De Cuong Ngu Am Am VI Hoc

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

ĐỀ CƯƠNG MÔN NGỮ ÂM ÂM VỊ HỌC

Câu 1:

A. Bản chất sinh học và sự phân loại âm theo bản chất sinh học:

1. Bản chất sinh học của ngữ âm:

- Hoạt động phát âm thực hiện được nhờ sự tham gia của một số cơ quan thuộc cơ thể người. Đó
là: cơ quan hô hấp, cơ quan phát âm và trung ương thần kinh.

- Quá trình phát âm diễn ra như sau:

Mệnh lệnh truyền đi từ vỏ não qua các dây thần kinh rồi tới các cơ quan thực hiện trực tiếp
mà trước tiên là bộ máy hô hấp: cơ hoành, toàn bộ lồng ngực sẽ vận động để đẩy không khí lên
khoang thanh hầu. Âm của khoang thanh hầu phát ra rất nhỏ nhưng được sự cộng hưởng của 3
khoang phía trên. Từ đó có âm tương ứng được phát ra.

2. Vẽ các bộ phận cấu âm

1. Khoang yết hầu

2. Khoang miệng

3. Khoang mũi

a. môi

b. răng

c. lợi

d. ngạc cứng

e. ngạc mềm

f. lưỡi con

g. đầu lưỡi

h. mặt lưỡi trước

i. mặt lưỡi sau

j. nắp họng

3. Sự phân loại âm theo bản chất sinh học:

1
Đơn vi ngữ âm nhỏ nhất là âm. Các âm được phân thành nguyên âm và phụ âm.

- Nguyên âm là: một âm khi phát âm luồng không khí từ phổi đi qua các khoang phát âm mà
không bị cản trở ở bất kì vị trí nào.

- Phụ âm là: một âm khi phát âm luồng không khí từ phổi đi qua các khoang phát âm mà bị cản
trở ở bất kì vị trí nào trong các khoang phát âm

a. Phân loại nguyên âm: theo 4 tiêu chí: - Độ tiến lùi của lưỡi

- Độ há của miệng

- Hình dáng của môi

- Độ nâng cuối lưỡi

* Độ tiến lùi của lưỡi: 3 loại

- Nguyên âm hàng trước (cột 1): i, ê, e

- Nguyên âm hàng giữa (cột 2): trong TV không có

- Nguyên âm hàng sau (cột 3): u, ư, o, ô, ơ, a

* Độ há của miệng: 4 loại

- Độ mở hẹp: u, ư, i

- Độ mở hơi hẹp: ô, ê, ơ

- Độ mở hơi rộng: o, e

- Độ mở rộng: a

* Hình dáng của môi: 2 loại

- Nguyên âm tròn môi: là những nguyên âm ở phía bên phải mỗi cột

- Nguyên âm không tròn môi: là những nguyên âm ở phía bên trái mỗi cột: i, ư, ơ

* Độ nâng cuối lưỡi: 2 loại

- Độ nâng cao

- Độ nâng thấp

Ví dụ: Miêu tả nguyên âm ư: là nguyên âm hàng sau, độ mở của miệng hẹp, là nguyên âm không
tròn môi, vị trí lưỡi ở cao.

* Hình thang nguyên âm:


2
b. Phân loại phụ âm: 3 tiêu chí: vị trí phát âm, phương thức cấu âm, đặc điểm âm học của phụ
âm.

*Tiêu chí 1: Vị trí phát âm: 6 loại phụ âm

1. Phụ âm môi: - Phụ âm môi môi: b, m, p

- Phụ âm môi răng: v

2. Phụ âm đầu lưỡi: - Phụ âm đầu lưỡi- lợi: l, n, đ

- Phụ âm đầu lưỡi – răng: t, th

3. Phụ âm mặt lưỡi: nh, ch

4. Phụ âm gốc lưỡi: g, kh, ng

5. Phụ âm thanh hầu: h

6. Phụ âm quặt lưỡi: tr, s, r

* Tiêu chí 2: Phương thức cấu âm (3 loại)

1. Phụ âm tắc: - Âm tắc nổ: p, t, k, c, b

- Âm mũi: m, n, ng, nh

- Phụ âm bật hơi: th

2. Phụ âm xát: v, ph, h, kh, x, l

3. Phụ âm rung: kí hiệu [R] (trong TV không có phụ âm này)

* Tiêu chí 3: Dựa vào đặc điểm âm học của phụ âm

- Phụ âm vang: m, n, nh, ng, l

- Phụ âm ồn gồm 2 loại nhỏ:

+ Phụ âm vô thanh: p, t, ch, tr, c, ph, kh, s, x, h

+ Phụ âm hữu thanh: v, g, b, r, d


3
Ví dụ: Miêu tả âm “h”: - Vị trí phát âm: phụ âm thanh hầu

- Phương thức cấu ấm: phụ âm xát

- Đặc điểm âm học: phụ âm ồn, vô thanh

B. Bản chất âm học và sự phân loại theo bản chất âm học

1. Bản chất âm học:

Mọi âm thanh tự nhiên (trong đó bao gồm cả âm thanh ngôn ngữ) đều là kết qả của sự dao động
của vật thể- tạo nên sóng âm. Chính các khoang phát âm là môi trường cộng hưởng âm thanh.

2. Sự phân loại theo bản chất âm học

- Cao độ: + Âm cao: nguyên âm hàng trước, phụ âm đầu lưỡi

+ Âm thấp: các nguyên âm hàng sau tròn môi, phụ âm môi, phụ âm cuối lưỡi.

- Cường độ: + Mạnh: Các nguyên âm có độ há rộng và các phụ âm vô thanh

+ Yếu: Các nguyên âm có độ há hẹp và các phụ âm hữu thanh

- Trường độ: Nguyên âm hàng giữa ngắn hơn các nguyên âm hàng trước và hàng sau.

C. Bản chất xã hội của ngữ âm

- Âm thanh ngôn ngữ không giống với âm thanh của loài vật và âm thanh của ngôn ngữ là không
vô hạn.

- Mỗi âm có chức năng phân biệt nghĩa.

- Mỗi dân tộc sẽ ưa chuộng 1 hệ thống âm thanh riêng, hệ thống âm thanh đó mang bản chất xã
hội.

Câu 2: Phân biệt âm vị và âm tố

- Âm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất không thể phân chia được nữa. Đon vị này được quan tâm ở
mặt tự nhiên bao gồm bản chất sinh học và bản chất vật lí. Khi viết, người ta dung chữ Latinh đặt
trong [ ] để thể hiện âm tố. Âm tố được miêu tả như những thực thể vật chất cụ thể thông qua sự
hỗ trợ của phương tiện thực nghiệm là máy móc. Đây chính là đối tượng của ngành ngữ âm học.

- Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có chức năng phân biệt nghĩa và nhận diện từ. Đối với loại
âm này, người ta chú ý đến mặt xã hội, dùng kí hiệu phiên âm đặt giữa / /. Âm vị được miêu tả
không thiên về thực thể vật chất mà thiên về các chức năng khác trong ngôn ngữ. Đây chính là
đối tượng của ngành âm vị học.

=> Mối quan hệ giữa âm vị và âm tố được biểu hiện như sau:

- Âm vị là dơn vị trừu tượng còn âm tố là đơn vị cụ thể.


4
- Âm vị được thể hiện ra bằng các âm tố và âm tố là sự thể hiện của âm vị.

Câu 3: Khái niệm biến thể âm vị:

* Biến thể âm vị được hiểu là các dạng khác nhau của sự hiện thực hóa âm vị.

* Biến thể âm vị được chia ra làm 3 loại:

- Biến thể bắt buộc: thực hiện theo quy luật đồng hóa hoặc dị hóa ngữ âm của mỗi ngôn ngữ.

- Biến thể tự do: thực hiện theo thói quen phát âm cá nhân, địa phương và đặc trưng của các
phong cách.

- Biến thể trung hòa hóa: là kiểu biến thế bắt buộc đặc biệt, chỉ xảy ra ở những vị trí nhất định
mà ở đó các âm vị bị mất đi những nét khu biệt vốn có của mình.

Câu 4: Cấu tạo của âm tiết:

* Khái niệm: Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất trong khi nói và không thể phân chia
được nữa.

*Cấu tạo âm tiết:

- Phần lớn các ngôn ngữ trên thế giới đều có cấu tạo âm tiết là tổ hợp của nguyên âm và phụ âm.

- Kí hiệu như sau:

V: nguyên âm C: phụ âm

- Những âm tiết có thành phần kết thúc là nguyên âm, được gọi là âm tiết mở.

Ta có dạng như sau: CV hoặc CCV hoặc V

- Những âm tiết có thành phần kết thúc là phụ âm, được gọi là âm tiết đóng

Ta có dạng như sau: CVC hoặc CCVC hoặc VC

*.Thực hành phân loại âm tiết trong một văn bản cụ thể:

Ví dụ: Phân loại âm tiết trong câu:

“Công cha như núi Thái Sơn”

Công: âm tiết đóng CVC

Cha: âm tiết mở CV

Như: âm tiết mở CV

Núi: âm tiết hơi mở CVC2


5
Thái: âm tiết hơi mở CVC2

Sơn: âm tiết hơi đóng CVC

Câu 5: Đặc điểm cấu tạo âm tiết tiếng Việt:

Âm tiết TV gồm 2 phần chính:

+ Cấu tạo âm đoạn

+ Cấu tạo siêu âm đoạn

a. Cấu tạo âm đoạn Tiếng Việt:

- Âm tiết TV trong cấu tạo âm đoạn được phân làm 2 bộ phận chính: phụ âm đầu và vần.

- Được thể hiện trong sơ đồ sau:

Âm tiết

Phụ âm đầu Vần

Âm đầu vần Âm chính Âm cuối

b. Cấu tạo siêu âm đoạn Tiếng Việt:

- Thanh điệu chính là yếu tố siêu âm đoạn- luôn luôn được gắn rất chặt với mọi âm tiết.

- Sự có mặt của thanh điệu làm cho chuỗi mắt xích các âm tiết của lời nói được đánh dấu, đồng
thời được nhân lên (theo số lượng thanh điệu).

- Sơ đồ âm tiết TV tổng thể là:

Âm tiết

Cấu tạo âm đoạn Cấu tạo siêu âm đoạn


6
Phụ âm đầu Vần Thanh điệu

Âm đầu vần Âm chính Âm cuối

-Sự có mặt đầy đủ của cấu tạo âm đoạn và siêu âm đoạn làm cho âm tiết TV hiện ra ở dạng lí
tưởng nhất, đó là âm tiết gồm 4 yếu tố âm đoạn và một yếu tố siêu âm đoạn.

- Sự rút gọn đến mức tối đa làm cho âm tiết TV hiện ra ở dạng khuyết, đó là âm tiết chỉ gồm 1
yếu tố âm đoạn và 1 yếu tố siêu âm đoạn. Không có dạng âm tiết nào chỉ gồm một trong hai cấu
tạo âm đoạn và siêu âm đoạn.

Câu 6: Thực hành phân loại âm tiết dựa vào thành phần mở đầu và thành phần kết thúc
âm tiết:

1 âm tiết đầy đủ có thành phần cấu tạo theo mô hình sau: C1wVC2

1. Phân loại dựa vào thành phần mở đầu âm tiết

- Âm tiết nhẹ: không có thành phần mở đầu: VC2

- Âm tiết hơi nhẹ: có âm đệm: wVC2

- Âm tiết hơi nặng: có âm đầu, không có âm đệm: C1V

- Âm tiết nặng: có đầy đủ C1wV

2. Phân loại dựa vào thành phần kết thúc âm tiết:

- Âm tiết mở: không có thành phần kết thúc âm tiết: C1wV, C1V, wV

- Âm tiết hơi mở: kết thúc bằng bán âm: VC2, C1VC2, C1wC2

C2 gồm có 2 bán âm sau: - /i/: y, i

- /u/: o, u

- Âm tiết hơi đóng: kết thúc bằng các âm mũi: C2= m, n, ng, nh

- Âm tiết đóng: kết thúc bằng các âm tắc: C2= p, t, b, c, d, ch, tr

* Thực hành:

7
Phân loại các âm tiết trong văn bản sau:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”

Trong: hơi nặng- hơi đóng Lá: hơi nặng- mở

Đầm: hơi nặng- hơi đóng Xanh: hơi nặng- hơi đóng

Gì: hơi nặng- mở Bông: hơi nặng- hơi đóng

Đẹp: hơi nặng- đóng Trắng: hơi nặng- hơi đóng

Bằng: hơi nặng- hơi đóng Lại: hơi nặng- hơi mở

Sen: hơi nặng- hơi đóng Chen: hơi nặng- hơi đóng

Nhị: hơi nặng- mở

Vàng: hơi nặng- hơi đóng

Câu 7: Phụ âm đầu:

a. Vị trí âm đầu trong âm tiết TV:

- Trong các âm tiết TV, sự có mặt của âm đầu ở vị trí thứ nhất của âm tiết được xác định là các
âm vị phụ âm. Sự vắng mặt của âm đầu chứng tỏ vị trí này khuyết âm vị.

b. Số lượng âm vị phụ âm đầu:

- Gồm 23 âm vị phụ âm đầu được trình bày trong bảng

Vị trí phát âm Môi Lưỡi


Đầu Mặt Cuối
Môi Răng Thẳng Cong Thanh
hầu

Cách phát âm
Tắc ồn Bật hơi Vô t’
thanh
Hữu
thanh
8
Không Vô p t c k q
bật hơi thanh
Hữu b d
thanh
Vang (mũi) m n
Xát Ồn Vô thanh f s x h
Hữu thanh v z
Vang (bên) l

c. Sự thể hiện trên chữ viết của các phụ âm đầu

Phụ âm tắc Phụ âm xát


Số TT Âm Vị Chữ viết Số TT Âm vị Chữ viết
1 p p 14 f ph
2 b b 15 v V
3 t’ th 16 s x
4 t t 17 z d, gi, g, (gì)
5 d đ 18 s s
6 t tr 19 z r
7 c ch 20 X kh
8 k k, c 21 g, gh
9 q q (qu) 22 h h
10 m m 23 l l
11 n n
12 nh
13 ng, ngh

d. Tiêu chí miêu tả các âm vị phụ âm đầu: 6 tiêu chí:

- Cách phát âm

- Vị trí phát âm

- Thanh tính

- Giá trị âm học

- Dạng biến thể

- Khả năng kết hợp

Ví dụ: Miêu tả phụ âm: /t/

9
- Cách phát âm: là phụ âm tắc, không bật hơi

- Vị trí phát âm: đầu lưỡi- răng

- Thanh tính: phụ âm vô thanh

- Giá trị âm học: là âm không vang, cao, thẳng, không ngắt.

- Dạng biến thể: Âm vị /t/ có thể kết hợp với nguyên âm hàng trước thành biến thể ngạc hóa
[t’], kết hợp với nguyên âm tròn môi hoặc không tròn môi thành biến thể môi hóa (VD: ti, te, tê).

- Khả năng kết hợp: là phụ âm có khả năng kết hợp với tất cả các nguyên âm và âm đầu vần.

Câu 8: Nguyên âm làm âm chính

a. Số lượng nguyên âm làm âm chính:

- 13 nguyên âm đơn

- 3 nguyên âm đôi

Được thể hiện trên hình thang nguyên âm (như câu 1)

b. Sự thể hiện trên chữ viết của các âm vị nguyên âm:

Số TT Âm vị Chữ viết
1 /i/ i, y, (y tế)
2 /e/ ê
3 / / e
4 / / a (anh ach)
5 /ie/ iê, ia, yê, ya
6 / / ư
7 / / ơ
8 / / â
9 /a/ a
10 /ă/ ă- a (ay- au)
11 / / ươ, ưa
12 /u/ u
13 /o/ ô
14 / / o (on), oo (oong ooc)
15 / / o (ong oc)
16 /uo/ uô, ua

10
c. Tiêu chí miêu tả các âm vị nguyên âm

- Tiêu chí cố định: Âm vang, mạnh, không bị ngắt.

- Đặc điểm cấu âm:

+ Vị trí của lưỡi

+ Hình dáng của môi: tròn môi hay không tròn môi

+ Độ há của miệng

- Phẩm chất âm học: cao, thấp, thăng, giáng

- Biến thể ngữ âm

* Ví dụ: Miêu tả âm vị nguyên âm /u/ được miêu tả với những đặc điểm sau:

- Là nguyên âm hang sau, tròn môi, độ há hẹp

- Là âm vang, mạnh, không bị ngắt, thấp

- Là nguyên âm tròn môi nên không kết hợp với âm đầu vần /-u-/

- Khi kết hợp với phụ âm cuối: ng, c bị biến đổi thành biến thể rút ngắn và bớt tròn môi.

Câu 9: Sự thể hiện của bán âm đầu và bán âm cuối:

1. Bán âm đầu vần:

* Vị trí âm đầu vần: Đứng ở vị trí thứ 2 của âm tiết, là vị trí thứ nhất của phần vần.

* Số lượng: Trong TV chỉ có 1 bán âm /-u-/ làm âm vị đầu vần.

* Sự thể hiện bán âm đầu trên chữ viết: có 2 hình thức:

- Viết “o” khi âm đầu vần /-u-/ đứng trước các nguyên âm có độ há hơi rộng và rộng. VD: hoen,
hoăng, ngoằn ngoèo…

- Viết “u” khi âm đầu vần /-u-/ đứng trước các nguyên âm có độ há hơi hẹp, hẹp và sau phụ âm
/q/. VD: huấn, huệ, quang.

* Tiêu chí miêu tả âm vị đầu vần:

Khi miêu tả âm đầu vần /-u-/ cần chú ý các đặc điểm sau:

- Là bán âm, có cấu âm gần giống nguyên âm /u/ thuộc nguyên âm hàng sau, tròn môi, hẹp, thấp,
không ngắt, nhưng được phát âm lướt.
11
- Không xuất hiện sau các phụ âm môi /p, b, m, f, v) và trước nguyên âm tròn môi /u, o, uo, /
(ngoại lệ: thùnh phuym xe buýt, khăn voan), xuất hiện hạn chế sau các phụ âm /n, z /: noãn bào,
ruy băng.

- Âm đầu vần /-u-/ có những biến thể, có thể biến đổi gần giống nguyên âm /y/ hoặc nguyên âm
/ /.

2. Bán âm cuối:

* Vị trí bán âm cuối: đứng ở cuối vần, và cũng là vị trí cuối âm tiết.

- Vị trí âm cuối có thể khuyết.

* Số lượng: Có 2 bán âm cuối: /-u/, /-i/

* Sự thể hiện bán âm cuối trên chữ viết:

- Bán âm cuối /-u/

+ Ghi là “o” khi đứng sau các nguyên âm có độ há rộng và hơi rộng.

VD: hào, héo…

+ Ghi là “u” khi đứng sau các nguyên âm có độ há hẹp và hơi hẹp, cũng như các nguyên âm
ngắn.

VD: thỉu, tếu, tửu, hầu, cháu…

- Bán âm cuối /-i/:

+ Ghi là “i” khi đứng sau nguyên âm không phải là nguyên âm ngắn

VD: chùi, chồi, chỏi, tuổi, ngửi, hai…

+ Ghi là “y” khi đứng sau các nguyên âm ngắn

VD: tây, hay….

* Tiêu chí miêu tả âm vị bán âm cuối:

- Đặc điểm cấu âm

- Phẩm chất âm học

- Quy tắc kết hợp với âm chính

- Biến thể ngữ âm

VD: Miêu tả âm vị bán âm cuối /-i/ như sau:

12
- Là bán âm, có cấu âm gần giống nguyên âm /i/ (nguyên âm hàng trước không tròn môi, độ há
hẹp) nhưng được phát âm lướt.

- Phẩm chất âm học của bán âm /-i/ gần giống nguyên âm /i/ (nguyên âm cao, thăng); kết hợp với
các nguyên âm hàng sau (tròn môi, không tròn môi), không kết hợp với nguyên âm hàng trước.

- Sự thể hiện của bán âm /-i/trong tay, tây, rõ hơi trong tai, tơi.

Câu 10: Phụ âm cuối

a. Vị trí âm cuối trong TV

- Âm vị âm cuối đứng ở vị trí cuối vần, cũng là vị trí cuối âm tiết.

- Âm vị âm cuối có thể là bán âm cuối hoặc phụ âm cuối.

- Vị trí âm cuối có thể khuyết.

b. Số lượng âm vị âm cuối trong TV:

Gồm 6 phụ âm và hai bán âm, được trình bày trong bảng sau:

Âm vị Cách phát âm Vị trí phát âm


Môi Đầu lưỡi Mặt lưỡi Cuối lưỡi
Phụ âm cuối Vô thanh p t c k
Hữu thanh m n
Tắc
Bán âm cuối Vang Gần nguyên Gần nguyên
âm /-u/ âm /-i/

c. Sự thể hiện chữ viết của âm cuối

Số TT Âm vị Chữ viết
1 /p/ p
2 /m/ m
3 /t/ t
4 /n/ n

13
5 /c/ ch
6 / / nh
7 /k/ c
8 / / ng
9 /-u/ o (sau nguyên âm rộng và hơi rộng)

u (sau nguyên âm hẹp, hơi hẹp, ngắn)


10 /-i/ i (sau các nguyên âm không ngắn)

y (sau các nguyên âm ngắn)

d. Tiêu chí miêu tả các âm vị âm cuối

- Đặc điểm cấu âm

- Phẩm chất âm học

- Quy tắc kết hợp với âm chính

- Biến thể ngữ âm

Câu 11: Thanh điệu

a. Vị trí thanh điệu

- Thanh điệu gắn với toàn bộ âm tiết, nhưng được thể hiện chủ yếu ở những phần phụ âm hữu
thanh (đầu và cuối), bán âm (đầu và cuối) và đặc biệt là nguyên âm.

- Ở dạng đầy đủ, vị trí của thanh điệu và các yếu tố tạo thành âm tiết được thể hiện trên sơ đồ

Thanh điệu
Âm đầu Vần
Âm đầu vần Âm đệm Âm cuối

b. Số lượng âm vị thanh điệu và sự thể hiện trên chữ viết

- TV có 6 thanh

- Thể hiện trên chữ viết bằng 5 dấu thanh (có một thanh là thanh không dấu), cụ thể: thanh ngang
(thanh không), thanh huyền, thanh ngã, thanh hỏi, thanh sắc, thanh nặng, được đánh dấu từ 1 ->6
(như ở phần miểu tả âm vị thanh điệu phía dưới)

14
c. Miêu tả các âm vị thanh điệu: Theo 2 tiêu chí

- Theo cao độ: + Thanh điệu cao (thanh 1, 3, 5)

+ Thanh điệu thấp (thanh 2, 4, 6)

- Theo đường nét (âm điệu): + Thanh bằng phẳng (thanh 1, 2)

+ Thanh không bằng phẳng (3, 4, 5, 6)

* Đặc điểm miêu tả âm vị thanh điệu theo bảng sau:

Âm điệu Bằng Trắc


Gãy Không gãy
Âm vực
Cao Ngang (1) Ngã (3) Sắc (5)
Thấp Huyền (2) Hỏi (4) Nặng (6)

d. Sự phân bố của thanh điệu trong các loại âm tiết

- Sự phân bố của các thanh điệu TV chỉ phụ thuộc vào âm cuối.

- Quy luật:

+ Trong âm tiết mở (không có âm cuối), hơi mở (âm cuối là bán âm), hơi đóng (âm cuối là phụ
âm mũi) xuất hiện cả 6 thanh điệu.

+ Trong âm tiết đóng (kết thúc bằng phụ âm tắc- vô thanh: p, t, c, ch) chỉ xuất hiện 2 thanh điệu,
đó là thanh 5 và thanh 6.

15

You might also like