Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TÊN MÔN HỌC

CHỦ ĐỀ: Trình bày ngắn gọn nội dung và tầm quan trọng của động cơ
và cảm xúc (motivation and emotion). Giải thích sự ảnh hưởng của công
nghệ (ví dụ: mạng xã hội, điện thoại, máy tính...) lên động cơ và cảm xúc,
từ đó đề xuất giải pháp để điều chỉnh động cơ và cảm xúc trong việc thúc
đẩy hành vi tích cực của cá nhân trong học tập và đời sống xã hội thường
ngày.

Giảng viên hướng dẫn: Lê Tấn Phước


Sinh viên thực hiện: Trương Vủ Hà My
Khóa-Lớp: K49-MR0001
MSSV: 31231570082
Mã học phần: 24D9BUS50326401

Vĩnh Long, ngày 28 tháng 03 năm 2024


1

MỤC LỤC

I. Động cơ và Cảm xúc..........................................................................................................2


1. Động cơ.........................................................................................................................2
1.1. Khái niệm:..............................................................................................................2
1.2. Các quan điểm (thuyết) về động cơ:.........................................................................2
1.3. Động cơ xung đột:...................................................................................................3
1.4. Phân loại động cơ:..................................................................................................3
2. Cảm xúc........................................................................................................................4
2.1. Khái niệm:..............................................................................................................4
2.2. Nguồn gốc của cảm xúc:.........................................................................................4
2.3. Vai trò của cảm xúc:...............................................................................................5
3. Mối quan hệ giữa động cơ và cảm xúc:.........................................................................5
II. Sự ảnh hưởng của công nghệ lên động cơ và cảm xúc.....................................................6
2

LỜI MỞ ĐẦU
Trong một xã hội đang ngày càng phát triển không ngừng nghỉ, đi cùng với nó là những phát triển
không kém cạnh của động cơ và cảm xúc của con người. Càng phát triển thì động cơ và cảm xúc
con người càng đi theo chiều hướng phức tạp khó nắm bắt được. Động cơ và cảm xúc luôn có mối
quan hệ mật thiết với nhau, bởi vì đó mà chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều
chỉnh hành vi và đưa ra quyết định ở mỗi cá nhân. Ở chúng có những tác động chéo lên nhau về
cách nhìn nhìn nhận và phản ứng, ứng xử của mỗi con ngươi. Một khi ta hiểu được bản ngã và
phương hướng phát triển của động cơ và cảm xúc trong chính bản thân của chúng ta sẽ tạo nên một
bước đẹm rất lớn dẫn dắt ta tiến tới sự toàn diện và thành công hơn ở tương lai.
Hiện nay công nghệ số đang dần xâm nhập mạnh mẽ trong đời sống con người. Sự xuất hiện của
công nghệ đã làm ảnh hưởng khá to lớn lên động cơ và cảm xúc của mỗi người trong thời buổi hiện
đại ngày nay. Phát triển theo hướng đa phương tiện, công nghệ đã trở thành một nhân tố không thể
thiếu trong mọi sinh hoạt hằng ngày của con người. Cùng với những thuận tiện mà công nghệ đã
mang lại cho chúng ta thì đi kèm với nó sẽ là những hậu quả khiến ta mất đi nhịp sống cũng như
dần thay đổi đi những cảm xúc, động cơ để thực hiện những thói quen sinh hoạt hằng ngày của mỗi
người.
3

PHẦN NỘI DUNG

I. Động cơ và Cảm xúc.

1. Động cơ

1.1. Khái niệm:


- Động cơ là quá trình thúc đẩy nhằm mục đích đạt được một giá trị hoặc một kết quả.

- Mỗi hành vi có mỗi động cơ khác nhau: tùy từng thời điểm, tùy từng tình huống và tùy
từng cá nhân.

- Thúc đẩy cá nhân tìm kiếm thứ này nhiều hơn thứ khác hoặc những thứ khác nhau vào
những thời điểm khác nhau.

1.2. Các quan điểm (thuyết) về động cơ:


+ Thuyết tạo động cơ

- Động lực: những khó khăn khiến chúng ta nỗ lực tìm ra cách giải quyết.

+ Thuyết động cơ cân bằng

- Duy trì sự cân đối với những thay đổi trong một phạm vi nhất định.

- Động lực có xu hướng duy trì trạng thái cơ thể

+ Thuyết động cơ kích thích

- Kích thích bên ngoài thu hút chúng ta ngay cả khi chúng ta không có nhu cầu sinh học
về chúng.

- Động cơ tạo ra phản ứng với những kích thích hấp dẫn.

1.3. Động cơ xung đột:


- Theo tháp nhu cầu của Abraham Maslow, con người có 5 nhu cầu cơ bản và được xếp
thành 5 bậc thang. Từ nhu cầu cơ bản nhất ở bậc dưới cùng cho đến nhu cầu cao nhất ở bậc
trên cùng. Những nhu cầu cấp bách và cơ bản nhất được ưu tiên thỏa mãn trước những nhu
cầu ít cấp bách hơn.
4

 Nhu cầu sinh lý: thức ăn, nước uống, hơi ấm, nghỉ ngơi

 Nhu cầu an toàn: an ninh, an toàn vật chất và tinh thần

 Nhu cầu xã hội: mối quan hệ thân thiết, bạn bè, cộng đồng

 Nhu cầu được quý trọng: địa vị, sự tôn trọng, sự tôn vinh

 Nhu cầu thể hiện bản thân: khai phá toàn bộ tiềm năng, tận dụng tối đa các khả năng

1.4. Phân loại động cơ:


- Theo lý thuyết nhận thức về động cơ thì có hai loại động cơ khác nhau là:

+ Động cơ ngoại lai (extrinsic motivation): là động cơ của những hành động nhằm mục
đích chiếm lĩnh những đối tượng đang có trong môi trường để thỏa mãn những nhu cầu sinh
học hoặc để có những khích lệ, những phần thưởng đến với mình từ môi trường.

+ Động cơ nội tại (intrinsic motivation): là sức mạnh, động lực bên trong mỗi người mà
họ tự tạo ra để thúc đẩy hành động và đạt được mục tiêu cá nhân. Điều này liên quan đến
niềm tin, giá trị và động lực cá nhân mà người đó tạo ra từ bên trong, không phụ thuộc
nhiều vào ảnh hưởng từ bên ngoài.

2. Cảm xúc

2.1. Khái niệm:


- Cảm xúc là “một kiểu phản ứng phức tạp, liên quan đến các yếu tố trải nghiệm, hành vi
và sinh lý”. Cảm xúc là cách các cá nhân phản ứng trước các vấn đề hoặc tình huống có ý
nghĩa cá nhân (APA).

o Một số cảm xúc ‘cơ bản’:

• Hạnh phúc

• Sầu não

• Ghê tởm
5

• Sợ hãi

• Tức giận

2.2. Nguồn gốc của cảm xúc:


 Thuyết cảm xúc của James-Lange:

- Quan điểm:

+ Cảm xúc diễn ra là kết quả của sự phản ứng về mặt sinh lý đối với các sự kiện.

+ Khi ai đó nhận được một kích thích từ môi trường, sẽ dẫn đến một phản ứng sinh lý.

ð Kích thích → Phản ứng sinh lý → Cảm xúc.

- Ví dụ: giả định bạn đang đi trong rừng và nhìn thấy một con gấu xám thì phản ứng thể
chất là bạn bắt đầu run, tim đập liên hồi và phản hồi cảm xúc của bạn lúc bấy giờ chính là sợ
hãi.

 Thuyết cảm xúc của Schachter và Singer:

- Quan điểm: Cảm xúc nảy sinh từ cách giải thích chủ quan về thay đổi sinh lý xảy ra trong
cơ thể trước tình huống kích thích.

ð Tình huống → kích thích sinh lý → Yếu tố nhận thức (nhận thức) → Cảm xúc.

- Cường độ của cảm xúc thuộc khía cạnh định lượng.

- Loại cảm xúc thuộc khía cạnh định tính của cảm xúc bao gồm buồn, vui, ghê tởm, ngạc
nhiên, tức giận và bất ngờ.

- Ví dụ: nếu tim bạn đập nhanh và chảy mồ hôi ở lòng bàn tay trong suốt buổi thi quan
trọng, có thể bạn có cảm xúc dạng như lo lắng. Và nếu bạn cũng có phản ứng vật lý tương
tự vào một buổi quan trọng khác, có thể bạn cho rằng đó là phản ứng của tình yêu, sự
thương cảm hay một sự hưng phấn nào đó.

2.3. Vai trò của cảm xúc:


 Chuẩn bị cho hành động của cá nhân:
6

- Cảm xúc tác động như một mối liên hệ giữa các sự việc trong bối cảnh bên ngoài với các
phản ứng thể hiện bằng hành vi của cá nhân trong bối cảnh ấy.

 Uốn nắn hành vi trong tương lai của cá nhân:

- Cảm xúc đóng vai trò thúc đẩy việc tìm hiểu các thông tin nhằm giúp chúng ta có phản
ứng trong tương lai.

 Giúp chúng ta điều chỉnh tương tác xã hội:

- Các cảm xúc mà chúng ta đang trải qua thường bộc lộ rõ rệt đối với người chứng kiến,
bởi vì cảm xúc này được biểu đạt cho họ thấy qua các hành vi ngôn ngữ và hành động của
chúng ta. Các hành vi này tác động như một dấu hiệu giúp cho người chứng kiến hiểu rõ
hơn về những điều bản thân ta đang trải qua và dự đoán được hành vi trong tương lai của
chúng ta.

3. Mối quan hệ giữa động cơ và cảm xúc:


- Cảm xúc là sự rung động về một mặt nhất định của con người đối với các hiện tượng, sự
vật và sự đang diễn ra. Kết thúc quá trình, hoạt động đưa ra một sản phẩm cuối cùng, tùy
thuộc vào mức độ thỏa mãn nhu cầu do sản phẩm đáp ứng, mà ở bản thân bộc lộ những cảm
xúc khác nhau. “Trong mối quan hệ với động cơ của một hoạt động cụ thể, thì xúc cảm là
hiện tượng có sau, báo hiệu rằng có làm thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của bản
thân.”

- Kết quả đạt được từ chuỗi các hoạt động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của bản
thân. Nếu như kết quả là tốt, đúng như những gì đã được mong đợi trước đó, thì sẽ có những
cảm xúc tích cực (vui mừng, phấn khởi…). Ngược lại, nếu như kết quả là xấu, mặc dù đã nổ
lực nhưng vẫn không đạt được mục đích đã đề ra thì sẽ có những cảm xúc tiêu cực (phẫn nộ,
chán nản..).
7

II. Sự ảnh hưởng của công nghệ lên động cơ và cảm xúc.
- Một điều không cần phải bàn cãi là công nghệ đã làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên
dễ dàng hơn trong suốt hai thập kỷ qua, kể từ khi nó bước vào giai đoạn phát triển bùng nổ.
Công nghệ kết nối con người trên toàn cầu, tạo ra sự thoải mái tiện lợi trong ngôi nhà của
bạn hay giúp bạn giải quyết mọi việc theo một cách tiện ích và nhanh chóng, chất lượng
cuộc sống ngày một phát triển. Công nghệ đã tác động tích cực đến cuộc sống ta theo một
số cách:

1. Công nghệ làm cho việc mua sắm trở nên khả thi.

- Những tiến bộ trong công nghệ đã tạo điều kiện cho việc mua sắm trực tuyến trở nên phổ
biến hơn bao giờ hết. Đã từ lâu, nhất là khi xảy ra đại dịch Covid, mọi người càng thấy tầm
quan trọng của việc mua sắm trực tuyến, chỉ cần ngồi tại nhà và đặt hàng thì bạn sẽ nhận
được tất cả những gì mình cần. Sự tiện lợi tuyệt đối này giúp bạn tiết kiệm được thời gian
quý giá cho mình, không phải phí hàng giờ trong trung tâm mua sắm để tiếp cận những mặt
hàng giá rẻ, công nghệ sẽ làm cho việc mua sắm trở nên đơn giản và thuận tiện.

2. Công nghệ nâng tạo ra một nền giáo dục tiên tiến và hiện đại.

- Giáo dục là một trong lĩnh vực bị đánh giá thấp về việc áp dụng công nghệ, nhưng trong
thời gian gần đây “chất công nghệ” trong giáo dục đã được cải thiện đáng kể. Một điều chắc
chắn rằng công nghệ có những ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục. Từ sự sẵn có của các khóa
học trực tuyến, khả năng tiếp cận các hội thảo trên web và các nguồn tài nguyên trực tuyến
không giới hạn trong việc phục vụ cho nghiên cứu và học tập. Trước khi có công nghệ, bạn
thường phải trực tiếp đến lớp, tham gia cuộc họp hay đến thư viện tìm sách để nghiên cứu.

3. Công nghệ làm cho cuộc sống hàng ngày tốt hơn.

- Hầu hết những công nghệ ngày nay được tạo ra để cải thiện hoạt động cho các doanh
nghiệp và giúp họ ra lợi nhuận. Tuy nhiên, công nghệ cũng đã khiến cuộc sống của chúng ta
trơ nên dễ chịu hơn nhiều. Lấy ví dụ về những cải tiến trong hệ thống giao thông – Bullet
Train là một công nghệ tuyệt vời có thể di chuyên nhanh hơn sáu lần so với tàu thông
thường hay sự ra đời của ô tô tự lái, mới chỉ được biết đến cách đây vài năm nhưng hiện tại
đã trở thành hiện thực.
8

4. Công nghệ cùng với sự ra đời của mạng xã hội.

- Với những thay đổi ngày một hiện đại của công nghệ, nhiều phương tiện mới đã đc đưa
ra thị trường với kết quả vượt trội mang tính xâm nhập nhất phải nói đến đó chính là ‘mạng
xã hội’. Một nền tảng trực tuyến đa dạng với nhiều tính năng đính kèm theo nó. Là phương
tiện giúp mọi người có thể dễ dàng cập nhật tin tức mới nhất hay tìm kiếm những thông tin
hữu ích ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Mạng xã hội còn là nơi cho phép mọi người đăng tải
những hình ảnh về bản thân đầy sống động với những sẻ chia về trạng thái, kinh nghiệm
cũng như câu chuyện của chính mình. Đây còn là nơi giúp gắn kết con người gần lại với
nhau khi ta có thể trò chuyện, tiếp xúc với mọi người ngay trên những nền tảng như:
Facebook, Messenger, Instagram,.. mà không có bất kỳ rào cản địa lý nào. Với nhiều nền
tảng khác của mạng xã hội đã dần làm đời sống chúng ta thêm nhiều màu sắc và thú vị hơn.

a. Tác động rõ rệt của công nghệ lên động cơ và cảm xúc của con người:

- Ngày nay, khi công nghệ đang từng bước tiến bộ, giúp con người xích lại gần nhau về
hình ảnh, kiến thức nhưng cũng dần phá huỷ mối liên kết tình cảm, sự gần gũi sẻ chia, đồng
cảm, tình yêu thương.

- Sự tác động của công nghệ đến cảm xúc con người, khiến chúng ta mất đi những thói
quen, bỏ lỡ giá trị sống đích thực vốn có. Tác giả Nguyễn Thanh Liêm nhận định: “Cảm
xúc con người phải bằng cả 5 giác quan chứ không chỉ là hình ảnh và âm thanh, đặc biệt là
sự giao cảm. Do đó, những video ngắn khi xem lâu sẽ có cảm giác giải trí rất nhanh nhưng
lại làm cho cảm xúc thay đổi liên tục trong vài phút. Điều này làm cho thông minh cảm xúc
của con người chưa kịp thích nghi đã thay đổi, lâu ngày sẽ chai lì, ít nhạy hơn”. (Theo: Báo
thanh niên)

- Càng nhiều phương tiện mới được tạo ra, với nhiều tính năng, cùng nhiều phương tiện
truyền tải thông điệp. Nhưng không ngờ với nhiều sự lựa chọn, con người càng nghèo biểu
hiện cảm xúc, với những icon hình ảnh trong giao tiếp online, không thể truyền tải được
cảm xúc của sự đụng chạm, của ánh mắt, nụ cười, những biểu cảm tinh tế của nét mặt trong
giao tiếp trực diện ngay lúc đó. Một cái ôm nhẹ, cái vuốt vai, những buổi gặp gỡ để trò
9

chuyện, chia sẻ những mẫu chuyện vui hay tâm sự nỗi buồn khi ngồi trực diện với nhau,
hình như đang ngày một xa xỉ.

- Khi được tiếp cận lâu ngày với công nghệ sẽ làm ta dần mất đi động lực thúc đẩy bản
thân cũng như mục tiêu tiến lên trong cuộc sống. Với sự kết hợp nhiều tính năng của công
nghệ mà con người dần tận dụng chúng để thay thế vào mọi việc, từ đó mức độ ỷ lại của con
người ngày một gia tăng. Mất đi động cơ tác động lên bản thân, ở con người sẽ ngày càng
lười biếng, ít đi sự sáng tạo, tư duy bị mai một không còn tập trung hơn trong công việc hay
thậm chí sao nhãn, lơ là hơn trong học tập. Sự lạm dụng quá nhiều vào công nghệ, sẽ dễ
dàng làm chi phối động cơ của mỗi cá nhân. Dễ dàng thay đổi trong mọi quyết định, trì hoãn
hơn những mục tiêu đã đề ra, không còn động lực để thôi thúc bản thân thực hiện những
hành vi có lợi cho đời sống sinh hoạt hằng ngày. Tuy công nghệ đã có những tiến bộ vượt
bậc trong đời sống xã hội, giúp giải quyết mọi nhu cầu trở nên tiện lợi và nhanh chóng,
nhưng nếu không biết cách sử dụng hợp lí, chúng sẽ trở thành mối nguy hại lớn cho con
người, biến chúng ta thành nô lệ công nghệ.

b. Giải pháp.
- Công nghệ ngày càng ảnh hưởng đến cuộc sống con người một cách sâu sắc, thâm chí còn chi
phối cảm xúc, hành vi, thói quen sinh hoạt mỗi cá nhân và làm mất đi động lực xúc tác lên đời sống
xã hội tích cực. Để giảm thiểu những tác hại mà công nghệ tạo ra chúng ta cần đưa ra những giải
pháp để khắc phục điều đó:
+ Đối với giáo dục, cần đưa những vấn đề này vào trường lớp để rèn dũa trẻ từ thuở nhỏ, để
chúng có thể phân biệt được tác động công nghệ mang lại là đúng hay sai. Biết kiểm soát hành vi
cũng như tiết chế những ham muốn quá khích khi tiếp cận với những thông tư mang chiều hướng
tiêu cực khi gặp phải.
+ Tối ưu hoá mức độ cần thiết của chúng ta lên công nghệ. Để tránh việc quá dựa dẫm vào các
thiết bị công nghệ làm ta trở nên trì trệ trong tư duy, mất đi sự sáng tạo đổi mới trong cuộc sống.
Nhằm tạo động lực cho chúng ta để thực hiện việc gì đó mà không cần phải ỷ lại vào chúng.
+ Luôn tỉnh táo trong việc sử dụng một cách hợp lí và có chọn lọc khi sử dụng công nghệ. Việc
tiếp xúc với nhiều phương tiện thông tin ta càng phải tìm hiểu kĩ để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất
cho bản thân, lọc đi những yếu tố tiêu cực của công nghệ mang lại với mục đích tác động độc hại
lên cơ thể cũng như tinh thần của mỗi người.
+ Dành thời gian cho gia đình nhiều hơn sẽ giảm bớt thời gian dành cho công nghệ và tránh được
tác hại của chúng cũng như giúp chúng ta có nhiều thời gian dành cho gia đình, bạn bè, người thân
xung quanh ta. Cảm thụ thêm nhiều tình yêu thương để cảm nhận đời sống đa cảm xúc và nhiều sắc
màu của cuộc sống này.
10

+ Xây dựng cho mình những thói quen sinh hoạt lành mạnh, tiếp thu những thông điệp tích cực
trong cộng đồng để giúp ta có thể giải toả cảm xúc, điều hoà cơ thể, tạo động lực để phát triển bản
thân theo hướng tích cực, tốt đẹp hơn.
III. Kết luận.

- Tâm lý là một đặc trưng quan trọng nhất trong nhân cách con người. Trong đó, động cơ và cảm
xúc đóng vai trò dẫn dắt và thúc đẩy hành động của con người, chúng tác động lẫn nhau cũng như
tác động lên mỗi cá thể. Vai trò chúng mang đến cho ta có cả những ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu
cực, chúng có thể giúp ta có thêm sức mạnh và ý chí để đạt được mục tiêu, nhưng cũng khiến ta có
những suy nghĩ và hành động không đúng mực khi bị cảm xúc và động cơ lấn át.

- Với sự phát triển vượt trội của công nghệ, thì sức ảnh hưởng của chúng mang lại cũng vô cùng to
lớn. Công nghệ ảnh hưởng lên động cơ và cảm xúc theo hai mặt tích cực và tiêu cực. Khi biết sử
dụng hợp lí, khai thác đúng mặt tốt của chúng, thì chúng ta sẽ thấy được nhiều tiện ích cũng như
giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống của chúng ta. Chúng thúc đẩy bản thân ta tìm tỏi những
thông tin xung quanh, giúp phát triển tư duy trau dồi kiến thức, cũng như hỗ trợ bản thân phát triển
toàn diện ở mọi mặt. Nhưng một khi đã quá lạm dụng vào chúng thì hệ quả mang lại cho chúng ta
sẽ vô cùng nghiêm trọng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Nhập môn Tâm lý học UEH


2. Phạm Hoàng Tài – Tâm lý học đại cương (Chương 7: Động cơ và Cảm xúc).
TìmTàiLiệu.vn, từ: https://timtailieu.vn/tai-lieu/bai-giang-chuong-7-dong-co-va-xuc-cam-
48295/
3. Nguyễn Thu Hà – Công nghệ tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đối với cuộc sống
của chúng ta. VNReview, từ: https://vnreview.vn/thread/cong-nghe-tac-dong-tich-cuc-va-
tieu-cuc-nhu-the-nao-doi-voi-cuoc-song-cua-chung-ta.492581209343501
4. Diễn đàn văn nghệ công an – Cảm xúc thời công nghệ. CôngAnNhânDân Online, từ:
https://cand.com.vn/dien-dan-van-nghe-cong-an/cam-xuc-thoi-cong-nghe-i712429/
5. Bảo Châu (Nguồn tcsuckhoe.com) – Giao tiếp thời công nghệ ảnh hưởng như thế nào đến
sức khỏa tâm lý con người. Sapuwa Since 1992, từ: https://sapuwa.com/giao-tiep-thoi-cong-
nghe-anh-huong-nhu-the-nao-den-suc-khoe-tam-ly-con-nguoi.html
11

6. Nguyến Thanh Liêm – Lạm đụng công nghệ khiến con người chai lì cảm xúc, lười sáng tạo.
Báo Thanh Niên, từ: https://thanhnien.vn/lam-dung-cong-nghe-khien-con-nguoi-chai-li-
cam-xuc-luoi-sang-tao-1851501169.htm

You might also like