...
 Hoạt động 34: Nặn cái đĩa
Mục đích: Trẻ biết dỗ bẹt, làm lõm và bẻ loe miệng để làm những cái đĩa to
nhỏ theo ý thích của mình.
Chuẩn bị: Đất nặn hoặc đất sét; nước cho trẻ rửa tay.
Tiến hành:
- Cô đưa tình huống là lớp có nhiều bánh kẹo (hoặc quả) nhưng không có gì
để đựng. Trẻ thảo luận cùng cô là sẽ nặn đĩa để đựng.
- Trẻ tự lấy đất nặn, bảng nặn và nặn theo ý của mình, không quy định số
lượng đĩa phải nặn cho trẻ.
- Sau khi trẻ nặn xong, giáo viên hướng dẫn trẻ mang phơi để lần sau sử
dụng trong trò chơi (nấu ăn, cửa hàng bán đồ)...)
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Gia đình, bản thân,
gia đình, trường mầm non, nghề nghiệp, giao thông ...
 Hoạt động 35: Nặn bát ăn cơm
Mục đích: Trẻ biết cách làm lõm và miết mịn tạo thành hình bát.

92
Chuẩn bị: Bát mẫu bằng nhựa hoặc hình nặn; đất nặn, bảng con cho trẻ.
Tiến hành:
- Quan sát hình dáng những chiếc bát nhỏ, lòng của bát sâu, miệng bát tròn
và rộng, đáy bát nhỏ và có đế.
- Cô nặn cho trẻ xem: Từ viên đất đã xoay tròn, cô dùng các ngón tay ấn
lóm và miết đều cho lòng bát rộng dần ra, đệm một viên đất nhỏ làm đế.
- Trẻ nặn. Cô nhắc trẻ chia đất cho đều để nặn chiếc bát cho đẹp. Khuyến
khích trẻ nặn nhiều chiếc.
- Cô gợi ý để trẻ sử dụng các sản phẩm chơi trong hoạt động trò chơi tiếp
theo.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, ...
 Hoạt động 36: Nặn lọ hoa tặng mẹ
Mục đích: Trẻ biết nặn hai phần khác nhau ở trên một vật (làm lõm, phình)
thành lọ hoa để cắm hoa.
Chuẩn bị: Một vài lọ hoa thật, tranh, ảnh có lọ hoa; một ít hoa giấy, hoa
thật,... đất sét hoặc đất nặn, bảng con cho trẻ.
Tiến hành:
- Cô trò chuyện cùng trẻ ngày lễ, ngày tết gia đình có cắm hoa không? Cắm
loại hoa gì?... và nêu tình huống lớp có nhiều hoa mà chưa biết cắm vào đâu.
Cho trẻ suy nghĩ và đưa ra các "phương án" của mình và cô sẽ chọn phương án
"nặn lọ hoa".
- Cho trẻ quan sát và sờ các lọ hoa thật; trẻ nêu nhận xét về hình dạng, thân,
đáy và miệng lọ...
- Cô nặn cho trẻ xem: Xoay trong viên đất, dùng các ngón tay bóp thắt
miệng, dỗ bẹt đáy. Khuyến khích trẻ sáng tạo bằng cách gợi ý trẻ vẽ thêm vào lọ
cho đẹp; hoặc hỏi trẻ định cắm hoa gì vào lọ?...

93
- Cho trẻ đem phơi các lọ hoa, những ngày sau lấy ra dùng để chơi đồ hàng.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, ...
 Hoạt động 37: Nặn con cá
Mục đích: Trẻ biết nặn hình con cá bằng cách lăn dọc, xoay tròn và ấn bẹt
để tạo thành những con cá khác nhau (thân tròn, mình dài và thân bẹt, mình
ngắn).
Chuẩn bị: Một vài mẫu cá nặn của cô; tổ chức cho trẻ quan sát cá, xem
tranh cá trước khi thực hiện hoạt động này.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát mẫu để nêu nhận xét về hình dáng của 2 loại cá: thân
tròn, mình dài và thân bẹt, mình ngắn. Cho trẻ nói về các loại cá mà trẻ biết.
- Cô nặn cho trẻ xem. Cho trẻ cùng nhắc lại cách lăn dọc và xoay tròn rồi
cô làm cho trẻ xem cách ấn bẹt viên đất để làm mình cá. Có thể kéo đất thành
đuôi và vây cá.
- Trẻ thực hiện: Cô hướng dẫn lại cho một số trẻ còn lúng túng.
- Cho trẻ bày tất cả các sản phẩm lên bàn. Để tạo sự hứng thú có thể cho trẻ
chơi "thả cá vào hồ" hoặc "cửa hàng bán cá".
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Gia đình, động vật,
bản thân, trường mầm non, ...
 Hoạt động 38: Nặn con nhím
Mục đích: Trẻ biết cách dỗ bẹt mặt viên đất tròn, dùng tay kéo các mẩu đất
nhỏ trên viên đất tạo thành lông nhím; trẻ biết nặn vật từ 2 phần.
Chuẩn bị: Mẫu nặn trước của cô (một vài con nhím); tranh ảnh về nhím do
trẻ mang từ nhà đến; đất nặn, bảng con, tăm tre cho trẻ.
Tiến hành:

94
- Trẻ xem các con nhím cô nặn mẫu, xem tranh, ảnh về nhím và nêu nhận
xét của mình về đầu nhím, thân nhím, hình dáng đặc biệt của nó: Bụng, mình
nhiều gai, đầu nhỏ, thân lớn.
- Cô nặn cho trẻ xem: Từ viên đất tròn, cô dỗ bẹt xuống bảng cho bằng.
Nặn đầu nhím bé đế gắn vào thân. Để toàn thâm nhím có gai, phải dùng ngón
tay kéo đất (hoặc gắn tăm, gắn hạt).
- Trẻ thực hiện: Cô hướng dẫn lại cho những trẻ còn lúng túng.
- Cho trẻ bày tất cả các con nhóm lên bàn. Để trẻ tham hào hứng, cô cùng
trẻ cắm xen kẽ lá, cỏ, hoa quanh những con nhím tạo thành khu rừng của nhím
và gợi ý để trẻ cùng chơi, cùng hát bài hát vui vẻ.
- Lần sau cho trẻ nặn con thỏ, con gà.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Động vật, bản thân,
gia đình, trường mầm non, ...
 Hoạt động 39: Nặn quả bàng
Mục đích: Trẻ biết cách xoay tròn, vuốt nhỏ một đầu và làm bẹt tạo thành
quả bàng, hoặc quả xoài, muỗm, thanh trà.
Chuẩn bị: Cô nặn mẫu 5 hoặc 7 quả bàng; bảng con và đất nặn cho trẻ.
Tiến hành:
- Cho trẻ xem những quả cô nặn mẫu để trẻ đoán xem quả gì? Trẻ nói về
dáng quả Mình tròn, có một đầu nhỏ và dẹt.
- Cô nặn cho trẻ xem: Cách xoay tròn, cách chia đất để nặn cho vừa tay,
cách vuốt nhỏ, bóp dẹt.
- Trẻ thực hiện: Vuốt một đầu quả bàng nhỏ lại. Gợi ý cho trẻ nặn nhiều
quả, đựng quả vào khay. Cô hướng dẫn lại những trẻ chưa làm được.
- Cho trẻ bày sản phẩm của mình và cùng trao đổi: Trẻ thích quả bàng nào?
Vì sao?
- Trẻ có thể sử dụng sản phẩm để chơi bán hàng, tập đếm.

95
- Những lần sau, hướng dẫn thêm cho trẻ kĩ năng lăn dọc và vuốt nhọn một
đầu để được nặn củ cà rốt, quả ớt, bắp ngô... to nhỏ khác nhau.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Thực vật, động vật,
bản thân, gia đình, trường mầm non, ...
 Hoạt động 40: Nặn bánh và quả
Mục đích: Trẻ sử dụng kĩ năng lăn dọc, xoay tròn để tạo ra nhiều bánh và
quả khác nhau.
Chuẩn bị: Giới thiệu cho trẻ một số loại quả và bánh đơn giản có ở địa
phương qua vật thật, tranh ảnh (tên gọi, hình dạng...) đất nặn và bảng con cho
trẻ.
Tiến hành:
- Cùng trẻ nhắc lại và miêu tả hình dáng của các quả mà trẻ biết ở địa
phương và chọn những quả mà trẻ thích để nặn.
- Cô cùng trẻ nhắc lại cách làm một số loại quả. Ví dụ: Nặn quả dứa thì
xoay, sau đó lăn nhẹ cho quả hơi dài ra, rồi dùng hột gắn vào để làm mắt, quả
mít thì cắm tăm làm gai. Bánh tròn thì lấy tăm châm lên thành vừng. Cô nhắc trẻ
đừng nặn quá nhỏ.
- Bày sản phẩm của lớp cho trẻ xem.
- Những lần sau cho trẻ nặn chùm quà như chùm nho, chùm roi (mận),
chùm khế và nặn theo ý thích.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Động vật, thực vật,
bản thân, gia đình, trường mầm non, ...
 Hoạt động 41: Nặn cây nấm
Mục đích: Trẻ biết nặn hai chi tiết bằng kĩ năng lăn dọc, xoay tròn và làm
bẹt trên lòng tay để tạo thành những cây nấm to nhỏ khác nhau.
Chuẩn bị: 5 hoặc 7 cây nấm sẵn; bảng con, đất nặn, tăm tre, hột hạt.
Tiến hành:

96
- Giới thiệu các cây nấm mẫu và cho trẻ nhận xét về hình dáng (hai phần
thân và mũ nấm).
- Trao đổi cách nặn: Cô cho trẻ nhắc lại cách lăn dọc làm thân và xoay tròn
làm mũ. Cô hướng dẫn cho trẻ cách làm bẹt viên đất tròn trong lòng tay và dùng
tăm nối thân nấm với mũ nấm.
- Trẻ thực hiện: Cô gợi ý để trẻ nặn, bổ sung hột hạt làm chấm, làm các
kiểu nấm khác nhau.
- Cho cả lớp bày sản phẩm và nhận xét những chiếc nấm đẹp nhất.
- Nên gợi ý để trẻ sử dụng các sản phẩm này vào trò chơi ở các góc hoặc trò
chơi cùng nhau trồng nấm.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Động vật, thực vật,
bản thân, gia đình, trường mầm non, ...
 Hoạt động 42: Xé và dán hoa tua
Mục đích: Trẻ biết xé tua xung quanh hình tròn và dán theo vệt chấm hồ.
Chuẩn bị: Mẫu đã dán sẵn và hình tròn rời để làm mẫu các bông hoa hình
tròn cắt sẵn có đường kính 40cm, nhị hoa (đường kính 1,5cm).
Tiến hành:
- Cho trẻ xem tranh mẫu: Hoa cánh rời dán trên giấy. Hướng cho trẻ quan
sát các cánh hoa không dính trên giấy, cánh rộng và đều, nhị hoa dán giữa bông
hoa.
- Cô xé dán lần lượt từng nhát xung quanh hình tròn.
- Trẻ thực hiện. Cô có thể làm mẫu lại cho từng nhóm, từng trẻ.
- Cho trẻ bày tất cả các sản phẩm của mình lên và cùng nhận xét sản phẩm
nào đẹp, sạch. Cô cố gắng cho trẻ bày sản phẩm theo bố cục có ý nghĩa nào đó
(cây hoa, đêm pháo hoa, cánh đồng hoa...) để lại cùng nhau tiếp tục tạo ra một
sản phẩm chung của cả lớp.

97
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Động vật, thực vật,
bản thân, gia đình, trường mầm non, ...
 Hoạt động 43: Xé dán những chiếc lá nhỏ
Mục đích: Trẻ biết cách xé vụn và dán theo vật, chấm hồ một cách sáng
tạo.
Chuẩn bị: Một vài bức tranh về một số loại lá đơn giản có ở địa phương;
giấy màu vụn.
Tiến hành:
- Cho trẻ xem quan sát thiên nhiên.
- Cho trẻ xem tranh ảnh về lá và nêu những nhận xét về là cây: Màu lá, lá
cây còn xanh thì ở trên cây, lá vàng thì rơi, rụng...
- Cho trẻ trao đổi cách dán một bức tranh về lá (có thể cô vẽ sẵn trên trang
giấy của trẻ một cái cây, hoặc một cái thúng...).
- Trẻ thực hiện. Cô khuyến khích trẻ có những ý tưởng độc đáo: Xé dán
những chiếc lá vàng rơi bay bay, cây với những lá non xanh biếc hoặc một thúng
lá vàng.
- Bày tranh cho cả lớp cùng xem. Khuyến khích trẻ nói về bức tranh của
mình.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Động vật, thực vật,
gia đình, bản thân, trường mầm non ...
 Hoạt động 44: Xé dán cây mùa xuân
Mục đích: Trẻ xé giấy theo kích thước dài to và ngắn nhỏ để ghép thành
hình cây có nhiều cành và có sáng tạo.
Chuẩn bị: Trẻ xem tranh ảnh nói về cây cối mùa xuân, có lộc nhú chồi
xanh, cành cây trơ lá, thân cây nghiêng, thẳng, nhiều cành; giống màu các loại
hoặc họa báo.

98
Tiến hành:
- Cho trẻ xem tranh dán mẫu của cô. Trẻ trao đổi cách xé giấy thành thân và
cành, những chồi non nhỏ xíu sẽ mọc lên ở các nách cành và cách dán chúng để
tạo thành hình cây mùa xuân có nhiều chồi nhú...
- Trẻ thực hiện, cô khuyến khích trẻ sáng tạo, cách tạo dáng và thân cành
của cây sao cho bố cục tranh đẹp.
- Trẻ nhận xét sản phẩm của mình, của bạn.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Động vật, thực vật,
bản thân, gia đình, trường mầm non, ...
 Hoạt động 45: Dán những quả bóng và hộp gỗ màu
Mục đích: Trẻ biết dán hình tròn đối diện với hình vuông
Chuẩn bị: Tranh mẫu dán sẵn và một số hình vuông (kích thước 2 x 2cm),
hình tròn (đường kính 2cm); hồ dán, giấy các màu khác nhau.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát tranh mẫu của cô, hướng trẻ chú ý: Hai quả bóng tròn
xếp đối diện bên cạnh hai hộp gỗ vuông.
- Cô dán cho trẻ xem: Xếp hai quả bóng đối diện hai góc giấy và hai hộp gỗ
vuông đặt tại hai góc đối diện còn lại.
- Trẻ thực hiện. Cô hướng dẫn lại với những trẻ chưa biết làm: Xếp hình
ngay ngắn trước khi chấm hồ dán.
- Cho trẻ bày tất cả sản phẩm để cùng nhau trao đổi sản phẩm nào đẹp,
sạch, còn sản phẩm nào cần cố gắng thêm.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, ...
 Hoạt động 40: Dán trang trí khăn quàng cho búp bê

99
Mục đích: Trẻ biết dán trang trí đơn giản những chấm tròn, vuông theo thứ
tự trên giấy..
Chuẩn bị: Một băng giấy đã được trang trí bằng các hình tròn, vuông màu
sắc khác nhau; mỗi trẻ một tờ bìa cứng khổ A4. Trên tấm bìa dán (vẽ) hình một
chiếc khăn quàng cổ hình chữ nhật; 5 hình tròn, 5 hình vuông có đường kính
2cm.
Tiến hành:
- Cô gợi ý tặng búp bê khăn quàng nhân ngày bé đến trường mầm non.
- Cô cho trẻ xem chiếc khăn đã được dán các hình tròn, vuông. Cho trẻ
nhận xét về các hình tròn, vuông có các màu khác nhau: Đỏ, xanh... các hình
tròn, vuông rải đều, thẳng và dán theo thứ tự xen kẽ, không chồng lên nhau.
- Cô dán cho trẻ xem.
- Cho trẻ tự chọn màu các hình. Nhắc trẻ dán theo thứ tự lặp lại: Hình tròn,
hình vuông, hình tròn... và dán các hình không bị lệch ra ngoài.
- Tương tự, cho trẻ dán trang trí xen kẽ 2 màu.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, ...
 Hoạt động 47: Dán các con vật yêu quý
Mục đích: Trẻ biết cắt dán các con vật phù hợp với môi trường sống.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ có 2 hình vẽ khác nhau về con vật quen thuộc. Ví dụ:
Một trẻ có 2 hình vẽ con thỏ và mèo, một trẻ khác có 2 hình vẽ là con chó và hổ;
một bức tranh khổ lớn 1 x 2m vẽ 3 môi trường sống khác nhau (gia đình, rừng,
hồ...)
Tiến hành:
- Cô trò chuyện cùng trẻ về các con vật mà trẻ biết. Nhấn mạnh các con vật
ăn cái gì và sống ở đâu?

100
- Gợi ý trẻ cần cắt và dán các con vật vào đúng môi trường sống của nó cho
phù hợp.
- Trẻ tự chọn 2 con vật và cắt rời ra. Sau khi trẻ cắt xong hình các con vật,
cô yêu cầu trẻ dán các con vật của mình vào môi trường sống của nó.
- Trẻ nhận xét lẫn nhau xem ai dán đúng.
- Tương tự có thể cho trẻ cắt dán các con vật theo: Số chân, di chuyển, thức
ăn, sinh sản.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Động vật, bản thân,
gia đình, trường mầm non, ...
 Hoạt động 48: Dán hình tháp chóp
Mục đích: Trẻ biết cách sắp xếp các hình tròn, vuông theo kích thước nhỏ
dần thành cái tháp và dán theo vệt chấm hồ.
Chuẩn bị: Mẫu của cô và các hình rời để xếp dán mẫu lên bảng; giấy, hồ
dán; các hình tròn, vuông rời, to nhỏ, nhiều màu khác nhau.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát mẫu, nhận xét về cách xếp lần lượt to ở dưới, bé ở trên,
nhỏ nhất ở trên cùng.
- Cô xếp khít các hình lần lượt để dán cho trẻ xem.
- Trẻ thực hiện. Cô giúp đỡ những trẻ chưa làm được: Nhắc trẻ dán đúng
theo thứ tự từ trên xuống hoặc từ dưới lên.
- Cho trẻ bày tất cả các bức tranh lên và cùng nhận xét bức tranh nào đẹp vì
sao? Bức tranh nào cần hoàn thiện thêm.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Gia đình, trường
mầm non, ...
 Hoạt động 49: Dán hình ô tô tải
Mục đích: Trẻ biết cách sắp xếp các hình chữ nhật và hình tròn có sẵn để
tạo hình ô tô tải.

101
Chuẩn bị: Tranh dán ô tô mẫu, một số hình rời để làm mẫu; các hình cắt
sẵn, giấy và hồ dán cho trẻ.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát mẫu để xác định vị trí của các phần ô tô: Đầu, mình và
bánh xe. Đầu và mình là những hình chữ nhật, còn bánh xe là hình tròn.
- Nêu cách làm: Xếp các hình đã có để tạo nên hình dáng ô tô cho cân đối
trên tờ giấy. Phết hồ mặt trái các hình để dán.
- Trẻ thực hiện. Có thể cho trẻ chọn các hình tròn và hình chữ nhật to nhỏ
khác nhau để tạo dáng các ô tô khác nhau.
- Cho trẻ bày tất cả các sản phẩm và cùng nhận xét sản phẩm nào trẻ thích
nhất, vì sao?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Giao thông, nghề
nghiệp ...
 Hoạt động 50: Cắt và dán nhà tầng
Mục đích: Trẻ biết sử dụng kéo cắt các hình để ghép và dán trên tờ giấy đặt
dọc.
Chuẩn bị: Mẫu và băng các giấy màu kích thước 4 x 15cm; một số tranh
ảnh về nhà cao tầng; bìa, kéo, hồ dán cho trẻ.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát các ô nhà là những hình chữ nhật xếp đứng, đều nhau.
- Cô cắt, dán ngôi nhà cho trẻ xem: Dùng kéo cắt băng giấy màu ra những
mảnh nhỏ hình chữ nhật bằng nhau, rồi xếp đứng cạnh nhau thẳng hàng. Sau đó
phết hồ vào mặt trái từng mảnh rồi dán (các mảnh không sít nhau, cách đều
nhau).
- Trẻ thực hiện. Cô nhắc trẻ dán đều và sạch. Cô hướng dẫn lại với những
trẻ còn lúng túng.

102
- Cho trẻ treo các bức tranh lên và cùng nhau nhận xét nhà cao tầng nào
đẹp, vì sao?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Gia đình, bản thân,
trường mầm non, nghề nghiệp, động vật, thực vật...
 Hoạt động 51: Cắt và dán hàng rào
Mục đích: Dạy trẻ cắt những dải đều nhau, phết hồ vào mặt trái hình để
dán.
Chuẩn bị: Giấy màu, giấy họa báo, giấy báo...; hồ dán, kéo.
Tiến hành:
- Trò chuyện và hỏi nhà trẻ nào có hàng rào. Vì sao nhà phải có hàng rào.
- Cho trẻ quan sát hàng rào khi đi dạo hoặc quan sát qua tranh, ảnh. Lưu ý
trẻ các then rào được xếp thẳng đều nhau.
- Cô cắt và dán cho trẻ xem.
- Trẻ tự làm. Khuyến khích trẻ sáng tạo bằng cách nêu các câu hỏi gợi ý..
Ví dụ như: hàng rào nhà con màu gì? Hàng rào có hoa, có cỏ không? Con
có thích vẽ thêm gì để bức tranh đẹp hơn không?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, ...
3.4. CÁC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ TỪ 5 ĐẾN 6 TUỔI.
 Hoạt động 1: Vẽ mẹ của bé
Mục đích: Trẻ biết miêu tả khuôn mặt của mẹ qua hình vẽ trên giấy, với
các chi tiết như nét mặt, mái tóc; biết sử dụng màu hợp lí để vẽ và tô.
Chuẩn bị: Bút, giấy, màu, bảng vẽ (Nếu có).
Tiến hành:
- Cho trẻ xem vài bức tranh chân dung về mẹ. Trò chuyện cùng trẻ về các
bức chân dung này, cho trẻ nhận xét mẹ của trẻ có điểm gì giống, khác với
người trong tranh về tóc, nét mặt, quần áo...

103
- Cô có thể đặt câu hỏi, nếu trẻ vẽ mẹ mình thì trẻ sẽ vẽ như thế nào?
- Cho trẻ tự vẽ. Trong khi trẻ vẽ, cô quan sát và có thể nêu vài gợi ý giúp trẻ
thể hiện tốt hơn như: Mẹ em tóc dài hay ngắn; mẹ thích mặc áo màu gì?
- Khi trẻ vẽ xong, cùng trẻ xem các bức tranh, hướng trẻ chú ý tới những
bức tranh có sự sáng tạo về màu sắc, cách sắp xếp. Sau đó trẻ cùng nhau hát
múa bài hát về mẹ.
- Những lần sau, cho trẻ vẽ chân dung người khác như: Ông, bà, chân dung
của bé... lưu ý trẻ sự khác biệt về tóc, chi tiết trên khuôn mặt (nếp nhăn, kính
lão...)
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non...
 Hoạt động 2: Vẽ cô giáo
Mục đích: Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đã biết để vẽ bức tranh về cô giáo
theo ý thích của mình; trẻ biết thể hiện bố cục tranh hợp lý, tô màu sáng tạo.
Chuẩn bị: Giấy, bút màu cho cô và trẻ.
Tiến hành:
- Cô cùng trẻ hát hoặc đọc bài thơ về cô giáo. Đặt một số câu hỏi để trẻ nói
lên tình cảm của mình với cô giáo và để thể hiện tình cảm thì mỗi trẻ sẽ vẽ một
bức tranh để tặng cô.
- Cô có thể vẽ gợi mở cho trẻ một vài hình ảnh, hoặc cho trẻ xem một số
tranh có sẵn.
- Trẻ thực hiện. Cô hướng dẫn riêng với từng trẻ. Gợi mở và khuyến khích
những ý tưởng sáng tạo của trẻ.
- Treo tất cả các bức tranh lên và cô sẽ nói cho trẻ biết cô thích những bức
tranh nào? Vì sao?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Trường mầm non...

104
 Hoạt động 3: Vẽ bạn trai (gái)
Mục đích: Trẻ biết nêu đặc điểm của bạn trai (gái) thể hiện qua đầu tóc
quần áo, động tác.
Chuẩn bị: Hình các bạn; xem tranh ảnh và nói lên cảm nhận của mình về
các bạn.
Tiến hành:
- Cùng trẻ trao đổi cách vẽ bạn trai, bạn gái. Cho trẻ nêu đặc điểm, cô miêu
tả bằng phấn lên bảng cho trẻ xem.
- Trẻ thực hiện. Cô khuyến khích trẻ vẽ bạn trai (gái) ở các tư thế khác nhau
(đứng, ngồi...) hoặc đang làm một việc gì đó (xem sách, đá bóng...) và trang trí
đồng phục trên người của các bạn đó theo ý thích. Trẻ có thể vẽ một vài bạn.
- Trẻ treo sản phẩm lên bảng và cùng nhau quan sát, nhận xét những sản
phẩm đẹp, sáng tạo.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, ...
 Hoạt động 4: Vẽ gia đình của bé
Mục đích: Trẻ vẽ gia đình của mình, có bố, mẹ và các anh chị bằng những
kĩ năng đã biết.
Chuẩn bị: Một vài tranh ảnh về gia đình; giấy và bút màu cho trẻ.
Tiến hành:
- Cô cùng trẻ trò chuyện về những người thân trong gia đình: Bố, mẹ, anh,
chị và em. Gia đình đông con hay ít con.
- Trẻ xem các bức tranh gia đình và nói lên các nhận xét của mình về tỉ lệ
cao thấp, các đặc điểm bên ngoài của bố, mẹ, con.
- Trẻ thực hiện. Cô hướng dẫn riêng với những trẻ còn lúng túng. Khuyến
khích trẻ thể hiện được những đặc điểm khác biệt của những người trong gia
đình về kích thước, tóc, quần áo.

105
- Trẻ treo tất cả các bức tranh lên và cùng nhận xét những bức tranh nào
đẹp? Vì sao (Bố cục, kích thước, màu sắc...)
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non...
 Hoạt động 5: Vẽ ngôi nhà của bé.
Mục đích: Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đã biết để vẽ ngôi nhà theo sự
tưởng tượng của mình một cách sáng tạo.
Chuẩn bị: Cho trẻ xem trước tranh, ảnh, sách báo về những dạng nhà khác
nhau: Nhà chung cư, nhà lá, nhà đất, nhà rơm... Trao đổi với trẻ về các chất liệu
làm nhà; về những đồ dùng trong nhà; về cảnh quan xung quanh nhà...
Tiến hành:
- Cô đặt câu hỏi để trẻ miêu tả một số ngôi nhà mà trẻ yêu thích: Dạng nhà;
Nhà làm bằng gì; xung quanh nhà có gì?
- Trẻ thực hiện. Cô gợi ý giúp trẻ thể hiện rõ ý định của mình: Con vẽ ngôi
nhà mấy tầng? Nhà làm bằng gì? Có sân vườn không? Khuyến khích nhưng ý
tưởng độc đáo của trẻ.
- Cho trẻ treo tất cả các bức tranh lên bảng và sắp xếp theo cùng dạng nhà:
Khối nhà chung cư, nhà bằng rơm, nhà mái ngói...
- Trẻ cùng nhau nhận xét những ngôi nhà có bố cục hợp lý, tô màu đẹp, xin
xắn.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, ...
 Hoạt động 6: Vẽ pha ấm trà
Mục đích: Trẻ biết vẽ pha ấm trà theo mẫu của cô.
Chuẩn bị: Ấm pha trà thật; giấy bút cho cô và trẻ.
Tiến hành:

106
- Cho trẻ quan sát kĩ và nói lên những nhận xét của mình về hình dáng của
ấm: Độ cong của vòi ấm và tay ấm, miệng ấm nhỏ, thân ấm phình đều.
- Cô vẽ cho trẻ xem: Thân ấm, vòi, vòng tay quai và núm, nắp ấm.
- Trẻ thực hiện. Cô hướng dẫn riêng cho những trẻ chưa vẽ được, còn lúng
túng. Gợi ý cho những trẻ đã vẽ xong, tô màu, vẽ thêm các chi tiết trang trí.
- Treo tất cả các bức tranh của trẻ lên cho cả lớp nhận xét bức tranh nào
đẹp? Vì sao?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, ...
 Hoạt động 7: Vẽ lọ hoa và quả bóng
Mục đích: Trẻ biết cách vẽ hai vật thật cạnh nhau.
Chuẩn bị: Mẫu thật (lọ hoa và quả bóng có tỉ lệ chiều cao gấp đôi nhau);
giấy, bút vẽ cho cô và trẻ.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát hai đồ vật đặt cạnh nhau: Lọ hoa và quả bóng. Cho trẻ sờ
vào lọ hoa, quả bóng và nêu đặc điểm nổi bật về hình dáng của chúng.
- Cô đặt các câu hỏi: "Lọ hoa và quả bóng có chiều cao như thế nào với
nhau? Cái nào cao hơn?". Cho trẻ miêu tả bằng lời và bằng động tác về dáng của
lọ hoa, của quả bóng.
- Cô vẽ cho trẻ xem: Hướng dẫn trẻ đặt dọc tờ giấy vẽ, kẻ đường chân, vẽ
lọ hoa trước, vẽ quả bóng ở bên cạnh sau. Cô nói rõ cách ước lượng vẽ quả bóng
sao cho tỉ lệ giữa quả bóng và lọ hoa được hợp lí.
- Trẻ thực hiện. Cô hướng dẫn riêng với những trẻ còn lúng túng trong việc
thể hiện. Khuyến khích trẻ bố cục hợp lý, sử dụng màu đẹp.
- Treo tất cả các bức tranh của trẻ lên và cùng nhau nhận xét bức tranh nào
đẹp nhất? Vì sao?. Hướng trẻ chú ý tới tie lệ cân đối giữa hai đồ vật, bố cục gọn,
màu đẹp.

107
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non...
 Hoạt động 8: Vẽ vƣờn cây ăn quả
Mục đích: Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đã biết để vẽ vườn cây ăn quả với
những chùm quả trên cây.
Chuẩn bị:
- Co trò chuyện cùng trẻ, đặt các câu hỏi để trẻ nói lên những hiểu biết của
mình về vườn cây cùng các bạn (Nhà ai có vườn cây ăn quả? Trong vườn có
những cây gì, quả gì? Màu sắc, hình dạng của quả ra sao?
- Trẻ sưu tầm một số tranh ảnh về vườn cây ăn quả và mang tới lớp.
Tiến hành:
- Cho trẻ xem một vài tranh về vườn cây và quả mà cô và trẻ sưu tầm được.
Gợi cho trẻ nhận xét những cây to, có nhiều quả, chín vàng, chín đỏ được chăm
sóc, bắt sâu, vun gốc thường xuyên.
- Cho trẻ chọn và nêu lên ý định sẽ vẽ về cây gì?
- Trẻ thực hiện. Cô gợi ý cho những trẻ còn lúng túng: Thân cây, tán lá vẽ
như thế nào? Những chùm quả trên cây đó ra sao?...
- Co khuyến khích những trẻ có cách bố cục vườn cây, tô màu đẹp hoặc có
những ý tưởng độc đáo.
- Cho cả lớp bày tranh xem chung. Cô nên đặt một vài câu hỏi: Vườn cây
của ai có nhiều quả chín? Vườn của ai sum suê nhiều bóng mát? Vườn của ai có
các chú chim đến chơi, bắt dâu...
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Động vật, thực vật,
bản thân, gia đình, trường mầm non...
 Hoạt động 9: Vẽ đồ chơi tặng bạn
Mục đích: Trẻ biết sử dụng những kĩ năng đã học để vẽ một món đồ chơi
tặng bạn.

108
Chuẩn bị: Trẻ đàm thoại với nhau về các bạn trai (gái) trong lớp và những
loại đồ chơi mà các bạn thích.
Tiến hành:
- Cô để đồ chơi theo từng đôi: 2 cái bát nhựa, 2 con cá. Cho trẻ nhặt đồ
chơi. Những trẻ có đồ chơi giống nhau sẽ là đôi bạn thân và vẽ đồ chơi mà mình
đang có để tựng cho bạn.
- Cho trẻ vẽ. Cô hướng dẫn lại cho những trẻ chưa làm được.
- Bày tất cả các sản phẩm của trẻ. Cho một số trẻ giới thiệu tranh của mình
vẽ tặng bạn nào đó trong lớp. Cho trẻ tự đem tranh đến tặng bạn, tạo không khí
vui vẻ, đoàn kết trong lớp.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Trường mầm non...
 Hoạt động 10: Vẽ hoa
Mục đích: Trẻ biết bố cục bức tranh để vẽ (mặt đất, độ gần xa)...) và biết
sáng tạo các dáng vè và màu sắc củ hoa.
Chuẩn bị: Cho trẻ quan sát hoa ngoài sân vườn; xem tranh ảnh về hoa; xem
băng hình về hoa.
Tiến hành:
- Trẻ cùng trao đổi về các loại hoa ngoài thiên nhiên, dáng vẻ, màu và kiểu
hoa.
- Cùng trẻ bàn cách thể hiện. Cô có thể vẽ gợi ý hoặc cho trẻ xem tranh vài
loại hoa và màu sắc của chúng. Cô có thể gợi ý để giúp trẻ thấy rõ hơn ý tưởng
của mình: Vẽ vườn hoa, chợ hoa, hoa ở vườn nhà bé, chậu hoa cảnh, bó hoa hay
cành hoa...
- Trẻ thực hiện. Co khuyến khích những bức vẽ có nhiều sáng tạo về bố
cục, các kiểu hoa, cách tô màu các loại hoa...
- Cô cho trẻ treo các bức tranh lên và cùng nhau trao đổi tìm ra những bức
vẽ đẹp, độc đáo...

109
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Thực vật, động vật,
bản thân, gia đình, trường mầm non...
 Hoạt động 11: Vẽ hoa mùa xuân
Mục đích: Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đã biết để vẽ hoa và tô màu theo bố
cục đẹp và hợp lí.
Chuẩn bị: Một số tranh, ảnh về các loại hoa thường có vào mùa xuân.
Tiến hành:
- Trẻ được quan sát trước một số loại hoa có ở địa phương như: Hoa đào,
hoa mai, hoa thược dược; nhận biết về cấu tạo, màu sắc của bông hoa, về những
chồi non xanh biếc đang nhú, những nụ hoa, những thân cây sẫm màu...
- Cô đặt câu để trẻ trao đổi cùng nhau: Mùa xuân có những loại hoa gì? Hoa
nào trẻ thích?...
- Cho cả lớp xem tranh, ảnh về hoa mùa xuân.
- Trẻ thực hiện. Co gợi ý trẻ vẽ cành cây gồm những nhánh nhỏ có chồi, nụ
hoa, bông hoa. Khuyến khích những ý tưởng lạ, độc đáo của trẻ.
- Cho trẻ bày tất cả các bức tranh lên và cùng nhau nhận xét thích bức tranh
nào? Vì sao? Hướng trẻ chú ý tới những bức tranh màu sắc hài hòa, bố cục đẹp.
- Những lần sau, cho trẻ trang trí các hình dạng khác như hình tròn, hình
chữ nhật, có vỏ sò, vỏ ốc... bằng các hoa văn đơn giản phù hợp với trẻ do cô sưa
tầm hoặc tự làm....
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Thực vật, động vật,
bản thân, gia đình, trường mầm non...
 Hoạt động 12: Vẽ hoa tặng cô ngày 20/11
Mục đích: Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đã học để vẽ và tô màu các loại hoa
theo chủ đề một cách sáng tạo.
Chuẩn bị: giấy, bút màu cho cô và trẻ; một số tranh ảnh về hoa.

110
Tiến hành:
- Cô cùng trẻ kể về những loại hoa gần gũi có trong trường hoặc xung
quanh phố phường, làng xóm. Cho trẻ miêu tả bằng lời về một số loài hoa mà trẻ
biết hoặc hoa trên tranh, ảnh (tên hoa, màu sắc, cánh hoa, cành hoa, hoa mọc ở
đâu?...)
- Cô cho trẻ nói cách vẽ hoa.
- Trẻ thực hiện. Cô có thể vẽ một vài kiểu hoa bằng phấn màu lên bảng, lên
giấy cho trẻ xem và nhớ lại cách vẽ chúng.
- Cho trẻ treo các bức tranh lên và cùng nhau chọn những bức tranh đẹp để
tặng cô giáo.
- Kết thúc, trẻ hát múa bài hát về cô.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Trường mầm non,...
 Hoạt động 13: Vẽ gà mái
Mục đích: Trẻ biết cách vẽ các hình trong, kết hợp với các chi tiết như mỏ,
mào, đuôi... để miêu tả hình dáng và đặc điểm của gà mẹ; biết sáng tạo về màu
sắc và hình dáng gà mẹ.
Chuẩn bị: Một số tranh, ảnh mẫu do cô vẽ hoặc sưu tầm.
Tiến hành:
- Trẻ quan sát và nhận xét đặc điểm của gà mái: Mình tròn, chân thấp, đuôi
ngắn, mào nhỏ... sau đó nói về màu lông của gà, mào gà...
- Nếu trẻ chưa biết vẽ thì cô vẽ mẫu và hướng dẫn bằng lời cùng với động
tác vẽ.
- Trẻ thực hiện. Cô hướng dẫn kĩ trình tự cho những trẻ chưa vẽ được. Gợi
ý và khuyến khích để bức vẽ của trẻ có sự sáng tạo, độc đáo.
- Treo các bức vẽ của trẻ lên. Cùng trẻ nhận xét những bức tranh đẹp, đậm
nét, có tô màu và những bức tranh cần bổ sung thêm.

111
- Kết thúc, cô cho trẻ hát và vận động vui vè bài hát về gà.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Động vật, bản thân,
gia đình...
 Hoạt động 14: Vẽ gà trống
Mục đích: Trẻ biết thể hiện đặc điểm của con gà trống qua màu lông, cổ,
mào, đuôi và chân; khuyến khích trẻ sáng tạo trong miêu tả hình dáng và tô màu.
Chuẩn bị: Một số tranh, ảnh mẫu do cô vẽ hoặc sưu tầm.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát tranh mẫu và nhận xét: Mình gà tròn, chân và cổ cao,
mào to và đỏ, đuôi dài... lông gà thường có các màu xanh, đỏ, đen, trắng xen
nhau.
- Cô vẽ mình gà, đầu và cổ gà, sau đó đến chân và đuôi.
- Trẻ thực hiện. Cô hướng dẫn lại cho những trẻ chưa vẽ được.
- Khuyến khích trẻ vẽ sáng tạo.
- Cho trẻ treo tất cả các bức vẽ lên rồi cùng nhận xét những bức tranh nào
vẽ đẹ, giống mẫu; những bức tranh nào cần hoàn chỉnh lại cho tốt.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Động vật, bản thân,
gia đình......
 Hoạt động 15: Vẽ đàn gà
Mục đích: Trẻ sử dụng các kĩ năng đã biết để vẽ đàn gà mà trẻ thích;
Khuyến khích trẻ sáng tạo vẽ đàn gà theo cách của mình.
Chuẩn bị: Cô và trẻ trò chuyện về gà mẹ và gà con vào những lúc dạo chơi
ngoài lớp học hoặc xem tranh, xem băng hình đàn gà...
Tiến hành:
- Cô có thể đưa ra một lý do nào đó để trẻ vẽ. Ví dụ: Vẽ bức tranh đàn gà để
dự thi để mỗi trẻ sẽ vẽ một bức tranh của mình, không bắt chước các bạn bên
cạnh.

112
- Trẻ thực hiện. Gợi ý riêng cho từng trẻ để vẽ những con gà có nhiều dáng
vẻ khác nhau, tạo bức tranh hợp lý và tô màu cho đẹp (Đàn gà nhà con có những
con gà nào? Chúng đang làm gì, ở đâu?). Hướng dẫn cách vẽ cho những trẻ còn
lúng túng.
- Cho cả lớp bày tranh xem chung, xem tranh nào đẹp? Đẹp ở chổ nào? Trẻ
nêu nhận xét về gà mẹ béo tròn và đàn gà con đầy sân...
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Động vật, bản thân,
gia đình...
 Hoạt động 16: Vẽ trang trí váy búp bê
Mục đích: Trẻ vẽ trang trí bằng hai mẫu hình cung (nét cong) xen kẽ ở cạp
và gấu váy; Khuyến khích trẻ sáng tạo trong tô màu.
Chuẩn bị: Mẫu của cô có kích thước 22 x 30cm; váy cắt sẵn, kích thước 11
x 15cm.
Tiến hành:
- Cho trẻ xem mẫu của cô và nhận xét các đường viền trang trí trên váy là
những nét cong ngược nhau bằng hai màu xen kẽ.
- Cô vẽ cho trẻ xem: Vẽ các nét cong với hai hay nhiều màu sắc xen kẽ. Sau
đó chọn màu bất kì và tô màu váy theo ý thích.
- Trẻ treo các sản phẩm lên bảng và cùng nhau quan sát, nhận xét những
sản phẩm đẹp, sáng tạo.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: bản thân, gia đình,
trường mầm non...
 Hoạt động 17: Vẽ trang trí hình vuông
Mục đích: Trẻ vẽ trang trí bốn cạnh hình vuông bằng những chấm tròn và
nét ngang xen kẽ hai màu; biết vẽ nét đậm và tô màu.
Chuẩn bị: Mẫu trang trí của cô (tranh to kích thước 30 x 30cm); giấy
vuông kích thước 17 x 17cm và bút màu cho trẻ.

113
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát tranh mẫu. Nhận xét các gạch xen kẽ chấm tròn ở bốn
cạnh của hình vuông.
- Cô vẽ cho trẻ xem: Cứ một chấm tròn rồi đến một nét gạch ngang...
- Trẻ thực hiện. Nếu trẻ chưa thực hiện được, cô hướng dẫn lại từng bước
để trẻ đặt chấm và gạch cho chúng.
- Bày tất cả các sản phẩm lên và cho trẻ nhận xét những sản phẩm nào đẹp,
màu sắc hài hòa, rực rỡ, tô màu gọn gàng.
- Những lần sau, cho trẻ trang trí các hình dạng khác nhau như hình tròn,
hình chữ nhật, các vỏ sò, vỏ ốc... bằng các hoa văn đơn giản, phù hợp với trẻ do
cô sưu tầm hoặc tự làm.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Gia đình, trường
mầm non,...
 Hoạt động 18: Vẽ theo truyện mà trẻ thích
Mục đích: Trẻ biết vẽ lại một nhân vật hoặc một sự kiện nào đó trong câu
chuyện mà trẻ yêu thích; sáng tạo trong bố cục và sử dụng màu sắc.
Chuẩn bị: Chọn câu chuyện mà nhiều trẻ thích. Cùng trẻ kể lại câu chuyện.
Gợi ý để trẻ chọn nhân vật hoặc sự kiện trong truyện.
Tiến hành:
- Gợi cho trẻ nói về nhân vật, sự kiện trong truyện mà trẻ sẽ thể hiện, đặc
điểm về hình dạng, hành động.
- Có thể cho trẻ xem lại những tranh vẽ của truyện... để khắc họa thêm ấn
tượng cho trẻ.
- Trẻ thể hiện. Cô khuyến khích các ý tưởng sáng tạo của trẻ trong việc thể
hiện nhân vật, bố cục, sử dụng màu.
- Trưng bày tất cả các bức tranh theo thứ tự xuất hiện của các nhân vật, sự
kiện để cả lớp cùng xem, cùng kể lại câu chuyện.

114
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non...
 Hoạt động 19: Vẽ về biển
Mục đích: Trẻ sử dụng các kĩ năng đã biết để vẽ bức tranh về biển.
Chuẩn bị: Giấy, bút màu cho cô và trẻ.
Tiến hành:
- Cho trẻ xem tranh, băng hình về biển ở những dạng khác nhau: Biển lúc
bình minh, lúc hoàng hôn; biển mùa hè; lúc biển động... Cô nên đặt các câu hỏi
để trẻ nhận thấy những điểm khác biệt đó, cũng như để trẻ nói lên những suy
nghĩ, cảm xúc của trẻ về biển, về sóng, về những con thuyền, những con ốc, về
sự rộng lớn mênh mông của biển, sự dữ dằn hoặc hiền từ của biển.
- Cô và trẻ cùng nhau trò chuyện một chút để nhớ lại những gì trẻ đã biết về
biểu qua những bức tranh, băng hình... Sau đó cho trẻ vẽ về biển theo ý thích
của trẻ.
- Cô gợi ý cho từng trẻ: Vẽ và tô màu biển hợp với ý tưởng của trẻ (biển khi
bình minh: Mặt biển sáng lóng lánh ánh mặt trời; lúc biển động: Bầu trời âm u,
với những con sóng bạc đầu lớn...). Khuyến khích những ý tưởng lạ, độc đáo
của trẻ (Những con ốc, rong biển, nàng tiên cá...)
- Trưng bày tất cả các bức tranh của trẻ rồi để cho trẻ giới thiệu về bức
tranh của mình với cả lớp.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Nước và các hiện
tượng thiên nhiên, quê hương...
 Hoạt động 20: Vẽ cảnh đẹp quê hƣơng
Mục đích: Gợi cho trẻ nêu lại những ấn tượng của mình vào hình vẽ và đặt
tên cho sản phẩm.
Chuẩn bị: Một số tranh ảnh hoặc băng hình về những cảnh đẹp (di tích lịch
sử,) của quê hương.

115
Tiến hành:
- Cô cùng trẻ nói về những cảnh đẹp (di tích lịch sử) của quê hương mà trẻ
biết. Gợi cho trẻ nêu lên cảm nghĩ và ý định của mình.
- Trẻ thực hiện vẽ cảnh đẹp quê hương. Cô khuyến khích trẻ thể hiện hình
dáng, màu sắc để làm nổi bật được cảnh đẹp mà mình định mô tả.
- Nhận xét sản phẩm. Cho trẻ chọn ra những tranh đẹp và khuyến khích trẻ
nói được tranh đẹp ở chỗ nào?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Quê hương...
 Hoạt động 21: Vẽ theo ý thích
Mục đích: Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đã biết để vẽ theo ý thích của mình;
biết thể hiện một cách sáng tạo những cảm xúc, ấn tượng của mình về môi
trường xung quanh.
Chuẩn bị: Giấy, bút màu cho cô và trẻ.
Tiến hành:
- Tổ chức cho trẻ quan sát, trò chuyện về môi trường xung quanh, xem
tranh ảnh, truyện, băng hình trước khi tiến hành hoạt động này.
- Cô hỏi trẻ có thích làm họa sĩ không. Nếu làm họa sĩ thì trẻ sẽ vẽ cái gì.
Cô có thể gợi lại đôi điều để trẻ nhớ lại những cảm xúc, ấn tượng về nội dung
mà trẻ định thể hiện.
- Cho trẻ tự lấy giấy bút để tự vẽ theo ý thích.
- Trưng bày tất cả các bức tranh của trẻ lên và mời một số trẻ nói về các
bức tranh ấy. Cô khen ngợi những trẻ có sáng tạo về ý tưởng, bố cục, đường nét,
màu sắc... trong bức tranh để khuyến khích, động viên trẻ.
- Hoạt động này có thể cho trẻ luyện tập ở tất cả các chủ đề.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, nghề nghiệp, giao thông...

116
 Hoạt động 22: Xếp hình em bé
Mục đích: Trẻ biết khéo léo lắp các hình hình học, hạt, vỏ hến tạo thành
hình em bé.
Chuẩn bị: Số lượng các hình hình học, hạt, vỏ hến đủ cho mỗi trẻ.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát hình em bé được xếp bằng các hình hình học. Cô khuyến
khích trẻ mô tả về em bé xếp bằng các hình gì, số lượng các hình dùng để xếp
hình em bé; màu sắc của các hình đó.
- Cô xếp cho trẻ xem
- Trẻ tự chọn nguyên vật liệu và xếp theo ý thích. Cô giúp đỡ những trẻ còn
lúng túng. Động viên trẻ xếp và có sáng tạo.
- Kết thúc giờ chơi, cô cho trẻ mô tả về "sản phẩm" của mình và cùng nhau
nhận xét xem "sản phẩm" của ai đẹp, có sáng tạo, vì sao?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, ...
 Hoạt động 23: Xếp hình em bé tập thể dục
Mục đích: Trẻ khéo léo xếp hình em bé tập thể dục bằng hột, hạt, sỏi.
Chuẩn bị: Cho trẻ quan sát các bạn làm một số động tác tập thể dục; các
nguyên vật liệu khác nhau: hột, hạt, que...
Tiến hành:
- Cô cho trẻ xem mẫu và cho trẻ biết có thể xếp hình em bé tập thể dục
bằng các hạt, hột...
- Trẻ tự chọn nguyên vật liệu và xếp theo ý thích. Cô giúp đỡ những trẻ còn
lúng túng. Động viên trẻ xếp và có sáng tạo.
- Kết thúc giờ chơi, cô cho trẻ mô tả về "sản phẩm" của mình và được xếp
bằng nguyên vật liệu gì? Nhận xét lẫn nhau xem "sản phẩm" của ai đẹp, có sáng
tạo, vì sao?

117
- Tương tự cho trẻ xếp hình em bé tập thể dục bằng các que.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, ...
 Hoạt động 24: Xếp hình đồ dùng gia đình
Mục đích: Trẻ biết khéo léo xếp các que tính, tăm thành một số đồ dùng
trong gia đình.
Chuẩn bị: Số lượng que tính, tăm đủ cho tất cả trẻ tham gia chơi.
Tiến hành:
- Cho trẻ gọi tên và kể công dụng các đồ dùng trong gia đình mà trẻ biết.
- Cô xếp cho trẻ xem.
- Cho trẻ tự xếp. Khuyến khích trẻ xếp các đồ vật nhanh, đẹp.
- Trẻ xếp xong, cô hỏi trẻ: Xếp cái gì? Để làm gì?
- Kết thúc giờ chơi, cô cho trẻ mô tả về "sản phẩm" của mình và cùng nhau
nhận xét xem "sản phẩm" của ai đẹp, có sáng tạo, vì sao?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Gia đình, trường
mầm non, ...
 Hoạt động 25: Xếp hình ngôi nhà
Mục đích: Trẻ khéo léo xếp các hột, hạt, vỏ hến tạo thành ngôi nhà có
đường đi và mặt trời chiếu sáng.
Chuẩn bị: Số lượng các hột, hạt, vỏ hến đủ và có dư cho tất cả trẻ tham gia
chơi.
Tiến hành:
- Trẻ quan sát tranh vẽ ngôi nhà có đường đi mặt trời chiếu sáng. Cô
khuyến khích để trẻ kể về những gì trẻ thấy trên bức tranh.
- Trẻ tự chọn vật liệu. Cô giúp đỡ những trẻ còn lúng túng. Động viên trẻ
xếp và có sáng tạo.

118
- Kết thúc giờ chơi: Cô cho trẻ mô tả về "sản phẩm" của mình và cùng nhau
nhận xét.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Gia đình, bản thân,
trường mầm non, ...
 Hoạt động 26: Xếp hình con mèo
Mục đích: Trẻ biết xếp các hột, hạt... theo đường tròn để tạo thành con mèo
Chuẩn bị: Mỗi trẻ một rổ đựng các hột, hạt (hột, hạt có hình tròn); tranh vẽ
hình con mèo.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát tranh con mèo. Cô gợi mở để trẻ nêu được một số bộ
phận chính nổi bật của con mèo: Mình, đầu, đuôi, ria mép... Phân biệt hình dạng,
kích thước, màu sắc của các bộ phận đó (đầu tròn nhỏ, mình thon dài, đuôi dài,
ria mép ngắn...)
- Co xếp cho trẻ xem.
- Cô tạo tình huống chơi: Cả lớp xếp nhiều chú mèo đẹp để tổ chức "Hội thi
mèo".
- Trẻ tự chọn nguyên vật liệu để xếp hình con mèo theo ý thích. Cô giúp đỡ
trẻ còn lúng túng. Khuyến khích trẻ xếp các con mèo to, nhỏ khác nhau. Con
mèo có đuôi dài và ở các tư thế khác nhau như đứng, ngồi, nằm.
- Kết thúc tổ chức thi: Chú mèo nào được giải nhất, chú mèo nào không
được giải, vì sao?
- Tương tự cho trẻ xếp hình con thỏ, gà, hươu bằng que
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Động vật, bản thân,
gia đình,...
 Hoạt động 27: Xếp hình đàn chim
Mục đích: Trẻ biết xếp khéo léo các vuông, tam giác tạo thành đàn chim.

119
Chuẩn bị: Mỗi trẻ từ 5 đến 6 hình tam giác và một hình vuông có màu sắc
khác nhau.
Tiến hành:
- Cô đàm thoại với trẻ về đàn chim: Tiếng kêu, màu sắc của chúng như thế
nào? Chim ăn gì? Chúng sống ở đâu? Hỏi trẻ ở nhà có nuôi chim không?...
- Cô xếp cho trẻ xem.
- Cho trẻ tự xếp bằng các hình tam giác, hình vuông có màu sắc khác nhau
theo ý thích của trẻ. Nhắc trẻ cố gắng xếp hình những con chim ở các tư thế bay
khác nhau.
- Kết thúc: Cho trẻ nhận xét "sản phẩm" của nhau xem ai xếp được nhiều
con chim và đàn chim nào đẹp? Tại sao?
- Cho trẻ mô tả về đàn chim của mình và cùng nhau chơi trò chơi vận động
"Con gì kêu".
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Động vật, bản thân,
gia đình ...
 Hoạt động 28: Xếp hình các con vật
Mục đích: Trẻ khéo léo xếp các hình vuông, tam giác tạo thành các con vật:
Gà, vịt, ngan, chó
Chuẩn bị: Số lượng các hình tam giác và hình vuông có các màu sắc khác
nhau, đủ cho trẻ xếp.
Tiến hành:
- Gợi ý cho trẻ kể về các con vật: Gà, vịt, ngan, chó. Tiếng kêu, màu sắc
của chúng như thế nào? Chúng ăn gì? Chúng sống ở đâu? Hỏi trẻ ở nhà có nuôi
các con vật đó không?
- Cô xếp cho trẻ xem.
- Cho trẻ tự xếp bằng các hình tam giác, hình vuông có màu sắc khác nhau
theo ý thích của trẻ.

120
- Cho trẻ nhận xét "sản phẩm" của nhau: Ai xếp được con vật gì? Có đẹp
không? Tại sao?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Động vật, bản thân,
gia đình...
 Hoạt động 29: Xếp hình hoa sen
Mục đích: Trẻ biết xếp các hình vuông, hình tam giác liền sát cạnh nhau
tạo thành bông sen.
Chuẩn bị: Số lượng các hình hình học nhiều màu sắc đủ cho mỗi trẻ tham
gia; tranh vẽ hình hoa sen.
Tiến hành:
- Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ hình hoa sen; gợi mở để trẻ nêu được một số
bộ phận chính của hoa sen, màu sắc, hình dạng của từng bộ phận đó. Khuyến
khích trẻ kể về hoa sen: Có đẹp không? Vì sao?
- Cô tạo tình huống: Cả lớp xếp nhiều hoa sen để tặng mẹ nhân ngày 8/3.
- Cô xếp cho trẻ xem.
- Trẻ tự chọn nguyên vật liệu để xếp tùy theo ý thích. Cô giúp đỡ trẻ còn
lúng túng. Động viên trẻ xếp 2 hoặc 3 bông hoa và có sáng tạo.
- Kết thúc giờ chơi, cô cho trẻ mô tả về bông hoa của mình và nhận xét lẫn
nhau: Hoa sen của ai đẹp? Có sáng tạo? Bông sen của ai xếp còn chưa đẹp? Vì
sao?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Thực vật, động vạt,
bản thân, gia đình, trường mầm non, nghề nghiệp, quê hương ...
 Hoạt động 30: Xếp hình vƣờn hoa quả
Mục đích: Trẻ khéo léo xếp các hột, hạt, vỏ hến tạo thành vườn hoa quả.
Chuẩn bị: Cho trẻ quan sát vườn hoa. Cô khuyến khích trẻ kể về những
bông hoa mà trẻ nhìn thấy.

121
Tiến hành:
- Cô xếp cho trẻ xem.
- Trẻ tự chọn vật liệu. Cô giúp đỡ trẻ còn lúng túng. Động viên trẻ xếp và
có sáng tạo.
- Kết thúc giờ chơi, cô cho trẻ mô tả về "sản phẩm" của mình và nhận xét
lẫn nhau xem "sản phẩm" của ai đẹp? Có sáng tạo? Vì sao?
- Lưu ý: tùy theo khả năng của trẻ, có thể cho trẻ xếp 1, 2 hoặc 3 mẫu.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Thực vật, động vật,
bản thân, gia đình, trường mầm non, ...
 Hoạt động 31: Xếp hình ca-nô
Mục đích: Trẻ biết sử dụng tất cả các kĩ năng đã biết để xếp chiếc ca-nô có
cấu trúc phức tạp và biết trang trí ngôi nhà theo ý thích.
Chuẩn bị: Ca-nô đồ chơi (hoặc tranh, ảnh về chiếc ca-nô); các khối gỗ xây
dựng đủ màu sắc, hình dạng, kích thước khác nhau; các đồ chơi nhỏ như búp bê,
cờ...
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát chiếc ca-nô đồ chơi (hoặc tranh vẽ). Cô gợi mở để trẻ gọi
tên từng phần (đuôi, mũi, thành của ca-nô, ca-bịn, ống khói, đài thuyền trưởng).
Cần chỉ cho trẻ thấy phần trước (mũi) của ca-nô nhọn hơn. Cô hỏi trẻ ca-nô chạy
ở đâu? Ca-nô chở gì? Ai đã được đi ca-nô? Có thể cho trẻ đọc bài thơ về các
phương tiện giao thông trên biển hoặc về đời sống của các thủy thủ.
- Cô xếp chiếc ca-nô cho trẻ xem.
- Cho trẻ tự chọn nguyên vật liệu và xếp chiếc ca-nô theo ý muốn. Cô theo
dõi và giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn.
- Gợi ý cho trẻ tự nhận xét những chiếc ca-nô của nhau (những chiếc ca-nô
nào xếp vững chắc, cách trang trí đẹp và có sáng tạo).

122
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Giao thông, trường
mầm non, quê hương...
 Hoạt động 32: Xếp hình máy bay bằng các thanh gỗ
Mục đích: Trẻ nhớ lại và củng cố những kĩ năng xây dựng đã được học để
hoàn thiện một công trình mới.
Chuẩn bị: Tranh vẽ hoặc đồ chơi máy bay. Mỗi trẻ 3 thanh gỗ có kích
thước dài ngắn khác nhau và 2 khối trụ.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát hình vẽ máy bay (hoặc máy bay đồ chơi). Cô khuyến
khích trẻ mô tả từng bộ phận của máy bay (đầu máy bay, thân, đuôi, cánh...)
Cho trẻ biết có rất nhiều loại máy bay (máy bay dân dụng, máy bay quân sự...)
và công dụng của từng loại máy bay. Hỏi trẻ nào đã được đi máy bay.
- Trẻ tự chuẩn bị vật liệu, sau đó hướng dẫn trẻ quan sát. Cô yêu cầu trẻ
phân biệt các phần của công trình, tìm ra phần chính xác, xác định cách sắp xếp
các phần với nhau, biết gọi tên các phần đó.
- Cho trẻ tự xếp. Cô quan sát và giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Khuyến khích trẻ
sáng tạo.
- Có thể cho trẻ xếp chiếc máy bay bằng hột, hạt.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Giao thông, nghề
nghiệp, trường mầm non, quê hương ...
 Hoạt động 33: Xếp hình ô tô chở hàng
Mục đích: Trẻ nhớ lại và củng cố những kĩ năng xây dựng đã được học để
hoàn thiện một công trình mới.
Chuẩn bị: Khối gỗ (hình viên gạch) tấm gỗ, những thanh gỗ dài, khối trụ...
Tiến hành:
- Trong khi đi dạo, cho trẻ quan sát ô tô vận tải. Cô giới thiệu cho trẻ biết
tên gọi từng bộ phận của xe, (phía trước là động cơ, tiếp theo là buồng lái, phía

123
sau là thùng xe để chứa hàng, đèn pha dùng để chiếu sáng đường đi khi trời tối).
Cho trẻ quan sát ô tô vận tải chở nhiều thứ hàng khác nhau.
- Trực nhật sắp xếp những vật liệu theo từng loại. Cô nói cho trẻ biết ở trên
bàn có nhiều vật liệu xây dựng, yêu cầu trẻ gọi tên của từng vật liệu đó.
- Trẻ quan sát chiếc máy bay do cô xếp. Cô yêu cầu trẻ phân biệt các phần
của công trình, tìm ra phần chính xác, xác định cách sắp xếp các phần với nhau
và phần chính, biết gọi tên các phần đó, xác định xem bộ phận đó được làm từ
những vật liệu gì và biết xây dựng chúng theo một trình tự nhất định. Dùng các
câu hỏi để giúp trẻ thực hiện công việc.
- Cho trẻ tự xếp. Cô quan sát và giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Khuyến khích trẻ
sáng tạo.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Giao thông, trường
mầm non, nghề nghiệp, quê hương ...
 Hoạt động 34: Xếp hình máy bay bằng hột, hạt
Mục đích: Trẻ khéo léo xếp hình máy bay bằng các hột, hạt; phát triển tính
tò mò, khám phá thiên nhiên.
Chuẩn bị: Các nguyên vật liệu khác nhau: Hột, hạt, sỏi.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát hình vẽ máy bay (hoặc máy bay đồ chơi). Cô khuyến
khích trẻ mô tả về máy bay. Hỏi trẻ đã biết xếp máy bay chưa, bằng vật liệu gì?
Cho trẻ biết có thể xếp phương tiện giao thông đó bằng hột, hạt, sỏi.
- Tổ chức thi xếp máy bay.
- Cô xếp cho trẻ xem.
- Trẻ tự chọn nguyên vật liệu. Cô giúp đỡ những trẻ còn lúng túng. Khuyến
khích trẻ xếp nhanh, đẹp và có sáng tạo.
- Kết thúc giờ chơi, cô cho trẻ mô tả về "sản phẩm" của mình và nhận xét
lẫn nhau xem "sản phẩm" của ai đẹp? Có sáng tạo? Vì sao?

124
- Cho trẻ xếp tiếp tàu hỏa và tàu thủy.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Giao thông, trường
mầm non, quê hương ...
 Hoạt động 35: Xếp hình ngôi nhà
Mục đích: Trẻ biết xếp ngôi nhà có cấu trúc phức tạp và biết trang trí công
trình.
Chuẩn bị:
- Tất cả những vật liệu xây dựng và những đồ chơi bổ sung (búp bê, cây
cảnh, hoa lá...)
- Kê bàn sao cho các công trình khi xếp xong sẽ được xếp thành hàng và
như vậy những ngôi nhà xếp xong sẽ như một dãy phố và dễ dàng quan sát thấy
nó.
Tiến hành:
- Khi đi dạo, cô cho trẻ quan sát nhà cửa ở xung quanh, nói cho trẻ biết
xung quanh nơi trẻ sống có rất nhiều nhà to và đẹp. Trong những ngôi nhà lớn
có nhiều người ở và được trang trí rất đẹp. Cô cho trẻ biết các loại nhà khác
nhau: Nhà trường, vườn trẻ, nhà máy.
- Cô xếp mẫu và lưu ý trẻ cách xếp nền nhà, cửa sổ. Cách trang trí nhà theo
nhiều cách khác nhau, tùy theo sở thích. Xếp bậc thềm vào nhà có tay vịn. Có
rất nhiều kiểu tay vịn khác nhau: Có thể dùng các hình tam giác, có thể xếp các
khối gỗ hình trụ ở hai bên bạc thang. Nhà sẽ đẹp nếu được sắp xếp cẩn thận các
chi tiết. Xung quanh nhà có thể làm vườn hoa, trồng cây..
- Cho trẻ tự xếp. Nếu trẻ nào quên cách xây dựng có thể cho xem mẫu xây
dựng của cô.
- Kết thúc, cô cho trẻ nhận xét lẫn nhau xem xây nhà đã vững chắc chưa,
cách trang trí nhà có đẹp không?
- Gợi ý trẻ xếp ngôi nhà có nhiều kiểu dáng khác nhau.

125
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Trường mầm non,
quê hương ...
 Hoạt động 36: Xếp hình chiếc thuyền
Mục đích: Trẻ khéo léo xếp chiếc thuyền bằng que; phát triển tính tò mò,
khám phá thiên nhiên.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ có đủ số que dài, ngắn khác nhau để xếp hình chiếc
thuyền.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát tranh vẽ hình chiếc thuyền (hoặc chiếc thuyền đồ chơi).
Cô khuyến khích trẻ kể về chiếc thuyền (cấu tạo, công dụng...) Cho trẻ biết có
thể xếp những chiếc thuyền bằng các que.
- Khuyến khích trẻ xếp nhiều thuyền để đi du lịch trên sông.
- Cô xếp cho trẻ xem.
- Trẻ tự chọn nguyên vật liệu. Cô giúp đỡ những trẻ còn lúng túng. Khuyến
khích trẻ xếp nhanh, đẹp và có sáng tạo.
- Kết thúc cô cho trẻ nhận xét xem lẫn nhau xem "sản phẩm" của ai đẹp?
Có sáng tạo? Vì sao?
- Tương tự cho trẻ xếp chiếc thuyền bằng các hình hình học.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Giao thông, nghề
nghiệp, quê hương ...
 Hoạt động 37: Xếp hình đƣờng phố
Mục đích: Giúp trẻ áp dụng một cách sáng tạo những kĩ năng xếp hình có
từ trước và củng cố kĩ năng lao động tập thể.
Chuẩn bị: Tất cả những vật liệu và những đồ chơi bổ sung (búp bê, cây
cảnh, cành hoa, những con vật nuôi trong nhà, lá cờ, các phương tiện giao thông
khác nhau...).

126
Tiến hành:
- Khi cùng trẻ đi dạo, cô hướng trẻ chú ý đến các tòa nhà khác nhau, các
cửa hàng, trường học, vườn trẻ, nhà ở. Trẻ học phân biệt các loại nhà đó theo
dấu hiệu bên ngoài, nhận biết các công trình xây dựng tương tự ở phố khác. Cô
chỉ và nói cho trẻ biết ở đường phố có đường xe điện, có ô tô chạy...
- Trước khi trẻ bắt tay vào xây, cô yêu cầu trẻ nhớ lại những cái đã nhìn
thấy ở ngoài phố. Sau đó cho trẻ biết là sẽ cùng nhau xây dựng theo từng nhóm
nhỏ ba, bốn người tùy trẻ tự chọn.
- Cô yêu cầu trẻ suy nghĩ xem định xây dựng cái gì (Các nhà to và nhỏ, có
vườn cây, đường tàu điện, đường ô tô...) cũng như quy định trình tự thực hiện
công việc cho hợp lý. Khi đã phân công xong nhiệm vụ xây dựng, cô cho trẻ bắt
tay vào việc.
- Cô theo dõi giúp trẻ chọn vật liệu một cách có suy nghĩ, chú ý đến việc trẻ
hợp tác một cách hòa thuận với nhau và kết quả là đã xây dựng được một đường
phố thực sự.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Trường mầm non,
quê hương...
 Hoạt động 38: Xếp khung ảnh Bác Hồ
Mục đích: Trẻ biết xếp xen kẽ theo màu, hình để dán.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ một khung ảnh có hình Bác Hồ; các hình tròn, tam giác,
vuông có cùng màu sắc.
Tiến hành:
- Trẻ xem tranh, băng hình hoặc đọc thơ, nói chuyện về Bác Hồ.
- Cho trẻ nói lên ý định của mình (Con sẽ trang trí khung ảnh như thế
nào?).
- Cô hướng dẫn cho trẻ xem, sau đó lần lượt xếp xen kẽ các hình và dán.

127
- Nhận xét sản phẩm. Cho trẻ chọn tranh nào đẹp và khuyến khích trẻ nói
được đẹp ở chỗ nào?
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Trường mầm non,
quê hương ...
 Hoạt động 39: Nặn búp bê mặc váy
Mục đích: Trẻ biết dài mỏng đất tạo thành cái váy; trẻ biết sáng tạo khi nặn
thêm một số chi tiết như làm nơ, cúc, tóc; tạo dáng cho búp bê...
Chuẩn bị: Mẫu nặn của cô (5 đến 6 búp bê).
Tiến hành:
- Trẻ quan sát các mẫu của cô và nêu nhận xét về váy, tóc... của búp bê.
- Cô hướng dẫn cách làm: Nặn viên đất theo kĩ năng nặn dọc, dùng tay dàn
mỏng và uốn lại thành ống, xòe ở phía dưới,xoay tròn viên đất làm đầu để đính
vào phía trên. Sau cùng nặn thêm các chi tiết như tóc, tay, áo...
- Trẻ thực hiện. Cô hướng dẫn lại cách làm từng chi tiết với những trẻ chưa
làm được.
- Cho trẻ bày tất cả các sản phẩm lên bàn và cùng nhau quan sát, nhận xét
những sản phẩm đẹp, sáng tạo.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, ...
 Hoạt động 40: Nặn hình ngƣời
Mục đích: Trẻ biết nắn thỏi đất dài thành các phần tương đối hợp lí để
thành hình người gồm đầu, mình, tay chân.
Chuẩn bị: Một số mẫu cô nặn sẵn; đất nặn và bảng con cho cô và trẻ.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát các mẫu và nhận ra các phần như đầu, mình, tay, chân
đều là những phần không tách rời (liền khối).

128
- Cô nặn từ thỏi đất dài thành từng phần (không tách rời) cho trẻ xem.
- Trẻ thực hiện. Cô hướng dẫn lại với những trẻ còn lúng túng, tập ước
lượng các phần sao cho cân đối.
- Nếu trẻ còn thích nặn, cô cho trẻ nặn tiếp các đồ trang sức như vòng, kính
để trang trí cho người nặn của mình.
- Trẻ bày tất cả các sản phẩm lên và cùng nhau nhận xét sản phẩm nào đẹp,
cân đối các phần.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, ...
 Hoạt động 41: Nặn cái làn (giỏ)
Mục đích: Trẻ biết cách dàn mỏng và làm lõm viên đất; gắn quai tạo nên
chiếc làn (giỏ).
Chuẩn bị: Mẫu nặn sẵn của cô; đất nặn, bảng con cho cô và trẻ.
Tiến hành:
- Cho trẻ xem những chiếc làn mẫu cô nặn và nêu nhận xét: Bên ngoài
phẳng, bên trong lõm, có quai, có đế...
- Nếu trẻ chưa biết, cô nặn mẫu từ viên đất xoay tròn, dùng tay dàn mỏng
và làm lõm. Sau đó lăn dọc, làm quai nhỏ và đế làn.
- Cô cho trẻ thực hiện, giúp đỡ những trẻ chưa làm được.
- Gợi ý để trẻ cùng chơi trò chơi: Mang làn đi chợ, mua thức ăn về nấu cho
em bé ăn.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, ...
 Hoạt động 42: Nặn các con vật bé thích
Mục đích: Trẻ biết nặn những con vật mà trẻ thích như lợn, gà, cá, chim.
Chuẩn bị: Cô nặn sẵn 5 hoặc 6 con vật, tranh các con vật gần gũi.

129
Tiến hành:
- Cho trẻ xem và trao đổi cùng nhau về các con vật mà trẻ yêu thích như
thỏ, gà, lợn, cá, chim... Gợi ý cho trẻ nêu đặc điểm nơi sống và thức ăn của
chúng. Ai là người chăm sóc và chăm sóc như thế nào?...
- Cô hướng dẫn và nặn gợi ý một vài con cho trẻ xem. Sau đó cho trẻ thực
hiện. Cô hướng dẫn riêng với những trẻ chưa biết cách nặn con vật.
- Cho trẻ trưng bày các sản phẩm và chơi trò chơi "Trang trại chăn nuôi" để
kết thúc giờ học.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Động vật, bản thân,
gia đình, ...
 Hoạt động 43: Nặn thú rừng
Mục đích: Trẻ nặn được những con vật sống trong rừng như hươu, nai, thỏ,
nhím, hổ, voi... bằng những kĩ năng nặn mà trẻ đã biết; biết sáng tạo khi nặn các
con vật này như: Tạo cho chúng có dáng vẻ riêng, đặt cho chúng một tên gọi
riêng.
Chuẩn bị: Mẫu một số con vật cô nặn sẵn; đất nặn, bảng cho cô và trẻ; một
góc chơi nào đó có cây, cỏ - khu rừng, để trẻ sẽ đặt sản phẩm của mình vào.
Tiến hành:
- Cô gợi ý là cần phải gửi một số con vật sống trong rừng cho vườn bách
thú.
- Hỏi để trẻ nói lên những hiểu biết của mình (Những con vật nào sống
trong rừng; thức ăn; dáng đi của chúng...)
- Cho trẻ xem các mẫu nặn con vật của cô; trẻ nêu những nhận xét về hình
dáng, tên gọi, đặc điểm riêng biệt của chúng.
- Trẻ thực hiện. Cô hướng dẫn cụ thể với những trẻ còn lúng túng khi nặn.
- Cho trẻ thả các con vật của mình vào rừng.

130
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Động vật, gia đình,
bản thân, ...
 Hoạt động 44: Nặn các loại quả tròn
Mục đích: Trẻ biết chia đất thành các phần, nặn từng phần, xoay tròn để tạo
thành các sản phẩm khác nhau, đặt tên quả phù hợp với đặc điểm về hình dáng.
Chuẩn bị: Đất nặn, bảng con cho cô và trẻ.
Tiến hành:
- Cô và trẻ cùng nói về những quả có hình dáng tròn ở địa phương như:
Chanh, bưởi, táo, dâu da, sim, đào...
- Cô giúp trẻ nhắc lại cách chia các phần đất nặn cho hợp với mỗi quả to
hoặc nhỏ.
- Trẻ thực hiện. Cô gợi mở thêm cho một số trẻ còn lúng túng. Khuyến
khích trẻ nêu đặc điểm về hình dáng của quả.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Động vật, thực vật,
bản thân, gia đình, trường mầm non, ...
 Hoạt động 45: Nặn các loại quả
Mục đích: Luyện các kĩ năng đã học để nặn những quả mà trẻ thích ăn
Chuẩn bị: Một số quả cô nặn sẵn hoặc lấy quả bằng nhựa, quả thật
Tiến hành:
- Trẻ quan sát một số quả như cà chua, chuối, gấc, hồng xiêm, táo, cam,
chanh... (Những quả có ở địa phương). Cho trẻ xem xét, gọi tên, nêu những điều
trẻ biết về các loại quả đó như màu, mùi vị, tác dụng của chúng (Ngon, ngọt,
chua, bổ, mát...) Hỏi trẻ thích ăn những quả gì? Làm thế nào để nặn ra chúng?
Cô có thể nhắc một số cách làm và có thể làm thử cho trẻ xem một vài quả nếu
trẻ chưa biết.
- Trẻ thực hiện. Cô gợi ý cho trẻ nặn quả trẻ thích. Khuyến khích trẻ nặn ra
những quả đẹp, có những đặc điểm rõ nét về hình dáng và màu sắc...

131
- Cho cả lớp trưng bày sản phẩm và cho trẻ chơi trò chơi bán hàng hoa quả
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Thực vật, động vật,
bản thân, gia đình, trường mầm non, nghề nghiệp, quê hương ...
 Hoạt động 46: Nặn cửa hàng hoa quả
Mục đích: Trẻ biết cùng nhau nặn một số hoa quả để chơi bán hàng.
Chuẩn bị: Đất nặn, đất sét, đĩa, rổ nhỏ, cân, tiền giấy.
Tiến hành:
- Cô gợi ý với nhóm trẻ rằng muốn mở một cửa hàng nhưng chưa có gì để
bán nên cả nhóm sẽ cùng nhau nặn một số hoa quả. Hỏi trẻ thích nặn những hoa
gì, quả gì?
- Sau khi trẻ nặn xong, hỏi trẻ sản phẩm đó trẻ định bán giá là bao nhiêu,
giáo viên bảo trẻ tự ghi "giá tiền" lên bảng hoặc tấm bìa nhỏ, hướng dẫn cho trẻ
xếp các sản phẩm của mình vào rổ hoặc đĩa rồi bày bán. Một nhóm trẻ sẽ là
người bán, một nhóm là người mua, một nhóm ở nhà chuẩn bị nấu.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Thực vật, động vật,
bản thân, gia đình, trường mầm non, ...
 Hoạt động 47: Xé dán nhà của mình
Mục đích: Trẻ biết sử dụng các loại vật liệu khác nhau để cùng nhau xé dán
theo những ý tưởng riêng, phong phú của mình.
Chuẩn bị:
- Giấy, báo khổ A4, A3; họa báo cũ, sách cũ, bút màu, hồ dán.
- Cô cùng trẻ trao đổi trước, cần phải có những vật liệu gì để tạo thành ngôi
nhà to cho mọi người cùng ở (cây, hoa, đồ dùng trong gia đình, các con vật
cảnh...). Cho trẻ xé trước những vật liệu đó từ tranh, họa, báo, đến giờ hoạt động
chỉ việc sắp xếp bố cục và dán thôi.

132
Tiến hành:
- Cô vẽ sẵn hình một ngôi nhà thật to, nhiều hình cây cối, chim, gà, con
người... để cho trẻ cùng nhau dán lên ngôi nhà. Đưa ra các câu hỏi thích hợp
buộc trẻ phải suy nghĩ: Ngôi nhà của ai, có những ai, có con gì, cái gì? Cần phải
dán cái gì vào đâu? Làm thế nào để ngôi nhà đẹp hơn? (Xung quanh ngôi nhà
trồng cây, hoa, có chim, gà...)
- Treo sản phẩm lên để trẻ ngắm và nhận xét về ngôi nhà chung do cả lớp
xây dựng nên (Ngôi nhà có đẹp không? Con có thích ở không? Vì sao? Con
thích ở chỗ nào trong ngôi nhà? Tất cả phải giữ gìn thì ngôi nhà mới được đẹp
mãi...).
- Nâng cao: Những lần sau, cô có thể vẽ những đường viền quanh ngôi nhà
bằng các phác họa khác nhau và cho trẻ đặt các viên sỏi nhỏ, các cánh hoa hoặc
các loại vỏ theo các đường có sẵn, hoặc cho trẻ phủ kín trong đường viền bằng
bột màu trắng, bột màu, cánh hoa, sỏi, cát... để hoàn chỉnh tiếp bức tranh ngôi
nhà. Hoặc cho trẻ cùng nhau xé và dán thành một sản phẩm chung: Vườn cây ăn
quả, công viên, sân bay, thuyền trên biển...
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình.
 Hoạt động 48: Xé và dán hình con cá
Mục đích: Trẻ biết gấp đôi và xé lượn vòng cung tạo thành hình con cá;
luyện cách phết hồ và dán; vẽ bổ sung các cho tiết: Mắt, mang và đuôi.
Chuẩn bị: Mẫu của cô (4 hoặc 5 con cá đã xé); một tờ giấy khổ to, vẽ sẵn
đường viền hình tròn, hoặc ô van - cái ao, hồ.
Tiến hành:
- Cô và trẻ cùng trao đổi những hiểu biết về cá và điều kiện để cá sống:
Nước sạch, rong rêu, cá sinh sôi nhiều... Cá có lợi ích đối với con người.

133
- Cho trẻ xem các mẫu của cô và nhận xét: Mình con cá cong tròn, cá có
mắt, đuôi, mang, vây, vẩy... Sau đó cô làm mẫu: Gấp đôi và xé lượn vòng cung
tạo thành hình con cá.
- Trẻ thực hiện. Cô hướng dẫn lại với những trẻ còn lúng túng. Khuyến
khích những trẻ đã xé xong, trang trí các chi tiết mắt, vây, đuôi cho cá.
- Khi trẻ đã hoàn thành sản phẩm, cô bảo trẻ "thả cá vào ao": Trẻ dán tất cả
sản phẩm vào trong đường viền tròn của tờ giấy khổ to.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Động vật, bản thân,
gia đình, ...
 Hoạt động 49: Dán váy (áo) cho búp bê
Mục đích: Trẻ biết xé, dán các mảnh rời tạo thành váy (hoặc áo) cho búp
bê; biết cách bố cục và dán.
Chuẩn bị: Một số mẫu.
Tiến hành:
- Cho trẻ xem một số mẫu và gợi ý trẻ nói lên nhận xét của mình về những
chiếc áo (váy) đó.
- Cô xé cho trẻ xem: Từ mảnh giấy lớn thành các phần mình (xé lượn thành
cổ) là 1 hình vuông lớn làm thaann và 2 hình chữ nhật nhỏ làm tay. Nếu là váy
thì xé thân trước, váy sau.
- Cho trẻ tự dán.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non...
 Hoạt động 50: Dán trang trí trên băng giấy
Mục đích: Trẻ biết xếp xen kẽ các hình theo mẫu để dán.
Chuẩn bị:
- Một vài mẫu trang trí trên băng giấy do cô chuẩn bị hoặc sưu tầm.

134
- Băng giấy kích thước 7 x 25cm, các hình trang trí để dán có đường kính
3cm cho cô.
- Băng giấy kích thước 5 x 20cm cho mỗi trẻ, hình trang trí cắt sẵn có
đường kính 2cm.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát các mẫu của cô và nêu nhận xét về hình, màu, về sự xen
kẽ lặp đi lặp lại giữa các hình trang trí.
- Cô dán cho trẻ xem: Cô đặt ngang băng giấy trước mặt, lần lượt xếp xen
kẽ các hình và lần lượt dán chúng theo kĩ năng đã biết.
- Trẻ thực hiện. Cô hướng dẫn lại cho trẻ chưa thực hiện được.
- Cho trẻ trưng bày tất cả các sản phẩm lên và trao đổi cùng nhau những sản
phẩm nào đẹp và sạch, những sản phẩm nào cần phải tiếp tục hoàn thành.
- Những lần sau, cho trẻ dán trang trí trên băng giấy theo những mẫu khác
do co và trẻ sưu tầm.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Gia đình, bản thân,
động vật, ...
 Hoạt động 51: Dán các nan giấy
Mục đích: Trẻ biết phết hồ vào mặt trái nan giấy để dán chéo nhau theo
hình dấu nhân; dạy trẻ cách bố cục các nan giấy trên mặt phẳng.
Chuẩn bị:
- Mẫu của cô đan sẵn.
- Các nan giấy nhiều kích thước 1 x 3cm, đủ cho trẻ dùng.
- Giấy (hoặc bìa) và hồ dán.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát mẫu để nhận xét các nan giấy được xếp như thế nào
(chéo lên nhau).

135
- Cô dán cho trẻ xem: Phết hồ vào mặt trái các nan giấy cùng một màu và
lần lượt đặt từng nam bắt chéo lên nhau (không xếp trước các nan giấy).
- Cho trẻ phết hồ và dán từng nan giấy. Lưu ý dán cho thẳng hàng ngàng.
- Bày tất cả các sản phẩm của trẻ lên và cho trẻ nhận xét sản phẩm nào đẹp,
sản phẩm nào phải hoàn chỉnh tiếp, vì sao?
- Những lần sau cho trẻ dán các nan giấy theo các bố cục khác và không
nhất thiết phải thực hiện ở hoạt động học có chủ đích.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Gia đình, trường
mầm non, ...
 Hoạt động 52: Dán các hình tròn màu
Mục đích: Trẻ biết cách phết hồ vào mặt trái của hình và dán chồng các
hình tròn to nhỏ khác nhau theo hai kiểu.
Chuẩn bị:
- Hai bộ làm mẫu, mỗi bộ gồm 3 hình tròn khác nhau, có đường kính lần
lượt là: 4cm, 6cm, 8cm và dán 2 kiểu khác nhau.
- Mỗi trẻ 2 bộ hình tròn, mỗi bộ gồm 3 hình tròn khác màu, đường kính lần
lượt là 2cm, 4cm, 6cm.
Tiến hành:
- Cho trẻ nhận xét 2 mẫu dán chông hình tròn. Hướng dẫn trẻ nhận xét cách
xếp và dán khác nhau của 2 mẫu: Một mẫu hình tròn dán chống 3 hình từ lớn
đến nhỏ trùng nhau ở tâm (giữa), còn một mẫu hình tròn dán chông 3 hình lên
nhau từ to đến nhỏ trùng nhau ở đường viền ngoài.
- Cô làm mẫu cho trẻ xem: Lần lượt phết hồ, cho hình tròn nhỡ dán lên hình
tròn to trước, rồi lấy hình tròn nhỏ dán lên hình tròn nhỡ, trùng với tâm hình tròn
hoặc trùng đường viền hình tròn.
- Trẻ thực hiện: Cô hướng dẫn lại cho trẻ dán đúng 2 kiểu hình tròn. Tùy
theo khả năng của trẻ, cô có thể gợi ý để trẻ dán theo những cách khác nữa.

136
- Cho trẻ treo tất cả các sản phẩm lên, cùng nhau nhận xét những sản phẩm
đẹp, độc đáo.
- Những lần sau, trẻ sẽ luyện tập kĩ năng dán này với các hình dạng khác
(vuông, chữ nhật...) ở hoạt động góc.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân, gia đình,
trường mầm non, ...
 Hoạt động 53: Cắt dán hình ngƣời máy
Mục đích: Trẻ biết cắt đôi từ tờ giấy hình chữ nhật to, nhỏ thành những
hình vuông to, nhỏ khác nhau để dán thành hình người máy; biết cùng nhau biểu
diễn vui vẻ các vận động nhịp nhàng của người máy.
Chuẩn bị: Một số mẫu người máy cắt dán đơn giản của cô; băng giấy màu
kích thước 5 x 10cm, kéo, bìa và hồ dán cho mỗi trẻ.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát các mẫu của cô và nhận xét: Người máy gồm có bộ phận
nào (đầu, mình, tay, chân); các bộ phận đó được tạo ra từ hình nào, kích thước ra
sao (từ các hình vuông; hình vuông to nhất làm thân mình; nhỏ hơn một chút
làm đầu; tay (chân) làm bằng hai hình vuông nhỏ bằng nhau.
- Cô hướng dẫn cắt băng giấy hình chữ nhật thành những hình vuông có
kích thước khác nhau bằng cách gập đôi và cắt theo đường gập.
- Trẻ thực hiện. Cô hướng dẫn lại với những trẻ còn lúng túng cách cầm
kéo và cắt cho 2 bên băng giấy bằng nhau tạo thành các hình vuông. Khi trẻ dán
nhắc trẻ đặt ngay ngắn.
- Trẻ treo bức tranh lên. Cho trẻ cùng nhau nhận xét người máy nào đẹp, dễ
thương, vì sao?
- Trẻ bắt chước đi như người máy, cử động tay như người máy.
- Cho trẻ cắt dán người máy có cấu tạo phức tạp hơn từ hình vuông, hình
chữ nhật, tam giác.
- Có thể cho trẻ luyện tập hoạt động này ở các chủ đề: Bản thân. gia đình,
trường mầm non, …

137
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thanh Thủy, Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm
non, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2004.
2. Trung tâm nghiên cứu giáo dục mầm non, Chương trình giáo dục mẫu
giáo từ 3 đến 4 tuổi.
3. Trung tâm nghiên cứu giáo dục mầm non, Chương trình giáo dục mẫu
giáo từ 4 đến 5 tuổi.
4. Trung tâm nghiên cứu giáo dục mầm non, Chương trình giáo dục mẫu
giáo từ 5 đến 6 tuổi.

138

You might also like