CÂN BẰNG BTVN 01

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI TẬP 01

Câu 1. Cho biết phản ứng thuận nghịch sau: H 2(g) + I2(g) 2HI(g). Nồng độ các chất lúc cân bằng ở
nhiệt độ 430oC như sau: [H2] = [I2] = 0,107M; [HI] = 0,768M. Giá trị của hằng số cân bằng K C của phản
ứng ở 430oC là?

Câu 2. Ở 600oK, có phản ứng: H2(g) + CO2(g) H2O(g) + CO(g). Nồng độ cân bằng của H2, CO2, H2O,
CO lần lượt là 0,6; 0,459; 0,5; 0,425 mol/l. KC của phản ứng nhận giá trị là?

Câu 3. Phản ứng tạo hydrogen iodide xảy ra như sau: H 2(g) + I2(g) 2HI(g). Tại thời điểm cân bằng,
nồng độ các chất thu được lần lượt là: [H 2] = 0,105M; [HI]= 0,315; [I2] = 0,120. Biết nhiệt độ không đổi.
Giá trị hằng số cân bằng KC của phản ứng là?

Câu 4. Cân bằng phản ứng H2(g) + I2(g) 2HI(g); ΔrH0298 < 0 được thiết lập ở t oC khi nồng độ các chất
ở trạng thái cân bằng là [H2] = 0,8 mol/l; [I2] = 0,6 mol/l; [HI] = 0,96 mol/l. Hằng số cân bằng K C có giá
trị là:

Câu 5. Xét phản ứng thuận nghịch sau: SO 2(g) + NO2(g) SO3(g) + NO(g). Cho 0,11 mol SO 2, 0,1 mol
NO2, 0,07 mol SO3 vào bình kín dung tích 2 lít, giữ nhiệt độ ổn định là t 0C. Khi phản ứng đạt tới trạng
thái cân bằng thấy còn lại 0,02 mol NO2 . Hằng số cân bằng KC của phản ứng ở nhiệt độ đó là

Câu 6. Cho phản ứng: 2SO3(g) 2SO2(g) + O2(g) Trong bình định mức 2,00 lít, ban đầu chỉ chứa 0,777
mol SO3 (g) tại 1100K. Tính giá trị KC của phản ứng, biết tại trạng thái cân bằng có 0,52 mol SO3.
Câu 7. Xét phản ứng: H2 + Br2 2HBr
Nồng độ ban đầu của H2 và Br2 lần lượt là 1,5 mol/lít và 1 mol/lít, khi đạt tới trạng thái cân bằng có 90%
lượng bromine đã phản ứng. Vậy hằng số cân bằng của phản ứng là:
Câu 8. Cho phản ứng: 2SO2 + O2 2SO3
Nồng độ ban đầu của SO2 và O2 tương ứng là 4 mol/lít và 2 mol/lít. Khi cân bằng, có 80% SO 2 đã phản
ứng, hằng số cân bằng của phản ứng là:

Câu 9. Cho cân bằng: N2O4 2NO2. Cho 18,4 gam N2O4 vào bình chân không dung tích 5,9 lít ở 27oC,
khi đạt đến trạng thái cân bằng, áp suất là 1 atm. Hằng số cân bằng KC ở nhiệt độ này là:

Câu 10. Ở một nhiệt độ nhất định, phản ứng thuận nghịch N 2(g) + 3H2(g) 2NH3(g) đạt trạng thái cân
bằng khi nồng độ của các chất như sau: [H 2] = 2,0 mol/lít. [N2] = 0,01 mol/lít. [NH3] = 0,4 mol/lít. Nồng
độ ban đầu của H2 là:

Câu 11. Cho 5,6 gam CO và 5,4 gam H2O vào một bình kín dung tích không đổi 10 lít. Nung nóng bình
một thời gian ở 830oC để hệ đạt đến trạng thái cân bằng: CO(g) + H 2O(g) CO2(g) + H2(g) ;(hằng số
cân bằng KC = 1). Nồng độ cân bằng của CO, H2O lần lượt là

Câu 12. Ở 25oC hằng số cân bằng của phản ứng: CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O là KC =
4. Biết nồng độ ban đầu của CH 3COOH bằng 1M. Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì nồng độ của
CH3COOC2H5 là 0,93M. Nồng độ ban đầu của C2H5OH là
Câu 13. Xét cân bằng phản ứng Cl2(g) + H2(g) 2HCl(g) .Ở nhiệt độ T hằng số cân bằng của phản ứng
là 0,8 và nồng độ tại thời điểm cân bằng của HCl là 0,2M. Biết nồng độ ban đầu của H 2 gấp 3 lần nồng
độ ban đầu của Cl2. Nồng độ ban đầu của H2 và Cl2 lần lượt là

Câu 14. Cho biết hằng số cân bằng của phản ứng: RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O có giá trị bằng
4. Nếu cho hỗn hợp cùng số mol acid và alcol tác dụng với nhau thì khi phản ứng đạt tới trạng thái cân
bằng thì có bao nhiêu % alcol và acid đã bị ester hóa?

Câu 15. Cho cân bằng: CO(g) + H2O(g) CO2(g) + H2(g)


Biết rằng ở toC lúc đầu chỉ có CO và hơi nước với nồng độ [CO] = 0,1M, [H 2O] = 0,4 M. KC = 1. Nồng
độ cân bằng của CO2 ở toC là

You might also like