Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN


⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN

ĐỀ BÀI: “NÊU TÍNH THỐNG NHẤT GIỮA HAI NGUYÊN LÝ CƠ


BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ NÊU VÍ DỤ MINH
HỌA”

Giảng viên hướng dẫn: Đồng Thị Tuyền

Lớp: F.TriếthọcMác - Lê-nin_1.2(15FS).3_LT

Nhóm: 12
Trưởng nhóm: Dương Đại Sơn
Thành viên:
1. Ngô Thị Thơm
2. Trương Đức Thắng
3. Nguyễn Xuân Sơn
4. Trần Văn Sáng
5. Đỗ Xuân Thành
6. Nguyễn Văn Sĩ
7. Lê Duy Sơn
8. Trần Đức Thịnh
9. Nguyễn Long Thủy
Năm học: 2021-2022
Hà Nội, tháng 5 năm 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN

ĐỀ BÀI: “NÊU TÍNH THỐNG NHẤT GIỮA HAI NGUYÊN LÝ CƠ


BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ NÊU VÍ DỤ MINH
HỌA”

Giảng viên hướng dẫn: Đồng Thị Tuyền

Lớp: F.TriếthọcMác - Lê-nin_1.2(15FS).3_LT

Nhóm: 12
Trưởng nhóm: Dương Đại Sơn
Thành viên:
1. Ngô Thị Thơm
2. Trương Đức Thắng
3. Nguyễn Xuân Sơn
4. Trần Văn Sáng
5. Đỗ Xuân Thành
6. Nguyễn Văn Sĩ
7. Lê Duy Sơn
8. Trần Đức Thịnh
9. Nguyễn Long Thủy
Năm học: 2021-2022
Hà Nội, tháng 5 năm 2022

1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................3
1. Khái niệm phép biện chứng duy vật.......................................................3
2. Vị trí và vai trò của phép biện chứng duy vật.......................................4
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................5
1. Nội dung 2 nguyên lý: Mối liên hệ phổ biến và sự phát triển:...........5
2. Chứng minh: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự
phát triển.......................................................................................................7
3. Sự thống nhất của nguyên lý nghiên cứu sự vận động, phát triển
của thế giới và tư duy con người...............................................................11
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................16
PHỤ LỤC.......................................................................................................17

2
PHẦN MỞ ĐẦU

Thuật ngữ “biện chứng” xuất hiện từ thời kỳ cổ đại. Trong triết học Hy
Lạp lúc bấy giờ, thuật ngữ này được hiểu là nghệ thuật tranh luận, đàm thoại,
thông qua sự tranh luận mà người ta tìm ra chân lý. Do đó, thuật ngữ “biện
chứng” được coi là nghệ thuật phát hiện và tìm ra chân lý… Về sau thuật ngữ
“biện chứng” bao quát một phạm vi rộng lớn hơn và được sử dụng để chỉ một
phương pháp nhìn nhận, xem xét thế giới – phương pháp biện chứng. Ngày
nay, khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển
hoá và vận động phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình
trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Biện chứng bao gồm biện chứng khách quan
và biện chứng chủ quan. Biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới
vật chất, còn biện chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng khách quan vào
trong đời sống ý thức của con người. Phép biện chứng là khoa học về những
quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội
loài người và của tư duy.
1. Khái niệm phép biện chứng duy vật

Phép biện chứng duy vật do C.Mác và Ph. Ănghen sáng lập xác lập trên
nền tảng thế giới quan duy vật học; là phép biện chứng triệt để. Sau đó được
Lê-nin bổ sung và phát triển. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau, định nghĩa
khái quát về phép biện chứng duy vật, Ăngghen cho rằng: Phép biện chứng là
môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của
tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy 1. Khi nhấn mạnh vai trò của
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Ăngghen định nghĩa: Phép biện chứng là
khoa học về mối liên hệ phổ biến; khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự
phát triển, Lênin định nghĩa: Phép biện chứng là học thuyết về sự phát triển,
dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về
tính tương đối của nhận thức con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn
luôn phát triển không ngừng.

1
C.Mác và Ph.Ăngghen(1994), Toàn tập, t. 20, Sdd. tr.201

3
2. Vị trí và vai trò của phép biện chứng duy vật

Phép biện chứng duy vật là công cụ chung nhất, thế giới quan phương
pháp luận chung nhất để định hướng con người trong việc nhận thức thế giới,
giải thích thế giới và cải tạo thế giới. Về vai trò, phép biện chứng duy vật giữa
vai trò là một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương
pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin, nó đã kế thừa và phát triển phép
biện chứng từ tự phát đến tự giác, tạo nên tính khoa học và cách mạng của
chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp
luận chung nhất, giúp định hướng việc đề râccs nguyên tắc tương ứng trong
hoạt động nhận thức và thực tiễn và là một hình thức tư duy hiệu quả quan
trọng nhất đói với khoa học, bởi chỉ có nó mới đem lại phương pháp giải thích
những quá trình tiến triển diễn ra trong thế giới, giải thích những mối quan hệ
chung, những bước quá độ của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên
cứu khoa học từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.

4
PHẦN NỘI DUNG

1. Nội dung 2 nguyên lý: Mối liên hệ phổ biến và sự phát triển:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ có ba tính chất
cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
Tính khách quan của mối liên hệ: Các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật,
hiện tượng, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Theo quan điểm biện
chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có
tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy định, tác động và làm chuyển
hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái
vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí con người; con
người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động
thực tiễn của mình.
Tính phổ biến của mối liên hệ: Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào, ở bất kỳ
không gian nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự
vật, hiện tượng khác. Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật,
hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện
tượng hay quá trình khác. Đồng thời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng
nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với
những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một
hệ thống, hơn nửa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác,
tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.
Tính đa dạng và phong phú của mối liên hệ: Quan điểm biện chứng của
chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến
của các mối liên hệ mà còn nhấn mạnh tính phong phú, đa dạng của các mối
liên hệ. Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: các
sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể
khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó;
mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng nhưng trong
những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá
trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thì cũng có những tính chất
và vai trò khác nhau.

5
Như vậy, không thể đồng nhất tính chất và vị trí, vai trò cụ thể của các mối
liên hệ khác nhau đối với mỗi sự vật, hiện tượng nhất định, trong những điều
kiện xác định. Đó là các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ bản
chất và hiện tượng, mối liên kết chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ trực tiếp và
gián tiếp, v.v. của mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới. Quan điểm về tính
phong phú, đa dạng của các mối liên hệ còn bao hàm quan niệm về sự thể
hiện phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở các mối liên hệ đặc
thù trong mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình cụ thể, trong những điều
kiện không gian và thời gian cụ thể.
Cùng với đó, các quá trình phát triển cũng có tính khách quan, tính phổ biến,
tính đa dạng, phong phú và tính kế thừa, cụ thể như sau:
Tính khách quan của sự phát triển: Tất cả các sự vật hay hiện tượng trong
hiện thực luôn liên tục vận động, phát triển theo một cách khách quan và độc
lập với ý thức của con người. Đây là sự thật hiển nhiên, dù ý thức của con
người có nhận thức được hay không và có mong muốn hay không.
Tính khách quan của sự phát triển còn được biểu hiện trong nguồn gốc của sự
vận động và phát triển. Đó chính là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật,
hiện tượng và được xem là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật hay hiện
tượng đó. Vì vậy, phát triển là thuộc tính tất yếu và khách quan, hoàn toàn
không phụ thuộc vào ý thức của con người.
Tính phổ biến của sự phát triển: Tính phổ biến của sự phát triển được thể
hiện rõ nhất ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực của tự nhiên,
xã hội và tư duy, trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình và
trong mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó.
Trong mỗi quá trình biến đổi của sự phát triển đã có thể bao hàm khả năng
dẫn đến sự ra đời của cái mới và phù hợp với quy luật khách quan.
Tính đa dạng và phong phú của sự phát triển: Tính đa dạng và phong phú
của sự phát triển được thể hiện rõ nhất ở chỗ: phát triển là khuynh hướng
chung của mọi sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, mỗi sự vật, một hiện tượng hay
mỗi lĩnh vực hiện thực lại sẽ có quá trình phát triển không hoàn toàn giống
nhau để đảm bảo sự phong phú, đa dạng.

6
Hiện tượng phát triển tồn tại ở những không gian và thời gian khác nhau sự
vật, hiện tượng. Đồng thời, trong quá trình phát triển của mình, sự vật hay các
hiện tượng còn chịu nhiều sự tác động của các sự vật, hiện tượng hay từ quá
trình khác, của rất nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử nhất định.
Sự tác động đó cũng có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật,
hiện tượng, đặc biệt có thể làm cho sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời, thậm
chí có thể dẫn tới sự phát triển về mặt này và thoái hóa trên những mặt
khác… Đó đều là những biểu hiện của tính phong phú và đa dạng của những
quá trình phát triển.
2. Chứng minh: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự
phát triển.
2.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
*Cái riêng,cái chung và cái đơn nhất.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, cả “cái riêng”, “cái
chung” và “cái đơn nhất” đều tồn tại khách quan và giữa chúng có mối quan
hệ hữu cơ với nhau. Không thể có cái chung nếu không có cái riêng và ngược
lại.Quan hệ này được thể hiện:
Thứ nhất, “Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng”.
Thứ hai, “cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung”.
Thứ ba, mối liên hệ giữa “cái riêng” và “cái chung” còn thể hiện ở chỗ “cái
riêng” là cái toàn bộ, phong phú hơn “cái chung”; “cái chung” là một bộ phận
của cái “cái riêng”, nhưng sâu sắc, bản chất hơn “cái riêng”.
Thứ tư, trong quá trình phát triển khách quan của sự vật, trong những điều
kiện nhất định, “cái đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại,
“cái chung” có thể biến thành “cái đơn nhất”.
 Ví dụ: Đỉnh núi Everest cao nhất thế giới với độ cao 8.850 mét. Độ cao
8.850 mét của Everest là cái đơn nhất vì không có một đỉnh núi nào khác
có độ cao này. Phần giao thoa giữa 03 “cái riêng” A, B, C là “cái chung”.
Phần không giao thoa với bất cứ cái gì là “cái đơn nhất”
*Nguyên nhân và kết quả.

7
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết
quả. Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác
động.
Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh
hưởng trở lại với nguyên nhân. Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hai
hướng: hoặc thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tích cực) hoặc
cản trở sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tiêu cực).
Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả còn thể hiện ở chỗ:
một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng
trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại. Một hiện tượng nào đó với
tính cách là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình lại trở
thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba... và quá trình cứ thế tiếp tục mãi
không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận.
 Ví dụ: Sự tác động của dòng điện lên dây dẫn (nguyên nhân) khiến cho
dây dẫn nóng lên (kết quả); hoặc sự tác động qua lại của cung và cầu đến
quá trình thực hiện giá cả (nguyên nhân) của hàng hoá khiến cho giá cả
xoay quanh giá trị của hàng hoá (kết quả).
*Tất nhiên và ngẫu nhiên.
Tất nhiên và ngẫu nhiên cùng tồn tại.Nhưng chúng không bao giờ tồn tại
một cách biệt lập với nhau dưới dạng thuần túy, mà bao giờ cũng cùng nhau
tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ. Sự thống nhất đó được thể hiện ở chỗ: cái
tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô số cái ngẫu
nhiên. Còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời
là cái bổ sung cho cái tất nhiên.
Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau.Tất nhiên và ngẫu
nhiên không nằm yên ở trạng thái cũ mà thay đổi cùng với sự thay đổi của sự
vật và trong những điều kiện nhất định tất nhiên có thể chuyển hoá thành
ngẫu nhiên và ngược lại.
 Ví dụ: Nếu xét ở khía cạnh cuối cùng có vỡ hay không, thì việc việc quả
trứng bị vỡ là tất nhiên. Nhưng xét ở khía cạnh nó vỡ khi bị rơi, bị đập ra
hay khi gà con đạp vỡ, thì việc bị vỡ là ngẫu nhiên.
*Nội dung và hình thức.

8
Nội dung và hình thức không tách rời, mà lại gắn bó hết sức chặt chẽ với
nhau. Không có một hình thức nào lại không chứa đựng nội dung, ngược lại,
cũng không có nội dung nào lại không tồn tại trong hình thức.
Trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, nội dung bao giờ cũng giữ
vai trò quyết định, nó là yếu tố luôn luôn vận động, có khuynh hướng chủ đạo
là biến đổi. Còn hình thức là mặt tương đối bền vững của sự vật, nên khuynh
hướng chủ đạo của nó là ổn định.
Tuy nội dung giữ vai trò quyết định so với hình thức nhưng điều đó không có
nghĩa là hình thức chỉ là cái bị động. Trái lại, hình thức luôn luôn có tính độc
lập nhất định và tác động tích cực trở lại nội dung theo hai hướng: khi phù
hợp với nội dung, hình thức sẽ mở đường và thúc đẩy sự phát triển của nội
dung; nếu không phù hợp với nội dung, thì hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự
phát triển của nội dung.
 Ví dụ: Nội dung của chiếc xe hơi là có 04 bánh cao su, chứa được 4-6
người, sử dụng nhiên liệu là xăng hoặc dầu, tốc độ chạy từ 30 – 200 km/h.
Hình thức của chiếc xe hơi là các bộ phận được làm từ thép, nhựa, cao su…,
động cơ được bố trí ở phần trước của xe, có nút đề khởi động động cơ, có ghế
lái xe và ghế ngồi đệm mút…
*Bản chất và hiện tượng.
Bản chất và hiện tượng liên hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự vật nào
cũng là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Sự thống nhất đó thể hiện
trước hết ở chỗ bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện
tượng bao giờ cũng là biểu hiện của bản chất. Không có bản chất nào tồn tại
một cách thuần túy, không cần có hiện tượng. Ngược lại, cũng không có hiện
tượng nào lại không phải là sự biểu hiện của một bản chất nhất định. Lênin
viết : “Bản chất hiện ra. Hiện tượng là có tính chất bản chất”
 Ví dụ: Nhúng một phần cái thước vào chậu nước, ta thấy cái thước gấp
khúc, trong khi thực tế cái thước vẫn thẳng. – Bản chất tương đối ổn định,
biến đổi chậm. Còn hiện tượng không ổn định, nó luôn luôn trôi qua, biến
đổi nhanh hơn so với bản chất.
*Phạm trù khả năng và hiện thực.

9
Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không
tách rời nhau, luôn luôn chuyển hoá lẫn nhau, vì hiện thực được chuẩn bị bởi
khả năng, còn khả năng hướng tới biến thành hiện thực.Trong thực tế, quá
trình phát triển chính là quá trình trong đó khả năng biến thành hiện thực, còn
hiện thực này vì những quá trình phát triển nội tại của mình lại sản sinh ra các
khả năng mới, các khả năng ấy trong những điều kiện thích hợp lại biến thành
hiện thực mới v.v... và cứ thế tiếp tục mãi, tạo thành một quá trình vô tận.
 Ví dụ khả năng: trong tương lai Việt Nam có thể trở thành một nước phát
triển khi mà phát huy được những lợi thế của hiện tại cả ở trong
nước và các nguồn lực ở bên ngoài.
Ví dụ hiện thực là sắt, thép, xi- măng, gạch, cát, sỏi, gỗ thì khả năng là
ngôi nhà có thể xuất hiện khi có điều kiện thích hợp trong tương lai.
2.2. Nguyên lý về sự phát triển.
*Quy luật lượng – chất.
Lượng là cái thường xuyên biến đổi, còn chất là cái tương đối ổn định, lượng
biến đổi đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành chất mới thay thế
chất cũ.
Trong quy luật này có dùng một số từ như “độ”, “bước nhảy”, “điểm nút”. Cụ
thể: Độ là khoảng giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản
về chất của sự vật, điểm nút là thời điểm mà tại đó, sự thay đổi về lượng đủ để
làm thay đổi về chất của sự vật và bước nhảy là chỉ sự chuyển hóa về chất của
sự vật.
 Ví dụ:
Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết, học sinh sẽ được chuyển sang một
cấp học mới cao hơn. Như vậy, quá trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các
bài kiểm tra, các kì thi là điểm nút và việc học sinh được sang một cấp học
cao hơn là bước nhảy
*Quy luật mâu thuẫn.
Trong mỗi sự vật, hiện tượng hay quá trình nào đó luôn chứa đựng những
mặt, khuynh hướng đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn bên trong bản
thân sự vật, hiện tượng đó. Và sự thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối lập

10
này là nguồn gốc tạo nên sự vận động và phát triển, dẫn đến cái mới ra đời
thay thế cái cũ.
Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển, nên cần phải phân
tích, sự vật, hiện tượng để tìm ra những mâu thuẫn trong các mặt, khuynh
hướng và mối liên hệ giữa chúng mà giải quyết, tránh việc điều hòa các mâu
thuẫn đó.
 Ví dụ:
Trong mỗi con người đều có mặt đối lập theo tự nhiên như hoạt động ăn và
hoạt động bài tiết.
Đối với sinh vật sẽ có mặt đồng hóa và dị hóa, đối lập nhau.
*Quy luật phủ định của phủ định.
Cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng trên nền tảng kế thừa cái cũ. Cái mới
này trong quá trình phát triển tiếp theo lại dần trở nên cũ, lỗi thời nên nó lại bị
phủ định bởi một cái mới cao hơn. Cứ như thế mà thông qua số lần phủ định
kế tiếp nhau mà sự vật, hiện tượng sẽ phát triển không ngừng theo đường
xoắn ốc.
 Ví dụ: Hạt thóc -> Cây mạ -> Cây lúa -> Hạt thóc
Hạt thóc cho ra đời cây mạ (đây là phủ định lần 1)
Cây mạ cho ra đời cây lúa (đây là phủ định lần 2).
Cây lúa cho ra bông thóc (thóc lại cho ra thóc nhưng lần này không phải là 1
hạt mà là nhiều hạt).
3. Sự thống nhất của nguyên lý nghiên cứu sự vận động, phát triển
của thế giới và tư duy con người
3.1. Tư duy con người là gì?
Tư duy là từ ngữ chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác sửa
đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho con người có
nhận thức đúng đắn về sự vật xung quanh đồng thời có cách ứng xử với nó,
là sự phản ánh quá trình nhận thức ở trình độ cao, sự nhận thức một cách khái
quát, tích cực, gián tiếp và sáng tạo về thế giới qua các khái niệm, phán đoán.
Tư duy có khả năng khái quát hóa sự trìu tượng vì tư duy mới có thể khái quát
bản chất, quy luật của các sự việc, hiện tượng. do đó, tư duy mang đến cho

11
con người những tri thức về thế giới và các sự vật, hiện tượng trong thế giới
một cách gián tiếp.
Tư duy là một quá trình sáng tạo giúp con người học hỏi, rèn luyện để có tri
thức biết nhận viết vấn đề và cách giải quyết những vấn đề đó. Nói chung, tư
duy của não bộ vận hành với những kỹ năng học được có thể giúp trí thông
minh được nuôi dưỡng và phát triển mà ở đó con người dùng suy nghĩ , xem
xét, giải quyết những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống..
3.2. Mối quan hệ giữa tư duy con người và sự phát triển của thế
giới
Chúng ta đều biết, trước C. Mác, trong triết học Hê-ghen, “những ý niệm tối
cao”, “những tính quy định trừu tượng” được “hóa thành người một cách trực
tiếp” và do vậy, “sự tồn tại tối cao của con người” đã bị hạ thấp xuống địa vị
của cái chỉ giữ vai trò là sự thể hiện, sự khách quan hóa của “ý niệm”, “ý
niệm tuyệt đối”. Khác với Hê-ghen, C. Mác cho rằng, bản thân những trừu
tượng tư biện, những “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối” chỉ là sản phẩm, là sự thể
hiện của những điều kiện sản xuất và giao tiếp nhất định của con người. Theo
C. Mác, toàn bộ những lực lượng sản xuất, tư bản và “những hình thức xã hội
của sự giao tiếp” là cơ sở hiện thực của cái mà các nhà triết học coi là “thực
thể”, “bản chất con người”. Và, việc nhận thức bản chất con người, đời sống
xã hội của con người cần phải được tiến hành trong đời sống xã hội hiện thực
- cụ thể của con người. Con người - đó không phải là những “con người ở
trong một tình trạng biệt lập và cố định tưởng tượng”, mà là những “con
người trong quá trình phát triển - quá trình phát triển hiện thực và có thể thấy
được bằng kinh nghiệm - của họ dưới những điều kiện nhất định”. Coi tiền đề
đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người - đó là con người phải có khả năng
sống rồi mới có thể “làm ra lịch sử”, C. Mác cho rằng, hành vi lịch sử đầu tiên
của con người là “sản xuất ra bản thân đời sống vật chất”. Với quan niệm này,
khi phê phán quan điểm duy tâm tư biện của Hê-ghen về con người, về sự tồn
tại của con người, C. Mác đã coi con người là một thực thể sinh học - xã hội
hiện thực và khẳng định “con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn
náu đâu đó ở ngoài thế giới”, mà “con người chính là thế giới con người, là
nhà nước, là xã hội”.
Với luận điểm cho rằng, “giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người”,
“thân thể mà với nó con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên giao
tiếp để tồn tại” và cả đời sống thể xác lẫn đời sống tinh thần của con người

12
đều luôn gắn liền với giới tự nhiên, C. Mác đã đi đến khẳng định: “Con người
là một bộ phận của giới tự nhiên”. Song, hoạt động sinh sống của con người,
theo C. Mác, là “hoạt động sinh sống có ý thức” và do vậy, bằng hoạt động
lao động của mình, con người đã làm biến đổi bản chất tự nhiên và tạo ra bản
chất xã hội của chính mình. Rằng, con người không chỉ sống trong môi
trường tự nhiên, mà còn sống trong môi trường xã hội, nên tự nhiên và xã hội
trong mỗi con người gắn bó khăng khít với nhau; yếu tố sinh học trong mỗi
con người không phải tồn tại bên cạnh yếu tố xã hội, mà chúng hòa quyện với
nhau và tồn tại trong yếu tố xã hội; do vậy, bản tính tự nhiên được chuyển vào
bản tính xã hội và được cải biến ở trong đó. Và, chỉ có trong xã hội, con
người mới có thể thể hiện được bản chất tự nhiên và xã hội của mình; do đó,
tự nhiên và xã hội thống nhất với nhau trong bản chất con người, làm cho con
người trở thành một chỉnh thể tồn tại với cả hai mặt tự nhiên và xã hội, hình
thành nên mối quan hệ khăng khít: Con người - Tự nhiên - Xã hội.
Vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác về con người và giải phóng
con người, phát triển con người toàn diện, ngay từ những ngày đầu tiến hành
sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
nhiều lần khẳng định “con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc của con
người là mục tiêu phấn đấu cao nhất”. Chăm lo cho hạnh phúc của mọi người,
mọi nhà đã được Đảng đặt lên vị trí hàng đầu và coi đó là nhiệm vụ trung tâm.
Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm
mục tiêu phát triển con người, vì cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc cho
mọi người, mọi nhà.
Cho đến nay, sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam mới chỉ vượt ra khỏi tình
trạng của một nước kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có
thu nhập trung bình. Do vậy, với Việt Nam hiện nay, không có con đường nào
khác ngoài con đường “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát
triển kinh tế tri thức” theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó không chỉ là con
đường tất yếu, là phương thức tối ưu để đi đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh, mà còn là “một cuộc cách mạng toàn diện và
sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội” - cách mạng con người,
vì con người và do con người. Bởi lẽ, khi nói về những ưu việt của chủ nghĩa
xã hội, chúng ta khẳng định những ưu việt ấy không thể do ai đưa đến cho
chúng ta, cũng không thể tự nhiên mà có. Đó phải là kết quả của những nỗ lực

13
vượt bậc và bền bỉ của toàn dân, với những con người phát triển cả về trí lực
và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị - xã hội, về đạo
đức, tình cảm và lối sống cao đẹp.
Mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát đó cho thấy, trong toàn bộ sự nghiệp cách
mạng của mình, khi chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó
có học thuyết Mác về con người, về sự nghiệp giải phóng và phát triển con
người, được xác định là cơ sở lý luận nền tảng, là kim chỉ nam cho hành
động, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi phát triển con người Việt Nam -
“con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về
tinh thần, trong sáng về đạo đức” - vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự
nghiệp xây dựng xã hội mới. Phát triển con người Việt Nam - đó cũng chính
là động lực, là mục tiêu nhân văn, là nền tảng, cơ sở lâu bền, tạo đà cho bước
phát triển tiếp theo của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
gắn với phát triển kinh tế tri thức mà Đảng đang lãnh đạo nhân dân Việt Nam
từng bước thực hiện.
Thực tiễn ngày càng khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của C. Mác
về vị trí và vai trò không gì thay thế được của con người trong tiến trình phát
triển của lịch sử nhân loại, của xã hội loài người. Bên cạnh Việt Nam, nhiều
nước trong khu vực và trên phạm vi toàn thế giới đã cho thấy thành công của
họ trong chiến lược nâng cao chất lượng con người, coi con người là nguồn
tài nguyên vô giá và đầu tư lớn cho việc nâng cao chất lượng nguồn tài
nguyên vô giá ấy, lấy đó làm đòn bẩy phát triển kinh tế, hiện đại hóa xã hội.
Trong các Nghị quyết Đại hội X, XI và XII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
nhiều lần khẳng định: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to
lớn của con người Việt Nam, phát triển con người Việt Nam toàn diện, xây
dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quyết định thắng
lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh.

PHẦN KẾT LUẬN


Qua việc phân tích và chứng minh tính thống nhất giữa hai nguyên lí cơ
bản của phép biện chứng duy vật ta biết được khái quát về biện chứng, phép

14
biện chứng và phép biện chứng duy vật vị trí và vai trò của nó trong thực tiễn.
Quan trọng hơn hết là nắm được nội dung cơ bản của của hai nguyên lí;
nguyên lí mối lên hệ phổ biến giúp nhận thức sự vật trong mối liên hệ giữa
các yếu tố, các mặt của chính sự vật trong sự tác động giữa sự vậ đó với sự
vật khác. Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét trọng tâm trọng điểm làm
nổi bật cái cơ bản nhất của sự vật hiện tượng. Từ việc rút ra mối lên hệ bản
chất của sự vật, ta lại đặt mối lên hệ bản chất đó trong tổng thể các mối liên
hệ của sự vật xem xét cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Còn nguyên
lí về sự phát triển giúp ta khi xem xét sự vật hiện tượng phải luôn đặt nó
trong khuynh hướng vận động, biến đổi, chuyển hoá nhằm phát hiện ra xu
hướng biến đổi. Nhận thức sự vật hiện tượng trong tính biện chứng để thấy
tính quanh co, phức tạp của sự phát triển. Biết phát hiện ủng hộ cái mới;
chống bảo thủ, trì trệ định kiến. Biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng
cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới. Từ đó chúng ta vận dụng
các nguyên lý và và mối liên hệ của phép biện chứng duy vật vào đời sống
thực tiễn giúp giải quyết tốt các vấn đề cuộc sống, học tập, làm việc một cách
khoa học, phấn đấu. Cho nên đâu phải chú trọng triết học Mác Lênin mà đây
là thấy được vai trò quan trọng trong Mác - Lênin nhưng phải thấy được vai
trò vị trí của các khoa học khác trong việc cung cấp tri thức hình thành niềm
tin định hướng lý tưởng. Nó không chỉ có tri thức mà rõ ràng càng phải cần
cung cấp cả về kĩ năng cả về thái độ phẩm chất năng lực. Để từ đó chúng ta
vận dụng nó vào thực tiễn mọi vấn đề của xã hội, cuộc sống …

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bản tổng hợp “ 2 nguyên lý, 3 quy luật, 6 cặp phạm trù” bởi Magingam

15
2. “Giới thiệu học phần Triết học Mác – Lênin” GS.TS. Phạm Văn Đức
xuất bản 2019
3. Giáo trình triết học bài 2 “Phép biện chứng duy vật” bởi edupia.com
4. Bài 2: “Phép biện chứng duy vật” bởi hoc247.net
5. “Các cặp phạm trù cơ bản của Phép biện chứng duy vật” bởi
voer.edu.vn

PHỤ LỤC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

16
(V/v Phân công công việc /Đánh giá hoàn thành /Họp nhóm định kỳ....)
1. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
1.1. Thời gian: 02/05/2022
1.2. Địa điểm: Phòng Msteam
1.3. Thành phần tham dự:
+ Chủ trì: Dương Đại Sơn
+ Tham dự: Ngô Thị Thơm, Trần Văn Sáng, Lê Duy Sơn, Nguyễn Xuân
Sơn, Trần Đức Thịnh, Trương Đức Thắng, Nguyễn Long Thuỷ, Đỗ Xuân Thành
+ Vắng: 0
2. Nội dung cuộc họp
2.1. Công việc các thành viên như sau

Nhóm Xác
đánh giá nhận
mức độ nhận
Đóng Nhiệm vụ hoàn và đã
Đề
Stt MSSV Họ Tên góp tỷ Nhóm được phân thành hoàn
tài
lệ % công công việc thành
được nhiệm
phân vụ
công
Hoàn
thành tốt,
Nguyễn Trình bày đúng hạn
115 21012519 Sơn 10% 12 12
Xuân Word và có
trách
nhiệm
113 21010571 Dương Đại Sơn 10% 12 12 Trình bày Hoàn
PowerPoint thành tốt,
đúng hạn
và có
trách
nhiệm

17
Hoàn
thành tốt,
đúng hạn
118 21013042 Trương Đức Thắng 10% 12 12 Thuyết trình và có
trách
nhiệm
Hoàn
thành tốt,
Phần mở
đúng hạn
119 21012522 Ngô Thị Thơm 10% 12 12 đầu & Phần
và có
kết luận
trách
nhiệm
Hoàn
thành tốt,
Phần nội đúng hạn
116 21010662 Đỗ Xuân Thành 10% 12 12
dung 1 và có
trách
nhiệm
Hoàn
Nguyễn Văn
112 21012518 Sĩ thành tốt,
Lê Duy
114 21010607 Sơn Phần nội đúng hạn
Trần Văn 40% 12 12
111 21012092 Sáng dung 2 và có
Nguyễn
120 21012096 Thuỷ trách
Long
nhiệm
10% 12 12 Phần nội Hoàn
dung 3 thành tốt,
117 21010636 Trần Đức Thịnh
đúng hạn
và có

18
trách
nhiệm

2.2. Ý kiến của các thành viên:


Tất cả các thành viên đều đồng ý với ý kiến của nhóm trưởng
2.3. Kết luận cuộc họp
Các thành viên cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Cuộc họp đi đến thống nhất và kết thúc lúc 20 giờ 40 phút cùng ngày.
Thư ký Chủ trì

Ngô Thị Thơm Dương Đại Sơn

19

You might also like