ÔN TẬP HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT (NAM SÁCH)

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 19

HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP ĐOẠN TRÍCH

“HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” – LƯU QUANG VŨ


ĐỀ 1
Đọc đoạn trích sau:
Hồn Trương Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy) Không! Không! Tôi
không muốn sống như thế này mãi! (nhìn chân tay, thân thể) Tôi chán cái chỗ ở không
phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ
mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được
tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!
(Tới đây, bắt đầu lớp kịch “Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác”. Trên sân khấu, hồn
Trương Ba tách ra khỏi xác anh hàng thịt và hiện hình lờ mờ trong dáng nhân vật
Trương Ba thật. Thân xác bằng thịt vẫn ngồi nguyên trên chõng và lúc này chỉ còn là thân
xác.)
Xác hàng thịt: (bắt đ) Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ
kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là thân xác...
Hồn Trương Ba: A, mày cũng biết nói kia à? Vô lý, mày không thể biết nói! Mày
không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u đui mù...
Xác hàng thịt: Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi,
đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm,
lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy!
Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết,
không có tư tưởng, không có cảm xúc.
Xác hàng thịt: Có thật thế không?
Hồn Trương Ba: Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú
nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…
Xác hàng thịt: Tất nhiên, tất nhiên. Sao ông không kể tiếp: Khi ông ở bên nhà tôi...
Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại... Đêm
hôm đó, suýt nữa thì...
Hồn Trương Ba: Im đi! Đấy là mày chứ, chân tay mày, hơi thở của mày...
Xác hàng thịt: Thì tôi có ghen đâu! Ai lại ghen với chính thân thể mình nhỉ! Tôi chỉ
trách là sao đêm ấy ông lại tự dưng bỏ chạy, hoài của!... Này, nhưng ta nên thành thật với
nhau một chút: Chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì? Hà hà, cái món tiết canh, cổ hũ,
khấu đuôi, và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc sao? Để thoả
mãn tôi, chẳng lẽ ông không tham dự vào chút đỉnh gì? Nào, hãy thành thật trả lời!
Hồn Trương Ba: Ta... ta... đã bảo mày im đi!
Xác hàng thịt: Rõ là ông không dám trả lời. Giấu ai chứ không thể giấu tôi được!
Hai ta đã hoà với nhau làm một rồi!
Hồn Trương Ba: Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch,
thẳng thắn...
Xác hàng thịt: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi
hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn?
Hồn Trương Ba: (bịt tai lại) Ta không muốn nghe mày nữa!
Xác hàng thịt: (lắc đầu) Ông cứ việc bịt tai lại! Chẳng có cách nào chối bỏ tôi
được đâu! Mà đáng lẽ ông phải cảm ơn tôi. Tôi đã cho ông sức mạnh. Ông có nhớ hôm

1
ông tát thằng con ông toé máu mồm máu mũi không? Cơn giận của ông lại có thêm sức
mạnh của tôi... Ha ha!
Hồn Trương Ba: Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo.
Xác hàng thịt: Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục! Đâu phải
lỗi tại tôi... (buồn rầu) Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quý
trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc
xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân... Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm
nhận thế giới này qua những giác quan của tôi... Khi muốn hành hạ tâm hồn con người,
người ta xúc phạm thể xác… Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ
tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi
khổ sở, nhếch nhác... Mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là
tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ!
Hồn Trương Ba: Nhưng... Nhưng...
Xác hàng thịt: Hãy công bằng hơn, ông Trương Ba ạ! Từ nãy tới giờ chỉ có ông
nặng lời với tôi, chứ tôi thì vẫn nhã nhặn với ông đấy chứ (thì thầm) Tôi rất biết cách
chiều chuộng linh hồn...
Hồn Trương Ba: Chiều chuộng?
Xác hàng thịt: Chứ sao? Tôi thông cảm với những “trò chơi tâm hồn của ông”.
Nghĩa là: Những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên
trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi. Làm
xong điều xấu gì ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Tôi biết: Cần phải để
cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện! Hà hà, miễn là... ông vẫn
làm đủ mọi việc để thoả mãn những thèm khát của tôi!
Hồn Trương Ba: Lí lẽ của anh thật ti tiện!
Xác hàng thịt: Ấy đấy, ông bắt đầu gọi tôi là anh rồi đấy! Có phải lí lẽ của tôi đâu,
tôi chỉ nhắc lại những điều ông vẫn tự nói với mình và với người khác đấy chứ! Đã bảo
chúng ta tuy hai mà một!
Hồn Trương Ba: (như tuyệt vọng) Trời!
Xác hàng thịt: (an ủi) Ông đừng nên tự dằn vặt làm gì! Tôi đâu muốn làm khổ ông,
bởi tôi cũng rất cần đến ông. Thôi, đừng cãi cọ nhau nữa! Chẳng còn cách nào khác đâu!
Phải sống hoà thuận với nhau thôi! Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi này!
(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2018, tr. 143,144,145,146).
Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt trong đoạn trích trên.
HƯỚNG DẪN
I. Mở bài:
– Lưu Quang Vũ là được mệnh danh là “cây bút vàng” của sân khấu Việt Nam những năm
80 của thế kỷ 20. Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được viết năm 1981, và là vở
kịch nói đầu tiên mang ra nước ngoài công diễn.
- Bằng ngòi bút giàu chất triết lý, Lưu Quang Vũ đã thổi vào tích xưa một luồng gió mới.
Kịch bản của ông không đơn thuần là chuyện vay mượn xác – tái sinh. Đặt vấn đề về lẽ
sống con người qua nỗi khổ “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, qua mâu thuẫn giữa
tâm hồn (thanh cao) và thể xác (phàm tục), vở kịch mang chứa những triết lý nhân sinh.
“Tôi muốn là tôi toàn vẹn”, bởi sống nhờ, sống giả, sống không phải là mình, đó là bi kịch
đau đớn nhất của con người.
2
II. Thân bài
1.Khái quát chung về tác phẩm, đoạn trích
2. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt:
– Hồn Trương Ba:
+ Tâm thế của hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại: Lời thoại của Hồn Trương Ba ở đầu
đoạn trích đã bộc lộ rõ tâm trạng vừa chán ngán, vừa sợ hãi cái thân xác mà ông đang vay
mượn: “Tôi chán cái chỗ không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh
càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta muốn rời xa mi ngay tức khắc! Nếu cái hồn của ta có
hình thù riêng nhỏ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!”.
=> Ước muốn của Hồn Trương Ba đã được thỏa nguyện. Sự phân tách và đối đầu giữa
Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt trước hết có thể hiểu là sự tranh cãi quyết liệt giữa một
bên là Hồn Trương Ba (tượng trưng cho sự cao khiết, cho đạo đức, cho “phần Người” chân
chính của mỗi con người) và một bên là Xác hàng thịt (tượng trưng cho bản năng, cho
những ham muốn trần tục, là “phần Con” tầm thường ẩn nấp trong mỗi con người).
+ Hồn có cơ hội bày tỏ tâm trạng uất ức, tức giận vì phải chung sống với Xác thô lỗ, tầm
thường, dung tục. Hồn không che giấu sự coi thường, khinh bỉ đối với Xác, “kẻ âm u đui
mù, không cảm xúc, không tư tưởng, không có tiếng nói”; kẻ có nhu cầu vật chất thấp kém
gần với con thú (thèm ăn ngon, thèm rượu thịt), sức mạnh thể chất gắn với sự tàn bạo…
+ Hồn cũng phủ nhận sự lệ thuộc của linh hồn vào xác thịt, khẳng định linh hồn có đời
sống riêng: “nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”…
=> Tưởng rằng, Hồn sẽ phần nào giải tỏa được nỗi đau khổ bị dồn nén bấy lâu khi có cơ
hội cất lên tiếng nói của mình.
– Xác hàng thịt:
+ Tâm thế của xác hàng thịt trong cuộc đối thoại: Xác không bị động, nhún nhường.
Ngược lại, Xác có thái độ khi thì ngạo nghễ, thách thức, khi thì ranh mãnh với những câu
hỏi mang tính phản biện đầy bỡn cợt, châm chọc.
+ Xác âm u, đui mù nhưng có thể lấn át, sai khiến, thậm chí đồng hóa linh hồn cao khiết.
Hồn không thể còn nguyên vẹn, trong sạch, khi phải chung sống và chiều theo những đòi
hỏi của xác thịt dung tục (Hồn Trương Ba đã có cảm giác xao xuyến, khao khat khi đứng
bên vợ hàng thịt, đến nỗi chân tay run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại, đã có cảm xúc
lâng lâng trước các món ăn mà ông cho là dung tục như tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi, đã sử
dụng vũ lực mà ông cho là tàn bạo để tát thằng con toé máu mồm, máu mũi… Rõ ràng,
Hồn Trương Ba đã nhiễm những thói hư tật xấu của xác hàng thịt).
=> Như vậy, Hồn Trương Ba đau đớn, dằn vặt, khao khát khẳng định mình vẫn là mình,
nhưng cuối cùng phải thừa nhận rằng, mình đang sống nhờ thể xác kẻ khác và bị thể xác
đó điều khiển, dẫn đến sự tha hoá không có cách gì chuyển biến được. Bi kịch của Hồn
Trương Ba, vì thế, không những không được giải tỏa, mà còn trở nên đau đớn, xót xa hơn.
+ Trước đó, Hồn Trương Ba cho mình là cao khiết và coi thường, khinh bỉ Xác hàng thịt,
thậm chí uất ức vì phải chung sống với Xác HT. Nhưng Xác hàng thịt đã chỉ ra thói hư tật
xấu trong Hồn Trương Ba “Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông cứ vin vào cớ linh
hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn để rồi bỏ bê thân xác mãi khổ sở nhếch
nhác” và “làm xong điều xấu gì, ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Tôi
biết: cần phải để cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện” . Đồng
thời, Xác hàng thịt đã bày tỏ những bất công mà mình phải gánh chịu khi sống với linh
hồn Trương Ba: bị xúc phạm, bị bỏ bê …vì những lý do không chính đáng.
3
=> Những lý lẽ và dẫn chứng mà Xác đưa ra khiến Hồn không thể phủ nhận được.
3. Đánh giá
3.1.Nghệ thuật
- Sự kết hợp giữa nội dung hiện thực với yếu tố kì ảo
- Nghệ thuật tạo tình huống và dẫn dắt xung đột kịch
- Sắc thái đa dạng của lời thoại khiến cho tâm lí nhân vật được bộc lộ rõ nét, sát với đặc
trưng thể loại
- Ngôn ngữ kịch giàu chất triết lí, giọng điệu tranh biện độc đáo.
3.2.Ý nghĩa:
– Cuộc đối thoại căng thẳng, quyết liệt giữa hồn và xác mang ý nghĩa sâu sắc.
– Trước hết, ở góc độ Hồn Trương Ba, ta nhận ra khát vọng sống cao thượng, thánh thiện
của con người, khi bị những cám dỗ vật chất phàm tục làm cho tha hoá, biến chất.
– Ở góc độ Xác hàng thịt, ta nhận ra những nếp nghĩ sai lầm của con người: đó là thói
quen đề cao tinh thần mà coi thường vật chất, tự ru ngủ mình trong những giấc mơ cao
thượng mà quên đi rằng, cần phải thiết lập mối quan hệ hoà hợp, gắn bó giữa chúng.
=> Hồn và Xác là những ẩn dụ nghệ thuật lớn, và cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác là một
tình huống kịch đặc sắc, tô đậm bi kịch “bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo”, sự thiếu
hài hòa, không thống nhất trên các phương diện: linh hồn và thể xác, vật chất và tinh thần,
nội dung và hình thức, bản năng và lý tưởng, cao cả và tầm thường…ở mỗi con người.
– Kết thúc cuộc đối thoại, Hồn Trương Ba dằn vặt, đau đớn, hoang mang, tuyệt vọng trở
về cuộc sống trái với chính mình. Chi tiết “Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng
thịt, ngồi lặng lẽ bên chõng” diễn tả cô đọng tính chất căng thẳng của xung đột kịch: mâu
thuẫn không những không được giải quyết mà còn được đẩy lên đến một mức cao hơn.
III. Kết bài:
– Ý nghĩa triết lý về đạo đức và nhân sinh qua đoạn trích
- Khẳng định tài năng, đóng góp của tác giả
ĐỀ 2:
Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với người thân trong đoạn trích
“Hồn Trương ba, da hàng thịt” (Trích vở kịch cùng tên) của Lưu Quang Vũ. Từ đó
nhận xét thông điệp của nhà viết kịch?
HƯỚNG DẪN
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tk mở bài chung
- Giới thiệu đoạn trích: Trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” Lưu Quang Vũ
đã dựng lên các cuộc đối thoại để đẩy xung đột nội tâm của hồn Trương Ba lên đến tận
cùng buộc phải giải quyết. Từ đó ý nghĩ tư tưởng, những triết lí nhân sinh được phát biểu
một cách sâu sắc, thấm thía. Trong đó, cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân
cũng đem đến rất nhiều ý nghĩa cho vở kịch.
II. Thân bài
1. Khái quát: Giới thiệu về hồn Trương Ba
Trương Ba là một ông lão làm vườn 60 tuổi, có tài đánh cờ, giỏi làm vườn, có tâm
hồn thanh cao trong sạch. Do sự sơ xuất, tắc trách Nam Tào, Bắc Đẩu mà ông bị bắt chết
nhầm. Sự sửa sai của Nam Tào, Bắc Đẩu theo lời khuyên của Đế Thích nhằm trả lại công
bằng cho Trương Ba lại đẩy Trương Ba vào một nghịch cảnh vô lí hơn. Con người vốn là
một tổng thể thống nhất, vậy mà Trương Ba lại phải trú nhờ linh hồn minh trong thân xác
4
của người khác, bi kịch hồn này, xác nọ “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”. Sống
lại trong thể xác hàng thịt, Hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái, phải sống, nhân vật
hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với bạn bè, cả những người thân trong gia đình và
tự chán ghét chính mình. Bản thân Trương Ba cũng bị lây nhiễm một số thói xấu cùng với
những nhu cầu vốn không phải của bản thân ông… Những điều đó làm Trương Ba vô cùng
đau khổ. Ông đau đớn, chán chường trước cuộc sống không thật là mình. Trước cuộc đối
thoại của hồn Trương Ba với người thân là màn đối thoại của hồn Trương Ba với xác hàng
thịt. Trong cuộc đối thoại ấy, xác hàng thịt đã lấn lướt, sỉ nhục hồn Trương Ba làm hồn
Trương Ba vốn đã rất đau khổ, bức bối vì sống không phải là mình càng trở nên đau khổ
và bế tắc hơn. Kết thúc cuộc đối thoại, hồn Trương Ba dằn vặt, đau đớn, hoang mang,
tuyệt vọng trở về cuộc sống trái với chính mình, chấp nhận trở lại xác hàng thịt trong nỗi
đau khổ, tuyệt vọng và trở thành người thua cuộc. Chi tiết “Hồn Trương Ba bần thần nhập
lại vào xác hàng thịt, ngồi lặng lẽ bên chõng” đã diễn tả cô đọng tính chất căng thẳng của
xung đột kịch và sự bế tắc của hồn Trương Ba. Bi kịch của hồn Trương Ba càng trở nên
đau đớn hơn trong cuộc đối thoại với người thân.
2. Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân
- Gia đình là một mái ấm mà ở đó, ta nhận được tình yêu thương của những người
thân. Những lúc mệt mỏi, vấp ngã, nơi đầu tiên ta muốn tìm về là gia đình, người đầu tiên
ta muốn chia sẻ, giãi bày là những người thân, bởi họ luôn ở đó, yêu thương ta một cách
vô điều kiện. Khi bị rơi vào bi kịch đầy bế tắc, Trương Ba cũng tìm về với những người
thân yêu với mong muốn được chia sẻ.
- Nhưng khi đối mặt với họ, ông lại càng đau khổ, tuyệt vọng hơn. Những người thân
của ông đều cho rằng ông đã thay đổi khiến họ không còn nhận ra. Việc trò chuyện với họ
còn khiến Trương Ba chợt hiểu rằng ông đã làm cho người thân của mình đau khổ và họ
đang dần xa lánh ông. Hồn Trương Ba đau khổ gấp bội bởi vì với một người như Trương
Ba, không có gì đau đớn hơn khi chính mình làm người thân của mình đau khổ.
2.1. Cuộc đối thoại với vợ
Trong cái nhìn của người vợ, Trương Ba là người rất yêu thương vợ con. Nhưng bây
giờ bà nhận ra ông đã thay đổi quá nhiều:“ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba
làm vườn ngày xưa”. Ngay cả người vợ, người gần gũi nhất với ông nhất cũng đã không
còn hiểu nỗi lòng của ông, không còn nhận ra ông. Trương Ba bây giờ đâu còn là một
người làm vườn chăm chỉ, hết lòng thương yêu vợ con, quan tâm tới hàng xóm láng giềng
như ngày trước. Ông TBa được mọi người kính trọng đã chết rồi. Bởi vậy mà bây giờ, ông
cũng không dạy được con, để nó bán vườn đi mở thêm cửa hàng thịt. Người vợ mà ông
yêu thương cũng đòi bỏ ông mà đi. Với bà “đi đâu cũng được... còn hơn là thế này”.
Hóa ra, Trương Ba đã mang đến cho vợ bao nhiêu đớn đau, buồn tủi. Vì thương ông
nên bà đã nhường ông cho cô vợ hàng thịt nhưng những mâu thuẫn cứ ngày một nhiều để
rồi bà phải than với trời đất rằng “Cái thân tôi sao trời không bắt đi cho rảnh”. Bà sẽ đi
thật xa, đi biệt cấy thuê, làm mướn ở đâu cũng được để tránh xa thực tế đau khổ này. Kết
thúc đối thoại, bà vợ bỏ đi, hồn Trương Ba chỉ biết ngồi ôm đầu đau đớn.
2.2. Cuộc đối thoại với cháu gái
Cái Gái là cháu nội của Trương Ba thì phản ứng quyết liệt và dữ dội hơn nhiều.
Trong kí ức của nó, ông nội nó là người giỏi làm vườn, quý cây, khéo léo và nhân hậu.
Khi ông nội chết, đêm nào nó cũng khóc vì thương ông, nó cất giữ, nâng niu những vật
dụng của ông như đôi guốc gỗ, bó đóm thuốc lào, nhất là những cây cối trong vườn như
5
những kỉ vật về ông. Vì vậy nên với tâm hồn tuổi thơ trong sáng, không chấp nhận sự giả
dối, nó không thể chấp nhận việc người ông nó hết mực yêu thương lại ở trong thể xác anh
hàng thịt xa lạ, đáng ghét. Nó một mực không nhận ông: “Tôi không phải là cháu ông”,
“Ông nội tôi chết rồi”.
Trong mắt cái Gái cái kẻ có “bàn tay giết lợn”, bàn chân “to bè như cái xẻng” đã
làm “gãy tiệt cái chồi non” “giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm” làm sao lại có thể là
ông nội nó. Nó còn kể tội hồn Trương Ba đòi chữa diều cho cu Tị mà lại làm gãy nan, rách
cả diều khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc. Với nó “ông nội đời nào, thô
lỗ, phũ phàng như vậy”. Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt:
“Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”.
2.3. Cuộc đối thoại với con dâu
Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn và biết phải trái. Chị là người thấu hiểu và
thương bố chồng nhất. Chị thương ông hơn cả trước kia vì biết ông bây giờ “ khổ hơn xưa
nhiều lắm”. Nhưng chị cũng đau đớn mà thấy rằng tình cảnh gia đình bây giờ rất đáng
buồn “như sắp tan hoang ra cả”. Chính chị cũng không thể nhận ra bố chồng, không thể
giữ được những điều tốt lành của Trương Ba ở lại. Bởi vậy, chị đã nói với bố chồng về nỗi
buồn và những lo lắng của chị: “Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái
bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy... Mỗi ngày thầy một
đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính
con cũng không nhận ra thầy nữa...”.
Không phải ngẫu nhiên mà tác giả không cho anh con trai thực dụng của Trương Ba
vào trong màn đối thoại với người thân. Bởi vì nếu nhân vật này xuất hiện anh ta sẽ ủng
hộ hồn Trương Ba sống trong xác hàng thịt để giúp anh ta hành nghề bán thịt. Điều đó sẽ
không làm nổi bật bi kịch bị người thân xa lánh của hồn Trương Ba.
=> Vợ, cháu gái và con dâu, người thì chua xót dằn dỗi, tủi thân (vợ), người thì tức
tưởi xua đuổi (cháu); người thì lại thấu hiểu sẻ chia (con dâu). Mỗi người trong gia đình ở
một vị trí, một thái độ khác nhau nhưng đều có điểm chung là họ rất yêu quý và muốn níu
giữ Trương Ba ở lại nhưng bất lực. Dù vậy, họ đều nhận thấy Trương Ba đã thay đổi,
không còn nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn và họ đều rất đau khổ, chán nản, buồn rầu,
than phiền vì điều đó. Họ không muốn chấp nhận tình trạng hai mảnh hồn và xác bất nhất
của chồng, cha, ông mình. Họ đã nói ra thành lời nỗi đau của họ rằng với họ cái ngày chôn
xác Trương Ba xuống đất họ đau, họ khổ nhưng “cũng không khổ bằng bây giờ”.
Kết quả TBa vỡ lẽ, nhận ra sự thay đổi của bản thân và sự lấn át của phần xác đối
với phần hồn trong ông. Đây là lúc mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm khiến hồn Trương
Ba cảm thấy không thể chịu nổi. Mỗi lời nói của người thân trong gia đình như mũi dao
găm vào trái tim đang đau đớn, bế tắc của TBa, để giờ đây còn đẩy TBa vào sự tuyệt vọng
khôn cùng. Không còn gia đình để bấu víu, hy vọng Trương Ba hiểu mình đã mất tất cả, đã
rơi vào trạng thái hoàn toàn cô độc. Ông cũng hiểu rõ nếu tiếp tục tồn tại bi kịch ấy sẽ còn
tiếp diễn và theo chiều hướng tiêu cực hơn nữa. Nỗi cay đắng với chính bản thân mình cứ
lớn dần... lớn dần, muốn đứt tung, buộc ông phải đi đến quyết định cuối cùng.
Sau đó, Lưu Quang Vũ lại một lần nữa để cho hồn Trương Ba ngồi lại một mình với
nỗi đau khổ, tuyệt vọng, để hồn Trương Ba tự mình nghĩ ra cách cứu mình, quyết định tìm
đường thoát khỏi tấn bi kịch cuộc đời. Những câu hỏi liên tiếp“lẽ nào ta lại chịu thua
mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình?”,“Chẳng còn cách nào khác”! Mày nói như
thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác?”
6
đó thật sự là những câu hỏi cuộn xoáy dữ dội, giằng xé trong lòng Trương Ba. Để rồi ông
đã tìm ra con đường của mình: “Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không
cần!”. Lời thoại này cho thấy hồn Trương Ba đã tìm ra con đường giải thoát cho mình và
cho người thân nên ông đã dứt khoát thắp nhang khấn mời tiên Đế Thích xuống giúp đỡ
để được từ giã sự sống vênh lệch ấy.
3. Đánh giá
3.1. Nghệ thuật
Lưu Quang Vũ đã tạo ra một tình huống nghệ thuật đặc sắc, giàu tính biểu tượng,
xây dựng những nhân vật có tính cách đa diện, phức tạp và sống động qua lời thoại giàu
tính cá thể và hành động kịch logic, độc thoại nội tâm giúp bộc lộ tính cách nhân vật.
Ngôn ngữ kịch đậm chất triết lí nghiêm trang, phù hợp với tính cách nhân vật.
3.2. Thông điệp của nhà viết kịch
- Thông qua đoạn đối thoại của hồn Trương Ba với người thân, Lưu Quang Vũ đã
giúp người đọc cảm nhận được bi kịch đầy đau đớn của hồn Trương Ba, từ đó nhận ra
những quan niệm nhân sinh sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm. Nếu trong tích truyện dân
gian, được sống là niềm hạnh phúc lớn lao, nên mặc dù mang thân anh hàng thịt nhưng
Trương Ba vẫn sống cuộc sống vui vẻ, thì trong vở kịch của Lưu Quang Vũ, việc phải trú
nhờ vào thân xác thô kệch của anh hàng thịt lại là một nghịch cảnh phi lý, trái tự nhiên, là
hoàn cảnh trớ trêu mà hồn Trương Ba buộc phải chấp nhận, quy phục.
- Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với người thân cho thấy giống như tất cả mọi
người trong cuộc đời này, Trương Ba cũng ham sống, ông càng khao khát được sống bên
những người ông yêu thương và cũng rất yêu thương ông. Nhưng khi phải đối diện với bi
kịch của một cuộc sống không phải của mình, Trương Ba khẳng định chua xót và thấm
thía sống như thế còn khổ hơn là cái chết.
Với một người nhân hậu như Trương Ba, ông còn day dứt vì sự sống vay mượn, giả
tạo của mình đã đem đến bao đau khổ cho người thân, khiến gia đình như sắp tan hoang ra
cả…Đó là những cái giá quá đắt cho cả Trương Ba và gia đình ông, cái giá mà ông không
thể trả dù là cho sự sống quí giá của chính mình. Chính vì vậy mới dẫn đến sự lựa chọn
của hồn Trương Ba trong đoạn sau của vở kịch.
Cuộc dối thoại giữa hồn Trương Ba với người thân góp phần đem đến nhiều ý nghĩa
cho vở kịch. Từ bi kịch của hồn Trương Ba không được sống là mình, Lưu Quang Vũ đặt
ra vấn đề khuyên người ta phải biết sống hài hòa giữa linh hồn và thể xác, sống đúng là
mình. Ông cũng phê phán lối sống giả, không đúng là mình khiến con người dễ bị tha hóa.
III.Kết bài
- Đánh giá chung, cảm nghĩ về nhân vật hồn Trương Ba qua đoạn trích
- Rút ra bài học về cách sống

ĐỀ 3
Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ đã viết lời thoại cho các
nhân vật như sau:
Hồn Trương Ba: (Sau một lát) Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân Anh
hàng thịt được nữa, không thể được.
Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu?
Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đàng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn
được là tôi toàn vẹn.
7
[...]
Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên,
dằng này đến cái thân tôi cũng sống nhờ Anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi
sống nhưngsống như thế nào thì ông chẳng cần biết!
[...]Hồn Trương Ba: Ông từng nói: Nếu thân thể người chết còn nguyên vẹn, ông có
thể làm cho hồnngười đó trở về. Thì đây, (Chỉ vào thân mình) thân thể Anh hàng thịt còn
lành lặnnguyên xi, tôi trả lại cho anh ta. Ông hãy làm cho hồn anh ta sống lại với thân xác
này.
Đế Thích:Sao có thể đổi tâm hồn đáng quý của bác lấy chỗ cái phần hồn tầm thường
của Anhhàng thịt?
Hồn Trương Ba: Tầm thường nhưng đúng là của anh ta, sẽ sống hoà thuận được với
thân anh ta,chúng sinh ra để sống với nhau. Vả lại, còn chị vợ anh ta nữa. Chị ta thật
đáng thương…
[...]
Hồn Trương Ba: Ông cho tôi suy nghĩ một lát đã.. Việc này bất ngờ quá! (Ngồi
xuống, nghĩ ngợi).Nhập vào cu Tị (Lẩm bẩm). Tôi một ông già gần sáu mươi, cu Tỵ còn
chưa bắt đầucuộc đời, còn đang tuổi ăn, tuổi lớn chạy nảy vô tư.. Có ổn không nhi?
(Nhắm mắtlại) Thử hình dung xem nào.. sẽ phảỉ giải thích cho chị Lụa: Tôi không phải là
conchị, chị ấy sẽ không nguôi thương nhớ con.. Có khi tôi còn phải sang nhà chị Lụaở..Rồi
còn hàng xóm, lý trưởng, trương tuần… Bao nhiêu sự rắc rối. bà vợ tôi, cáccon tôi sẽ nghĩ
ngợi cư xử thế nào khi chồng mình bố mình mang thân một đứa trẻlên 10? Làm trẻ con
không phải dễ! Mà cái Gái nhà tôi nó sẽ nghĩ thế nào?
Đế Thích: Chắc nó sẽ thích. Nó thân với cu Tị mà.
Hồn Trương Ba (Lắc đầu): Sợ chỉ càng oái oăm rắc rối hơn. Trẻ con phải ra trẻ con,
người lớn phải ra người lớn. Thằng cu Tị bỗng thành ông nội, đời nào con bé chịu. Tôi đã
lường trước thấy bao sự không ổn, ông Đế Thích ạ!
Đế Thích: Trong thân của đứa bé ông sẽ có cả một cuộc đời trước mặt.
Hồn Trương Ba; Để rồi chẳng bao lâu nữa, bà nhà tôi, bạn bè cùng lứa với tôi như
bác Trưởng Hoạt lần lượt sẽ nằm xuống, mình tôi vẫn phải sống suốt bao năm tháng dằng
dặc. Mình tôi giữa đám người hậu sinh. Những gì chúng thích thì tôi ghét những gì tôi
thích thì chúng chẳng ưa. Tôi sẽ như ông khách ngồi dai ở nhà người ta, mọi khách
khứađã về cả rồi, mình vẫn dầm dề nán lại. Tôi sẽ bơ vơ lạc lõng hoặc sẽ trở nên thảmbại
đáng ghét như kẻ tham lam, một kẻ lí ra phải chết từ lâu rồi mà vẫn cứ sống cứtrẻ khoẻ, cứ
ngang nhiên hưởng thụ mọi thứ lộc trời. Vô lý lắm! Không! Tôi khôngthể cướp cái thân thể
non nớt của cu tỵ (Nhìn ra ngoài). Tiếng chị Lụa gào khócnghe đứt ruột! Mất đứa con chị
ấy làm sao sống được?
[...]
Đế Thích: Ông Trương Ba (Đắn đo rất lâu rồi quyết định) Vì quý mến ông, tôi sẽ làm
cu Tị sống lại dù có bị phạt nặng. Nhưng còn ông, rốt cuộc ông muốn nhập thân thể ai?
Hồn Trương Ba (Sau một hồi lâu): Tôi đã nghĩ kĩ, (Nói chậm và khẽ). Tôi không
nhập vào hình thù của ai hết. Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!
Đế Thích: Không thể được! Việc ông phải chết chỉ là một nhầm lẫn của quan thiên
đình. Cái sai ấy đã được sửa bằng cách làm cho hồn ông sống lại.

8
Hồn Trương Ba: Có những thứ sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng
làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa hoặc phải bù lại bằng một việc đúng
khác.
Việc đúng bây giờ còn làm kịp là làm cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chết hẳn.
Đế Thích: Không, ông phải sống, dù với bất cứ giá nào!
Hồn Trương Ba: Không thể sống với bất cứ giá nào được, ông Đế Thích ạ! Có
những giá đắt quá không thể nào trả được.. Lạ thật từ lúc tôi có đủ cam đảm đi đến quyết
định này tôi bỗng thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm hồn tôi trở lại thanh thản trong
sáng nhưxưa…
(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2018, tr. 149,150,151,152).
Trình bày cảm nhận của anh/ chị về sự lựa chọn và những bài học học qua lời
thoại của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích trên.
HƯỚNG DẪN:
I. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Lưu Quang Vũ và vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng
thịt.
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Về sự lựa chọn và những bài học học qua lời thoại của nhân
vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích (…)
II. Thân bài:
1. Khái quát chung: Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một vở chính kịc.h chứa đựng rất
nhiều bài học, thông điệp sống của Lưu Quang Vũ. Từ cách xử lý có phần đơn giản của cốt
truyện dân gian, nhà viết kịch họ Lưu đã phát hiện những góc khuất về thân phận phải
sống nhờ, sống tạm một cách trái tự nhiên trong lớp vỏ của kẻ khác. Chỉ đến khi dần bị tha
hóa theo xác thịt tầm thường, bị người thân xa lánh, ruồng rẫy, Hồn Trương Ba mới thấm
thía cái bi kịch “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”. Và cuộc gặp gỡ với Đế Thích
(lớp 3 cảnh 7) chính là cách để hồn Trương Ba tự giải thoát mình khỏi bi kịch ấy.
2. Cảm nhận về về sự lựa chọn và những bài học học qua lời thoại của HTBa
* Cách giải thoát bi kịch
- Vừa gặp lại người bạn chơi cờ, Hồn Trương Ba khẳng định ngay: “Tôi không thể tiếp tục
mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được”
+ Câu nói ấy đã thể hiện rõ sự chán ngán, ghê sợ cảnh sống “bên trong một đằng bên ngoài
một nẻo” khi thân xác và linh hồn, cái bên ngoài và cái bên trong không có sự hòa hợp thì
những mâu thuẫn tất sẽ nảy sinh;
+ Cái linh hồn cao khiết nhưng đáng thương của Trương Ba chính là nạn nhân đau đớn của
những mâu thuẫn ấy
- Hồn Trương Ba khẳng định: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”
+ Ở đoạn đối thoại với xác hàng thịt, hồn Trương Ba đã bắt đầu nhận ra những sự tha hóa
biến chất của mình: mỗi bữa ăn 8, 9 bát cơm; thèm uống rượu, ăn thịt; xao xuyến trước cô
vợ hàng thịt; đánh con tóe máu mồm máu mũi...
+ Chính những biểu hiện này đã khiến hồn Trương Ba ghê sợ, bởi ông biết rằng nếu không
được là chính mình thì một chút thanh sạch còn lại trong linh hồn cũng sẽ không còn.
- Hồn Trương Ba ý thức được việc sống nhờ anh hàng thịt là “một chuyện rất không nên”
+ Khi trú trong thân xác không thuộc về mình, linh hồn sẽ phải thỏa hiệp, nuông chiều
theo sự thôi thúc do bản năng của thân xác gây ra;
9
+ Hồn Trương Ba đã chỉ ra cái sai của Đế Thích: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống
nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết” . Sự sống với con người chỉ thật sự có ý
nghĩa khi có sự hòa hợp giữa hồn và xác, khi chúng ta không phải gượng ép mình vào
những hoàn cảnh nghịch lý, trái với lẽ tự nhiên
- Hồn Trương Ba đe dọa sẽ hủy hoại thân xác nếu Đế Thích không thực hiện yêu cầu trả
lại xác cho anh hàng thịt
+ Hồn Trương Ba Quyết tâm lấy lại bản ngã đang dần bị đánh mất khi phải sống cảnh hồn
một đằng xác một nẻo;
+ Suy nghĩ mang tính nhân văn: trả lại thân xác cho linh hồn chính chủ dù nó tầm thường
+ Trương Ba không muốn giành lấy sự sống của người khác, hơn nữa cũng thấu hiểu cho
nỗi cô đơn, dằn vặt của cô vợ anh hàng thịt: “chị ta thật đáng thương”
- Khi Đế Thích gợi ý để hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị
+ Trương Ba nhận ra bao nhiêu sự rắc rối khi một ông già gần 60 sống trong thân xác của
một đứa trẻ “còn chưa bắt đầu cuộc đời”;
+ Hồn Trương Ba cũng hình dung ra sự khó xử với những người xung quanh khi sống
trong thân xác cu Tị;
+ trong thân xác một đứa bé, hồn Trương Ba sẽ phải sống tiếp cuộc đời dài đằng đẵng,
người thân lần lượt ra đi bỏ lại ông như một vị khách ngồi dai giữa đám người hậu sinh xa
lạ, khác biệt về tính cách, lối sống.
- Hồn Trương Ba tiếp tục nhận ra những nghịch lý mâu thuẫn trái lẽ thường:
+ “Tôi sẽ bơ vơ lạc lõng hoặc sẽ trở nên thảm bại đáng ghét như kẻ tham lam, một kẻ lí ra
phải chết từ lâu rồi mà vẫn cứ sống cứ trẻ khoẻ, cứ ngang nhiên hưởng thụ mọi thứ lộc
trời. Vô lý lắm! Không!”
+ Đặc biệt ông không thể một lần nữa cướp cái thân thể sự sống của một người khác.
+ Hồn Trương Ba đã chỉ ra sống trong xác cu Tị mọi việc sẽ càng oái oăm, rắc rối hơn hơn
vì “trẻ con phải ra trẻ con, người lớn phải ra người lớn”
+ Nhận xét: Trong tận cùng bi kịch, Hồn Trương Ba đã có những quyết định tỉnh táo, sáng
suốt. Ông chấp nhận cái chết để nhường sự sống cho người khác và nhất là để được “thanh
thản trong sáng như xưa”. Đó là một quyết định mang tính nhân văn, đem lại một đáp án
tốt đẹp cho cả linh hồn Trương Ba và những người xung quanh.
* Những bài học, thông điệp
- Trước việc Đế Thích muốn sửa sai cho cái chết của TBa bằng mọi giá, Hồn Trương Ba
đã khẳng định: “có những cái sai không thể sửa được, chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai
thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác”
+ Trương Ba chấp nhận cái sai người khác gây ra cho mình để không làm cái sai ấy thêm
trầm trọng, thảm họa.
+ Hồn Trương Ba muốn nhắn nhủ: hãy nhận ra sai lầm để đừng bao giờ sai nữa
+ Hồn Trương Ba chỉ ra cách để sửa chữa sai lầm: bù lại bằng một việc đúng khác. Đó là
nhận thức đúng đắn về những sai lầm trong cuộc đời và cách để sửa chữa chúng
- Khi Đế Thích muốn Trương Ba sống “dù với bất cứ giá nào”, Hồn Trương Ba đã phản
bác: “Không thể sống với bất cứ giá nào được, ông Đế Thích à! Có những cái giá đắt quá
không thể trả được”
+ Trương Ba đã chuyển tải một thông điệp: người ta không thể vì sự sống của mình mà bất
chấp mọi giá trị đạo lý chân chính.

10
+ Hơn nữa với việc nhận ra bản thân dần bị tha hóa, bị người thân xa lánh Hồn Trương Ba
đã nhận ra có những cái giá quá đắt không thể nào trả được
+ Nhận xét: bài học về sự chấp nhận thực tại, đừng cố chắp vá, gượng ép để khỏa lấp
những sai lầm đã gây ra. Sau những biến cố khi chấp nhận sống trong tình trạng vay
mượn, tạm bợ, trái tự nhiên, hồn Trương Ba đã trở lại là chính mình với một bản ngã trong
sáng, thanh cao, tỉnh táo. Dù chấp nhận cái chết, linh hồn sẽ tan biến vĩnh viễn, nhưng
Trương Ba đã để lại cho hậu thế những bài học thấu suốt mà chính lúc tồn tại trong cái vật
quái gở mang tên “hồn Trương Ba, da hàng thịt” ông đã đúc kết được.
3.Đánh giá
3.1. Nghệ thuật:
- Đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích đã thể hiện rõ tài năng viết kịch của
Lưu Quang Vũ. Tất cả các nút thắt của tác phẩm đã được tác giả tháo gỡ, giải quyết một
cách hài hòa, sáng suốt.
- Qua những lời thoại đậm chất đời, các nhân vật đã lồng ghép những bài học đầy giá trị
nhân văn để chuyển đến người đọc.
- Cá tính của nhân vật cũng được khắc họa một cách rõ nét qua từng câu chữ trong các
đoạn đối thoại đầy kịch tính.
3.2. Ý nghĩa:
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một vở chính kịch đạt đến trình độ nghệ thuật bậc thầy
và điều đó càng được thể hiện rõ nét ở đoạn cuối tác phẩm. Hồn Trương Ba đứng trước
quyết định lựa chọn con đường tồn vong cho bản thân. Dù rất muốn tồn tại, ở lại với vợ
con, người thân nhưng Hồn Trương Ba đã dũng cảm khước từ quyền sống để bảo vệ
những nét đẹp chân chính của bản thân và cuộc đời.
- Từ cách giải quyết có phần giản đơn, ngây thơ của tác giả dân gian, Lưu Quang Vũ đã
chứng minh rằng cuộc đời này luôn tồn tại những mâu thuẫn, nghịch lý. Và để giải quyết
chúng, đôi khi con người phải biết tự buông bỏ những ham muốn của bản thân để bảo vệ
giá trị nhân bản chân chính.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm và vẻ đẹp của nhân vật hồn Trương Ba.
- Mở rộng liên hệ thực tế (sống chân thực, hài hòa giữa “hồn” và “xác”; biết nhận ra sai
lầm để dừng lại kịp thời; lên án lối sống giả tạo, ngụy quân tử…).
ĐỀ 4
Đọc đoạn trích sau:
Đế Thích: Ông Trương Ba... (đắn đo rất lâu rồi quyết định) Vì lòng quí mến ông, tôi
sẽ làm cu Tị sống lại, dù có bị phạt nặng... Nhưng còn ông... rốt cuộc ông muốn nhập vào
thân thể ai?
Hồn Trương Ba: (sau một hồi lâu): Tôi đã nghĩ kĩ... (nói chậm và khẽ) Tôi không
nhập vào hình thù ai nữa! Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!
Đế Thích: Không thể được! Việc ông phải chết chỉ là một lầm lẫn của quan thiên
đình. Cái sai ấy đã được sửa bằng cách làm cho hồn ông được sống.
Hồn Trương Ba: Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng
làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng
khác. Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chết hẳn...
Đế Thích: Không! Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào...

11
Hồn Trương Ba: Không thể sống với bất cứ giá nào được, ông Đế Thích ạ! Có
những cái giá đắt quá, không thể trả được... Lạ thật, từ lúc tôi có đủ can đảm đi đến quyết
định này, tôi bỗng cảm thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản,
trong sáng như xưa...
Đế Thích: Ông có biết ông quyết định điều gì không? Ông sẽ không còn lại một
chút gì nữa, không được tham dự vào bất cứ nỗi vui buồn gì! Rồi đây, ngay cả sự ân hận
về quyết định này, ông cũng không có được nữa.
Hồn Trương Ba: Tôi hiểu. Ông tưởng tôi không ham sống hay sao? Nhưng sống
thế này, còn khổ hơn là cái chết. Mà không phải chỉ một mình tôi khổ! Những người thân
của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi.
(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2018, tr.151,152).
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật hồn Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó,
nhận xét chiều sâu triết lí về con người của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ.
HƯỚNG DẪN
I.Mở bài:
- Lưu Quang Vũ là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám
mươi của thế kỉ XX. Tuy có tài ở nhiều lĩnh vực như viết truyện ngắn, soạn kịch, làm thơ,
vẽ tranh... nhưng ông được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền
văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý
nhất là vở "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo,
cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua
nhân vật Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt.
- Đoạn trích khi nhân vật hồn Trương Ba đối thoại với Đế Thích đã thể hiện chiều sâu triết
lí về con người của nhà biên kịch Lưu Quang Vũ.
II.Thân bài:
1. Khái quát về vở kịch, đoạn trích:
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch được Lưu Quang Vũ viết năm 1981, công diễn
lần đầu tiên năm 1984, sau đó được diễn lại nhiều lần trong và ngoài nước. Từ cốt truyện
dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng lại thành một vở kịch nói hiện đại và lồng vào đó
nhiều triết lí nhân văn về cuộc đời và con người.
- Vị trí, nội dung đoạn trích: thuộc đoạn cuối của cảnh VII
2. Cảm nhận nhân vật hồn Trương Ba trong đoạn trích:
- Hoàn cảnh xuất hiện cuộc đối thoại: Trong tác phẩm, Trương Ba là một ông lão gần sáu
mươi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ. Chỉ vì sự tắc trách
của Nam Tào gạch nhầm tên mà TBa chết oan. Theo lời khuyên của "tiên cờ" Đế Thích,
Nam Tào, Bắc Đẩu "sửa sai" bằng cách cho hồn Trương Ba được tiếp tục sống trong thân
xác của anh hàng thịt mới chết gần nhà. Nhưng điều đó lại đưa Trương Ba và một nghịch
cảnh khi linh hồn mình phải trú nhờ vào người khác. Do phải sống tạm bợ, lệ thuộc,
Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình, bị
người thân từ chối. Ý thức được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống
lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt, không chấp nhận để Đế Thích cho nhập vào xác cu Tị.
- Nhân vật hồn Trương Ba phê phán sai lầm của Đế Thích:

12
+ Đế Thích gợi ý để hồn TB nhập xác cu Tị. Nhưng hồn TBa, sau một “quãng đời” vô
cùng thấm thía đã qua, hình dung ra những “nghịch cảnh” khác khi phải sống trong thân
xác một đứa bé đã quyết định xin cho cu Tị được sống và mình được chết hẳn.
+ Thần thánh cũng sai lầm, qua lời của Đế Thích: “Việc ông phải chết chỉ là một sai lầm
của quan thiên đình. Cái sai ấy đả được sửa bằng cách làm cho hồn ông được sống”.
Nghe Đế Thích trần tình như thế, Hồn Trương Ba đã đáp lại: “Có những cái sai không thể
sửa được. Chắp vá và gượng ép chỉ làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa,
hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác”. Hồn Trương Ba đã lí luận đúng, ngay từ sự
việc của Trương Ba. Trương Ba phải chết vì sự sai lầm cùa các thần quan trên thiên đình.
Từ sai lầm ấy, và vì tính háo danh, muốn “người trên trời, dưới đất mới biết tới cao cờ như
thế nào” nên Đế Thích mới chắp vá và gượng ép” cho hồn Trương Ba nhập vào xác hàng
thịt tạo nên nỗi khổ không chỉ cho Trương Ba mà còn với cả những người thân. Cũng vì
ích kỉ, háo danh mà Đế Thích quyết phạm một sai lầm khác là cho Hồn Trương Ba nhập
vào cu Tị, nếu Hồn Trương Ba không kịch liệt phản đối.
- Nhân vật hồn TBa có quan niệm sống đúng đắn: sống là chính mình, sống vị tha, cao
thượng, nhân hậu:
+ Dù rất ham sống (“Ông tưởng tôi không ham sống hay sao?”) nhưng Hồn Trương Ba lại
quyết định “không muốn nhập vào hình thù ai nữa” vì hơn ai hết ông thấu hiểu nỗi khổ của
bản thân mình khi phải nương nhờ vào thân xác của người khác.Ông cũng không muốn
những người thân của mình phải khổ, phải liên lụy vì mình.
+ Với quyết định này, Trương Ba đã tự viết nên cái kết có hậu cho cuộc đời mình và cho
những người xung quanh. Mặc dù sự sống của Trương Ba đã sắp đi đến hồi kết thúc nhưng
Trương Ba đã tìm thấy lại được con người thật của chính bản thân mình: “Lạ thật, từ lúc
tôi có đủ can đảm đi đến quyết định này, tôi bỗng cảm thấy mình lại là Trương Ba thật,
tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa...”. Không chỉ phục sinh lại những
giá trị tốt đẹp của bản thân, Trương Ba còn trở nên bất tử trong suy nghĩ của tất cả những
người thân bằng tình cảm nhớ thương, yêu quý.
+ Hồn Trương Ba lại phải giải thích rằng cũng ham sống lắm, nhưng sống mà mình không
còn là mình, bắt người thân phải khổ vì mình thì đó là cái giá không thể trả được. Và Hồn
Trương Ba đã đặt ngược lại vấn đề rồi đi đến kết luận: “Cuộc sống giả tạo này có lợi cho
ai? Họa chăng chỉ có lão lí tưởng và đám trương tuần hỉ hả thu lợi lộc! Đúng, chỉ bọn
khốn kiếp là lợi lộc”.
+ Cách giải quyết của Hồn Trương Ba là duy nhất đúng và toàn vẹn nhất dù cách đó có thể
khiến Hồn Trương Ba vĩnh viễn rời xa cuộc đời này, thậm chí “cả sự ân hận về quyết định
này, ông cũng không có được nữa”. Vì chỉ khi “chết hẳn”, Hồn Trương Ba mới tìm lại
được sự thanh thản, trong sáng; những người thân của Trương Ba cũng sẽ không còn phải
khổ vì ông; thằng con của Trương Ba sẽ có cơ hội trở lại con đường ngay thẳng. Cho đến
phút cuối cùng, Hồn Trương Ba vẫn rất nhân hậu, vị tha.
=> TK: Những lời thoại của hồn TBa với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình
cảnh trớ trêu, bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch
giữa hồn và xác, càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật. Qua màn đối
thoại, có thể thấy tác giả gửi gắm nhiều thông điệp vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa mạnh
mẽ, quyết liệt vừa kín đáo và sâu sắc về thời đại chúng ta đang sống, đồng thời ca ngợi vẻ
đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo
để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, hợp với lẽ tự nhiên cùng sự hoàn thiện nhân cách.
13
3.Đánh giá
3.1.Về nghệ thuật:
+ Sáng tạo lại cốt truyện dân gian.
+ Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm. Hành động của nhân vật phù
hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống kịch.
+ Có chiều sâu triết lý khách quan.
3.2. Nhận xét nhận xét chiều sâu triết lí về con người của nhà văn Lưu Quang Vũ.
- Màn thoại giữa Trương Ba và Đế Thích một lần nữa khắc sâu vấn đề trung tâm nhất, cốt
lõi nhất của toàn bộ tác phẩm, đó là việc người sống vẫn có sự hài hòa giữa linh hồn và thể
xác, giữa bên trong và bên ngoài. Việc một người vẫn còn đầy khao khát sống như Trương
Ba sau quá trình trăn trở, lựa chọn đã chối từ cả hai cơ hội được sống để nhận về mình cái
chết đã cho thấy để sống cho ra một người không hề dễ dàng. Người ta không thể sống
bằng bất cứ giá nào, người chỉ thực sự được là mình khi có sự thống nhất, hòa hợp giữa
hoạt động bên ngoài với tâm trạng, cảm xúc bên trong.
- Tác giả không chỉ đặt ra vấn đề để người đọc trăn trở suy nghĩ mà đã đi đến trả lời cho
câu hỏi: sống như thế nào là sống có ý nghĩa? Trương Ba chết hẳn để đổi lại sự sống cho
anh hàng thịt, cho cu Tị thì câu hỏi: sống như thế nào là có ý nghĩa đã được trả lời một
cách rõ ràng: sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi người không chỉ biết sống vì mình mà còn
biết sống, biết vun đắp, thậm chí biết hi sinh cho hạnh phúc của những người xung quanh.
Rõ ràng ở đây nhà văn đã đề cao lối sống vị tha, cao thượng. Đó cũng chính là lý do cho
sự thay đổi đầy dụng ý của tác giả khi biến một người nông dân chung chung trong truyện
cổ dân gian thành một người làm vườn trong tác phẩm của mình. Hình tượng người làm
vườn chính là đại diện cho những người biết vun xới, chăm lo cho hạnh phúc của người
khác. Ở khía cạnh này chúng ta thấy tư tưởng của nhà văn dù tiến bộ và mới mẻ đến đâu
vẫn có sự bắt rễ sâu và hoàn toàn thống nhất với truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc.
III.Kết bài:
- Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp nhân vật hồn Trương Ba qua đoạn trích.
- Nêu cảm nghĩ về quan niệm về lẽ sống đẹp dành cho con người.
ĐỀ 5
Đọc đoạn trích sau:
Vườn cây rung rinh ánh sáng. Ở một góc nhà đó, hiện lên cảnh tượng cu Tị đang ôm
chầm lấy mẹ, chị Lụa cuống quýt vuốt ve con. Bà vợ Trương Ba xuất hiện ở phía trước sân
khấu.
Vợ Trương Ba: Ông ở đâu? Ông ở đâu?
(Giữa màu xanh cây vườn, Trương Ba chập chờn xuất hiện.)
Trương Ba: Tôi đây bà ạ. Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà
ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà
giẫy cỏ... Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những
điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu...
(Dưới một gốc cây, hiện lên cu Tị và cái Gái.)
Cái Gái: (tay cầm một trái na) Cây na này, ông nội tớ trồng đấy! Quả to mà ngon
lắm! Ta ăn chung nhé!
(Bẻ quả na đưa cho cu Tị một nửa. Đôi trẻ ăn ngon lành. Cái Gái lấy những hạt na
vùi xuống đất.)
Cu Tị: Cậu làm gì thế?
14
Cái Gái: Cho nó mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo vậy. Những cây sẽ nối nhau
mà lớn khôn. Mãi mãi…
(Trích đoạn kết, Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục
Việt Nam, 2018, tr. 153).
Cảm nhận về chất thơ trong đoạn trích trên. Từ đó khái quát triết lí nhân sinh
mà tác giả muốn gửi gắm.
HƯỚNG DẪN
I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: đoạn trích giàu chất thơ.
II. Thân bài:
1. Khái quát:
- Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ đoạn trích
- Tóm tắt nội dung trước đoạn trích: Đoạn trước là cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế
Thích về khát vọng được sống là chính mình. Đoạn kết tác giả đã khắc họa sự phục sinh
của linh hồn Trương Ba.
- Giải thích chất thơ: còn gọi là chất trữ tình. Tác phẩm diễn tả diễn biến trong trạng thái
chủ quan với những rung động tinh tế. Chất thơ còn nằm trong hình thức thể hiện. Đó là sự
linh hoạt của các thủ pháp nghệ thuật tạo cho giọng văn, lời văn sức truyền cảm lớn. Chất
thơ cuối đoạn trích trong vở kịch được thể hiện ở sự bất tử của nhân vật.
2. Cảm nhận chất thơ trong đoạn trích:
2.1. Chất thơ hiện lên trong không gian, khung cảnh quen thuộc: “Vườn cây rung rinh
ánh sáng” và “giữa màu xanh cây vườn”. Đó là không gian thiên nhiên thơ mộng, trữ tình.
- Không gian ấy gắn liềnvới sự tươi tốt của thiên nhiên, con người. Đây là không gian
quen thuộc gắn liền với con người Trương Ba, tinh thần Trương Ba, nơi lưu giữ những hồi
ức về đẹp đẽ về một Trương Ba hiền lành, trong trẻo, lương thiện.
- Không gian ấy gợi lên trong tâm trí người đọc, người xem và người thân trong gia đình
Trương Ba về một Trương Ba với đức tính cần cù, khéo léo đã chăm chút từng mầm sống.
“Rặng mồng tơi lá lên xanh tốt làm sao! Những quả cam vàng như cái đèn lồng”. Ông quý
mến thiên nhiên hoa lá và chăm chút cho từng quả ngọt trái thơm. Không gian ấy vì thế ấm
áp, gần gũi và thiêng liêng, cảm động.
2.2. Chất thơ hiện lên qua sự hồi sinh của linh hồn:
- Đoạn kịch kết thúc nhưng không hề gợi lên sự bi lụy, u ám mà hiện lên đầy sự lạc quan.
Trương Ba chết nhưng cái chết của ông như hóa cả đời mình vào sự hồi sinh. Hình ảnh
“Cu Tị ồm chầm lấy mẹ, chị lụa cuống quýt vuốt ve con” gợi lên trong tâm trí người đọc
về sự hồi sinh của một con người – cu Tị được sống – hạnh phúc lại ngập tràn trong căn
nhà chị Lụa. Hình ảnh hồi sinh của cu Tị lại gợi nhớ đến đức hi sinh của Trương Ba. Chính
Trương Ba đã đấu tranh với Đế Thích để cu Tị được sống, và cũng chính Trương Ba đã
chấp nhận hi sinh để nhường sự sống của mình cho cu Tị. Tình mẫu tử ấm áp và yêu
thương lắng dọng ấy làm bừng sáng đoạn trích.
2.3. Chất thơ hiện lên qua ngôn ngữ của lời thoại giữa vợ và linh hồn Trương Ba.
- Nếu trước đó, xuất hiện trong lời thoại gay gắt, buồn tủi, giận dỗi – bà đòi bỏ đi vì sự tha
hóa của Trương Ba. Thì nay, bà xuất hiện với lời những lời yêu thương, xót xa, tiếc nuối.
Tiếng gọi chồng thiết tha, vang vọng, trìu mến “Ông ở đâu, ông ở đâu?”. Tiếng gọi cùng

15
hành động xuất hiện trong khu vườn um tùm, tươi tốt màu xanh gợi lên tình nghĩa vợ
chồng thắm thiết trong sự cách trở âm dương đôi đường gợi lên sự xúc động mãnh liệt.
- Đáp lại lời người vợ hiền từ, tiếng TBa cũng ấm áp dịu dàng: “Tôi vẫn ở đây bà ạ,
…….trong mỗi cành cây cái Gái nâng niu”. Lời văn thấm đẫm cảm xúc yêu thương, gần
gũi bên những người thân, là hạnh phúc của TBa khi được là chính mình, được sống có ích
trong cuộc đời. TBa không ở đâu cả, mà ở rất gần “vẫn ở đây, ngay bên bà”. Lời thoại thân
thương, ấm áp, xúc động. Trong lời thoại ấy, hình bóng Trương Ba cũng hiện lên như gắn
vào những kỉ vật, mỗi kỉ vật lại làm sống dậy những kỉ niệm trong tâm hồn những người
yêu thương ông. Nhìn đâu đâu những người yêu thương ông cũng nhìn thấy sự hiện diện
của ông “ánh lửa, cầu ao, cái cơi đựng trầu, con dao dẫy cỏ, trái cây trong vườn”.
-> Hồn TBa đã thực sự bất tử và vĩnh hằng trong tình yêu thg của tất cả mọi người. Chốn
phục sinh linh hồn ấy không ở đâu xa lạ, không phải thân xác kẻ nào mà chính là phục sinh
trong trái tim của những người yêu thương ông. Lời thoại vì thế đã mang đến hình ảnh một
Trương Ba nhân hậ , vị tha, vừa thể hiện chất trữ tình, chất thơ trong kịch Lưu Quang Vũ.
2.4. Chất thơ được hiện lên qua hình ảnh của đôi bạn trẻ:
- Cái Gái và cu Tị: “cây na này, ông nội tớ trồng đấy”, rồi “bẻ quả na chia cho cu Tị một
nửa”. Đó là tình cảm yêu thương, chia sẻ của đôi bạn trẻ, là vẻ đẹp nhân hậu mà Trương
Ba truyền lại cho con cháu. Ăn quả na, nhớ ông nội trồng là vẻ đẹp của lòng biết ơn, “ăn
quả nhớ kẻ trông cây”, là ững xử nhân văn cao đẹp.
- Hành động vùi hạt na xuống đất để: “cho nó mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo vậy.
Nhưng cây đời sẽ nối nhau mà khôn lớn. Mãi mãi….”. Gieo trồng những hạt giống mới là
thái độ nâng niu trân trọng với công việc mà trước kia Trương Ba từng làm. Phải chăng cái
Gái và cu Tị cũng đang thực hiện nhiệm vụ mà Trương Ba để lại. Gieo trồng hạt giống
mới biểu trưng cho sự tiếp nối, sinh sôi bất tử. Qua đó để thấy, Trương Ba đang sống một
cuộc sống khác: sự sống bất diệt trong trái tim những người thân.
3.Đánh giá
3.1. Nghệ thuật:
- Sáng tạo cốt truyện dân gian.
- Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm.
- Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình
huống truyện, có chiều sâu triết lí khách quan.
3.2. Triết lí nhân sinh qua đoạn trích:
- Sự sống nhiều khi không phải ở sự tồn tại sinh học mà chính là sự hiện diện trong suy
nghĩ, trong nỗi nhớ của những con người đang sống. Vẻ đẹp tâm hồn có đời sống dài lâu
và bất tử so với thể xác. Tâm hồn cao khiết của Trương Ba sau khi chết vẫn có mặt trong
nỗi hoài niệm, trong mỗi cuộc đời đang sống.
- Vở kịch khép lại nhưng triết lí sống thấm đẫm giá trị nhân văn, ngời sáng nhân cách cao
đẹp của con người sẽ mãi mãi lưu giữ trong lòng độc giả bởi: được sống làm người là đáng
quý nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn cóvà theo đuổi
còn quý giá hơn. Sự sống thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên, hài hòa
giữa thể xác và tâm hồn. Hạnh phúc của con người là chiến thắng được bản thân, chiến
thắng sự dung tục, hoàn thiện được nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề.
- Liên hệ đến cuộc đấu tranh để bảo vệ nhân cách của mình trước những cám dỗ.
16
ĐỀ MINH HỌA
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023
TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề thi gồm 02 trang) (Không kể thời gian phát đề)
Phần II. Làm văn
Câu 2 (5,0 điểm)
Hồn Trương Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy) Không! Không! Tôi không
muốn sống như thế này mãi! (nhìn chân tay thân thể) Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này
lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi
tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ là
một lát!
(Trên sân khấu, hồn Trương Ba tách ra khỏi xác anh hàng thịt và hiện lờ mờ trong dáng nhân
vật Trương Ba thật. Thân xác bằng thịt vẫn ngồi nguyên trên chõng và lúc này chỉ còn là thân
xác)
Xác hàng thịt: (bắt đầu) Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi,
ông không tách ra khỏi được tôi đâu, dù tôi chỉ là thân xác..
Hồn Trương Ba: A, mày cũng biết nói kia à? Vô lí, mày không thể biết nói! Mày không có
tiếng nói, mày chỉ là xác thịt âm u đui mù…
Xác hàng thịt: Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn
luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả
linh hồn cao khiết của ông đấy!
Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư
tưởng không có cảm xúc!
Xác hàng thịt: Có thật thế không?
Hồn Trương Ba: Hoặc nếu có thì chỉ là những thứ thấp kém mà bất cứ con thú nào cũng
thèm được: Thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…
Xác hàng thịt: Tất nhiên, tất nhiên. Sao ông không kể tiếp: Khi ông ở bên nhà tôi…Khi ông
đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại.. Đêm hôm đó suýt nữa
thì…
Hồn Trương Ba: Im đi, đấy là mày chứ, chân tay mày hơi thở của mày…
Xác hàng thịt: Thì tôi có ghen đâu! Ai lại ghen với chính thân thể mình nhỉ? Tôi chỉ trách là
sao đêm hôm ấy, ông lại tự dưng bỏ chạy, hoài của… Này nhưng ta nên thành thật với nhau một
chút: Chẳng nhẽ ông không xao xuyến chút gì à? Hà hà, cái món tiết canh cổ hủ, khấu đuôi và đủ
các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc được sao? Để thoả mãn tôi, chẳng nhẽ
ông không tham dự vào chút đỉnh gì? Nào hãy thành thật trả lời đi!
Hồn Trương Ba: Ta...ta... đã bảo mày im đi!
Xác hàng thịt: Rõ là ông không dám trả lời. Giấu ai chứ không thể giấu tôi được! Hai ta đã
hoà với nhau làm một rồi!
Hồn Trương Ba: Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng
thắn…
Xác hàng thịt: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi
mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!
(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ, Ngữ văn 12, tập hai)
Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận
xét ngắn gọn về triết lí nhân sinh của Lưu Quang Vũ được thể hiện trong đoạn trích.
---------------------HẾT ------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
17
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM
TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023
Bài thi: NGỮ VĂN
(Đáp án và Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Câu Nội dung Điểm
2 Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt trong
đoạn trích. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về triết lí nhân sinh của Lưu 5,0
Quang Vũ được thể hiện trong đoạn trích.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển 0,25
khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương 0,5
Ba và xác hàng thịt trong đoạn trích. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về triết
lí nhân sinh của Lưu Quang Vũ được thể hiện trong đoạn trích.
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển
khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp
chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu về tác giả Lưu Quang Vũ, tác phẩm” Hồn Trương Ba, da hàng 0,5
thịt” và vị trí đoạn trích.
Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm,
đoạn trích: 0,25 điểm.
* Nội dung: Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn và xác: 2,0
- Hoàn cảnh dẫn đến cuộc đối thoại:
+ Sau khi được sống lại trong thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất
nhiều phiền toái và bản thân Trương Ba cũng bị lây nhiễm một số thói xấu
cùng với những nhu cầu vốn không phải của bản thân ông. Những điều đó
làm Trương Ba vô cùng đau khổ.
+ Trong tâm trạng đau đớn, chán chường trước cuộc sống không thật là
mình, trước cái chỗ ở không phải của mình, hồn Trương Ba khao khát tách
xa, rời khỏi thể xác thô lỗ: “Ta chỉ muốn dời xa mi tức khắc!”.
- Diễn biến cuộc đối thoại:
+ Hồn Trương Ba và xác hàng thịt tranh luận về sức mạnh của thể xác (Tư
tưởng hồn – xác độc lập):
++ Hồn Trương Ba: Tức tối, phẫn nộ và khinh bỉ thể xác.Phủ nhận sức
mạnh của thể xác “không có tiếng nói, mày chỉ là xác thịt âm u, đui mù”,
“không có tư tưởng, không có cảm xúc”, cho rằng những nhu cầu của xác
thịt là thấp hèn.Khẳng định một cách đầy tin tưởng và tự hào về sự “trong
sạch” trong tâm hồn mình.
++Xác hàng thịt: Mỉa mai, giễu cợt, gọi hồn Trương Ba là cái “linh hồn mờ
nhạt...khốn khổ”. Tự tin trước sức mạnh ghê gớm của mình, át cả linh hồn
cao khiết của Trương Ba. Đưa ra dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục để
khẳng định sức mạnh của mình, khiến Trương Ba bối rồi.
* Nghệ thuật xây dựng cuộc đối thoại:
+ Tạo ra một tình huống nghệ thuật đặc sắc, giàu tính biểu tượng. Đó là
xung đột giưã cái phàm tục với cái thanh cao, giữa nội dung và hình thức,

18
giữa linh hồn và thể xác.
+ Xây dựng những nhân vật có tính cách đa diện, phức tạp và sống động
qua lời thoại giàu tính cá thể và hành động kịch logic.
+ Ngôn ngữ kịch vừa có màu sắc mỉa mai, dí dỏm, vừa mang tính chất triết
lí nghiêm trang, phù hợp với tính cách nhân vật.
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm
- Phân tích chưa đầy đủ chưa sâu: 1,25 điểm - 1,75 điểm.
- Phân tích chung chung, chưa lập luận điểm: 0,75 điểm – 1,0 điểm.
- Phân tích sơ sài: 0, 5 điểm
* Đánh giá: 0,5
+ Cuộc đối thoại thể hiện bi kịch của nhân vật HTB: bị tha hoá, bị thể xác
sai khiến, tâm trạng đau khổ, giằng xé trước cuộc sống trái tự nhiên. Đồng
thời thể hiện phẩm chất cao đẹp: luôn tự hào về đời sống tâm hồn của mình;
nỗ lực đấu tranh với nghịch cảnh, với dục vọng tầm thường để vươn tới
những giá trị tinh thần cao quý.
+ Cuộc đối thoại được khắc hoạ qua xung đột kịch giàu kịch tính, góp phần
bộc lộ phong cách nghệ thuật của Lưu Quang Vũ.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
- Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
- Biểu hiện của triết lí nhân sinh thể hiện trong đoạn trích: 0,5
+ Linh hồn và thể xác là hai mặt tồn tại không thể thiếu trong một con
người, cả hai đều đáng trân trọng. Một cuộc sống đích thực chân chính phải
có sự hài hoà giữa linh hồn và thể xác.
+ Con người cần có sự ý thức chiến thắng bản thân, chống lại những nghịch
cảnh số phận, chống lại sự giả tạo để bảo vệ quyền sống đích thực và khát
vọng hoàn thiện nhân cách.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
- Trình bày được1 trong 2 ý: 0,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ
pháp.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt 0,5
mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình
phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời
sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

19

You might also like