Cơ sở văn hoá Việt Nam

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 67

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

(do PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ tổng hợp từ


1. Trần Quốc Vượng 2005: Cơ sở Văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục
2. Trần Ngọc Thêm 2005: Cơ sở Văn hóa Việt Nam, NXB Tp.Hồ Chí Minh).

CHƯƠNG 1 – VĂN HÓA & VĂN HÓA VIỆT NAM


1. Khái niệm Văn hóa
(Chương 1 bài 1 cuốn CSVHVN – Trần Ngọc Thêm; Chương 1 cuốn
CSVNVH – Trần Quốc Vượng)
VH phẩm đồi trụy  ?
+ Phương Đông cổ đại:
Văn 文= đẹp, có giá trị (cho cả cộng đồng XH), thường được hiểu là CHÂN,
THIỆN, MỸ
Hóa 化 = giáo hóa, cải hóa.
+ Phương Tây cổ đại
Cicéro (Roman, TK 1 trCN): Văn hóa = kultura hay kultur (trồng trọt  canh
tác)  dần dà nhấn mạnh nghĩa “canh tác tinh thần” (T. Anh: culture)  văn hóa
mang gốc nông nghiệp – nông thôn, khác với văn minh: CHÂN, THIỆN, MỸ
+ Thế kỷ 19: Tylor : Văn hóa hay văn minh là một tổng thể phức hợp bao gồm
hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng
và tập quán khác mà con người lĩnh hội được với tư cách là một thành viên của xã
hội”.
Các khuyết điểm: (1) Đồng hóa văn hóa với văn minh (sai); (2) Văn hóa = tổng
thể phức hợp (không rõ ràng, không mang tính cấu trúc); (3) Chỉ bàn về tinh thần.
Tuy nhiên có 3 điểm sáng: (1) Chỉ có con người mới có văn hóa (= “do con
người lĩnh hội”; (2) con người chỉ tạo nên văn hóa khi sống với xã hội, tức văn hóa
mang tính xã hội; (3) Văn hóa bao gồm các giá trị được lưu truyền từ đời này sang
đời khác.

1
+ UNESCO: “VH là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và
hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các
giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của
từng dân tộc”.
+ Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và
các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa”.
+ Trần Ngọc Thêm 1996: “VH là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. Có 4 đặc trưng:
tính hệ thống, tính giá trị (căn cứ vào chủ thể, không gian, thời gian), tính nhân
sinh, tính lịch sử.
+ Hai cách hiểu thuật ngữ “văn hoá”: Nguyễn Từ Chi 1996: Văn hóa có thể được
định nghĩa từ 2 góc độ:
(1) Góc hẹp = góc nhìn báo chí. Văn hóa = kiến thức con người, kiến thức xã
hội. Ví dụ: “trình độ văn hóa”, “trung tâm bồi dưỡng văn hóa”..
(2) Góc độ văn hoá học, dân tộc học, định nghĩa theo khoa học, hiểu văn hóa là
một hệ thống. “Văn hóa không tự hạn chế vào một số biểu hiện của cuộc
sống tinh thần. Nó là toàn bộ cuộc sống – cả vật chất, xã hội, tinh thần –
của từng cộng đồng”.
* Mở rộng: VN có bao nhiêu di sản được UNESCO công nhận?

2. Văn hóa và văn minh, văn hiến, văn vật


+ Trần Ngọc Thêm 1996:
Tính hệ Tính giá trị Tính nhân Tính lịch sử
thống sinh
Văn hóa X X X X

2
Văn hiến X X X X
(tinh thần)
Văn vật X X X X
(vật chất)
Văn minh X X X Chưa có tính
(vật chất, kỹ thuật) lịch sử

VH thể hiện tính trầm tích LS, văn minh là sản phẩm kỹ thuật cao tức thời, chưa
tích lũy đủ tính lịch sử.
Áo dài vừa là SP văn minh vừa là VH. Áo Le Mur  áo dài Trần Lệ Xuân  áo
dài hiện đại
+ Trần Quốc Vượng:
Văn = đẹp, giá trị (CHÂN – THIỆN – MỸ). Minh = sáng. Văn minh = tia sáng
của đạo đức, biểu hiện = chính trị, luật pháp, văn học, nghệ thuật.
Tiếng Anh: Văn minh = civilization, nguồn từ civitas = đô thị, thành phố;
nghĩa phái sinh: thị dân, công dân.
Engels: Văn minh đo bằng đô thị, nhà nước có chữ viết, các biện pháp kỹ thuật
cải thiện, xếp đặt hợp lí, tiện lợi cho cuộc sống con người.
Văn minh là trình độ phát triển nhất định của văn hóa về phương diện vật chất,
đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại hoặc cả nhân loại.
+ Văn minh khác văn hóa ở các điểm:
Văn hóa Văn minh
Kultura/kultur civitas
Giá trị vật chất lẫn tinh thần Thiên về vật chất, kỹ thuật
Chỉ bề dày lịch sử (tính lịch đại, tính Chỉ lát cắt đồng đại (tính đồng đại, tính
lịch sử) thời đại, chưa có tính lịch sử)
Bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần Bao gồm giá trị vật chất – kỹ thuật
Tính dân tộc Tính siêu dân tộc – tính quốc tế

3
Ví dụ: áo dài, nước nắm.. (văn hoá); iphone, shopping mall (văn minh).
Văn hóa có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ không thể đảo ngược của văn
minh, nó quy định cách thức, mục đích sử dụng tiến bộ kỹ thuật, nó quy định
phương hướng của tiến bộ khoa học kỹ thuật.
+ Văn hóa và văn hiến, văn vật:
Văn hóa bao gồm các giá trị vật chất và tinh thần.
- Văn hiến: Các giá trị thiên về tinh thần được gọi là văn hiến, thường bao gồm
hiền tài, sách vở thi thư v.v.. Văn hiến thiên về các giá trị tinh thần do những
người có tài có đức chuyển tải, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử.
Từ thới Lý (TK 10), người Việt tự hào “văn hiến chi bang”.
Ví dụ: tinh thần yêu nước, tinh thần Nguyễn Du, tinh thần Hồ Chí Minh v.v..
- Văn vật: hệ thống các giá trị vật chất do con người sáng tạo và tích lũy qua
quá trình hoạt động thực tiễn. Văn vật thường bao gồm thành quách, lâu đài, các di
vật văn hóa. Ví dụ: trống đồng, mũi tên đồng, Hoàng thành Thăng Long, Tháp
Chăm..
- Văn vật khác văn minh ở chỗ văn vật gắn liền với lịch sử (mang tính lịch sử),
văn minh gắn liền với thời đại.
Phương Đông có khái niệm văn vật; phương Tây không có khái niệm này.
3. Các đặc trưng và chức năng của văn hóa
a. Các đặc trưng
Trần Ngọc Thêm 1996: Văn hóa mang 4 đặc trưng:
- Tính hệ thống: Văn hóa không phải là một “tổng thể phức hợp” mà là một hệ
thống các giá trị, thường biểu hiện thành các dạng cấu trúc.
Văn hoá = VH vật chất + VH tinh thần
Văn hoá = VH vật thể + VH phi vật thể
Văn hoá = VH vật chất + VH tinh thần + VH xã hội
. VH vật chất: ăn, mặc, ở, đi lại, SX, KHKT, thể thao, sức khoẻ thể chất...

4
. VH tinh thần: tư tưởng – triết học, tôn giáo – tín ngưỡng, phong tục – lễ hội,
ngôn ngữ - văn học, nghệ thuật..
. VH xã hội: lối sống gia đình, đòng tộc, làng xã, đô thị, quốc gia, chính trị..
- Tính giá trị: Văn hóa phải đảm bảo tính giá trị, nhằm phục vụ lợi ích chung
của cộng đồng xã hội, nhân loại. Lưu ý: giá trị - phi giá trị, vạn vật mang tính hai
mặt, do vậy phải căn cứ không gian – thời gian – chủ thể - lĩnh vực quan sát
để đánh giá giá trị. Ví dụ thịt chó có giá trị ở Hàn Quốc nhưng phi giá trị ở
phương Tây.
Ranh giới giá trị – phi giá trị: mù mờ. Ví dụ: ly hôn, thanh gươm, hạt nhân..
- Tính nhân sinh. Trong thế giới phân vạn vật thành (1) nhân sinh; (2) thiên
sinh. Chỉ có tính nhân sinh, chỉ sự sáng tạo, phát minh của con người, mới là văn
hóa. Lưu ý: ranh giới mù mờ giữa thiên sinh – nhân sinh. Ví dụ: hòn non bộ..
- Tính lịch sử: các phát minh, sáng tạo có giá trị của con người được tích lũy
qua thời gian lịch sử mới trở thành văn hóa, chính vì thế hệ thống các giá trị trải
qua lịch sử hình thành truyền thống văn hóa, và vì truyền thống ấy về cơ bản là
vững chắc nên được gọi là nền văn hóa.
b. Chức năng của văn hóa
+ Chu Xuân Diên 1999:
1/ Chức năng tổ chức và điều chỉnh xã hội, đảm bảo sự cố kết và sự ổn định
của đời sống xã hội
2/ Chức năng giáo dục, quyết định sự hình thành nhân cách con người
3/ Chức năng đảm bảo sự kế tục của lịch sử, sự phát triển liên tục của xã hội.
Kế tục = gen di truyền văn hóa.
+ Trần Ngọc Thêm 1996:
Tính hệ thống Chức năng tổ chức, gắn kết các thành
viên thành xã hội
Tính giá trị Chức năng điều chỉnh xã hội cho phù
hợp với khuôn khổ giá trị chung của xã

5
hội
Tính nhân sinh Chức năng giao tiếp, đảm bảo sự lan tỏa
và kế tục của sáng tạo văn hóa
Tính lịch sử Chức năng giáo dục xã hội qua truyền
thống văn hóa. Nhân cách con người
trong xã hội được giáo dục thông qua hệ
thống các giá trị văn hóa có tính lịch sử
+ Tạ Văn Thành: (1) CN nhận thức; (2) CN định hướng, đánh giá và điều chỉnh
cách ứng xử; (3) CN giao tiếp; (4) CN đảm bảo tính kế tục lịch sử
Cho ví dụ và phân tích: lễ hội làng Bắc Bộ
+ Malinowski & Radcliffe-Brown: 3 tầng chức năng:
(1) CN đáp ứng các nhu cầu thực tế
(2) CN giáo dục XH
(3) CN tâm linh/tâm lý cá nhân
Một sự vật, hiện tượng được coi là Văn hóa phải: đáp ứng chức năng giáo dục XH;
Song muốn hoạt động văn hóa bền vững, phải xây dựng trên chức năng thực tế.
Vd 1: tục đưa ông Táo về Trời
Ví dụ 2: ngày Tết
Ví dụ 3: tết Đoan ngọ
- Nếu CN tâm linh gắn với giáo dục: VĂN HÓA
- Nếu CN tâm linh đơn thuần: MÊ TÍN. Vd: dựng nêu..
4. Cấu trúc văn hóa
Trần Ngọc Thêm 1996: Văn hóa mang tính hệ thống, vậy nên văn hóa thường
được thể hiện bằng cấu trúc, tức chỉnh thể các yếu tố cấu thành có mối quan hệ
hữu cơ giữa các yếu tố và giữa từng yếu tố với toàn thể.
Để xác định cấu trúc văn hóa, ta phải xác định tiêu chí.
+ Cấu trúc 2 thành phần:

6
Văn hóa vật chất & Văn hóa tinh thần. Văn hóa vật chất: ăn, mặc, ở, đi lại, sản
xuất, KHKT, giao lưu văn hóa.. Văn hóa tinh thần: nhận thức, tín ngưỡng – tôn
giáo, phong tục, lễ hội, văn học, nghệ thuật..
UNESCO: Văn hóa vật thể (Tangible) và Văn hóa phi vật thể (Intangible)
+ Cấu trúc ba thành phần
- Phổ biến nhất là: Văn hóa vật chất, Văn hóa tinh thần và Văn hóa Xã hội.
VH vật chất VH tinh thần VH xã hội
Ăn, mặc, ở, đi lại, sản Nhận thức, triết học, Tín Tổ chức gia đình, xóm
xuất, KHKT.. ngưỡng – tôn giáo, phong làng, đô thị, nhà nước,
tục, giao tiếp, văn học, quản lý xã hội …
nghệ thuật
Các cấu trúc khác:
VH sản xuất – VH vũ trang – VH sinh hoạt (Trần Quốc Vượng). VH sản xuất:
VN nông nghiệp  SX gắn với nghề trồng lúa: đắp đê, be bờ, khơi mương, tát
nước.Hiểu biết về thời tiết ứng dụng vào SX. Các nghề thủ công truyền thống 
VH làng nghề. VH vũ trang: VN – lịch sử dựng nước và giữ nước. Dụng cụ đồ
đồng thời Đông Sơn. Mộ cổ Đông Sơn: lưỡi cày và ngọn giáo: Lao động và đấu
tranh, dựng nước và giữ nước là hai mặt cơ bản. VH sinh hoạt: (*) ăn –mặc-ở-đi
lại; (**) đời sống tinh thần: tín ngưỡng, phong tục, lễ hội, văn học, nghệ thuật..
VH vật chất – VH tinh thần – VH nghệ thuật (=hình tượng nghệ thuật)
VH kỹ thuật – VH xã hội – Tư tưởng (Leslie White)
Văn hóa vật thể - VH phi vật thể - VH tâm linh (Nguyễn Tri Nguyên)
Trần Ngọc Thêm 1996: cấu trúc ba thành tố
VH nhận thức Nhận thức về vũ trụ

Nhận thức về con người

VH tổ chức Tổ chức đời sống cá nhân


VĂN HÓA
Tổ chức đời sống tập thể

VH ứng xử Ứng xử với mt tự nhiên

7
Ứng xử với mt xã hội
+ Cấu trúc 4 thành phần:
VH cá nhân – cộng đồng – lãnh thổ - sinh thái (Ngô Đức Thịnh)
VH sản xuất – đảm bảo đời sống – tinh thần – nghệ thuật (Nguyễn Tấn Đắc)

8
Bài 2: Chủ thể VH và các vùng VH VN
2.1. Chủ thể văn hóa Việt Nam

- 10.000-5.000 năm: Australoid+ Mongoloid = Mongoloid phương Nam, bao


gồm Bách Việt, Mon-Khmer, Nam Đảo...
- Thời Văn Lang-Âu Lạc/Hùng Vương:
 ĐBS Hồng: Lạc Việt; cư dân Môn-Khmer từ Bắc Trường Sơn kéo xuống;
cư dân Âu Việt từ Quảng Tây cũng kéo xuống đồng bằng
 khối Việt-Mường: tổ tiên VN thời đầu CN.
Việt-Mường: Lạc Việt + Môn-Khmer
- Việt-Mường: Thời Bắc thuộc hình thành ở ĐBSH:
 Việt – Mường: đông đúc
 Hán [Hán An Nam]: từ TQ xuống

9
Kết quả: sau nhiều thế kỷ Bắc thuộc, người Việt-Mường chủ động tiếp nhận, tích
hợp ngôn ngữ và VH Hán An Nam  tiếng Việt/người Việt hiện nay
Phần còn lại của Bách Việt: cư dân Hán từ Hoa Bắc xuống chủ động tích hợp
Bách Việt tại chỗ  các tỉnh Hoa Nam
- Tổng hợp:
 10.000-5.000 năm: Australoid+ Mongoloid = Bách Việt; ĐBSH = Lạc Việt
 Thời Văn Lang-Âu Lạc: Lạc Việt + Môn-Khmer = Việt – Mường
 Thời Bắc thuộc: Việt – Mường tích hợp ngôn ngữ/VH Hán An Nam =
người Việt/tiếng Việt hiện nay.
54 tộc người: phân 6 nhóm ngôn ngữ
+ Việt-Mường: Việt, Mường, Thổ, Chứt, Poọng, Nguồn..
+ Môn-Khmer: Katoo, Pacoh, Bru, Bahnar, Mnong, Stiêng, Cờho, Châu Ro,
Khmer (dãy Trường Sơn – ĐBSCL)
+ Tày-Thái: Tày, Nùng, Thái, Lự.. (Tây Bắc, Việt Bắc)
+ Mèo – Dao: Mông, Dao, Pà Thẻn.. (Tây Bắc, Việt Bắc)
+ Nam Đảo/Malayo: Chăm, Raglai, Churu, J’rai (Pleiku), Eđê (BM Thuột)
 Tây Nguyên: (1) Môn-Khmer [Bahnar, Mnông..] + (2) Nam Đảo [Êđê, J’rai]
+ Hán-Tạng: Hoa, Sán Dìu, Giáy..
Hoa: Quảng Đông (Cantonese; Chợ Lớn/chạp phô), Phúc Kiến (Hokkiens; kinh
doanh lúa gạo), Triều Châu (người Tiều/Vĩnh Châu, Sóc Trăng, Bạc Liêu), Hải
Nam (nhà hàng), Khách Gia/Hẹ (Hakka; đá/thuốc bắc)
2.2. Các vùng văn hóa Việt Nam

- Đào Thế Tuấn: 10 vùng: Đông Bắc,


Tây Bắc, trung tâm Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ,
Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Tây
Nguyên, Nam Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,
Tây Nam Bộ.
- Ngô Đức Thịnh 7 vùng: Tây Bắc,
Đông Bắc, trung tâm Bắc Bộ, Bắc Trung
Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.

10
- Trần Quốc Vượng: 6 vùng: châu thổ
Bắc Bộ, Việt Bắc, Tây Bắc, Trung Bộ,
Trường Sơn – Tây Nguyên, Nam Bộ.
- Trần Ngọc Thêm 6 vùng: Tây Bắc,
Việt Bắc, Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên,
Nam Bộ.

Dưới vùng là các tiểu vùng, chẳng hạn


tiểu vùng Hà Nội, Nghệ An, Huế, Quảng
Nam…

- Ngô Đức Thịnh: 7 vùng: Tây Bắc,


miền núi và trung du phía Bắc, châu
thổ Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam
Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

FORMAT CHUNG CHO MỖI VÙNG VĂN HÓA:


1. Điều kiện tự nhiên và lịch sử - xã hội
a. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, điều kiện môi sinh  điều kiện kinh
tế
b. Dân cư: thành phần chủng tộc, quan hệ tộc người và văn hoá
c. Tiến trình lịch sử văn hóa vùng

11
2. Đặc trưng văn hóa
a. Hệ tư tưởng: triết học vũ trụ và nhân sinh
b. Văn hóa tinh thần: tín ngưỡng – tôn giáo, phong tục – lễ hội, ngôn
ngữ - văn học, nghệ thuật..
c. Văn hóa vật chất: ăn, mặc, ở, đi lại, sản xuất
d. Một số biểu tượng văn hóa tiêu biểu cho vùng

a. Vùng VH Tây Bắc


Hữu ngạn s.Hồng
- Núi + cao nguyên + th.lũng. TB 800-3000 m.
[Phanxipăng 3142 m]
- Kh.hậu á nhiệt đới, ôn đới
- Dân cư: Thái, Mường, Mông, Xá, Kháng, Kinh..
- Khu tự trị Thái 1890-1948
- KTT Thái-Mèo (Lai Châu, Sơn La, Nghĩa Lộ) 1955-1962
- KTT Tây Bắc: 1962-1975
- Kinh tế: ruộng thung lũng, nương rẫy.
- Biểu tượng v.hóa: Hệ thống mương – phai – lái –lịn; Múa xòe Thái, múa
khèn Mông…
- Du lịch: Sapa, Điện Biên Phủ, Mộc Châu, Phú Thọ v.v..
. Chợ tình Khau Vai
. Vua Mèo và dinh thự vua Mèo ở Lào Cai
. Tục cạy cửa ngủ thăm của người Dao
b. Vùng VH Việt Bắc
Tên gọi Việt Bắc: 1947 – vùng căn cứ
- Tả ngạn sông Hồng
- Địa hình cánh cung, tụ lại ở T.Đảo: s.Gâm, Ngân Sơn, Yên Lạc, Đông
Triều..

12
- Khí hậu: á nhiệt đới, nhiệt đới
- Cư dân: Tày, Nùng, Dao, Mông, Lôlô, Sán Chay…
- T.ngưỡng: đa thần (thờ trời đất, tổ tiên). Bên cạnh là Nho, Phật, Đạo
- Biểu tượng vh: Chữ Nôm Tày, lễ hội lồng tồng, chợ tình..

- Du lịch: Xứ Lạng, cao nguyên đá Đồng Văn, Đồng Đăng


c. Vùng VH châu thổ Bắc Bộ (Trần Ngọc Thêm: Vùng VH Bắc Bộ)
- Trần Quốc Vượng 2005 và Trần Ngọc Thêm 1995 trong cuốn Cơ sở văn hóa
Việt Nam: Vùng VH Băc Bộ bao gồm Đồng bằng s.Hồng – s. Mã.
= Chiếc nôi VH Việt, cội nguồn của vhóa người Việt ở Trung – Nam Bộ
- Vị trí: tâm điểm giao lưu nam – bắc, đông – tây, nơi hội tụ và dung hòa
nhiều dòng văn hóa. Ví dụ: Lạc Việt + Môn-Khmer + khác = Việt – Mường
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc  giao thông đường thủy, việc cấp – thoát
nước tưới tiêu đồng ruộng thuận lợi  SX nông nghiệp.
- Khí hậu nhiệt đới
- Cư dân: Việt, sống làng xã, làm nông. Tâm thức cư dân Bắc Bộ “xa rừng
nhạt biển”, do tập trung đồng bằng làm lúa nước, đất hẹp người đông, sống
tập trung thành làng xã có tổ chức chặt chẽ, quản lý bằng hương ước. Thời
gian nhàn rỗi: nghề thủ công, ví dụ gốm Bát Tràng, tranh Đông Hồ, mộc
Đồng Kỵ v.v..
- Ăn uống: cơm+rau+cá+thịt. Thiên về thực vật. Mặc: nghề nông nghiệp +
môi trường sông nước  sự lựa chọn màu nâu. Xưa: nam vận khố, nữ:
váy+áo. Thời phong kiến có phâ biệt đẳng cấp qua trang phục. Áo dài: Cát
Tường, Lê Phổ 1930 cách điệu từ áo tứ thân + ảnh hưởng VH Pháp  áo
Le Mur (tiền thân áo dài)  áo dài hiện đại.
- Tín ngưỡng: Thờ Thần Thành hoàng, Thánh Trần, Mẫu Liễu Hạnh, Bà
Chúa Kho, các ông tổ nghề thủ công..
- Tôn giáo: Phật, Nho, Đạo
- Văn hóa Đông Sơn – vhóa Đại Việt – vhóa hiện đại

13
- Văn hóa bác học tr.thống: Thăng Long – Hà Nội. Thời Bắc thuộc: tiếp nhận
Nho giáo cưỡng bức. Thời tự chủ: xây Văn Miếu 1070, Quốc Tử Giám
1076, thi khoa cử 1076. Qua các thời Lý, Trần, Lê, Mạc.. đã đào tạo hàng
ngàn tiến sĩ cho đất nước. Ngày nay, Hà Nội: 60% tiến sĩ, giáo sư cả nước.
- Kho tàng văn học dân gian phong phú: Truyện Trạng, truyền thuyết (Lạc
Long Quân, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Tấm Cám..), ca dao, dân ca (ca trù,
chèo Bắc Bộ, hát xoan Phú Thọ, múa rối nước v.v.),
- Biểu tượng VH: trống Đông Sơn, Văn Miếu, Chùa Một Cột, Hạ Long,
Chùa Hương, Núi Yên Tử, ca trù, múa rối nước, hát xoan..
d. Vùng VH Trung Bộ
- Trần Ngọc Thêm: Quảng Bình - Bình Thuận, vùng đất thuộc vương quốc
Chăm-pa cổ, gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Núi cao – biển sâu – đảo – biển: t.nhiên khó khăn  trồng trọt kém phát triển
 con người mở ra với biển. Phù sa ít  trồng trọt kém phát triển.
- Khí hậu khắc nghiệt, lắm gió bão, nắng nóng, khô hạn. Sông ngắn và dốc, ít
nước mùa khô  hạn hán; mưa đổ nước ào ạt ra biển  lũ lụt.
- Cư dân: Chăm, Việt. Tự nhiên khó khăn, khắc nghiệt  Tính cách cứng rắn,
chịu khó. Ví dụ bài thơ 10 quả trứng (Tháng hai ba tháng ba tháng bốn tháng khốn
tháng nạn; Đi vay đi dạm mượn tạm được 1 quan tiền..).
- Văn minh Sa Huỳnh cổ đại  v.minh Chămpa từ sau CN đến thế kỷ 15. Từ
TK16: một bộ phận của VH Việt Nam. Brahmanism/Bà La Môn  Tháp Chăm
- Thời các chúa Nguyễn: Đàng Trong. Kinh đô Phú Xuân. Tạo ý thức đối
kháng Đàng Ngoài. 1802: kinh đô Huế của nhà Nguyễn.
- Tín ngưỡng: thờ mẫu (Thiên Y Yana Ponagar), thờ biểu tượng dương tính
(Shiva, linga..).
- Dung hợp vhóa Việt-Chăm. Về sau người Việt tiếp thu nữ thần Chăm, ví dụ
Mưjứk  Bà Chúa Ngọc – Điện Hòn Chén Huế, Thiên Y Yana Thánh Mẫu – Nha

14
Trang, đồng thời mang vào Nam Bộ: Bà Đen Tây Ninh và bà Chúa Xứ Nam Bộ.
Tiếng Việt Trung và Nam Bộ: phan trộn tiếng Chăm.
- Ăn: hải sản, đồ biển, nước mắm (sau người Việt tiếp thu), vị cay (tính chất
biển)
- Cùng với Bắc Bộ, đây là vùng đất nguồn gốc văn hóa Nam Bộ: thời các
chúa Nguyễn lưu dân vùng Ngũ Quảng, Bình Định-Phú Yên vào khai khẩn đất
Nam Bộ. Ví dụ: Lê Văn Duyệt gốc Quảng Ngãi.
- Tiểu vùng VH Huế: kinh đô Phú Xuân thời chúa Nguyễn, Huế thời Nguyễn
 tinh tế, đậm chất Nho giáo..
- Biểu tượng vh: Tháp Chăm (thánh địa Mỹ Sơn – Quảng Nam; Ponagar –
Nha Trang; Poklong Giarai – Phan Rang v.v.)
e. Vùng VH Trường Sơn – Tây Nguyên
- Phía tây vùng Ngũ Quảng (Quảng Bình – Quảng Ngãi) + các tỉnh Tây Nguyên và
bắc Bình Phước.
- Cao nguyên + thung lũng [Nam Tr.Sơn]: phần p.tây Q.Trị Q.Ngãi, Tây
Nguyên.
- Nhiệt đới, 2 mùa mưa-khô (k.tế: ruộng khô, nương rẫy + nghề rừng.)
- Cư dân: nhóm Môn-Khmer (Nam Á) [Sơđăng ở Kon Tum, H’rê, Stiêng, Cơtu,
Tà ôi, Mạ, GiẻTriêng] và các dtộc Nam Đảo [Chăm, Raglai ở Kon Tum, Edê ở
Đak Lak, J’rai Gia Lai]
- Bảo tàng vhóa ĐNÁ cổ, do lưu giữ nhiều nét VH cổ xưa: dùng cồng chiêng, lễ
hội đâm trâu, mặc thổ cẩm, làm nhà sàn, chế độ mẫu hệ, tục nối dây. Đến Tây
Nguyên, ta có cảm giác của thời kì Đông Sơn ở lại..
- Tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”: thần=yang, lễ cúng thần lớn nhất trong năm. Họ
chia tài sản cho lực lượng vô hình đã “phù hộ” họ sản xuất, chia của cho người
chết trước lễ bỏ mả.
- Tinh thần hòa mình vào th.nhiên trên c.sở dân chủ: th.nhiên. Vd: Đăm San đòi
lấy Nữ thần Mặt trời.

15
- Con người: sống trong mối qhệ giữa thế giới hôm qua và hôm nay, hữu hình và
vô hình
- Trọng cộng đồng: sống buôn làng, nhà dài, nhà rông, tục nối dây, lễ bỏ mả, lễ hội
đâm trâu, uống rượu cần. Chất dân chủ: thần thánh – người có phần bình đẳng. Ví
dụ khi cúng: “Nếu các vị không giúp chúng tôi; Năm sau chúng tôi sẽ không cúng
các vị nữa!”; Đăm San đòi lấy Nữ thần Mặt trời.
Lễ bỏ mả: chôn người chết cùng 1 nấm mồ  khi có đủ tiền làm lễ bỏ mả: đánh
cồng chiêng, cúng tế, ăn uống 3 ngày đêm. Sau: bỏ mặc mồ mả vì tổ tiên đã “siêu
thoát”.
f. Vùng VH Nam Bộ
+ Đặc điểm tự nhiên-xhội
- ĐNBộ (?) và TNBộ (?): 66.000 km2, dân số 30 triệu người.
- Đb s.Đồng Nai – s. Cửu Long + vùng chuyển tiếp  t.đối bằng phẳng ở Đông
Nam Bộ, bằng phẳng ở Tây Nam Bộ (trừ vùng Thất Sơn + Hà Tiên). Vùng đất cửa
sông giáp biển. Đồng lúa – rừng ven biển – giồng giáp biển – bồn địa (Tháp Mười,
tứ giác Long Xuyên). Cánh đồng lúa bất tận; mùa lũ quen thuộc (ví dụ Mùa len
trâu).
- 2 mùa mưa – nắng
- Đk tự nhiên thuận lợi, thiên nhiên hào phóng  tính cách, lối sống hào phóng.
- Dân cư: Việt, Khmer, Hoa, Chăm (mới đến)Dung hợp đa văn hóa, chan hòa,
thân ái, phóng khoáng như sự phóng khoáng của tự nhiên.
- Trong lịch sử: TK I-VII: v.quốc Phù Nam (người Mã Lai – Đa Đảo – vminh Óc
Eo). TK 7 Phù Nam mất.

Nguyên nhân Phù Nam diệt vong


1. Đường giao thông thương mại hàng hải quốc tế: eo Kra à Malacca: kinh tế
Phù Nam suy sụp
2. Nước biển xâm thực: giữa TK4-6
3. Chiến tranh giữa các thuộc quốc với Phù Nam, sự lớn mạnh của Chân Lạp

16
4. Bệnh dịch
Phù Nam mất vào TK7, dân Phù Nam tản mác theo 2 hướng:
+ Kéo lên Đông Nam Bộ, Nam Tây Nguyên
+ Di cư ra biển Tây Nam
. Từ TK VII – XIII: hoang vu [xem Chân Lạp phong thổ ký của Châu Đạt Quan]
. Vương quốc Chân Lạp khuất phục người Óc Eo, mở rộng xuống ĐBSCL.
Đặc biệt, TK 13, Siam/Xiêm xâm lược & tàn phá Angkor, đẩy người Khmer
xuống dải đất giồng cát ven biển Đông: Trà Vinh, Sóc Trăng...
 Prei Nokor  Sài Gòn, Tp.HCM
 Kìn Tho  Cần Thơ
 Fsadek  Sa Đéc
 Tabaeng  Trà Vinh
 Srok Klaeng  Sóc Trăng
 Chau Srok  Châu Đốc
 Svayton  Tri Tôn
 Tuk Khmau  Cà Mau...
1602: cảng Đại Chiêm, đổi thành Hội An/Fai Fo, mở rộng buôn bán quốc tế 
thịnh vượng. Đàng Trong thâu nạp kỹ thuật đóng tàu thuyền, mua và chế tác vũ tác
vũ khí.
. 1620-1625: người Việt từ Phú Yên đi ghe bầu vào Xuyên Mộc, Đồng Nai men
theo sông Sài Gòn, sông Đồng Nai lên định cư.
. TK XVII: Người Việt, Hoa, Chăm đến định cư, khai khẩn. Người Việt từ
vùng Ngũ Quảng và Bình Định – Bình Thuận.
1620s: người Việt đến sông Đồng Nai: chùa Bửu Phong, Bửu Thiền, chùa Hội
Sơn... có niên đại giữa TK 17.
Năm 1671: Mạc Cửu đến Mang Khảm lập Hà Tiên, mở rộng xuống bán đảo Cà
Mau và vùng ven biển Campuchia; làm quan cho Chân Lạp nhưng vua Chân Lạp
yếu thế, bị Xiêm tấn công phải cầu viện chúa Nguyễn  Mạc Cửu và con trai

17
Mạc Thiên Tứ dâng xứ Hà Tiên cho chúa Nguyễn (1709). Chú Nguyễn phong cho
Mạc Cửu = Tổng trấn Hà Tiên, được tự do buôn bán với quốc tế.
Nước Xiêm/Thonburi do 1 người gốc Hoa Triều Châu tên là Trịnh Chiêu/Taksin
làm vua. Vua Xiêm và Mạc Thiên Tứ có mâu thuẫn do tranh chấp quản lý thương
thuyền.
1770s: Tây Sơn nổi lên, đánh đuổi Ng Ánh. Ng Anh chạy về Tây Nam Bộ, được
MTT ủng hộ, kết nối với Taksin. Taksin nêu điều kiện đại gia đình MTT sang
Thonburi làm con tin thì sẽ ra quân giúp Ng Ánh. Để tỏ lòng trung thành với chúa
Ng, MTT và 300 người thân thích đi làm con tin. 1780, Tây Sơn Ng Huệ giả 1 bức
thư của Ng Ánh ra lệnh cho MTT chuẩn bị nổi dậy ở Thonburi, cố tình để lọt thư
vào tay quân Xiêm. Vua Taksin tàn sát hơn 70 người VN năm 1780, MTT bị ban
cho một liều thuốc độc chết trong ngục; chỉ còn 2 con trai nhỏ được người Xiêm
và Khmer giấu nên sống sót; số còn lại bị đày ra biên giới Miến Điện.
Từ sau cái chết MTT, xứ Hà Tiên không còn thịnh vượng nữa, trở thành 1 phần
của Gia Định thành.
Năm 1679: Trần Thượng Xuyên cùng 3000 người Hoa vào cửa sông Đồng Nai
xây dựng Thương cảng Cù lao Phố thịnh vượng 1 thế kỷ (1679-1777). 1777: Ng
Nhạc dẫn quân từ Tây Sơn vào tàn phá Cù lao Phố.
Người Hoa/Việt di cư về Gia Định và Chợ Lớn. Lúc này ở Chợ Lớn đã có sẵn làng
Minh Hương [khu vực đình Minh Hương Gia Thạnh], người Hoa về đó đào kênh
đắp thành phố xá, nhà cửa, cửa hiệu sầm uất, gọi là xứ trên đê, đọc theo âm Quảng
Đông là Thày Ngoòn/Đề Ngạn/  trại âm thành Sài Gòn.
1782: Ng Nhạc dẫn quân vào tàn phá xứ Sài Gòn [Chợ Lớn ngày nay], dân xiêu
tán, phần bị giết. Sau đó, dân Hoa quay trở lại xây dựng lại Đề Ngạn = trung tâm
buôn bán lúa gạo bậc nhất ĐNÁ. Tên gọi Sài Gòn được người mang ra đặt cho
dòng sông; theo đó vùng giáo sông cũng gọi là Sài Gòn; xứ Đề Ngạn đổi tên thành
Chợ Lớn.
VH: di dân Việt và Hoa mang vào Đồng Nai-Gia Định Phật giáo đại chúng. Đặc
biệt câu chuyện Thủ Huồng.

18
Gia Long lên ngôi 1802, phong cho Lê Văn Duyệt làm tổng trấn Gia Định thành
(đã bao gồm Hà tiên). LVD có chính sách quản lý Gia Định tốt nên được lòng dân.
1820 Gia Long mất, triều đình chọn vua mới. LVD ủng hộ Hoàng tử Cảnh vốn
theo Thiên chúa giáo, triều đình ủng hộ Hoàng tử Đảm. Kết qảu Hoàng tử Đảm
lên ngôi, lấy hiệu Minh Mạng.
1830, LVD mất, quân triều đình kéo vào vây kín thành Gia Định.
Tháng 5/1835 quân Gia Định đầu hàng, quân triều đình kéo vào giết hết 1831
người, bắt 6 thủ lĩnh về Huế xử lăng trì. 1831 thi thể chôn ở Gò Mả Ngụy.
Phân Gia Định thành thành Nam Kỳ lục tỉnh.
Thời Tự Đức minh oan cho LVD, cho xây Lăng miếu.
。Lưu dân Nam Bộ thời khai khẩn
- Người nghèo
- Binh lính
-Dân tự do
- Kẻ chống đối triều đình
- Phạm nhân
- Di dân Hoa
 Ý thức tìm kiếm tự do
。Thời các chúa Nguyễn:
- di dân, định cư kiểu :chim trời
cá nước ai bắt được nấy ăn”
。Thời Tây Sơn
- Vùng hoạt động của Nguyễn
Ánh
- VH Gia Định hình thành
. Thời Minh Mạng
- Vùng đối trọng với Huế
. Thời Pháp thuộc

19
Trung thành với triều đình Huế
- Vh vùng đất mới: tr. thống + đk. thực tế. Làng Nam Bộ: mở
- Quá trình glưu vhóa: nhanh, nhất là Sài Gòn – Tp. Hồ Chí Minh  tính mở-
thoáng.
- Nhiều tôn giáo cũ – mới đan xen tồn tại: Phật, Nho, Đạo, Kitô, Hồi, Cao Đài,
Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, thờ tổ tiên, thờ Thành hoàng
- Thái độ ứng xử hòa hợp với tự nhiên:
. chợ trên sông,
. đi thuyền
. không có đê điều như Bắc Bộ, con người sống theo nhịp con sông
. kinh tế hàng hóa sớm phát triển do SX dồi dào
Dòng văn hóa bác học kiểu mới ptriển mạnh: trường học – báo chí kiểu mới: chữ
Quốc ngữ ra đời sớm ở Nam Bộ, vhọc kiểu mới.

PHẦN 3: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM

1. Thời tiền sử
Giai đoạn hình thành VH bản địa: ? – thế kỷ 1 trCN, phân thành tiền sử và sơ
sử. 40-50 vạn năm trước đã có homo erectus /người đứng thẳng/ cư trú.
Mở đầu là di tích Núi Đọ (Thanh Hóa) với hàng vạn mảnh tước/ghè;

20
Văn hóa Sơn Vi (Phú Thọ) của người homo sapiens từ 20 – 15 nghìn năm trCN
có địa bàn rộng từ Lào Cai đến Bình Trị Thiên, sống đồi gò, hang động.
Săn bắt + hái lượm, công cụ thô sơ
Con người có tư duy phân loại (Hà Văn Tấn), biết dùng lửa, chôn người chết
(quan niệm chết = về một thế giới khác, tiếp tục sống), thức ăn nhuyễn thể, cây
quả, hạt, động vật vừa và nhỏ.
Văn hóa Hòa Bình 12-7 nghìn năm cách nay: săn bắt + hái lượm. Tuy nhiên di
hệ sinh thái rừng phồn tạp, phương thức chủ yếu là hái lượm.
Nông nghiệp sơ khai, sản xuất nông nghiệp xuất hiện muộn hơn vào khoảng
trung kì, cuối kì đồ đá mới.
Chinh phục núi, trước núi, ven biển, nghề đánh bắt cá. Sau Hòa Bình là VH Đa
Bút, VH Quỳnh Văn, VH Hạ Long..
Tri thức phong phú về tự nhiên = thích nghi hài hòa với tự nhiên.
Nghệ thuật: hình vẽ trên hang Đồng Nội, có biểu hiện về nhịp điệu (các hình 3
vạch trên đá cuội) v.v..
2. Thời sơ sử: VH Đông Sơn, VH Sa Huỳnh, VH Đồng Nai
4000 năm trước: VN bước vào thời đại kim khí. Ba trung tâm: Đông Sơn ở
phía Bắc, Sa Huỳnh miền Trung, Óc Eo miền Nam.
+ VH Đông Sơn:
Tiền Đông Sơn: lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả: văn hóa Phùng
Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun thuộc giai đoạn đồng thau (2000-700 trCN). Kết
hợp kim khí + gỗ, tre, xương thú… Sự xuất hiện của đồng làm sản xuất phát triển,
kinh tế - xã hội và văn hóa tiến bộ.
Cư dân tiền Đông Sơn: trồng lúa nước, chăn nuôi ga súc như trâu, bò, lợn,
gà… Cuộc sống tinh thần phong phú: tư duy nghệ thuật cao, nhịp điệu ca múa,
tính đối xứng trong hoa văn trang trí.
Thế kỷ 7 trCN: giai đoạn VH Đông Sơn. Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang từ
biên giới Việt – Trung đến Quảng Bình. VH nông nghiệp lúa nước, đắp đê ngăn lũ
(phản ánh trong Sơn Tinh – Thủy Tinh), chăn nuôi phát triển. Kỹ thuật đúc đồng

21
tinh tế đến kinh ngạc: công cụ sản xuất, vũ khí, lễ khí tăng vọt, đặc biệt là trống
Đông Sơn. Luyện, rèn sắt cũng khá phát triển.
Hình thành làng xóm (gò cao, men sông), có lũy tre bảo vệ. Thành lớn nhất: Cổ
Loa.
Trang phục phổ biến: nam đóng khố, nữ mặc váy-áo, áo cánh dài tay, bới-trang
trí tóc (4 kiểu chính), đeo đồ trang sức.
Thức ăn chính: gạo, cơ cấu: cơm-rau-cá-thịt. Làm nhà sàn (chống lũ, thú dữ,
bệnh tật), đi chuyển bằng thuyền (sông, biển).
Hình thành huyền thoại, sử thi (Đẻ đất đẻ nước – Mường). Nghi lễ - phong tục
gắn liền với nghề nông nghiệp lúa nước: thờ mặt trời, mưa dông, các nghi lễ phồn
thực, đua thuyền, thả diều v.v..
Tư duy lưỡng phần, lưỡng hợp (dualisme), tiền thân của triết lý âm dương.
Phong tục: nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình, uống nước = mũi, giã cối làm lệnh,
ma chay, cưới hỏi..
Nghệ thuật: trống đồng, sênh, phách.
 Loại hình công xã thị tộc phát triển, dù vậy vẫn là xã hội nguyên thủy.
+ VH Sa Huỳnh:
Quảng Bình – Đồng Nai, thời đại đồng thau, cách nay 4000 năm đến TK 1,2
đầu CN. Các di chỉ: Bàu Tró, Hàng Gòn, Hậu Xá..
Chủ nhân: người tiền Mã Lai – Đa Đảo
Mai táng = chum gốm, có tùy táng. Công cụ, vũ khí = đồng thau. Đồ sắt rất
phong phú (nhiều hơn Đông Sơn, Óc Eo).
Nghề se tơ, dệt vải, chế tạo gốm, làm đồ trang sức. Nấu cát làm thủy tinh, chế
tạo đồ trang sức.
Trồng lúa ở đồng bằng ven biển, khai thác biển, trao đổi buôn bán với các vùng
đất trong khu vực, hình thành tiền cảng thị.
Một số di chỉ dân cư quần tụ đông đúc. Văn minh Chăm-pa tiếp tục VH Sa
Huỳnh. Chăm-pa: có tiếp nhận VH Ấn Độ.
+ VH Đồng Nai

22
Khoảng 4000 năm trước, đến TK 1-2 trCN, phát triển thành trung tâm VH Óc
Eo – VH kim khí, mở đầu của VH bản địa tại Đồng Nai – Nam Bộ. Di tích cư trú,
mộ táng lớn, lớp di tích dày. Ví dụ: Cầu Sắt, Suối Chồn, Phú Hòa, Hàng Gòn v..
Thành + hào sâu Lộc Ninh – Bình Long. Di chỉ mộ táng – xưởng thủ công Suối
Linh, Bình Đa, Dốc Chùa.
Nghề đúc đồng xuất hiện cách nay 4000 năm, phát triển mạnh vào khoảng
3000 năm.
Cà ràng, dọi xe sợi, bàn xoa gốm..
Trồng lúa cạn, rau đậu, cây ăn quả.
Nghệ thuật định hình: Đàn Đá độc đáo.
3. Thời chống Bắc thuộc: văn hoá ĐB Bắc Bộ, VH Chămpa
3.1. Đồng bằng Bắc Bộ
Âu Việt + Lạc Việt = Âu Lạc. Âu Lạc bị Triệu Đà chiếm đoạt năm 179 trCN.
Năm 111 trCN, nhà Hán chiếm Nam Việt, chia Bắc Bộ Việt Nam thành Giao Chỉ,
Cửu Chân. Năm 39, Hai Bà Trưng khởi nghĩa, năm 43 thất bại. Mãi đến 938, Ngô
Quyền đánh bại quân Nam Hán mới tái độc lập.
Trong 10 thế kỷ ấy, VH lịch sử Việt Nam có 3 đặc trưng:
(1) Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt – Hán;
(2) Giao lưu văn hóa tự nhiên Việt - Ấn
(3) Giữ gìn, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa có từ thời Đông Sơn, chống
Hán hóa.
Giai đoạn đầu: VH bản địa + VH Ấn Độ  cuối GĐ Bắc thuộc: sự thay thế
của GLVH Việt – Hán
Keith Taylor 2002: Ả Man  Nàng Man
Ả Man + tu sĩ Bà La Môn (Brahmanism)  Nàng Man giúp sư Khâu Đà La
(Ksudra). Bước qua người vào chùa  Nàng Man có thai
Việt-Mường  Kinh/Việt
Chính các nho sĩ người Việt địa phương được đào tạo qua trường lớp Nho giáo
đã kể lại câu chuyện Ả Man theo phong cách Trung Hoa: Nàng Man

23
 Vh Việt-Mường đã có những chuyển biến mạnh mẽ, phát triển dần thành
VH Đại Việt về sau.

+ Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt – Hán:
Nhà Hán di thực mô hình tổ chức chính trị và sinh hoạt xã hội Trung Hoa vào
đất Việt nhằm mục đích đồng hóa. Chính sách học tiếng Hán và VH Hán. Cho di
dân người Hán vào ở lẫn người Việt, tuy vậy cuối cùng họ bị Việt hóa (dân Mã
lưu).
Truyền bá các học thuyết Nho, Lão-Trang vào Việt Nam.
Dấu ấn của tiếp xúc, giao lưu: ăn mặc, ở, đi lại, phương thức SX, quan hệ xã
hội, tiếng nói v.v..
Dù vậy, mục tiêu Hán hóa là thất bại. Người Việt không biến thành người Hán
mà ý thức quần tộc, tinh thần yêu nước chống ngoại xâm hình thành và phát triển
mạnh mẽ (Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Phùng Hưng, Ngô Quyền v.v..
VH Việt trên nền tảng VH Đông Sơn, tiếp nhận VH Trung Hoa và khu vực dần
dà tạo nên một sắc thái VH khác.
+ Giao lưu văn hóa tự nhiên Việt - Ấn
Đầu CN, Phật giáo Nam Tông từ Ấn Độ đã trực tiếp ảnh hưởng đến Việt Nam.
Bên cạnh đó, Phật giáo Bắc Tông cũng du nhập vào Việt Nam qua ngả Trung Hoa.
Vào đất Việt, Phật giáo có hiện tượng bản địa hóa (nữ tính hóa: Thạch Quang
Phật, Man nương Phật, Quan âm Thị Kính v.v..).
Luy Lâu thời đầu CN là 1 trung tâm Phật giáo lớn. Các tăng lữ Ấn Độ tập trung
ở Luy Lâu rồi vào đất Nam Trung Hoa, ví dụ Khâu-đà-la.
+ Giữ gìn, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa có từ thời Đông Sơn, chống Hán
hóa
Dù bị Bắc thuộc, và dù người Việt cởi mở tiếp thu các ảnh hưởng VH, song
VH Việt Nam không bị thay thế. Hấp thu đa nguyên Trung Hoa, Ấn Độ, Đông

24
Nam Á v.v. + VH bản địa  VH Việt Nam vẫn mang tính chất độc đáo, đặc thù,
vẫn có thể phân biệt với VH Trung Hoa.
Tinh thần sáng tạo: học hỏi và phát triển: làm giấy dó tốt hơn Trung Quốc, đồ
gốm sứ, chữ Nôm, thảo dược v.v..
Đấu tranh bảo vệ giống nòi và văn hóa Việt, tiếng Việt. Vai trò nữ giới vẫn
được tôn trọng dù chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Trống đồng vẫn tiếp tục được sử
dụng. Tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển (Tứ pháp, Tam phủ…). Phong tục
gìn giữ từ thời Đông Sơn (ăn trầu cau, xăm mình, dùng quan tài hình thuyền, ở nhà
sàn + nhà nền đất).
Nghệ thuật: kết hợp nghệ thuật Trung Hoa + văn nghệ dân gian: đồng dao, câu
hò, điệu hát v.v.
Có 2 khuynh hướng: Hán hóa (do dân đô hộ và tay sai chủ trương), có tác động
ít nhiều đến dân gian; xu hướng Việt hóa để bảo vệ truyền thống.
Ý chí độc lập tự chủ hình thành và phát triển.
3.2. Văn hóa Chăm-pa
Quảng Bình – Bình Thuận, dân Mã Lai – Nam Đảo. Bốn tiểu quốc: Amarati
(kinh đô Trà Kiệu), Vijaya (kinh đồ Đồ Bàn), Kauthara (Nha Trang), Panduranga
(Phan Rang). Theo sử liệu: 38 châu lớn nhỏ hợp thành.
Trước TK 2: nước Lâm Ấp, tiếp tục VH Sa Huỳnh. Bia Võ Cạnh TK 2 ghi
chép Khu Liên thống nhất Lâm Ấp. Lâm Ấp tiếp nhận văn hóa Ấn Độ phát triển
thành văn minh Chăm-pa.
VH Cha8mpa kết hợp yếu tố nội sinh và ngoại sinh (Ấn Độ). VH Sa Huỳnh –
Chăm-pa có ảnh hưởng qua lại mật thiết với VH Đông Sơn thừ đầu thiên niên kỷ 1
trCN.
Mô hình tổ chức Nhà nước kiểu Ấn Độ. Vua = thần trên mặt đất, thần bảo vệ
dân. Tộn giáo chính: Bà La Môn (Hindu), bên cạnh là Phật giáo. Chăm-pa không
kỳ thị tôn giáo mà hỗn dung VH: đức hiếu sinh, từ bi của Phật, tình thương của
Vishnu và cả tính hung bạo và quyền lực của Shiva. Tuy vậy, Bà La Môn chỉ là
cái vỏ, nội dung bên trong là thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu.

25
Ngôn ngữ: tiếng Chăm, chữ viết Sanscrit. Người Chăm sử dụng lịch Saka gốc
Ấn Độ.
Âm nhạc và múa có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần người Chăm:
múa sinh hoạt, múa tôn giáo, múa tập thể, múa đạo cụ và múa bóng. Lễ Kate, lễ
mở cửa thánh, lễ cầu đảo, các buổi lên đồng v.v.. Trống Bra-nưng, trống Ky-năng
mang đặc trưng Chăm.
Tháp Chăm: đầu TK 20 còn khoảng 100 chiếc, hiện còn 70 chiếc rải rác từ
Quảng Bình đến Bình Thuận, Tây Nguyên. Kỹ thuật xây dựng tinh tế, hiện vẫn
còn bí ẩn (gạch, kỹ thuật xây dựng v.v.), mô phỏng hình ảnh đền Ấn giáo song lại
Chăm hóa. Tháp Chăm = đền thờ thần + mộ + nơi ở của thần.
Kinh tế đa thành phần: lúa nước + dâu tằm + bông + hoa màu, nghề rừng, khai
thác lâm thổ sản (quế, trầm hương), nghề biển, nghề thủ công, dệt vải, đồ gốm,
nghề kim hoàn, SX thủ công. Phát hiện giống lúa chịu hạn tốt (lúa Chiêm), phát
minh cọn nước, giếp, hồ, đập, khai thác nước ngầm cồn cát v.v..
Trao đổi thương mại quốc tế sớm hình thành và phát triển, nhiều cảng thị ven
biển miền Trung sớm hình thành và phát triển.
+ VH Óc Eo
Óc Eo = địa danh ở núi Ba Thê, An Giang, di tích văn hóa được phát hiện năm
1944. Niên đại: đầu CN – TK 7-8. Đến nay: hàng trăm di tích rải rác khắp Nam
Bộ. Địa bàn rộng lớn, phân thành các tiểu vùng:
- Tiểu vùng tứ giác Long Xuyên: có hơn 30 đường nước cổ (tưới tiêu, xả lũ,
giao thông). Bản thân Óc Eo là cảng thị. Nhiều di tích nhà sàn, xưởng thủ công,
đền thờ, đến tháp, mộ táng
- Tiểu vùng Đồng Tháp Mười: nhà sàn, kiến trúc đền tháp, mộ táng, bia ký.
- Tiểu vùng ven biển tây nam: Di tích vùng trũng, nhà sàn, kiến trúc đá, mộ
táng, bệ thờ, tượng thần, 10 di cốt cá thể người. Di tích Cạnh Đền là lớn nhất.
- Tiểu vùng rừng sác ven biển: gò giồng đắp nổi, nơi giao thoa VH Óc Eo, Sa
Huỳnh.

26
- Tiểu vùng ven biển Đông: cụm đi tích đồng bằng ven biển như Lưu Cừ, Trá
Cú, Gò Thành, di tích mộ táng, chữ Phạn, di tích cư trú..
- Tiểu vùng Đông Nam Bộ: kiến trúc gạnh Gò Cây Mai, Bình Tả, Gò Xoài,
Biên Hòa, Nam Cát Tiên v.v.
Người Óc Eo làm nhà sàn để ở, thích ghi hoàn cảnh sống tốt. Nhiều công trình
tôn giáo. Kinh tế chủ yếu là trồng lúa (lúa hạt dài, lúa nhập khẩu), mía, dừa, cau,
cây ăn quà. Thuần dưỡng trâu, bò, lợn, có, khai thác hải sản v.v.
Nghề làm đồ trang sức phát triển, gia công kim loại màu, chế tác đồ gia dụng,
nghề gốm.
VH Óc Eo chịu ảnh hưởng của VH Ấn Độ.
4. Thời tự chủ Đại Việt: VH Lý-Trần, VH Minh thuộc và Hậu Lê
+ Bối cảnh lịch sử:
Các vương quốc tự chủ Lý-Trần-Lê-Mạc-Hậu Lê-Nguyễn: gần 900 năm.
Mở rộng dần về phía nam, TK 18 đã hoàn thành khai phá đất Nam Bộ.
Chống xâm lược từ phương Bắc (1075-1077: chống Tống; 1258, 1285, 1288
chống Nguyên Mông, 1428 đánh bại quân Minh, 1789 đánh quân Thanh v.v.).
Phục hưng VH dân tộc qua 3 thời kì: (1) Lý –Trần: VH dân gian, VH Phật giáo
phục hưng sau thời chống Bắc thuộc; (2) TK 15: Phát triển Nho giáo, đất ước phồn
thịnh từ Lê Thái Tổ đến Lê Thánh Tông; (3) cuối TK 18 thời Tây Sơn.
+ VH thời Lý – Trần: Phật giáo
a. VH vật chất:
Dời dô từ Hoa Lư ra Thăng Long, lập nhiều phủ, huyện.. Kiến trúc Lý – Trần –
Lê đặc sắc (hoàng thành Thăng Long), đặc biết kiến trúc Lý – Trần gần gũi với
Đông Nam Á. Rồng thời Lý thân dài, gầy, uốn lượn nhịp nhàng như sự linh hoạt,
uyển chuyển của VH dân gian được phục hưng. Rồng thời Trần: nửa Phật nửa
Nho, rồng thời Lê: rồng Nho, mạnh mẽ, gân guốc, biểu tượng quyền lực..
Nghề thủ công phát triển: dệt, gốm. Thăng Long 36 phố phường..
b. Hệ tư tưởng:

27
Dung hợp tam giáo Phật, Nho, Đạo. Thời Lý: Phật giáo chiếm ưu thế, năm
1031 bỏ tiền xây 950 chùa, năm 1129 khánh thành 84.000 bảo tháp; dù vậy thời
Lý vẫn công nhận Nho giáo do có thể giúp tổ chức và vận hành Nhà nước: 1075
mở khoa thi đầu tiên chọn nhân tài, 1076 lập Quốc Từ Giám.
Sang thời Trần chuyển dịch sang Nho, cuối thời Trần: Nho. Tinh thần Nho học
đã thấm vào từng ngõ ngách của đời sống Việt Nam. Hệ thống giáo dục Nho học
phát triển rộng khắp cuối thời Trần. Nhà Trần lập Quốc học viện. Năm 1247 đặt
danh Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa). 3 cấp thi hoàn thiện:
- Thu hương: đỗ  Cử nhân, được bổ làm quan và thi Hội; đổ ¾: Tú tài, chờ
thi tiếp lần sau.
- Thi Hội: thi cấp vùng, chọn nhân tài về kinh đô thi Đình
- Thi Đình: do vua đích thân ra đề, chọn các vị TS.
TS đệ nhất giáp TS đệ II giáp TS đệ III giáp
= TS Hoàng giáp = TS cập đệ
Tam khôi Nhiều nhất là 10 Nhiều nhất 20
Người giỏi nhưng không đỗ TS  Phó bảng.
Nền VH bác học hình thành qua hai thời Lý – Trần. Lý: nhiều học sĩ là nhà sư
Phật giáo; văn học thời Lý đa phần là văn học Phật giáo. Tiêu biểu: Chiếu dời đô,
Nam quốc sơn hà. Thời Trần: văn học Nho, ví dụ Mạc Đĩnh Chi, Trần Nhân Tông,
Chu Văn An..
+ VH thời Minh thuộc và Hậu Lê: Nho giáo
Tháng 4 năm 1407: Minh chiếm Đại Việt, đổi nước ta thành quận Giao Chỉ,
lập 39 thành trì, cai trị khắc nghiệt: đốt sách, phá văn bia, bắt thợ thủ công mang
về Trung Quốc  hủy diệt VH Việt.
Khởi nghĩa Lam Sơn thành công 1426. Nhà Lê chú trọng đê điều + các công
trình thủy lợi.
Giáo dục: nhà Lê mở mang giáo dục, đào tạo nho sĩ chính quy, lập Quốc Tử
Giám (Thái học viện), lập trường tư.

28
Chế độ thi cử nhà Lê khá quy cử, từ 1442 trở đi 3 năm 1 lần tổ chức thi Đình.
Nho giáo = hệ tư tưởng chính thống (Tống Nho). Chế độ quân chủ chuyên chế. Lê
Thánh Tông ra luật Hồng Đức. Văn học chữ Nôm phát triển (Nguyễn Trãi, hội
Tao đàn).
Hệ tư tưởng:
Thời Lê, Nho giáo = hệ tư tưởng chính, song sang TK 16 đến 18, Nho giáo
lung lay, tan vỡ do nội tình quốc gia lộn xộn (phân chia Trịnh – Lê, Trịnh Mạc,
Trịnh – Nguyễn v.v..). Niềm tin về người quân tử đủ tài năng cứu quốc tan vụn,
hình ảnh vua thay đổi. Vì vậy, tư tưởng trung quân thay đổi thành “trung quân-ái
quốc”.
Thời Nguyễn: củng cố Nho học. Minh Mạng ra “Mười điều huấn dụ” = Thập
điều diễn ca nhằm truyền bá tư tưởng Nho giáo. Dù vậy, Nho giáo đã suy yếu.
Sự phát triển của Ki-tô giáo góp phần làm Nho giáo suy yếu. Các nhà truyền
giáo đến Việt Nam vào thập niên 1560, truyền đạo ở Bắc Bộ, sau đó đã vào Trung
và Nam Bộ.
Sự xuất hiện của Chữ Quốc ngữ:
Tiếng Việt TK 16 đã đạt đến độ trong sáng. Vào khoảng 1649-1651 Alexandre
de Rhodes soạn cuốn Việt – Bồ - La làm tiền đề cho sự ra đời của chữ Quốc ngữ.
Báo chí Quốc ngữ xuất hiện sớm vào giữa TK 19 ở Sài Gòn, đánh dấu bước phát
triển phổ biến của nó.
Đàng Trong và sự phát triển VH Việt:
Giữa TK 16, Trịnh Kiểm nắm quyền hành, Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ
Thuận Hóa – Quảng Nam. Nguyễn Hoàng lập Đàng Trong, đối lập với Đàng
Ngoài. Đàng Trong = vùng đất mới của người Việt.
VH Đàng Trong = (1) VH Việt truyền thống được mang theo + điều kiện tự
nhiên – xã hội mới; (2) vh Việt + VH Chăm và các dân tộc khác; (3) VH Nam Bộ
= VH Trung, Bắc Bộ + VH bản địa.
VH nghệ thuật

29
Truyện Nôm phát triển: Truyện Kiều, Cung oán ngâm khúc, Phạm Công – Cúc
Hoa v.v..; truyện trạng, truyện cười dân gian phát triển;
Hát ả đào, hát chèo, hát tuồng đều rất thịnh
Kiến trúc phổ biến là Phật giáo và Đạo giáo. Từ TK 16-17: kiến trúc đình làng
thịnh hành. Thành hoàng được thờ phổ biến sau 1572 khi triều Lê san định thần
tích các làng. Ví dụ làng Đình Bảng, đình Thạch Lỗi ở Hưng Yên, chùa Tây
phương…
Năm 1802, nhà Nguyễn chọn Huế làm kinh đô, kiến trúc Huế phát triển với hệ
thống Hoàng thành, Tử Cấm thành.
5. Thời Pháp thuộc từ 1858-1945
Năm 1858 Pháp tấn công Đà Nẵng, bị kháng cự mạnh mẽ nên quay vào đánh
Gia Định. Vào năm 1862, Pháp chiếm trọn Nam Bộ. 1873 Pháp đánh ra Bắc. Năm
1874 triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước với Pháp – hiệp ước Giáp Tuất. 1883,
Pháp đánh Huế.
Ngay25/8/1883 triều đình ký Hiệp ước hòa bình, theo đó đất nước phân tam
kỳ:
Bắc Bộ: Tong Kin – xứ bảo hộ;
Trung Kỳ: An Nam – xứ bảo hộ
Nam Kỳ: Cochinchina: thuộc địa
Khởi nghĩa nhân dân: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết,
Trương Định, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám v.v. nổ ra khắp đất nước, tuy
nhiên đều bị thất bại.
Paul Dumer 1897-1902 bắt đầu khai thác triệt để thuộc địa. Tuy nhiên, Pháp
không chủ trương xóa bỏ các quan hệ kinh tế truyền thống ở Việt Nam mà duy trì
cho lợi ích của mình. Vì vậy, ở VN thời ấy có cả quan hệ tư bản thực dân lẫn
phong kiến.
+ Chính sách văn hóa của Pháp
Phân tam kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ

30
Duy trì chế độ làng xã vì có thể tận dụng bộ máy cai trị cũ (cấp làng xã) để
phục vụ cho Pháp. Mỗi làng = 1 nhà nước cộng hòa bé nhỏ, nhân dân có trách
nhiệm với chính quyền cấp trên, mà cấp trên cùng là Pháp. Nhờ vậy, văn hóa dân
gian người Việt được giữ vững.
Giáo dục: GD Nho học lỗi thời bị thay thế. Khoa cử ở Nam Bộ xóa từ cuối TK
19, ở Bắc Bộ 1915, ở Trung Bộ 1918. 1915 xóa hoàn toàn chữ Hán. Chữ Quốc
ngữ được dạy ở Nam Kỳ cuối TK 19.
Lập Viện Pasteur Sài Gòn, Nha Trang, Viễn Đông Bác Cổ ở Hà Nội v.v..
Bằng giáo dục kiểu Pháp, 1 lực lượng trí thức mới xuất hiện thay thế trí thức
cũ.
+ Đặc trưng VH
Hai đặc trưng lớn:
(1) Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa VH Việt-Pháp
(2) Giao lưu VH tự nhiên Việt Nam và thế giới Đông Tây
Tầng lớp sĩ phu có 3 lựa chọn: (1) Thủ cựu bài tân, chống giao lưu VH Pháp;
(2) Làm quan cho Pháp, tiếp thu VH Pháp; (3) xu hướng nhà nho cải cách, giao
lưu VH với Pháp để làm nền tảng chống Pháp.
VH Việt Nam trong giai đoạn Pháp thuộc 1858-1945 xoay quanh ba trục Cổ
truyền – Giao thoa – Đổi mới
Cổ truyền

Giao thoa Đổi mới


Hệ tư tưởng
Sự chuyển mình của hệ tư tưởng Việt Nam: nhiều hệ tư tưởng tác động lẫn
nhau rất phức tạp.
Truyền thống Nho học bị phá vỡ; tiếp thu có chừng mực tư tưởng phương Tây

31
Phong trào Duy Tân: học tập mô hình Minh Trị Duy Tân ở Nhật nhưng thất
bại.
Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (Lương Văn Cang, Nguyễn Quyền) „Phen
này cắt tóc đi tu; Tụng kinh độc lập ở chùa Duy Tân“: học chữ Quốc ngữ, bài trừ
mê tín dị đoan v.v..
Sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường và tầng lớp tư sản thành thị.
Nguyễn Ái Quốc và con đường Cách mạng.
Tóm lại hệ tư tưởng VN thời kì này xoay quanh trục
Truyền thống

Đô hộ Cách mạng
Văn hóa vật chất
Chính sách khai thác thuộc địa  nhiều thể chế XH kiểu Pháp được áp dụng ở
Việt Nam.
Sự xuất hiện hệ thống đô thị mới: Sài Gòn, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Biên Hòa,
Mỹ Tho..
Đô thị phát triển  kiến trúc đô thị hình thành và phát triển, Ví dụ: Nhà thờ
Lớn HN, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Tp., Nhà hát, UBND Tp. Hồ Chí Minh..
Hệ thống giao thông đường bộ Bắc – Nam, đường sắt Bắc – Nam, Sài Gòn –
Mỹ Tho; VH ẩm thực Pháp (bánh mỳ, cà phê..), VH trang phục (âu phục)..
Báo chí ra đời và phát triển
. Khởi điểm = ý đồ thực dân Pháp, báo chí ra đời sớm nhất ở Sài Gòn.
. Sớm nhất: Le Bulletin officiel de l’Expédition de la Cochinchine và tờ Le
Bulletin des communé bằng chữ Hán
. 15/4/1865 tờ Gia Định báo, theo sau là Phan Yên báo
. 1888 : tờ Thông loại khóa trình của Trương Vĩnh Ký phát hành
. 1901 : báo Quốc ngữ Nông cổ mín đàm

32
. 15/11/1907 tờ Lục tỉnh tân văn
. Từ 1920-1945 ở Sài Gòn xuất hiện các tờ Nữ giới chung, Phụ nữ tân văn,
Đuốc nhà Nam v.v.
. Hà Nội : báo Quốc ngữ như Đăng cổ tùng báo, Hữu Thanh, Thực nghiên dân
báo, Nam phong, Trung Bắc tân văn v.v.
. Ở Huế cũng có các tờ tương tự.
 Cả ba vùng đất nước đều hình thành báo chí ; từ 1858-1945 xuất hiện loại
hình báo chí chữ Quốc ngữ, làm nền tảng cho báo chí cách mạng nước nhà.
+ Bước chuyển mình của văn học
Văn học Việt Nam phát triển rực rỡ ở TK 18-nửa đầu TK 19, đến giữa TK 19
thì bước vào giai đoạn văn học chống thực dân Pháp
Nguyễn Đình Chiểu là người tiên phong, sau đó là Phan Văn Trị, Hồ Huấn
Nghiệp, Phạm Văn Nghị, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến v.v..
Tiếp theo có Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn
Quyền v.v.
Các nhà văn dùng chữ Quốc ngữ trong sáng tác.
Dịch các kinh điển xưa ra chữ Quốc ngữ để truyền bá (Tứ Thư – Ngũ Kinh)
Nam Bộ : đóng góp lớn lao của trí thức Nam Bộ như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh
Tịnh Của, Trần Phong Sắc v.v.
Tiểu thuyết chữ Quốc ngữ ra đời và phát triển mạnh mẽ ở Nam Bộ, cùng với
nó là việc dịch và xuất bản truyện Tàu ở Sài Gòn.
Đến thập niên 1930-1940, văn học mới phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu có nhóm
Tự lực văn đoàn, (Nam Cao : Chí Phèo ; Vũ Trọng Phụng : Số đỏ.., Thế Lữ, Xuân
Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử v.v.)
. Cái tôi cá nhân được thể hiện sâu sắc, các chủ đề về tình yêu lứa đôi được coi
trọng, hình thức trau chuốc : được đánh giá là « tiếng thở dài chống chế độ thuộc
địa »
Tư tưởng Mácxit thâm nhập vào văn đàn VN đầu TK 20
6. Thời hiện đại

33
a. Bối cảnh lịch sử - xã hội
+ Lịch sử 30 năm chống xâm lược
. 2/9/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập
23/9/1945: Pháp núp bóng Anh, lấy cớ giải giáp quân Nhật trở lại gây hấn Nam
Bộ; Hồ Chủ tịch kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1945
21/7/1954: Hiệp định Giơ-ne-vơ ký kết, miền Bắc tiến lên CNXH, miền Nam tiếp
tục chống Mỹ
5/8/1964: Mỹ đánh phá miền Bắc
. 1968: khởi nghĩa mùa xuân Mậu Thân, Mỹ thôi đánh phá miền Bắc
. 1972: Mỹ leo thang ném bom miền Bắc
. 1975: đại thắng mùa xuân, thống nhất đất nước.
Giai đoạn 1945-1975: giai đoạn lịch sử đấu tranh chống xâm lược, yếu tố chiến
tranh chi phối toàn bộ đời sống văn hóa.
+ Sự thay đổi toàn diện của xã hội Việt Nam
. Người VN đứng lên làm chủ đời mình, làm chủ đất nước (chủ thể VH đã độc
lập), tuy vậy vẫn chưa đủ sức để thay đổi toàn bộ truyền thống văn hóa cổ truyền ở
Bắc Bộ
. 1945 – nay: công nghiệp phát triển liên tục, xuất hiện nhiều khu công nghiệp như
Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Hải Phòng, Biên Hòa, Bình Dương.., nhất là sau
1986 bộ mặt XH thay đổi sâu sắc.
. Hệ thống giáo dục xây dựng hoàn thiện, phục vụ đắc lực kháng chiến cứu nước
và phát triển XH. Những năm đầu TK 21 khuyến khích du học các nước tiên tiến
1989: tỷ lệ biết chữ 88%, hiện nay vào khoảng 95%. Lực lượng trí thức cao đông
đảo với hàng ngàn TS, PGS, GS, phục vụ hiệu quả sự nghiệp giáo dục và chấn
hưng đất nước
 XH VN thay đổi căn bản về lượng và chất, ý thức công dân hình thành và phát
triển.
+ Sự lãnh đạo của Đảng trên phương diện VH

34
. 1943 Đề cương văn hóa VN quy định 3 phương châm: dân tộc hóa, đại chúng
hóa và khoa học hóa.
. 24/11/1946 Hội nghị VH toàn quốc lần 1 triệu tập ở Hà Nội; năm 1948 lần 2 ở
chiến khu Việt Bắc, đồng chí Trường Chinh đọc bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và
VH Việt Nam: nền tảng lý luận đầu tiên của VH Việt Nam.
. Các đại hội văn nghệ toàn quốc lần 2 năm 1957, lần 3 năm 1962, lần 4 năm 1968
đã đánh giá đúng thành tựu và phương hướng phát triển VH.
Nghị quyết 5 Bộ Chính trị: VH = nhu cầu thiết yếu của đời sống tinh thần, nó chỉ
trình độ phát triển của một đất nước, một thời đại, là lĩnh vực sản xuất tinh thần
tạo ra các giá trị văn hóa, các công trình nghệ thuật phục vụ xã hội.
. Các nghị quyết của Đảng về sau tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của phát
triển văn hóa.
Kết luận: từ 1945  nay: nhấn mạnh tính chất khoa học của phát triển VH, Đảng
và Nhà nước quan tâm và có các chính sách sâu sát hơn với phát triển VH.
b. Đặc điểm VH Việt Nam từ 1945-nay
+ Sự phát triển của VH nghệ thuật chuyên nghiệp
. 1947: xây dựng các nhà xuất bản, sắp xếp và phát triển các tờ báo
. 1945-1954: xuất bản hơn 8,5 triệu đầu sách, 39 bộ phim
. Các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp phát triển: đoàn kịch nói Hà Nội, đoàn kịch
nói Quân đội, đoàn kịch nói Nam Bộ, Đoàn ca múa nhạc TW v.v.
 Văn hóa nghệ thuật phát triển đột phá.
. Đáng kể là thành tựu văn học, do kế thừa thành tựu các phong trào văn học thập
niên 1930, xứng đáng hàng tiên phong của văn học các dân tộc bị áp bức“.
. Đội ngũ làm văn hóa, văn nghệ ngày càng chuyên nghiệp, trình độ dân trí nâng
cao. Hai cuộc kháng chiến hào hùng đã tôi luyện rất nhiều nhà văn hóa nghệ thuật,
như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn
Quang Sáng v.v..
. Bên cạnh đó phong trào nghệ thuật quần chúng phát triển mạnh mẽ và rộng khắp
+ Kế thừa và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống

35
. Thành tựu khôi phục, bảo tồn, chỉnh lý, cải biên nghệ thuật dân gian (chèo,
tuồng, cải lương, sân khấu, mỹ thuật dân gian v.v.)
. Ngành Văn hóa dân gian phát triển mạnh mẽ, sưu tầm, chỉnh lý sử thi, kho tàng
văn học dân gian các dân tộc Việt Nam
. VH bác học phát triển mạnh mẽ, nhiều công trình có giá trị to lớn, đã khẳng định
được các giá trị to lớn của các nhân tài đất Việt như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ
Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh v.v.
+ Giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng
. 1945  nay: nhiều quá trình giao lưu văn hóa tự nhiên giữa Việt Nam và thế giới
diễn ra mạnh mẽ, góp phần rất lớn vào quá trình hiện đại hóa VH ở Việt Nam
. Việt Nam tiếp thu những tinh hoa VH nhân loại để làm giàu vốn văn hóa của
mình.
. Sau 1945, miền Bắc giao lưu mạnh mẽ với khối XHCN, miền Nam giao lưu với
Mỹ
. 1975-1986: cả nước giao lưu với khối XHCN
. 1986  nay: đa phương hóa trong giao lưu VH, gồm Phương Tây, Trung Hoa,
Hàn Quốc, các nước ASEAN..
. Tiếp tục con đường xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn
hóa dân tộc.
………………………………………………………………………………………
.

36
PHẦN 4: CÁC BÌNH DIỆN CỦA VĂN HÓA
1. Dịch học
 Âm dương
 Tam tài
 Ngũ hành
 Bát quái
 Lịch âm dương và Hệ Can chi
2. Tôn giáo
2.1. Nho giáo
a. Nho gia và Nho giáo
- Chữ Nho: 儒, (1) những đức tính XH cần có; (2) người mà xã hội cần, người
có học thức, biết lễ nghi.
- Nho gia: 儒家 trường phái học thuật (học thuyết Khổng – Mạnh); Confucian
Thought
Nho giáo: 儒教 tôn giáo lấy học thuyết Nho gia làm lý luận, có tổ chức, hệ
thống. Confucianism
(Nho giáo tiên Tần = Nho gia = tư tưởng Khổng-Mạnh)
- Nền tảng: từ thời Tây Chu TK 11 – 771 (đặc biệt Chu Công Đán); Xuân Thu
– Chiến Quốc: chiến tranh 550 năm.
- Thời Xuân Thu: xã hội loạn  nhu cầu thống nhất để cai trị: xuất hiện
Bách gia chư tử.
- Khổng Tử (tên Khâu, tự Trọng Ni) (27/8/551 – 479 trCN): san định các tri
thức có sẵn thành kinh điển Nho gia.
+ Kinh điển Nho gia:
1. Ngũ Kinh:
- Kinh Thi - Kinh Lễ
- Kinh Thư - Kinh Dịch
- Kinh Xuân Thu: lịch sử nước Lỗ
- Kinh Nhạc: bị mất, còn lại một phần nhập vào Kinh Lễ
Tứ Thư được tổng hợp vào đời Tống (Chu Hy): Luận Ngữ - Trung Dung – Đại
học – Mạnh Tử
. Ngũ Kinh + Tứ Thư: sách nhập môn của trí thức Trung Hoa.
Nội dung cơ bản của triết lý Nho gia: đào tạo (1) đạo đức XH; (2) người quân
tử.
Người quân tử phải tu thân, có đức, có tài; tức phải
1. Đạt “đạo”: những mqh xã hội (ngũ luân): quân-thần [TRUNG], phụ-tử
[hiếu], phu-thê [NGHĨA], huynh-đệ [ĐỂ], bằng hữu [HỮU/TÍN]  sau rút
thành Tam cương [TRUNG, HIẾU, NGHĨA].
2. Đạt “đức”: nhân - trí - dũng (thời Mạnh Tử: nhân – lễ - nghĩa – trí,
Thời Hán: nhân – lễ - nghĩa – trí - tín): Ngũ thường

37
3. Đạt “văn”: nho-y-lý-số  đi thi
Có 3 cấp thi:
(1) Thi Hương: thi địa phương/provincial exam: 4 môn - cử nhân [làm quan;
thi tiếp].
(2) Thi Hội: thi cấp vùng/regional exam: thi đỗ sẽ được chọn về kinh đô.
(3) Thi Đình: do vua trực tiếp triển khai. Chọn 33 tiến sĩ:
+Tiến sĩ hoàng giáp: 3 vị = Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa.
+ Tiến sĩ đệ nhị giáp:10 vị
+Tiến sĩ cập đệ: 20 vị
TC: 33 tiến sĩ
Người quân tử phải: TU THÂN  TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ
Muốn thành công  2 phương châm:
(1) Nhân trị : cai trị bằng tình người. “Nhân giả ái nhân”, “khắc kỷ phục lễ
vi nhân”. Dùng nhân trị/đức trị để giáo hóa dân chúngxã hội không loạn.
Nhân (luân lí) gắn với lễ (chính trị).
(2) Chính danh: có lý (vua ra vua, tôi ra tôi; minh quân - trung thần):
Chính danh phải tu thân.
 Chính phương châm Nhân trị mà Khổng Tử đã thua.
Thời Hán: Tư tưởng Khổng Tử gia thắng Pháp gia (Hán Vũ Đế). Tần thống
nhất thiên hạ nhưng chóng diệt vong.
Nho giáo tiên Tần thành Hán Nho (quốc giáo): Đổng Trọng Thư (180-
105tr.CN) nhân thay bằng ngoại nhân nội pháp.  Nho gia thành Nho giáo.
Confucianism = Confucian Thought [excludes Nhân trị]+ Legalism
Đặc điểm Nho giáo :
Đề cao “thiên nhân cảm ứng”, “thiên nhân hợp nhất”, vua = thiên tử, đạo đức
luân lý= trời định. Vua “thế thiên hành đạo” = Thiên mệnh
Đề cao Tam cương Ngũ thường (theo trời mà có).
Đạo trời ủng hộ dương  nam tôn nữ ti. Con gái xuất giá = 嫁/ Bà Thiên
Hậu/Phật Quan âm
Hệ quả : một số phong tục lạ : Minh hôn, hội không chồng, tục hợp táng chị
dâu-em chồng ở TQ.
b. Ở Việt Nam
- Thời Bắc thuộc : truyền bá cưỡng bức, phục vụ chính sách Hán hóa  dân
gian từ chối ; giới trí thức tiếp nhận có chừng mực.
- Lý – Trần : phục hưng VH dân gian, có thừa nhận Nho giáo (Tống Nho) và
tiếp thu tự nguyện. 1070 dựng Văn Miếu ; 1075 lập Quốc Tự Giám
Cuối thời Trần : Nho giáo phát triển mạnh, đào tạo Nho học rộng khắp. Chế độ
khoa cử hình thành và phát triển. Thời Lê (1428-1527) tổ chức 26 khoa thi:
989 tiến sĩ; 20 trạng nguyên
Thi Hương  Thi Hội  Thi Đình  chọn TS; 33 tiến sĩ, bao gồm:
3 TS hoàng giáp: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa
10 TS đệ nhị giáp
20 TS cập đệ/đệ tam giáp.

38
Cộng: 33 vị
Thời Nguyễn: người thứ 34 giỏi  Phó bảng. Vd: cụ Phó bảng Nguyễn Sinh
Sắc
1918: chế độ khoa cử chấm dứt
- Thời Lê : Nho giáo = quốc giáo
Sau thời Lê : Nho giáo suy thoái do thời cuộc rối ren.
- Thời Nguyễn : phục hưng nhưng không hiệu quả.
- Đặc trưng Nho giáo Việt Nam : (1) kết hợp trung quân + ái quốc ; (2) xu
hướng âm tính hóa, coi trọng nữ giới ; (3) trọng nông ức thương ; (4) linh
hoạt : chỉ học thứ mình cần (tính thực dụng).

3.1. Phật giáo


4.2.2
a. Học thuyết Phật giáo
- TK 6 trCN: Hoàng tử Siddharta Sakyamuni quyết tâm xóa bỏ bất bình đẳng
XH. Sau 6 năm tu bất thành, Ngài thay đổi cách tu, sau 49 ngày thì giác ngộ
- Ngài được gọi là Buddha=Bậc giác ngộ. Từ Bụt có trước, từ Phật có sau.
- Bà La Môn truy kích  truyền bá ra ngoài. Phân 2 nhánh Mahayana và
Hinayana
Theravada Mahayana/Bắc Tông
(Hinayana)/Nam Tông
. Hinayana: chiếc thuyền . Mahayana: thuyền to (“tu để
nhỏ (yana: thuyền) cứu độ chúng sinh”)
. Phái trưởng lão . Phái đại chúng
. Bám sát kinh điển . Không câu nệ kinh điển
Tự tu . Tu cứu độ chúng sinh
Thờ Phật Thích ca . thờ nhiều Phật
Tu thành La hán . Tu thành Bồ tát
Ví dụ: Quán Thế âm Bồ tát
- Học thuyết PG: HT về nỗi khổ và sự giải thoát
* Tứ diệu đế: 4 chân lý
- Khổ đế: bản chất nỗi khổ
- Nhân đế (Tập đế): nguyên nhân nỗi khổ
- Diệt đế: cảnh giới diệt khổ - nivarna (cõi Niết Bàn)
- Đạo đế: Bát chánh đạo – 8 con đường diệt khổ
- Đầu CN: PG truyền bá ra TG theo 2 hướng: Nam Tông (Theravada,
Hinayana) và Bắc Tông (Mahayana)

+ Nhánh Hinayana:
- Du nhập vào VN đầu CN: xuất hiện Phật tổ Việt Nam.
- Luy Lâu: trung tâm PG Hinayana
- Buddha  Bụt: hòa lẫn với Tiên trong tín ngưỡng dân gian (Bụt trong
Tấm Cám, Cây tre trăm đốt).

39
 PG Hinayana có ảnh hưởng nhất định đến VH Việt Nam đầu CN.
+ Nhánh Mahayana:
- TK 3,4: PG Mahayana du nhập vào VN qua ngả TQ
- Buddha  Phật đà Phật
- Dần dà thay thế PG Hinayana, cộng sinh với Nho, Đạo hình thành “thế
Tam giáo”
b. Phật giáo Việt Nam
+ Tính tổng hợp:
- Nhiều tông phái
. Thiền tông: phái quý tộc: “tĩnh tâm” để “phát tuệ”; nhất nhật bất canh,
nhất nhật bất thực/Bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm

“Đại nghi đại ngộ tiểu nghi tiểu ngô bất nghi bất ngộ”
“Tay không bảo cầm cuốc
Đi bộ bảo cưỡi trâu
Người đi ở trên cầu
Cầu trôi nước không trôi”.

. Tịnh độ tông: phổ biến nhất


. Mật tông: hòa vào tín ngưỡng dân gian
+ Thiên về nữ tính: thờ nhiều Phật bà;
• Phật tổ VN: Thạch Quang Phật (nữ);
v.v..
+ Tính linh hoaït:
- Coi troïng phuùc ñöùc, trung thöïc hôn ñi chuøa: Phật tại tâm
- Coïi troïng thôø cha meï, ñoàng nhaát vôùi Phaät: truyền thống thờ tổ tiên
- Ñoàng nhaát Phaät vôùi thaàn linh trong tín ngöôõng: đồng Phật = Thần
linh (Bụt)
- Phá giới luật: cưới vợ cho sư
+ Tính toång hôïp vaø tính linh hoaït  Phật giáo Hòa Hảo

3.2. Đạo giáo


a. Học thuyết Đạo gia
LÃO TỬ (TK6 trCN): người nước Sở, viết Đạo Đức Kinh:
- Đạo: 道 – lẽ tự nhiên, quy luật tạo hóa; Đức: 德- biểu hiện của Đạo ở vạn vật.
Vạn vật vốn trung hòa âm dương, không cần bàn tay con người đụng vào.
- Đạo gia: chủ trương sống VÔ VI (sống hòa nhập tự nhiên, không làm gì thái
quá)
Đời sống cá nhân: không tranh thiên hạ thiên hạ không ai tranh nổi mình.
Đời sống XH: dĩ nhu thắng cương
+ Trang Tử (369-286: người Tống, viết Nam Hoa Kinh): Đạo được chú ý, vì
- Tuyệt đối hóa ranh giới con người – tự nhiên
- Trang Tử căm ghét kẻ thống trị, không ủng hộ

40
- Vô vi (Lão Tử)  Trang Tử: yếm thế, thoát tục, duy tâm.
+ TK 2, Trương Đạo Lăng ở Tứ Xuyên thần bí hóa thành Đạo giáo
Lão Tử  Thái Thượng Lão Quân
- Đạo giáo phân 2 nhánh
+ Đạo giáo phù thủy: trừ tà, trị bệnh cứu dân
+ Đạo giáo thần tiên: nội tu (luyện khí công/võ thuật) + ngoại dưỡng (linh
đan)
b. Đạo giáo Việt Nam
+ Phổ biến là nhánh Đạo giáo phù thủy: trừ tà cứu dân.
+ “Việt hóa” Đạo giáo:
1) Phái ĐG phù thủy:
- Nhiều thành thánh do VN tạo ra: Đức Thánh Trần Hưng Đạo, chúa Liễu Hạnh,
thần Tam Bành, Huyền Đàn, Độc Cước…
- Tín ngưỡng đồng bóng (đồng cốt): kết nối người sống và linh hồn người chết
(nhờ thần linh)
. Thanh đồng: thờ Thánh Trần. . Bà đồng: thờ các mẫu Tam Phủ, Tứ Pháp
2) Phái ĐG thần tiên: chỉ phổ biến phái Nội tu
- Nội tu: Chử Đạo tổ, Tản Viên, Bồi Liễn tiên nương (đời Lê Thánh Tông)…
Hiện tượng phụ tiên (cầu cơ): cầu hỏi cơ trời, thời thế, hung cát (cơ sở hình thành
đạo Cao Đài);
- Tinh thần ưa thanh tịnh, gần gũi tự nhiên: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
nhiều ẩn sĩ khác..
3.3. Ki-tô giáo
a. Ki-tô giáo
. Ki-tô giáo bắt nguồn từ đạo Do Thái ở Israel, được truyền bá đến phương Tây
vào đầu CN. Thế nhưng phải đến thế kỷ thứ 4-đầu TK thứ 5 mới chính thực được
công nhận. Cho đến nay, Ki-tô giáo có mặt khắp mọi nơi.
. Ki-tô giáo phân thành: Công giáo La Mã (Tây Âu), Chính thống giáo (Đông Âu),
Tin lành (Bắc Âu, Bắc Mỹ).
. Giáo lý: Cựu Ước và Tân Ứơc. Tin vào Thiên chúa và sự mầu nhiệm của Thiên
chúa tiền định.
. Phân giáo xứ, giáo phận, giáo hội cấp quốc gia và giáo triều Vatican.
b.Ki-tô giáo ở Việt Nam
. Vào TK 16 đã có giáo sĩ đến Bắc Bộ VN truyền giáo ở Nam Định.
. 1644: Hội Thừa sai truyền giáo Paris lập ra ở Đông Á, đẩy mạnh truyền giáo vào
VN.
. Alexander de Rhodes viết Từ điển Việt-Bồ-La, tạo tiền đề cho chũ Quốc ngữ
. Thời Nguyễn (Gia Long, Minh Mạng..) cấm đạo  mâu thuẫn lên cao  Pháp
xâm lược Việt Nam 1858.
. Ngày nay, chính sách hòa hợp dân tộc và tự do tín ngưỡng, Ki-tô giáo đã có chỗ
đứng vững chắc trong VH Việt Nam với hơn 6 triệu tín đồ.

41
Chương 4: VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
4.1. Tín ngưỡng
4.2. Tôn giáo
4.3. Phong tục
4.4. Lễ hội
4.5. Văn chương
4.6. Nghệ thuật

CHƯƠNG 4: VĂN HÓA PHI VẬT THỂ


4.1. Tín ngưỡng
- Tín ngưỡng phồn thực
- Tín ngưỡng thờ Mẫu
- Tín ngưỡng nhiên thần
- Tín ngưỡng nhân thần

4.2. Tôn giáo


4.3. Phong tục – lễ hội
4.4. Văn chương – nghệ thuật
(tham khảo cuốn CSVHVN – Trần Ngọc Thêm)

3.1. TÍN NGƯỠNG


. Tín ngưỡng = tôn giáo nguyên thủy/tôn giáo sơ khai (popular religion)
. Sự bất lực của con người trước sự màu nhiệm của tự nhiên + sự thiếu hiểu biết về
tự nhiên  sợ  thần thánh hóa để tôn thờ: cơ sở hình thành tín ngưỡng.
Mang lại sự trấn an về tâm lý + sự tinh tấn về tinh thần
. Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo: tín ngưỡng không có giáo lý, không
có giáo chủ - hệ thống phẩm trật..

3.1.1. Tín ngưỡng phồn thực: khát vọng cầu mong sinh sôi nảy nở của con
người và vạn vật  tìm kiếm và tôn thờ công cụ sinh sản của cha – mẹ
và đất – trời. Dùng công cụ sinh sản của con người để biểu trưng chung
Sinh thực khí nam = linga; STK nữ = yoni
. Hai dạng thờ: (1) thờ sinh thực khí; (2) thờ hành vi giao phối
. Người Việt xưa: tượng linga-yoni đất nung ở di tích Mả Đống (Hà Nội), tượng
người mang linga ở Văn Điển, 4 cặp nam-nữ giao phối trên Thạp Đào Thịnh;
tượng linga-yoni trong văn hóa Chăm v.v..
. Tranh Hứng dừa (Đông Hồ), Đánh ghen, Đàn lợn, điêu khắc Nam nữ đùa vui ở
Hà Nội, Phú Thọ..
. Văn học: Hồ Xuân Hương..
. Phong tục – lễ hội: tích Thạch Quang phật; trò ném còn, đánh đu, múa tùng dí, lễ
hội phồn thực làng Tứ Xã..

42
3.1.2. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng
Thành = thành, trấn, nơi dân cư sinh sống quần tụ; hoàng = hào sâu thành hoàng
= bảo vệ cho cộng đồng dân cư (làng)
Thần Thành hoàng = biểu trưng hoàng đế trong làng = biểu trưng cho trung hiếu lễ
nghĩa trí tín, tam tòng tứ đức/....
. Tục bắt nguồn từ Nam Trung Hoa
. VN: thời Bắc thuộc coi thần sông Tô Lịch = thành hoàng Đại La. Các thời Lý-
Trần-Lê vẫn duy trì.
. Năm 1572 nhà Lê sai Hàn lâm viện đông các đại học sĩ Nguyễn Bính san định lại
thần tích các vị thần ở làng quê, do dân quê khai báo nộp về cho triều đình  tục
thờ phổ biến và chính thống hóa.
. Thành hoàng = (1) người có công với làng, nước; (2) người chết vì bệnh dịch,
chết vào giờ linh  thờ để không bị “phá“.
. Thành hoàng thờ ở đình, miếu, là nhân vật trung tâm của các lễ hội làng, là chỗ
dựa tinh thần của dân.
3.1.3 Tín ngưỡng nhiên thần

Thần Đồ và Uất Lũy trong văn hóa dân gian Nam Thần sao Khuê ở lầu Saccam, Đài Nam, Đài Loan
Trung Hoa có nguồn gốc từ gà thần Bách Việt1 (tài liệu điền dã 2016)
1
www.sishu.cn (20/1/2017).

43
Thần cai quản không gian
VN: Tam phủ; Ngũ hành nương nương

trong văn hóa Phương Đông phải kể đến Thượng đế (thần chủ cai quản Thiên
đàng), Diêm vương (thần chủ cai quản cõi Âm ti), Ngũ hiển đại vương (năm vị
thần cai quản ngũ phương), thần Thanh long tướng quân cai quản phương Đông,
thần Bạch hổ tướng quân cai quản phương Tây, thần Bắc Đế (Huyền vũ) cai quản
phương Bắc và thần Chu tước cai quản phương Nam. Lấy thần Bắc Đế làm ví dụ,
tục thờ cặp rùa-rắn thần quấn lấy nhau (Huyền vũ) làm thần chủ phương bắc trong
bộ Ngũ phương chi thần này dần dà chuyển hóa thành thần minh phỏng nhân hình
(thần Bắc Đế) trong dân gian.
P Đông: Thanh long thần
P Tây: thần Bạch hổ
Bắc: Huyền vũ/Bắc Đế
Nam: Chu tước

Mô típ Huyền vũ qua các thời Tây Hán, Đông Tấn, Nam Bắc Triều và Đường trước khi
biến thể thành thần Bắc Đế (Huyền Thiên Đại Đế) thời Minh và Thanh (Nguyễn Ngọc
Thơ chụp tại Miếu Tổ Phật Sơn, 2016)

44
Long/sức mạnh, quyền lực/ lân/thái bình thịnh vượng/ quy/trường thọ, bền vững/
phụng/hạnh phúc, sắc đẹp/, ngư-phúc-hạc-hổ; sơn thần, giang thần, hổ thần…
(Đọc: Chín con của rồng – Tuổi Trẻ Online
Đọc: Rồng, lợn và hoàng đế - Nguyễn Ngọc Thơ 2020)
Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện…(chùa Bà Dâu, Bà Đậu, Bà
Tướng, Bà Dàn)
Tam phủ: Mẫu Thượng Thiên, Ngàn, Thoải (= Thủy) + Mẫu Liễu Hạnh (cai
quản nhân gian) = Tứ phủ

45
Thăng Long tứ trấn:

Đền Trấn
Võ [thờ
Bắc Đế]
Đền Voi Đền Bạch
Phục [thần
Thăng Mã [thần
Linh Long Long Đỗ]
Lang]
Đền Kim
Liên
[thần Cao
Sơn]

Tứ bất tử

Tứ pháp: các hiện tượng mây mưa sấm chớp  Pháp Vân/Vũ/Lôi/Điện

Tín ngưỡng Tứ phủ: Mẫu Thượng Thiên/Ngàn/Thoải/Liễu Hạnh


Tứ phủ - nghệ thuật hầu văn/hầu đồng

3.2. Tín ngưỡng nhân thần


- Thờ tổ tiên
Trong phạm vi gia đình, phổ biến nhất là tín ngưỡng tổ tiên. Tục thờ tổ tiên bắt
nguồn từ quan niệm linh hồn tồn tại sau cái chết có từ thờ cổ đại. Trong văn tự

Trung Hoa, từ tổ (
trên đàn thờ.
祖 ) được cách điệu hóa từ hình ảnh chiếc linga (且) đặt

Cửu Huyền Thất tổ


Từ đường
- Thờ anh hùng nghĩa sĩ: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trung Trực, Trương Định,
Thoại Ngọc Hầu... Xem lại Lễ hội làm chay ở Tầm Vu (Long An)

46
- Tín ngưỡng thờ Mẫu
(1) Việt Nam = nông nghiệp lúa nước  coi trọng vai trò nữ giới, trọng sự sinh
sôi. (2) Chế độ mẫu hệ tồn tại lâu dài. (1) + (2) = tín ngưỡng thờ Mẫu.
. Tín ngưỡng thờ Mẫu + Phật giáo: Man nương phật; Tứ pháp (bốn bà Pháp Vân,
P. Vũ, P. Lôi, P. Điện); Tam phủ (Mẫu Thượng thiên, Thượng ngàn, Mẫu Thoải =
Thủy); Mẫu Liễu Hạnh; Bà Chúa Ngọc; Thiên Y Yana Ponagar; Bà Đen; Bà Chúa
Xứ..
. Gắn liền với lễ hội dân gian. Ví dụ “Tháng 8 giỗ cha tháng 3 giỗ mẹ“
. Gắn liền với hệ thống huyền thoại, thần tích, các bài văn chầu, truyện thơ nôm,
các bài giáng bút, hát chầu văn, múa bóng và hiện tượng hầu đồng.
. Phụng thờ ở điện, miếu, đền..
Xem clip: múa bóng rỗi và chặp Địa-Nàng ở Nam Bộ
Một vài ví dụ tiêu biểu:
Quan Công, tên là Quan Vũ, Quan Vân Trường, quê ở Sơn Tây, là một nhân
vật lịch sử thời Tam Quốc, được miêu tả trong Tam Quốc Chí của Trần Thọ. Quan
niệm “dĩ lao định quốc”, của Nho giáo đã giúp phong hầu rồi phong vương cho
Quan Công suốt các triều đại phong kiến (từ thời Đường Tiêu Tông trở về sau).
Đến thời Minh, vua Chu Nguyên Chương lập Võ Thành Vương Thần Điện, đứng
đầu là Quan Vũ, từ đó tín ngưỡng Quan Công lan rộng ra rộng khắp cả nước. Đến
thời vua Minh Thần Tông (1563-1620) Quan Công được phong “Hiệp Thiên Hộ
quốc trung nghĩa Đại đế” và “Tam giới phục ma Đại đế thần uy viễn chấn Thiên
tôn Quan Thánh Đế Quân”, người đời gọi ông là Quan Đế, Hiệp Thiên Đại Đế hay
Quan Thánh Đế Quân. Mặc dù được sắc phong chính thức, Quan Công trong tâm
thức dân gian là Thần hộ pháp, Thần học vấn (Văn Xương) và Thần tài. Khi thẩm
thấu vào Phật giáo (phái Thiên Thai và Thiền tông), Quan Công được thần cách
hóa thành Già lam Bồ tát. Quan Công cũng bước vào Điện Linh Tiêu của Đạo giáo
với tư cách của một vị Thiên Công, phò trợ Ngọc Hoàng Đại Đế để cứu rỗi thế
nhân. Do vậy, trong lịch sử văn hóa Trung Hoa, Quan Công thẩm thấu các chức
năng phong phú của nhiều tầng lớp dân chúng trong xã hội xưa: sĩ, nông, công,
thương, binh v.v..
Bên ngoài hệ thống Công thần được nhà nước sắc phong (đều là nam thần),
người Hoa Nam và một số dân tộc thiểu số có truyền thống thờ Mẫu phổ biến.
Nhiều học giả phương Tây đã nói “Đông Nam Á là xứ sở của mẫu hệ” (le Pays du
Matrircat) (Trần Ngọc Thêm 2004: 44), nhận xét này cũng khá chính xác với vùng
văn hóa Hoa Nam ở Trung Hoa bởi vùng đất này xa xưa vốn thuộc văn hóa – văn
minh Đông Nam Á cổ (Gordon T. Bowles 1977: 194-195). Wolfram Eberhard
(1968: 40) nhấn mạnh rằng chỉ ở phía nam và tây Trung Hoa mới có nhiều nữ thần
(mẫu), trong khi ở phía bắc có rất ít. Johnathan Chamberlain (1987: 103) nhận
đình rằng “một số nữ thần Trung Hoa được trân trọng gọi là Mẫu” (The empresses
of China were also respectfully addressed as “Mother”). Chính tính chất nữ tính ấy
của cộng đồng cư dân bản địa đã dung hòa với văn hóa Hán mới đến, tự điều chỉnh
để phát triển. Trong quá trình ấy, một số tín ngưỡng phát triển thành di sản chung
của cộng đồng, một số khác bị mất đi, chẳng hạn tục thờ một nữ thần cổ vùng Tân

47
Hội (Quảng Đông), tục thờ hai nữ thần cổ ở Chao-chou (Quảng Tây) vào khoảng
giữa thế kỷ thứ VI như ghi chép trong Việt Tây Tùng Tải (粤西丛载) của Uông
Thâm (汪森, TK. XVII) (Wolfram Eberhard 1968: 40). Một số ít các tục thờ nữ
thần phương Nam thẩm thấu vào văn hóa Hán phương Bắc, chẳng hạn như tục thờ
Tất Phi (宓妃, còn gọi là Tất Hy (宓羲) - con gái Phục Hy trong truyền thuyết), nữ
thần sông Lạc (như trong bức tranh Lạc thần phú (洛神賦) của Tào Trực) v.v..
Dưới đây là một vị thánh mẫu (nữ thần) tiêu biểu.
Thiên Hậu, tên là Lâm Mặc Nương (960-987), quê ở đảo Mi Châu, Bồ Điền,
Phúc Kiến, sinh thời là một nữ shaman có tiếng trừ hại giúp dân. Tương truyền bà
có năng lực đặc biệt cứu nạn chúng dân ngoài biển trong giấc mơ của mình, trong
đó có cha mình. Bà mất năm 28 tuổi, dân trên đảo ghi nhớ công ơn bà nên lập
miếu, tôn bà làm Ma Tổ (Mẹ tổ). Ngư dân và thương nhân đi biển trong vùng có
thói quen đến bái viếng ở miếu Ma Tổ trước khi giong buồm ra khơi, dần dà người
dân thỉnh tượng bà về cất miếu ở khắp nơi dọc vùng biển đông nam Trung Hoa.
Nhà Tống với chủ trương củng cố vương quyền trong thiên hạ, muốn làm chủ
nhóm dân ven biển Phúc Kiến và Quảng Đông đã sắc phong cho Bà hàm Phu nhân
và công nhận tín ngưỡng này. Thời Nguyên cũng với cùng nguyên do đã sắc
phong cho là làm Linh phi và Thiên phi, đến thời Thanh thì thành Thiên Hậu.
Theo dòng di dân, tín ngưỡng này lan ra đảo Đài Loan, lên bán đảo Sơn Đông,
xuống khắp Hoa Nam và truyền bá ra Đông Nam Á và thế giới. Hiện trên thế giới
có hơn 6.000 miếu tự thờ Bà, nhiều cộng đồng người Hoa ngoài Trung Hoa coi
Thiên Hậu là một trong những biểu tượng hội tụ tinh thần và bản sắc tộc người.
Dù đã sắc phong đến hàm Thiên Hậu (chỉ đứng sau Ngọc Hoàng Thượng Đế), Bà
vẫn phải chịu chi phối bở quan niệm “nữ phải có nơi quy thuộc” của tư tưởng Nho
giáo nam quyền, nhiều nơi tạc tượng Bà với sắc mặt đen bởi Bà đã thăng thiên khi
chưa xuất giá. Đặc khu Macau có nguồn gốc từ tên gọi miếu Thiên Hậu (Ma Các)
ở cửa sông Châu Giang, còn Hồng Kông (Hương Cảng) cũng có thuyết cho rằng
bắt nguồn từ cảnh khói hương nghi ngút trong sân miếu Thiên Hậu, nơi có bến
cảng phố sá sầm uất.

48
Miếu Thiên Hậu và tượng Thiên Hậu trên đảo Mi Châu, Bồ Điền, Phúc Kiến (tài liệu
điền dã 2016)
Long Mẫu Nương Nương tên thật là Ôn Long Cơ (溫龍姬), được cho là người
thuộc tộc Âu Việt (甌越), quê quán vùng thượng lưu sông Tây Giang (khu vực
Đằng Huyện, Quảng Tây). Bố mẹ chẳng may bị lũ cuốn trôi, duy chỉ có Long Mẫu
được lão đánh cá vùng Duyệt Thành 悅城 (Triệu Khánh, Quảng Đông) tên là
Lương Tam Công (樑三公) cứu sống từ một chiếc thuyền thúng trôi giữa dòng
sông. Long Mẫu sắc xảo thông minh, nhờ nuôi 5 con rồng con nên được gọi là
Long Mẫu. Về sau, bà hợp nhất các bộ lạc Âu Việt vùng trung và thượng lưu sông
Tây Giang chống lại quân Tần. Sau khi qua đời, bà được suy tôn thành nữ thần cai
quản dòng Tây Giang và vùng đất rộng lớn thuộc thượng và trung lưu sông Tây
Giang. Hiện có các ngôi tổ miếu Long Mẫu ở Duyệt Thành, Triệu Khánh, Nam
Hải (Quảng Đông), Đằng Huyện (Quảng Tây). Cũng có thuyết cho rằng Long
Mẫu là hình ảnh vua Dịch Hu Tống (譯籲宋) – lãnh tụ chống quân Tần thất bại
năm 218 trCN, đã “nữ thần hóa” theo truyền thống Âu Việt địa phương. Đối với
cư dân vùng trung và thượng lưu sông Tây Giang, Long Mẫu là vị nữ thần có vai
trò đặc biệt quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của họ (Âu Dục Thanh 2002;
Trần Thiệu Cơ 2004; Trần Trạch Hoằng 2007: 379-388; Hoàng Vĩ Tông 2004: 10-
11).

Miếu Long Mẫu ở Duyệt Thành (Triệu Khánh, Miếu Lưu Tam Thư ở Liễu Châu (Quảng Tây) (tài
Quảng Đông) (tài liệu điền dã 2008) liệu điền dã 2008)

4. PHONG TỤC
- Phong tục vòng đời: Quan hôn tang tế
- Quán lễ/Quan lễ: lễ trưởng thành: nam  lễ mặc áo mão cân đai (16/18
tuổi)
Nữ: lễ cài trâm
- Hôn nhân: lục lễ; bây giờ: lễ vấn danh/ăn trầu; lễ hỏi, lễ cưới. “Lạy cha 3
lạy 1 quỳ; Lạy mẹ 4 lạy con đi lấy chồng“

- Phong tục tang ma:

49
Đảm bảo các quy tắc âm dương, ngũ hành một cách triệt để: con số, màu
sắc...
Lạy linh cữu: 2-4 lạy; 3 lạy + 1 xá
“Cha đưa mẹ đón“
Lễ phạn hàm: đặt cơm/gạo muối/tiền đồng vào miệng người chết.
Nghi thức triệu hồn nhập quan
Mở hết cửa/dán báo vào cửa kính/ngọn đèn dầu dưới đáy quan tài/cúng bát
cơm + quả trứng/cái gương soi đặt đầu quan tài.

4. LỄ HỘI & LỄ TẾT


a. Lễ hội
. Nhu cầu tâm linh + tính gắn kết cộng đồng  mở lễ hội tạ ơn thần và cố kết
cộng đồng

50
. Phân loại: (1) Lễ hội theo không gian, vùng miền (như lễ hội đền Bà Chúa Kho,
Lễ khai ấn đền Trần, hội Gióng, lễ hội làng Bắc Bộ, lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hội
Ka-tê; Lễ vía Bà Chúa Xứ..); (2) lễ hội theo thời gian: a/ Ngày-tháng số lẻ 1/1;
3/3; 5/5; 7/7; 9/9; b/ Theo trăng 15/1; 15/7; 15/8; 15/10..
Rằm tháng Giêng: Thiên quan tứ phước/Tết ngâm thơ (Việt)/Tết Nguyên tiêu
(Hoa)
Rằm tháng Bảy: Địa quan xá tội/Vu lan thắng hội
Rằm tháng 10: Thủy quan giải ách
Rằm tháng tám: Trung thu
. Chức năng: (1) CN đảm bảo nhu cầu thực tế: ăn, nghỉ, giải trí; (1) cố kết XH +
giáo dục cộng đồng; (3) CN tâm linh
. Lễ hội = lễ + hội. Lễ = nghi thức cúng tế, tế bái, thường giống nhau được chuẩn
hóa bởi các nhà nước phong kiến. Hội = sinh hoạt cộng đồng: diễn xướng, trò
chơi, ăn uống.
. Giá trị: cộng cảm và cộng mệnh. Tưởng nhớ thánh thần, anh hùng lịch sử + gắn
kết cộng đồng. Mượn cái thiêng để giáo dục XH.
. Lễ hội = bảo tàng văn hóa, nơi lưu giữ các giá trị VH cổ truyền.
. Cần hiểu rõ ý nghĩa lễ hội để loại bỏ mê tín.
Ví dụ 1: Lễ hội làm chay Tầm Vu
Ví dụ 2: Lễ hội Bà Thiên Hậu Bình Dương
Lễ hội Bắc Đế ở Vĩnh Châu
(xem cuốn Nguyễn Ngọc Thơ 2020. Nghi lễ và biểu tượng trong nghi lễ, NXB
ĐHQG Hồ Chí Minh)
b. Lễ tết
Gắn với phạm vi gia đình, dòng họ
Tết Xuân/Nguyên đán: đoàn tụ gia đình. Mồng một tết cha mồng hai tết mẹ mồng
ba tết thầy
Tiết 3 tháng ba – tết lồng tồng: (tết Hàn thực)
Tết Đoan ngọ: tết nửa năm, tết chống nóng
Tiết Ngâu 7/7: Ngưu Lang – Chức Nữ
Tiết Trùng cửu: 9/9
Tết ông Táo 23/chạp
Người Hoa: tiết Đông chí

Ví dụ 1: Lễ hội Bà Thiên Hậu Cà Mau. (xem cuốn Nguyễn Ngọc Thơ 2020. Nghi
lễ và biểu tượng trong nghi lễ, NXB ĐHQG Hồ Chí Minh)

5. VĂN HÓA GIAO TIẾP VÀ NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ


SGK – Trần Ngọc Thêm
6. NGHỆ THUẬT THANH SẮC VÀ HÌNH KHỐI
SGK – Trần Ngọc Thêm

51
PHẦN 5: VĂN HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
I – Văn hóa và môi trường xã hội
1. Xã hội: tổ chức các quan hệ người – người
. Văn hóa hình thành trong môi trường XH (VH mang tính XH).
. XH = toàn bộ những nhóm người, những tập đoàn, những lĩnh vực hoạt động,
những yếu tố hợp thành một tổ chức điều khiển bằng những thể chế nhất định.
. XH = môi trường sống cơ bản của con người, nơi thực hiện các mối quan hệ cơ
bản của đời sống XH.
. Gia đình = 1 ổ trong tổ ong XH.
. XH Việt Nam truyền thống lấy làng làm trung tâm, mở rộng thì thành Nước. Ở
TQ: Gia đình – dòng họ: trung tâm

2. Cá nhân và xã hội
. Con người là 1 bộ phận XH. Đạo đức cá nhân được điều phối bởi chuẩn mực
XH. Giá trị cá nhân nằm trong phổ chung của giá trị toàn XH.
. VN và p. Đông coi trọng vai trò cộng đồng; P. Tây coi trọng vai trò cá nhân.
. Con người tập hợp thành XH vì 3 nguyên lý: (1) cùng dòng máu (gia đình, gia
tộc); (2) cùng chỗ cư trú (làng, láng giềng); (3) cùng nhóm lợi ích (tầng lớp, giai
cấp..)

3. Sự xã hội hóa cá nhân và sự nhập thân văn hóa


. Con người = con + người. Phần con được đặt dưới chuẩn mực chung của XH.
. Gia đình mà môi trường đầu tiên mà con người tiếp xúc, từ gia đình bước ra XH
 trẻ em phải nhập thân VH từ nền tảng gia đình.
. Gia đình – tộc họ - xóm làng: kênh nhập thân VH cơ bản ở VN

4. Phổ hệ/cơ cấu xã hội Việt Nam cổ truyền


a. Phổ xã hội và trường hoạt động cá nhân
. Môi trường xã hội VN mang các đặc điểm: (1) VN=giao điểm của các nền VH
lớn, cầu nối Bắc –Nam. (2) lịch sử đấu tranh chống phương Bắc, mở cõi phía nam;
(3) VH thống nhất trong đa dạng.
. Mô hình XH thời tiền quân chủ:

.Thời phong kiến:

52
. Phổ hệ XH Việt Nam: cá nhân – gia đình – Họ hàng – Làng xóm – Vùng miền –
Đất nước. Trong đó Làng và Nước là hai mấu chốt quan trọng nhất.
b. Gia đình Việt Nam
. Phổ biến là gia đình hạt nhân, bên cạnh là gia đình đa thế hệ (khác TQ).
. Chế độ gia trưởng-phụ quyền
. Kinh tế gia đình tự cung tự cấp

53
. Nho giáo chỉ ảnh hướng bề ngoài, nội tại vẫn là giá trị căn bản của truyền thống
người Việt.
. Miền Bắc: coi trọng tộc họ  Nam: gia đình cá nhân (không phổ biến từ đường,
gia phả)
c. Làng
. Làng = thiết chế cư trú quan trọng nhất ở VN, hình thành từ hai nguyên lý (1)
cùng cội nguồn; (2) cùng chỗ cư trú.
. Làng = nơi hình thành và nuôi dưỡng văn hóa truyền thống, cá tính Việt Nam,
nơi gìn giữ VH
. Làng Bắc khác Trung và Nam. Làng Bắc = kiểu công xã nông thôn nửa kín nửa
hở.
. Tính cộng đồng cao (Toét mắt là tại hướng đình, Cả làng cùng toét riêng mình
em đâu) và Tính tự trị (Ta về ta tắm ao ta..)
. Biểu tượng: (1) cộng đồng: cây đa, bến nước, mái đình, cổng làng, đường làng,
chợ làng; (2) tự trị: lũy tre.
d. Đô thị
. Lối sống nông thôn tự cấp tự túc  kinh tế hàng hóa kém phát triển  đô thị
xuất hiện muộn và kém phát triển.
. Đô thị VN truyền thống sinh ra từ nền tảng quản lý nhà nước (chứ không phải
chức năng kinh tế).
. Đến TK 15, Đại Việt chỉ có 1 trung tâm (Thăng Long), từ TK 16 trở đi mới xuất
hiện thêm Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An, Sài Gòn..
. Kinh tế hàng hóa thời Pháp thuộc  đô thị phát triển (Sài Gòn, Đà Nẵng..)
. Đô thị VN chịu ảnh hưởng bởi nông thôn  trở ngại cho việc xây dựng nếp sống
đô thị.
e. Từ làng đến nước
. Mô thức tổ chức nhà nước VN: làng  Nước (Làng mở rộng quy mô và chức
năng  Nước: siêu làng).
. Hương ước  quốc pháp
LÀNG NƯỚC KHÁC BIỆT
- Chống thiên tai - Đắp đê Công trình lớn  đoàn
- Giữ gìn an ninh -Chống ngoại xâm kết toàn dân: ý thức quốc
gia
- Tính cộng đồng - Ý thức đoàn kết toàn Làng: tình cảm (hương
- Tính tự trị dân ước)
- Ý thức quốc gia mạnh Nước: tăng cường chất
(dân tộc ch. nghĩa) dương tính (luật pháp)

II- Giao lưu và tiếp xúc văn hóa


1. Khái niệm
. Dịch từ Cultural contacts (tiếp xúc VH), cultural exchanges (giao lưu VH, trao
đổi VH), acculturation (đan xen VH, hỗn dung VH, giao thoa VH).

54
. Sống trong môi trường XH đa văn hóa  nhu cầu trao đổi kinh tế, công cụ SX
và VH  cơ sở của giao lưu, tiếp xúc VH.
. Giao lưu VH: sự tiếp nhận VH ngoại lai bởi dân tộc chủ thể. Sau tiếp nhận là quá
trình xử lí hài hòa giữa cái nội sinh và ngoại sinh  quá trình biến đổi cho phù
hợp thực tế = bản địa hóa.
. Trong môi trường XH Việt Nam: nổi bật là (1) giao lưu VH TQ; (2) giao lưu VH
Ấn Độ và (3) giao lưu VH P. Tây.
2. Giao lưu và tiếp biến trong văn hóa Việt Nam
a. Từ cơ tầng văn hóa Đông Nam Á
. Đông Nam Á cổ: ĐNÁ + Nam TQ + bang Assam của Ấn Độ, nơi cư trú của
người ĐNÁ cổ, kết quả giao thoa giữa Mongoloid và Australoid.
. VN mang cơ tầng VH Đông Nam Á: nông nghiệp lúa nước, sống làng xã, có
nhiều phong tục tiêu biểu của ĐNÁ: nhà sàn, xăm mình, ăn trầu cau, trọng nữ
giới..
. VN: có thể xem như 1 ĐNÁ thu nhỏ với tự nhiên phong phú (núi, đồng bằng,
biển, đảo, quần đảo), và văn hóa đa tộc người (có đầy đủ các nhóm tộc người
ĐNÁ cổ: Tày-Thái, Việt-Mường, Môn-Khmer, Nam Đảo, Mèo-Dao, Hoa Nam..)
b. Giao lưu – tiếp biến với VH Trung Hoa
. Không gian VH Bách Việt đến tận sông Dương Tử  giao lưu từ 1000 năm
trước CN, cao trào từ thời Ngô Việt xuân thu.
. Chia hai giai đoạn (1) giao lưu cưỡng bức từ đầu CN đến TK 10 và từ 1407-1427
(thời Minh thuộc); (2) giao lưu tự nguyện từ thời Đại Việt trở về sau.
. Giao lưu cượng bức: chống Hán hóa, bị đô hộ - bóc lột, người Hán dùng Nho
giáo để cai trị
. Kết quả: (1) VH Việt Nam nhờ cơ tầng VH Đông Nam Á mà đỉnh cao là VH
Đông Sơn đã giúp giữ truyền thống; (2) Tinh thần yêu nước chống ngoại xâm hình
thành và phát triển (Hai Bà Trưng, Bà Triệu..)
. Thời Đại Việt về sau: (1) phục hưng VH nước nhà; (2) tự nguyện tiếp nhận Nho
học để tổ chức và vận hành Nhà nước. Ngoài Nho còn có Phật giáo Bắc Tông và
Đạo giáo. Du nhập chữ viết, sau phát triển thành chữ Nôm và thay bằng chữ Quốc
ngữ..
c. Giao lưu – tiếp biến với VH Ấn Độ
. Giao lưu tự nguyện, bằng con đường tôn giáo, hòa bình
. Người Việt: tiếp nhận Phật giáo Nam Tông trước (Bụt). Luy Lâu = trung tâm
Phật giáo Nam Tông ở Bắc Bộ. Dùng Phật giáo để chống áp bức của phương Bắc
thời Bắc thuộc. Dung hòa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian (ví dụ Bụt trong Tấm
Cám)
. Miền Trung: Chăm-pa tiếp nhận Bà La Mô, xây dựng thành văn minh Chăm-pa
với hệ thống tín ngưỡng Ấn Độ và các quần thể thánh tích thờ thần, tháp thờ sinh
động.
. Miền Nam sớm từ đầu CN có VH Óc Eo tiếp nhận Bà La Môn Ấn Độ. Di tích Óc
Eo, Cạnh Đền có phát hiện nhiều di vật gắn liền với Bà La Môn.
d. Giao lưu – tiếp biến với VH phương Tây

55
. Giao lưu cương bức và giao lưu tự nguyện. Thời Pháp thuộc, Pháp di thực thiết
chế XH Pháp vào VN  giao lưu cưỡng bức. Tuy nhiên, sự lạc hậu về trình độ
văn minh  giao lưu tự nguyện.
. Tiếp xúc thương mại  tiếp xúc tôn giáo: nền tảng của giao lưu VH P. Tây
. Đỉnh cao từ thời Pháp thuộc
. Thành tựu: đô thị, kiến trúc, công nghiệp, kinh tế hàng hóa, giao thông, giáo dục,
báo chí, chữ viết, văn học – nghệ thuật hiện đại, KHKT v.v..
. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: biểu tượng kết hợp tuyệt vời VH Đông – Tây.

MỘT SỐ TRÀO LƯU VĂN HÓA MỚI


1. Hậu hiện đại
Hậu hiện đại là thuật ngữ chưa được định nghĩa chuẩn xác, song thường được
hiểu ngầm là “vượt hiện đại” hoặc “bỏ qua hiện đại” (be past the modern). Tác giả
Lyotard trong cuốn The Postmodern Condition (1984) cho rằng “một tác phẩm
hay một công trình chỉ được coi là hiện đại nếu đạt chuẩn hậu hiện đại”. Hậu hiện
đại không phải là hiện đại, nó thẩm thấu (hoặc vay mượn) các yếu tố cơ bản của
hiện đại lúc khởi đầu song sẽ chuyển hướng khác đi lúc kết thúc (xem thêm
Owens 1983; Frampton 1983). Hậu hiện đại có thể là xu hướng đưa những cái vốn
chưa được dịp trình bày (hay thể hiện) ra hiển thị trước mắt công chúng. Các nhà
hậu hiện đại có một cách nhìn tổng thể về thế giới một cách khác biệt và sử dụng
một tập hợp các ý tưởng triết học không chỉ hỗ trợ cho thẩm mỹ mà còn phân tích
một điều kiện văn hóa của ‘nhà tư bản chủ nghĩa thời vãn kỳ/late capitalist’ của
‘tính hậu hiện đại/modernity’. Do vậy có thể hiểu chủ nghĩa hậu hiện đại không
chỉ đơn thuần ủng hộ tính thẩm mỹ kiểu “chủ nghĩa phong trào” như các phong
trào tiên phong, chủ nghĩa tối giản hay chủ nghĩa khái niệm (xem Butler 2002). Ở
trào lưu Hậu hiện đại, người nghệ sĩ, nhà văn sáng tác các tác phẩm của mình
không theo khuôn mẫu nào mà chỉ nhằm tuân thủ quy tắc bất di bất dịch là phải
thể hiện bằng được “những thứ lẽ ra phải được làm” ở xã hội này. Trong văn học,
trào lưu hậu hiện đại thể hiện khá rõ ràng trong các tiểu thuyết xã hội đương thời,
nhất là tác phẩm của các nhà văn John Barth, Gabriel García Màrquez, Jorgé Luis
Borges, Kurt Vonnegul, Sameul Beckett hay Italo Calvino (xem Grimes 1990, tr.
23). Hậu hiện đại khước từ các hình thức đã định dạng của chủ nghĩa hiện đại,

56
chống lại ảnh hưởng của nó ở hầu hết các bình diện xã hội, đặc biệt trong các thiết
chế mang tính tư tưởng – văn hóa như trường đại học, bảo tàng, phòng trưng bày
nghệ thuật v.v.. (Jameson p. 13). Hậu hiện đại nên được hiểu dựa trên nghịch lý
của “cái đêm trước” (anterior) của thì tương lai (future)”, tức coi trọng quãng
đường từ ngày hôm nay đến đích đến tương lai hơn là bản thân diện mạo lý tưởng
đã “lên khuôn” của “tương lai”. Hậu hiện đại không phải là sự tiếp nối của ngày
hôm nay nhưng có thể là bất cứ điều gì gần với ý tưởng chống lại hoặc khước từ
chủ nghĩa hiện đại (xem thêm Sheehan 2006). Hậu hiện đại là một trào lưu mang
thuộc tính coi trọng quá trình, mang tính chủ quan và tính tương đối (Agger 1991;
Crotty 1998); việc nghiên cứu hậu hiện đại phải đặt tiêu cự trên góc nhìn liên
ngành và liên khoa học.

Từ điển New Oxford American Dictionary (1998) định nghĩa “Hậu hiện đại là
một khái niệm và một phong cách có từ cuối thế kỷ XX trong nghệ thuật, kiến
trúc, và cả những ý tưởng phê bình vốn có từ lúc khởi đầu của chủ nghĩa hiện đại
và cốt lõi của nó chứa dựng sự hoài nghi và chối từ các lý thuyết hay lý tưởng vĩ
đại cũng như chứa đựng mối quan hệ có vấn đề với bất kỳ khái niệm nào liên quan
đến nghệ thuật2”. Hậu hiện đại từng có tiền đề vào giữa hai cuộc đại thế chiến của
thế kỷ XX. Nhà sử học Arnold Toynbee năm 1939 từng khơi mào rằng “thời đại
Hậu hiện đại đã bắt đầu từ lúc Thế chiến thứ nhất kết thúc năm 1914”. Tác giả
Wright Mills năm 1959 cũng khẳng định “Hậu hiện đại chính là sự cáo chung của
những ý tưởng Khai sáng” (the collapse of the Enlightenment ideas), trong khi tác
giả Amitai Etzioni (1968) cho nó đơn thuần chỉ là kết quả của quá trình chuyển
đổi trong giao tiếp, tri thức và năng lực nhân loại kể từ sau Đại thế chiến thứ hai.
Nhiều tác giả phương Tây khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp bàn luận về Hậu hiện
đại, chẳng hạn Lyotards (1979), Hassan (1971), Bell (1976) v.v..

2
Post-modernism: “a late 20th-century style and concept in the arts, architecture, and criticism that
represents a departure from modernism and has at its heart a general distrust of grand theories and
ideologies as well as a problematical relationship with any notion of ‘art.'”

57
Tác giả Lyotards (1979/1984) cho rằng Hậu hiện đại về bản chất là sự truy tìm
cái bất ổn định (the search for instability). Nhà nghiên cứu Clifford Geertz (1983,
tr. 8) viết “hầu hết các nhà khoa học đã chuyển hướng sang sự soi sáng của ngôn
ngữ, thẩm mỹ, lịch sử văn hóa, luật tục hoặc phê bình văn học chứ không còn
chìm dài trong các khảo cứu và phát minh cơ học, kỹ thuật và vật lý như xưa”.
Chủ nghĩa Hậu hiện đại ngược lại theo đuổi “các chủ đề như sự chấm dứt của
trường phái siêu tự sự (metanarrative), sự tiêu biến của chủ đề và tác giả; sự nhấn
mạnh đến tính đại diện, bề mặt, hình ảnh, biếm phỏng, giễu nhại, phản thơ, cắt
dán, giải nghiêm trọng, tính bất khả đoán định của ngữ cảnh và tính tương thuộc
của các ngữ cảnh – tất cả đều là những thứ khác biệt với các ý nghĩa thật của hiện
thực xã hội”. Tác giả Peter Brooker (1992) cũng tương tự nhận xét rằng trào lưu
hậu hiện đại nổi lên với các đặc điểm về hình thức chỉnh sửa, thay thế, khuếch đại,
chuyển mã, hoán vị, đọc lại, viết lại, cắt dán, bắt chước, nhạo báng, mô phỏng và
giễu nhại. Điều này đã khiến hai tác giả Rosalind Krauss (1983) và Douglas Crimp
(1983) phải thốt lên rằng Hậu hiện đại là một quãng đứt gãy trong trường lực thẩm
mỹ (the aesthetic field) của chủ nghĩa hiện đại, Hal Foster (1983) gọi đó là quan
niệm ‘phản-thẩm mỹ’ (anti-aesthetic notion), trong khi Fredric Jameson (1983) và
Jean Baudrillard (1983) gọi đó là mô thức “tâm thần phân liệt” mới của không
gian và thời gian.

Hơn nữa, chủ nghĩa hậu hiện đại khẳng định rằng không thể tiến hành thiết lập
những ‘đại tự sự’ (grand narratives) trong việc diễn giải kinh nghiệm/trải nghiệm
của con người bởi vì tất cả các kiến thức chúng ta có đều mang tính giới hạn, tạm
thời và bị phân tán từng mảnh (Lyotard 1979; Agger 1991). Hal Foster (1983, tr.
ix-xvi) thì nhấn mạnh, Hậu hiện đại khuyến khích quan điểm coi văn hóa và chính
trị là hai thiết chế mở và đồng đẳng cho hết thảy mọi người, song cũng khẳng nhận
rằng người mang tư tưởng Hậu hiện đại chỉ tìm cách đặt câu hỏi thay vì khai thác
các mã văn hóa, họ chủ trương khám phá hơn là che giấu các liên kết chính trị xã

58
hội của minh. Có lẽ vì thế nhà nghiên cứu David Gartman (1998) đặt vấn đề liệu
đó có phải là “logic văn hóa thời kì Hậu-thờ ơ”?

Trào lưu Hậu hiện phủ định khả năng con người có thể hiểu biết và làm chủ vũ
trụ. Các tác giả Marta & Linda (1997) nhấn mạnh Hậu hiện đại chủ trương không
thể biết gì cả, kể cả ý nghĩa đích thực của các hiện thực xã hội. Nếu như Chủ nghĩa
hiện đại đề cao phương châm “dám hiểu biết” hay “dám tìm hiểu” (dare to know)
thì hậu hiện đại dường như giương cao ngọn cờ “phải tỉnh táo để biết rằng cái ta
biết là rất nhỏ bé”. Tác giả Wilson, R (1991, tr. 14-40) cho rằng thời Khai sáng
người ta cho rằng chúng ta có thể biết tất cả, trong khi Hậu hiện đại thì tranh cãi
rằng chúng ta không thể biết gì cả. Theo tư tưởng Hậu hiện đại, con người nắm lấy
ý tưởng rằng mỗi người có thể dựa vào những câu chuyện nhỏ của mình để hiểu
biết về thế giới. Còn theo quan điểm của Schechner, chủ nghĩa hậu hiện đại báo
hiệu sự cáo chung của kiểu chủ nghĩa nhân văn lấy con người làm trung tâm với
chủ trương con người có thể chi phối hết vạn vật trong vũ trụ (dẫn trong Grimes
1990, tr. 26).
Nền tảng tư tưởng của Hậu hiện đại bắt đầu từ sự bùng nổ của khoa học. Yếu
tố hiện đại trong khoa học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề dần dà hình thành tính
quy luật, trong khi thế giới tư tưởng mỗi cá nhân là một bầu trời khó đoán định
được. Chính vì vậy Chủ nghĩa Hậu hiện đại chủ trương mỗi cá nhân tìm kiếm câu
trả lời cho chính mình. Hậu hiện đại đã trực tiếp làm tan chảy những truyền thống,
thay vào đó là sự tồn tại của sự lai tạo và biến đổi văn hóa. Có thể lấy làn sóng văn
hóa Hàn quốc (Hàn lưu) làm ví dụ, những điệu nhảy Gangnam Style, Gentlemen,
Hello Korea v.v. là những thể hiện cụ thể của sự lắp ghép, cắt dán và biếm phỏng
thời Hậu hiện đại. Tương tự, Hãng hàng không Virgin America đã công bố video-
clip hướng dẫn an toàn bay trên khoang tàu theo phong cách hậu hiện đại, bước
đầu đã nhận được phản ánh rất tích cực từ công chúng3.
Tất cả các chủ đề của Hậu hiện đại đều nằm ở vấn đề diễn ngôn và ý nghĩa
thông qua các ký hiệu ngôn ngữ (linguistic sign) và các biểu tượng khác (symbol).
Hậu hiện đại trong nghệ thuật và khoa học xã hội thể hiện hai tính chất cơ bản là
(1) sự mưu cầu sự thay đổi bằng cách tìm kiếm cách thức thượng tôn cái đẹp, coi
đó là duy nhất, và chủ trương tránh khỏi sự vướng mắc quá sâu vào các vấn đề xã
hội; (2) tính tiên phong, thể hiện trong xu hướng gạt bỏ một phần giá trị của quá
3
Xem tại: https://www.youtube.com/watch?v=DtyfiPIHsIg.

59
khứ và thay bằng các giá trị mới. Cách tiếp cận chính của Hậu hiện đại là tính khai
phóng tự do của khách thể trong ứng xử với các biến đổi hay các vấn đề của xã hội
(bottom-up approach, hạ nhi thượng).

Hình 1: Thông điệp bảo vệ môi trường mang màu sắc Hậu hiện đại (Thành Phong, 2011)
Bản chất của Hậu hiện đại chính là sự song hành giữa các mâu thuẫn
(paradoxical juxtapositions). Chủ nghĩa Hậu hiện đại kêu gọi chống phân biệt
chủng tộc, chống phân biệt giới tính, chống quan điểm “dĩ Âu vi trung”, chống
chuyên quyền, chống chế độ thuộc địa, trong khi đó chủ trương bảo vệ quyền lợi
của những người với những câu chuyện thầm kín, những tiếng nói của người cùng
khổ, người bên lề xã hội. Chủ nghĩa Hậu hiện đại có thể sẽ gây sốc cho một số
người nhưng lại gợi cảm hứng cho những người khác.
2. Hậu nhân văn: khi con người và tự nhiên có cùng vị trí và tầm quan
trọng
“Mơ hồ sinh thái” và “tính công cụ” trong ứng xử với sinh thái
Khái niệm
Con người trưởng thành từ trong giới tự nhiên, song vượt lên trên tự
nhiên mà sống trong môi trường văn hóa do chính mình tạo ra. Ở chừng mực
nhất định, chính con người đã tạo ra cặp nhị nguyên đối lập tự nhiên và văn
hóa để đánh giá hai phổ giá trị của các thực hành xã hội. Theo đó, những gì
thô sơ nhất, thiếu dấu ấn tư duy con người nhất (và vì thế bị đánh giá là thấp
kép nhất) thì bị xếp vào cực “tự nhiên”, trong khi những gì tinh hoa nhất,
trau chuốt nhất thì xếp vào nhóm “văn hóa”. Bằng cặp cấu trúc này, con
người đánh giá thấp tự nhiên và khẳng định rằng họ có thẩm quyển “cải tạo”
tự nhiên để biến chúng thành “văn hóa”. Rõ ràng, đây là một nhận thức cực

60
đoan lấy con người làm trung tâm (anthropocentrism) đã tồn tại phổ biến và
dai dẳng trong xã hội loài người.
Dù vậy, từ trong lịch sử vốn dĩ từng tồn tại một quan niệm tiến bộ không
coi tự nhiên thấp bé hay phải chịu sự quy thuộc vào con người. Trương Tải
(張載, 1021-1077), một nhà nho Trung Hoa thuộc trường phái Lý học, là
một ví dụ. Trong bài Tây Minh, ông nói:
“Trời (Heaven, Thiên) là cha, Đất (Earth, Địa) là mẹ, vạn vật kể cả
côn trùng nhỏ bé đều có vị trí của mình giữa cha và mẹ […] Tất cả con
người đều là anh em, vạn vật trong vũ trụ đều là bạn đồng hành” (dẫn
theo Tu Weiming, 2001, tr.245).
Quan điểm này của Trương Tải đã truyền cảm hứng và gợi mở nhiều ý
tưởng quan trọng cho trường phái Tâm học của Vương Dương Minh thời
Thanh và quan điểm Nhân vũ luận trong Nho giáo mới (New Confucianism)
cuối thế kỷ 20 – đầu thế kỷ 21 (Nguyễn Ngọc Thơ, 2019, tr. 20-36).
Tuy nhiên, trên thực tế con người chưa hề đối xử với giới tự nhiên như là
một thực thể có vị thế công bằng với mình. Karen Thornber (2012) gọi đó là
hiện tượng “mơ hồ sinh thái (ecoambiguity)”, ám chỉ sự ngộ nhận sinh thái
vốn rất phổ biến trong các nền văn hóa. Theo Thornber, mơ hồ sinh thái là
“một khái niệm tượng trưng cho sự tương tác phức tạp và đầy mâu thuẫn
giữa con người và môi trường cùng với sự tồn tại của yếu tố phi nhân loại”
(Thornber, 2012, tr.1). Nhiều quốc gia tích cực áp dụng các chính sách,
chiến lược bảo vệ môi trường rất tiến bộ, song “sự tồn tại của nhiều khu bảo
tồn thiên nhiên và môi trường sống của các loài vật cuối cùng lại phụ thuộc
vào chính loài người” (Thornber, 2012, tr.1). Con người trong nhiều thời kỳ
nỗ lực dành cho môi trường sinh thái sự trân trọng nhất định, song điều đó
không thể che giấu sự mâu thuẫn nội tại của họ trong mối quan hệ với giới
tự nhiên. Quan niệm cho rằng chỉ có con người mới có trí óc, có cảm xúc đã
từng tồn tại phổ biến trong mọi nền văn hóa dù rằng nhiều nghiên cứu gần
đây cho thấy một số loài vật cũng có cảm xúc ở chừng mực nhất định. Sự
ngộ nhận sinh thái ấy đã hạ thấp vai trò của sinh thái và khiến cho con người
luôn đặt mình ở vị trí trung tâm của vũ trụ và chấp nhận sự thật rằng con
người có thể khai thác nguồn lực sinh thái để phục vụ cho các lợi ích và tiến
bộ xã hội loài người. Người phương Tây, vốn tự đánh giá hoặc được đánh

61
giá là “có tư tưởng tiến bộ hơn” trong ứng xử với môi trường sinh thái, cũng
không ngoại lệ. Họ yêu quý các loài vật nuôi làm cảnh trong nhà như chó,
mèo chẳng hạn, song các thủ thuật thiến sinh học để diệt dục chính là làm
trái với quy luật tự nhiên của loài. Các con vật nuôi này tuy được yêu quý,
song cũng chỉ là một loại “tài sản” của chủ. Con người trong mọi hoàn cảnh
đều coi vạn vật là những “công cụ” phục vụ cho lợi ích và sở thích của
mình. Họ một mực kêu gọi bảo vệ rừng, song hàng triệu cây thông non và
cành thông đã bị đốn hạ để phục vụ lễ Giáng sinh hàng năm. Trong nhiều
trường hợp họ nhân danh rằng “yêu quý động vật”, “trân trọng sinh thái”,
thậm chí là kêu gọi bảo vệ sinh thái, song trên thực tế các thủ thuật nói trên
không hề phục vụ cho sự tồn tại và phát triển bình đẳng và khách quan của
thế giới phi nhân loại. Do đó, dù với tâm thức yêu quý tự nhiên và động vật
đến mấy, con người vẫn vô hình trung làm tổn hại đến môi trường và giới
động vật mà họ đang cố gắng bảo vệ (Thorner, 2012, tr.2, 388). Dễ thấy hơn
hết chính là tính phụ thuộc của tự nhiên vào ý thức con người đã và đang tồn
tại dai dẳng xuyên xuốt các nền văn hóa.
Lịch sử đã cho thấy nhiều bài học vô giá về hậu quả khốc liệt của nạn phá
hoại môi sinh. Ponting (1991, tr.67-87) chỉ ra rằng các nền văn minh Ai
Cập, văn minh sông Ấn, văn minh Maya v.v. đã lụi tàn một phần bởi những
tác động tiêu cực đối với môi sinh của chính họ. Đất đai nghèo hóa, rừng
thu hẹp, hạn hán và dịch bệnh thường xuyên đã giáng đòn nghiệt ngã xuống
các nền văn minh ấy (dẫn lại theo Thornber, 2012, tr.7-8).
Sự trả thù của tự nhiên đối với hành vi tàn bạo của con người cũng được
khác họa sinh động trong văn học – nghệ thuật. Tác phẩm Tô Tem Sói của
Khương Nhung (bản dịch tiếng Việt 2007) là một ví dụ. Tác phẩm này kể kể
cuộc sống người chăn nuôi du mục Mông Cổ trên thảo nguyên thời kỳ Cách
mạng Văn hóa 1966-1976 ở Trung Quốc. Nhà văn Khương Nhung đã từng
nhấn mạnh quan điểm chính thống của chính quyền Trung Quốc lúc bấy giờ
rằng “Kẻ thù giai cấp chúng ta chính là loài sói […] chúng ta phải tiêu diệt
hết loài sói trên trái đất này!” (dẫn theo Thornber 2012, tr.888-94). Quả thật
là trớ trêu khi các loài vật trong giới tự nhiên vốn sinh sống theo tập tính tự
nhiên của chúng lại trở thành kẻ thù của con người khi chính con người cố
tình mở rộng phạm vi các hoạt động sống của họ và “xâm phạm” vào lãnh

62
địa các loài thú hoang. Bầy sói đã “trả thù’ những con người tham lam qua
hình ảnh chúng rượt đuổi để bắt mồi bằng mọi giá đối với bầy ngựa của
Hồng vệ binh, kết quả là chính con người và bầy ngựa quý phải hy sinh
(xem Khương Nhung, 2007).
“Mơ hồ sinh thái” trong các dòng triết học Đông Á truyền thống
Bây giờ chúng ta thử điểm qua vị trí của sinh thái trong các dòng tư
tưởng Việt Nam và Đông Á truyền thống: Nho, Phật, Đạo và minh triết dân
gian. Triết lý Nho giáo, về bản thể luận, rõ ràng là thiếu chú trọng đến yếu tố
môi sinh mà chủ yếu nhắm nhiều vào việc thiết lập và duy trì trật tự xã hội –
yếu tố hàm dưỡng động cơ chính trị - tư tưởng chính của xã hội. Trong
phương châm hành động của “người quân tử” xưa không hề có chỗ đứng của
sinh thái: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Tự nhiên được cho là môi
trường và là công cụ để dấng “quân tử” tung hoành xây dựng cơ đồ và kiến
lập một xã hội thịnh trị, lý tưởng. Triết lý Nho giáo đề cao “Thiên nhân hợp
nhất”4, tuy nhiên, đây cũng chỉ là một quan niệm “mơ hồ sinh thái” không
hơn không kém, bởi thực tế quan niệm này “thường được thần bí hóa hơn là
phản ánh hiện thực xã hội” (Thornber, 2012, tr.32). Phần nhiều những yếu
tố có đề cập đến “Thiên” trong triết học Trung Hoa xưa chủ yếu là một sự
phản ứng đơn thuần đối với những gì đã xảy ra trên thực tế (quan điểm của
Heiner Roetz, dẫn theo Thornber, 2012, tr.19). Cho dù “Thiên” và “nhân” có
hợp nhất thì dân vẫn chủ trương “dĩ thực vi Thiên” (dân coi cái ăn là Trời).
Yếu tố sống còn, yếu tố của cải và lợi ích vật chất vẫn là điều kiện tiên quyết
chế định mối quan hệ “Thiên” – “nhân”. Dù “Thiên” có là hình ảnh thiêng
hóa của vũ trụ đến đâu đi nữa thì hiện sinh của “Thiên” chính là các bậc đế
vương, những “Thiên tử” luôn đòi hỏi những quyền lợi và tiện nghi phàm
trần, nặng nề vật chất – xã hội nhất (trị quốc, bình thiên hạ). Tư tưởng “kinh
bang tế thế” đã phủ kín các chiều kích tâm linh và sinh thái trong tư tưởng
nhân văn (nếu có) của các bậc đế vương này (Tu Weiming, 2004, tr.497).
Nghệ thuật vườn cảnh (hòn non bộ, cây bonsai, v.v.) là một phản ảnh
sinh động của tính công cụ sinh thái và mơ hồ sinh thái. Những bậc địa chủ,
thư đồ và thi nhân mặc khách được cho là am hiểu cái triết lý Thiên nhân
hợp nhất hơn người đã cố tình uốn nắn và gọt giũa tự nhiên (đồi gò, đất đá,
4
21/21 người được hỏi đều cho rằng “Thiên nhân hợp nhất” thể hiện tâm thức tôn trọng tự nhiên của con
người.

63
ao hồ, cây cối, v.v.) theo hướng phục vụ tốt nhất cho tư tưởng và lợi ích của
mình. Họ không ngừng tỏ ra tự hào rằng tâm thức của họ đang hòa nhập
theo dòng chảy hợp nhất giữa con người và vạn vật. Rõ ràng đây là một sự
ngộ nhận sâu sắc, nếu không nói là một sự đánh lừa nhận thức và cảm xúc.
Quan điểm và ước vọng sống hài hòa cùng tự nhiên trong họ là có thật, song
cách thể hiện hoàn toàn trái ngược với ý tưởng, tự nhiên và sinh thái không
hề tránh khỏi hiện thực bị sử dụng làm công cụ có chủ đích. Nghệ thuật
tranh thủy mặc cũng là một nhân tố có tác động củng cố thêm cho sự ngộ
nhận ấy, đưa nó vào chiều sâu của tư duy nghệ thuật. Họ “tô vẽ” và “kiến
tạo” tự nhiên theo những điều chỉ dẫn trong đầu chứ không phải từ sự tồn tại
khách quan đầy quyền năng của giới tự nhiên. Tương tự, thuật phong thủy
hình thành và tồn tại trên nguyên lý là “thuận thiên” (thuận theo tự nhiên),
song các biện pháp “cải tạo” phong thủy đã làm thay đổi hiện trạng môi
trường sống. Trong phong tục, nhiều thói quen tồn tại day dẳng rất có hại
cho môi trường, chẳng hạn tục hái lộc đầu xuân, tục thả hoa đăng ngày rằm,
tục phóng sinh động vật, tục thắp hương quá đà trong các đền chúa miếu tự,
v.v..
So với các dòng triết học Phương Đông khác, Phật giáo được đánh giá là
gần gũi nhất với sinh thái. Đặc biệt, quan niệm Bất tổn sinh (Ahimsa) được
đánh giá là thân thiện với môi trường. Giới tăng già tán thành bản chất chân
thật và quy luật vận động khách quan và cân bằng của vạn vật, họ tôn trọng
tính thái cân bằng tương hỗ giữa vạn vật với nhau và với con người thông
qua tính tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau giữa chúng (Badiner, 1990, tr.xiv;
Batchelor & Brown, 1992, tr.xiv). Phật giáo Nam Tông chẳng hạn, rất ủng
hộ quan niệm vạn vật hữu linh sẵn có trong truyền thống các cộng đồng địa
phương, cả hai đều chủ trương tôn trọng tính chủ thể của các hiện thực tự
nhiên phi con người. Tu sĩ Phật giáo Thái Lan và Campuchia được đánh giá
là những người gìn giữ và thực thi đạo pháp quan trọng này trên thực tế, nhờ
vậy cộng đồng theo Phật giáo tán thành và ủng hộ các thông ước bảo vệ môi
trường sinh thái do nhà chùa đề xuất (xem Darlington, 1998, 2003, Sponsel
và Natadecha-Sponsel, 2004). Ở Nam Bộ Việt Nam, chùa Khmer Nam Bộ
được biết đến là một quần thể kiến trúc Phật giáo xen lẫn với khuôn viên cây
xanh cổ thụ và ao nước, phản ánh sinh động tri thức và ước vọng sống hài

64
hòa với tự nhiên của cộng đồng. Quần thể chùa Âng, ao Bà Om và khu vườn
sao dầu cổ thụ xung quanh ở ngoại vi thành phố Trà Vinh là một thí dụ điển
hình. Người Khmer quan niệm rằng, chùa là ngôi nhà Phật, đất nhà chùa là
đất Phật, không ai được quấy phá. Thêm vào đó, họ tin tưởng rằng dưới hào
quang của Đức Phật, linh hồn người đã khuất, trong đó có tổ tiên họ, đang
“an vui” dưới những bóng cây hay cành chồi trong vườn, và do vậy cây cối
và vạn vật trong khuôn viên chùa được bảo vệ tuyệt đối. Phật giáo Bắc tông
về cơ bản cũng có những quan niệm tương tự, song khi thâm nhập vào văn
hóa làng xã người Việt, tư tưởng nhập thế trở nên mạnh mẽ hơn, thiện nam
tín nữ quan tâm nhiều hơn đến đời sống nhân sinh, thậm chí là các giá trị vật
chất – kinh tế (như trong nghiên cứu của Lê Hồng Lý, 2007, 2008), dù rằng
quan niệm Bất tổn sinh vẫn được gìn giữ. Nhiều người Việt ngang nhiên
“hái lộc” đầu xuân ngay trong khuôn viên chùa; kết quả là vườn nhà chùa xơ
xác, tiêu điều chỉ sau một đêm giao thừa! Nhánh Thiền tông với chủ trương
“đốn ngộ” và “Phật tại tâm”, họ đề cao lao động với phương châm “nhất
nhật bất canh, nhất nhật bất thực”. Để đạt đến cảnh giới “kiến tính thành
Phật”, các thiền sư vẫn phải “tương tác” và “khai thác” có chừng mực yếu tố
tự nhiên để phục vụ cuộc sống tu tập. Ở Ấn Độ, các tu sĩ Hindu được cho là
những người nỗ lực xa lánh cuộc sống trần thế và sống gần gũi tự nhiên
nhất, song họ vẫn phải phụ thuộc vào tín đồ - những người đều đặn dâng
biếu thức ăn và nhu yếu phẩm cho họ.
Được so sánh với quan niệm Bất tổn sinh của Phật giáo là quan niệm Vô
vi của Đạo giáo. Giới đạo sĩ nhìn chung tôn trọng bản chất khách quan của
vạn vật và con người. Đạo giáo chủ trương “trăm hoa đua nở” (Egri, 1997,
tr.423), rất khuyến khích con người giảm thiểu những ước vọng xã hội quá
đà (hữu vi) để quay về với bản ngã và vui thú cuộc sống thanh bần, an nhàn
cùng vạn vật xung quanh (vô vi). Thậm chí, Đạo giáo từ thế kỷ II sau CN về
sau phát triển thành thục, mở đường cho một số loài vật “tu tập” thành người
và tiên thánh. Ở chừng mực nhất định, ranh giới giữa con người và vạn vật
đã xóa nhòa đi. Tuy nhiên, trật tự cao – thấp giữa tự nhiên và con người/văn
hóa vẫn chưa bị xóa bỏ, bởi chỉ có loài vật khát khao được tu tập thành
người (ví dụ Đắc Kỷ, Thanh Xà – Bạch Xà, hồ li, Ngưu Ma Vương, v.v.)
chứ hiếm có hiện tượng ngược lại.

65
Dù được đánh giá là thân thiện hơn với sinh thái, cả Phật giáo và Đạo
giáo trong lịch sử văn hóa Việt Nam và Đông Á không giữ vị thế trung tâm
trong guồng máy chính trị - tư tưởng xã hội mà chỉ đóng góp những tinh hoa
triết lý cho Nho giáo ở những điểm mà Nho giáo thiếu sót hoặc giả tồn tại và
phát triển trong dòng chảy văn hóa dân gian mà thôi.
Được hình thành từ quan niệm vạn vật hữu linh, tín ngưỡng dân gian
cũng đề cao bản chất khách quan của giới tự nhiên. Một vài thực thể tự
nhiên có ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống con người đã được “thần hóa”
và tôn thờ. Luật tục Tây Nguyên có thể nói là một kho tàng quý giá về kinh
nghiệm ứng xử với môi trường rừng núi. Đơn cử Điều 231 của Luật tục Êđê
quy định: "Đất đai, sông suối, cây rừng là cái nong, cái nia, cái lưng của
ông bà. Ông bà là người giữ cái hang, trông coi rừng, trông coi cây K'tơng,
cây Kdjar", kẻ xâm lấn rừng và đất rừng của người khác nhất định phải bị
đưa ra xét xử. Luật tục cũng răn dạy dân làng không được mang củi cháy
dở vào rừng: "Ai có con phải dạy con, ai có cháu phải dạy cháu, kẻo đi hái
củi mà không biết đi, đi suối lấy nước mà không biết đi. E rằng họ sẽ đốt
đuốc cầm theo. E rằng đi rẫy lo việc nương rẫy mà không biết đi, cầm theo
những đầu cây cháy dở có thể huỷ diệt cả rừng…". "Con người để cháy
rừng; con người chặt phá rừn; con người diệt hết muông thú, tội ấy Giàng
phải xử. Đối với những kẻ làm cháy rừng bị bắt được thì: "Chân sẽ bị trói
lại ngay; tay sẽ bị xiềng lại ngay; buộc phải bồi thường nặng". Cho nên,
"ai có con phải dạy con; ai có cháu phải bảo cháu, kẻo có thể đốt cháy
rừng" (tài liệu khảo sát, 2019) 5. Còn trong văn hóa người Việt, các tín
ngưỡng Tam phủ - Tứ phủ, tín ngưỡng Cá Ông (Nam Hải Tướng quân), tín
ngưỡng Sơn thần, Bà Thủy v.v. trong văn hóa người Việt; tín ngưỡng Thổ
địa, Long thần, Mộc thần v.v. trong văn hóa người Việt và nhiều dân tộc
Đông Á chẳng hạn, ít nhiều đã tạo dựng và chế định thái độ và hành vi cộng
đồng khi ứng xử với các thực thể tự nhiên ở chừng mực nhất định. Song, suy
cho cùng, trải qua quá trình thụ phong và “chuẩn hóa” của triều đình trung
ương (Watson 1985), nhiều tục thờ trong số ấy đã gắn thêm vào các chuẩn
tắc và giá trị chính thống (thông thường là Nho giáo) và vận động, chuyển
hóa vào dòng chảy chung của xã hội, nghĩa là lớp ý nghĩa tôn thờ các thực
5
Đây là đóng góp của 1 sinh viên người Ê-đê tại Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh (năm
2019).

66
thể tự nhiên mờ nhạt dần hoặc biến mất hẳn, thay vào đó là các giá trị xã hội.
Trong một chừng mực nhất định, ý nghĩa sinh thái trong các dòng tín
ngưỡng dân gian này cũng là những thể hiện của mơ hồ sinh thái.

67

You might also like