Cao Trâm Anh - Báo Cáo - Bài 5

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

Cao Trâm Anh – 47.01.102.

001
Lớp: PHYS141101
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG 1
Bài 5: XÁC ĐỊNH BƯỚC SÓNG VÀ VẬN TỐC TRUYỀN SÓNG ÂM BẰNG
PHƯƠNG PHÁP SÓNG DỪNG
Ngày làm thí nghiệm: 6/4/2023 – 7h30
1. Mục đích
Xác định bước sóng và vận tốc truyền sóng âm trong không khí
2. Tên bài thí nghiệm
Bài 5: Xác định bước sóng và vận tốc truyền sóng âm bằng phương pháp sóng dừng
3. Giới thiệu chung
Bài thí nghiệm này giúp bạn củng cố các kiến thức liên quan đến sự truyền sóng âm, kiểm
nghiệm lại các tính chất của sóng dừng thông qua việc xác định bước sóng và vận tốc
truyền âm trong không khí bằng phương pháp sóng dừng.
Bài thí nghiệm được bố trí với các dụng cụ thí nghiệm chính như sau:
-Ống cộng hưởng âm bằng thủy tinh hữu cơ trong suốt
-Piston bằng thép bọc nhựa, có thể dịch chuyển dọc theo ống nhờ hệ thống dây kéo và ròng
rọc.
-Loa điện động 8Ω 15𝑊, có vỏ bảo vệ
-Microphone áp điện
-Máy phát tần số
 Tóm tắt lý thuyết:
a) Sóng dừng là gì?
Sóng dừng là hiện tượng giao thoa của hai sóng kết hợp có cùng biên độ, truyền ngược
chiều nhau trên cùng một phương, tạo nên các bụng sóng (điểm có biên độ dao động cực
đại) phân bố xen giữa các nút sóng (điểm không dao động).
b) Viết phương trình truyền sóng trong môi trường đàn hồi. Nêu rõ ý nghĩa vật
lý của phương trình này.
- Phương trình truyền sóng trong môi trường đàn hồi theo chiều Ox có dạng:
𝜕2 𝑈 2
𝜕2 𝑈
=𝑣
𝜕𝑡 2 𝜕𝑥 2
- Ý nghĩa vật lý: Khi một phân tử trong môi trường đàn hồi dao động quang vị trí cân
bằng, do tính chất đàn hồi, nó kéo các phần tử lân cận theo phương truyền sóng x
dịch khỏi vị trí cân bằng. Và cứ thế sóng được lan truyền trong môi trường đàn hồi
với vận tốc v.
c) Tìm hiểu biểu thức xác định biên độ của sóng dừng và điều kiện cộng hưởng
sóng dừng trong ống một đầu hở và trong ống hai đầu hở, từ đó suy ra vị trí
của các nút và các bụng của sóng dừng trong mỗi trường hợp
 Tại điểm N (trên mặt piston):
- Sóng tới có tần số f gây ra một dao động có dạng:
𝑥1𝑁 = 𝑎0 𝑠𝑖𝑛(2𝜋𝑓𝑡)
- Gặp bề mặt piston, sóng phản xạ tại N ngược pha và cùng biên độ sóng tới:
𝑥2𝑁 = −𝑎0 𝑠𝑖𝑛(2𝜋𝑓𝑡)
- Chúng triệt tiêu hoàn toàn li độ của nhau:
𝑥𝑁 = 𝑥1𝑀 + 𝑥2𝑁 = 0
 Tại điểm M (cách N một khoảng y=MN):
Vì sóng âm truyền đi trong không khí với vận tốc là v, nên dao động do sóng tới (từ nguồn
𝑦
âm Đ) gây ra tại điểm M sẽ sớm pha một lượng Δ𝑡 = so với dao động tại N, tức là dao
𝑣
động do sóng tới gây ra tại điểm M ở thời điểm t sẽ giống hệt dao động tại điểm N ở thời
điểm (t+y/v) nghĩa là:
𝑦
𝑥1𝑁 = 𝑎0 𝑠𝑖𝑛(2𝜋𝑓𝑡 + )
𝑣
Ngược lại, dao động do sóng phản xạ (từ mặt Piston) gây ra tại điểm M sẽ chậm pha một
lượng Δ𝑡 = 𝑦/𝑣 so với dao động tại điểm N, tức là dao động tại điểm M ở thời điểm t sẽ
giống hệt dao động tại điểm N ở thời điểm (t-y/v):
𝑦
𝑥2𝑁 = 𝑎0 𝑠𝑖𝑛(2𝜋𝑓𝑡 − )
𝑣
Như vậy sóng tổng hợp tại điểm M sẽ bằng :
𝑦
𝑥𝑀 = 𝑥1𝑀 + 𝑥2𝑀 = 2𝑎0 𝑠𝑖𝑛 (2𝜋 ) 𝑐𝑜𝑠(2𝜋𝑓𝑡)
𝑣
Biểu thức xác định biên độ của sóng dừng:
𝑦
𝑎 = |2𝑎0 𝑠𝑖𝑛 (2𝜋 )|
𝑣
 1 đầu kín, 1 đầu hở:
- Biên độ sóng dừng đạt cực đại tại các bụng sóng
1 𝜆
𝑦 = (𝑘 + ) 𝑣ớ𝑖 𝑘 = 0,1,2, …
2 2
- Biên độ sóng đạt cực tiểu tại các nút sóng:
𝜆
𝑦=𝑘 𝑣ớ𝑖 𝑘 = 0,1,2, …
2
- Điều kiện cộng hưởng sóng dừng trong ống một đầu hở:
𝜆
𝐿 = (2𝑘 + 1) , 𝑘 = 0,1,2, …
4
- Điều kiện cộng hưởng sóng dừng trong ống hai đầu hở:
𝜆
𝐿 = 𝑘 , 𝑘 = 0,1,2, …
2
4. Bố trí thiết bị, dụng cụ thí nghiệm
 Nhiệm vụ học tập 1: Bạn hãy nêu tên và công dụng của các dụng cụ thí
nghiệm đánh số từ 1 đến 7 trong hình 5.1
STT Tên dụng cụ Công dụng
1 Bộ chỉ thị cường độ âm Nhân cường độ âm và cho biết
cường độ âm đang lớn hay bé
2 Giá thí nghiệm bằng thép Inox có chân đế Dùng để điều chỉnh lên xuống và
bằng thép, có vít điều chỉnh cân bằng cân bằng
3 Máy phát tần số hiện thị số 0,2Hz-2MHz, Tạo tần số dao động cho loa điện
mã số VC2002 dao động
4 Microphone áp điện
5 Ống cộng hưởng âm bằng thủy tinh hữu cơ Là vùng không gian truyền sóng
trong suốt, đường kính 40mm, dài 100cm, âm
có gắn thước thẳng dài 1000mm, hai đầu hở
6 Loa điện động 8Ω 15𝑊, có vỏ bảo vệ Để phát âm thanh tạo dao động
âm trong ống
7 Bộ khuếch đại tín hiệu Micro EC-253, có Để điều chỉnh độ to của âm
hiển thị kim, hiển thị số, hoặc hiển thị trên
dao động kí điện tử

 Nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu cách sử dụng máy phát tần số VC2002.
1- Núm xoay tần số (F.Adj) : dùng điều chỉnh tần số tín hiệu ra trong phạm vi thang đã
chọn.
2- Núm xoay biên độ (A.Adj) : dùng điều chỉnh biên độ tín hiệu ra.
3- Núm xoay nghiêng tín hiệu (D.Adj) : Dùng cân chỉnh dạng tín hiệu hình sin, điều
chỉnh tạo dạng cho tín hiệu răng cưa từ tín hiệu hình tam giác.
4- Lỗ cắm đồng trục cho tín hiệu ra.
5- Nút nhấn suy giảm tín hiệu ra 20dB và 40dB.
6- Nút nhấn dùng để chọn dạng sóng:
“1” : Hình sin
“1” : Xung vuông
“1” : Tam giác, răng cưa
7- Nút nhấn chọn thang tần số, có 7 dải tần, được hiển thị bởi các con số từ 1 đến 7
“1” : 0.2- 2 Hz
“2” : 2- 20 Hz
“3” : 20 - 200 Hz
“4” : 200 - 2000 Hz
“5” : 2 - 20 kHz
“6” : 20- 200 kHz
“7” : 200 - 2000 kHz Trong bài thí nghiệm này, ta chỉ dùng thang “3” và “4”.
8- Nút nhấn “RUN” cho máy hoạt động, thực hiện tất cả các lệnh, thang đo đã đặt.
9- Nút nhấn “RESET” : dùng để thiết lập lại trạng thái “0” ban đầu.
10- Cửa sổ hiển thị số, có 3 chữ số, để hiển thị biên độ điện áp tín hiệu ra theo đơn vị V
và mV.
11- Cửa sổ hiển thị số, có 6 chữ số, dùng để hiển thị Mode hoạt động (1-3: dạng sóng)
, số chỉ thang tần số (1-7), và giá trị tần số tín hiệu ra được thiết lập sau khi nhấn
nút “RUN”. * Mặt sau có: Công tắc nguồn và dây cắm 220V, 50Hz.
5. Thực hiện đo đạc
5.1. Ống một đầu kín, một đầu hở
Giai đoạn 1: SETUP
- Nhấn nút chọn dạng sóng ở số “1” để chọn dạng sóng sin, nhấn nút chọn thang tần
số ở số “4” để chọn thang 20-2000Hz. Nhấn nút “RUN” để chạy các chức năng vừa
được thiết lập. Xoay núm chỉnh “nghiêng” tín hiệu về vị trí giữa.
- Xoay núm điều chỉnh tần số đến tần số f = 500Hz.
- Xoay núm chỉnh biên độ để âm thanh phát ra từ loa điện động vừa đủ nghe. + Bật
công tắc điện cho bộ khuếch đại EC-253 hoạt động.
Giai đoạn 2: Khảo sát hiện tượng cộng hưởng sóng dừng trong ống một đầu kín một đầu
hở.
- Bước 1: Quay pouli để thả từ từ piston xuống sao cho mặt đáy của piston nằm gần
sát miệng ống.
- Bước 2: Kéo từ từ piston lên để tăng dần độ dài của cột không khí trong ống. Lắng
nghe âm thanh phát ra đồng thời quan sát kim chỉ thị trên bộ khuếch đại EC-253,
tới khi kim chỉ thị lệch sang phải (cực đại) thì dừng lại. Khi đó âm thanh nghe được
là to nhất. Đọc và ghi lại giá trị chiều cao L1 của đáy piston khi này.
- Bước 3: Kéo tiếp piston lên để tìm vị trí âm thanh nghe được to nhất (cực đại) tiếp
theo. Đọc và ghi lại giá trị chiều cao L2 của đáy piston khi này. Thực hiện các thao
tác trên 3 lần. Lặp lại thí nghiệm với các âm có tần số 600Hz, 700Hz.
5.2. Ống hai đầu hở
- Bước set up tương tự ống một đầu hở một đầu kín.
- Xoay pouli để nâng piston lên và lấy nó ra khỏi ống, ta có một ống hai đầu hở dài
1000mm.
- Điều chỉnh máy phát tần số từ 150 Hz – 1000 Hz quan sát kim chỉ thị trong bộ
khuếch đại MC-253 , sau đó ghi lại tần số âm thanh nghe được to nhất.
6. Kết quả và thảo luận
6.1. Ống một đầu kín, một đầu hở
 𝒇𝟏 = (𝟓𝟎𝟎 ± 𝟏)𝑯𝒛
Lần đo 𝐿1 (𝑚𝑚) 𝐿2 (𝑚𝑚) 𝑑1 = 𝐿2 − 𝐿1 ∆𝑑1
1 166 511 345 0,3
2 167 512 345 0,3
3 167 513 346 0,7
Trung bình 345,3 0,43
∆𝑑𝑑𝑐 = ∆𝐿1 + ∆𝐿2 = 2𝑚𝑚
∆𝑑1 = ̅̅̅̅̅
∆𝑑1 + ∆𝑑𝑑𝑐 = 0,43 + 2 = 2,43𝑚𝑚
𝑑1 = ̅̅̅
𝑑1 ± ∆𝑑1 = (345,3 ± 2,43)𝑚𝑚
- Giá trị trung bình của 𝜆1 :
𝜆̅1 = 2𝑑
̅̅̅1 = 2.345,3 = 690,6. 10−3 𝑚

- Sai số tuyệt đối của 𝜆1 :


Δ𝜆1 = 2Δ𝑑1 = 2.2,43 = 4,86. 10−3𝑚
⇒ 𝜆1 = 𝜆̅1 ± ∆𝜆1 = (690,6 ± 4,86). 10−3 𝑚
- Giá trị trung bình của 𝑣1 :
̅̅̅1 = 𝜆̅1 . 𝑓̅1 = 690,6. 10−3. 500 = 345,3𝑚/𝑠
𝑣
- Sai số tương đối của 𝑣1 :
Δ𝑣1 Δ𝜆1 Δ𝑓1 4,86 1
𝜀Δ𝑣1 = = ̅ + = + = 0,9%
𝑣1
̅̅̅ 𝜆1 𝑓̅1 690,6 500
- Sai số tuyệt đối của 𝑣1 :
Δ𝑣1 = 𝜀Δ𝑣1 . 𝑣
̅̅̅1 = 0,9%. 345,3 = 3,1𝑚/𝑠
̅̅̅1 ± ∆𝑣1 = (345,3 ± 3,1)𝑚/𝑠
⇒ 𝑣1 = 𝑣
 𝒇𝟐 = (𝟔𝟎𝟎 ± 𝟏)𝑯𝒛
Lần đo 𝐿1 (𝑚𝑚) 𝐿2 (𝑚𝑚) 𝑑2 = 𝐿2 − 𝐿1 ∆𝑑2
1 139 430 291 0,3
2 138 432 294 2,7
3 141 430 289 2,3
Trung bình 291,3 1,77
∆𝑑𝑑𝑐 = ∆𝐿1 + ∆𝐿2 = 2𝑚𝑚
̅̅̅̅̅2 + ∆𝑑𝑑𝑐 = 1,77 + 2 = 3,77𝑚𝑚
∆𝑑2 = ∆𝑑
̅̅̅2 ± ∆𝑑2 = (291,3 ± 3,77)𝑚𝑚
𝑑2 = 𝑑
- Giá trị trung bình của 𝜆2 :
̅̅̅ ̅̅̅2 = 2.291,3 = 582,6. 10−3 𝑚
𝜆2 = 2𝑑
- Sai số tuyệt đối của 𝜆2 :
Δ𝜆2 = 2Δ𝑑2 = 2.3,77 = 7,54. 10−3 𝑚
⇒ 𝜆2 = ̅̅̅
𝜆2 ± ∆𝜆2 = (582,6 ± 7,54). 10−3 𝑚
- Giá trị trung bình của 𝑣2 :
𝑣2 = ̅̅̅
̅̅̅ 𝜆2 . 𝑓̅2 = 582,6. 10−3 . 600 = 349,6𝑚/𝑠
- Sai số tương đối của 𝑣2 :
Δ𝑣2 Δ𝜆2 Δ𝑓2 7,54 1
𝜀Δ𝑣2 = = ̅̅̅ + = + = 1,5%
𝑣2
̅̅̅ 𝜆2 𝑓̅2 582,6 600
- Sai số tuyệt đối của 𝑣2 :
Δ𝑣2 = 𝜀Δ𝑣2 . ̅̅̅
𝑣2 = 1,5%. 349,6 = 5,2𝑚/𝑠

𝑣2 ± ∆𝑣2 = (349,6 ± 5,2)𝑚/𝑠


⇒ 𝑣2 = ̅̅̅
 𝒇𝟑 = (𝟕𝟎𝟎 ± 𝟏)𝑯𝒛
Lần đo 𝐿1 (𝑚𝑚) 𝐿2 (𝑚𝑚) 𝑑3 = 𝐿2 − 𝐿1 ∆𝑑3
1 165 415 250 0,7
2 164 414 250 0,7
3 165 413 248 1,3
Trung bình 249,3 0,9
∆𝑑𝑑𝑐 = ∆𝐿1 + ∆𝐿2 = 2𝑚𝑚
̅̅̅̅̅3 + ∆𝑑𝑑𝑐 = 0,9 + 2 = 2,9𝑚𝑚
∆𝑑3 = ∆𝑑
̅̅̅3 ± ∆𝑑3 = (249,3 ± 2,9)𝑚𝑚
𝑑3 = 𝑑
- Giá trị trung bình của 𝜆3 :
̅̅̅ ̅̅̅3 = 2.249,3 = 498,6. 10−3 𝑚
𝜆3 = 2𝑑
- Sai số tuyệt đối của 𝜆3 :
Δ𝜆3 = 2Δ𝑑3 = 2.2,9 = 5,8. 10−3 𝑚
⇒ 𝜆3 = ̅̅̅
𝜆3 ± ∆𝜆3 = (498,6 ± 5,8). 10−3 𝑚
- Giá trị trung bình của 𝑣3 :
𝑣3 = ̅̅̅
̅̅̅ 𝜆3 . 𝑓̅3 = 498,6. 10−3 . 700 = 349,0𝑚/𝑠
- Sai số tương đối của 𝑣3 :
Δ𝑣3 Δ𝜆3 Δ𝑓3 5,8 1
𝜀Δ𝑣3 = = + = + = 1,3%
𝑣3
̅̅̅ ̅̅̅
𝜆3 𝑓̅3 498,6 700
- Sai số tuyệt đối của 𝑣3 :
Δ𝑣3 = 𝜀Δ𝑣3 . ̅̅̅
𝑣3 = 1,3%. 349,0 = 4,5𝑚/𝑠

𝑣3 ± ∆𝑣3 = (349,0 ± 4,5)𝑚/𝑠


⇒ 𝑣3 = ̅̅̅
 Nhận xét: Vận tốc âm trong không khí trong 3 trường hợp tần số trên có giá trị gần
bằng nhau. Sai số tương đối trong phép đo là không quá lớn
6.2. Ống hai đầu hở
Lần đo Mode cơ bản Mode bậc 1 Mode bậc 2 Mode bậc 3
𝑓1 ∆𝑓1 𝑓2 ∆𝑓2 𝑓3 ∆𝑓3 𝑓4 ∆𝑓4
1 165 0,3 330 0 494 1 661 0,7
2 166 0,7 329 1 496 1 663 1,3
3 165 0,3 331 1 495 0 661 0,7
Trung 165,3 0,43 330,0 0,67 495,0 0,67 661,7 0,9
bình
- Mode cơ bản:
∆𝑓1 = ̅̅̅̅
∆𝑓1 + ∆𝑓𝑑𝑐 = 0,43 + 1 = 1,43𝐻𝑧
2𝐿̅ 2.1
𝑣
̅̅̅1 = . 𝑓̅1 = . 165,3 = 330,6𝑚/𝑠
𝑘 1
∆𝐿 ∆𝑓1 1 1,43
𝜀= + = + = 1%
𝐿̅ 𝑓̅1 1000 165,3
∆𝑣1 = 𝜀. 𝑣
̅̅̅1 = 1%. 330,6 = 3,3𝑚/𝑠
̅̅̅1 ± ∆𝑣1 = (330,6 ± 3,3)𝑚/𝑠
⇒ 𝑣1 = 𝑣
- Mode bậc 1:
∆𝑓2 = ̅̅̅̅̅
∆𝑓2 + ∆𝑓𝑑𝑐 = 0,67 + 1 = 1,67𝐻𝑧
2𝐿̅ 2.1
𝑣2 =
̅̅̅ . 𝑓̅2 = . 330,0 = 330,0𝑚/𝑠
𝑘 2
∆𝐿 ∆𝑓2 1 1,67
𝜀= + = + = 0,6%
𝐿̅ 𝑓̅2 1000 330,0
∆𝑣2 = 𝜀. ̅̅̅
𝑣2 = 0,6%. 330,0 = 2,0𝑚/𝑠
𝑣2 ± ∆𝑣2 = (330,0 ± 2,0)𝑚/𝑠
⇒ 𝑣2 = ̅̅̅
- Mode bậc 2:
∆𝑓3 = ̅̅̅̅̅
∆𝑓3 + ∆𝑓𝑑𝑐 = 0,67 + 1 = 1,67𝐻𝑧
2𝐿̅ 2.1
𝑣3 =
̅̅̅ . 𝑓̅3 = . 495,0 = 330,0𝑚/𝑠
𝑘 3
∆𝐿 ∆𝑓3 1 1,67
𝜀= + = + = 0,4%
𝐿̅ 𝑓̅3 1000 495,0
∆𝑣3 = 𝜀. ̅̅̅
𝑣3 = 0,4%. 330,0 = 1,3𝑚/𝑠
𝑣3 ± ∆𝑣3 = (330,0 ± 1,3)𝑚/𝑠
⇒ 𝑣3 = ̅̅̅
- Mode bậc 3:
∆𝑓4 = ̅̅̅̅
∆𝑓4 + ∆𝑓𝑑𝑐 = 0,9 + 1 = 1,9𝐻𝑧
2𝐿̅ 2.1
𝑣̅4 = . 𝑓̅4 = . 661,7 = 330,8𝑚/𝑠
𝑘 4
∆𝐿 ∆𝑓4 1 1,9
𝜀= + = + = 0,4%
𝐿̅ 𝑓̅4 1000 661,7
∆𝑣4 = 𝜀. 𝑣̅4 = 0,4%. 330,8 = 1,3𝑚/𝑠
⇒ 𝑣4 = 𝑣̅4 ± ∆𝑣4 = (330,8 ± 1,3)𝑚/𝑠
 Nhận xét: Vận tốc truyền sóng âm trong không khí ứng với các mode cộng hưởng
cơ bản, bậc 1, bậc 2, bậc 3 có giá trị gần bằng nhau
7. Tài liệu thao khảo
1.Tổ Vật lý Đại cương (2023). Tài liệu Thí nghiệm Vật lý Đại cương 1. Khoa Vật lý,
trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
2.Tổ Vật lý Đại cương (2020). Tài liệu bổ trợ Học phần thực hành Vật lý Đại cương.
Khoa Vật lý, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

You might also like