Bu I 1 TNQLSX

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM

BÁO CÁO MÔN HỌC


THÍ NGHIỆM QUẢN LÝ SẢN XUẤT
GVHD: ThS. Huỳnh Hữu Đức
Buổi 1 – Hoạt động 1: Tìm hiểu về “Lean Customer Development”
Lớp: L04
Nhóm: 4
Họ và Tên Mã số sinh viên
Lê Tấn Thịnh 2313274
Châu Vũ Minh Nhật 2312465
Trần Anh Minh 2313115
Lê Quang Minh 2312070
Trần Đặng Minh Khôi 2311701
Đinh Lê Nhựt Khang 2311406

1
PHẦN I: TÓM TẮT LÝ THUYẾT
CHAPTER 5: GET OUT OF THE BUILDING
Ở chương nay, bạn có được các công cụ để từng bước xây dựng một cuộc phỏng vấn
và cải thiện nó tốt hơn. Các chiến thuật, các phương pháp và lời khuyên sẽ là vô cùng
hữu ích. Hãy cùng bắt đầu nào:

1. Thực hành phỏng vấn


- Các cuộc phỏng vấn thực hành với cấ nhân không phải là khách hàng mục
tiêu của bạn sẽ có ích cho việc cải thiện kỹ năng phỏng vấn của bạn hơn.
- Bạn nên chọn một người không gắn bó với bạn (hoặc ý tưởng của bạn),
chẳng hạn như những đồng nghiệp ít quen biết hoặc qua các nền tảng mạng
xã hội (ví dụ: Linkedln) để duy trì tính khách quan.
- Tác giả đưa ra lời khuyên nên tìm kiếm phản hồi từ những người được bạn
thực hành phỏng vấn để bạn từng bước nâng cao cách tiếp cận các ý kiến
phản hồi của bạn.

2. Có nên ghi lại cuộc phỏng vấn?


- Tác giả cho rằng ghi âm các cuộc phỏng vấn cho phép ghi lại chính xác mọi
điều người được phỏng vấn nói, bỏ qua các ý kiến cá nhân trong việc ghi
chú và tập trung vào các tín hiệu giao tiếp hình thể của người được phỏng
vấn.
- Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế như việc này có khả năng khiến
người được phỏng vấn trở nên cẩn trọng hơn, không cảm thấy thoải mái để
chia sẻ. Đồng thời cũng sẽ làm tăng thời gian cần thiết cho một cuộc phỏng
vấn lên gấp nhiều lần, kèm theo đó sẽ là một số vấn đề pháp lý cần được
giải quyết khi lưu lại hình ảnh của người khác.
- Việc ghi chú thủ công sẽ khuyến khích người chia sẻ nói nhiều hơn, tạo
nhiều cơ hội để thu thập thêm thông tin có ích.
- Mỗi người phỏng vấn có thể sẽ có một cách tiếp cận khác nhau cho cuộc
phỏng vấn của mình, tùy thuộc vào sở thích cá nhân hoặc hình thức tiến
hành, lĩnh vực cần thu thập thông tin.
- Điều quan trọng chính là việc dành thời gian để tổng hợp các điểm chính
sau mỗi cuộc phỏng vấn để đảm bảo rằng thông tin đã được ghi nhận và
thật sự hữu ích.
Chú ý: Tác giả không khuyến khích ghi hình lại cuộc phỏng vấn.
Nguyên nhân đến từ sự bất cập trong cách thiết lập webcam, vị trí, …
Tuy việc ghi hình mang lại sự chính xác cao trong việc ghi chép thông
tin được chia sẻ, thế nhưng lại tạo cho người được phỏng vấn một cảm
giác không thoải mái.

1
3. Thực hiện ghi chép một cách tuyệt vời!
Chắc chắn rằng khi ghi chép trong các cuộc phỏng vấn phát triển khách hàng,
điều cần thiết là phải tiếp cận nó khác với cách ghi chép truyền thống ở trường
học hoặc các cuộc họp. Dưới đây là những điểm chính cần nhớ:
- Tạm quên đi phong cách ghi chú truyền thống: Đừng dựa vào cách tóm tắt
điển hình được sử dụng trong các bài giảng hay cuộc họp, thay vì cô đọng
và tóm tắt, hãy cố gắng nắm bắt càng nhiều thông tin càng tốt.
- Trong quá trình phát triển khách hàng, bạn đang khám phá những lĩnh vực
chưa được biết tới. Bạn sẽ không biết điều gì là quan trọng cho đến khi có
kinh nghiệm khi đã thử qua vài lần trước đó. Không giống như các cuộc
họp công việc, nơi bạn có thể cần chia sẻ các ghi chú rõ ràng với nhiều đối
tượng hơn, các cuộc phỏng vấn phát triển khách hàng yêu cầu một cách tiếp
cận khác.
- Hãy ghi lại chi tiết, cảm xúc của người được phỏng vấn, thậm chí đến cả
dấu chấm than. Ví dụ khi họ nói: “Sử dụng sản phẩm X thực sự là phần tồi
tệ nhất trong cả tuần của tôi”, điều đó khác với việc “họ không thích sản
phẩm X”.
- Cảm xúc là rất quan trọng: Những cảm xúc như phàn nàn, giận dữ, hoài
nghi, thất vọng,… mang lại rất nhiều thông tin có giá trị. Thay vì yêu cầu
được chia sẻ nhiều hơn, hãy lắng nghe những dấu hiệu cảm xúc trong cuộc
trò chuyện.
- Ngay cả khi nhận xét của họ có vẻ không liên quan đến ý tưởng sản phẩm
của bạn thì chúng vẫn góp phần giúp bạn hiểu được khách hàng mục tiêu
của mình
- Các cuộc trò chuyện diễn ra khác nhau và bạn sẽ cần so sánh thông tin của
chúng với nhau, vì vậy tạo mẫu ghi chú sẽ linh hoạt trong việc đối chiếu
hơn. Hơn nữa, những câu hỏi trên mẫu sẽ phần nào hướng dẫn bạn tiếp cận
đến các cuộc phỏng vấn một cách dễ dàng hơn. Dưới đây là một mẫu ghi
chú được tác giả đưa ra làm ví dụ.

2
4. Thực hiện phỏng vấn theo cặp
Tại công ty Yammer, trong các cuộc phỏng vấn, họ mời người thứ hai (không
phải người phỏng vấn) ghi chép. Bằng cách thu hút những người khác tham
gia, Yammer tối ưu hóa quy trình phỏng vấn của họ và thu được nhiều thông tin
có giá trị.
- Vai trò của người này chỉ là nắm bắt chi tiết trong cuộc trò chuyện và ghi
chép lại.
- Yammer sử dụng mẫu ghi chú trực tuyến với các mục đã được xác định
trước, người ghi chú gõ trực tiếp vào mẫu, đảm bảo tính thống nhất, dễ
dàng khi tìm kiếm và đối chiếu.
Việc phỏng vấn theo cặp, một người đặt câu hỏi, người còn lại ghi chép đã
được chứng minh là một phương pháp hiệu quả:
- Khi bạn là người nói chuyện trong một cuộc phỏng vấn, thật khó để nhận ra
liệu bạn đã nói đủ, hỏi đúng và khai thác được nhiều thông tin hay chưa,
đồng nghiệp ghi chép của bạn có thể đưa ra phản hồi ngay lập tức sau cuộc
phỏng vấn, giúp bạn điều chỉnh kỹ năng của mình.
- Một số thành viên trong nhóm làm việc có thể sẽ ngần ngại khi tự mình
thực hiện một cuộc phỏng vấn, mời họ cùng tham gia phỏng vấn sẽ tạo tiền
đề để họ có thể tự tin thực hiện phỏng vấn một cách độc lập.
- Khi lên lịch cho các đồng nghiệp tham gia buổi ghi chú, bạn mang đến cho
họ những thông tin cần thiết nhưng ít tốn năng lượng để nghe trực tiếp từ
người được hỏi.

5. Ngay trước khi phỏng vấn


- Nắm rõ thông tin về người bạn sắp trò chuyện: danh chức, loại hình công ty,
ngành nghề, tình trạng hôn nhân, gia đình, lối sống,… Từ đó đặt mình vào
vị trí của họ để đoán trước về những mối quan tâm của họ.
- Trong cuộc trò chuyện, bạn có thể đưa ra những tài liệu tham khảo, người
được phỏng vấn cảm thấy thoải mái hơn khi có thể liên hệ các tài liệu tham
khảo này, vì vậy hãy luôn chuẩn bị trước.
- Giữ cho bản thân luôn sẵn sàng và thoải mái: đi vệ sinh, uống đủ nước,
chuẩn bị bút và giấy, tắt chuông điện thoại, loại bỏ các phiền nhiễu từ thiết
bị công nghệ, thiếp lập mẫu ghi chú,…

6. Trong 1 phút đầu tiên


- Hãy bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách bày tỏ sự tôn trọng và đề cao sự
tham gia của họ, đảm bảo rằng những chia sẻ của học rất giá trị và bạn thật
sự muốn được nghe thêm.

3
- Nêu rõ quan điểm bạn muốn họ chia sẻ góc nhìn của họ, bạn muốn nghe
quan điểm, kinh nghiệm và suy nghĩ của họ, khuyến khích họ chia sẻ cởi
mở hơn.
- Bắt đầu cuộc trò chuyện bằng một câu hỏi mở, liên quan đến chủ đề chính,
tránh dẫn dắt và đưa ra những câu hỏi “có”, “ không”. Đồng thời hãy lắng
nghe một cách tích cực, gật đầu thể hiện rằng bạn đang thật sự quan tâm và
đặt câu hỏi tiếp theo để tiếp tục cuộc trò chuyện.
Chú ý: Phần đầu của cuộc phỏng vấn luôn rất quan trọng, hay luyện tập
kịch bản mở đầu để tỏ ra tự tin và tạo ra trải nghiệm tích cực cho cả đôi
bên.
Các yếu tố chính góp phần tạo nên phần mở đầu cuộc trò chuyện hiệu quả:
- Giọng đàm thoại: Duy trì giọng điệu thoải mái, tránh ngôn từ quá trang
trọng, luôn nhớ rằng những thông tin quan trọng chỉ có thể được thu thập từ
những cuộc trò chuyện thẳng thắn, gần gũi.
- Xưng hô: Sử dụng “tôi” thay cho “chúng tôi”, kết nối giữa cá nhân với nhau
sẽ tốt hơn giữa cá nhân và một tập thể mà họ chưa hề biết đến.
- Khuyến khích: tạo không gian nơi mà họ tự nhiên chia sẻ các trải nghiệm,
vượt qua sự do dự và ngần ngại vì họ biết ý kiến của mình là quan trọng.
Chú ý: Hãy nhớ rằng việc xây dựng mối quan hệ và làm cho người
phỏng vấn cảm thấy thoải mái là điều cần thiết để thu thập những thông
tin có giá trị.

7. Những phút tiếp theo


Khi bạn khuyến khích họ chia sẻ, họ thường do dự hoặc đưa ra những câu trả
lời ngắn gọn, sau đây là cách khiến họ cởi mở với bạn hơn:
- Sau khi đặt câu hỏi đầu tiên, hãy cho họ 60 giây để trả lời, dù có vẻ dài
những khoảng dừng này giúp họ tập trung và suy nghĩ sâu sắc hơn.
- Nếu bạn cắt ngang sự im lặng quá sớm đồng nghĩa với việc báo hiệu cho họ
rằng họ đã nói đủ, họ sẽ cho rằng chỉ cần như vậy là đủ, dẫn đến sự hời hợt
ở những câu trả lời sau đó. Thay vào đó hay để sự im lặng kéo dài và họ
tiếp tục nói.
- Trong khi giữ im lặng, hãy giữ những âm thanh nhỏ có thể nghe được như
tiếng thở nhẹ, tiếng ồn xưng quanh. Tránh tắt tiếng hoàn toàn vì có thể gây
hiểu lầm cho người được phỏng vấn rằng cuộc gọi đã bị ngắt.
- Hãy luôn củng cố rằng bạn thực sự muốn lắng nghe ý kiến từ họ, đừng vội
vàng, hãy để họ bày tỏ suy nghĩ của mình.
Chú ý: Điều ký diệu sẽ xảy ra khi bạn thực sự lắng nghe và cho phép họ
được thể hiện bản thân một cách trọn vẹn.

8. Giữ nhịp cuộc trò chuyện


- Sau câu hỏi ban đầu, cuộc phỏng vấn của bạn có thể diễn ra tự do. Bạn có
thể dành nhiều thời gian hơn cho các câu hỏi cụ thể dựa trên sự nhiệt tình
hoặc mức độ phản hồi của người được phỏng vấn.

4
- Mặc dù thủ thuật im lặng 60 giây ban đầu có vẻ hiệu quả nhưng đừng làm
dụng nó. Dừng lại 2-3 giây để tránh làm gián đoạn người được phỏng vấn là
đủ.
- Lắng nghe tích cực là rất quan trọng, ghi nhận những gì họ nói và khuyên
khích trả lời dài hơn bằng cách đưa ra những gọi ý mở.
- Sử dụng những câu hỏi không dẫn đến những câu trả lời đóng “có” hoặc
“không”: Quá trình đó mất bao lâu?, Hậu quả của việc đó là gì?, Bạn còn
thấy lỗi này ở đâu nữa?
- Trước khi chuyển sang câu hỏi tiếp theo, hãy chắc chắn rằng họ không cảm
thấy nhàm chán bằng cách đưa ra những câu hỏi dẫn nhịp.

9. Tránh các câu hỏi dẫn dắt


- “Bạn có đồng ý không?”, “Bạn không nghĩ như vậy à?”, “Bạn có muốn nếu
… không?”,… là những ví dụ vè dạng câu hỏi dẫn dắt.
- Khi người được phỏng vấn trả lời “có” hoặc “không”, điều đó sẽ làm hạn
chế sự chia sẻ của họ.
- Nếu người được phỏng vấn không cung cấp các thông tin thú vị, hãy
chuyển sang chủ đề hoặc câu hỏi khác một cách tế nhị và khéo léo.

10. Đào sâu hơn một chút


- Sau một loạt câu hỏi, bạn có thể cảm thấy mình đã nắm bắt được tình
huống. Tuy nhiên có thể những chi tiết bạn hiểu đã sai hoặc người được
phỏng vấn đã bỏ qua điều gì đó.
- Nêu rõ ý định muốn hiểu đúng ý đồ của họ cho họ biết, tóm tắt lại những gì
người được phỏng vấn đã nói bằng lời của mình và yêu cầu họ sửa hoặc bổ
sung thêm vào các thông tin không chính xác.
- Đôi khi người được phỏng vấn chỉ tiết lộ những thông tin quan trọng sau
khi tìm hiểu sâu hơn, những điều này thường xuất hiện khi họ xem xét từ
góc nhìn của người ngoài cuộc.
- Thay vì giải quyết các vấn đề ở mức độ bề mặt, hãy đào sâu hơn để giải
quyết các vấn dề cơ bản cốt lõi.
Chú ý: Tránh vội vàng cho rằng bạn hiểu đầy đủ về những gì họ nói,
hãy từ từ khai thác thêm và sửa chữa theo những gì họ bổ sung.

11. Khám phá các quan điểm


- Khi người được phỏng vấn đưa ra một chủ đề không liên quan, có thể nó
quan trọng đối với họ, khám phá những người xung quanh họ cho thấy
những điều còn ẩn giấu.
- Thay vì ngay lập tức quay lại câu hỏi ban đầu, hãy dành một hoặc hai phút
để khám phá những người xung quanh họ, đôi khi những thông tin có giá trị
nhất lại xuất hiện trong lúc này.
- Nếu người được phỏng vấn ưu tiên nói về một người nào đó, hãy xem xét
nó một cách nghiêm túc.

5
- Khi nói chuyện với đủ số người, những hiểu biết sâu sắc về họ có thể dẫn
đến các giải pháp sáng tạo hoặc ý tưởng cho sản phẩm mới.

12. Tránh “Wish List”


- Khách hàng thường cung cấp danh sách tính năng hoặc yêu cầu cụ thể, mặc
dù có vẻ hữu ích những đã có nhiều sản phẩm không thành công được xây
dựng dựa trên “wish list” của khách hàng.
- Hãy tập trung vào việc tìm hiểu hành vi và nhu cầu của khách hàng. Khám
phá những nhu cầu cơ bản của họ thay vì chấp nhận các giải pháp được đề
xuất.

13. Rời xa các tính năng – Quay lại các vấn đề


- Khi người được phỏng vấn gợi ý về một tính năng, hãy hỏi xem tính năng
đó sẽ giải quyết vấn đề của họ như thế nào, sau đó chuyển sang vấn đề.
- Khách hàng hiện tại thường cảm thấy có quyền đưa ra các yêu cầu về tính
năng. Cân bằng kì vọng của học trong khi tập trung giải quyết các vấn đề
thực tế là rất quan trọng.

14. Câu hỏi “đũa thần”


- Hãy thử hỏi những người được phỏng vấn: “Nếu bạn có thể vẫy chiếc đũa
thần và thay đổi bất cứ điều gì, về … thì đó sẽ là gì?” Bản chất của câu hỏi
sẽ khuyến khích sự cởi mở và sáng tạo (cây đũa thần không biết giới hạn
của chúng, chúng chỉ hoàn thành công việc).
- Bằng cách giải phóng họ khỏi những ràng buộc, họ thảo luận về những
điểm khó khăn và phức tạp, đôi khi còn đề xuất những giải pháp tưởng
chừng như không thể.
- Câu hỏi về cây đũa thần khuyến khích suy nghĩ về vấn đề cơ bản hơn là các
câu trả lời được xác định trước.
- Sau khi đặt câu hỏi về chiếc đũa thần, hãy giải thích mục tiêu của bạn muốn
xây dựng thứ gì đó thực sự giải quyết được vấn đề của họ.
Chú ý: Hiểu sâu sắc vấn đề sẽ dẫn đến giải pháp tốt hơn

15. Tránh đưa ra sản phẩm cụ thể


- Nếu bạn tiết lộ trước sản phẩm hoặc tính năng của sản phẩm đó thì phản hồi
của họ sẽ không còn khách quan.
- Hãy tập trung vào việc tìm hiểu những khó khăn, quy trình làm việc và
thách thức của người được phỏng vấn, khuyến khích họ chia sẻ trải nghiệm
của mình. Sau khi có đầy đủ thông tin, ban mới nên thảo luận về sản phẩm
của mình.
- Nếu người được phỏng vấn nhất quyết muốn xem sản phẩm của bạn, hãy
giải thích một cách lịch sụ rằng bạn muốn nghe về nhu cầu và sự thất vọng
của họ trước khi đưa ra giải pháp.

6
- Nếu vẫn đang trong giai đoạn phát triển sản phẩm, hãy minh bạch về mục
tiêu của bạn và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu những điểm khó
khăn của người dùng trước khi xây dựng bất kỳ điều gì cụ thể.

16. Về lâu dài


- Một cuộc phỏng vấn thường yêu cầu một khoảng thời gian cụ thể, tuy nhiên
đôi khi cuộc trò chuyện có thể tiếp diễn lâu hơn, hãy luôn chú ý đến đồng
hồ và đưa cuộc phỏng vấn kết thúc ở một mốc thời gian phù hợp, tránh kéo
dài quá lâu có thể gây ra phiền phức và giảm hiệu quả.
- Đừng cố gắng đưa ra quá nhiều câu hỏi, hãy tập trung vào việc xây dựng
mối quan hệ và tìm hiểu về nhu cầu của họ, có thể lên kế hoạch cho lần
phỏng vấn tiếp theo để có thể thu thập thêm nhiều thông tin hơn.
- Những người được phỏng vấn rất có thể sẽ trở thành những khách hàng
thân thiết cho sản phẩm của bạn, hãy xây dựng mối quan hệ thật tốt với họ
và tôn trọng những ý kiến được chia sẻ từ họ.

17. 1 phút cuối cùng


- Những phút cuối cùng của cuộc phỏng vấn rất quan trọng để xây dựng mối
quan hệ tích cực với người được phỏng vấn. Ba hành động thiết yếu trong
khoảng thời gian này sẽ là:
 Thể hiện sự trân trọng bằng cách dành ra một khoảng thời gian riêng
của bạn.
 Làm cho người được phỏng vấn cảm thấy họ thành công trong việc
giúp đỡ bạn.
 Thể hiện lòng biết ơn và dành lời cảm ơn chân thành nhất cho họ.
- Khi hỏi họ về việc liên hệ lần nữa để phỏng vấn tiếp tục, bạn đang xem họ
như một chuyên gia và đây chính là một lời khen dành cho họ, khiến họ trân
trọng và sẽ có thể đưa ra nhiều thông tin hữu ích hơn trong lần sau.
- Tránh việc gọi họ là “khách hàng”, việc này tạo ra một tư duy đàm phán
trong họ, sẽ không lý tưởng cho việc bắt đầu một cuộc trò chuyện cởi mở.

18. Sau khi trò chuyện


- Hãy xem các cuộc phỏng vấn như một quá trình lặp lại nhiều lần, bạn sẽ
không làm tốt ngay từ lần đầu tiên. Vì thế hãy luôn liên tục đánh giá và cải
thiện kỹ năng của mình hơn sau mỗi cuộc trò chuyện.
- Sau cuộc phỏng vấn, hãy dành vài phút để suy ngẫm về những vấn đề liên
quan đến kỹ năng của bạn:
 Cách mở đầu cuộc trò chuyện.
 Cách đưa ra câu hỏi, hiệu quả của các câu hỏi, ý nghĩa của chúng.
 Những sai sót khi không chuẩn bị trước những thông tin cần thiết.
 Cảm xúc của người được phỏng vấn sau khi đưa ra các câu hỏi.
- Chú ý đến giọng điệu và cảm xúc của người được phỏng vấn, tóm tắt cảm
xúc chủ đạo của họ thể hiện (tức giận, phần khích, tò mò,…).

7
Vậy cần phải làm gì khi những cuộc phỏng vấn diễn ra không suông sẻ:
- Luôn bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng cách xác nhận xem đây có phải là thời
điểm thích hợp cho người được phỏng vấn chia sẻ thông tin hay không, nếu
không ổn hãy xếp lại lịch hẹn và hãy nhớ rằng, xung đột về kỳ vọng có thể
dẫn đến thiếu sự phiền phức và khó chịu.
- Thành thạo nghệ thuật “nói giảm nói tránh” và luôn lịch sự, tế nhị trong câu
từ của mình sẽ là chìa khóa quyết định. Nếu họ e dè trước lời nói của bạn,
hãy thể hiện sự đồng cảm của bản thân để họ cởi mở hơn trong việc chia sẻ.
Chú ý: Đừng ngại ngần trong việc thử sai, hãy tự tin và đúc kết kinh
nghiệm cho bản thân, bạn sẽ trưởng thành hơn về mặt kỹ năng qua từng
ngày.

Đó là tất cả những gì bạn cần nắm vững để trở thành một “người phỏng vấn xuất sắc”,
hãy ghi nhớ và đừng quên tự trải nghiệm, rút kinh nghiệm cho bản thân để từng bước
trở nên tốt hơn. Bây giờ chính là lúc thực hiện điều đó!

Công ty: XYZ về lĩnh vực heath care


Sản phẩm: viên uống thực phẩm bổ sung B
Mục tiêu: giúp người dùng cải thiện được tình trạng mất ngủ về đêm, tránh uể oải vào
buổi sáng
Tổ chức một buổi phỏng vấn người đã sử dụng sản phẩm với các mục tiêu sau:
+ Bao bì
+ Cách đóng gói có thuận tiện hay không
+ Sản phẩm có hiệu quả sau bao lâu sử dụng
+ Những điều mà khách hàng chưa hài lòng về sản phẩm (giá, bao bì, cách đóng gói,
dạng của thực phẩm bổ sung (viên nén, bột, nước))
Cách tiến hành
1. Thực hành phỏng vấn với đồng nghiệp
Trước khi phỏng vấn với khách hàng thực tế, nhóm phát triển sản phẩm đã tổ chức
những buổi phỏng vấn demo với đồng nghiệp trong công ty để luyện tập các kỹ năng
phỏng vấn cũng như nhận những góp ý để cải thiện
2. Phỏng vấn cặp đôi
Lựa chọn một workmate phù hợp với bản thân để hoàn thành công việc một cách hiệu
quả. Lựa chọn người đặt câu hỏi và người ghi chép, lựa trên điểm mạnh của từng

8
người. Trong cuộc phỏng vấn đảm bảo thông tin được ghi chép một cách toàn diện,
giúp các thành viên khác có thể hiểu rõ hơn về thông tin của buổi phỏng vấn đó
3. Duy trì giọng đọc thân thiện, chân thành
Trong một buổi phỏng vấn, hãy cố gắng giữ giọng điệu thật thoải mái để khách hàng
có tâm thế thoải mai để chia sẽ những quan điểm của họ
4. Cho khách hàng thời gian suy nghĩ
Nếu có đặt câu hỏi thì hãy cho họ 1p để suy nghĩ trước khi qua câu hỏi tiếp theo. Việc
này giúp cho họ có thời gian để xem xét và cho cậu trả lời một cách chi tiết hơn
5. Lắng nghe cảm xúc và phản hồi của khách hàng
Người phỏng vấn ngoài việc ngồi giao tiếp với khách hàng thì nên chú ý đến cảm xúc
cũng như những phản hồi của họ. Chẳng hạn như họ chau mày khi nhắc đến mục E
của sản phẩm, hoặc họ có những góp ý về mục D nhiều hơn so với những mục còn lại
6. Khám phá thêm các quan điểm
Khi khách hàng có những ý kiến đi chệch hướng của chương trình, hoặc là những câu
chuyện cá nhân của bản thân, đừng vội bỏ qua mà hãy ghi chép lại để xem đây có phải
là một tính hiệu để phát triển thêm sản phẩm hay không
7. Tránh Wish list
Khi khách hàng đưa ra những mong muốn của họ về sản phẩm chẳng hạn như: giá cả,
số lượng trên 1 đơn vị đóng gói, hiệu quả của sản phẩm…. Hãy tập trung và khám phá
thêm các nhu cầu của họ thay vì đồng ý các giải pháp ấy. Chẳng hạn như hỏi họ thêm
về chế độ sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ, đề ra các giải pháp để có thể phù hợp với sản
phẩm của mình
8. Xem xét lại những ghi chép sau cuộc phỏng vấn
Nên tổ chức một buổi họp team nhỏ sau buổi phỏng vần từ 30-45p để nhận xét về
những ghi chép cũng như cách thức phỏng vấn để giúp cải thiện các cuộc phỏng vấn
sau này và phát triển sản phẩm tốt hơn

You might also like