Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Câu 1: Nêu khái niệm triết học Mác-Lenin.

Phân tích tính tất


yếu cho sự ra đời của Triết học Mác-Lenin? Vì sao nói sự ra
đời của triết học Mác là 1 cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết
học? Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề nghiên cứu?
 Triết học Mác-Lenin là hệ thống quan điểm duy vật
biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy – thế giới quan
và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội
tiến bộ trong nhận thức và cải tạo thế giới.
 Sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu lịch sử vì nó
chính là một sản phẩm lý luận của sự phát triển lịch sử
nhân loại xuất hiện vào giữa thế kỷ XIX với những điều
kiện, tiền đề khách quan của nó. Nó là kết quả của 1 nền
kinh tế xã hội đương thời, là sản phẩm của tri thức
nhân loại, là thực tiễn cách mạng của giai cấp công
nhân và đồng thời là sản phẩm của sự sáng tạo và tính
nhân văn trong Mác và Ăngghen.
 Với sự ra đời triết học Mác, vai trò xã hội của triết học
cũng như vị trí của triết học trong hệ thống tri thức
khoa học đã có sự biến đổi. Nếu như đối với triết học
trước kia chủ yếu đóng vai trò giải thích thế giới thì
triết học Mác ra đời không chỉ giải thích thế giới mà
chủ yếu là công cụ cải tạo thế giới. Triết học Mác trở
thành công cụ nhận thức thế giới và cải tạo thế giới
bằng thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân và
quần chúng lao động. Triết học Mác là thế giới quan
khoa học của giai cấp công nhân, là vũ khí lý luận của
giai cấp này trong công cuộc cải tạo xã hội, giải phóng
bản thân và giải phóng loài người nói chung. Tương tự,
giai cấp công nhân chính là vũ khí vật chất, là lực lượng
vật chất quan trọng của triết học Mác, để nhờ đó, triết
học Mác thể hiện được vai trò cải tạo thế giới của mình.
Ngoài ra, triết học Mác cũng trở thành thế giới quan và
phương pháp luận chung cần thiết cho sự phát triển của
các khoa học cụ thể. Đồng thời, sự ra đời triết học Mác
cũng chấm dứt quan niệm của triết học cũ coi triết học
là khoa học của các khoa học, đứng trên mọi khoa học.
Trái lại, triết học Mác khẳng định về vai trò của khoa
học tự nhiên và khoa học xã hội đối với sự phát triển
của bản thân triết học; trong đó, tùy vào sự phát triển
của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đòi hỏi triết
học cũng phải biến đổi theo, phải thay đổi hình thức cho
phù hợp.
 - Phương pháp luận có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Nó được ví như “kim chỉ nam”, là cơ sở nền tảng, cấu
trúc logic để tiến hành nghiên cứu khoa học.
- Phương pháp luận cung cấp định hướng, cấu trúc cho
các nhà nghiên cứu để họ xác định được hướng đi và
các bước tiến hành nghiên cứu.
- Phương pháp luận có mặt trong hầu hết các giai đoạn
của quá trình nghiên cứu như: xác định vấn đề nghiên
cứu, phân tích dữ liệu đã thu thập được, rút ra kết quả
và kết luận của nghiên cứu đó.
Câu 2: Triết học là gì? Phân tích vai trò của triết học trong
đời sống xã hội, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của
con người? Sự vận dụng triết học trong cuộc sống của bản
thân sinh viên.
 Triết học là gì?
- Trung Quốc: Triết = “ Trí ” : Sự truy tìm bản chất của
đối tượng nhận thức, thường là con người, xã hội, vũ
trụ và tư tưởng tinh thần.
- Ấn Độ: Triết = “ darshana” : nghĩa là “ chiêm
ngưỡng”, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người
đến với lẽ phải, thấu đạt được chân lí về vũ trụ và nhân
sinh
- Phương Tây: Philosophia vừa mang nghĩa là giải thích
vũ trụ, định hướng nhận thức và hành vi, vừa nhấn
mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lí của con người.

Câu 3: Nêu nội dung vấn đề cơ bản của triết học? Vì sao gọi
vấn đề trên là vấn đề cơ bản của triết học? Ý nghĩa của vấn
đề này trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản
thân?
 Vấn đề cơ bản của triết học là những vấn đề xung
quanh mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa vật chất
và ý thức. Vấn đề cơ bản của triết học gồm 2 mặt, trả
lời 2 câu hỏi lớn:
- Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có
trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Nói
cách khác, khi tìm ra nguyên nhân của hiện tượng, sự
vật hay sự vận động đang cần phải giải thích, thì
nguyên nhân vật chất hay nguyên nhân tinh thần đóng
vai trò là cái quyết định.
- Mặt thứ hai: con người có khả năng nhận thức được
thế giới hay không? Nói cách khác, khi khám phá sự
vật và hiện tượng, con người có dám tin rằng mình sẽ
nhận thức được sự vật và hiện tượng hay không?
 Lý do nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết
định được cơ sở, tiền đề để giải quyết những vấn đề của
triết học khác. Lịch sử đấu tranh triết học là lịch sử đấu
tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật. Có
thể nói, chính các vấn đề cơ bản của triết học được xem
là “chuẩn mực” để phân biệt giữa hai chủ nghĩa triết
học này. Điều này đã được chứng minh rất rõ ràng
trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết
học.

You might also like