Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

ĐỀ THI THỬ LỚP 10 THPT CHUYÊN – THÁNG 1 – 2024 (SỐ 3):

Đề thi vào chuyên vật lý trường THPT chuyên KHTN Hà Nội - Năm học 2016 – 2017
Câu 1: Người ta đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ. Nếu đặt vật tại A thì ảnh của
vật là ảnh thật nằm tại A’. Nếu đặt vật tại B thì ảnh của vật là ảnh ảo và cao bằng ảnh tại A’. Các điểm A, B, A’, B’ đều
nằm ở trên trục chính ∆ của thấu kính, trong đó A và B cùng nằm phía trước của thấu kính.
a) Ký hiệu O là quang tâm của thấu kính và F’ là tiêu điểm sau của thấu kính. Chứng minh rằng: A’O2 = A’A.A’F’
b) Người ta tìm thấy hình vẽ minh họa lại bài toán này trong vở ghi của một học sinh Chuyên Lý Tổng hợp, nhưng do để
lâu ngày nên nét vẽ bị nhòe và nay chỉ còn thấy rõ ba điểm A, A’ và B’ (Hình 2). Trình bày cách dùng thước và compa để
xác định vị trí của các tiêu điểm và quang tâm O của thấu kính. Vẽ hình minh họa.

c) Trong bài toán này: AB’ = 8cm, A’B’= 64cm. Tìm tiêu cự của thấu kính.
Câu 2: Trong mạch điện như trên Hình vẽ, các ampe kế có điện trở nhỏ không đáng kể. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch
điện là U = 30V không đổi.
a) Khi điều chỉnh vị trí của con chạy C thì số chỉ của ampe kế A1 có giá trị thay đổi trong khoảng từ 1A đến 1,5A.
Tính giá trị các điện trở R1, R2.
b) Khi điều chỉnh vị trí của con chạy C thì số chỉ của ampe kế A2 có giá trị bé nhất là 0,4 A và giá trị lớn nhất là
IA2max . Tính RMN (giá trị điện trở toàn phần của biến trở) và IA2max.
Câu 3: Hai sợi dây dẫn điện đồng chất tiết diện đều, có cùng chiều dài L, có điện trở lần lượt là R1 và R2 (R1 ≠ R2). Hai
dây được uốn thành hai nửa vòng tròn rồi nối với nhau tại A và B tạo thành đường tròn
tâm O. Đặt vào A1, B1 một hiệu điện thế không đổi U, với độ dài các cung A1A và B1B A
đều bằng x (Hình vẽ). Bỏ qua điện trở của các dây nối từ nguồn đến A1 và B1.
1. Tính cường độ dòng điện trong mạch chính theo x, L, R1 và R2. x
+ O -
2. Xác định x theo L, để cho cường độ dòng điện mạch chính đạt:
a. Cực tiểu.; b. Cực đại. A1 B1
Đề thi vào chuyên Đại học sư phạm Hà Nội - Năm học 2016 - 2017 x
Câu 4: Một nhóm gồm 11 học sinh xếp thành một hàng dọc, trên sân vận động rất rộng, B
các học sinh đứng cách đều nhau và khoảng cách giữa hai học sinh kế tiếp là l = 1,5m.
Tại thời điểm ban đầu, tất cả các học sinh này bắt đầu bước thẳng đều với vận tốc v = 40
cm/s về phía trước để gặp một thầy giáo đang đi đều theo chiều ngược lại với vận tốc không đổi vo = 30 cm/s. Biết rằng
thầy giáo luôn đi trên một đường thẳng trùng với đường thẳng học sinh đang đi còn các học sinh khi gặp thầy giáo thì
ngay lập tức quay hướng chuyển động về phía phải của mình theo phương vuông góc với phương chuyển động ban đầu
nhưng vẫn giữ nguyên tốc độ ; 1. Chứng minh rằng khi học sinh cuối cùng quay hướng chuyển động thì vị trí các học sinh
thuộc một đường thẳng. Tính góc hợp bởi giữa đường thẳng này với đường thẳng các học sinh đi trước khi chuyển hướng.
2.Tính khoảng cách từ học sinh hàng đầu đến học sinh cuối hàng khi học sinh cuối cùng đã
quay hướng chuyển động
Câu 5: Một chiếc cốc hình trụ có diện tích đáy S1  25cm . Gắn chiếc nến vào đáy cốc.
Trọng lượng của nến và cốc lần lượt là P0  0,5 N và P1. Đặt cốc vào bình hình trụ có diện
tích đáy S2  50cm2 , đáy bình nằm ngang rồi rót nước vào bình. Khi mực nước trong bình
là h2  8cm thì phần cốc ngập trong nước là h1  4cm (Hình 1). Đốt nến và theo dõi mực
nước trong bình. Biết phần nến bị cháy bay hơi vào không khí và trọng lượng của phần nến
còn lại giảm đều theo thời gian. Nến cháy hết trong thời gian   50 phút. Bỏ qua ảnh
hưởng gây ra bởi sự thay đổi nhiệt độ khi nến cháy, cốc luôn thẳng đứng, trọng lượng riêng
của nước là dn= 10000 N/m3. Xác định: a) Trọng lượng P1 của cốc.
b) Mực nước trong bình khi nến cháy hết c) Biểu thức mô tả sự phụ thuộc của áp suất nước lên đáy bình theo thời gian.
d) Tốc độ di chuyển của cốc so với đáy bình khi nến đang cháy.
Câu 5: An và Bình khởi hành cùng lúc trên một đường chạy khép kín L như hình 3. An khởi hành từ A, Bình khởi hành
từ B, chạy ngược chiều nhau và gặp nhau lần đầu ở C. Ngay sau khi gặp nhau, Bình quay ngược lại chạy cùng chiều với
An. Khi An qua B thì Bình qua A, Bình tiếp tục chạy thêm 120m nữa thì gặp An lần thứ hai tại D. Biết chiều dài quãng
đường B1A gấp 6 lần chiều dài A2C (xem hình). Coi vận tốc của mỗi bạn không đổi. Tìm chiều dài đường chạy L.

You might also like