Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

ĐỀ BÀI TẬP THỰC HÀNH

BIÊN TẬP BÁO CHÍ

Biên tập bài báo khoa học sau đây:

THIÊN NHIÊN TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH
THÁI

1. Lắng nghe tiếng nói từ tự nhiên

Thiên nhiên tràn ngập trong thơ Nguyễn Trãi, hầu như bài nào cũng có sự xuất hiện của
thiên nhiên. Điều đặc biệt là cái đẹp nơi thiên nhiên luôn gần gũi gắn bó với con người.

Thiên nhiên tràn ngập trong thơ Nguyễn Trãi, hầu như bài nào cũng có sự xuất hiện của
thiên nhiên, nhất là cái đẹp nơi thiên nhiên luôn gần gũi gắn bó với con người.

Vì tôn trọng cái đẹp, yêu cái đẹp mà đau xót, tiếc nuối cho cái đẹp không có người thưởng
thức. Mùa xuân đi, mùa hè đến, Xuân đi, hè đến cả chủ thể và nhân vật trữ tình (cô gái) trong bài
thơ này đều tiếc xuân: “Vì ai cho cái đỗ quyên kêu/ Tay ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu/ Lại có
hòe hoa chen bóng lục/ Thức xuân một điểm não lòng nhau” (Cảnh hè, Thơ Nôm). Một tứ thơ
hay, một sự tinh tế chỉ có được khi tác giả lắng nghe bước đi của tạo vật: mùa hè lại có hoa hòe
đem đến vẻ xuân gợi ở người sự “não lòng” tiếc xuân. Nhà thơ cảm nhận cái đẹp luôn trong
trạng thái non tơ đang cựa quậy chứ không tròn trịa đã vào thời viên mãn, thậm chí ở thời điểm
khởi đầu: “Xuân chầy liễu thấy chưa hay mặt/ Vườn kín hoa truyền mới lọt tin/ Cành có tinh
thần ong chửa thấy/Tính quen khinh bạc bướm chăng gìn/ Lạc Dương khách ắt thăm thinh nhọc/
Sá mựa cho ai quẩy đến bên” (Đầu xuân đắc ý, Thơ Nôm). Vì xuân đến chậm nên liễu chưa thấy
mặt. “Vườn kín hoa truyền mới lọt tin” tức hoa mới chớm nụ, hương hoa mới chớm bay ra khỏi
vườn kín nên “ong chửa thấy” mà tìm đến nhưng bướm thì chẳng biết giữ gìn gì cứ vô tư đậu vào
cành. Đúng là thế giới của cái đẹp “non tơ phong nhụy”, tất cả như đang phập phồng xuân khí.
Đất Lạc Dương là kinh đô Trung Quốc thời Ngũ đại vốn rất đẹp, từng là nơi tụ hội các thi nhân.
Lạc Dương đẹp thế nhưng nơi này đẹp không kém nên ta chẳng cho (sá mựa) ai quẩy xuân này
đến đó mà đem cái đẹp của ta đi. Cũng chỉ mạo muội “diễn nôm” câu thơ để thấy phần nào cái
đẹp của ý thơ phải nói là tuyệt bút này. Nhưng có thể hiểu một triết lý của triết gia Nguyễn Trãi:
Cái đẹp đẹp nhất là ở buổi ban đầu…

Cái đẹp, đẹp nhất là ở buổi ban đầu…


Đặc sắc hơn là nói bằng hình tượng thơ. Có rất nhiều những câu thơ như vậy: “Vườn tuy có
cúc chửa đâm hoa/ Phong sương đã bén biên thi khách/ Tang tử còn thương tích cố gia/ Ngày
khác hay đâu còn việc khác/ Tiết lành mựa nỡ để cho qua” (Về Côn Sơn ngẫu tác ngày Trùng
cửu, Thơ Nôm). “Tiết lành” là thời điểm đẹp nhất phải là “cúc chửa đâm hoa”, sương nhẹ đủ để
bám vào thi nhân, là cây dâu (tang tử) cũng như con người biết thương nhớ nhà cũ (cố gia)…

Ta dễ hiểu nhà thơ cô đơn, ưa vắng vẻ, thích sống nơi núi rừng sông suối, làm bạn với ngư
tiều hơn là nơi phồn hoa đô hội với công danh phù phiếm nặng nề.

Tiên sinh ưa sự cô đơn, vắng vẻ, thích sống nơi núi rừng sông suối, làm bạn với
ngư tiều hơn là chốn phồn hoa đô hội nặng công danh phù phiếm.

Có lần ông tự thán ngày dài ngồi trên ghế đến quên cả nói. Có lần, ông tự thán ngày dài
ngồi trên ghế đến quên cả nói. Có thể là quên nói với người, với mình nhưng lại nói với thiên
nhiên bằng ngôn ngữ riêng của tâm linh, của linh cảm, linh giác. của linh cảm và linh giác. Nhà
thơ coi sự “vắng” là một yếu tố trong qui luật sáng tạo nghệ thuật: “Trượng phu non vắng là tri
kỷ/ Tiên khách nguồn om ấy cố nhân/ Mấy của yêu đương đà chiếm được/ Lại mong chiếm cả
hết hòa xuân” (Tự thán XI, Thơ Nôm). “Nguồn om” tức “nguồn im”. Tác giả phải tìm đến Phải
nơi “non vắng”, “nguồn om” ấy mới có thể sáng tạo, hơn nữa đẩy sự khát khao, ham mê sáng tạo
đến mức cao nhất. Thi nhân rất coi trọng cảm hứng nơi thiên nhiên: “Liễu mềm rủ, nhặt đưa
hương/ Hứng bợn lầu thơ khách ngại rằng/ Thấy cảnh lòng thơ càng vấn vít/ Một phen tiếc cảnh
một phen thương” (Thơ tiếc cảnh VIII, Thơ Nôm). Có thể hiểu mỗi khi liễu rủ thì lại mềm lòng
bâng khuâng “tiếc cảnh” mà cảm hứng đến( bỏ). Cảm hứng tiếc xuân nên chẳng muốn nói năng
(khách ngại rằng). Cảm hứng thường có do hai nguồn không gian và thời điểm: “Hồ sơn thanh
hứng nhập thu cao - Hứng thú với nước non sang thu càng cao” (Thu nhật ngẫu thành). Ở đây là
không gian nước non và thời điểm sang thu.

Vì muốn chiêm bái, tận hưởng cái đẹp mà có ý trách tạo hóa: “Vì cảnh lòng người tiếc cảnh
xuân/ Mới trách thanh đồng tin diễn đến/ Bởi chưng hệ chúa Đông quân” (Thơ tiếc cảnh,Thơ
Nôm). “Thanh đồng” tức tiên đồng người hầu Tây Vương mẫu, nhà thơ trách tiên đồng đem tin
đến chậm (diễn nghĩa là xa xôi) làm cho thi nhân bây giờ mới gặp mùa xuân. (làm cho thi nhân
mãi mới gặp xuân). Nhưng cũng là tại bởi Đông quân (Chúa xuân) cứ muốn giữ xuân lại mãi
mới cho tiên đồng báo tin. Lời thơ đẹp huyền ảo, tất cả đều được đưa trở về không gian huyền
thoại. Lời thơ đẹp huyền ảo. Không gian như trở về huyền thoại. Thì ra, đã là cái đẹp đích
thực thì ai cũng thích, từ Chúa xuân đến thi nhân đều muốn thưởng thức.

Thơ Ức Trai có lúc đậm chất huyền thoại để diễn tả cái đẹp hư ảo mong manh cũng là để
giãi bày tấc lòng say, tiếc, trân trọng cái đẹp: Thơ Ức Trai có lúc đậm chất huyền thoại để diễn tả
cái đẹp hư ảo mong manh, cũng là để giãi bày tấc lòng say, tiếc, trân trọng cái đẹp: “Một tiếng
chày đâu đâm cối nguyệt/ Khoan khoan những lệ thỏ tan vừng” (Thơ tiếc cảnh, Thơ Nôm). Hình
tượng thơ kiến tạo trên nền thần thoại: trên mặt trăng có thỏ giã thuốc tiên. Nhưng tất cả là hư ảo
nên không biết đó là tiếng chày con thỏ giã thuốc trên mặt trăng hay tiếng chày dưới trần thế, vì
vậy mà thi nhân mới thốt lên “khoan khoan” kẻo tiếng chày làm vỡ mất vầng trăng. Đây không
phải thơ của người mà là thơ của tiên. Phải là thi tiên mới có những câu như vậy!

2. Khát vọng hòa nhập vào tự nhiên

Phần dịch nghĩa bài Ngô Châu như sau: “Đường vào Ngô Châu cảnh càng đẹp/ Bên bờ cây
dương liễu ánh vào nhà người/ Đèo Cửu Nghi xanh biếc, núi mượt như ngọc/ Miền Lưỡng
Quảng chia dòng, nước như chẻ đôi/ Lâm quán nghe nói có hạc trắng bay đi/ Không thấy người
tiên với rắn xanh trong tay áo/ Núi lửa và giếng băng thực là chuyện lạ/ Tục xưa truyền lại cũng
sợ sai thôi”. Cảnh đẹp như trong huyền thoại với hàng dương liễu xanh lấp lóa dưới ánh mặt trời,
với hình ảnh con đèo trập trùng xanh biếc, có núi cao “mượt như ngọc”… Đây là cảnh thực, vì
không có hình ảnh “hạc trắng” hay “người tiên với rắn xanh trong tay áo”, không có “núi lửa” và
“giếng băng” mà người xưa hay nói tới. Hồn thơ Nguyễn Trãi gần gũi với hiện thực hơn là huyền
thoại. Cái đẹp trong thơ Ông chủ yếu là cái đẹp tự nhiên nguyên thủy, vốn có, tự có. Cái đẹp
trong thơ ông chủ yếu là cái đẹp tự nhiên, nguyên thủy.

Con người như nhập vào thiên nhiên: “Đàn cầm suối trong tai dội/ Còn một non xanh là cố
nhân” (Thuật hứng XV, Thơ Nôm); “Núi láng giềng chim bậu bạn/ Mây khách khứa, nguyệt anh
tam” (Thuật hứng XIX, Thơ Nôm)... Càng thấy mối quan hệ thẩm mỹ này sâu sắc, chân thành,
cùng thấu hiểu và thấu cảm: “Ta cùng bóng liễn nguyệt ba người” (Tự thán VI, Thơ Nôm). Chữ
“liễn” được hiểu như “lẫn”: ta với bóng lẫn vào nguyệt thành ba người. Câu thơ cô đơn đến tận
cùng. Hình như trần gian chưa hiểu người nên người phải lẫn vào bóng mà nhập vào trăng! Thế
nên rất quý trọng tự nhiên: “Ruộng nương là chủ, người là khách/ Đạo đức lành ấy của chầy”
(Bảo kính cảnh giới L, Thơ Nôm).

Trong thế giới thơ Ức Trai, có rất nhiều chữ “hòa” hiển ngôn trên bề mặt văn bản, cũng có
khi ẩn đi sau câu chữ nhưng dễ nhận ra ý nghĩa. “Hòa” trong quan hệ láng giềng (Trung Hoa),
“hòa” con người với con người, “hòa” giữa công danh, lợi lộc,... nhất là sự hòa nhập của con
người chủ thể với thiên nhiên. Thơ Ông chứng minh cho sự hô ứng hòa hợp tuyệt vời giữa con
người và tạo vật: Mùa xuân trong thơ ông là sự hô ứng hòa hợp tuyệt vời giữa con người và tạo
vật: “Lầu hồng có khách cầm xuân ở/ Cầm ngọc tay ai dắng dõi thêm” (Thơ tiếc cảnh II, Thơ
Nôm). “Cầm xuân” tức giữ mùa xuân ở lại. “Lầu hồng” đẹp, sang trọng và vương giả, là nơi ở
của người đẹp quý phái. “Khách cầm xuân” ở “lầu hồng” là những cô gái đẹp muốn níu giữ mùa
xuân. “Cầm ngọc” thì “cầm” là đàn, ý cả câu là tay người đẹp đánh đàn nghe càng hay thêm. Có
thêm một ý phổ quát: trong thế giới nghệ thuật phải có cảnh đẹp (lầu hồng, mùa xuân), có người
đẹp tha thiết với cái đẹp (khách cầm xuân), có người tiếp nhận trong tâm trạng say cái đẹp, thì tất
cả càng đẹp hơn! Đó là nghệ thuật vĩnh cửu trong sự hài hòa!

Hình như Nguyễn Trãi có ý xác lập cho riêng mình một mẫu con người nghệ sỹ, nghệ sĩ
ngoài tài năng, tâm huyết, ông hay nhấn mạnh đến chuyện tránh xa danh lợi, xa chốn cửa quyền:
“Danh chăng chác, lộc chăng cầu/ Được ắt chẳng mừng mất chẳng âu/ Có nước nhiễu song non
nhiễu cửa/ Còn thơ đầy túi rượu đầy bầu” (Tự thuật X,Thơ Nôm). Xa chốn danh lợi để hòa nhập
với thiên nhiên: “Khách đến vườn còn hoa lác/ Thơ nên cửa thấy nguyệt vào/ Cảnh thanh dường
ấy chăng về nghỉ/ Lẩn thẩn làm chi áng mận đào” (Mạn thuật XIII,Thơ Nôm). Phải không màng
danh lợi, phải có bản lĩnh coi sự được mất là chuyện bình thường, phải trở về với trăng, hoa, cây
cỏ, đấy mới là tri âm đích thực.

3. Thiên nhiên là ngôi nhà, là cố hương

Có một mỹ học mĩ học thiên nhiên trong thơ Ức Trai. Thiên nhiên là bạn bè: “Lâm tuyền
hữu ước na kham phụ” (Có hẹn với rừng suối sao ta nỡ phụ?). Thi nhân ước ao được sống nơi
thiên nhiên: “Hà thì kết ốc vân phong hạ/ Cấp giản phanh trà chẫm thạch miên - Bao giờ làm
được nhà dưới ngọn núi mây/ Để múc nước khe nấu chè và gối đá ngủ?” (Loạn hậu đáo Côn sơn
cảm tác). Hơn thế, thiên nhiên còn là chốn con người nương náu: “Tùng cúc do tồn quy vị mãn/
Lợi danh bất tiển ẩn phương chân - Tùng cúc hãy còn ta về chửa muộn/ Lợi danh không thèm, ẩn
mới đúng hơn” (Đề Từ Trọng Phủ Canh ẩn đường). Rõ ràng nghiên cứu phê bình sinh thái văn
hóa rất nên lấy tư tưởng này của Ức Trai tiên sinh làm điểm tựa, kế thừa và phát triển. Chúng ta
cần lấy tư tưởng này của Ức Trai tiên sinh làm điểm tựa, kế thừa và phát triển nghiên cứu phê
bình sinh thái.

Có quan hệ con người chủ thể - thiên nhiên: “Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy/ Có thân
chớ phải lợi danh vây/ Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén/ Ngày vắng xem hoa bẻ (tỉa) cây”
(Ngôn chí X, Thơ Nôm). Cảnh yên tĩnh như chùa, lòng tĩnh tại như tâm trạng nhà sư. Câu thơ
nhuốm màu Phật giáo cho thấy mối quan hệ hài hòa con người và cảnh vật. Toát lên một ý nghĩa:
muốn con người có lòng chay tịnh phải đặt họ vào môi trường thiên nhiên tĩnh tại như cảnh chùa.
Hiện lên rất rõ con người nhà nho gần gũi với thiên nhiên, ưa thích cái đẹp cuộc sống hiện tại và
say mê với tri thức truyền thống: “Như kim chỉ ái sơn trung trú/ Kết ốc hoa biên độc cựu (phụ)
thư - Ta nay chỉ thích ở trong núi/ Làm nhà bên hoa mà đọc sách xưa” (Ngẫu thành). Câu thơ
nhuốm màu Phật giáo, cho thấy mối quan hệ hài hòa con người và cảnh vật. Câu thơ thể hiện
một ý nghĩa: muốn con người có lòng chay tịnh phải đặt họ vào môi trường thiên nhiên tĩnh tại
như cảnh chùa. Ý thơ hiện lên rất rõ con người nhà nho gần gũi với thiên nhiên, ưa thích cái đẹp
cuộc sống hiện tại và say mê với tri thức truyền thống:

Đó còn là mỹ học mĩ học hạnh phúc, đúng hơn là triết nhân triết gia đưa ra một “định
nghĩa” về hạnh phúc: “Chụm tự nhiêu lều một gian/ Giũ không thay thảy tấm hồng trần/ Nghìn
hàng cam quýt con đòi cũ/ Mấy đứa ngư tiều bậu bạn thân/ Thấy nguyệt tròn thì kể tháng/ Nhìn
hoa nở mới hay xuân/ Cày ăn đào uống yên đòi phận/ Sự thế chăng hay đã Hán Tần” (Tự thán
XXXII, Thơ Nôm). Hạnh phúc là tự mình lao động trong cảnh hòa bình yên ổn hòa bình, yên ổn;
sống giữa thiên nhiên với căn lều nhỏ, xa với cuộc sống phàm tục; có vườn cam quýt (thay vì là
“con đòi” đứng hầu là những hàng cam quýt); có bè bạn là ngư dân hay tiều phu chân chất; sống
không quan tâm đến thời gian, lấy cái đẹp tự nhiên làm thước đo thời gian. Điều này lí giải Quốc
âm thi tập có rất nhiều chữ “nhàn”. Ở đây là nhàn tâm, không bon chen danh lợi, không vướng
tục lụy. Về cơ bản nhà thơ vẫn ứng xử theo đạo Nho: “Dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng”, được
dùng thì hành động, bỏ rơi thì ẩn tàng. Nhưng hành nhiều hơn tàng, hành hay tàng vẫn tha thiết
với cuộc sống. Nhàn là thái độ sống trong sạch, thanh khiết, cũng là một khía cạnh biểu hiện cái
cao cả mỹ mĩ học. Cũng đúng với cách hành xử của đạo Khổng: “Lạc thiên tri mệnh cố bất vưu -
Vui theo trời để biết mệnh mà xử, nên chẳng lo buồn gì hết” (Kinh Dịch-Dịch hệ từ-thượng).

Thiên nhiên không chỉ là nơi ở, là chốn gợi hứng làm thơ, còn là nơi để gột rửa bụi bặm tục
trần: “Cố sơn quy khứ hứng hà thâm/… Tẩy tận trần khâm hoa ngoại minh/ Hoán hồi ngọ mộng
chẩm biên cầm/ Nhật trường ẩn kỷ vong ngôn xứ/ Nhân dữ bạch vân thùy hữu tâm? - Núi cũ trở
về hứng sâu sắc làm sao/… Để rửa sạch lòng trần, có chè ngoài hoa/ Để gọi tỉnh mộng buổi trưa,
có chim bên gối/ Ngày dài tựa ghế quên cả nói/ Người với mây trắng, ai là có tâm tình” (Đề
Trình xử sĩ Vân oa đồ). Nguyễn Trãi nhiều lần nhấn mạnh tới sứ mệnh của thiên nhiên có chức
năng thanh tẩy cái tục lụy để con người trở về với bản nguyên tinh khiết: “Cỏ xanh cửa dưỡng để
lòng nhân/ Trúc lợp hiên mai quét tục trần” (Ngôn chí XI, Thơ Nôm), và “Môn tiền nhất phái
Tào khê thủy/ Tẩy tận nhân gian kiếp kiếp trần - Trước cửa một dòng Tào khê chảy/ Rửa hết bụi
bặm của bao kiếp thế gian” (Du Nam Hoa tự). Là nhà Nho tất yếu chịu Nguyễn Trãi là nhà Nho,
tất yếu chịu ảnh hưởng tư tưởng nơi cửa Khổng sân Trình: “Trí nhân lạc thủy, nhân nhân lạc sơn
- Người trí tuệ vui với nước, người có lòng nhân vui với non” (Luận ngữ). Nhưng như ta thấy, ở
Nguyễn Trãi đâu chỉ “vui”, mà còn coi thiên nhiên như người bạn, như nhà mình ở, như quê
mình sống.

Không ngẫu nhiên có rất nhiều hình ảnh con thuyền, con thuyền đưa chủ thể trữ tình trở về
với cố hương thiên nhiên. Không phải ngẫu nhiên, hình ảnh con thuyền lại xuất hiện nhiều trong
thơ ca Nguyễn Trãi. Con thuyền đưa chủ thể trữ tình trở về với cố hương thiên nhiên. Đây là con
thuyền văn chương: “Mộng hồn dạ dạ thượng quy đao - Hồn mộng đêm đêm lên thuyền để về”
(Thu nhật ngẫu thành) có nhiệm vụ đưa tinh thần (mộng) con người về với cố hương. Con
thuyền thực mà ảo, sinh động, giàu ý nghĩa, rõ hơn cả trong câu thơ: “Thế sự bất tri hà nhật liễu/
Biển chu quy điếu ngũ hồ xuân - Việc đời không biết ngày nào xong/ Để một con thuyền nhỏ mà
về câu xuân ở Ngũ hồ” (Mạn thành I). Vì việc thế sự không khi nào hết nên muốn thưởng thức
cái thi vị của mùa xuân cuộc đời chỉ còn cách lên con thuyền văn chương về “câu xuân” ở Ngũ
hồ. Gợi một điển tích: Câu thơ gợi một điển tích: sau khi giúp Câu Tiễn thành công, Phạm Lãi
không cần tước vị mà bỏ đi chơi ở Ngũ hồ- một cảnh đẹp nổi tiếng. Thì ra để hiểu cái đẹp con
người ta phải vô tư, không cầu danh hám lợi như Phạm Lãi, và chỉ có phương tiện văn chương
mới có thể đến được với cái đẹp. “Câu xuân” chứ không phải câu cá vật chất tầm thường. Một
tầm ý nghĩa mới được đẩy lên: những ai có tâm hồn nghệ sỹ ngang với tầm vóc vũ trụ mới “câu
xuân” được, mới nắm bắt được cái thần thái của tự nhiên mà sáng tạo nghệ thuật!

Bài thơ chữ Hán Đề Thạch trúc oa có nói về mối quan hệ giữa tính cách của chủ thể và hoàn
cảnh: “U trí dĩ ưng trần ngoại tưởng/ Thanh tiêu hoàn ái tuyết trung khan/ Song tiền nguyệt bạch
cung giai thưởng/ Thoái thực liêu tương ngụ tam hoan - Tính u nhã đã nên tưởng ở ngoài trần
tục/ Tính thanh tao xem tuyết còn thú hơn/ Trước cửa sổ khi trăng sáng cho ta thưởng vẻ đẹp/
Sau bữa cơm ta lấy chỗ tạm ngụ niềm vui”. Có thể hiểu đó là mối tương liên tương giao giữa đối
tượng cái đẹp thiên nhiên và thế giới tinh thần con người, niềm vui của con người chính là thiên
nhiên.

4. Thiên nhiên là cái đẹp vĩnh cửu – một tư tưởng mỹ học nhập thế
Cảm hứng sáng tạo trong thơ Nguyễn Trãi là cảm hứng về các mối quan hệ. Đây là quan hệ

Cảm hứng sáng tạo trong thơ Nguyễn Trãi là quan hệ giữa cảm hứng sáng tạo và thiên
nhiên: “Thi cảnh liêu nhân vãn hứng khiên - Cảnh thơ ghẹo người, hứng chiều hôm lôi kéo”
(Vọng doanh); “Tín mỹ giang sơn thi dị tựu - Non sông đẹp hứng thơ dễ đến” (Họa Tân trai
vận). Các câu này đều chung ý: thi nhân muốn có cảm hứng phải tìm tới cảnh đẹp thiên nhiên.
Đây là quan hệ người- thiên nhiên- thi-họa: “Phong cảnh khả nhân thi nhập họa - Phong cảnh
chiều người, có thơ trong họa” (Chu trung ngẫu thành). Ý cả câu là khi con người hòa nhập vào
cảnh vật thì dễ có năng lực sáng tạo gấp đôi (cả thơ và họa). Và quan hệ thiên nhiên- chủ thể-
họa: “Vạn cổ càn khôn thanh cảnh trí/ Hải sơn vị ngã xuất tân đồ - Trời đất muôn thuở cảnh trí
tươi trong/ Biển non vì ta vẽ bức tranh mới” (Tĩnh yên vãn lập). “Biển non vì ta” tức “biển non”
được nhân hóa như bạn bè. Câu thơ hư thực, mới mẻ, hiện đại, không phân biệt được đâu là
ngoại cảnh đâu là tâm cảnh…

Có một mĩ học người- vật tương giao: “Thâm sơn tịch tịch điểu hô nhân/ Họa lý khan lai
diệc bức chân - Trong núi sâu lặng lẽ chim như gọi người/ Trong bức tranh xem ra vẽ cũng rất
giống” (Đề sơn điểu hô nhân đồ). Ngay tên bài thơ Đề bức tranh chim núi gọi người cũng cho
thấy sự liên thông người- vật. Và: “Tam thập dư niên trần cảnh mộng/ Sổ thanh đề điểu hoán sơ
hồi - Ba mươi năm lẻ trong trần mộng/ Và tiếng chim kêu: tỉnh lại thôi” (Đề Đông sơn tự). Thì ra
với thi nhân sống ở cõi trần chỉ là giấc mộng, nhờ tiếng chim kêu mà giấc mộng ấy mới tỉnh, tỉnh
ra để trở về với hiện thực thiên nhiên. Thì ra, với thi nhân, ông sống ở cõi trần chỉ là giấc mộng,
nhờ tiếng chim kêu mà giấc mộng ấy mới tỉnh, tỉnh ra để trở về với hiện thực thiên nhiên. Ông
luôn nhìn đời qua lăng kính thiên nhiên, coi cuộc sống sinh hoạt thường ngày là một phần của
thiên nhiên: “Quản huyền hào tạp lâm biên điểu/ La ỷ phương phân ổ lý hoa/ Nhẫn đề nhất thì thi
liệu phú/ Ngâm ông thùy dữ thế nhân đa? - Đàn sáo rộn rịp, là chim hót bên rừng/ Gấm vóc rực
rỡ, là hoa nở trong bờ giậu/ Trước mắt một buổi thi liệu dồi dào/ Thi nhân với người đời ai thú
hơn?” (Hý đề). Phải chăng đây là quy luật một khi thiên nhiên hóa cuộc sống thì con người dễ
trở thành thi sỹ!? sĩ!

Hình như ở đâu, thời nào số phận cái đẹp cũng mong manh, nhưng dù có mong manh dễ vỡ
thì vẫn một tính cách trong sáng, luôn hướng về cái cao cả, tự do, khoáng hoạt. Là một nhà mỹ
học đích thực, mà trước hết là nghệ sỹ ngôn từ tài năng nói được nhiều ý nghĩa nhất trong vốn từ
ít nhất nên thơ Ông giàu triết lý, mượn tự nhiên để triết lý cuộc đời. Như trường hợp hai câu thơ
này: “Phượng những tiếc cao, diều hãy liệng/ Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi” (Tự thuật IX,
Thơ Nôm). Những cặp phạm trù đối lập nhau đến triệt để: chim phượng hào phóng, cao quý
thích bay trên cao, chim diều hâu ác hiểm, thấp hèn hay liệng gần mặt đất. Hoa quý phái quí phái
thì hay héo và vòng đời ngắn ngủi, cỏ tiểu nhân lại thường xanh tươi và sống dai. Thì ra, đó là
một quy luật mỹ học: cái xấu thường dai dẳng nhờ có sức “đề kháng” tốt, còn cái đẹp lại hay gặp
bi kịch, vì trong sáng vô tư.

Hình tượng thẩm mĩ luôn hướng về phía ánh sáng: “Lãm huy nghĩ học minh dương phượng/
Muốn học chim phượng thấy sáng hót ánh mặt trời” (Họa hương tiên sinh vận giản chư đồng
chí). Thiên nhiên có xu hướng đồng nhất với nghệ thuật làm phương tiện nghệ thuật, làm phương
tiện để đưa con người hướng tới một thế giới tinh khiết, như vô trùng: “Côn Sơn hữu tuyền/ Kỳ
thanh lãnh lãnh nhiên/ Ngô dĩ vi cầm huyền/ Côn Sơn hữu thạch/ Vũ tẩy đài phô bích/ Ngô dĩ vi
đạm tịch - Côn Sơn có suối/ Tiếng nước chảy rì rầm/ Ta lấy làm đàn cầm/ Côn Sơn có đá/ Mưa
xối rêu xanh/ Ta lấy làm chiếu thảm” (Côn Sơn ca). Côn Sơn có suối, có đá. Không có gì đặc
biệt. Côn Sơn có suối, có đá, không có gì đặc biệt. Cái đặc biệt là ở chủ thể, trong cái nhìn chủ
thể: coi tiếng suối là tiếng đàn, lấy đá có rêu làm chiếu thảm. Không chỉ hai mà “ba vị nhất thể”:
thiên nhiên - chủ thể - nghệ thuật làm nên một thế giới riêng để tất cả quây quần bầu bạn, chia sẻ,
tâm tình. Thế giới ấy hẳn nhiên phải xa chốn bụi bặm cửa quyền: “Con lều mọn mọn đẹp sao!/
Trần thế chẳng cho bén mấy hào/ Khách lạ đến ngàn, hoa chửa rụng/ Câu mầu ngâm dạ, nguyệt
càng cao/ Những màng lẩn quất vườn lan cúc/ Ắt ngại lanh chanh áng mận đào/ Ngựa ngựa xe xe
la ỷ tốt/ Dập dìu là ấy chiêm bao” (Thuật hứng VII, Thơ Nôm). Một thế giới tiên của “chiêm
bao” nơi ngàn xa: con lều nhỏ, hoa, câu thơ hay, trăng, vườn lan cúc…có “khách lạ”. Và có
người “khách lạ” nhưng dứt khoát không phải là người nơi “áng mận đào” (tức chốn công danh).
Khách lạ ấy hẳn phải là người tri âm với cái đẹp!

Có khi câu thơ đầy ảo mộng, khó phân biệt đâu là thực đâu ở trong mơ: “Cố sơn tạc dạ triền
thanh mộng/ Nguyệt mãn Bình Than tửu mãn thuyền - Núi cũ đêm qua vấn vương vào mộng
nhẹ/ Trăng chiếu đầy sông Bình Than, rượu chở đầy thuyền” (Mạn hứng). Sông nước hay sông
trăng, thuyền rượu hay thuyền trăng? Trăng say, thuyền say, người say hay sông nước say? Say
rượu hay say cái đẹp? Tất cả đều “triền thanh mộng”, vấn vương trong mơ mộng. Một cái đẹp
thoát tục! Đây không phải thơ của “thi nhân” mà phải là thơ của “thi tiên”!?. Liệu hình ảnh
“thuyền trăng”, “bến trăng” trong thơ Hàn Mặc Tử sau này có lạ, có thi vị hơn thơ Ức Trai!? Bỏ
dấu ! “Thi tiên” Ức Trai có thể không cố tình tạo cho thơ mình thế giới của “tiên” nhưng người
đọc thì cảm thấy, một thế giới (bỏ dấu phẩy) thật sự nguyên sơ, tinh khiết, không chút phàm trần.

Hơn nữa, cái cao cả không chỉ có cái đẹp tự nhiên mà còn gắn với hiểu biết: “Bán liêm hoa
ảnh mãn sàng thư/ Đình ngoại tiêu tiêu thủy trúc hư - Bóng hoa chiếu nửa rèm sách đầy giường/
Ngoài sân những cây thủy trúc kêu veo veo” (Đề Vân oa). Hình ảnh “sàng thư”, “thi thư” hay
xuất hiện nhưng ít khi đứng riêng mà thường xuất hiện cùng ánh sáng và bóng hoa để tạo nên vẻ
đẹp tổng hòa, tương hỗ cái diễm lệ nơi tự nhiên và sự uyên bác của trí tuệ con người.

Đó là mỹ học của cái cao cả tuyệt đối trong sáng: “Tạc dạ nguyệt minh thiên tự thủy/ Mộng
kỵ hoàng hạc thượng tiên đàn - Trăng sáng đêm qua trời tựa nước/ Chiêm bao cưỡi hạc tới tiên
cung” (Mộng sơn trung). Một vẻ đẹp tiên giới, không gian trong vắt, hư ảo với trăng, trời nước,
hạc, tiên cung. Đây là nơi nguồn mạch lãng mạn bay bổng chảy mãi đến Thơ mới và mãi mãi sau
này. Một thế giới thực mà hư, khó phân biệt. Thơ Ức Trai là một thế giới thực mà hư, khó phân
biệt vì có cả trần gian và tiên cảnh, không có tục nhân chỉ có thi nhân và thi tiên: “Tiên thư sổ
quyển cựu sinh nha/ Cơ thực tùng căn tước nhật hoa/ Trúc hữu thiên can lan tục khách/ Trần vô
bán điểm đáo sơn gia/ Dao giai hạc lệ song tà nguyệt/ Điếu chử ngư hàn trạo các sa/ Đồ giác hồ
trung phong nguyệt hảo - Sách tiên và quyển là nghề sinh nhai cũ/ Đói thì ăn rễ tùng và hớp ánh
sáng/ Trúc có nghìn cây để ngăn khách tục/ Bụi không nửa điểm bợn đến núi nhà/ Trước thềm
ngọc hạc rít, trăng chiếu chếch vào song/ Bến câu cá lạnh chìm, mái chèo gác bãi cát/ Ta vẫn vui
say với bầu trăng gió đẹp” (Mạn thành II). Nơi này chỉ có ánh sáng và hoa, có trăng có cây và
sách, có “ngọc hạc”, có bến câu và mái chèo… Hình như là nơi chỉ dành cho người tiên giới!

5. Mượn thiên nhiên để triết lý về nghệ thuật

Là một nhà tư tưởng lớn, Ông quan niệm nghệ thuật phải có thiên chức tiên phong, đi trước:
“Xuân đến hoa nào chẳng tốt tươi/ Ưa mày vì tiết sạch hơn người/ Gác Đông ắt đã từng làm
khách/ Há những Bô tiên kết bạn chơi/…Bóng thua ánh nước động người vay/ Lịm đưa hương,
một nguyệt hay/ Huống lại bảng xuân xưa chiếm được/ So tam hữu chẳng bằng mày” (Mai, Thơ
Nôm). “Gác Đông” tức Đông các, là nơi để quan Tể tướng chiêu hiền đãi sĩ. Hoa mai “từng làm
khách” nơi này tức hoa mai được nâng lên thành bậc hiền sĩ. Vì thế mới có câu sau “Há những
Bô tiên kết bạn chơi”, cả câu có nghĩa đâu phải chỉ kết bạn với Bô tiên mà còn nhiều bạn tiên
nữa. Hoa mai đẹp sang trọng, thanh khiết, đài các, luôn nở trước mọi thứ hoa, lại đứng đầu bảng
các loại hoa xuân nên chiếm “bảng xuân”. Như vậy hoa mai Như vậy, hoa mai nghệ thuật luôn
phải tiên phong nở trước để làm đẹp, làm sang cho mùa xuân cuộc đời. Phải chăng còn một ý
này: tiên tiên trong ý niệm văn hóa phương Đông thì sống mãi, hạnh phúc mãi mà hoa mai kết
bạn với các vị tiên ấy thì hoa mai nghệ thuật cũng luôn trường tồn mãi với đời sống!?

Đây là câu thơ nói về chức năng nghệ thuật: “Túi thơ bầu rượu quản xình xoàng/ Khỏe dụng
đầm hâm mấy dặm trường” (Ngôn chí VIII, Thơ Nôm). Nhờ có “túi thơ bầu rượu” tức nhờ nghệ
thuật con người mới thêm ấm áp (đầm hâm), thêm sức lực, thêm sự dẻo dai trên đường đời xa.

Nhờ có “túi thơ bầu rượu”, tức nhờ nghệ thuật, con người mới thêm ấm áp (đầm hâm), thêm
sức lực, thêm sự dẻo dai trên đường đời xa.

Nghệ thuật phải đánh thức cảm xúc yêu ghét: “Vườn hoa khóc tiếc mặt Phi Tử/ Trì cỏ tươi,
nhưng lòng tiểu nhân/ Cầm đuốc chơi đêm này khách nói/ Tiếng chuông chưa đóng ắt còn xuân”
(Cuối xuân, Thơ Nôm). Câu đầu dựa vào tích sau khi Dương Quý Phi chết, Đường Minh Hoàng
ra vườn ngự uyển thấy hoa phù dung thì nhớ mặt (Phi) mà khóc. Câu sau hiện thực: bờ ao cỏ tươi
nhưng cỏ tượng trưng cho tiểu nhân nên (ta) không thích. “Tiếng chuông chưa đóng” nghĩa là
hãy còn đêm xuân, mà khách xưa (trong tưởng tượng) nói rằng: tiếc xuân nên cầm đuốc chơi
đêm? “Tiếng chuông” mang nghĩa ẩn dụ: nghệ thuật phải đánh thức ở con người niềm khát khao
được sống nhiều lần trong mùa xuân cuộc đời. Nghệ thuật không chỉ là giãi bày cảm xúc: “Say
mùi đạo, chè ba chén/ Tả lòng phiền thơ bốn câu” (Thuật hứng XIII, Thơ Nôm) mà còn có tác
dụng giải trí, giáo dục: “Gia hữu cầm thư nhi bối lạc - Nhà có đàn sách thì vui con cái” (Mạn
thành II). Thi nhân đánh giá rất cao thiên chức nghệ thuật, chỉ xét ở một câu thơ này: “Túi thơ
chứa hết mọi giang san” (Tự thán II, Thơ Nôm). Hai chữ “chứa hết” là chìa khóa để hiểu tư
tưởng lớn: nghệ thuật có sứ mệnh miêu tả, sáng tạo vẻ đẹp; cũng là nơi kết tinh, lưu giữ, bảo vệ,
phát huy cái đẹp giang sơn đất nước.

Đối tượng sáng tạo của nghệ thuật là con người và cảnh vật thiên nhiên: “Qua đòi cảnh chép
câu đòi cảnh/ Nhàn một ngày nên quyển một ngày” (Tự thán V,Thơ Nôm). Câu đầu được hiểu đi
qua bao nhiêu cảnh, đến chỗ nào cũng có thơ vịnh cảnh. Câu đầu được hiểu: tác giả đi qua bao
nhiêu cảnh, đến chỗ nào cũng có thơ vịnh cảnh. Nhờ thế “nhàn” được một ngày sẽ thành một
quyển thơ. Bỏ vì không đóng góp cho nội dung đoạn văn Như vậy “nhàn” không phải “vô vi”
(như được hiểu là “không làm”) mà “nhàn” là lao động nghệ thuật, lấy đối tượng hướng tới trước
hết là thiên nhiên (cảnh). Nghệ thuật phải là cái đẹp đích thực: “Chèo lan bẻ bắt thuở tà
dương/Một phát qua nhìn một lạ dường/ Ngàn nọ so miền Thái thạch/ Làng kia mở cánh Tiêu
tương/ Hàng chim ngủ khi thuyền đỗ/ Vừng nguyệt lên thuở nước cường/ Mua được thú mầu
trong thuở ấy/ Thế gian hay một khách văn chương” (Trần tình VI, Thơ Nôm). Câu đầu có lẽ nên
hiểu: chèo thuyền phải điều chỉnh bẻ trái bắt phải (bẻ bắt). Các câu tiếp sau: mỗi cái nhìn một cái
lạ; cảnh đẹp này khác gì miền Thái thạch đẹp nức tiếng mà tương truyền nơi Lý Bạch chơi
thuyền say rượu mà nhảy xuống bắt trăng; sông Tiêu Tương có tám cảnh đẹp, cảnh đẹp nhất là
“Ngư thôn tịch chiếu” - cảnh làng chài dưới bóng chiều. Các câu tiếp sau: mỗi cái nhìn một khác
lạ; cảnh đẹp này khác gì miền Thái Thạch đẹp nức tiếng- nơi Lý Bạch chơi thuyền say rượu mà
nhảy xuống bắt trăng; sông Tiêu Tương có tám cảnh đẹp, cảnh đẹp nhất là “Ngư thôn tịch chiếu”
- cảnh làng chài dưới bóng chiều. Cảnh đẹp như thế thì chỉ có khách văn chương mới “mua”
được thôi. Ngoài cái ý nghệ thuật phải lấy cái đẹp làm đối tượng còn toát ra mối quan hệ chủ thể
- tác phẩm - đối tượng cái đẹp nơi thiên nhiên, cả ba phải tương ứng, hài hòa: nhà văn phải có tài
năng, cái đẹp phải đích thực được thể hiện trong hình thức thể loại, ngôn từ phù hợp. Bên cạnh ý
nghĩa nghệ thuật phải lấy cái đẹp làm đối tượng, văn chương phải thể hiện mối quan hệ chủ thể-
tác phẩm- đối tượng cái đẹp nơi thiên nhiên. Cả ba phải tương ứng, hài hòa: nhà văn phải có tài
năng, cái đẹp phải đích thực được thể hiện trong hình thức thể loại, ngôn từ phù hợp.

Hình tượng “tuyết” xuất hiện rất nhiều lần. Không phải Nguyễn Trãi “nệ” thi liệu nước
ngoài như đã có cách hiểu. Bởi cách nay đã 600 năm, mà chỉ trên trăm năm gần đây do chịu ảnh
hưởng mặt trái của công nghiệp phát triển mà nhiệt độ thế giới mới tăng cao rõ rệt. Ngay trong
những ngày đầu năm 2016 tuyết xuất hiện nhiều ở Mẫu Sơn, Sa Pa…có nơi nhiệt độ xuống dưới
âm. Bỏ vì không liên quan Có lẽ không nên căn cứ vào ngày nay để nói thời ấy xứ ta không có
tuyết. Điều này Ức Trai đã có triết lý tuyệt vời về quan hệ các thời điểm như nhắn nhủ điều ấy
với hậu thế: “Mạc tương tiền thế phan kim đại - Chớ lấy việc đời trước mà vin vào đời nay” (Hạ
tiệp III). Ngày nay hay nói xem xét vấn đề phải đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể thì Nguyễn
Trãi nói ngắn gọn mà rõ ràng, trước 600 năm.

Bài Đề Hoàng ngự sử Mai tuyết hiên là một triết lý về cái đẹp đích thực mới có thể chinh
phục con người, bất kể người đó là ai: “Trãi quan nga nga diện tự thiết/ Bất độc ái mai kiêm ái
tuyết/ Ái mai ái tuyết ái duyên hà?/ Ái duyên tuyết bạch mai thanh khiết” (Hiên ngang mũ trãi,
quan mặt tựa sắt/ Không những yêu mai mà còn yêu cả tuyết/ Yêu mai yêu tuyết bởi sao vậy?/ Vì
tuyết trắng và mai thanh khiết). Mũ trãi là mũ quan Ngự sử có khắc hình sừng con trãi, loài thú
một sừng, trong truyền thuyết con vật này gặp người xấu thì húc, nên mũ này tượng trưng cho sự
công minh, chính trực, ghét cái xấu. Quan dù “mặt sắt” lạnh lùng nhưng trước cái đẹp chân chính
cũng có cảm xúc mà yêu mến. Mạn thành II) là hình ảnh một vị tiên lánh trần để vui với cái đẹp,
đói thì ăn rễ tùng và hớp ánh sáng (Cơ thực tùng căn tước nhật hoa) nhưng vẫn vui say với bầu
trăng gió đẹp (Đồ giác hồ trung phong nguyệt hảo). Cứ như thế năm này đến năm khác chẳng tốn
một đồng tiền (Niên niên bất dụng nhất tiền xa). Chỉ qua hai bài này Nguyễn Trãi đã đưa ra một
quan niệm nghệ thuật hiện đại: Nghệ thuật phải là cái đẹp đích thực, là địa hạt của sự vô tư, lánh
cái tục, không thiên vị. Để sáng tạo và nhận thức nghệ thuật, con người ta phải có cái tâm trong
suốt, phải “trần vô bán điểm” (bụi không nửa điểm bợn) mới hiểu, tri âm với cái đẹp. Người
nghiên cứu xây dựng . Xây dựng lý luận nghệ thuật hiện đại hôm nay, rõ ràng rất cần phải kế thừa
tư tưởng kinh điển này!

Nguyễn Trãi đưa ra một quan niệm rất mới: nghệ thuật là cái đẹp nên không thể vị lợi, phải
tuyệt đối trong sáng. “Cửa hiềm khách tục nào cho đến/ Song vắng chim phàm chửa tới kêu/
Ngắm hoa tàn xem ngọc rụng” (Tự thán XXXV, Thơ Nôm). Ngôi nhà nghệ thuật thiêng liêng
nên “cửa hiềm” (ngại, sợ) khách tục. Vì hoa quý giá quí giá và đẹp như ngọc nên ngắm hoa rơi
cũng là xem ngọc rụng “ngọc rụng”. Nơi ấy chỉ có con người và cái đẹp thiên nhiên, cái đẹp tĩnh
lặng nguyên sơ, không một chút tục trần. Nghệ thuật phải vô tư, không đi cùng tục lụy, phải chân
thành: “Thân ngoại phù danh Yên Các quýnh/ Mộng trung hoa điểu cố sơn u/ Ân cần kham tạ
hương trung hữu/ Liêu bả tân thi tả ngã sầu - Phù danh ở ngoài mình, xa dời Yên Các/ Hoa và
chim trong mộng, lặng lẽ non quê/ Ân cần xin tạ các bạn trong làng/ Tạm đem thơ mới giãi bỏ
mối sầu của ta” (Thù hữu nhân kiến ký). Lăng Yên Các do Đường Thái tôn Đường Thái Tông
dựng vẽ tượng 24 vị công thần, biểu tượng cho công danh. Xa dời xa rời công danh để về với
non quê vui vẻ, với hoa với chim trong mộng, với bạn bè trong xóm, làm thơ cởi bỏ mối sầu, con
người chủ thể ấy như trong vắt.

Nghệ thuật không thể hời hợt, dửng dưng: “Ba xuân thì được chín mươi ngày/ Sinh vật lòng
trời chẳng tây/ Rỉ bảo đông phong hời hợt ít/ Thế thì chớ tiếc, dửng dưng thay” (Thơ tiếc cảnh
XI, Thơ Nôm). Lời thơ như nhắn gửi. Nhắn rằng như nhắn gửi, nhắn rằng nghệ thuật thì phải
“chẳng tây” tức không riêng tư thiên vị, không được “hời hợt ít”. Nếu mà thiên vị hời hợt như
thế tức chẳng thiết tha với tình đời thì thật tiếc thay, sao mà dửng dưng làm vậy. Và như thế sẽ
không làm nên nghệ thuật!

Nhà nghệ sỹ lớn coi trọng, tôn trọng quy luật tồn tại của nghệ thuật: “Xuân muộn nào hoa
chẳng rụng rơi” (Thuật hứng XIV, Thơ Nôm). Để nghệ thuật phát triển, nhà thơ phải tạo Để nghệ
thuật phát triển, phải tạo ra một mối quan hệ thẩm mỹ lành mạnh với bầu sinh quyển văn hóa có
con người hài hòa với thiên nhiên, thiên nhiên cùng hài hòa trong “tốt tươi”: “Phúc nhiều sơ bởi
nơi ta tích/ Xuân đến tự nhiên mọi vật tươi” (Bảo kính cảnh giới XI, Thơ Nôm). Nên Vì vậy con
người phải “tích phúc”. (Con người) Còn phải có tri thức (cũng là của cải): “Đồ thư bốn vách
nhà làm của/ Phong nguyệt năm hồ khách nổi thuyền” (Bảo kính cảnh giới XXXVI, Thơ Nôm).
“Đồ thư” tức sách vở biểu trưng cho trí tuệ. Đồng thời con người phải vô tư, không màng danh
lợi, chỉ biết say mê hướng về cái đẹp, “phong nguyệt năm hồ…” cái đẹp. “phong nguyệt năm
hồ” tức câu chuyện xưa sau khi giúp Cẫu Tiễn thành sự nghiệp lớn, Phạm Lãi không làm quan
mà bỏ đi chơi nơi Ngũ hồ (cảnh tuyệt đẹp) với Tây Thi (người cực đẹp).

Bàn về vấn đề chủ thể nghệ sỹ ( Bàn về vấn đề chủ thể, nghệ sĩ..) chúng ta đã quen thuộc
với bài Tùng: “Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày/ Có thuốc trường sinh càng khỏe thay/ Hổ
phách phục linh nhìn mới biết/ Dành còn để trợ dân này”. Tức người nghệ sỹ phải từng trải vốn
sống, nghệ sĩ phải từng trải, có vốn sống, có tài năng đặc biệt là thứ “thuốc trường sinh” tinh
thần để “trợ dân”. Còn phải “Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”- một niềm trăn trở vì dân vì
nước, sâu thẳm một tình thương “sinh linh”: “Niềm cũ sinh linh đeo ắt nặng” (Tự thán II, Thơ
Nôm). Dễ thấy cái gốc của cây nhân cách nghệ sỹ, theo Ông, nghệ sĩ, theo ông và hoàn toàn
đúng với triết học văn hóa hiện đại, là tình yêu thương con người, là nỗi niềm trăn trở, trắc ẩn vì
con người. Bài Chim hạc già (Thơ Nôm) có ý ví nghệ sỹ như con chim hạc, phải: “Đính nhuộm
đơn sa chín chuyển hồng”, tức phải có “đính” (mào của hạc sắc đỏ chói) có thể hiểu chỉ nét riêng
nghệ thuật độc đáo; không những thế “đính nhuộm đơn sa”, đơn sa - một thứ khoáng chất mầu
đỏ để uống hoặc nhuộm, thường để luyện thuốc trường sinh (luyện đơn), tức giá trị độc đáo.
Nghệ sỹ phải trau dồi vốn sống, tài năng, tri thức, biết vượt qua mọi khổ sở đau đớn, như “chín
chuyển hồng” tức luyện đơn sa chín lần, mỗi lần luyện thêm một lần đỏ. Phải được tự do để sáng
tạo như chim hạc già “kham cười anh vũ mắc chưng lồng”. “Kham cười” tức có thể cười được
chim anh vũ (chim vẹt) chỉ biết nhại lại. Đặt trong thế tương phản có thêm ý nghĩa mới Đặt trong
thế tương phản, ta có thêm ý nghĩa mới: nghệ sỹ phải có tiếng nói riêng, không bắt chước, nói
theo. Nghệ thuật phải là sự từng trải: “Càng thuở già, càng cốt cách/ Một phen giá, một tinh
thần” (Thơ mai, Thơ Nôm). Nghệ sỹ phải lao động thực sự để cọ xát với đời, lẫn vào với dân,
cũng là một cách “tích vốn”: “Ao cạn vớt bèo cấy muống/ Trì thanh phát cỏ ương sen/ Kho thu
phong nguyệt đầy qua nóc/ Thuyền chở yên hà nặng vạy then” (Thuật hứng XXIV); phải rèn sự
nhạy cảm, nhìn thấy được sự vật hiện tượng mà người thường không thấy. Nhạy cảm cũng là để
biết trân trọng tiếc thương cái đẹp vốn mong manh dễ vỡ: “Hé cửa đêm chờ hương quế lọt/ Quét
hiên ngày lệ bóng hoa tan” (Bảo kính cảnh giới XXXIII,Thơ Nôm). “Ngắm xem mai hay tuyết
đến/ Say thưởng nguyệt lệ thu qua” (Bảo kính cảnh giới XLI, Thơ Nôm). “Lệ” nghĩa là sợ, ý nói
thưởng thức cái đẹp phải biết sợ cái đẹp sẽ qua.

Qua hình tượng hoa cúc, nhà thơ ca ngợi và khẳng định chỉ nét riêng mới có thể trở thành
giá trị: “Người đua nhan sắc thuở xuân dương/ Nghỉ chờ thu cực lạ dường/ Hoa nhẫn rằng đeo
danh ẩn dật/ Thức còn thông bạn khách văn chương/ Tính thanh nào đoái bề ong bướm/ Tiết
muộn chẳng nài thuở tuyết sương/ Dầu thấy xuân lan cùng lọn được/ Ai ai đều có mấy mùi
hương” (Cúc, Thơ Nôm). Các loài hoa khác đua nhau nở khi mùa xuân, nhưng cúc “cực lạ”, nở
vào mùa thu. Nó đành chịu (nhẫn) tiếng ẩn dật, nhưng đủ (thông) tư cách làm bạn với khách văn
chương ở “tính thanh”, ở sự từng trải. Nếu mùa xuân có hoa lan thì mùa thu có hoa cúc sẽ cho
con người được thưởng thức nhiều mùi hương khác nhau, ở các thời điểm khác nhau. Cúc
thường đã là cá tính, cúc đỏ còn cá tính hơn. Hình như Nguyễn Trãi muốn nhấn mạnh điều này
mà có thêm bài Cúc đỏ: “Cõi đông cho thức xạ cho hương/ Tạo hóa sinh thành khác đấng
thường/ Chuốt lòng đơn chẳng bén tục/ Bền tiết ngọc kể chi sương/ Danh thơm Thượng uyển
còn phen kịp/ Bạn cũ đông ly ắt khá nhường/ Miễn được chúa tiên yêu chuộng đến/ Ngày nào
khá? Ấy trùng dương” (Cúc đỏ, Thơ Nôm). “Cõi đông” là mặt trời “cho thức xạ cho hương” tức
cho hoa một màu đỏ như mặt trời vậy. Hoa trau dồi lòng đơn thanh sạch để không bị bén cái tục,
không vì sương giá mà héo tàn, vẫn bền một tiết tháo, (nhờ thế) nhờ thế mà danh thơm vẫn khắp
vườn, các loài cúc khác (bạn cũ đông ly) phải kính trọng. Hoa khái tính, chỉ chọn đúng ngày
trùng dương mà nở. Phải chăng thi nhân muốn đưa ra một phẩm chất của thi nhân (chủ thể nghệ
sỹ): phải “khác đấng thường”; luôn hướng về ánh sáng, về lý tưởng (mặt trời) và được “nhuộm
đỏ” ánh sáng lý tưởng ấy; tấm lòng trong suốt; được bạn bè kính trọng; trực tính, thẳng thắn…
Trong bài thơ khác, thi nhân có bổ sung làm rõ thêm ý sau: “Thế sự dầu ai hay buộc bện/ Sen
nào có bén trong lầm” (Thuật hứng XXV, Thơ Nôm), tức không chịu ép mình, cúi mình như sen
vậy, không chịu bén bùn tục lụy. Mỹ học hiện đại coi trọng cái Khác (Otherness) thì những dẫn
chứng này là rất tiêu biểu. Đối chiếu tư tưởng mỹ học Nguyễn Trãi với mỹ học cá tính của thế
giới văn minh hôm nay, thật không khác bao nhiêu!

You might also like