Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 129

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------

NGUYỄN MẠNH TUẤN

XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊA CHẤT BA CHIỀU


ĐỂ PHỤC VỤ CHO MÔ PHỎNG KHAI THÁC
MỎ GẤU ĐEN THUỘC LÔ 16-1,
BỒN TRŨNG CỬU LONG.

Chuyên nghành: Địa chất dầu khí ứng dụng


Mã số: 605351

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 11, năm 2012

i
Luận văn thạc sĩ

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG -HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Vũ Chương ...................................

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Trần Văn Xuân .............................................

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Cù Minh Hoàng ............................................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM
ngày 08 tháng 01 năm 2013.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1. TSKH. Trần Lê Đông .............................

2. TS. Bùi Thị Luận ....................................

3. TS. Trần Văn Xuân ................................

4. TS. Cù Minh Hoàng ...............................

5. TS. Nguyễn Chu Chuyên........................

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn ii CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Nguyễn Mạnh Tuấn ........................................ MSHV: 11360645


Ngày, tháng, năm sinh: 24/03/1974 ........................................... Nơi sinh: Hà Nội
Chuyên ngành: Địa chất dầu khí ứng dụng ................................ Mã số: 605351

I. TÊN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊA CHẤT BA CHIỀU ĐỂ PHỤC


VỤ CHO MÔ PHỎNG KHAI THÁC MỎ GẤU ĐEN THUỘC LÔ 16-1, BỒN
TRŨNG CỬU LONG.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của các phương pháp xây dựng mô hình địa chất.
- Xây dựng mô hình cấu trúc cho tầng chứa cát kết lục nguyên thuộc Hệ tầng
Bạch Hổ dưới (ILBH 5.2) tuổi Mioxen sớm khu vực khía Bắc mỏ Gấu Đen.
- Mô hình hóa phân bố đá chứa theo các loại tướng dòng chảy (Hydraulic Flow
Units) và xây dựng mô hình phân bố vật lý thạch học (độ rỗng, độ thấm, độ
bão hòa nước) của vỉa chứa.
- Tính toán trữ lượng dầu tại chỗ theo mô hình.
- Thô hóa mô hình địa chất 3 chiều để phục vụ mô phỏng khai thác.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : ................................................................................
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: ................................................................
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. Phạm Vũ Chương................................................

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20 .

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn iii CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Lời cảm ơn

Để hoàn thành được bản luận văn tốt nghiệp này tác giả xin chân thành cảm
ơn đến Ban giám đốc, Lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp công tác tại phòng Thăm
dò, Công nghệ mỏ Công ty Hoàng Long - Hoàn Vũ JOC và Công ty PVEP POC đã
tận tình giúp đỡ, ủng hộ không những về số liệu, thời gian mà cả về mặt tinh thần để
tác giả có thể hoàn thiện bản luận văn tốt nghiệp cũng như trong suốt quá trình học
tập khóa học thạc sĩ tại trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo khoa Kỹ thuật địa chất dầu khí
cùng tập thể cán bộ giảng viên bộ môn Địa Chất Dầu Khí đã luôn tận tình giúp đỡ,
nhiệt huyết giảng dạy cũng như tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình học tập của
khóa học.
Tác giả cũng xin cảm ơn tất cả các bạn bè cùng học lớp cao học ngành Địa
chất dầu khí ứng dụng K-2011 đã cùng chia sẻ giúp đỡ nhau những lúc khó khăn
trong quá trình học tập tại trường cũng như chia sẻ những thông tin, tài liệu thực tế
để tăng sự hiểu biết về chuyên môn và hoàn thành chương trình học, bản luận văn
tốt nghiệp đạt kết quả tốt.
Lời sau cùng Tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cán bộ
hướng dẫn TS. Phạm Vũ Chương đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và cho tác giả
những định hướng đúng đắn ngay từ khi tiếp nhận hướng dẫn để bản luận văn tốt
nghiệp được hoàn thành có chất lượng chuyên môn cũng như đúng thời hạn quy
định của nhà trường.
Do hạn chế về tài liệu cũng như kinh nghiệm trong xây dựng mô hình nên luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót và những hạn chế nhất định về chuyên môn.
Tác giả kính mong các thầy cô, cán bộ có chuyên môn và bạn bè đóng góp ý kiến để
bản luận văn tốt nghiệp của tác giả được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện

Nguyễn Mạnh Tuấn

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn iv CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Tóm tắt luận văn

Bồn trũng Cửu Long vốn được xem là bồn trũng có hệ thống dầu khí hoàn
chỉnh và trữ lượng dầu khí lớn nhất thềm lục địa Việt Nam. Các mỏ dầu được phát
hiện chủ yếu trong đá móng hang hốc nứt nẻ trước Đệ Tam và cát kết lục nguyên
tuổi Mioxen sớm.

Mỏ Gấu Đen nằm trong Lô 16-1, bồn trũng Cửu Long phát hiện ra dòng dầu
thương mại từ các tầng chứa cát kết lục nguyên thuộc Hệ tầng Bạch Hổ dưới tuổi
Mioxen sớm và Hệ tầng Trà Tân trên tuổi Oligoxen muộn. Mỏ bao gồm một loạt
các tích tụ chứa dầu, tách biệt nhau bởi hệ thống các đứt gãy á vĩ tuyến. Tầng chứa
sản phẩm là một hệ thống vỉa chứa đa tầng, khác biệt với nhau về mặt thủy lực theo
chiều thẳng đứng cũng như trong từng tích tụ chứa dầu.

Mỏ Gấu Đen là một trong những dạng mỏ nhỏ, hiện đang đi vào giai đoạn đầu
khai thác. Với mục tiêu giảm thiểu rủi ro và mang lại hiệu quả cao trong quá trình
quản lý, phát triển đưa mỏ vào khai thác thì việc xây dựng mô hình địa chất 3 chiều
và sau đó làm nền tảng cho mô hình mô phỏng khai thác sẽ được đặt lên ưu tiên
hàng đầu.

Trên cơ sở tài liệu tái xử lý địa chấn PSDM 2010, các bản đồ cấu trúc chính và
hệ thống đứt gãy của mỏ sau khi tái minh giải đã được sử dụng để xây dựng mô
hình cấu trúc, làm nền tảng cho việc mô hình hóa phân bố đá chứa và các mô hình
tham số vật lý đá.

Trong giai đoạn phát triển mỏ, do tính chất phức tạp của đặc trưng tầng chứa
nên các phân bố đá chứa, mô hình tham số phải được xây dựng chi tiết hơn sao cho
thể hiện hợp lý đặc trưng vật lý thạch học của tầng chứa. Vì vậy việc xây dựng mô
hình tướng đá không chỉ đơn thuần mô phỏng theo hai loại tướng đá chứa và đá
không chứa đơn giản mà cần thiết phải mô hình hóa theo một hướng mới để có thể
phản ánh rõ nét hơn mức độ liên thông của các thân dầu cũng như tính bất đồng
nhất của đặc trưng tầng chứa.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn v CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Đá chứa được mô hình hóa theo nhiều loại tướng dòng chảy (Hydraulic Flow
Units - HU) trên cơ sở đặc tính rỗng thấm khác nhau. Ưu điểm của phương pháp
này là phản ánh khá rõ nét mức độ bất đồng nhất của đặc trưng tầng chứa. Mô hình
phân bố đá chứa được xây dựng bằng cách áp dụng phương pháp mô phỏng ngẫu
nhiên theo thuật toán SIS cho phép khảo sát mức độ liên thông cũng như tính bất
đồng nhất của các thân dầu trong không gian 3 chiều.

Mô hình tham số vật lý đá được xây dựng cho từng tham số độ rỗng, độ thấm
và độ bão hòa nước có tham chiếu với mô hình phân bố đá chứa. Phân bố độ rỗng
được mô hình hóa bằng phương pháp mô phỏng ngẫu nhiên theo thuật toán SGS.
Mô hình phân bố độ thấm được xây dựng trực tiếp từ mô hình phân bố độ rỗng và
mối quan hệ rỗng thấm cho từng loại HU xác định từ tài liệu phân tích mẫu lõi. Mô
hình phân bố độ bão hòa nước được xây dựng trên cơ sở mô hình phân bố độ thấm
và các phương trình độ bão hòa nước theo chiều cao thân dầu xác định được từ kết
quả phân tích mẫu lõi đặc biệt.

Trên cơ sở mô hình phân bố tướng đá các mô hình tham số vật lý thạch học
được xây dựng, trữ lượng dầu tại chỗ tính toán từ mô hình là 105 triệu thùng.

Mô hình địa chất được thô hóa thành mô hình mô phỏng khai thác. Mô hình
thô sau đó được tiến hành lặp lại lịch sử thử vỉa (History Matching) đã cho những
kết quả đáng khích lệ.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn vi CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Lời cam đoan của tác giả luận văn

Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phương pháp
khoa học cụ thể trên số liệu thực tế, không sao chép các đồ án khác. Nếu sai tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của Khoa và Trường đề ra.

Học viên thực hiện

Nguyễn Mạnh Tuấn

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn vii CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Danh mục các từ viết tắt

ANN Artificial Neural Network


DST Thử vỉa
ĐVLGK Địa vật lý giếng khoan
FZI Flow Zone Indicator
GD Gấu Đen
HI Chỉ số hydrocacbon.
HU Hydraulic Flow Units
ILBH Intra Lower Bach Ho
K Độ thấm
mD Mili Darcy.
MDT, RCI Tên phương pháp đo áp suất dọc thành giếng khoan
ML Most Likely
ODT Điểm dầu xuống tới.
PORE Độ rỗng hiệu dụng
PSDM Tài liệu địa chấn miền chiều sâu
PSTM Tài liệu địa chấn miền thời gian
Ro Chỉ số phản xạ Vitrinit.
RQI Reservoir Quality Index
SCAL Phân tích mẫu lõi đặc biệt.
SGS Sequential Gaussian Simulation
SIS Sequential Indicator Simulation
Sw Độ bão hòa nước
TB-ĐN Tây Bắc- Đông Nam
Tmax Chỉ số thời nhiệt
TOC Tổng hàm lượng vậy chất hữu cơ
VHCH Vật chất hữu cơ
Vsh Hàm lượng sét.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn viii CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Danh mục các thuật ngữ tiếng Anh sử dụng trong luận văn

Most Likely: Giá trị phổ biến nhất


Hydraulic Flow Units: Tướng dòng chảy
History Matching: Lặp lại lich sử khai thác
Sequential Indicator Simulation: Mô phỏng chỉ định tuần tự
Sequential Gaussian Simulation: Mô phỏng tuần tự ngẫu nhiên theo Gaussian
Variogram: Các giá trị tham số thể hiện phạm vi biến đổi trong không gian
Indicator Krigging: Tên thuật toán sử dụng mô hình hóa
Simple Krigging: Tên thuật toán sử dụng mô hình hóa
Ordinary Krigging: Tên thuật toán sử dụng mô hình hóa
Fault Polygon: Đứt gãy dạng các đường cong khép kín tại các mặt
Fault stick: Đứt gãy dạng que
Fault surfaces: Bề mặt của đứt gãy
Normal Score: Hàm phân bố chuẩn.
Magma: Đá được thành tạo từ dung nham nóng chảy bị đông nguội lại
Decater: Hệ thống mạng lưới Đề Các
Lacustrine: Môi trường đầm hồ
Fluvial: Môi trường sông ngòi
Gravity Flow: Tướng dòng trọng lực năng lượng cao.
Hyperpycnal Flow: Tướng dòng trọng lực năng lượng thấp.
Lacustrine Mud: Tướng hạt mịn trong môi trường đầm hồ.
Transgressive Sand: Tướng cát biển tiến.
Channel Fill: Tướng lòng sông cổ.
Crevasse Splay: Tướng vỡ đê gần bờ.
Sheet flood: Tướng vỡ đê xa bờ.
Over Bank: Tướng tràn bờ (Quạt lũ tích).
Mouth Bar: Tướng cửa sông.
Soil: Tướng hạt mịn trong môi trường đồng bằng ngập lụt.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn ix CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Mục lục
Đề mục Trang
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iv
Tóm tắt luận văn..........................................................................................................v
Lời cam đoan của tác giả luận văn ........................................................................... vii
Danh mục các từ viết tắt.......................................................................................... viii
Danh mục các thuật ngữ tiếng Anh sử dụng trong luận văn ..................................... ix
Danh sách hình vẽ .................................................................................................... xii
Danh sách bảng biểu ............................................................................................... xvi
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
PHẦN 1: TỔNG QUAN CHUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ GẤU ĐEN ....5
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực mỏ. .................................................................5
1.1.1. Vị trí địa lý – kinh tế. ........................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm tự nhiên. ............................................................................................7
1.2. Đặc điểm địa chất dầu khí của bồn trũng Cửu Long. ..........................................8
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất dầu khí của bồn trũng Cửu Long. ........................8
1.2.2. Khái quát về cơ chế thành tạo và phát triển địa chất bồn trũng Cửu Long.....10
1.2.3. Các yếu tố cấu trúc – kiến tạo của bồn trũng Cửu Long. ................................16
1.2.4. Khái quát về địa tầng của bồn trũng Cửu Long. .............................................22
1.2.5. Hệ thống dầu khí của bồn trũng Cửu Long. ....................................................23
1.3. Khái quát chung về mỏ Gấu Đen .......................................................................28
1.4. Lịch sử hình thành mỏ Gấu Đen. .......................................................................29
1.5. Đặc điểm địa chất mỏ Gấu Đen. ........................................................................31
1.5.1. Đặc điểm cấu trúc............................................................................................31
1.5.2. Đặc điểm địa tầng............................................................................................32
1.5.3. Đặc điểm thạch học. ........................................................................................37
1.6. Hệ thống dầu khí mỏ Gấu Đen...........................................................................38
1.6.1. Đá sinh. ...........................................................................................................38
1.6.2. Đá chứa. ..........................................................................................................40

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn x CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

1.6.3. Đá chắn............................................................................................................41
PHẦN 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊA CHẤT BA CHIỀU MỎ GẤU ĐEN.........42
2.1. Cơ sở lý thuyết về xây dựng mô hình địa chất...................................................42
2.1.1. Giới thiệu chung về mô hình địa chất ba chiều (3D modeling). .....................42
2.1.2. Mô hình cấu trúc. ............................................................................................43
2.1.3. Mô hình tướng đá (Facies Modelling). ...........................................................50
2.1.4. Mô hình các thông số địa vật lý (Độ rỗng, độ thấm, độ bão hòa nước). ........59
2.2. Xây dựng mô hình địa chất ba chiều mỏ Gấu Đen. ...........................................65
2.2.1. Xây dựng mô hình cấu trúc. ............................................................................66
2.2.2. Phân tích số liệu đầu vào trong xây dựng các mô hình thông số. ...................77
2.2.3. Xây dựng mô hình tướng đá. ..........................................................................90
2.2.4. Xây dựng mô hình các thông số địa vật lý. .....................................................96
2.3. Tính toán trữ lượng tại chỗ trên mô hình địa chất 3 chiều. ..............................104
2.4. Thô hóa mô hình địa chất 3 chiều. ...................................................................106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................110

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn xi CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Danh sách hình vẽ

Hình 1.1: Bản đồ vị trí địa lý bồn trũng Cửu Long .................................................... 6
Hình 1.2: Bản đồ các bồn trầm tích Đệ tam ở Việt Nam. ........................................ 11
Hình 1.3: Bản đồ kiến tạo khu vực Đông Nam Á. ................................................... 12
Hình 1.4: Bản đồ các yếu tố cấu trúc của bồn trũng Cửu Long. .............................. 13
Hình 1.5: Mặt cắt địa chất sơ lược qua trung tâm bồn trũng Cửu Long. ................. 13
Hình 1.6: Hình thái kiến trúc bề mặt Moho bể Cửu Long ....................................... 17
Hình 1.7: Mặt cắt thể hiện sự thay đổi bề mặt Moho và bề dày vỏ lục địa trước
Kainozoi bể Cửu Long ............................................................................................. 17
Hình 1.8: Bản đồ hình thái kiến trúc nóc móng bể Cửu Long. ................................ 18
Hình 1.9: Các cấu trúc listric của tầng E.................................................................. 19
Hình 1.10: Nếp uốn sau trầm tích bên cạnh đứt gãy trong tầng D và C .................. 19
Hình 1.11: Các pha biến dạng chính từ Jura đến nay bể Cửu Long ........................ 22
Hình 1.12: Cột địa tầng tổng hợp của bồn trũng Cửu Long. ................................... 23
Hình 1.13: Đặc điểm địa hóa đá sinh tầng E ............................................................ 24
Hình 1.14: Đặc điểm địa hóa đá sinh tầng D ........................................................... 25
Hình 1.15: Hệ số phản xạ vitrinit trong các lô 15-2, 15-1 và 16-1 .......................... 25
Hình 1.16: Sơ đồ vị trí mỏ Gấu Đen ........................................................................ 29
Hình 1.17: Mặt cắt địa chấn hướng Bắc Nam mỏ Gấu Đen .................................... 30
Hình 1.18: Bản đồ cấu trúc nóc tầng chứa ILBH5.2 mỏ Gấu Đen .......................... 31
Hình 1.19: Cột địa tầng tổng hợp mỏ Gấu Đen ....................................................... 36
Hình 1.20: Hệ số sản phẩm và Tmax của tầng sinh Oligoxen D ở giếng GD-1X ... 39
Hình 1.21: Hệ số phản xạ Vitrinite tại giếng khoan GD-1X ................................... 39
Hình 2.1: Các bước xây dựng mô hình 3 chiều mỏ Gấu Đen .................................. 42
Hình 2.2: Các bước xây dựng mô hình cấu trúc ...................................................... 44
Hình 2.3: Dữ liệu đầu vào để xây dựng mô hình đứt gãy ........................................ 45
Hình 2.4: Mô hình hệ thống đứt gãy hoàn thiện ...................................................... 46
Hình 2.5: Mô hình mạng lưới................................................................................... 46

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn xii CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.6: Xây dựng mạng lưới dựa trên các mô hình đứt gãy ................................ 47
Hình 2.7: Một mặt của tầng cấu trúc chính .............................................................. 48
Hình 2.8: Mặt cắt địa chất thể hiện các tầng cấu trúc chính .................................... 49
Hình 2.9: Mô hình cấu trúc được phân chia nhỏ theo từng lớp ............................... 50
Hình 2.10: Các phương pháp mô phỏng mô hình tướng đá ..................................... 51
Hình 2.11: Các mô phỏng ngẫu nhiên theo dạng hình thể địa chất ......................... 54
Hình 2.12: Đường cong tỷ phần của từng loại đá có trong mỗi vỉa ......................... 55
Hình 2.13: Mô hình tham số Variogram theo không gian ....................................... 56
Hình 2.14: Hình minh họa quá trình mô phỏng theo thuật toán IK ......................... 57
Hình 2.15: Hình minh họa quá trình mô phỏng của phương pháp SIS.................... 58
Hình 2.16: Các kết quả mô phỏng phân bố tướng đá bằng phương pháp SIS ......... 59
Hình 2.17: Các phương pháp mô phỏng tham số địa vật lý ..................................... 59
Hình 2.18: Mô hình chuyển đổi dữ liệu thực sang dạng phân bố chuẩn ................. 61
Hình 2.19: Giá trị log tại thân giếng sau khi trung bình hóa. .................................. 62
Hình 2.20: Phân bố độ rỗng hiệu dụng .................................................................... 62
Hình 2.21: Phân bố độ thấm ..................................................................................... 63
Hình 2.22: Phân bố độ bão hòa nước ....................................................................... 65
Hình 2.23: Hệ thống đứt gãy dạng que trong mô hình ............................................ 67
Hình 2.24: Hệ thống đứt gãy sau khi được mô hình hóa. ........................................ 68
Hình 2.25: Mô hình mạng lưới, đứt gãy và các khối ............................................... 69
Hình 2.26: Bản đồ đẳng sâu nóc tầng ILBH5.2 ....................................................... 70
Hình 2.27: Bản đồ đẳng sâu nóc tầng C ................................................................... 71
Hình 2.28: Mặt cắt thể hiện các tầng cấu trúc chính ................................................ 72
Hình 2.29: Mô hình 3D thể hiện các tầng cấu trúc chính ........................................ 73
Hình 2.30: Kết quả minh giải áp suất phần trên của tầng chứa ILBH5.2 khối H1 .. 74
Hình 2.31: Sơ đồ liên kết vỉa chứa trong tầng ILBH5.2 qua các giếng khoan ........ 75
Hình 2.32: Các tham số cài đặt cho mô hình hóa các vỉa chứa ............................... 76
Hình 2.33: Mặt cắt thể hiện kết quả mô hình hóa các vỉa chứa ............................... 76
Hình 2.34: Đường cong áp suất mao dẫn theo độ bão hòa nước ............................. 81

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn xiii CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.35: Xác định số lượng HU từ tài liệu mẫu lõi .............................................. 83
Hình 2.36: Các loại HU từ tài liệu mẫu lõi .............................................................. 84
Hình 2.37: So sánh các loại HU với tướng trầm tích từ minh giải mẫu lõi. ............ 85
Hình 2.38: Quan hệ rỗng thấm cho từng loại HU từ tài liệu mẫu lõi ...................... 86
Hình 2.39: Các đường cong Sw theo chiều cao thân dầu ........................................ 87
Hình 2.40: Mặt cắt thể hiện ranh giới dầu nước của các tập vỉa .............................. 89
Hình 2.41: Biểu đồ so sánh tướng đá và độ rỗng trước và sau khi trung bình hóa.. 90
Hình 2.42: So sánh đường cong tướng đá, độ rỗng trước và sau trung bình hóa .... 90
Hình 2.43: Tỷ phần phân bố mỗi loại HU theo từng lớp tại vỉa ILBH5.2U_060 .... 92
Hình 2.44: Bản đồ xu hướng phân bố HU loại 3 theo diện vỉa ILBH5.2U_0 ......... 92
Hình 2.45: Khảo sát Variogram theo phương thẳng đứng vỉa ILBH5.2U_055....... 94
Hình 2.46: Biểu đồ phân bố so sánh các loại HU trước và sau khi mô phỏng ........ 94
Hình 2.47: Mặt cắt hướng Bắc- Nam thể hiện phân bố tướng đá ............................ 95
Hình 2.48: Phân bố tướng đá theo diện ở vỉa ILBH5.2U_075 ................................ 95
Hình 2.49: Mô hình 3D thể hiện phân bố tướng đá ................................................. 96
Hình 2.50: Chuyển đổi dữ liệu độ rỗng về dạng hàm phân bố chuẩn (Normal Score)
cho HU loại 3, vỉa ILBH5.2U_085 .......................................................................... 97
Hình 2.51: Khảo sát Variogram theo phương thẳng đứng cho HU loại 3, vỉa
ILBH5.2L_070 ......................................................................................................... 97
Hình 2.52: Biểu đồ so sánh thuộc tính độ rỗng trước và sau khi mô phỏng ............ 98
Hình 2.53: Mặt cắt hướng Bắc- Nam thể hiện phân bố độ rỗng .............................. 98
Hình 2.54: Phân bố độ rỗng theo diện ở vỉa ILBH5.2U_075 .................................. 99
Hình 2.55: Mô hình 3D thể hiện phân bố độ rỗng ................................................... 99
Hình 2.56: Mặt cắt hướng Bắc- Nam thể hiện phân bố độ thấm ........................... 100
Hình 2.57: Phân bố độ thấm theo diện ở vỉa ILBH5.2U_075 ............................... 101
Hình 2.58: Mô hình 3D thể hiện phân bố độ thấm ................................................ 101
Hình 2.59: Mặt cắt hướng Bắc - Nam thể hiện phân bố độ bão hòa...................... 103
Hình 2.60: Phân bố độ bão hòa nước theo diện ở vỉa ILBH5.2U_075 .................. 103
Hình 2.61: Mô hình 3D thể hiện phân bố độ bão hòa nước ................................... 104

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn xiv CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.62: Mô hình 3D phân bố trữ lượng dầu tại chỗ của tầng chứa ILBH5.2 ... 106
Hình 2.63: Biểu đồ so sánh thuộc tính độ rỗng trước và sau khi thô hóa .............. 108
Hình 2.64: Biểu đồ so sánh thuộc tính độ thấm trước và sau khi thô hóa ............. 109
Hình 2.65: So sánh các thuộc tính độ rỗng, độ thấm trước và sau khi thô hóa ..... 109

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn xv CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Danh sách bảng biểu

Bảng 1.1: Các thông số tầng sinh của bể Cửu Long ................................................ 24
Bảng 1.2: Tham số về mức độ trưởng thành của đá mẹ ở mỏ Gấu Đen .................. 40
Bảng 2.1: Các thông số cơ bản của mô hình mạng lưới .......................................... 69
Bảng 2.2: Tóm tắt kết quả các tham số vật lý thạch học từ đường cong ĐVLGK .. 79
Bảng 2.3: Ranh giới dầu nước khối H1 và H2 mỏ Gấu Đen. .................................. 88
Bảng 2.4: Hệ số thể tích dầu .................................................................................. 104
Bảng 2.5: Trữ lượng dầu tại chỗ tính từ mô hình địa chất ..................................... 105
Bảng 2.6: Các thông số cơ bản của mô hình mạng lưới trước và sau khi thô hóa. 107
Bảng 2.7: So sánh các thông số giữa 2 mô hình trước và sau khi thô hóa............. 108

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn xvi CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài.

Dầu và khí là nguồn năng lượng chiến lược và quan trong nhất trong nửa đầu
thế kỷ XXI, nhu cầu tiêu thụ nguồn năng lượng này ngày càng nhiều và chưa thể
thay thế thoả đáng bằng dạng nhiên liệu khác. Mục tiêu quan trọng của người kỹ sư
dầu khí là biết áp dụng những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới để khai thác nguồn
tài nguyên vô cùng quý giá này một cách hiệu quả nhất.

Với đặc thù của các mỏ dầu khí mới được phát hiện ở nước ta hầu hết là dạng
mỏ nhỏ, cận biên lại nằm ngoài khơi xa bờ nên chi phí đầu tư lớn, giá thành khai
thác cao. Nhu cầu về năng lượng và kinh tế đòi hỏi phải phát triển nhanh những mỏ
cận biên này. Tuy nhiên nhiều mỏ dầu khí không được khai thác đúng đắn sẽ làm
ảnh hưởng tới sản lượng, sự thu hồi dầu, tuổi thọ của mỏ, đó chính là hậu quả của
quá trình điều hành mỏ không hợp lý cũng như thiếu những hiểu biết thấu đáo về
đặc trưng, thuộc tính của tầng chứa…

Mỏ Gấu Đen, một trong những dạng mỏ nhỏ, có tính phân khối phức tạp,
thuộc lô 16-1 bồn trũng Cửu Long được phát hiện dòng dầu khí thương mại vào
năm 2005 bởi giếng khoan GD-1X. Hiện nay mỏ đang đi vào giai đoạn đầu phát
triển. Để giảm thiểu rủi ro và mang lại hiệu quả cao trong quá trình phát triển đưa
mỏ vào khai thác thì việc xây dựng mô hình địa chất 3 chiều và sau đó là mô hình
mô phỏng khai thác mỏ sẽ vừa mang tính cấp thiết vừa có giá trị thực tiễn cao.
Chính vì vậy đề tài “Xây dựng mô hình địa chất ba chiều để phục vụ cho mô phỏng
khai thác mỏ Gấu Đen thuộc lô 16-1, bồn trũng Cửu Long” được chọn làm đề tài
cho luận văn tốt nghiệp.

Ý nghĩa khoa học: Áp dụng cơ sở lý thuyết của các phương pháp xây dựng mô
hình trong việc xây dựng mô hình địa chất 3 chiều để phục vụ công tác nghiên cứu
và phát triển mỏ. Tiếp cận theo hướng mới là phân chia đá chứa thành các loại
tướng dòng chảy (Hydraulic Flow Units) theo đặc tính thấm rỗng khác nhau trên cơ

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 1 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

sở tài liệu phân tích mẫu lõi, tài liệu địa vật lý giếng khoan và các tài liệu bổ trợ
khác.

Ý nghĩa thực tiễn: Việc xây dựng mô hình địa chất 3 chiều cho mỏ Gấu Đen sẽ
giúp chúng ta hình dung rõ hơn cấu trúc địa chất mỏ cũng như sự phân bố của đá
chứa và các thuộc tính rỗng thấm trong hệ thống vỉa chứa của mỏ để từ đó đưa ra
được các phương án phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Mô hình địa chất
3 chiều sau đó được thô hóa thành mô hình mô phỏng khai thác sẽ làm cơ sở cho
việc lựa chọn vị trí tối ưu nhất cho các giếng khoan phát triển.

Trong quá trình xây dựng mô hình địa chất 3 chiều mỏ Gấu Đen còn tồn tại
một vài yếu tố chưa chắc chắn như sau:

Mô hình cấu trúc còn chứa đựng những rủi ro xuất phát từ kết quả minh giải
tài liệu địa chấn cho các bề mặt phản xạ, hệ thống các đứt gãy và đặc biệt là mô
hình vận tốc áp dụng trong quá trình chuyển đổi độ sâu …

Trong quá trình xây dựng mô hình, quá trình mô phỏng sự phân bố của các
loại tướng đá (Facies Modelling), cũng như sự phân bố các tính chất rỗng, thấm của
tầng chứa thì các tham số Variogram theo phương ngang còn mang tính tham khảo
từ các mỏ lân cận do mỏ chưa đủ tài liệu nghiên cứu để đưa ra các tham số có mức
tin tưởng cao. Do vậy mức độ phát triển của các loại tướng đá, đặc trưng rỗng thấm
phân bố trong khu vực chưa có giếng khoan còn chứa đựng những rủi ro nhất định.

2. Nhiệm vụ và mục đích của luận văn.

Mục đích: Đề tài luận văn được nghiên cứu với mục đích xây dựng mô hình
địa chất 3 chiều mỏ Gấu Đen để phục vụ cho việc xây dựng mô hình mô phỏng khai
thác, làm cơ sở cho việc thiết kế mạng lưới giếng khoan phát triển và khai thác mỏ.

Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của các phương pháp xây dựng mô hình.
- Trên cơ sở tài liệu hiện có của mỏ và của khu vực nghiên cứu tiến hành xây
dựng mô hình cấu trúc.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 2 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

- Phân chia đá chứa thành các loại tướng dòng chảy (Hydraulic Flow Units)
theo đặc tính thấm rỗng khác nhau trên cơ sở tài liệu phân tích mẫu lõi, tài liệu
địa vật lý giếng khoan và các tài liệu bổ trợ khác. Áp dụng phương pháp mô
phỏng ngẫu nhiên theo thuật toán chỉ định tuần tự (Sequence Indicator
Simulation) để xây dựng mô hình phân bố đá chứa của mỏ.
- Áp dụng phương pháp mô phỏng tuần tự ngẫu nhiên theo Gaussian
(Sequential Gaussian Simulation) để xây dựng mô hình phân bố vật lý thạch
học (đặc tính rỗng, thấm, độ bão hòa nước…) của vỉa chứa.
- Tính toán trữ lượng dầu tại chỗ theo mô hình và so sánh kết quả tính trữ lượng
theo phương pháp thể tích.
- Thô hóa mô hình để phục vụ mô phỏng khai thác sau này.

3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu.

Phương pháp địa chất - địa vật lý: Nghiên cứu đặc điểm địa chất của mỏ Gấu
Đen thông qua các tài liệu địa chấn, địa chất, địa vật lý giếng khoan, các kết quả
phân tích PVT, phân tích mẫu lõi…

Phương pháp mô hình hóa: sử dụng phương pháp mô phỏng chỉ định tuần tự
(Sequential Indicator Simulation) để xây dựng mô hình phân bố đá chứa của mỏ và
phương pháp mô phỏng tuần tự ngẫu nhiên theo Gaussian (Sequential Gaussian
Simulation) để xây dựng mô hình phân bố đặc tính rỗng, thấm của đá chứa.

Do những hạn chế về thời gian thực hiện luận văn cũng như hạn chế về cấu
hình của máy tính nếu xây dựng cho toàn bộ mô hình mỏ (số lượng ô lưới sẽ rất
lớn), vì vậy phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong việc xây dựng mô hình
địa chất 3 chiều cho tầng chứa cát kết lục nguyên nội phụ Hệ tầng Bạch Hổ dưới
(ILBH 5.2) tuổi Mioxen sớm khu vực khía Bắc mỏ Gấu Đen.

4. Cơ sơ tài liệu.

Tài liệu được sử dụng trong luận văn:

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 3 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Các kết quả minh giải tài liệu địa chấn (589 km2 tuyến 3D), địa chất cũng như
tài liệu thu được từ kết quả 05 giếng đã khoan trong mỏ và khu vực lân cận.

Các kết quả nghiên cứu địa chất, địa vật lý đặc biệt… trong khu vực nghiên
cứu.

Các báo cáo trữ lượng, báo cáo phương án phát triển mỏ Gấu Đen.

Các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ của trường ĐH Báck Khoa TPHCM và các
trường khác về vấn đề xây dựng mô hình địa chất 3 chiều.

Các bài báo được đăng trên tạp trí và hội nghị dầu khí như SPE, AAPG…

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 4 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

PHẦN 1: TỔNG QUAN CHUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ GẤU ĐEN

1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực mỏ.

1.1.1. Vị trí địa lý – kinh tế.


Mỏ Gấu Đen nằm ở phía đông bắc Lô 16.1 trong bồn trũng Cửu Long. Bồn
trũng Cửu Long thuộc chủ yếu thềm lục địa Nam Việt Nam và một phần đất liền
thuộc khu vực cửa sông Cửu Long. Bồn trũng có hình bầu dục, vồng về phía biển,
kéo dài từ bờ biển Phan Thiết đến cửa sông Hậu. Về tọa độ địa lý, bồn được giới
hạn từ 90 đến 110 vĩ Bắc và từ 106030’ đến 1090’ kinh Đông. Về quy mô, bồn có
diện tích khoảng 36000 km2, trong đó chiều dài của bồn khoảng 400 km theo
hướng Đông Bắc – Tây Nam và chiều rộng của bồn khoảng từ 50 – 75 km theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam (Hình 1.1).

Về mặt ranh giới, phía Tây Bắc tiếp giáp với đất liền, phía Đông Nam ngăn
cách với bồn Nam Côn Sơn bởi đới nâng Côn Sơn, phía Đông Bắc là đới cắt trượt
Tuy Hòa ngăn cách với bồn Phú Khánh, và phía Tây Nam tiếp giáp với đới nâng
Khorat – Natuna.

Theo tài liệu phân lô thì diện tích của bồn Cửu Long chủ yếu bao gồm các lô
09, 15, 16, 17, và một phần các lô 01, 02. Trong bồn có các mỏ lớn đã và đang được
nghiên cứu và khai thác như: mỏ Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Ruby, Sư Tử Đen,
Sư Tử Vàng, Cá Ngừ Vàng …và một số mỏ khác đang thẩm lượng chuẩn bị phát
triển như: Sư Tử Nâu, Sư Tử Trắng, Emerald, Hải Sư Trắng, Kình Ngư Trắng…
dưới sự đầu tư của các xí nghiệp liên doanh (XNLD), các công ty điều hành chung
(JOC), các công ty liên doanh phân chia sản phẩm (PSC) như: XNLD VietsovPetro,
Hoàng Long Hoàn Vũ JOC, Thang Long JOC, Petronas (Malaysia), JVPC, Công ty
TNHH MTV điều hành thăm dò khai thác dầu khí (PVEP-POC)...

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 5 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 1.1: Bản đồ vị trí địa lý bồn trũng Cửu Long

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 6 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

1.1.2. Đặc điểm tự nhiên.

Về khí hậu: Nhìn chung khư vực mỏ nằm trong phông chung của bồn Cửu
Long với khí hậu đặc trưng là nóng do vị trí của bồn gần với xích đạo. Ở khu vực
này có sự phân ra thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 và
mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình của khu vực này vào
mùa mưa vào khoảng trên 30oC và vào mùa khô là 26-27oC.

Về lượng mưa thì trung bình vào khoảng 120 – 300 cm/năm. Tuy nhiên trong
các mùa mưa lũ thì lượng mưa cao hơn gấp nhiều lần.

Chế độ gió: Từ tháng 11 đến 4, hướng gió chủ yếu là hướng Đông Bắc và Bắc
– Đông Bắc. Sau đó vào tháng 12 và tháng giêng thì hướng gió chủ yếu là Đông
Bắc. Vận tốc gió vào đầu mùa thì nhỏ và sau đó tăng dần lên, đạt cực đại vào tháng
2. Tốc độ gió trung bình vào khoảng 1,5 m/s, cực đại có thể lên đến 12,5 m/s. Từ
tháng 5 đến 10 chế độ gió chịu ảnh hưởng bởi hệ thống gió mùa Tây Nam, do đó
hướng gió chủ yếu là Tây Nam và T – TN. Tốc độ gió trung bình vào khoảng 8,8
m/s, cực đại có thể lên đến 32 m/s.

Về chế độ dòng chảy thì khu vực thuộc bồn trũng có nhiều dòng chảy khác
nhau do ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động khác nhau như: Thủy triều, địa hình đáy,
khối lượng nước, nhiệt độ, chế độ gió,…Vận tốc dòng chảy trung bình, biển động
nhẹ, gió giật trung bình cấp 4 – 5, vận tốc dòng xoáy ở mức trung bình.

Chế độ sóng trong khu vực bồn cũng được chia ra thành 2 kiểu phụ thuộc vào
2 mùa trong năm: Từ tháng 5 đến tháng 10, hướng sóng chủ yếu là hướng Tây Nam,
biên độ thấp và ổn định, trung bình vào khoảng 0,5 – 2 m, cực đại có thể đạt được 5
m. Từ tháng 11 đến tháng 4 hướng gió là Đông Bắc và B – ĐB, sóng có biên độ từ
2-4 m, đôi khi lên 6-8 m.

Toàn bộ vùng Nam Bộ gồm 16 tỉnh và thành phố có diện tích khoảng 84600
km2, đường bờ biển dài khoảng 1000 km, diện tích thềm lục địa khoảng
800000km2, tổng dân số theo thống kê vào năm 2002 là khoảng hơn 25 triệu người,
trong đó nguồn nhân lực trẻ khá dồi dào chiếm tới 13 triệu người – khoảng 35% số

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 7 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

người lao động của cả nước. Thế mạnh kinh tế của vùng là nông nghiệp, công
nghiệp nhẹ, một phần công nghiệp nặng, du lịch và xuất khẩu…Trong đó phải kể
đến thế mạnh về cung cấp lương thực – thực phẩm cho cả nước, hơn nữa còn đáp
ứng được nhu cầu xuất khẩu. Về xuất khẩu, ngành thế mạnh đem về nhiều ngoại tệ
cho đất nước không thể không nói đến dầu khí. Trong đó Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh
có họat động về dầu khí diễn ra rất sôi nổi.

Về mặt giao thông thì tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có đường giao thông thuận lợi
cho công tác tìm kiếm – thăm dò và khai thác dầu khí, cụ thể:

Đường bộ: Có quốc lộ 51 nối liền Tp.Vũng Tàu với Tp.Hồ Chí Minh. Hơn nữa
chất lượng đường giao thông rất tốt, đạt chuẩn quốc gia.

Đường thủy: Dài 80 km nối liền cảng Vũng Tàu với cảng Sài Gòn. Cảng Vũng
Tàu là một cảng lớn có thể chứa và vận chuyển được khối lượng hàng hóa thiết bị
lớn, đáp ứng tốt được công tác cung cấp thực phẩm, vận chuyển thiết bị cho giàn
khoan ngoài khơi.

Đường hàng không: Sân bay Vũng Tàu có thể tiếp nhận các lọai máy bay AN-
24, AN-28 và các lọai trực thăng. Sân bay đảm nhận công tác đưa đón cán bộ hoạt
động trong lĩnh vực dầu khí giữa đất liền và giàn khoan biển. Ngoài ra, sân bay
cũng đảm nhận chức năng vận chuyển hàng hóa ra giàn và các dịch vụ khác theo
yêu cầu.

1.2. Đặc điểm địa chất dầu khí của bồn trũng Cửu Long.

1.2.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất dầu khí của bồn trũng Cửu Long.
Lịch sử nghiên cứu địa chất của bồn trũng Cửu Long gắn liền với lịch sử tìm
kiếm – thăm dò và khai thác dầu khí của bồn trũng. Lịch sử nghiên cứu bồn trũng
Cửu Long có thể được chia thành bốn giai đọan:

Giai đoạn trước năm 1975

Đây là giai đoạn khảo sát địa vật lý khu vực như từ, trọng lực và địa chấn chủ
yếu để phân chia lô phục vụ cho công tác đấu thầu, ký hợp đồng dầu khí.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 8 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Trong giai đoạn này thì có công ty, tổ chức tiến hành đo đạc như: US Navy
Oceanographic Office (1967), Alpine Geophysical Corporation (1967 – 1968) và
Ray Geophysical Mandrel (1969). Các tổ chức trên đã lần lượt tiến hành đo địa vật
lý và địa chấn trên toàn bộ lãnh thổ Nam Việt Nam sau đó tiến hành đo ngoài khơi
biển Đông trong đó có các tuyến đo cắt qua bồn trũng Cửu Long.

Năm 1973 – 1974 Việt Nam tổ chức đấu thầu, và trong năm 1974 công ty
Mobil đã trúng thầu trên lô 09. Cuối năm 1974 đầu năm 1975 thì công ty Mobil tiến
hành khoan giếng tìm kiếm đầu tiên trong bồn trũng Cửu Long (BH – 1X).

Giai đoạn 1975 – 1979

Năm 1976 có công ty địa vật lý CGG của Pháp đã tiến hành khảo sát vùng
đồng bằng Sông Cửu Long và ven biển Vũng Tàu – Côn Sơn. Kết quả khảo sát đã
cho phép xây dựng các tầng phản xạ chính CL20 đến CL80, qua đó khẳng định sự
có mặt của bồn Cửu Long với trầm tích Đệ Tam.

Năm 1978, công ty Geco của Nauy tiến hành thu nổ địa chấn 2D trên các lô
của bồn trũng Cửu Long và làm chi tiết trên cấu tạo Bạch Hổ. Ngoài ra, công ty
Deminex đã hợp đồng với Geco thu nổ địa chấn trên lô 15 và cấu tạo Cửu Long
(nay là cấu tạo Rạng Đông). Theo như kết quả khoan tìm kiếm của Deminex trên
các cấu tạo triển vọng nhất thì chỉ phát hiện biểu hiện dầu khí chứ không có dòng
dầu công nghiệp.

Giai đoạn 1980 – 1988

Trong giai đoạn này thì công tác tìm kiếm thăm dò mở rộng, trong đó phải kể
đến sự có mặt của XNLD Vietsovpetro. Năm 1980, tàu POISK tiến hành đo địa
chấn và kết quả là đã phân chia chi tiết các tập địa chấn của bồn trũng Cửu Long.
Sau đó trong các năm từ 1981 đến 1984 thì các tàu nghiên khác đã tiến hành khảo
sát địa vật lý – địa chấn rộng hơn và nghiên cứu phần sâu hơn của bồn Cửu Long.
Trong thời gian này, Vietsovpetro cũng tiến hành khoan 4 giếng trên cấu tạo Bạch
Hổ và Rồng.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 9 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Cuối giai đoạn đánh dấu bằng việc Vietsovpetro đã khai thác những tấn dầu
đầu tiên từ hai đối tượng Mioxen và Oligoxen dưới năm 1986 và đặc biệt quan
trọng là vào 1988 họ đã phát hiện dầu trong đá móng nứt nẻ granite.

Giai đoạn 1989 đến nay

Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của công nghiệp dầu khí, đặc biệt là ở
bồn trũng Cửu Long với sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài và Luật dầu khí. Qua
đó đã có hàng loạt các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức phân
chia sản phẩm hay cùng hợp tác đầu tư. Từ đó đến nay đã có rất nhiều hợp đồng tìm
kiếm thăm dò được ký kết.

Tham gia vào giai đoạn sôi nổi này là các công ty dịch vụ địa vật lý giàu kinh
nghiệm trên thế giới như: CGG, Geco – Prakla, Western GeoCo, PGS…Hầu hết các
lô thuộc phạm vị bồn đã được nghiên cứu tỉ mỉ phục vụ cho công tác mô hình hóa
thân dầu. Song song, đó là việc khảo sát địa chấn 3D trên hầu hết các vùng triển
vọng. Đến nay, số lượng giếng khoan ở bồn trũng Cửu Long lên đến con số 400,
trong đó Vietsovpetro chiếm trên 70% số giếng. Bằng kết quả khoan đã phát hiện
được các mỏ như: Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Ruby, Cá Ngừ Vàng, Tê
Giác Trắng… đang khai thác với sản lượng khá cao.

1.2.2. Khái quát về cơ chế thành tạo và phát triển địa chất bồn trũng Cửu
Long.
1.2.2.1. Khái quát cơ chế thành tạo của bồn trũng Cửu Long.

Bồn trũng Cửu Long là bồn thuộc loại tương đối nhỏ nhưng bồn lại có vai trò
quan trọng nhất về tiềm năng dầu khí đối với Việt Nam. Bồn có ranh giới rõ ràng
với các đơn vị kiến tạo xung quanh (Hình 1.2)

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 10 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 1.2: Bản đồ các bồn trầm tích Đệ tam ở Việt Nam.
Bồn trũng Cửu Long là bồn trũng kiểu rift nội lục điển hình, căng giãn theo cơ
chế tạo bồn trũng sau cung do thay đổi tốc độ chuyển động thúc trồi xuống Đông
Nam của địa khối Kon Tum trong suốt Oligoxen muộn đến cuối Mioxen sớm. Bồn
trũng đã trải qua hai pha căng giãn. Pha căng giãn thứ nhất vào Eoxen (?) –
Oligoxen sớm, ứng với thời kỳ hình thành bồn trũng. Đây là thời kỳ tạo ra các trũng
nhỏ hẹp và cục bộ có hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đông – Tây (chủ yếu ở phần
phía Tây của bồn) được lấp đầy bởi trầm tích aluvi mà một số giếng khoan trên đất
liền và ngoài thềm lục địa đã gặp (tập F, E1). Chúng có thành phần thạch học khác
nhau và khó xác định tuổi. Pha căng giãn thứ hai vào cuối Oligoxen muộn – Mioxen

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 11 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

sớm (?) có hướng chủ ĐB – TN. Đây là thời kỳ căng giãn mở rộng tạo một Bồn
trũng trầm tích có ranh giới khép kín như một hồ lớn, ít chịu ảnh hưởng của biển.
Trầm tích có nhiều sét ở trung tâm các trũng và thô dần về các đới ven bờ. Từ
Mioxen giữa (?) đến nay là giai đoạn sụt lún nhiệt bình ổn, chịu ảnh hưởng nhiều
của môi trường biển.

Hình thái cấu trúc bồn có dạng xen kẽ các khối nhô của móng và các trũng sụt.
Các tầng trầm tích nằm kề áp, phủ chồng lên các khối nâng của móng.

Ở phía Tây, các dải khối nâng của móng có hướng Đ – T, từ trung tâm về phía
Đông chúng có hướng ĐB – TN. Nằm kề áp trên móng chủ yếu là trầm tích aluvi và
đầm hồ của tập địa chấn E, còn phủ chồng lên móng là trầm tích đầm hồ của tập địa
chấn D và kể cả các trầm tích có tuổi trẻ hơn nữa. Vào cuối Oligoxen, phần phía
Bắc của bồn trũng bị nén ép và gây nghịch đảo địa phương hình thành một số cấu
tạo mới. Cũng ở phía Bắc của bồn trũng, hoạt động núi lửa xảy ra mạnh mẽ trong
Mioxen sớm trên một diện rộng (Hình 1.3).

Hình 1.3: Bản đồ kiến tạo khu vực Đông Nam Á.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 12 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

1.2.2.2. Lịch sử phát triển địa chất của bồn trũng Cửu Long.

Như đã đề cập ở mục trên thì bồn Cửu Long là bồn căng giãn nội lục điển
hình, được hình thành trên đá móng kết tinh tuổi trước Kainozoi (Hình 1.4 và 1.5).
Lịch sử phát triển địa chất của bồn bao gồm các thời kỳ sau đây:

Hình 1.4: Bản đồ các yếu tố cấu trúc của bồn trũng Cửu Long.

Hình 1.5: Mặt cắt địa chất sơ lược qua trung tâm bồn trũng Cửu Long.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 13 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Thời kỳ trước tạo rift: Kéo dài từ trước Đệ Tam – Jura muộn đến Eoxen.

Giai đọan đầu của thời kỳ này, kéo dài từ trước Đệ Tam, đặc biệt là từ Jura
muộn đến đầu Kainozoi là thời gian thành tạo và nâng cao đá móng, có sự xâm
nhập của magma từ dưới đi lên trên. Hiện nay các đá xâm nhập này gặp rất phổ biến
ở nhiều nơi trên lục địa Nam Việt Nam. Thành phần của đá chủ yếu là granite và
granodiorite. Sau đó, vào khoảng thời gian từ 60 đến 35 triệu năm cách đây, toàn bộ
vùng chịu ảnh hưởng của hoạt động san bằng kiến tạo trước khi thành tạo bồn trầm
tích Cửu Long. Bề mặt địa hình trong thời gian này bị bóc mòn lộ móng kết tinh
trong phạm vị toàn khu vực Bồn trũng nhưng bề mặt không phải là bằng phẳng
hoàn toàn mà có sự đan xen giữa các trũng và đồi, núi thấp.

Phải kể đến trong thời kỳ này là biến cố mảng Ấn Độ va mảng kiểu hút chìm
vào mảng Âu Á tại cung Sunda (khoảng từ 50 – 43,5 triệu năm), chính điều này đã
làm cho các đá xâm nhập, phun trào và trầm tích trước đó bị dập vỡ khối tảng và
căng giãn khu vực theo hướng TB – ĐN, và tiếp theo đó là sự phát triển của các đai
mạch lớn kéo dài theo phương ĐB – TN.

Thời kỳ đồng tạo rift: Kéo dài từ cuối Eoxen đến cuối Oligoxen – đầu Mioxen.

Thời kỳ này bắt đầu vào cuối Eoxen, đầu Oligoxen do tác động chủ yếu của
các biến cố kiến tạo ở thời kỳ trước, đặc biệt là việc các lực căng giãn theo hướng
TB – ĐN gây ra sụt lún mạnh qua đó xuất hiện các đứt gãy có phương ĐB – TN.
Các đứt gãy này, đặc biệt là các đứt gãy cong đã bước đầu tạo ra các địa hào có
hướng cắm là TB – ĐN.

Bên cạnh đó vào đầu Kainozoi do mảng Ấn Độ va mảng mạnh với Âu Á làm
cho vi mảng Indonesia bị thúc trồi xuống Đông Nam gây ra hàng loạt các đứt gãy
trượt bằng lớn như đứt gãy sông Hồng, sông Hậu – Ba Tháp. Chính các đứt gãy lớn
này gây ra một hệ thống đứt gãy khác có hướng cận kề bên cạnh hệ thống đứt gãy
theo phương ĐB – TN trong bồn trũng Cửu Long.

Trong Oligoxen thì tách giãn thành tạo Biển Đông bắt đầu (khoảng 32 triệu
năm), ban đầu tách giãn theo hướng B-N trục là Đ-T nhưng đổi sang hướng ĐB –

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 14 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

TN vào cuối Oligoxen. Quá trình đã gia tăng các hoạt động tách giãn, đứt gãy, và
địa hào ở bồn Cửu Long. Tiếp theo đó là quá trình lấp đầy vật liệu trầm tích vụn
thô, phun trào thành phần bazơ – trung tính, trầm tích trước núi vào các địa hào.
Cũng phải kế đến vào đầu Oligoxen khi mới thành các trũng, địa hào chưa lộ vỏ đại
dương biển Đông thì nằm kề áp các khối nhô của móng kết tinh là trầm tích nguồn
gốc lục địa – sông ngòi và đầm hồ, với các tập sét dày lên tới vài chục mét (như trên
cấu tạo Sư Tử Trắng và cánh Đông Bắc cấu tạo Bạch Hổ).

Quá trình tách giãn tiếp tục diễn ra làm cho bồn trũng lún chìm sâu hơn và
được mở rộng ra. Các hồ, trũng trước núi trước đó nay được mở rộng, sâu hơn và
liên thông nhau, đồng thời có chế độ trầm tích khá đồng nhất. Các trầm tích trong
thời gian này được xếp vào hệ tầng Trà Tân. Bên cạnh đó, các hồ trong các địa hào
được mở rộng dần và có phương phát triển kéo dài theo hướng ĐB – TN, đây cũng
là phương phát triển chính của hệ thống đứt gãy mở bồn trũng.

Cuối Oligoxen muộn có hoạt động nén ép đã đẩy trồi các khối móng sâu, gây
nghịch đảo trong trầm tích Oligoxen ở trung tâm các đới trũng chính, làm tái hoạt
động các đứt gãy thuận chính ở dạng ép chờm, trượt bằng và tạo nên các cấu trúc
trồi, phát sinh các đứt gãy nghịch ở một số vị trí như trên cấu tạo Rạng Đông, phía
Tây cấu tạo Bạch Hổ. Đồng thời xảy ra hiện tượng bóc mòn và vát mỏng mạnh các
trầm tích thuộc tầng Trà Tân trên.

Thời kỳ sau tạo rift: Từ Mioxen giữa cho đến nay.

Vào Mioxen sớm thì quá trình tách giãn đáy biển Đông theo phương TB – ĐN
đã suy yếu dần đi và nhanh chóng kết thúc vào cuối của Mioxen sớm (khoảng 16
triệu năm cách đây), tiếp ngay sau đó là quá trình nguội lạnh của vỏ đại dương.
Tương ứng với quá trình vừa nêu là việc hoạt động đứt gãy yếu dần đi rồi ngưng
hoạt động hầu như hoàn toàn từ Mioxen giữa cho tới nay. Các trầm tích thời kỳ này
có đặc điểm nổi bật là phân bố đều, rộng khắp toàn bồn trũng, không bị biến vị, uốn
nếp và hầu như nằm ngang.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 15 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Tuy nhiên, trong bồn trũng Cửu Long vẫn tiếp diễn hoạt động lún chìm từ từ
và có hoạt động núi lửa ở một số nơi, đặc biệt là phần Đông Bắc của bồn trũng.
Cuối của Mioxen sớm có hiện tượng nâng lên và bị bóc mòn yếu. Vào Mioxen giữa,
lún chìm gia tăng và phát triển có tính mở rộng khắp bồn trũng. Mioxen muộn đánh
dấu bằng sự lún chìm mạnh ở trung tâm biển Đông và phần rìa của nó, khởi động
cho quá trình thành tạo thềm lục địa Việt Nam hiện tại. Núi lửa tích cực hoạt động ở
Đông Bắc bồn trũng Cửu Long, bồn trũng Nam Côn Sơn và trên đất liền Nam Việt
Nam. Các trầm tích thô tích tụ trong môi trường ven bờ phần phía Nam bồn trũng
và trong môi trường biển nông phần phía Đông Bắc bồn trũng. Từ Plioxen cho tới
nay là giai đoạn toàn bộ bồn trũng Cửu Long bị phủ ngập hoàn toàn dưới mực biển,
do đó các trầm tích hạt mịn hơn được chuyển vào bồn trũng lắng đọng trong môi
trường thềm lục địa.

1.2.3. Các yếu tố cấu trúc – kiến tạo của bồn trũng Cửu Long.
1.2.3.1 Bề mặt Moho:

Hình thái bề mặt Moho được thể hiện ở hình 1.6 và 1.7. Hình 1.6 cho thấy bề
mặt Moho ở khu vực bể Cửu Long tạo thành một lồi lớn kéo dài hơn 350km theo
hướng ĐB - TN, rộng hơn 100km với độ sâu nằm trong giới hạn từ 20km đến
22km, trung bình 21km, ở rìa Tây Bắc bể lên đến 25km. Phía Tây Bắc là lõm bề
mặt Moho Đà Lạt. Phía Đông Nam là lõm bề mặt Moho Côn Sơn có độ sâu thay đổi
từ 22 - 25km kéo dài theo phương ĐB - TN ngăn lồi mặt Moho Cửu Long với lồi
mặt Moho Nam Côn Sơn. Lồi mặt Moho Nam Côn Sơn cũng có dạng tuyến kéo dài
phương ĐB - TN với độ sâu thay đổi trong khoảng 22 - 24km. Bề mặt Moho được
nâng cao là một chỉ tiêu của rift.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 16 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luuận văn thạạc sĩ

Hình 1.66: Hình tháái kiến trúc bề mặt Mooho bể Cửuu Long
.

Hình 1.7: Mặt cắt thhể hiện sự thay đổi bềề mặt Mohho và bề dàày vỏ lục địịa trước
K
Kainozoi bể Cửu Longg
m nóc móóng trước Kainozoi:
1..2.3.2 Bề mặt

Bề mặặt nóc mónng trước Kainozoi


K ở bể Cửu Loong và kế cận được thể hiện ở
hìình 1.8 vớ
ới các cấu trúc chínhh kéo dài th
heo hướngg ĐB - TN
N. Bề mặt nóc móngg
trư
ước Kainoozoi khu vự
ực bể Cửu Long có độ
đ sâu tối đa
đ 8 km, bềề dày của vỏ
v Trái đấtt
bịị vát mỏngg chỉ còn 200 - 24km. Như
N vậy nếu
n trừ đi lớ
ớp phủ Kaiinozoi thì bề
b dày củaa
m
móng chỉ còòn 10 - 20kkm.

H Nguyễn Mạnh Tuấnn


HV: 17
7 CBHD: T
TS. Phạm Vũ
V Chương
Luuận văn thạạc sĩ

H
Hình 1.8: Bản
B đồ hìnnh thái kiến
n trúc nóc móng
m bể Cửu Long.
1..2.3.3. Uốn
n nếp.

Các thhành tạo trầầm tích - phun


p trào bazan tuổii Eoxen m
muộn - Olig
goxen sớm
m
(tầng F và E)
E thường lấp
l đầy cácc bán địa hào,
h bán địịa luỹ đồngg trầm tích
h có hướngg
kééo dài ĐB
B - TN (Hìình 1.9). Các
C trầm tích này bịị uốn nếp mạnh mẽ do lực épp
phhương TB - ĐN vào pha
p biến dạạng D3.2 (sau
( ớc D) (Hình 1.11).
E, trướ

Các thhành tạo trầầm tích tuổổi Oligoxeen muộn (tầng D và C


C) lấp đầy
y các trũngg
kếế thừa phư
ương ĐB - TN và cácc bán địa hào
h phươnng vĩ tuyếnn (Nam Rạạng Đông)..
C
Chúng bị uốốn nếp sau trầm tích do
d lực ép phương
p TB
B - ĐN vàoo pha biến dạng D3.44
(ssau C trướcc BI) (Hìnhh 1.10).

Các thhành tạo trầầm tích - phhun trào tu


uổi Kainozoi muộn ở bể Cửu Lo
ong khôngg
bịị uốn nếp, có
c thế nằm
m ngang, đôôi nơi gặp thế
t nằm ngghiêng kề ááp nguyên thủy.

H Nguyễn Mạnh Tuấnn


HV: 18
8 CBHD: T
TS. Phạm Vũ
V Chương
Luuận văn thạạc sĩ

Hình 1.9: Các


C cấu trú
úc listric củủa tầng E

Hìnhh 1.10: Nếpp uốn sau trrầm tích bêên cạnh đứ


ứt gãy trongg tầng D vàà C
1..2.3.4 Hệ thống
t khe nứt.

Trong móng trướ


ớc Kainozooi ở bể Cử
ửu Long đư
ược xác địnnh theo tàii liệu FMI,,
dự
ự báo theoo trường ứng
ứ suất kiến tạo khu
u vực và thheo tính chhất của đứ
ứt gãy, đốii
sáánh với kếtt quả nghiêên cứu ở thhực địa.

ứt thường phát triển theo các nhóm


Khe nứ n 3 o, TB -
chínhh sau đây: TB - ĐN 300
Đ 330o, ĐB
ĐN Đ - TN 200-30o, ĐB - TN 60-70
0o, kinh tuyyến và vĩ ttuyến. Nhó
óm khe nứtt

H Nguyễn Mạnh Tuấnn


HV: 19
9 CBHD: T
TS. Phạm Vũ
V Chương
Luận văn thạc sĩ

phương TB - ĐN thường có độ mở lớn và phát triển thành từng đới ở khu vực Sư
Tử Đen, Ruby, Bạch Hổ, Hải Sư Đen…. Ở nhiều nơi xuất hiện các nhóm khe nứt
tách phương B - N (Đồi Mồi).

1.2.3.5. Hệ thống đứt gãy.

Trong phạm vi bể Cửu Long phát triển 17 đứt gãy và hệ đứt gãy thuộc 4 nhóm
đứt gãy sau:

Nhóm đứt gãy phương Đông Bắc-Tây Nam

- F1 Hệ đứt gãy Đông Nam Sư Tử Nâu - Tây Bắc Hải Sư Đen.


- F2 Hệ đứt gãy Đông Nam Sư Tử Đen.
- F3 Hệ đứt gãy Đông Nam Sư Tử Trắng
- F4 Hệ đứt gãy Phú Quý - Đông Nam Sói
- F5 Hệ đứt gãy Đông Nam Rồng
- F6 Hệ đứt gãy Kê Gà - Đông Côn Đảo

Nhóm đứt gãy này đóng vai trò phân bậc cấu trúc, thấp dần theo hướng từ Tây
Bắc về Đông Nam. Đứt gãy F1, F2, F3 là ranh giới giữa các khối listric hoạt động
trong thời kỳ lắng đọng trầm tích tầng F & E. Đứt gãy F4 hoạt động chủ yếu trong
D, C (D3.3) còn đứt gãy F5, F6 chủ yếu trước D sau E (D3.2) (Hình 1.11). Hầu hết
các đứt gãy hoạt động đồng trầm tích trong F, E, D, C và đều tái hoạt động mạnh
sau BI.1, có nơi sau BI.2.

Nhóm đứt gãy phương TB - ĐN

- F7 Đứt gãy Sông Hậu


- F8 Đứt gãy Gò Công – Bến Lức
- F9 Hệ đứt gãy Sông Sài Gòn
- F10 Đứt gãy An Lộc – Chứa Chan

Nhóm đứt gãy này đóng vai trò phân bậc cấu trúc với hướng thấp dần từ Đông
Bắc về Tây Nam. Các đứt gãy thuộc nhóm này có hướng dốc về phía Tây Nam, góc
dốc khá lớn và có cơ chế dịch chuyển thuận bằng trái trong Kainozoi sớm và thuận

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 20 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

bằng phải trong Kainozoi muộn. Ảnh hưởng đến khu vực nghiên cứu là phần đuôi
Đông Nam của hệ đứt gãy Sông Sài Gòn và An Lộc – Chứa Chan.

Nhóm đứt gãy phương kinh tuyến

- F11 Đứt gãy Lộc Ninh - Thủ Dầu Một


- F12 Đứt gãy Dakmin - Bình Châu

Nhóm đứt gãy này phát sinh và phát triển vào J3-K, tái hoạt động vào
Oligocen muộn (D3.2) (Hình 1.11), tác động vào phần Tây Nam bể Cửu Long.

Nhóm đứt gãy phương vĩ tuyến và á vĩ tuyến

- F13 Đứt gãy Phan Thiết - Mũi Né


- F14 Đứt gãy Hàm Tân - Bắc Diamond
- F15 Hệ đứt gãy Bắc Hải Sư Đen
- F16 Đứt gãy Ba Vì - Rạng Đông
- F17 Đứt gãy Báo Gấm - Bắc Sói

Nhóm đứt gãy này hoạt động mạnh sau trầm tích E, trước D (D3.2), đồng trầm
tích trong D, C (D3.3), tái hoạt động sau C, trước BI.1 (D3.4) và sau BI.1 (D3.6)
(Hình 1.11).

1.2.3.6. Các pha biến dạng chính

Quá trình biến dạng của bể Cửu Long và vùng kế cận từ Mesozoi muộn đến
nay đã trải qua 4 giai đoạn (D1-D4) (Hình 1.11) bao gồm:

- Giai đoạn tạo núi sau va mảng J1-2 (D1)


- Giai đoạn rìa lục địa tích cực J3-K (D2)
- Giai đoạn rift Eocen - Miocen sớm (D3)
• Tách giãn Eocen muộn - Oligocen sớm (D3.1)
• Nén ép Oligocen muộn (D3.2)
• Tách giãn và sụt lún do nhiệt Oligocen muộn (D3.3)
• Nén ép cuối Oligocen muộn (D3.4)
• Tách giãn và sụt lún cuối Oligocen muộn-đầu Miocen sớm (D3.5)

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 21 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

• Nén ép giữa Miocen sớm (D3.6)


- Giai đoạn nâng khối tảng - plum nhiệt Kainozoi muộn (cuối Miocen sớm -
Đệ Tứ) (D4)

Hình 1.11: Các pha biến dạng chính từ Jura đến nay bể Cửu Long

1.2.4. Khái quát về địa tầng của bồn trũng Cửu Long.
Bể trầm tích Cửu Long là một bể tách giãn nội lục điển hình. Bể được hình
thành và phát triển trên bề mặt đá kết tinh trước Kainozoi. Theo tài liệu khoan, phủ
bất chỉnh hợp trên mặt đá móng kết tinh bào mòn và phong hóa là thành tạo
Kainozoi hoặc núi lửa (Hình 1.12). Địa tầng được mô tả từ cổ đến trẻ.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 22 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 1.12: Cột địa tầng tổng hợp của bồn trũng Cửu Long.

1.2.5. Hệ thống dầu khí của bồn trũng Cửu Long.


1.2.5.1. Đá sinh.

Nguồn đá sinh trong khu vực gồm các loại đá sét và phiến sét nằm trong các
tầng E và D và C được phân bố ở khắp nơi trong bể, ngoại trừ các khu vực móng
nhô cao.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 23 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Đá sét và phiến sét trong E và D là nguồn đá sinh chính của bể. Nguồn đá sinh
này giàu vật chất hữu cơ (Bảng 1.1) và đã đạt ngưỡng trưởng thành sinh dầu và khí
(Hình 1.13, 1.14). Trong khi đó đá sét tầng C cũng giàu vật chất hữu cơ, nhưng có
độ trưởng thành kém vì chúng có chiều sâu chôn vùi nông hơn, có thể được xếp loại
là nguồn sinh tiềm năng.

Cả 3 tầng đều có dạng Kerogen thay đổi từ loại I đến loại III chứng minh môi
trường trầm tích biến đổi từ đầm hồ đến biển. Các phân tích cổ sinh địa hóa,
Pristan-Phytan, Steran và Triterpan cũng cho thấy nguồn đá sinh lắng đọng biến đổi
trong môi trường đầm hồ đến biển.

Bảng 1.1: Các thông số tầng sinh của bể Cửu Long


Tầng E Tầng D Tầng C
TOC (%) 0,5-9 0,5-7 0,5-4
S1+S2 (mg/g) 2-30 1-60 0,5-30
HI (mgHC/gTOC) > 500 > 500 > 500
Kiểu Kerogen I, II, ít III I, II, III I, II, hiếm III
Ro (%) 0,5-1.1 0,4-1 0,3-0,6

V.
R.TỐT

Poor
NGHÈO Fair
TB Good
TỐT
G
Excellent
CỰC TỐT Biểu
ROCK đồ nhiệt
- EVAL phânDATA
PYROLYSIS Rock-
PLOT eval

1000 Early Oligocene(E)


Oligocene - Cuu
hạ (E) – Long Basin long
bể Cửu
1000
(mg/g)
+ S2)(mg/g)

900
CỰC TỐT
Excellent

I
100
800
SINH (S1 + S2)

R = 0.6
TiỀM NĂNGPOTENTIAL(S1

700

OIL PRONE
(HI)

10
F G R.TỐT
V. G

600 II
Chỉ số Hydrocarbon

TỐT
TB 500
HI

1
GENERATION

400

300
Poor
NGHÈO

0.1 200
TỔNG

III R = 1.0
TOTAL

100 R = 1.3

R = 2..0

0
0.01 400 420 440 460 480 500 520

0.01 0.1 1 10 100 NhiệtTmax(


độ cực đại (Tmax oC)
o
C)

TOTALHÀM
TỔNG ORGANIC
LƯỢNGCARBON
VCHC(Wt%)
(WT%)

Hình 1.13: Đặc điểm địa hóa đá sinh tầng E

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 24 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

R.TỐ
NGHÈO TB TỐT CỰC TỐT
Biểu đồ nhiệt phân Rock- eval
Oligocene thượng (D) – bể Cửu long

(mg/g)

CỰC TỐT
(S1 + S2)

Chỉ số Hydrocarbon (HI)


R.TỐT
TỐT
TỔNG TiỀM NĂNG SINH

TB

NGHÈO
Nhiệt độ cực đại (Tmax oC)

TỔNG HÀM LƯỢNG VCHC (WT%)

Hình 1.14: Đặc điểm địa hóa đá sinh tầng D


Trong khu vực trung tâm bể (lô 15-1, 15-2, 16-1) qua phân tích phản xạ
vitrinit cho thấy đới trưởng thành bắt đầu từ khoảng độ sâu 2550m (Ro: 0,55%,
Tmax: 435oC), đỉnh cửa sổ tạo dầu nằm dưới chiều sâu 3200m (Ro: 0,72%, Tmax:
440oC), chiều sâu sinh khí khoảng từ 4500m trở lên (Ro: 1.3%, Tmax: 460oC)
(Hình 1.15)

Đỉnh
Oligocene

Đỉnh
trưởng thành

Đỉnh
Cửa sổ
tạo dầu

Hình 1.15: Hệ số phản xạ vitrinit trong các lô 15-2, 15-1 và 16-1

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 25 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Nhìn chung, đá sinh trong các tầng C, D và E có chất lượng gần tương tự
nhau. Tuy nhiên, đá sinh tầng C chưa đạt ngưỡng trưởng thành bởi chiều sâu chôn
vùi của tầng này nông hơn. Nguồn đá sinh chính trong tầng E và D có hàm lượng
TOC, S1+S2 và chỉ số HI cao được phân bố trải khắp trên toàn bể.

1.2.5.2. Đá chứa.

Nhìn chung đá chứa bồn trũng Cửu Long bao gồm: Đá móng granitoid nứt nẻ,
hang hốc; đá phun trào dạng vỉa hoặc đai mạch; và cát kết có độ rỗng, có tuổi
Mioxen và Oligoxen.

Đối với đá móng nứt nẻ, hang hốc thì độ rỗng thứ sinh có vai trò quyết định
khả năng chứa của đá. Độ rỗng thứ sinh được tạo ra bởi các hoạt động thủy nhiệt
dịch và các hoạt động kiến tạo. Đá móng hang hốc nứt nẻ là tầng chứa dầu có trữ
lượng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bồn trũng Cửu Long, trong đó Bạch Hổ là
trường hợp điển hình.

Dầu khí cũng có thể được chứa trong đá magma phun trào hang hốc, nứt nẻ. Ở
Đông Bắc Rồng có thể bắt gặp tầng chứa kiểu này dạng vỉa dày từ vài cho tới 80 m
nằm kẹp trong các lớp trầm tích. Tuy nhiên đây loại đá chứa ít phổ biến hơn trong
bồn trũng Cửu Long.

Cát kết cũng là một trong những loại đá chứa chính của bồn trũng Cửu Long
có tuổi từ Oligoxen sớm đến Mioxen muộn, có nguồn gốc từ lục địa cho tới biển
nông ven bờ. Đối với Oligoxen dưới thì cát kết có độ rỗng từ 10 – 18%, độ thấm từ
1- 250 mili Darcy (mD). Trong tập này tính thấm chứa có xu giảm dần từ trên
xuống dưới. Cát kết Oligoxen trên bao gồm cát kết xen lẫn với bột, sét, đôi chỗ có
phun trào. Độ rỗng từ 12 – 21%, độ thấm từ 2 – 26 mD. Cát kết chứa dầu Mioxen
dưới có nguồn gốc sông ngòi, delta, đồng bằng ngập lụt và vũng vịnh, vỉa loại này
bắt gặp ở Bạch Hổ và Đông Bắc Rồng, độ rỗng 13 – 25%, độ thấm trung bình 137
mD.

1.2.5.3. Đá chắn.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 26 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Trong bể Cửu Long, tồn tại hai dạng chắn chính là chắn địa tầng và chắn đứt
gãy. Trong khi chắn địa tầng bằng các tập sét phủ trực tiếp lên đá chứa đã được
chứng minh trong toàn bể, thì dạng chắn bởi đứt gãy dù đã được chứng minh ở một
số cấu tạo nó vẫn cần được đánh giá tại những cấu trúc mới.

Tầng sét Bạch Hổ được đánh giá là tầng chắn khu vực, nó ngăn không cho
dầu/khí di chuyển lên tầng B2 cũng như các tầng trầm tích nằm bên trên. Tuy nhiên
việc phát hiện dầu khí tại giếng khoan ĐĐ -1X trong tầng Miocen trung (B2) khu
vực lô 01-02/97 (LSJOC) lại cho thấy dầu khí có thể di chuyển qua tầng chắn sét
Bạch Hổ, nơi mà tầng sét này trở nên mỏng hơn và bị đứt gãy cắt qua.

Các tầng đá chắn đáng chú ý khác là: sét trong tầng D, tầng này khá dày và có
khả năng chắn cho các tầng chứa trong E, F và móng, ngoài ra chúng cũng là đá
chắn cho tầng chứa cát kết trong C liên quan đến hoạt động của đứt gãy nghịch.

Ngoài ra, trong tất cả các thành hệ đều có rất nhiều các lớp sét chắn mang tính
chất địa phương.

1.2.5.4. Di cư.

Như đã nêu thì dầu khí ở bồn trũng Cửu Long chủ yếu được sinh ra trong hai
tầng đá mẹ chính: Oligoxen trên (E32) và Oligoxen dưới + Eocen (E31 + E2). Đối
với tầng đá mẹ E31 + E2 thì đã sinh dầu từ Mioxen sớm. Riêng đối với tầng đá mẹ
Oligoxen trên thì quá trình sinh dầu xảy ra muộn hơn chủ yếu vào cuối Mioxen.

Dầu khí sau khi được sinh ra, di chuyển vào các tầng đá chứa bằng các con
đường và hướng khác nhau. Con đường mà dầu di chuyển có thể là các tập hạt thô
phát triển rộng theo diện tiếp xúc trực tiếp với các tập sét sinh dầu. Cũng có thể con
đường di cư là các đứt gãy kiến tạo có vai trò như kênh dẫn. Nếu trên đường đi
chúng gặp cấu trúc chứa thuận lợi và ở đó tồn tại yếu tố chắn kín thì sẽ có tích tụ
dầu khí, ngược lại chúng sẽ phân tán và thất thoát.

Lịch sử phát triển địa chất của bồn trũng Cửu Long cho thấy các dạng bẫy
được hình thành vào giai đọan tạo rift và đầu giai đọan sau tạo rift, tức là sớm hơn

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 27 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

so với thời gian dầu khí trong bồn trũng bắt đầu được sinh. Điều này có ý nghĩa
thuận lợi to lớn, khi dầu khí được sinh ra thì đã có ngay bẫy chứa để di cư vào. Đặc
biệt đối với khối nhô móng thì tầng sinh nằm kề áp nên khi dầu khí được sinh ra rất
dễ dàng di chuyển vào các khối nhô này và sẽ có tích tụ dầu khí nếu hội tụ đủ các
yếu tố của một cơ chế bẫy.

1.2.5.5. Tiềm năng dầu khí của bồn trũng Cửu Long.

Tiềm năng dầu khí của bồn trũng Cửu Long đã được đánh giá trong nhiều
công trình và bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Theo phương pháp địa hóa thì tài nguyên dầu khí của bồn trũng Cửu Long có
thể dao động trong khoảng 2.357 đến 3.535 tỉ tấn dầu quy đổi.

Theo phương pháp thể tích – xác xuất thì tổng trữ lượng dầu khí thu hồi của
bồn trũng Cửu Long vào khoảng 800 – 850 triệu tấn dầu quy đổi. Đồng thời trữ
lượng dầu khí tại chỗ ban đầu ước đoán vào khoảng 3,2 – 3,4 tỉ tấn. Trong đó tập
trung khoảng 70% ở đối tượng móng, 18% trong Oligoxen và 12% trong Mioxen.
Như vậy, vẫn còn một lượng lớn tài nguyên còn lại trong bồn trũng chưa được phát
hiện, đây chính là tiền đề để tiếp tục công tác tìm kiếm – thăm dò và khai thác dầu
khí trong bồn trũng Cửu Long.

1.3. Khái quát chung về mỏ Gấu Đen


Mỏ Gấu Đen nằm ở phía Đông Bắc của Lô 16-1, thuộc bồn trũng Cửu Long,
cách Vũng tàu 100km về phía Đông Nam, cách mỏ Bạch Hổ 20km và cách mỏ
Rạng Đông 35km (Hình 1.16).

Mỏ được phát hiện bởi giếng khoan GD-1X trong năm 2005. Tiếp theo thành
công của giếng GD-1X, trong vòng 2 năm từ 2006 đến cuối 2008 thêm 06 giếng
khoan thẩm lượng (từ GD-2X đến GD-7X) được khoan đều cho lưu lượng dầu
thương mại ngoại trừ giếng khoan GD-4X. Trong giai đoạn tiền phát triển, hàng loạt
các giếng khoan từ GD-1P đến 8P đã được khoan để sãn sàng đưa mỏ vào khai thác.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 28 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Đối tượng chứa dầu chính trong mỏ Gấu Đen là các tập cát kết lục nguyên tuổi
Mioxen sớm Hệ tầng Bạch Hổ dưới và Olioxen muộn Hệ tầng Trà Tân trên.

Các tích tụ chứa dầu của mỏ Gấu Đen tập trung theo từng khối, tách biệt nhau
bởi các đứt gãy, phân bổ từ Bắc xuống Nam như sau: khối H1 (GD-2X), khối H2
(GD-1X), khối H3 (GD-5X), khối H4 (GD-7X), khối H5 (GD-4X) và khối H6 (GD-
3X, GD-6X).

Mỏ Gấu Đen sẽ được phát triển sớm theo 2 giai đoạn, giai đoạn đầu tập chung
vào khu vực phía Bắc và giai đoạn 2 sau đó khoảng 18 tháng. Hiện tại mỏ đã được
đưa vào khai thác tại khu vực phía Bắc từ cuối năm 2011.

Mỏ Gấu
Đen

Hình 1.16: Sơ đồ vị trí mỏ Gấu Đen

1.4. Lịch sử hình thành mỏ Gấu Đen.


Nhìn chung lịch sử hình thành mỏ Gấu Đen tuân thủ theo phông kiến tạo
chung của bồn trũng Cửu Long. Khôi phụ lại lịch sử phát triển trên cơ sở tài liệu
minh giải địa chấn cho toàn bộ lát cắt thạch học trong khu vực (Hình 1.17) có thể
thấy rằng lịch sử hình thành mỏ Gấu Đen được chia làm 5 giai đoạn chính như sau:

- Thời kỳ lắng đọng trầm tích tập E, hoạt động kiến tạo tương đối mạnh mẽ do
ảnh hưởng của pha tách giãn thứ nhất vào cuối Eoxen? – đầu Oligoxen. Hệ thống
đứt gãy chính phát triển từ dưới móng vẫn tiếp tục hoạt động và xuất hiện thêm một

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 29 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

số đứt gãy nhánh. Vào cuối giai đoạn lắng đọng trầm tích tập E, một số khu vực bị
nâng lên vào bào mòn mạnh mẽ như thể hiện rất rõ trên tài liệu địa chấn.

- Thời kỳ lắng đọng trầm tích phần dưới tập D – Oligoxen muộn? (nội tập
D1), hoạt động kiến tạo khá bình ổn được thể hiện qua chiều dày tập gần như không
đổi trong toàn khu vựa mỏ, chỉ một vài đứt gãy tiếp tục phát triển từ dưới sâu.

- Thời kỳ lắng đọng trầm tích tập D, C và Bạch Hổ dưới vào cuối Oligoxen –
đầu Mioxen sớm tương ứng với pha tách giãn thứ 2, hoạt động kiến tạo sảy ra rất
mạnh mẽ. Một số đứt gãy trong E tái hoạt động và xuất hiện hàng lọat các đứt gãy
mới. Hầu hết các đứt gãy ngừng hoạt động vào cuối Mioxen sớm. Hệ thống các đứt
gãy này đã hình thành nên cấu trúc mỏ Gấu Đen.

- Thời kỳ cuối Mioxen sớm – Mioxen trung, hoạt động kiến tạo khá bình ổn,
chỉ một vài đứt gãy tái hoạt động phát triển xuyên qua tập sét Hạch Hổ lên đến
Mioxen giữa. Chính các đứt gãy tái hoạt động này đã gây ảnh hưởng tới việc chắn
giữ dầu khí của một số tích tụ (H1, H4).

- Thời kỳ Mioxen muộn tới hiện tại hoạt động kiến tạo rất bình ổn hình thành
nên hình thái cấu trúc mỏ Gấu đen như ngày nay.

Hình 1.17: Mặt cắt địa chấn hướng Bắc Nam mỏ Gấu Đen

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 30 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luuận văn thạạc sĩ

1..5. Đặc điểểm địa chấất mỏ Gấu


u Đen.

1..5.1. Đặc điểm


đ cấu trrúc.
Đặc điiểm cấu trúúc chính của
c mỏ Gấấu Đen là các
c hệ thốnng các đứtt gãy dạngg
bậậc thang (een-echelon faults) hướng Đông Đông Bắcc - Tây Tâyy Nam, vớii đặc trưngg
chhủ yếu là đứt
đ gãy đồnng trầm tíchh kết hợp với
v dịch chhuyển nganng phân ch
hia cấu trúcc
củủa mỏ thànnh các khốối theo chiềều từ Bắc xuống Nam
m được đặặt tên từ H1
H đến H7..
Phhần lớn cáác đứt gãy có cánh sụụt về phía Nam,
N một số ít về phhía Bắc. Hầu
H hết cácc
đứ
ứt gãy kết thúc ở Miioxen dướii, một số kéo
k dài quua tập sét B
Bạch Hổ lêên Mioxenn
giiữa. Điều này
n được minh
m họa trên hình 1.1
17 ở trên.

Đặc điiểm bẫy chhứa chính của


c mỏ Gấấu Đen là dạng
d vòm vvới khép kín
k 4 chiềuu
phhủ lên khốối nâng móóng và dạnng vòm kề đứt gãy (H
Hình 1.18)). Dạng bẫẫy địa tầngg
cũũng có thể tồn tại trênn một vài khu
k vực mỏ
ỏ Gấu Đenn

Hìình 1.18: Bản


B đồ cấu trúc nóc tầầng chứa IL
LBH5.2 m
mỏ Gấu Đen
n

H Nguyễn Mạnh Tuấnn


HV: 31
1 CBHD: T
TS. Phạm Vũ
V Chương
Luận văn thạc sĩ

Đặc điểm địa chất các tầng chứa dầu trong mỏ Gấu Đen rất phức tạp, bao gồm
một hệ thống các vỉa chứa xen kẹp, tách biệt nhau theo chiều thẳng đứng. Điều này
được phản ánh rất rõ trên tài liệu phân tích áp suất vỉa (RCI, MDT) ở các giếng
khoan trên mỏ Gấu Đen. Tuy nhiên kết quả phân tích tài liệu áp suất cho thấy các
vỉa chứa có thể cùng một hệ thống nước áp. Vì vậy một trong những khó khăn trong
tính toán trữ lượng dầu khí là việc xác định ranh giới dầu nước cho từng vỉa riêng
biệt. Tại những vỉa chứa đo được áp suất vỉa đầy đủ, chất lượng tốt, kết quả minh
giải phù hợp với các tài liệu địa vật lý giếng khoan (Logs) và tài liệu địa chất, ranh
giới dầu nước được xác định từ kết quả minh giải áp suất vỉa (RCI, MDT). Tại các
vỉa chứa mà tài liệu áp suất không rõ hoặc không thống nhất với các tài liệu địa
chất, địa vật lý giếng khoan (Logs), ranh giới dầu nước được giả định tại 1/2 khoảng
cách từ điểm gặp dầu sâu nhất (ODT) đến điểm tràn của cấu tạo (Spill point).

1.5.2. Đặc điểm địa tầng.


Nhìn chung các minh giải địa tầng và môi trường trầm tích cho khu mỏ Gấu
Đen phù hợp với đặc điểm địa tầng chung của bồn trũng Cửu Long. Địa tầng của
mỏ Gấu Đen (Hình 1.19) được tổng hợp dưới đây theo thứ tự từ cổ đến trẻ.

1.5.2.1. Móng trước Đệ tam.

Không có giếng khoan nào trong khu vực mỏ Gấu Đen khoan tới móng trước
Đệ Tam.

1.5.2.2. Oligoxen hạ - Phụ hệ tầng Trà dưới (tập E/F).

Cho đến nay, phụ hệ tầng Trà Tân dưới không gặp trong các giếng khoan tại
khu vực mỏ Gấu Đen.

1.5.2.3. Oligoxen thượng – Phụ hệ tầng Trà Tân giữa (tập D).

Phụ hệ tầng Trà Tân giữa được phủ bởi tập sét than màu nâu đen. Thành phần
thạch học là các tập sét dày xen kẽ với cát kết và bột kết và được chia thành hai tập:
tập trên (D trên), và tập dưới (D dưới).

Oligoxen thượng – D dưới

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 32 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Tập D dưới giữa duy nhất gặp trong giếng khoan GD-1X. Thành phần thạch
học là tập sét kết dày màu nâu đen chứa nhiều vật chất hữu cơ xen kẽ với bột kết và
cát kết màu xám nâu ở phần trên, cát kết xen kẽ sét màu nâu đen chứa vật chất hữu
cơ và bột kết mỏng ở phần giữa, tập sét màu nâu đen chứa vật chất hữu cơ xen kẽ
với lớp mỏng bột kết và cát kết ở phần dưới. Môi trường trầm tích là đới hỗn hợp
của đầm hồ nước ngọt và đồng bằng bồi tích.

Oligoxen thượng – D trên

Tập D trên gồm tập cát kết dày xen kẽ với các lớp sét bột kết than màu nâu
đen. Chúng được trầm đọng trong điều kiện có sự pha trộn của môi trường đầm hồ
nước lợ và đầm hồ nước ngọt có ảnh hưởng của nước lợ.

1.5.2.4. Oligoxen thượng – Phụ hệ tầng Trà Tân trên (tập C).

Phụ hệ tầng Trà Tân trên được phủ bởi tập sét kết màu xám nâu giàu vật chất
hữu cơ, nóc của hệ tầng được giới hạn bởi bất chỉnh hợp Oligoxen trên. Thành phần
thạch học gồm cát kết xen kẽ với sét bột kết màu xám nâu chứa nhiều vật chất hữu
cơ. Chúng được lắng đọng trong môi trường có sự giao thoa của đầm hồ nước ngọt
ảnh hưởng của nước lợ và đầm hồ nước ngọt gần bờ.

1.5.2.5. Mioxen hạ - Phụ hệ tầng Bạch Hổ dưới (tập BI.1).

Phụ hệ tầng Bạch Hổ dưới đặc trưng bởi một tập sét kết màu nâu đỏ và được
chia thành ba tập: tập trên của Bạch Hổ dưới, tập giữa của Bạch Hổ dưới và tập
dưới của Bạch Hổ dưới.

Mioxen hạ - phần dưới của Bạch Hổ dưới (ILBH5.2)

Nội tập Bạch Hổ dưới ILBH5.2 gồm cát kết xen kẽ với bột kết, sét kết màu
xám. Chúng được lắng đọng trong môi trường trung gian giữa đầm hồ nước ngọt
ảnh hưởng của nước lợ và đầm hồ nước ngọt gần bờ.

Mioxen hạ – phần giữa của Bạch Hổ dưới (ILBH5.1)

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 33 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Nội tập Bạch Hổ dưới ILBH5.1 là tập sét kết dày màu xám xen kẽ với các lớp
cát, bột kết mỏng ở phần trên và tập sét kết dày màu nâu đỏ xen kẽ với các lớp
mỏng sét kết, bột kết, cát kết màu xám ở phần dưới. Trầm tích này này được lắng
đọng trong môi trường giao thoa của đầm hồ nước ngọt ảnh hưởng của nước lợ với
đồng bằng bồi tích, giao thoa của đầm hồ nước ngọt ảnh hưởng của nước lợ với
đồng bằng bồi tích khô hạn.

Mioxen hạ - phần trên của Bạch Hổ dưới (ULBH)

Nội tập Bạch Hổ dưới ULBH gồm sét kết màu nâu đỏ chứa các lớp bột kết
mỏng ở phần trên và tập sét nâu đỏ khá dày xen kẽ với các lớp cát kết, bột kết ở
phần dưới. Môi trường trầm tích được cho là hỗn hợp của đồng bằng bồi tích, đầm
lầy bán khô hạn và vũng vịnh ven bờ với sự tác động nhẹ của nước lợ.

1.5.2.6. Mioxen hạ - Phụ hệ tầng Bạch Hổ trên (tập BI.2).

Nóc của phụ hệ tầng Bạch Hổ trên đặc trưng bởi một tập sét dày màu xám
xanh. Phần trên cùng của tập này là tập sét kết biển tiến trong Mioxen hạ. Tập sét
kết đã tạo thành một tầng đánh dấu địa tầng và địa chấn phản xạ mang tính khu vực,
được gọi là tập sét Bạch Hổ hay tập Rotalia. Thành phần thạch học gồm sét màu
xám xanh với bột kết ở phần trên, sét màu xám xanh xen kẽ các lớp cát kết bột kết
mỏng cũng như ít sét vôi phân lớp mỏng ở phần dưới.

Phụ hệ tầng này được lắng đọng trong đới trung gian của môi trường ven bờ
và thềm trong, nước lợ và đầm hồ nước ngọt năng lượng thấp.

1.5.2.7. Mioxen trung – Hệ tầng Côn Sơn (tập BII).

Hệ tầng Côn Sơn gồm tập cát kết dày xen kẽ với các lớp sét kết mỏng màu đỏ,
xám, hay xám xanh, ít than và các mạch cacbonat. Sét kết màu đỏ phổ biến ở phần
trên mặt cắt và giảm dần theo chiều sâu. Tỷ lệ sét kết màu xám xanh tăng dần theo
chiều sâu. Hệ tầng này được lắng đọng ở phần thấp của đồng bằng ven biển có dòng
chảy, thềm trong và bị ảnh hưởng mạnh mẽ hơn của nước lợ cũng như các hoạt
động của thủy triều.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 34 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

1.5.2.8. Mioxen thượng – Hệ tầng Đồng Nai (tập BIII).

Hệ tầng Đồng Nai phổ biến là các tập cát kết dày xen kẽ với sét kết màu đỏ, ít
sét nâu, than và các mạch đá vôi. Các tích tụ trên được lắng đọng trong môi trường
nước lợ, đồng bằng ven biển aluvi, thềm trong và bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thủy
triều.

1.5.2.9. Pliocen đến nay – Hệ tầng Biển Đông (tập A).

Hệ tầng Biển Đông được xác định bởi bất chỉnh hợp Pliocen ở đáy của phân
vị, nó có thể liên kết trên mặt cắt địa chấn tới các giếng khoan trong Lô 16-1 và mặt
cắt ngang qua vùng. Trong mỏ Gấu Đen bất chỉnh hợp này có thể liên kết được với
các sự kiện của đường gamma. Hệ tầng Biển Đông được cấu thành bởi cát, cát kết
dày xen kẽ với lớp sét mỏng màu xám cũng như các mạch đá cacbonat lắng đọng
trong môi trường biển nông.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 35 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luuận văn thạạc sĩ

Hìnnh 1.19: Cộột địa tầng tổng hợp mỏ


m Gấu Đeen

H Nguyễn Mạnh Tuấnn


HV: 36
6 CBHD: T
TS. Phạm Vũ
V Chương
Luận văn thạc sĩ

1.5.3. Đặc điểm thạch học.


Vì tính chất địa chất phức tạp của mỏ nên tầng chứa Mioxen dưới của mỏ Gấu
Đen được phân chia thành 2 tập chính là ILBH5.1 và ILBH5.2. Cả hai tập chứa đều
là các tập vỉa cát kết mỏng xen kẹp và tách biệt theo phương thẳng đứng.

Tập Mioxen dưới ILBH5.1 bao gồm phần phía trên là sét kết màu xám bị xen
kẹp bởi các tập cát kết và bột kết mỏng, phần phía dưới là tập sét kết màu nâu đỏ
dày bị xen kẹp bởi các tập sét kết bột kết và cát kết màu xám.

Các trầm tích trong tập này được lắng đọng trong môi trường hồ nước sạch,
nước lợ và trầm tích Aluvial trong điều kiện khí hậu khô

Cát kết: xám nhạt, xám xanh, xám nâu. Hạt từ mịn tới rất mịn, hơi tròn tới
tròn, hơi dạng hình cầu. Độ chọn lọc, độ cứng tốt, độ nén chặt tốt. Cấu trúc matrix:
silicat. Xi măng: đá vôi với nhiều mầu sắc khác nhau: xanh, xám và có xen một số
mảnh vụn đen, hạt thạch anh phân bố không đều trên khoáng vật.

Bùn cát: xám nhạt, xám oliu, hạt từ mịn tới rất mịn, hơi tròn tới tròn, hơi cầu,
độ trọn lọc tốt, độ nén chặt tốt. Kiểu xi măng: chứa đá vôi, thường rất mịn và có
nhiều mầu sắc khác nhau: xanh, xám, mảnh đen, hạt từ trung bình.Hạt thạch anh
trong suốt có hạt trung bình.

Sét pha cát (xám): xám nhạt, xám xanh tới hơi xanh, cứng, có xuất hiện hóa
thạch. Sét có mầu đất, bùn sáng nâu và có chứa đá vôi.

Sét pha cát (đỏ): nâu đỏ, nâu đỏ nhạt, đường viền đỏ thường xen kẽ với sét
xám xanh, cứng, cấu tạo khối, rát mỏng.

Tập Mioxen dưới ILBH5.2: Tập này bao gồm cát kết xen lẫn với mùn cát và
sét xám. Môi trường lắng đọng là đầm lầy nước sạch và gần bờ.

Cát kết: xám trung bình tới xám xanh.Thô, góc cạnh tới hơi tròn, hơi cầu tới
cầu, độ mài tròn tốt và độ nén chặt không cao. Kiểu xi măng gắn kết: chứa đá vôi
với những màu sắc khác nhau, xanh, xám, đen với các khoáng vật thạch anh, phiến
Clorit, phiến Mica, Biotit nhỏ và Pyrit.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 37 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Bùn cát: màu xanh xám, màu oliu, xám nâu. Mịn tới cứng và chứa lượng ít
thành phần đá vôi rất mỏng cấu tạo thành các lớp phiến với các khoáng vật: Mica,
Pyrit, phiến carbonat.

Sét pha (xám): xám xanh và xám hơi xanh, xám trung bình và xen kẽ các lớp
mỏng màu nâu đỏ. Cứng tới rất cứng, mềm, có dấu tích của hóa thạch, có các phiến
mỏng, chịu nén ép tốt.

1.6. Hệ thống dầu khí mỏ Gấu Đen.

1.6.1. Đá sinh.
Nguồn sinh của mỏ Gấu Đen nói chung và tầng Oligoxen D nói riêng có khả
năng sinh rất lớn, chúng được chứng minh qua các phân tích các tài liệu giếng đã
khoan ở mỏ Gấu Đen. Tập sét dày thuộc tầng Oligoxen D chứa đựng hàm lượng vật
chất hữu cơ lớn với tiềm năng sinh Hydrocacbon rất cao. Trầm tích tập D bao gồm
20-95% sét kết màu vàng đen, nâu đen và nâu xám có tiềm năng sinh hydrocacbon
từ tốt đến rất tốt. Vật chất hữu cơ có nguồn gốc từ các vật liệu hữu cơ dạng kerogen
loại III, II và I, với các chỉ số TOC= 0,66-2,98%, S2=1,09-6,12 Kg/T, HI= 183-205
mg/g, PI =0,004-0,47. Sét tương đối mịn và xu hướng mịn dần lên phía trên.Trầm
tích được lắng đọng nhanh tải trọng ào ạt được vùi lấp, nơi khép kín và chịu phong
hóa bề mặt, trầm tích lục nguyên lắng đọng trong các khe nứt, trầm tích alluvial, và
trầm tích đầm lầy trong môi trường ven biển.

Mức độ trưởng thành:

Chỉ số phản xạ Vitrinit (R0) và Tmax (0C) được sử dụng để đánh giá mức độ
trưởng thành của các vật chất hữu cơ trong đá mẹ. Ở mỏ Gấu Đen các chỉ số này
được đánh giá dựa vào tài liệu nghiên cứu mẫu ở giếng khoan GD-1X được trình
bày trong hình 1.20 và 1.21 dưới đây.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 38 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luuận văn thạạc sĩ

Hình 1.200: Hệ số sảản phẩm vàà Tmax củaa tầng sinh Oligoxen D ở giếng GD-1X

Hình 1.211: Hệ số phhản xạ Vitrrinite tại giếếng khoan GD-1X

H Nguyễn Mạnh Tuấnn


HV: 39
9 CBHD: T
TS. Phạm Vũ
V Chương
Luận văn thạc sĩ

Từ hai hình vẽ trên cho ta thấy trầm tích Oligoxen muộn thuộc hệ tầng Trà
Tân chứa các yếu tố đủ để đánh giá mức độ trưởng thành của các vật chất hữu cơ
chứa trong chúng với R0=0,5-0,82% và tất cả các trầm tích đều có chỉ số Tmax
>435 0C

Bảng 1.2: Tham số về mức độ trưởng thành của đá mẹ ở mỏ Gấu Đen

Mức độ
Độ sâu (m) Ro (%) Tmax (oC) Tuổi
trưởng thành

Độ trưởng
3220 >0,55 >435 Oligoxen muộn
thành

Cửa sổ tạo dầu 3700 >0,72 >440 Oligoxen muộn

Di cư:

Hệ thống đứt gãy là kênh dẫn chính cho sự di cư của dầu từ đá sinh vào tầng
chứa trong bồn trũng Cửu Long nên mỏ Gấu Đen nói chung và tầng Mioxen dưới
nói riêng, dầu khí cũng được dịch chuyển vào vỉa chứa thông qua hệ thống đứt gãy
chính trong thời kỳ Mioxen sướm và Oligoxen muộn với nguyên tắc dịch chuyển
theo phương thẳng đứng dọc theo các đứt gãy chính.

1.6.2. Đá chứa.
Tầng sản phẩm chính trong mỏ Gấu Đen là các tập cát kết chứa dầu thuộc hệ
tầng Bạch Hổ dưới (ILBH5.2) tuổi Mioxen sớm và hệ tầng Trà Tân trên tuổi
Olioxen muộn (Tập C). Chất lượng tầng chứa trong ILBH5.2 từ tốt đến rất tốt với
độ rỗng trung bình từ 14 – 28%, đặc biệt là phần trên của tập này. Phần dưới của
ILBH5.2 chất lượng tầng chứa vẫn tốt, tuy nhiên chiều dày vỉa mỏng hơn và bị sét
xen kẹp nhiều hơn. Chất lượng tầng chứa trong Olioxen C từ trung bình đến tốt với
độ rỗng trung bình từ 12 – 22%, phần dưới của Olioxen C chủ yếu là nước.

Đặc trưng chính của tầng sản phẩm chứa dầu trong khu vực mỏ Gấu Đen là hệ
thống vỉa chứa đa tầng bao gồm nhiều các tập vỉa cát chứa dầu xen kẹp, không liên

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 40 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

thông với nhau theo chiều thẳng đứng. Sự không liên thông này được phản ánh rất
rõ trên tài liệu áp suất thu được từ các giếng khoan trên mỏ Gấu Đen.

Kết quả thử vỉa tại các giếng khoan trong mỏ Gấu Đen đã khẳng định chất
lượng tầng chứa trong cả Mioxen ILBH5.2 và Olioxen C là tốt đến rất tốt với độ
thấm dao động từ 100 tới 1000mD. Kết quả phân tích mẫu lõi cũng cho thấy điều
này khi độ thấm điểm có chỗ lên tới vài Darcy. Lưu lượng dầu từ thử vỉa là khá cao,
từ 4000 - 8000 thùng dầu/ ngày với chỉ số khai thác (PI) rất cao từ 15 - 1000 thùng
dầu / ngày/ 1psi.

1.6.3. Đá chắn.
Tập sét Bạch Hổ thuộc Mioxen dưới bao gồm các trầm tích sét biển được trầm
đọng rộng khắp trong bồn trũng Cửu Long với chiều dày rất lớn từ 20-300 m. Ở
phạm vi mỏ Gấu Đen và tầng chứa Mioxen dưới thì tập sét dày thuộc hệ tầng Bạch
Hổ và tập đá sét và đá sét bị xen kẹp đã được tìm thấy ở cả hai tầng chứa ILBH5.1
và ILBH5.2 thuộc thành hệ Mioxen dưới. Ngoài ra với từng vỉa chứa riêng biệt
trong tập 5.1 và 5.2 đều tồn tại các bẫy khép kín 4 chiều hoặc được chắn bởi các đứt
gãy.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 41 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

PHẦN 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊA CHẤT BA CHIỀU MỎ GẤU ĐEN

2.1. Cơ sở lý thuyết về xây dựng mô hình địa chất.

2.1.1. Giới thiệu chung về mô hình địa chất ba chiều (3D modeling).
Mô hình hóa là một phương pháp khá phổ biến trong các lĩnh vực khoa học kỹ
thuật ngày nay, song trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí thì thật
sự mô hình hóa vẫn còn là một kỹ thuật khá mới. Mô hình hóa là phương pháp
nhằm xây dựng hình ảnh đa chiều cho một đối tượng nghiên cứu, cụ thể trong lĩnh
vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí thì đối tượng được nghiên cứu là các
vỉa dầu khí. Việc mô hình hóa vỉa dầu khí hay mô hình hóa mỏ dầu khí nhằm xây
dựng một cái nhìn trực quan sinh động về các tầng đất đá ở bên dưới sâu trong lòng
đất hoặc ngập sâu dưới đáy biển hàng trăm, hàng ngàn mét nước.

Hình 2.1: Các bước xây dựng mô hình 3 chiều mỏ Gấu Đen
Phương pháp mô hình hóa 3 chiều được ứng dụng thông qua các phần mềm
địa chất chuyên dụng có trên thị trường dầu khí được cung cấp bởi các công ty như

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 42 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Schlumberger (Petrel), Roxar (RMS)..... Với đề tài này, tác giả sử dụng phần mềm
Petrel của Schlumberger để xây dựng mô hình mỏ.

Theo như các bước xây dựng mô hình 3 chiều được minh họa như hình 2.1 ở
trên thì xây dựng mô hình địa chất mỏ Gấu Đen chỉ là xây dựng mô hình tĩnh nên
các bước thực hiện chỉ ở trong khung hình màu đỏ, các bước còn lại được sử dụng
cho việc xây dựng mô hình thủy động và thiết kế giếng khoan khai thác.

Để xây dựng được một mô hình địa chất hoàn chỉnh bao gồm các bước sau:

1. Thu thập, xử lý và phân tích số liệu phục vụ cho việc xây dựng mô hình.

2. Xây dựng mô hình cấu trúc của mỏ trên cơ sở hệ thống đứt gãy và các bản
đồ cấu trúc thu được từ kết quả minh giải địa chấn.

3. Xây dựng mô hình phân bố thạch học hay mô hình phân bố tướng đá.

4. Xây dựng mô hình phân bố tham số vật lý thạch học.

5. Tính toán trữ lượng địa chất từ mô hình vừa xây dựng.

2.1.2. Mô hình cấu trúc.


Mô hình cấu trúc là bước quan trọng đầu tiên của việc bắt đầu xây dựng một
mô hình địa chất ba chiều. Mô hình cấu trúc về cơ bản đã được hình thành bao gồm
các tầng đất đá chính tại những độ sâu xác định và hệ thống các đứt gãy ở các tầng
đất đá chính đó.

Các bước xây dựng mô hình cấu trúc được trình bày ở hình 2.2 dưới đây bao
gồm:

- Xây dựng mô hình đứt gãy.


- Xây dựng mô hình mạng lưới trên cở sở mô hình đứt gãy vừa được tạo.
- Xây dựng mô hình các tầng chứa chính từ các bản đồ của tầng phản xạ
chính.
- Xây dựng mô hình các vỉa chứa nhỏ và các lớp nhỏ trong tầng chứa chính.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 43 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.2: Các bước xây dựng mô hình cấu trúc


2.1.2.1. Mô hình đứt gãy.

Mô hình đứt gãy là bước cần thiết trong xây dựng mô hình cấu trúc. Mô hình
đứt gãy sẽ được xây dựng dựa trên dữ liệu minh giải từ tài liệu địa chấn trình bày
trong hình 2.3 gồm: hệ thống các đứt gãy dưới dạng dãy cọc/ thanh (fault sticks)
hay dưới dạng những đường cong khép kín hoặc không khép kín (faul polygons),
hay mặt đứt gãy (fault surfaces).

Fault sticks Fault Polygons

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 44 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Fault surfaces

Interpreted seismic Intersection


Hình 2.3: Dữ liệu đầu vào để xây dựng mô hình đứt gãy
Sau khi xử lý các dữ liệu đầu vào, một mô hình đứt gãy hoàn chỉnh được xây
dựng thể hiện chi tiết các đứt gãy trong khu vực nghiên cứu về sự kết nối giữa các
đứt gãy (Hình 2.4). Vấn đề quan trọng trong quá trình này là sử dụng các số liệu địa
chấn để tạo mô hình sao cho khớp với thực tế. Lựa chọn các dữ liệu địa chấn với
giới hạn về độ phân giải nhưng phải giảm thiểu sai số trong kết quả. Tài liệu từ địa
chấn khi sử dụng trong mô hình bắt buộc phải khớp với các số liệu thực tế từ giếng
khoan.

Phương pháp tốt nhất để xây dựng mô hình đứt gãy là mô hình đứt gãy phải
phủ hết tất cả các khoảng không thẳng đứng từ tầng cấu trúc thấp nhất đến tầng cấu
trúc cao nhất của mô hình. Bằng cách đó, ta có thể kiểm tra chất lượng của lưới tọa
độ trước khi xây dựng các tầng cấu trúc chính trên các ô lưới đó.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 45 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.4: Mô hình hệ thống đứt gãy hoàn thiện


2.1.2.2: Mô hình mạng lưới.

Sau khi hệ thống đứt gãy được xây dựng, mô hình mạng lưới cho mỏ nghiên
cứu (Hình 2.5) được xây dựng dựa trên nền tảng của mô hình đứt gãy vừa xây dựng.

Hình 2.5: Mô hình mạng lưới


Để xây dựng mô hình mạng lưới, lý thuyết về mạng lưới được nghiên cứu để
làm nền tảng ban đầu cho việc xây dựng mô hình đứt gãy và mô hình tầng chứa.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 46 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luuận văn thạạc sĩ

Một mạng
m lưới đơn
đ giản chhỉ là một mặt
m phẳng được
đ xác địịnh bởi tọaa độ X Y Z
trong khôngg gian. Mộtt ô mạng lư
ưới thuộc về
v địa chấtt thì được xxây dựng từ
t mô hìnhh
cấấu trúc. Từ
ừ mô hình địa tầng, ô lưới theeo Decacteer được thiiết lập, trong đó baoo
gồồm tất cả các đặc tínnh địa chấất (được hìình thành từ địa thống kê). Một
M cách lýý

ưởng, ô mạạng Decacter cung cấp
c một hệệ thống tọaa độ liên qquan đến môi
m trườngg
trầm tích ban
b đầu. Đó
Đ là mối quan hệ một-một giữa
g các ô mạng trrong mạngg
D
Decacter vàà trong ô mạng
m địa tầng.
t Trong
g trường hợp
h một m
mô hình cấu
u trúc đơnn
giiản với mộột vài đứt gãy,
g chỉ cầnn hiệu chỉn
nh địa tầngg theo phươ
ơng đứng từ
t địa tầngg
đếến hộp Deecacter là đủ.
đ Trong môi
m trường
g có cấu trrúc phức ttạp, mối liêên hệ giữaa
m trường trầm tích ban
môi b đầu và các tọa độ
ộ trong vỉa cũng rất pphức tạp nêên mô hìnhh
đư
ược thiết lậập bởi cácc cấu trúc không
k uốn nếp hoặc không bị đđứt gãy mà
m trên mộtt
cấấu trúc phẳẳng.

Như vậậy, tất cả các


c số liệu,, quỹ đạo giếng,
g đườnng cong địa vật lý, địịa chấn 3D
D
làà rất quan trrọng trongg ô mạng Decacter.
D

Trong một mạngg lưới 2 chhiều thì mặặt phẳng được xác định bởi các tọa độ 2
chhiều X và Y, n là mặt phẳng ba chiều thì khi
Y nhưng nếu k 2 mặt pphẳng nằm chồng lênn
nhhau sẽ có chung
c các điểm
đ tọa độộ X và Y chỉ
c có tọa độ
đ Z là kháác nhau.

Mô hìnnh đứt gãyy sẽ được xác


x định bở
ởi vị trí vàà hình dạngg của các trụ
t hay cộtt
thhẳng đứng hoặc uốn cong
c dọc thheo các mặặt phẳng nhhư hình 2.66 bên dưới.

Hình 2.6: Xây


X dựng mạng
m lưới dựa trên các mô hìnhh đứt gãy

H Nguyễn Mạnh Tuấnn


HV: 47
7 CBHD: T
TS. Phạm Vũ
V Chương
Luận văn thạc sĩ

Để xác định vị trí của ô lưới theo phương thẳng đứng thì các trụ của ô lưới ba
chiều có thể uốn cong hoặc thẳng và vị trí đầu và chân của các trụ đứt gãy hết sức
quan trọng. Đối với ô lưới 2 chiều thì tất cả các trụ đứt gãy phải luôn song song với
nhau và không bao giờ cắt nhau ở bất cứ điểm nào, nhưng đối với ô lưới 3 chiều thì
các trụ đứt gãy có thể được kéo dài ra và có thể cắt nhau ở một điểm. Đối với ô lưới
có điểm giao nhau của 2 đứt gãy, trụ đứt gãy sẽ có thể xảy ra trường hợp ô lưới có
giá trị âm về sau này.

2.1.2.3: Mô hình phân tầng cấu trúc (Make Horizon, Zone và Layering)

Sau khi mô hình hệ thống đứt gãy và mô hình mạng lưới hoàn thành ta sẽ có
bộ khung của mô hình cấu trúc. Khi đó để mô hình cấu trúc hoàn chỉnh thì phải mô
hình hóa các tầng chứa chính, và các vỉa chứa nhỏ trong từng tầng chính.

Hình 2.7: Một mặt của tầng cấu trúc chính


Trên hình 2.7 thể hiên một trong các tầng chứa chính được mô hình hóa dựa
trên các bề mặt cấu trúc tầng phản xạ chính được minh giải từ địa chấn hiệu chỉnh
với độ sâu thu được từ giếng khoan và các tầng này sau khi mô hình hóa một lần
nữa sẽ được hiệu chỉnh sao cho khớp với từng đứt gãy tại từng mặt (Hình 2.8)

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 48 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.8: Mặt cắt địa chất thể hiện các tầng cấu trúc chính
Mô hình cấu trúc tiếp tục có thể được chia tập thành từng lớp, từng tầng địa
chất chi tiết hơn để thể hiện rõ ràng hơn các vỉa chứa nhỏ trong từng tầng chính, và
chia nhỏ các vỉa chứa thành các lớp nhỏ hơn sao cho khi quá trình trung bình hóa
các đường cong tướng đá, đường cong độ rỗng …chúng sẽ phản ánh tốt nhất với
thực tế để thể hiện gần đúng nhất các tính chất của vỉa chứa khi mô hình hóa.

Có nhiều cách khác nhau để mô hình hóa các vỉa này. Chúng có thể được mô
hình hóa chỉnh hợp/ bất chỉnh hợp với nóc hoặc đáy của các tầng chính và xây dựng
từ trên nóc xuống đến đáy hoặc từ đáy lên trên nóc theo chiều dày thẳng đứng hoặc
theo chiều dày địa tầng.

Việc mô hình hóa các vỉa nhỏ trong từng tầng chính được dựa trên kết quả liên
kết địa tầng giữa các giếng và tài liệu ĐVLGK để phân chia các tầng chính thành
các vỉa nhỏ.

Mô hình cấu trúc hoàn chỉnh được thể hiện như hình 2.9 đưới đây.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 49 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.9: Mô hình cấu trúc được phân chia nhỏ theo từng lớp

2.1.3. Mô hình tướng đá (Facies Modelling).


Sau khi mô hình cấu trúc được xây dựng, để mô phỏng các tính chất vật lý
của đá chứa thì trước tiên phải xây dựng mô hình phân bố đá chứa, hay mô hình
tướng đá. Mô hình này được xây dựng trên cơ sở các tài liệu sẵn có của mỏ kết hợp
với các hiểu biết địa chất của khu vực nghiên cứu cũng như các vùng lân cận về
thành phần thạch học, môi trường trầm tích, các hoạt động cấu kiến tạo... để mô
phỏng sự phân bố của đá chứa theo không gian.

Tùy thuộc vào mức độ hiểu biết, độ tin cậy cũng như số lượng tài liệu có được
của đối tượng để đưa ra phương pháp mô phỏng mô hình tướng một cách hợp lý
nhất tại thời điểm xây dựng. Trong phần mềm có rất nhiều phương pháp, thuật toán
khác nhau để có thể mô phỏng sự phân bố của đá chứa. Các phương pháp này được
trình bày trong hình 2.10 đưới đây.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 50 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.10: Các phương pháp mô phỏng mô hình tướng đá

Tất cả các phương pháp đó đều dựa trên nguyên tắc chung là sử dụng các
thông số thực có được tại các giếng khoan kết hợp với tất cả các dữ liệu có liên
quan để ngoại suy ra những vùng lân cận chưa có dữ liệu để tạo lên mô hình cho cả
đối tượng nghiên cứu. Trong luận văn chỉ trình bày một số phương pháp hay được
sử dụng cũng như được tác giả sử dụng một trong các phương pháp đó trong việc
xây dựng mô hình đá chứa mỏ Gấu Đen.

2.1.3.1. Phương pháp mô phỏng xác định (Deterministic).

Phương pháp mô phỏng sự phân bố đá chứa trên cơ sở xác định chính xác hình
thể cũng như sự phân bố của đá chứa trong không gian. Phương pháp này đòi hỏi
phải có nhiều tài liệu giếng khoan cũng như sự hiểu biết chính xác về địa chất khu
vực nghiên cứu. Với phương pháp này ta có thể vẽ trực tiếp mô hình tướng đá trong
không gian 3 chiều.

2.1.3.2. Phương pháp mô phỏng ngẫu nhiên (Stochastis).

Phương pháp mô phỏng dựa trên yếu tố ngẫu nhiên. Dựa trên các tài liệu giếng
khoan và các hiểu biết về đối tượng nghiên cứu bằng các thuật toán sẽ mô phỏng sự
phân bố đá chứa một cách ngẫu nhiên với mục tiêu đại diện một cách thực tế hơn
cho sự không đồng nhất trong vỉa về tổng thể. Nghĩa là mô phỏng ngẫu nhiên cố

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 51 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

gắng xây dựng lại mối quan hệ trong không gian giữa các giá trị ở những vị trí khác
nhau qua việc cố gắng lặp lại sự liên tục trong không gian, được minh giải từ dữ
liệu vỉa hoặc được từ thông tin của một vật thể tương tự (ví dụ: thông tin thu được
ngoài thực địa). Mục tiêu thứ hai của phương pháp này chính là giữ lại trong mô
hình các số liệu ở những vị trí có giá trị đã xác định được.

Theo hình 2.10 ở trên thì phương pháp Stochastic có hai cách mô phỏng ngẫu
nhiên khác nhau:

Phương pháp mô phỏng ngẫu nhiên dựa trên cơ sở hình thể địa chất
(Object based): là phương pháp đưa trực tiếp vào ô lưới các tướng địa chất khác
nhau, tính chất của mỗi tướng bao gồm dáng hình học và sự phân bố tương đối
trong không gian. Phương pháp này cho phép mô phỏng theo hình dạng thực tế của
các yếu tố kiến trúc dưới đất, như lòng sông cổ uốn khúc và khúc khuỷu. Cách làm
chủ yếu của phương pháp này là đưa các hình thể địa chất vào mô hình và hiệu
chỉnh để khớp với các tài liệu đo địa vật lý và địa chấn.

Phương pháp được ứng dụng cho các trường hợp sau:

- Dạng hình học tướng địa chất có thể được mô tả bởi một bộ các hình dáng
đơn giản (uốn lượn, lòng sông, elip, đùn cát hình lưỡi liềm).
- Có số liệu và thông tin đầy đủ về các thay đổi trong không gian của các
hình dạng đó.

- Số lượng các giếng khoan nhiều, ngoại trừ các số liệu vỉa phù hợp với hình
dáng vật thể được xác định trước.

- Sự phân bố tướng địa chất và hình dạng được xác định, tác động đặc trưng
dòng chảy ngầm...

Nhiệm vụ đầu tiên trong phương pháp này là phân chia thành các tướng khác
nhau và mối quan hệ trong không gian giữa chúng. Tiếp theo là hướng phát triển và
bề rộng của từng loại, bề dày hoặc tỉ số rộng/dày, các thông số mặt cắt thẳng
đứng…

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 52 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Mô hình này có vẻ hơi cứng nhắc bởi cách thực hiện phương pháp khi đưa các
vật thể vào và nhập vào tất các số liệu kể cả các số liệu không quan trọng vào mô
hình chỉ để thay đổi một vài ô trong mạng. Nhưng điều này rất quan trọng cho các
hình thể có kích thước lớn và liên tục như lòng sông cổ uốn khúc. Quá trình chạy
thử và kiểm tra sai số là công cụ để đạt được kết quả khớp với số liệu có được.
Phương pháp xây dựng mô hình dựa vào vật thể hiện tại có thể sử dụng hiệu quả
các loại số liệu sau:

- Tướng địa chất thu thập được trong giếng khoan: điều này đòi hỏi quá trình
minh giải tài liệu địa vật lý và mẫu lõi về mặt các yếu tố kiến trúc trong mô
hình. Sự cân đối của mỗi tướng địa chất: thường nhận được từ giếng
khoan, phụ thuộc vào độ nghiêng của quỹ đạo giếng.

- Tài liệu liên kết giữa các giếng: phân tích địa hóa, minh giải địa chất, hoặc
minh giải kết quả thử vỉa có thể cung cấp thông tin về tướng ở các giếng
khác nhau, để từ đó có thể liên kết các giếng với nhau khi chúng đi qua
cùng một tướng địa chất.

- Những hình thể địa chất minh giải từ địa chấn; Tướng địa chất có thể xác
định từ địa chấn.

Phương pháp lặp được sử dụng với mục đích tạo ra nhiều kết quả khác nhau,
mới đầu sẽ tạo ra mô hình thể địa chất ban đầu mà nó đi theo mô tả hình dạng được
xác định từ trước nhưng không cần thiết phải khớp với số liệu tại nơi đó. Đối với
các thể địa chất đặc biệt, như lòng sông cổ, các phương án khác nhau được thực
hiện nhằm thu được mô hình ban đầu khớp với số liệu giếng. Điểm quan trọng nhất
trong việc áp dụng phương pháp lặp thành công chính là cách tạo ra một thể địa
chất mới trong mô hình mà có thể cải thiện khả năng khớp nhau giữa số liệu và mô
hình.

Các kết quả khác nhau được thể hiện trong hình 2.11 sẽ xác định hiệu quả của
quá trình lặp, mức độ khớp nhau giữa số liệu và mô hình cuối cùng; và các số liệu
xác định từ trước của hình dạng vật thể được duy trì trong mô hình thế nào.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 53 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.11: Các mô phỏng ngẫu nhiên theo dạng hình thể địa chất
Một vài lý thuyết được phát triển nhằm xác định kết quả tối ưu và để xác định
khả năng có thể xảy ra tại mỗi bước lặp. Sự thể hiện là riêng biệt theo từng loại thể
địa chất.

Tài liệu nghiên cứu thực địa chính là thông tin tốt nhất, mặc dù chúng cũng
phải được hiệu chỉnh trước khi được xem xét từ hai chiều trên bề mặt và sau đó
được đưa vào mô hình ba chiều.

Số liệu giếng khoan có thể cung cấp thông tin về hình dáng của các tướng và
các thông số liên quan từ tài liệu thực địa. Thông thường giếng khoan được đặt ở
những vị trí tốt nhất, nên các số liệu từ nó thường có giá trị tốt. Các thông số khác
như sự cân đối giữa tướng dòng sông so với tướng nền sét có thể phụ thuộc vào độ
nghiêng của giếng khoan khi áp dụng trực tiếp số liệu giếng vào mô hình.

Với phương pháp này sẽ cung cấp hình dạng thực, tuy nhiên để kết hợp tất cả
các số liệu này là một việc khó khăn, bao gồm các số liệu về giếng khoan, địa chấn
3D/4D chất lượng cao và các thông số về khai thác. Hình dạng vật thể cần phải thay
đổi để phù hợp với các số liệu vỉa dạng cục bộ và việc này là rất khó khăn vì số liệu
giếng khoan thường nhiều và có sự thay đổi lớn về giá trị

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 54 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Phương pháp mô phỏng ngẫu nhiên dựa trên ô mạng (Pixel based):
phương pháp này dùng để mô phỏng mô hình địa chất khi không biết rõ cũng như
không xác định được hình thể phân bố của đá chứa. Phương pháp này có 3 cách mô
phỏng khác nhau theo các thuật toán khác nhau gồm: Indicator Kriging, Truncated
Gausian Simulation, Sequential Indicator Simulation (SIS).

Do mỏ Gấu Đen được áp dụng thuật toán SIS để mô phỏng mô hình phân bố
đá chứa nên tác giả chỉ xin trình bày nội dung cơ bản của phương pháp SIS.

Phương pháp mô phỏng ngẫu nhiên SIS: Đây là phương pháp mô phỏng
ngẫu nhiên dựa trên ma trận ô mạng. Từ những ô lưới có giá trị khác nhau về thạch
học (Cát hoặc Sét…), chúng được trung bình hóa tại các giếng khoan sẽ được sử
dụng là các ô lưới cơ bản để mô phỏng các ô lưới chưa có giá trị theo các đường đi
mô phỏng khác nhau. Với tài liệu trung bình có được từ các giếng khoan ta có thể
xây dựng đường cong tỷ phần của từng đá chứa (Hình 2.12) có trong mỗi vỉa để sử
xây dựng mô hình.

Hình 2.12: Đường cong tỷ phần của từng loại đá có trong mỗi vỉa

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 55 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Ngoài ra phương pháp này đòi hỏi phải có mô hình tham số thay đổi theo
không gian (Variogram) cho mỗi tướng địa chất được thể hiện trong hình 2.13. Mỗi
tướng có thể có riêng mô hình tham số, với chiều dài tương quan và đặc tính dị
hướng khác nhau, phản ánh sự khác biệt theo không gian của các tướng khác nhau
trong vỉa.

Mô hình Variogram theo 3 hướng


• Hướng chính theo phương ngang
• Hướng phụ theo phương ngang
• Phương thẳng đứng

Hình 2.13: Mô hình tham số Variogram theo không gian


Hơn nữa với phương pháp này chúng ta có thể sử dụng các bản đồ định hướng
(Trend map) phân bố các loại đá chứa trong từng vỉa để định hướng sự phân bố của
các đá chứa khi xây dựng mô hình. Phương pháp SIS sử dựng thuật toán Simple
Kriging hoặc Ordinary Kriging để xây dựng mô hình. Ở mỏ Gấu Đen sử dụng thuật
toán Simple Kriging vì thuật toán này sử dụng giá trị trung bình (Mean) là 1 hằng số
nên chúng rất ổn định.

Lý thuyết của phương pháp mô phỏng ngẫu nhiên SIS: Với phương pháp
này mỗi ô lưới trong mạng lưới đều được mô phỏng một cách tuần tự với đường đi
mô phỏng các ô lưới được chọn một cách ngẫu nhiên. Với mỗi một ô lưới mới thì
hàm phân bố theo xác suất là đá chứa loại nào được xây dựng dựa trên các ô lưới có
giá trị được trung bình hóa từ tài liệu giếng khoan và các ô lưới đã được mô phỏng
trước đó chúng được gọi là các điểm quy chiếu (control point). Việc mô phỏng giá
trị ô lưới xác suất xảy ra có thể là Cát, sét hoặc một loại đá chứa khác nào đó dựa
trên thuật toán Indicator Kriging (IK). Việc mô phỏng này được thực hiện trên cơ sở
các giá trị Variogram và đường cong tuyến tính trung bình trọng số có được từ giá
trị trung bình hóa ở các ô lưới. Giá trị ở các ô lưới mô phỏng được gán một cách

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 56 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

ngẫu nhiên từ hàm xác suất phân bố. Tất cả các ô lưới đã được mô phỏng có giá trị
sẽ được sử dụng làm dữ liệu để mô phỏng các ô lưới tiếp theo và cập nhật vào hàm
xác suất phân bố. Để hiểu rõ về phương pháp SIS tác giả xin trình bày về thuật toán
IK và áp dụng chúng vào việc mô phỏng giá trị các ô lưới.

IK trong địa chất là thuật toán sử dụng để dự đoán xác suất giá trị xảy ra ở 1 ô
lưới từ các ô lưới khác xung quanh đã có giá trị từ các dữ liệu giếng khoan.

Hình 2.14: Hình minh họa quá trình mô phỏng theo thuật toán IK
Từ hình 2.14 trên điểm Xi là điểm cần mô phỏng (mô hình chỉ có 2 loại đá
chứa là Cát và Sét). Các giá trị tại điểm X1, X2, X3 là các giá trị đã biết nằm trong
vùng ảnh hưởng đến giá trị của Xi sẽ được sử dụng để làm dữ liệu ban đầu.

Từ các giá trị tại điểm X1, X2, X3 và đường cong phân bố theo xác suất tại
điểm Xi thì giá trị tại điểm Xi được mô phỏng sẽ là Sét.

Áp dụng IK vào phương pháp SIS để mô phỏng 1 ô lưới dựa trên các ô lưới đã
biết và theo hướng đi được chọn ngẫu nhiên.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 57 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

X0: Điểm cần tìm giá trị

X3: Điểm được chọn ngẫu


nhiên hướng đi của quá trình X3
mô phỏng điểm X0
X0
Ô được trung bình hóa (Sét) X1
Có giá trị: Psét =0.7
Ô được trung bình hóa (Cát)
Có giá trị: Pcát =0.3
X2
Ô đã được mô phỏng là Sét

Ô đã được mô phỏng là Cát p


1.0
0.45
0.3

Đường cong phân bố


theo xác suất tại điểm X0

Hình 2.15: Hình minh họa quá trình mô phỏng của phương pháp SIS
Từ hình 2.15, điểm X0 được mô phỏng dựa trên các ô đã được trung bình hóa
từ giếng khoan và một hướng đi mô phỏng được chọn ngẫu nhiên là ô X3. Trước khi
điểm X0 được mô phỏng thì các điểm X3, X2, X1 sẽ được mô phỏng trước theo thuật
toán IK. Sau đó từ các ô có trước và các ô vừa được mô phỏng X3, X2, X1 sẽ được
sử dụng kết hợp với đường cong phân bố theo xác suất tại điểm X0 để mô phỏng giá
trị tại điểm X0. Hướng đi của quá trình mô phỏng được lựa chọn ngẫu nhiên có giá
trị từ 0-1, trong trường hợp trên giá trị 0,45 được chọn. Bằng cách thay đổi tính chất
trong mỗi ô nhận trước hoặc thay đổi cách chọn hướng đi ngẫu nhiên ta sẽ có kết
quả khác như thể hiện ở hình 2.16. Trong từ ngữ chuyên môn của địa thống kê, mỗi
kết quả là một kịch bản (realization)

Đẳng hướng với phạm vi Bất đẳng hướng với phạm vi


phân bố nhỏ phân bố lớn
HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 58 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương
Luận văn thạc sĩ

Bất đẳng hướng và không sử Bất đẳng hướng và sử dụng


dụng bản đồ định hướng bản đồ định hướng

Hình 2.16: Các kết quả mô phỏng phân bố tướng đá bằng phương pháp SIS

2.1.4. Mô hình các thông số địa vật lý (Độ rỗng, độ thấm, độ bão hòa nước).
Mô hình các tham số địa vật lý dầu khí thể hiện các đặc tính vật lý của một vỉa
dầu như độ lỗ rỗng thể hiện khả năng chứa dầu của vỉa, độ thẩm thấu thể hiện khả
năng di chuyển của chất lưu trong vỉa (có thể là dầu, khí hay nước), độ bão hòa thể
hiện thể tích dầu khí chiếm trong các phần lỗ rỗng của vỉa dầu, thể tích của vỉa
dầu,….

Để thể hiện các tính chất trên ở mô hình 3 chiều có các cách mô phỏng khác
nhau: mô phỏng theo phương pháp xác định hoặc mô phỏng một cách ngẫu nhiên
(Hình 2.17). Tùy vào từng đối tượng nghiên cứu cụ thể cũng như mức độ hiều biết
và nguồn tài liệu hiện có thì sẽ chọn phương pháp nào cho hợp lý. Đối với mỏ Gấu
Đen tác giả sử dụng phương pháp mô phỏng ngẫu nhiên - Sequential Gaussian
Simulation (SGS) để mô phỏng các tham số vật lý thạch học.

Hình 2.17: Các phương pháp mô phỏng tham số địa vật lý

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 59 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Cũng giống như mô phỏng mô hình đá chứa, mô phỏng theo phương pháp xác
định (Deterministic) cần đòi hỏi có nhiều tài liệu giếng khoan cũng như tài liệu địa
chấn, và phương pháp này chỉ cho 1 kết quả duy nhất chứ không thể tạo ra nhiều kết
quả khác nhau, hay nhiều kịch bản.

Phương pháp mô phỏng ngẫu nhiên (Stochastic) thường được sử dụng ở


những mỏ có ít tài liệu giếng và với phương pháp này chúng có thể cho nhiều kết
quả khác nhau. Phương pháp áp dụng cho mỏ Gấu Đen là SGS.

Phương pháp mô phỏng ngẫu nhiên SGS: Đây là phương pháp sử dụng lý
thuyết về mô phỏng tuần tự (Squential Simulation) để mô phỏng và kết hợp hàm
phân bố có điều kiện Gaussian. Trong phương pháp này thuật toán Krigging được
sử dụng để mô phỏng:

Hàm phân bố Gaussian được sử dụng vì hàm phân bố này phản ánh đúng nhất
các giá trị thực để từ đó xây dựng hàm phân bố có điều kiện: Hình dáng của các
hàm phân bố đều ở dạng chuẩn (normal) và các giá trị trung bình (mean) và tham
biến (variance) được tính toán từ Krigging. Các dữ liệu đầu vào đều được chuyển
đổi về dạng hàm phân bố chuẩn (normal Scores) trước khi sử dụng để mô phỏng.
Sau khi mô phỏng xong thì kết quả lại được chuyển đổi về theo dạng dữ liệu ban
đầu. Các phương trình toán học đơn giản được sử dụng là những đặc trưng lớn nhất
của vật lý như các giá trị thấp và cao là không liên quan đến nhau

Các bước tiến hành trong mô phỏng theo phương pháp SGS:

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 60 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

1. Chuyển đổi dữ liệu ban đầu về dạng hàm phân bố chuẩn (Hình 2.18).

Hình 2.18: Mô hình chuyển đổi dữ liệu thực sang dạng phân bố chuẩn

2. Thành lập hệ thống mạng lưới và hệ thống toạ độ.

3. Xác định giá trị thích hợp để gán giá trị vào ô lưới gần nhất

4. Xác định ngẫu nhiên hướng đi mô phỏng qua các ô lưới:

5. Tìm ô lưới nào gần nhất sẽ mô phỏng trước

6. Xây dựng hàm phân bố có điều kiện theo Krigging

7. Gán các giá trị vào ô lưới từ hàm phân bố có điều kiện

8. Kiểm tra các kết quả đã mô phỏng và chuyển đổi ngược về dữ liệu ban đầu

2.1.4.1. Mô hình tham số độ rỗng.

Đường cong độ rỗng tại các giếng khoan sau khi được trung bình hóa (Hình
2.19) sẽ được sử dụng trực tiếp để mô phỏng độ rỗng cho cả mỏ bằng phương pháp
SGS như đã trình bày ở trên.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 61 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.19: Giá trị log tại thân giếng sau khi trung bình hóa.
Để phản ánh đặc tính độ rỗng phù hợp với đặc tính thấm, chứa của từng loại
đá chứa khi tiến hành mô phỏng độ rỗng thì độ rỗng sẽ được tham chiếu với từng
loại đá chứa. Với mỗi loại đá chứa có các đặc tính theo không gian khác nhau thì độ
rỗng cũng được mô phỏng theo các đặc tính tương ứng. Mỗi một loại đá chứa khác
nhau sẽ có các giá trị Variogram khác nhau cho độ rỗng. Phân bố giá trị độ rỗng sau
khi mô phỏng trong mô hình được thể hiện như hình 2.20 dưới đây.

Hình 2.20: Phân bố độ rỗng hiệu dụng trong mô hình

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 62 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

2.1.4.2. Mô hình tham số độ thấm.

Có nhiều cách để xây dựng mô hình độ thấm, tuy nhiên thông thường người ta
sử dụng theo 2 cách như dưới đây:

Mô hình độ thấm được xây dựng từ mối quan hệ độ rỗng và độ thấm:


Tính toán tuyến tính đơn giản giữa độ thấm và độ rỗng có thể áp dụng để xây dựng
mô hình độ thấm trực tiếp từ mô hình độ rỗng. Dựa trên mối quan hệ rỗng thấm thu
được từ tài liệu mẫu lõi ta có phương trình tuyến tính thể hiện mối quan hệ này. Áp
dụng phương trình này ta có thể xây dựng được mô hình độ thấm từ mô hình độ
rỗng đã được mô phỏng trước đó. Đây cũng là phương pháp áp dụng để xây dựng
mô hình phân bố độ thấm ở mỏ Gấu Đen. Phân bố độ thấm sau khi chuyển đổi từ
mô hình phân bố độ rỗng được thể hiện như hình 2.21 dưới đây.

Hình 2.21: Phân bố độ thấm trong mô hình


Mô hình độ thấm phụ thuộc vào mô hình đỗ rỗng: Khi mô phỏng độ thấm
không chỉ có mối quan hệ giữa độ rỗng và độ thấm mà còn có tính liên tục và thay
đổi bất đẳng hướng theo không gian của độ thấm cần được mô phỏng. Để giải quyết

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 63 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

vấn đề này một phương pháp có tên là “Sequential Gaussian Simulation with
Collocated Cokriging” được sử dụng. Phương pháp này là áp dụng SGS đã trình
bày ở trên kết hợp với thuật toán Collocated Krigging.

Sử dụng mối quan hệ rỗng thấm để tính ra đường cong độ thấm từ đường cong
độ rỗng sau đó đường cong này được trung bình hóa và đưa vào làm dữ liệu ban đầu
cũng như sử dụng chúng cho việc xây dựng các giá trị Variogram trong quá trình
mô phỏng mô hình độ thấm. Trong phương pháp mô phỏng này độ rỗng được xem
như là điểm mốc (covariable) nghĩa là một biến số có mối quan hệ xác suất với độ
thấm. Với phương pháp “Collocated cokriging”, mối quan hệ xác suất là tương
quan tuyến tính đơn giản giữa độ rỗng và độ thấm được định lượng bởi hệ số tương
quan có thể xác định được từ đồ thị giá trị độ thấm và độ rỗng từ mẫu lõi. Mục đích
của phương pháp này là tạo ra mô hình độ thấm có tính liên tục và biến đổi bất đẳng
hướng theo không gian, mà vẫn giữ được mối quan hệ rỗng thấm đã có và phù hợp
với bất kì dữ liệu nào từ giếng khoan.

Nhìn việc chung xây dựng mô hình độ thấm theo cả hai cách này đều có
những ưu điểm và hạn chế nhất định, do vậy tùy thuộc vào dự liệu đầu vào và mức
độ tin tưởng của tài liệu ta sẽ chọn phương pháp phù hợp nhất để xây dựng mô hình
độ thấm.

2.1.4.3. Mô hình độ bão hòa nước.

Từ kết quả phân tích mẫu lõi đặc biệt (SCAL) thu được các đường cong áp
suất mao dẫn, với các đường cong này cộng với mô hình độ thấm được xây dựng
trước đó thì các hàm độ bão hòa nước theo chiều cao thân dầu (Sw-height function)
được xây dựng với các khoảng độ thấm khác nhau và chiều cao thân dầu phía trên
ranh giới dầu nước (FWL). Với các hàm số độ bão hòa này thì mô hình độ bão hòa
nước được mô phỏng cho từng thân dầu và được thể hiện như hình 2.22 dưới đây.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 64 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.22: Phân bố độ bão hòa nước trong mô hình

2.2. Xây dựng mô hình địa chất ba chiều mỏ Gấu Đen.


Mỏ Gấu Đen đã được tiến hành xây dựng mô hình địa chất ba chiều cho toàn
bộ khu vực các khối phía Bắc, khối Trung tâm và khối phía Nam. Tại thời điểm đó,
với số lượng giếng khoan cũng như tài liệu còn hạn chế và chủ yếu phục vụ cho
việc định hướng công tác tiền phát triển mỏ nên các mô hình địa chất này khi mô
phỏng tầng chứa chỉ khá đơn giản phân chia theo tướng thạch học (Litho-facies) với
hai loại tướng: đá chứa (cát) và đá không chứa (sét). Tuy nhiên trong giai đoạn mỏ
chuẩn bị được đưa vào khai thác, với số liệu các giếng khoan phát triển và một số
kết quả nghiên cứu mới thì các mô hình địa chất này cần thiết phải được cập nhật/
xây dựng lại để phản ánh rõ hơn nét đặc của trưng tầng chứa nhằm phục vụ cho
công tác quản lý mỏ và dự báo khai thác trong giai đoạn sau này.

Mô hình địa chất ba chiều cho tầng chứa Mioxen dưới ILBH5.2 khu vực phía
Bắc mỏ Gấu Đen trình bày trong luận văn được xây dựng trên cơ sở các tài liệu sau
khi được xử lý, sàng lọc và lựa chọn từ các nghiên cứu về địa chấn, địa chất, phân

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 65 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

tích mẫu lõi ... đã được cập nhật cũng như tài liệu từ các giếng khoan thăm dò, thẩm
lượng: GD-1X, GD-2X, GD-ST và các giếng khai thác: GD-1P, GD-2P.

Mô hình đá chứa đã được mô phỏng một cách chi tiết hơn theo các loại tướng
dòng chảy - HU (Hydraulic Flow Units) với đặc tính thấm rỗng khác nhau. Các loại
tướng HU này được phân chia trên cơ sở vận dụng một số bài báo đăng trên tạp chí
SPE, các kết quả phân tích mẫu lõi, tài liệu địa vật lý giếng khoan (ĐVLGK) và các
tài liệu bổ trợ khác. Mô hình sử dụng thuật toán SIS để mô phỏng và nghiên cứu
mức độ liên thông giữa các thân dầu cũng như tính bất đồng nhất của thuộc tính vật
lý đá trong tầng chứa Mioxen dưới ILBH5.2.

Mô hình địa chất ba chiều sau đó được làm thô hóa để phục vụ cho mô phỏng
khai thác.

2.2.1. Xây dựng mô hình cấu trúc.


Mô hình cấu trúc cho tầng chứa Mioxen dưới ILBH5.2 khu vực phía Bắc mỏ
Gấu Đen được xây dựng trên cơ sở:

- Kết quả minh giải địa chấn: Các tầng phản xạ chính Mioxen dưới
ILBH5.2 và Olioxen C sau khi đã được chuyển đổi sang miền độ sâu; hệ
thống các đứt gãy F1, F2, F3 dạng que (fault stick) và dạng đường cong
(fault polygon)
- Kết quả phân tích các giếng khoan GD-1X, 2X, ST, 1P và 2P: Độ sâu các
tầng phản xạ chính, các tập vỉa nhỏ gặp tại mỗi giếng khoan; liên kết các
tập vỉa qua các giếng khoan.

Chi tiết các bước xây dựng mô hình cấu trúc được trình bày dưới đây:

2.2.1.1. Xây dựng mô hình đứt gãy.

Khu vực phía Bắc mỏ Gấu Đen bao gồm 2 khối cấu tạo: khối H1 và H2. Các
khối này giới hạn bởi các đứt gãy: F1 - về phía Bắc, F2 – phân chia H1 & H2 và F3
về phía Nam. Hệ thống các đứt gãy này sẽ được xây dựng thành bộ khung của mô
hình cấu trúc.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 66 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Trên cơ sở kết quả minh giải địa chấn, hệ thống 5 đứt gãy được mô hình hóa
trực tiếp từ các đứt gãy dạng que theo đúng hình dạng của nó là những mặt cong
trong không gian 3 chiều với mỗi trục cũa đứt gãy gồm 3 điểm (Hình 2.23). Từ 3
điểm trên mỗi trục này, các đứt gãy sẽ được vi chỉnh sao cho phù hợp với dấu hiệu
đứt gãy trên các bản đồ cấu trúc và phải đảm bảo trên cánh nâng và xụt của đứt gãy
hình thái cấu trúc vẫn được giữ nguyên tối đa trong bước mô hình hóa tầng và vỉa
sau này.

Hình 2.23: Hệ thống đứt gãy dạng que trong mô hình


Hệ thống đứt gãy sau khi mô hình hóa (Hình 2.24) sẽ được sử dụng cho các
bước tiếp theo trong xây dựng mô hình cấu trúc.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 67 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.24: Hệ thống đứt gãy sau khi được mô hình hóa.
2.2.1.2. Mô hình mạng lưới.

Như đã đề cập trong phần Mở đầu, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn
trong việc xây dựng mô hình địa chất 3 chiều cho tầng chứa ILBH5.2 thuộc đối
tượng Mioxen hạ khu vực phía Bắc mỏ Gấu Đen. Do vậy các bản đồ cấu trúc nóc
tầng sản phẩm mioxen dưới ILBH5.2 và nóc Olioxen C sẽ được sử dụng làm giới
hạn trên và dưới của mô hình mạng lưới, giới hạn ngang là mô hình đứt gãy vừa xây
dựng ở trên.

Mô hình mạng lưới, hình dạng của đứt gãy cần được lưu ý sao cho tương thích
với các dữ liệu địa chất cũng như sau khi được thô hóa (Upscale) sẽ đáp ứng được
mô hình mô phỏng khai thác sau này. Do vậy mô hình kích thước ô lưới phải được
thiết kế đủ nhỏ để có thể phản ánh được mức độ bất đồng nhất của đặc tính cơ lý vỉa
nhưng số lượng ô lưới cũng không được quá lớn để vượt qua giới hạn bộ nhớ của
máy tính. Thông thường mạng ô lưới được thiết kế cho các mô hình tầng chứa cát
kết là 100x100m, 50x50m và 25x25m tùy thuộc vào kích thước của mỗi mô hình.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 68 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Đối với mô hình tầng chứa ILBH5.2 khư vực phía Bắc mỏ Gấu Đen, do kích thước
mô hình không quá lớn nên mạng ô lưới được thiết kế là 50x50m (Hình 2.25). Các
thông số cơ bản của mô hình mạng lưới được thống kê trong bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1: Các thông số cơ bản của mô hình mạng lưới

Số lượng khối 02 (H1, H2)

Số lượng đứt gãy 05

Số lượng lớp 290

Kích thước ô lưới 50 x 50m x Proportions (~ 0,7m)

(nI x nJ x nK) 114 x 61 x 290

Tổng số ô lưới 3D 2.016.660

Tổng số ô lưới 3D có giá trị 1.741.016

Hình 2.25: Mô hình mạng lưới, đứt gãy và các khối

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 69 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

2.2.1.3. Mô hình hóa tầng và vỉa.

Mô hình hóa tầng cấu trúc (Make Horizon)

Tầng cấu trúc chính được mô hình hóa trên cơ sở các bản đồ cấu trúc đẳng sâu
từ kết quả minh giải địa chấn: nóc tầng sản phẩm Mioxen dưới ILBH5.2 (Hình
2.26) và nóc Olioxen C (Hình 2.27). Việc mô hình hóa tầng cấu trúc phải đảm bảo
giữ đúng hình thái cấu trúc như trên các bản đồ đẳng sâu, đặc biệt là khoảng cách từ
các tầng đến các mặt đứt gãy sẽ được vi chỉnh sao cho phù hợp nhất với biên độ
dịch chuyển của từng đứt gãy tại mỗi tầng.

Hình 2.26: Bản đồ đẳng sâu nóc tầng ILBH5.2

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 70 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.27: Bản đồ đẳng sâu nóc tầng C


Kết quả minh giải ĐVLGK cho thấy tầng chứa sản phẩm ILBH5.2 trong tất cả
các giếng khoan trên khu vực mỏ phân chia thành 2 phần khá rõ rệt. Phần phía trên,
tập chứa sản phẩm chính của mỏ, chủ yếu là các thân dầu khá dầy, chiều dày tập ổn
định khoảng 70m tại các giếng khoan với tỷ lệ cát sét rất cao. Phần phía dưới chủ
yếu là các thân dầu mỏng xen kẹp, chiều dày tập dao động từ 180 – 230m tại các
giếng khoan với tỷ lệ cát sét thấp. Kết quả minh giải mẫu lõi giếng GD-2X cũng cho
thấy giữa hai phần này đánh dấu sự thay đổi môi trường từ sông/đồng bằng ngập lụt
sang đầm hồ bán ngập lụt với dòng vật liệu vụn và dòng chảy đáy. Với chiều dày
tương đối ổn định tại các giếng khoan đã cho thấy vào thời kỳ lắng đọng trầm tích
phần trên của tầng sản phẩm ILBH5.2 hoạt động kiến tạo diễn ra khá bình ổn trên
khu vực mỏ. Do vậy cần thiết phải tạo thêm một tầng đánh dấu được đặt tên
ILBH5.2L để định hướng cho các bước mô hình hóa vỉa và lớp tiếp theo. Tầng
ILBH5.2L này, tuy không được minh giải trên địa chấn nhưng sẽ được mô hình hóa
như một tầng cấu trúc chính với hình thái cấu trúc gần giống như cấu trúc nóc tầng

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 71 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

chứa ILBH5.2 (Hình 2.28) bằng cách sử dụng chức năng “Make Horizon’ trong
phần mềm Petrel.

Hình 2.28: Mặt cắt thể hiện các tầng cấu trúc chính
Các tầng cấu trúc chính sau khi mô hình hóa và tạo thêm (ILBH5.2L) được thể
hiện trong không gian 3 chiều như hình 2.29 dưới đây.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 72 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.29: Mô hình 3D thể hiện các tầng cấu trúc chính
Mô hình hóa các vỉa chứa (Make Zone)

Các vỉa chứa được mô hình hóa trên cơ sở mô hình tầng chứa chính vừa được
xây dựng; kết hợp với kết quả phân chia nóc vỉa, đắy vỉa từ tài liệu minh giải
ĐVLGK, tài liệu áp suất và liên kết qua các giếng khoan.

Kết quả minh giải tài liệu áp suất dọc thành giếng khoan cho thấy các tầng sản
phẩm trong khu vực mỏ Gấu Đen là một hệ thống vỉa chứa đa tầng, khác biệt với
nhau về mặt thủy lực theo phương thẳng đứng trong mỗi khối (Hình 2.30) và độc
lập theo từng khối cấu trúc.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 73 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luuận văn thạạc sĩ

Hình 2.300: Kết quả minh


m giải áp
á suất phầần trên củaa tầng chứaa ILBH5.2 khối H1
Việc phân
p chia nóc
n và đáyy vỉa được tiến hành chủ yếu trrên sự biến
n thiên củaa
ường cong xạ tự nhiêên (Gammaa Ray) kết hợp với kếết quả minnh giải áp suất vừa đềề
đư
cậập ở trên. Các
C vỉa nàyy sau đó sẽẽ được liên
n kết giữa các
c giếng trrong khối và
v qua cácc
khhối trên cở
ở sở tổng hợp
h các kết quả nghiên cứu về thạch địa tầng, sinh địa tầng....
vàà đặc biệt là
l mối quaan hệ áp suuất giữa cácc giếng khooan. Kết qquả phân ch
hia vỉa choo
phhần trên tầầng chứa IL
LBH5.2 vàà sơ đồ liêên kết vỉa qua các giiếng khoan
n được thểể
hiiện trên hìnnh 2.31 dướ
ới đây.

H Nguyễn Mạnh Tuấnn


HV: 74
4 CBHD: T
TS. Phạm Vũ
V Chương
Luận văn thạc sĩ

Hình 2.31: Sơ đồ liên kết vỉa chứa trong tầng ILBH5.2 qua các giếng khoan
Các giá trị nóc và đáy vỉa như vừa phân chia ở trên được sử dụng là thông số
đầu vào cho việc mô hình hóa vỉa chứa. Sử dụng chức năng “Make Zone” trong
phần mềm Petrel (Hình 2.32), tổng cộng 42 vỉa được xây dựng từ trên xuống chỉnh
hợp với các tầng cấu trúc chính vừa được tạo ILBH5.2 và ILBH5.2L trong bước mô
hình hóa tầng chứa nhưng vẫn thể hiện được hệ thống đứt gãy đồng trầm tích với
chiều dày tăng dần về phía cánh xụt, đặc biệt là phần dưới của tầng chứa ILBH5.2
(Hình 2.33)

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 75 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.32: Các tham số cài đặt cho mô hình hóa các vỉa chứa

Hình 2.33: Mặt cắt thể hiện kết quả mô hình hóa các vỉa chứa

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 76 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Phân chia các lớp trong mô hình (Layering)

Trên cơ sở mô hình vỉa chứa vừa được xây dựng, mỗi vỉa chứa sẽ được tiếp
tục phân chia thành các lớp nhỏ trong mạng lưới sao cho chúng thể hiện gần đúng
nhất đặc trưng của tầng chứa sau khi mô hình hóa.

Chiều dày của mỗi lớp sẽ được phân chia đủ nhỏ để tối ưu số lượng các ô lưới
trong mô hình trong khi vẫn giữ được các đặc trưng về địa chất, vật lý thạch học và
phản ánh được tính chất bất đồng nhất của vỉa chứa theo diện cũng như theo chiều
thẳng đứng. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với những mỏ như Gấu Đen trong
điều kiện thủy động lực có liên quan tới nước áp. Việc chia các lớp từ trên xuống
theo nóc vỉa, từ dưới lên theo đáy vỉa hay chia theo tỷ lệ cần phải dựa trên cơ sở
minh giải ĐVLGK, liên kết giếng khoan vì chúng sẽ ảnh hưởng đáng kể tới mức độ
liên thông giữa các vỉa trong mô hình mô phỏng khai thác sau này.

Đối với tầng chứa ILBH5.2 trong mỏ Gấu Đen, khảo sát Vaiogram theo chiều
thẳng đứng đối với các thân cát chứa tại các giếng khoan cho thấy mức độ tương
đồng của các giá trị độ rỗng trong khoảng 1,5m. Do vậy việc chia mỗi lớp theo tỷ lệ
với chiều dày khoảng 0,7m là hợp lý. Các vỉa chặt xít hoặc đáy vỉa sẽ được mô hình
là một lớp đơn, các vỉa chứa nước hoàn toàn được phân chia với chiều dày lớp lớn
hơn để giảm thiểu số lượng ô lưới trong mô hình. Tổng cộng có 290 lớp được chia
trong mô hình.

2.2.2. Phân tích số liệu đầu vào trong xây dựng các mô hình thông số.
2.2.2.1 Thông số vật lý thạch học từ đường cong địa vật lý giếng khoan

Phần mềm IP được sử dụng để minh giải tài liệu ĐVLGK cho toàn bộ các
giếng trong khu vực mỏ Gấu Đen. Các đường cong GR, mật độ, và neutron là công
cụ chính để xác định nóc và đáy của các vỉa chứa. Nhìn chung kết quả minh giải
khá phù hợp với tài liệu mẫu vụn, mẫu lõi, kết quả phân tích mẫu lõi, kết quả minh
giải áp suất và kết quả thử vỉa.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 77 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Tầng chứa sản phẩm ILBH5.2 trong cả 5 giếng khoan GD-1X, GD-2X, GD-
ST, GD-1P và 2P nói riêng và khu vực mỏ Gấu Đen nói chung đều có điện trở suất
thấp dao động từ 2-6 ohm, các vỉa sản phẩm có chiều dày từ rất mỏng (0,5m) đến
hơn chục mét. Tương tự các dạng vỉa mỏng, điện trở suất thấp, thân cát đơn hay hệ
thống vỉa đa tầng ở các mỏ lân cận trong bồn trũng Cửu Long như Bạch Hổ, Rồng,
Ruby, Rạng Đông, Hải Sư Trắng... việc nhận dạng và phân tích các vỉa cát chứa dầu
trong khu vực mỏ Gấu Đen cũng mắc phải những khó khăn nhất định. Do vậy trước
khi tiến hành minh giải cần thiết phải có những bước hiệu chỉnh để loại bỏ ảnh
hưởng của các yếu tố gây nên điện trở suất thấp như: ảnh hưởng của nhiễu lên các
đường cong ĐVLGK, đới ngấm, các vỉa mỏng, khoáng vật thứ sinh (Pyrite) và các
hiệu chỉnh khác.

Kết quả minh giải ĐVLGK

Kết quả minh giải ĐVLKG trong toàn bộ lát cắt các giếng đã khoan cho thấy
tầng sản phẩm chính của mỏ Gấu Đen là cát kết lục nguyên thuộc phần dưới cùng
của phụ Hệ tầng Bạch Hổ dưới (ILBH5.2) tuổi Mioxen sớm. Ngoài ra còn có cát kết
lục nguyên thuộc phần giữa phụ Hệ tầng Bạch Hổ dưới (ILBH5.1) tuổi Mioxen sớm
và Tập C thuộc Hệ Tầng Trà Tân trên tuổi Olioxen muộn cũng chứa sản phẩm.
Nhìn chung cát kết ở mỏ Gấu Đen sạch và có chất lượng tốt hơn các mỏ trong khu
vực lân cận.

Chỉ một vài vỉa dầu bắt gặp trong tầng chứa ILBH5.1 tại các giếng khoan. Các
vỉa cát chứa nhìn chung là mỏng, chất lượng tầng chứa kém với độ rỗng trung bình
từ 16-18%, độ bão hòa nước lớn (trên 50%) và độ linh động của dầu (Mobility) từ
tài liệu đo áp suất dọc thành giếng khoan (RCI) nhỏ (<10mD/Cp). Chưa có mẫu lõi
được lấy cho đối tượng này trong khu vực mỏ.

Chất lượng tầng chứa của phần dưới phụ Hệ tầng Bạch Hổ dưới (ILBH5.2) từ
tốt đến rất tốt, đặc biệt là phần trên của tầng chứa ILBH5.2 trong tất cả các giếng
khoan. Các thân dầu trong phần trên của tầng chứa ILBH5.2 có chiều dày dao động
từ 1,5-8m, độ rỗng trung bình từ 20-23%, độ bão hòa nước trung bình từ 32-38%,

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 78 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

độ thấm điểm từ kết quả phân tích mẫu lõi khoảng 100 đến vài trăm mD, có nơi lên
tới vài Darcy. Kết quả thử vỉa hơn 8000 thùng dầu/ ngày đêm tại GD-1X đã khẳng
định khả năng cho dòng rất tốt của tập này. Các thân dầu trong phần dưới của tầng
chứa ILBH5.2 có chiều dày mỏng hơn từ 0,5-5m, độ rỗng trung bình từ 18-21%, độ
bão hòa nước trung bình từ 37-45%, độ thấm điểm từ kết quả phân tích mẫu lõi
khoảng vài chục tới vài trăm mD.

Các vỉa dầu bắt gặp trong tầng chứa Olioxen C có chất lượng từ trung bình
đến tốt, độ rỗng trung bình từ 17-19%, độ bão hòa nước trung bình từ 45-55%, độ
thấm điểm từ kết quả phân tích mẫu lõi trong giếng khoan GD-4X tại khu vực phía
Nam mỏ khoảng vài chục mD.

Tóm tắt kết quả minh giải ĐVLKG cho các giếng thuộc khu vực phía bắc mỏ
Gấu Đen được trình bày trong bảng 2.2 dưới đây.

Bảng 2.2: Tóm tắt kết quả các tham số vật lý thạch học từ đường cong ĐVLGK

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 79 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

2.2.2.2. Thông số vật lý thạch học từ các phân tích mẫu lõi.

Thông thường các phát hiện dầu khí trước khi đi vào giai đoạn phát triển đều
cần thiết phải được lấy mẫu lõi để tiến hành nghiên cứu làm sáng tỏ đặc tính cơ lý
của vỉa. Kết quả của các nghiên cứu này không chỉ giúp hiệu cho việc hiệu chỉnh
minh giải ĐVLGK mà còn cung cấp sô liệu đầu vào cho mô hình khai thác và định
hướng cho công tác phát triển mỏ sau này.

Trong khu vực phía Bắc mỏ Gấu Đen, 27m mẫu lõi đã được tiến hành lấy
trong tầng chứa ILBH5.2 tại giếng khoan GD-2X. Ngoài ra mẫu lõi cũng được lấy
trong hầu hết lát cắt chứa dầu của tầng chứa ILBH5.2 và Olioxen C tại các giếng
khoan khác trong khu vực mỏ Gấu Đen.

Kết quả minh giải tướng, môi trường trầm tích trên mẫu lõi cho thấy tầng chứa
ILBH5.2 được lắng đọng trong môi trường sông ngòi, đầm hồ với đặc trưng là các
dạng tướng liên quan tới lòng sông cổ. Kết quả minh giải này sẽ định hướng cho
việc xây dựng mô hình phân bố tướng đá trong bước tiếp theo.

Kết quả phân tích mẫu lõi thông thường trong phòng thí nghiệm cho thấy tính
chất thấm chứa của tầng chứa ILBH5.2 từ tốt đến rất tốt. Giá trị độ rỗng đo được
trong các thân cát chứa dao động từ 12-26%, độ thấm từ vài chục đến vài trăm mD,
có chỗ lên tới vài Darcy. Từ mối quan hệ rỗng – thấm này, kết hợp với tài liệu
ĐVLGK và các tài liệu bổ trợ khác cho phép phân chia đá chứa thành các loại
tướng dòng chảy (HU) theo đặc trưng rỗng thấm khác nhau sẽ được đề cập chi tiết ở
phần sau.

Phân tích mẫu lõi đặc biệt (SCAL) cũng được thực hiện để cung cấp đầu vào
cho mô hình mô phỏng khai thác sau này như: xác định áp suất mao dẫn (Pc), độ
thấm tương đối... Các đường cong áp suất mao dẫn theo theo độ bão hòa nước
(Hình 2.34) sau đó được xây dựng tương ứng với các ngưỡng cao độ chuyển tiếp
dầu nước tối đa theo 5 dải độ thấm như sau:

- Độ thấm > 1000mD


- Độ thấm <= 1000mD và > 200mD

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 80 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

- Độ thấm <= 200mD và > 50mD


- Độ thấm <= 50mD và >10 mD
- Độ thấm <= 10 mD

Capillary Pressure vs Water Saturation


15

12

9
Pc (psia)

0
0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0
Sw (fraction)
Swi-21.2 Swi-36.6 Swi-30.5 Swi-18.1 Sw-62.1 Sw-38.1 Sw-20
Sw-30 Sw-40 Sw-50 Sw-60 Sw-24.3 Sw-19.5 Sw-18.7
Sw-55.7 Sw-31.6 Sw-30.3 Sw-38.5 Sw-35 Sw-27.1 Sw-41.7
Sw-39.5 Sw-38.9 Sw-35.7 Sw-35.4 Sw-50.6 Sw-48.8 Sw-44

Hình 2.34: Đường cong áp suất mao dẫn theo độ bão hòa nước
2.2.2.3. Áp dụng kết quả thu được vào xây dựng mô hình thông số.

Các kết quả phân tích vậy lý thạch học, mẫu lõi và các nghiên cứu bổ trợ
khác... sẽ được tổng hợp để sử dụng làm dữ liệu đầu vào cho việc mô phỏng đặc
trưng vật lý thạch học của tầng chứa Mioxen dưới ILBH5.2. Các tham số cơ bản sẽ
được mô hình hóa là: phân bố tướng đá, độ rỗng, độ thấm và độ bão hòa nước. Vận
dụng các kết quả phân tích này vào mỗi mô hình thông số cụ thể như sau:

Mô hình Tướng đá:

Như đã được đề cập ở Mục 2.2, trong giai đoạn phát triển mỏ, các mô hình
thông số phải được xây dựng chi tiết hơn sao cho thể hiện gần nhất đặc trưng vật lý
thạch học của tầng chứa. Do vậy việc xây dựng mô hình tướng đá không chỉ đơn
thuần mô phỏng theo hai loại tướng đá chứa và đá không chứa đơn giản mà cần

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 81 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

thiết phải mô hình hóa theo một hướng mới để có thể phản ánh rõ nét hơn mức độ
liên thông của các thân dầu cũng như tính bất đồng nhất của đặc trưng tầng chứa.

Kết quả minh giải tướng môi trường từ tài liệu mẫu lõi cho thấy có hơn mười
loại tướng đá thuộc môi trường sông ngòi/ đầm hồ được nhận diện trong khu vực
nghiên cứu. Tuy nhiên để có thể dự đoán các loại tướng này trong những khoảng
không lấy mẫu lõi tại các giếng khoan và sau đó mô phỏng tầng chứa theo mô hình
tướng trầm tích (Depositional Facies) sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy việc vẫn
mô phỏng tầng chứa theo tướng thạch học (Litho Facies) gồm đá chứa và đá không
chứa nhưng phân chia đá chứa thành những loại HU khác nhau dựa trên đặc tính
rỗng thấm của chúng trên cơ sở kết quả phân tích mẫu lõi đã được sử dụng trong
bước mô hình hóa tướng đá.

Mô hình hóa phân bố đá chứa theo từng loại HU trong xây dựng mô hình địa
chất mới rất ít nhà điều hành áp dụng cho các mỏ dầu khí tại Việt Nam. Ưu điểm
của phương pháp này là phản ánh khá rõ nét mức độ bất đồng nhất của phân bố đá
chứa, các tham số vật lý thạch học, đặc biệt là tham số độ thấm. Mặc dù đã có
những ưu điểm đáng kể, tuy nhiên cũng như các phương pháp khác, việc dự báo
phân bố tướng đá ngoài vị trí giếng khoan vẫn có những hạn chế nhất định và cần
được kiểm chứng bởi các giếng khoan mới.

Theo quy ước áp dụng cho đa số các mỏ dầu trên thế giới, giá trị tới hạn cho
độ thấm đối với đá chứa trầm tích lục nguyên là 1mD, đá có độ thấm nhỏ hơn 1mD
sẽ được cho là không thấm chứa. Từ kết quả phân tích mẫu lõi lấy tại các giếng
khoan trong khu vực nghiên cứu, các giá trị độ rỗng hiệu dụng (Φe), độ thấm (K)
sau khi sàng lọc loại bỏ những giá trị độ thấm nhỏ hơn 1 mD sẽ được tính toán các
giá trị RQI (Reservoir Quality Index) và FZI (Flow Zone Indicator) tương ứng trên
cơ sở các phương trình sau:

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 82 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Trong đó:

Các giá trị FZI vừa được tính toán này sẽ được biểu diễn trên biểu đồ theo xác
suất thống kê như thể hiện trên hình 2.35 để xác định số lượng HU từ tài liệu phân
tích mẫu lõi. Trên hình 2.35 có thể nhóm đá chứa thành 4 loại HU tương ứng với 4
đường thẳng với góc dốc khác nhau đại diện cho mỗi loại HU. Các loại HU vừa xác
định sau đó được thể hiện trong biểu đồ Amaefule Plot theo quan hệ giữa chỉ số
chất lượng đá chứa (RQI) và độ rỗng quy chuẩn (Porosity Normalize – Φz) cho toàn
bộ mẫu lõi như minh họa trên hình 2.36.

Hình 2.35: Xác định số lượng HU từ tài liệu mẫu lõi

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 83 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.36: Các loại HU từ tài liệu mẫu lõi


Việc phân chia tướng đá thành các loại HU cũng được tham chiếu với kết quả
minh giải tướng môi trường trầm tích từ tài liệu mẫu lõi ở các giếng khoan. Trên
hình 2.37 ở dưới chúng ta có thể thấy kết quả phân chia tướng đá thành các loại HU
khá phù hợp với kết quả phân tích tướng trầm tích. Những HU loại 3 và 4 thì tương
ứng với các tướng Channel fill, Gravity Flow và Mouth Bar – đá chứa thuộc những
loại tướng trầm tích này có chất lượng thấm chứa từ tốt đến rất tốt. Những đá chứa
thuộc loại tướng trầm tích có khả năng thấm chứa trung bình như Crevasse Splay,
Hyperpycnal Flow chủ yếu nằm ở những HU loại 2. Những đá chứa thuộc tướng
trầm tích có khả năng thấm chứa kém như Sheet Flood, Over Bank thì liên quan tới
HU loại 1 hoặc đá không chứa.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 84 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.37: So sánh các loại HU với tướng trầm tích từ minh giải mẫu lõi.
Trên cơ sở kết quả phân chia đá chứa thành 4 HU theo tài liệu mẫu lõi vừa đề
cập ở trên, kết hợp với các đường cong ĐVLGK như GR, điện trở sâu, mật độ,
nơtron, siêu âm, sử dụng phương pháp mạng Nơron nhân tạo (ANN) trong phần
mềm IP để dự đoán các giá trị FZI và sau đó nhóm lại theo từng loại HU cho những
khoảng không có mẫu lõi trong toàn bộ lát cắt các giếng khoan theo các bước sau:

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 85 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Mô hình Độ rỗng:

Các giá trị độ rỗng từ kết quả minh giải ĐVLGK ở tất cả các giếng sau khi
trung bình hóa sẽ được sử dụng trực tiếp để mô phỏng phân bố độ rỗng thông qua
phương pháp mô phỏng ngẫu nhiên theo thuật toán SGS.

Mô hình Độ thấm:

Trên cơ sở các loại HU đã xác định, mối quan hệ rỗng thấm theo từng loại HU
được xây dựng và thể hiện như hình 2.38. Từ hình 2.38 có thể thấy rằng nếu gom đá
chứa thành một loại duy nhất thì theo quan hệ rỗng thấm này, mức độ biến thiên độ
thấm tại một giá trị độ rỗng sẽ là rất lớn.

Hình 2.38: Quan hệ rỗng thấm cho từng loại HU từ tài liệu mẫu lõi
Sau khi mô hình độ rỗng được mô phỏng, mô hình độ thấm sẽ được mô hình
hóa trực tiếp từ mô hình độ rỗng sử dụng mối quan hệ rỗng thấm xây dựng cho từng
loại HU (Hình 2.38) trên cơ sở phương trình thực nghiệm của Carman-Kozeny:

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 86 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Độ bão hòa nước:

Khác với các tham số độ rỗng hay độ thấm, mô hình độ bão hòa nước thay đổi
phụ thuộc rất nhiều vào chiều cao của các thân dầu. Việc xây dựng mô hình độ bão
hòa nước trên cơ sở đường cong độ bão hòa Sw từ kết quả minh giải ĐVLGK theo
phương pháp mô phỏng ngẫu nhiên sẽ khó thể hiện được quy luật trên. Do vậy, kết
quả độ bão hòa nước Sw từ minh giải ĐVLGK chỉ áp dụng cho tính toán trữ lượng
bằng phương pháp thể tích và để tham chiếu với kết quả mô hình độ bão hòa nước
tại các vị trí giếng khoan.

Từ các đường cong áp suất mao dẫn thu được từ nghiên cứu mẫu lõi đặc biệt
SCAL, các hàm độ bão hòa theo chiều cao thân dầu (Sw-Height) như thể hiện ở
hình 2.39 được xây dựng cho 5 dải độ thấm khác nhau, tương ứng với các đường
cong áp suất mao dẫn như đã đề cập ở phần trên. Trên cơ sở các hàm độ hão hòa
này, kết hợp với mô hình độ thấm đã được mô phỏng thì mô hình độ bão hòa nước
được mô phỏng.

H vs Sw
100
30

25
80

20

60
H (m)
H (ft)

15

40

10

20
5

0 0
0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0

Sw (fraction)

Sw-0.2 Sw-0.3 Sw-0.4 Sw-0.5 Sw-0.6

Hình 2.39: Các đường cong Sw theo chiều cao thân dầu

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 87 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Ranh giới dầu nước (Free water level):

Như đã được đề cập ở phần trên, tầng chứa sản phẩm ILBH5.2 là một hệ
thống vỉa chứa đa tầng, độc lập theo từng khối. Từ tài liệu áp suất dọc thành giếng
khoan, thử vỉa, mẫu phát quang và các tài liệu bổ trợ khác, mức độ liên thông giữa
các vỉa cũng như giá trị ranh giới dầu nước cho từng vỉa sẽ được xác định để đưa
vào mô phỏng mô hình độ bão hòa nước và phục vụ công việc tính trữ lượng trên
mô hình. Kết quả xác định ranh giới dầu nước cho từng vỉa trong mỗi khối được
trình bày trong bảng 2.3, minh họa các tầng và ranh giới dầu/nước của các tập vỉa
chứa dầu như hình 2.40 dưới đây.

Bảng 2.3: Ranh giới dầu nước khối H1 và H2 mỏ Gấu Đen.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 88 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.40: Mặt cắt thể hiện ranh giới dầu nước của các tập vỉa
2.2.2.4. Trung bình hóa các thông số.

Kết quả minh giải ĐVLGK khi đưa vào sẽ có dạng là những đường cong liên
tục (đường cong độ rỗng, độ bão hòa nước...) với các giá trị thay đổi từ 0 đến 1 hoặc
là đường cong rời rạc (HU) với các giá trị 0, 1, 2, 3, 4 theo cùng bước nhảy là
0,1524m. Để xây dựng thuộc tính cho mỗi ô lưới có giếng khoan đi qua, các đường
cong này cần thiết phải được trung bình hóa thành các đường khối theo đúng kích
thước ô lưới nhằm có được các giá trị trung bình, đại diện cho mỗi ô lưới đó. Do
vậy khi kích thước của ô lưới càng nhỏ thì giá trị các đường khối sau khi trung bình
hóa càng gần đúng với các đường cong tướng đá, thuộc tính vật lý đá ban đầu. Trên
cơ sở các đường cong trung bình hóa này, các mô hình tướng đá và thuộc tính vật lý
đá sẽ được mô phỏng.

So sánh các đường cong tướng đá và độ rỗng trước và sau trung bình hoá được
thể hiện trong hình 2.41 và 2.42. Từ các hình này có thể thấy rằng giá trị các đường
cong trước và sau khi trung bình hóa khá phù hợp, đặc biệt là đường cong tướng đá.
Điều này cho thấy chiều dày của các lớp trong mô hình đã được chia hợp lý.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 89 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.41: Biểu đồ so sánh tướng đá và độ rỗng trước và sau khi trung bình hóa

Hình 2.42: So sánh đường cong tướng đá, độ rỗng trước và sau trung bình hóa

2.2.3. Xây dựng mô hình tướng đá.


Như đã được đề cập ở Mục 2.2.2.3, mô hình tướng đá sẽ được mô phỏng theo
tướng thạch học gồm 2 loại tướng: đá chứa và đá không chứa. Trong đó, đá chứa

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 90 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

được phân chia một cách chi tiết hơn thành các loại tướng dòng chảy - HU theo đặc
tính thấm rỗng khác nhau. Trên cơ sở các đường cong tướng đá (HU) sau khi được
trung bình hóa, mô hình phân bố tướng đá của tầng chứa Mioxen dưới ILBH5.2 sẽ
được mô phỏng cho từng loại HU này bằng cách sử dụng phương pháp mô phỏng
ngẫu nhiên theo thuật toán SIS để nghiên cứu mức độ liên thông giữa các thân dầu
cũng như tính bất đồng nhất của thuộc tính vật lý đá.

Thông thường trong bước xây dựng mô hình tướng đá, kết quả minh giải tài
liệu địa chấn đặc biệt sẽ sử dụng để định hướng cho phân bố tướng đá theo diện nếu
các tài liệu này thể hiện được hình thái của môi trường trầm tích đồng thời phù hợp
với kết quả giếng khoan. Tuy nhiên trong khu vực mỏ Gấu Đen, rất nhiều các
nghiên cứu thuộc tính địa chấn đặc biệt đã được triển khai nhưng các kết quả cho
thấy hoặc không thể hiện được hình thái môi trường trầm tích hoặc không phù hợp
với kết quả giếng khoan. Do vậy trong quá trình xây dựng mô hình tướng đá cho
tầng chứa Mioxen dưới ILBH5.2 khu vực phía Bắc mỏ Gấu Đen, các kết quả nghiên
cứu thuộc tính địa chấn đặc biệt đã không được sử dụng khi mô phỏng tướng đá.

Nhằm khắc phục vấn đề này, các bản đồ xu hướng phân bố của từng loại HU
cho mỗi vỉa đã được xây dựng trên cở sở kết quả minh giải ĐVLGK để định hướng
cho sự phân bố của chúng trong quá trình mô phỏng tướng đá. Các bản đồ định
hướng này thể hiện xắc suất phân bố của mỗi loại HU trong từng vỉa trên toàn khu
vực mỏ. Chúng được xây dựng chung cho cả mỏ Gấu Đen dựa trên tỷ phần của từng
loại HU trong mỗi vỉa tại tất cả các giếng khoan trong mỏ. Các bản đồ này sẽ phần
nào kiểm soát được sự phân bố của các loại HU theo diện. Xác suất phân bố của
từng loại HU theo phương thẳng đứng trong mỗi vỉa cũng được khảo sát dựa trên tỷ
phần phân bố của từng loại HU theo mỗi lớp (Layer) tại các giếng (Hình 2.43).
Hình 2.44 thể hiện bản đồ xu hướng phân bố của một loại HU trong khu vực mỏ
Gấu Đen. Từ hình 2.44 cho thấy xác suất phân bố HU loại 3 của vỉa ILBH5.2U_030
tại khu vực phía Đông sẽ lớn hơn khu vực phía Tây.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 91 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.43: Tỷ phần phân bố mỗi loại HU theo từng lớp tại vỉa ILBH5.2U_060

Hình 2.44: Bản đồ xu hướng phân bố HU loại 3 theo diện vỉa ILBH5.2U_030

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 92 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Để kiểm soát khả năng liên thông cũng như tính chất bất đồng nhất của đá
chứa theo diện cũng như theo chiều thẳng đứng, mức độ tương đồng của các cặp số
liệu cũng được đưa vào khảo sát (Variogram) theo hướng chính, hướng phụ và
phương thẳng đứng.

Tài liệu thực tế từ các giếng khoan tại mỏ Gấu Đen cho thấy các giá trị
variogram theo phương ngang không thể mô hình hóa được do những hạn chế về số
lượng giếng khoan cũng như dạng tuyến tính của phân bố vị trí các giếng khoan. Do
đó các giá trị Variogram theo phương ngang sử dụng trong mô hình được thống kê
từ các mỏ lân cận trong khu vực với giá trị Variogram theo hướng chính từ 1400-
1800m và theo hướng phụ từ 800-1200m tùy thuộc vào chiều dày các thân cát chứa
tại mỗi vỉa. Nghiên cứu môi trường trầm tích trong khu vực Lô 16.1 cũng như kết
quả minh giải hướng dòng chảy cổ từ tài liệu FMI của các giếng khoan trong mỏ
Gấu Đen cho thấy hướng vận chuyển trầm tích từ phía Bắc Tây Bắc tới Nam Đông
Nam, vì vậy hướng chính của Variogram theo phương ngang là BTB-NĐN theo
hướng vận chuyển vật liệu. Kết quả liên kết giếng khoan như thể hiện trên hình 2.31
và 2.42 ở trên cho thấy khá nhiều các thân cát riêng lẻ có thể liên kết được giữa các
giếng khoan đã củng cố cho việc lựa chọn các giá trị Variogram này.

Các giá trị Variogram theo phương thẳng đứng được khảo sát trên cơ sở tài
liệu giếng khoan thực tế. Các Variogram theo phương thẳng đứng có thể mô hình
cho hầu hết các vỉa chứa trong mô hình, bất chấp tính dị hướng và tính chu kỳ của
dữ liệu. Mỗi vỉa sẽ được khảo sát Variogram theo phương thẳng đứng chung cho tất
cả các loại HU từ tài liệu các giếng khoan của vỉa đó như minh họa trên hình 2.45.
Giá trị Variogram theo phương thẳng đứng cho các vỉa theo khảo sát tại các giếng
khoan dao động từ 1 đến 2 m.

Kết quả mô phỏng mô hình phân bố tướng đá theo từng loại HU cho tầng chứa
ILBH5.2 khu vực phía Bắc mỏ Gấu Đen được thể hiện ở các hình từ 2.46 đến 2.49
dưới đây.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 93 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.45: Khảo sát Variogram theo phương thẳng đứng vỉa ILBH5.2U_055

Hình 2.46: Biểu đồ phân bố so sánh các loại HU trước và sau khi mô phỏng

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 94 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.47: Mặt cắt hướng Bắc- Nam thể hiện phân bố tướng đá

Hình 2.48: Phân bố tướng đá theo diện ở vỉa ILBH5.2U_075

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 95 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.49: Mô hình 3D thể hiện phân bố tướng đá

2.2.4. Xây dựng mô hình các thông số địa vật lý.


2.2.4.1. Mô hình hóa Độ rỗng.

Mô hình phân bố độ rỗng được xây dựng trên cơ sở các đường cong độ rỗng
sau khi được trung bình hóa bằng cách sử dụng phương pháp mô phỏng ngẫu nhiên
theo thuật toán SGS và được tham chiếu với mô hình phân bố tướng đá. Đối với đá
không chứa (HU0), độ rỗng sẽ được gán giá trị bằng 0.

Trước khi tiến hành mô phỏng, các dữ liệu độ rỗng đều được chuyển đổi về dạng
hàm phân bố chuẩn (Normal Score) đối với từng loại HU trong mỗi vỉa chứa. Hình
2.50 là một ví dụ cho việc chuyển đổi dữ liệu ở vỉa ILBH5.2U_085 đối với HU loại
3 trước khi mô phỏng độ rỗng.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 96 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.50: Chuyển đổi dữ liệu độ rỗng về dạng hàm phân bố chuẩn (Normal Score)
cho HU loại 3, vỉa ILBH5.2U_085
Tương tự như xây dựng mô hình phân bố tướng đá, do hạn chế về số lượng
giếng khoan nên các giá trị Variogram theo phương ngang sử dụng trong mô hình
hóa độ rỗng cũng được thống kê từ các mỏ lân cận. Giá trị Variogram theo hướng
chính cho các vỉa thay đổi từ 1200-1600m và theo hướng phụ từ 600-1000m tùy
thuộc vào chiều dày các thân cát chứa tại mỗi vỉa. Các giá trị Variogram theo
phương thẳng đứng được khảo sát cho từng loại HU tại mỗi tập vỉa trên cơ sở thực
tế tài liệu giếng khoan (Hình 2.51). Giá trị Variogram theo phương thẳng đứng cho
các vỉa theo khảo sát tại các giếng khoan dao động từ 0,8 đến gần 2 m.

Hình 2.51: Khảo sát Variogram theo phương thẳng đứng cho HU loại 3, vỉa
ILBH5.2L_070

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 97 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Kết quả mô phỏng mô hình phân bố độ rỗng cho tầng chứa ILBH5.2 khu vực
phía Bắc mỏ Gấu Đen được thể hiện ở các hình từ 2.52 đến 2.55 dưới đây.

Hình 2.52: Biểu đồ so sánh thuộc tính độ rỗng trước và sau khi mô phỏng

Hình 2.53: Mặt cắt hướng Bắc- Nam thể hiện phân bố độ rỗng

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 98 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.54: Phân bố độ rỗng theo diện ở vỉa ILBH5.2U_075

Hình 2.55: Mô hình 3D thể hiện phân bố độ rỗng

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 99 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

2.2.4.2. Mô hình hóa Độ thấm.

Sau khi mô hình độ rỗng được mô phỏng, mô hình độ thấm sẽ được mô hình
hóa trực tiếp từ mô hình độ rỗng sử dụng mối quan hệ rỗng thấm xây dựng cho từng
loại HU trên cơ sở phương trình thực nghiệm của Carman-Kozeny như đã được đề
cập ở phần trên:

Như vậy:

Đối với HU loại 1: Độ thấm= 1014 * 0,694263 * Pore3 / (1-Pore)2

Đối với HU loại 2: Độ thấm = 1014* 1,486283 * Pore3 / (1-Pore)2

Đối với HU loại 3: Độ thấm = 1014* 3,810493 * Pore3 / (1-Pore)2

Đối với HU loại 4: Độ thấm = 1014* 8,388943 * Pore3 / (1-Pore)2

Kết quả mô phỏng mô hình phân bố độ thấm cho tầng chứa ILBH5.2 khu vực
phía Bắc mỏ Gấu Đen được thể hiện ở các hình từ 2.56 đến 2.58 dưới đây.

Hình 2.56: Mặt cắt hướng Bắc- Nam thể hiện phân bố độ thấm

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 100 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.57: Phân bố độ thấm theo diện ở vỉa ILBH5.2U_075

Hình 2.58: Mô hình 3D thể hiện phân bố độ thấm

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 101 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

2.2.4.3. Mô hình hóa độ bão hòa nước.

Mô hình độ bão hòa nước (Sw) được mô phỏng bằng cách sử dụng trực tiếp
các hàm độ bão hòa nước theo chiều cao thân dầu (Sw-Height) và mô hình phân bố
độ thấm vừa được xây dựng. Các hàm độ bão hòa theo chiều cao (h) của thân dầu
phía trên ranh giới nước tự do (Height above FWL) này được xây dựng cho 5 dải độ
thấm khác nhau tương ứng với 5 đường cong áp suất mao dẫn theo các phương trình
sau:

Độ thấm >=1000 mD

Sw=0,317/h0,1667 và các giá trị Sw đưa về nhỏ nhất =20% nếu h>= 4,8 m

Độ thấm từ 200 đến <1000 mD

Sw=0,516/h0,171 và các giá trị Sw được đưa về nhỏ nhất =30% nếu h>= 7,3 m

Độ thấm từ 50 đến <200 mD

Sw=0,655/h0,143 và các giá trị Sw được đưa về nhỏ nhất =40% nếu h>= 9,6 m

Độ thấm từ 10 đến <50 mD

Sw=0,74/h0,106 và các giá trị Sw được đưa về nhỏ nhất =50% nếu h >= 12 m

Độ thấm <10 mD

Sw=0,89/h0,102 và các giá trị Sw được đưa về nhỏ nhất =60% nếu h >= 14,5 m

Trên cơ sở các hàm độ hão hòa này, kết hợp với mô hình độ thấm đã được mô
phỏng thì mô hình độ bão hòa nước được mô phỏng. Kết quả mô phỏng mô hình
phân bố độ bão hòa nước cho tầng chứa ILBH5.2 khu vực phía Bắc mỏ Gấu Đen
được thể hiện ở các hình từ 2.59 đến 2.61 dưới đây.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 102 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.59: Mặt cắt hướng Bắc - Nam thể hiện phân bố độ bão hòa

Hình 2.60: Phân bố độ bão hòa nước theo diện ở vỉa ILBH5.2U_075

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 103 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.61: Mô hình 3D thể hiện phân bố độ bão hòa nước


2.2.4.4 Hệ số thể tích.

Hệ số thể tích dầu được xác định trên cơ sở kết quả phân tích mẫu chất lưu
(PVT) thu được từ thử vỉa tại các giếng khoan trong khu vực mỏ theo các tập vỉa
chính trong từng khối như bảng 2.4 dưới đây:

Bảng 2.4: Hệ số thể tích dầu

Hệ số thể tích dầu (rb/stb)


Tầng chứa
Khối H1 Khối H2
ILBH5.2 trên 1,553 1,461
ILBH5.2 dưới 1,493 1,493

2.3. Tính toán trữ lượng tại chỗ trên mô hình địa chất 3 chiều.
Trữ lượng dầu tại chỗ của mỏ được tính theo công thức sau:

OIIP= BRV * NTG * Pore * (1-Sw)/Bo * C

Trong đó:

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 104 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

- OIIP: Trữ lượng dầu tại chỗ (triệu thùng)


- BRV: Thể tích đá chứa (triệu m3)
- Pore: Độ rỗng hiệu dụng của đá
- NTG: Tỷ số giữa chiều dày hiệu dụng trên chiều dày vỉa.
- Sw: Độ bão hòa nước
- Bo: Hệ số thể tích dầu (rb/stb)
- C: Hệ số chuyển đổi từ m3 sang thùng

Trước khi tiến hành tính trữ lượng dầu tại chỗ, mô hình NTG sẽ được xây
dựng trên cơ sở mô hình phân bố tướng đá, sau đó sẽ được loại bỏ đi những ô lưới
có giá trị không thỏa mãn các giá trị tới hạn (cut off) về độ rỗng (nhỏ hơn 10%) và
độ bão hòa (lớn hơn 70%) tương tự như khi tính toán trữ lượng bằng phương pháp
thể tích. Ngoài ra các ô lưới có giá trị độ thấm nhỏ hơn 1mD cũng được loại bỏ mặc
dù sô lượng ô lưới này trong mô hình là không đáng kể.

Trên cơ sở mô hình tướng và các mô hình tham số độ rỗng, độ bão hòa vừa
được xây dựng, trữ lượng dầu tại chỗ sẽ được tính toán bằng cách sử dụng chức
năng Volumetric Calculation có trong phần mềm Petrel. 100 kịch bản (realization)
đã được chạy và lựa chọn trường hợp cơ sở tương ứng với kết quả theo xác suất P50
để phục vụ cho thô hóa thành mô hình mô phỏng khai thác.

Kết quả tính trữ lượng dầu tại chỗ mức xác suất P50 cho tầng chứa ILBH5.2
khu vực phía Bắc mỏ Gấu Đen được thể hiện trong bảng 2.5. Phân bố của trữ lượng
dầu trong không gian 3 chiều được thể hiện trong hình 2.62 bên dưới.

Bảng 2.5: Trữ lượng dầu tại chỗ tính từ mô hình địa chất

Trữ lượng dầu tại chỗ (Triệu thùng)

Tầng chứa Khối H1 Khối H2 Khối H1+H2

ILBH5.2 trên 51,4 16,1 67,5

ILBH5.2 dưới 20,3 17,2 37,5

Tổng cộng 71,7 33,3 105,0

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 105 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

So với kết quả tính toán bằng phương pháp thể tích cho 2 khối H1 và H2 là
102 triệu thùng, trữ lượng dầu tại chỗ tính từ mô hình lớn hơn khoảng 3%.

Hình 2.62: Mô hình 3D phân bố trữ lượng dầu tại chỗ của tầng chứa ILBH5.2

2.4. Thô hóa mô hình địa chất 3 chiều.


Do kích thước và số lượng ô lưới trong mô hình địa chất quá lớn, vượt quá
giới hạn tính toán của máy tính hoặc tốn nhiều thời gian khi chạy mô phỏng khai
thác nên trước khi chuyển thành mô hình khai thác, mô hình địa cần thiết phải được
thô hóa để giảm thiểu số lượng ô lưới trong mô hình. Tuy nhiên mô hình sau khi
được thô hóa vẫn phải đảm bảo giữ được tối đa đặc trưng các thuộc tính vật lý thạch
học của đá chứa như trong mô hình địa chất ban đầu. Việc thô hóa mô hình địa chất
tầng chứa Mioxen dưới khu vực phía Bắc mỏ Gấu Đen được tiến hành theo 2 bước:

Thô hóa mô hình cấu trúc:

Mục đích của việc thô hóa mô hình cấu trúc là để giảm thiểu số lượng ô lưới
trong mô hình. Thông thường mức độ biến đổi của các thuộc tính vật lý đá theo diện
thường ít hơn so với thay đổi theo phương thẳng đứng. Hơn nữa, liên kết thân cát

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 106 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

trong cùng một vỉa giữa các giếng khoan từ tài liệu ĐVLGK cho kết quả khá tin
tưởng. Do vậy đối với mô hình tầng chứa ILBH5.2 khu vực phía Bắc mỏ gấu đen,
thô hóa mô hình theo phương ngang được chọn là chủ đạo. Kích thước ô lưới được
thiết kế từ 50x50m trong mô hình mịn thành 100x100m trong mô hình thô. Chiều
dày của mỗi lớp (Layer) sẽ được giữ nguyên trong các vỉa chứa sản phẩm, ngoại trừ
các vỉa chứa nước 100% sẽ được làm thô hóa do không ảnh hưởng tới kết quả mô
hình. Các thông số chính của mô hình mạng lưới trước và sau khi thô hóa được
trình bày trong bảng 2.6 dưới đây:

Bảng 2.6: Các thông số cơ bản của mô hình mạng lưới trước và sau khi thô hóa
Thông số cơ bản Mô hình mịn Mô hình thô
Số lượng khối 02 (H1, H2) 02 (H1, H2)
Số lượng đứt gãy 05 05
Số lượng lớp 290 266
Kích thước ô lưới 50 x 50m x ~ 0,7m 100 x 100m x ~ 0,8m
(nI x nJ x nK) 114 x 61 x 290 75 x 30 x 266
Tổng số ô lưới 3D 2.016.660 454.860
Tổng số ô lưới 3D có giá trị 1.741.016 382.001

Thô hóa các mô hình tham số vật lý đá chứa:

Mục đích của việc thô hóa các mô hình tham số vật lý đá chứa là trung bình
hóa các tham số này từ các ô lưới của mô hình mịn sang ô lưới tương ứng của mô
hình đã được thô hóa. Các mô hình tham số sau khi được thô hóa sẽ phải đảm bảo
giữ được tối đa đặc trưng các thuộc tính vật lý thạch học của đá chứa như trong mô
hình mịn. Sử dụng chức năng Scale Up Properties trong phần mềm Petrel, các mô
hình tham số NTG, độ rỗng và độ thấm sẽ được tiến hành thô hóa cụ thể như sau:

- Mô hình tham số NTG được trung bình hóa theo phương pháp Arithmetic,
trọng số theo thể tích đá.
- Mô hình tham số độ rỗng được trung bình hóa theo phương pháp
Arithmetic, trọng số theo thể tích đá và NTG.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 107 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

- Mô hình tham số độ thấm được trung bình hóa theo phương pháp
Geometric, trọng số theo thể tích đá và NTG.

Mô hình địa chất 3 chiều sau khi tiến hành thô hóa theo các bước trình bày ở
trên được so sánh với mô hình mịn qua các thông số tổng thể tích (Bulk Rock
Volume), thể tích thực của đá (Net Volume), thể tích đá chứa (Pore Volume) và trữ
lượng dầu tại chỗ như trình bày trong bảng 2.7 dưới đây. Thông thường sai khác
từng thông số giữa mô hình thô và mô hình mịn nhỏ hơn 5% là chấp nhận được.

Bảng 2.7: So sánh các thông số giữa 2 mô hình trước và sau khi thô hóa
Tổng thể tích Thể tích thực Thể tích lỗ Trữ lượng
(m3) của đá (m3) rỗng (m3) dầu tại chỗ
(Tr. thùng)
Mô hình mịn 380.963.952 250.223.714 47.879.023 105,0
Mô hình thô 382.978.886 247.380.559 46.892.851 102,4
Sai khác (%) 0,5 -1,1 -2,1 -2,5

Kết quả các mô hình tham số sau khi thô hóa được thể hiện như các hình từ
2.63 đến 2.65 dưới đây.

Hình 2.63: Biểu đồ so sánh thuộc tính độ rỗng trước và sau khi thô hóa

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 108 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.64: Biểu đồ so sánh thuộc tính độ thấm trước và sau khi thô hóa

Hình 2.65: So sánh các thuộc tính độ rỗng, độ thấm trước và sau khi thô hóa

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 109 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Mỏ Gấu Đen bao gồm một loạt các tích tụ chứa dầu nhỏ nằm trong Lô 16-1,
bồn trũng Cửu Long. Tầng chứa sản phẩm chính của mỏ là cát kết lục nguyên thuộc
Hệ tầng Bạch Hổ dưới tuổi Mioxen sớm với đặc trưng là một hệ thống vỉa chứa đa
tầng, khác nhau về mặt thủy lực theo chiều thẳng đứng và độc lập trong từng khối.

Do tính chất phức tạp của đặc trưng tầng chứa cát kết lục nguyên nên việc mô
hình hóa phân bố đá chứa chỉ đơn thuần theo hai loại tướng đá chứa và đá không
chứa đơn giản sẽ không thể phản ánh rõ được mức độ liên thông của các thân dầu
cũng như tính bất đồng nhất của đặc trưng tầng chứa. Chính vì vậy việc tìm kiếm
giải pháp mới để giải quyết vấn đề này là yêu cầu hết sức cấp bách và thực tế nhằm
quản lý và khai thác mỏ hiệu quả, đặc biệt đối với mỏ Gấu Đen đang đi vào giai
đoạn đầu khai thác. Việc áp dụng thành công phương pháp mô hình hóa phân bố
tướng đá theo tướng dòng chảy (HU) tại mỏ Gấu Đen đã mở ra một hướng đi mới
cho công tác xây dựng mô hình địa chất cho đối tượng cát kết lục nguyên này.

Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp để xây dựng mô hình địa chất 3 chiều cho các
thân dầu trong tầng chứa mioxen dưới ILBH5.2 khu vực phía Bắc mỏ Gấu Đen có
thể đi đến một số kết luận sau:

1. Mô hình cấu trúc bao gồm 5 đứt gãy, 42 vỉa và 290 lớp đã được xây dựng một
cách cẩn thận, chính xác có độ tin cậy cao. Kích thước ô lưới trong mô hình
được thiết kế 50 x 50 x ~0,7m là hợp lý đối với kích cỡ của mỏ và đủ chi tiết để
phản ánh được tính bất đồng nhất của các tham số vật lý thạch học.
2. Mô hình đá chứa được mô phỏng theo 4 loại HU khác nhau trên cơ sở đặc tính
rỗng thấm của chúng đã phản ánh khá rõ nét mức độ liên thông giữa các thân
dầu, tính bất đồng nhất của phân bố đá chứa cũng như các tham số vật lý thạch
học, mà đặc biệt quan trọng đối với tham số độ thấm khi liên quan chính tới khả
năng cho dòng.
3. Các mô hình tham số vật lý thạch học (độ rỗng, độ thấm và độ bão hòa nước)
được mô hình hóa theo từng loại HU đã thể hiện đúng bản chất phức tạp của

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 110 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

đặc trưng tầng chứa. Mức độ biến thiên độ thấm được thu hẹp đáng kể khi phân
chia đá chứa thành 4 loại HU, điều này giúp giảm thiểu sai số trong bước mô
hình hóa tham số này.
4. Trữ lượng dầu tại chỗ theo ranh giới cấp 2P tính từ mô hình là 105 triệu thùng
bao gồm 71,7 triệu thùng từ khối H1 và 33,3 triệu thùng từ khối H2.
5. Quá trình lặp lại lịch sử thử vỉa (History Matching) trong mô hình sau khi được
thô hóa cho kết quả khá phù hợp tại đa số các giếng khoan đã phần nào kiểm
chứng được hướng đi mới này và cho phép sử dụng mô hình để phục vụ mô
phỏng khai thác.

Trên cơ sở nghiên cứu để xây dựng mô hình địa chất 3 chiều cho các thân dầu
trong tầng chứa ILBH5.2 khu vực phía Bắc mỏ Gấu Đen, tác giả đưa ra một số kiến
nghị như sau:

1. Mặc dù phương pháp mô hình hóa tướng đá theo hướng đi mới bước dầu đã đạt
những kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên việc dự báo phân bố tướng đá ngoài vị
trí giếng khoan vẫn tồn tại những hạn chế nhất định và cần được kiểm chứng
bởi các giếng khoan mới.
2. Tiếp tục nghiên cứu, cập nhật thêm dữ liệu đặc biệt là nghiên cứu thuộc tính địa
chấn để có thể định hướng cho phân bố đá chứa cũng như các mô hình tham số
vật lý thạch học.
3. Liên tục cập nhật số liệu, động thái khai thác từ các giếng hiện tại để kiểm
chứng mức độ suy giảm áp suất, khả năng liên thông giữa các thân dầu... nhằm
có những hiệu chỉnh kịp thời từ mô hình địa chất.

Mô hình hóa phân bố đá chứa theo từng loại HU khác nhau trên cơ sở đặc
trưng rỗng thấm của chúng là phương pháp khá mới trong công tác xây dựng mô
hình địa chất 3 chiều nên không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả rất
mong muốn nhận được những ý kiến góp ý từ các nhà khoa học, thầy cô và các bạn
đồng nghiệp để có thể hoàn thiện và áp dụng rộng rãi phương pháp trong nghành
công nghiệp dầu khí tại Việt nam.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 111 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Long JOC. Các báo cáo kết thúc giếng khoan mỏ Tê Giác Trắng.

2. Hoàng Long JOC, 2008, 2010. Báo cáo trữ lượng mỏ Tê Giác Trắng.

3. Hoàng Long JOC, 2008. Báo cáo phát triển đại cương mỏ Tê Giác Trắng.

4. Hoàng Long JOC, 2010. Báo cáo phát triển mỏ Tê Giác Trắng.

5. PSG-TS. Hoàng Đình Tiến, 2006. Giáo trình địa chất dầu khi và phương pháp
tìm kiếm, thăm dò, theo dõi mỏ, Nxb ĐHQG Tp. HCM.

6. PSG-TS. Nguyễn Việt Kỳ, 2006. Bài giảng địa chất dầu khí, Nxb ĐHQG Tp.
HCM.

7. TS. Mai Cao Lân, 2006. Bài giảng Địa thống kê, Nxb ĐHQG Tp. HCM.

8. Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt nam, 2007. Địa chất và tài nguyên dầu khí
Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

9. Amaefule, Jude O., Altunbay, Mehmet, Tiab, Djebbar, Kersey, David G.,
Keelan, Dare K. Enhanced Reservoir Description: Using Core and Log Data
to Identify Hydraulic (Flow) Units and Predict Permeability in Uncored
Intervals/Wells. Paper SPE 26436-MS, SPE Annual Technical Conference and
Exhibition, October 1993.

10. O.D. Orodu, Z. Tang and Q. Fei, 2009. Hydraulic (Flow) Units Determination
and Permeability Prediction: A Case Study of Block Shen-95, Liaohe Oilfield,
North-East China. Journal of Applied Sciences, 9: 1801-1816.

11. Maghsood Abbaszadeh, Hikari Fujii, Fujio Fujimoto. Permeability Prediction


by Hydraulic Flow Units – Theory and Applications, SPE Formation
Evaluation, Vol. 11, No. 4, Pages 263-271, December 1996.

12. E.M.El-M.Shokir, A.A. Alsughayer, A. Al-Ateeq. Permeability Estimation


from Well Log Responses. Journal of Canadien Petroleum Technology, Vol.
45, No. 11, November 2006.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 112 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương


Luận văn thạc sĩ

13. Schlumberger, 2007. Petrel structural Modelling.

14. Schlumberger, 2007. Petrel property Modelling.

15. Schlumberger, 2010. Advance property Modelling

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG

Họ và tên: Nguyễn Mạnh Tuấn.


Ngày, tháng, năm sinh: 24/03/1974
Nơi sinh: Hà Nội
Địa chỉ liên lạc: Công ty TNHH MTV Điều hành Thăm dò Khai thác Dầu
khí Trong nước (PVEP-POC), Lầu 15, Tòa nhà PetroLand, 12 Tân Trào,
Q7, Tp. HCM.

QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO


Đại học Mỏ Địa Chất Hà Nội: thi đậu và theo học ngành Địa chất dầu khí
từ năm 1991 đến 1996, tốt nghiệp kỹ sư ngành Địa Chất Dầu Khí tháng 6
năm1996.
Đại học Bách Khoa Tp. HCM: thi đậu và theo học cao học ngành Địa
Chất Dầu Khí Ứng Dụng từ 2011 đến 2012

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC


Từ tháng 3/1997 đến 6/2006: Công tác Công ty Thăm dò Khai thác Dầu
khí (PVEP), kỹ sư địa chất.
Từ tháng 6/2006 đến 5/2011: Công tác tại Công ty liên doanh điều hành
chung Hoàng Long - Hoàn Vũ, Kỹ sư địa chất/ Kỹ sư chính địa chất.
Từ tháng 6/2011 đến nay: Công tác tại Công ty PVEP-POC, Phó phòng
Công nghệ mỏ.

HV: Nguyễn Mạnh Tuấn 113 CBHD: TS. Phạm Vũ Chương

You might also like