Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

VẤN ĐỀ ÔN TẬP

1. Các vấn đề về phát triển tâm lý cá nhân trong lí thuyết Phân


tâm của S.Freud và một số lý thuyết phân tâm sau S.Freud và những
cống hiến của S.Freud cho tâm lý học. Giáo trình 131
Đóng góp 16

2. Các mô hình điều khiển hành vi cá nhân theo quan điểm của
các nhà hành vi học. 2
Hành vi cổ điển John B. Watson 2
Hành vi tạo tác F.Skiner 3
Thuyết nhận thức xã hội của A.Bandura 5

2.1 Phân tích các mô hình điều khiển hành vi cá nhân theo quan
điểm của các nhà Hành vi học – Bản ngắn hơn 12

3. Các giai đoạn phát triển trí tuệ ở trẻ em và các yếu tố chi phối
sự phát sinh, phát triển nhận thức cá nhân theo Thuyết phát sinh nhận
thức và trí tuệ của J.Piaget. Giáo trình 63

4. Vận dụng các mô hình điều khiển hành vi vào việc phát triển
hành vi cá nhân trong cộng đồng thông qua một ví dụ cụ thể 8
Nêu ví dụ và phân tích ứng dụng đối với cơ chế của mô hình
điều khiển hành vi cổ điển theo J. Watson. 8
theo K.Skiner 9
theo Bandura. 11

1
1. Phân tích các mô hình điều khiển hành vi cá nhân theo quan điểm của
các nhà Hành vi học
Tâm lý học hành vi ra đời là một cuộc cách mạng làm thay đổi cơ bản hệ thống
quan niệm về tâm lý học đương thời, cụ thể là giải quyết được vấn đề khoa học khách
quan về ý thức, khắc phục được tình trạng sử dụng phương pháp chủ quan để nghiên
cứu những vấn đề “bên trong” của đời sống tâm hồn con người. Tiêu biểu gồm:
Hành vi cổ điển John B. Watson
John B. Watson là nhà tâm lý học người Mỹ quan trọng đầu tiên ủng hộ quan
điểm hành vi. Làm việc trong những năm 1920, Watson là một người kiên định trong
quan điểm cho rằng một người có thể thu nhận được hiểu biết đầy đủ về hành vi bằng
cách nghiên cứu và thay đổi môi trường hoạt động của người đó.
Tâm lý học hành vi tuyên bố không quan tâm đến việc mô tả, giảng giải các
trạng thái tâm lý của ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi của tồn tại người, đối tượng
của tâm lý học hành vi là hành vi con người. Hành vi được xem là tổ hợp các phản
ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài.
Theo Watson có 4 loại hành vi: hành vi bên ngoài như nói, viết và chơi bóng,
hành vi bên trong như sự tăng nhịp đập của tim, hành vi tự động minh nhiên như nháy
mắt, hắt hơi và hành vi tự động mặc nhiên như sự tiết dịch và biến đổi về mặt tuần
hoàn. Theo ông, mọi việc con người làm kể cả suy nghĩ đều thuộc một trong bốn loại
hành vi này. Nghiên cứu dùng các phương pháp khoa học khách quan, sử dụng
phương pháp ghi chép các sự kiện kiểm soát được về quá trình cơ thể, thích nghi với
môi trường.
Trong tâm lý học hành vi cổ điển, hành vi của động vật và người bị giản đơn
hóa thành những cử động cơ thể. Nhờ những cử động đó với tính chất là “một cơ
quan biết phản ứng” hay “một hệ thống vật lý” thích nghi với môi trường để đảm bảo
sự sống còn. Quan sát cũng như giảng giải hành vi đều phải tuân theo công thức S ->
R. Trong đó S là kích thích, R là phản ứng. Kích thích có thể là một tình huống tổng
quát của môi trường hay một điều kiện bên trong nào đó của sinh vật, phản ứng là bất
cứ cái gì mà sinh vật làm và nó bao gồm rất nhiều thứ.
Với công thức S - R, Watson đã đặt cho thuyết hành vi mục đích cao cả là điều
khiển hành vi động vật và con người. Lấy nguyên tắc "thử - sai" làm nguyên tắc khởi
thuỷ điều khiển hành vi. Hành vi chỉ là mối liên hệ trực tiếp “cơ thể - môi trường”;
theo đó, tâm lý, ý thức chẳng qua chỉ là những hiện tượng thừa.
Rõ ràng, quan niệm của J.Watson về hành vi với công thức S → R khó có thể
lý giải được các trường hợp khi cùng một tác nhân kích thích (S) nhưng lại có phản
ứng (R) khác nhau ở cùng một con người trong các hoàn cảnh , thời điểm khác nhau

2
hoặc có cá phản ứng khác nhau khác biệt về tính chất , hình thức của hành vi đó chính
là yếu tố chủ thể phản ứng ( kinh nghiệm, tri thức, nhu cầu , hứng thú, sở thích, kỹ
năng …) mà điều này Watson lại không thừa nhận, ông luôn coi con người với tâm lý
con vật, đồng nhất phản ứng với nội dung tâm lý bên trong làm mất tính chủ thể, tính
xã hội của tâm lý người.
Điều kiện hóa cổ điển là một kỹ thuật thường được sử dụng trong huấn luyện
hành vi. Tại đây, một kích thích trung tính được thực hiện kết hợp với kích thích tự
nhiên xuất hiện trước đó. Kết quả là kích thích trung tính sẽ đưa đến phản ứng tương
tự như cách kích thích tự nhiên làm được trước đó, thậm chí nó đưa đến phản ứng
ngay cả khi không có mặt kích thích tự nhiên có từ trước. Kích thích kết hợp này nay
được gọi là kích thích có điều kiện và hành vi có được được biết đến với tên gọi phản
ứng có điều kiện. Điều kiện hóa cổ điển hoạt động dựa trên việc phát triển một liên
tưởng giữa kích thích từ môi trường và kích thích tự nhiên có sẵn. Trong thí nghiệm
cổ điển của nhà sinh lý học Ivan Pavlov, con chó liên tưởng sự có mặt của thức ăn
(được xem là một kích thích tự nhiên khiến chó phản ứng nhỏ dãi) với tiếng rung
chuông, sau đó là hình ảnh cái áo khoác trắng của nhân viên phòng lab. Cuối cùng,
chỉ cần thấy áo khoác trắng thôi cũng đủ để chó nhỏ dãi.
Nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến quá trình điều kiện hóa cổ điển.
Trong suốt giai đoạn đầu của thí nghiệm, còn được gọi là giai đoạn lĩnh hội, một phản
ứng được hình thành và củng cố. Các yếu tố như cường độ của kích thích và thời gian
xuất hiện kích thích có thể đóng vai trò quan trọng quyết định tốc độ hình thành của
liên tưởng.
Khi một liên tưởng biến mất, còn được gọi là giai đoạn dập tắt, nó sẽ làm hành
vi trở nên yếu đi dần hoặc biến mất. Các yếu tố như cường độ của phản ứng ban đầu
có thể đóng vai trò quan trọng quyết định tốc độ biến mất của liên tưởng.
Ví dụ, phản ứng có được qua quá trình kích thích càng lâu thì càng tốn nhiều
thời gian để biến mất hơn.
Hành vi tạo tác F.Skiner
Theo Skiner, cả người và động vật có ba dạng hành vi: hành vi không điều
kiện (phản xạ bẩm sinh), hành vi có điều kiện (phản xạ có điều kiện), hành vi tạo tác
(phản xạ có điều kiện tạo tác). Ông cho rằng sự khác biệt đầu tiên giữa hành vi có
điều kiện với hành vi tạo tác là hành vi có điều kiện xuất hiện nhằm tiếp nhận một
kích thích củng cố, còn hành vi tạo tác nhằm tạo ra kích thích củng cố.
Kế thừa quan điểm của J.Watson (tâm lý học hành vi cổ điển), B.F.Skinner cho
rằng hành vi là cái “cơ thể làm ra, hay chính xác hơn là cái mà do một cơ thể làm ra
và được một cơ thể quan sát được”. Tuy nhiên, Skinner quan niệm trong hệ thống

3
hành vi, có một loại hành vi tạo tác, kết luận này của ông được rút ra từ các thực
nghiệm truyền thống được tiến hành trên chim bồ câu hoặc chuột.
Nhà thực nghiệm cho con vật vào trong lồng (lồng skinner) và nó bị tước mất
thức ăn, tuy nhiên được tạo mọi điều kiện tìm hiểu hộp. Chúng có thể thực hiện các
phản xạ đã được bố trí trước, theo ý đồ của nhà nghiên cứu và các kết quả phản xạ
được kiểm soát bằng quan sát khách quan (chẳng hạn phản xạ được thiết kế cho chuột
là chiếc đòn bẩy nhỏ, còn đối với chim bồ câu thì đó là phản xạ mổ vào đĩa ở bên
hông của lồng, những thức này được nối với các thiết bị kỹ thuật cho phép có thể tự
động đo sự vận động của các con vật thực nghiệm) khi con vật chim, chuột được thả
vào lồng, lúc đầu chưa biết nhấc chiếc đòn bẩy hay mổ vào đĩa. Trong trường hợp
này, người làm thực nghiệm vứt các viên thức ăn cho chuột, mỗi khi nó di chuyển tới
gần đòn bẩy. Sau đó chỉ vứt thức ăn khi con chuột chạm vào đòn bẩy (tức là phản xạ
mà nhà nghiên cứu muốn hình thành ở chuột). Sự củng cố (vứt thức ăn) được tăng lên
theo chiều hướng đến mức con chuột tự phát nhấn đòn bẩy mỗi khi nó có nhu cầu ăn.
Trong loại phản xạ này yếu tố củng cố (phần thưởng củng cố hay hình phạt là tác
nhân quan trọng, giúp con vật chủ động tạo ra cá phản ứng tức là các phản xạ). Điều
Skinner lưu ý mọi người là trong các hành vi của động vật thực nghiệm (ấn đòn bẩy
của chuột mổ vào đĩa của chim bồ câu) có tác động đến môi trường xung quanh là
công cụ lấy thức ăn. Trong thực nghiệm này biến độc lập (biến thực nghiệm) là kích
thích củng cố, còn biến phụ thuộc là tần số xuất hiện, tốc độ và cường độ phản ứng.
B.F.Skinner cho rằng, sự khác biệt đầu tiên giữa hành vi có điều kiện với hành
vi tạo tác là hành vi có điều kiện xuất hiện nhằm tiếp nhận một kích thích củng cố,
còn hành vi tạo tác nhằm tạo ra kích thích củng cố. Như vậy về cơ chế sinh học, cả
hành vi có điều kiện cổ điển lẫn hành vi tạo tác đều có cơ sở là phản xạ có điều kiện,
nhưng chúng khác nhau về tính chủ động của hành vi cơ thể đối với kích thích môi
trường. Về nguyên tắc, cả hai đều là sơ đồ trực tiếp S → R. Điều khác cơ bản là trong
sơ đồ cổ điển S → R, các kích thích (S) đóng vai trò tín hiệu, còn trong sơ đồ tạo tác,
vai trò tín hiệu này được chuyển vào trong hành vi củng cố. Nói cách khác, trong sơ
đồ hành vi tạo tác, hành vi củng cố (do con vật tạo ra) có vai trò kích thích là (S)
trong sơ đồ S → R. Vì vậy, có thể diễn đạt mối quan hệ này trong công thức S-r-s-R.
Mặc dù bản chất trực tiếp kích thích phản ứng là hiển nhiên trong cả hai sơ đồ.
Nhưng rõ ràng, trong sơ đồ hành vi tạo tác, tính chất chủ động và tự do tác động của
cá thể đối với môi trường là lớn hơn rất nhiều so với sơ đồ cổ điển.
Điều này đã dẫn B.F.Skinner đến kết luận, hành vi tạo tác đặc trưng cho việc
học tập hàng ngày vì thông thường hành vi mang tính tạo tác, nên cách tiếp cận có
hiệu quả nhất đối với khoa học về hành vi là nghiên cứu điều kiện hóa và sự tắt dần

4
của hành vi tạo tác. Quan niệm về hành vi tạo tác của Skinner chỉ đúng khi con người
sống trong môi trường điều kiện hóa, trong môi trường này, những hành vi mà chúng
ta mong muốn ở người khác có điều kiện hình thành, củng cố và phát triển. Còn khi
con người ra khỏi môi trường đó, hành vi của họ không diễn ra như quan niệm của
Skinner, thậm chí những hành vi đã được huấn luyện có thể không còn, nó “bị rơi
rụng”, “bị vứt bỏ”.
Ứng dụng trong học tập: Sự củng cố và trách phạt là yếu tố quyết định sự
thành công trong dạy học. Theo B.F.Skinner, không có củng cố trực tiếp thì không
thể có hành vi tạo tác. Vì vậy, ông cho rằng kiểm soát được củng cố thì kiểm soát
được hành Từ đó công thức S → r → s → R chuyển thành công thức Kích thích →
Củng cố → Hành vi lặp lại theo cơ chế thử – sai.
Học tập bằng phương pháp thử và sai là dựa vào sự lặp lại những phản ứng dẫn
đến kết quả đúng.
Sự củng cố: Hành vi-Vật củng cố-Hành vi được lặp lại hay được củng cố
Sự trừng phạt, Dạy học chương trình hóa, Hành vi ngôn ngữ

Tham số so sánh Hành vi cổ điển Hành vi tạo tác

Nhu cầu Không quan tâm Quan tâm, đáp ứng

Môi trường Khép kín Mở, liên kết với xã hội

Nguồn gốc Từ kích thích bên ngoài Từ phản ứng của cá thể

Củng cố Định kỳ Thường xuyên

Công thức S-R S-r-s-R

Thuyết nhận thức xã hội của A.Bandura


Khái niệm A.Bandura đưa ra rằng học tập có thể diễn ra trên cơ sở quan sát
hành vi của những người khác và hậu quả của những hành vi đó chứ không phải là
trên cơ sở củng cố nhận thức.
Thuyết nhận thức xã hội của A.Bandura là một hình thức ít cực đoan hơn so
với Thuyết hành vi của Skinner. Nó phản ánh sự hồi phục chú ý của tâm lý học đến
các nhân tố nhận thức. Cách tiếp cận cơ bản của Bandura dựa vào Thuyết hành vi.
Những nghiên cứu của ông dựa vào sự quan sát hành vi của những nghiệm thể trong
quá trình tương tác. Ông không sử dụng phương pháp nội quan và đánh giá đúng vai
trò của củng cố trong sự hình thành hay thay đổi hành vi.

5
Tuy nhiên, hệ thống của A. Bandura không chỉ mang tính chất hành vi mà còn
mang cả tính chất nhận thức. Ông đã nhấn mạnh ảnh hưởng của những tâm thế như
niềm tin, kỳ vọng, hướng dẫn đến sơ đồ củng cố bên ngoài. Theo A.Bandura phản
ứng hành vi không vận hành một cách tự động bởi tác nhân kích thích bên ngoài như
đã xảy ra trong Rôbôt hay máy móc. Ngược lại, phản ứng đối với kích thích là những
phản ứng tự kích hoạt. Con người chấp nhận củng cố dương tính một cách có ý thức,
họ dự báo nhận được nó trong điều kiện có hành vi tương ứng.
Trong tất cả mọi nền văn hoá, trẻ em học và phát triển bằng quan sát những
người có kinh nghiệm hơn gắn với các hoạt động quan trọng về văn hoá. Bằng cách
này giáo viên và cha mẹ giúp học sinh thích ứng với các hoàn cảnh mới, giúp chúng
trong những cố gắng giải quyết vấn đề, hướng dẫn chúng nhận trách nhiệm về những
hành vi của mình.
+ Người quan sát có thể thu được các phản ứng mới.
+ Việc quan sát mô hình có thể làm mạnh lên hoặc làm yếu đi các phản ứng
sẵn có.
+ Việc quan sát mô hình có thể làm tái xuất hiện phản ứng đã bị lãng quên.
A. Bandura đã tiến hành những nghiên cứu quy mô lớn về đặc điểm của những
mô hình có ảnh hưởng lớn đến hành vi của chúng ta. Ông đã phát hiện ra rằng, chúng
ta có xu hướng mô hình hoá hành vi mọi người cùng giới và cùng độ tuổi với mình,
có nghĩa là ngang bằng với chúng ta, người đã giải quyết thành công những vấn đề
giống với vấn đề của chúng ta.
Ví dụ: học sinh bị hấp dẫn bởi các đặc điểm của các nghệ sĩ hay người nổi
tiếng, chúng bắt chước của họ về cách ăn mặc, kiểu tóc, lối sống …..
Ghi nhớ thông qua biểu tượng A.Bandura tin rằng việc "Mã hoá bằng biểu
tượng" giúp cho việc giải thích sự ghi nhớ lâu dài về hành vi đã quan sát được. Chẳng
hạn học sinh mã hoá, phân loại, tái tổ chức các phản ứng mẫu vào những đơn vị có ý
nghĩa cá nhân, như thế là giúp cho việc ghi nhớ.
Các quá trình tái tạo vận động: A.Bandura tin rằng mã hoá bằng biểu tượng tạo
ra các mô hình bên trong về môi trường hướng dẫn hành vi trong tương lai của người
quan sát: Kích thích - Nhận thức - Phản ứng - Củng cố.
Các quá trình động cơ. Mặc dù người quan sát đã thu được và duy trì khả năng
thực hiện hành vi được mô hình hoá, nhưng sẽ không có sự trình diễn công khai trừ
phi có các điều kiện thích hợp, thuận lợi. Chẳng hạn nếu củng cố trước đó đã kèm
theo hành vi tương tự thì cá nhân có xu hướng lặp lại hành vi. Nhưng sự củng cố
mang tính chất thay thế (quan sát mô hình được củng cố) và tự củng cố (hài lòng với
hành vi của mình) là củng cố mạnh mẽ con người.

6
Hiệu quả cá nhân: ý thức tự trọng, tự đánh giá và sự thành thạo của cá nhân khi
giải quyết những vấn đề cuộc sống. Ý thức tự trọng và tự tin, tính phù hợp và biểu
hiện của kỹ năng giải quyết những vấn đề cuộc sống, bản thân tự khắc phục những trở
ngại, tự tìm kiếm thử thác, làm phức tạp thêm nhiệm vụ và trong khát vọng của mình
tiến đến thắng lợi, họ duy trì mức độ tự tin cao vào sức mạnh bản thân. Ngược lại,
những người có hiệu quả cá nhân thấp, khi gặp những hoàn cảnh sống khác nhau cảm
thấy mình bất lực; họ cho rằng ở bản thân họ có ít hoặc hoàn toàn không có sức mạnh
để có thể tác động vào tình huống sẵn có.
Như vậy, tuy cùng đề cập đến vấn đề hiệu quả của hành vi tạo tác trong việc
củng cố hành vi lặp lại, nhưng giữa B.S.Kinner và A.Bandura có sự hiểu khác nhau
về vai trò của nó (của kết quả). Đối với những nhà hành vi tạo tác, kết quả đóng vai
trò là kính thích củng cố, làm tăng cường độ và tần số xuất hiện của hành vi lặp lại.
Còn theo A.Bandura, kết quả của hành vi có vai trò cung cấp thông tin về những hành
động phù hợp hay không, tạo ra kỳ vọng và động cơ ở chủ thể hướng tới hành động
mới.
Các cảm giác về sự thành thạo hay Hiệu quả cá nhân, xuất hiện nhờ thông tin
thu được từ 4 nguồn:
1. Thể hiện các kỹ năng: Chúng ta thu được thông tin cá nhân và có hiệu quả từ
cái mà chúng ta làm. Chúng ta học từ những kinh nghiệm trực tiếp của chúng ta đã
thành công trong việc làm chủ môi trường của chúng ta ra sao.
2. Các thể nghiệm mang tính chất thay thế. Bằng cách "Nhìn người khác tương
tự" thực hiện, chúng ta tự chứng minh rằng chúng ta cũng có thể làm được điều đó.
Điều ngược lại cũng đúng.
3. Thuyết phục bằng lời: Việc thuyết phục bằng lời có thể dẫn học sinh của
chúng ta đến chỗ tin rằng, chúng có thể vượt qua những trở ngại và cải thiện công
việc của chúng.
4. Xuất hiện cảm xúc: Các tình huống căng thẳng tiếp tục là nguồn thông tin cá
nhân, nếu chúng ta hình dung cụ thể hình ảnh của mình là ngớ ngẩn và sợ hãi trong
một số tình huống nhất định, khi đó chúng ta sẽ điều khiển được xác suất của hành vi
đó. Nếu mô hình tuyệt vời thể hiện “Sự lạnh lùng dưới ngọn lửa” mà hành vi sẽ làm
giảm xu hướng của chúng ta theo hướng hành vi xúc cảm có cân nhắc thận trọng.
Như vậy, chúng ta có thể thấy được rằng ba thuyết hành vi trên đều có điểm
chung là hướng đến hình thành hành vi từ các tác động của môi trường bên ngoài.
Tuy nhiên đối với Watson chủ thể bị tác động trước kích thích của môi trường, Skiner
chủ thể chủ động, tích cực đóng góp nhu cầu cá nhân, Bandura học qua nhận thức
biểu tượng đáp ứng yêu cầu cá nhân.

7
Các ứng dụng của thuyết hành vi: Quản lý xã hội, Kinh tế, Giáo dục, Trị liệu.
Trong giáo dục người thầy, cha mẹ phải là tấm gương mẫu mực để cho học sinh noi
theo.
2. Cho ví dụ và phân tích ứng dụng của các mô hình điều khiển
hành vi vào việc phát triển hành vi cá nhân trong cộng đồng.

2.1. Nêu ví dụ và phân tích ứng dụng đối với cơ chế của mô
hình điều khiển hành vi cổ điển theo J. Watson.
Mô hình dạy học điều khiển hành vi cổ điển theo J. Waston
Dạy học theo điều kiện hóa cổ điển có cơ sở lý luận là thuyết hành vi cổ điển của J.
Watson (1878-1958).
Cơ sở sinh lý của việc hình thành hành vi là các phản ứng trong phản xạ có điều
kiện cổ điển do P.Pavlov phát hiện: Từ một kích thích không điều kiện dẫn đến một
phản ứng không điều kiện của cơ thể. Khi có một kích thích khác đi cùng một kích thích
không điều kiện và được củng cố nhiều lần thì đến một lúc nào đó, sự xuất hiện riêng
của kích thích đi kèm dẫn đến phản ứng vô điều kiện. Khi đó kích thích đi kèm được gọi
là kích thích có điều kiện, còn phản ứng được nảy sinh do kích thích có điều kiện được
gọi là phản ứng có điều kiện. Theo Pavlov, đưa thức ăn (kích thích không điều kiện) vào
miệng con chó đang đói sẽ làm con chó chảy nước bọt (phản ứng không điều kiện).
Cùng với việc đưa thức ăn cho con chó, người ta rung chuông (kích thích có điều kiện),
sau một số lần, chỉ cần nghe tiếng chuông, con chó cũng chảy nước bọt (phản xạ có điều
kiện).
Nguyên lý chung của dạy học theo điều kiện hóa cổ điển là phản ứng R chỉ xuất
hiện khi có tác động của một kích thích S nhằm đáp lại kích thích đó. Nói cách khác,
một kích thích bất kỳ sẽ mang lại một hành vi tương ứng. Công thức của nó là: S → R,
trong đó có thể phân giải kích thích S thành các thành phần S1 → Sn và sẽ có R1 → Rn
tương ứng.
Từ đây dạy học được quy về việc phân tích và hình thành các kích thích theo
logic: S1 → Sn, qua đó sẽ kỳ vọng có các phản ứng R1 → Rn mong muốn.
Ví dụ: Để khắc phục tính nhút nhát, không dám trình bày trước đám đông
(R) của một sinh viên, giảng viên tạo ra chuỗi các kích thích:
a) Đề nghị sinh viên đó ngồi tại chỗ đọc một vấn đề được chuẩn bị trước (S1);
b) Ngồi tại chỗ trình bày về một vấn đề đã chuẩn bị trước (S2); c) Đứng tại chỗ
đọc vấn đề đã được chuẩn bị (S3);
d) Đứng tại chỗ trình bày vấn đề đã được chuẩn bị trước (S4);
e) Đứng trước lớp đọc vấn đề đã được trình bày trước (S5);
f) Đứng trước lớp trình bày về vấn đề đã được chuẩn bị (S6);
g) Đứng trước lớp trình bày về vấn đề nào đó chưa được chuẩn bị (S)
Việc hình thành và củng cố các hành vi được điều khiển trực tiếp bởi các kích
thích. Việc duy trì hoặc làm mất các hành vi đã có bằng cách củng cố hoặc làm mất các
điều kiện tạo ra kích thích: Nói cách khác việc củng cố các hành vi được thực hiện qua
việc ôn tập thường xuyên các hành vi đó.

8
Các loại điều kiện hóa cổ điển thường được dùng trong dạy học: Khái quát hóa:
Hành vi được hình thành bởi kích thích tương tự với kích thích có điều kiện ban đầu
(nếu đã học được phản ứng đèn đỏ – dừng lại, thì sẽ có xu hướng đi chậm lại với các
kích thích màu đỏ); Phân biệt: hình thành các phản ứng khác nhau với các kích thích
gần nhau (phân biệt 21 với 12, b với d…); Sự dập tắt phản xạ: làm mất phản ứng đã
được hình thành bằng cách giảm hoặc làm mất kích thích không điều kiện (kích thích có
điều kiện không được củng cố)
Nhận xét:
Mô hình dạy học theo điều kiện hóa cổ điển rất hữu hiệu để giúp HS học được
các phản xạ đơn giản nhằm tạo ra sự thích ứng trong cuộc sống.
Tuy nhiên, hạn chế của mô hình là quá nhấn mạnh tác động trực tiếp từ phía người
điều khiển nên yếu tố chủ thể của người học đã bị bỏ qua, coi HS là các cá thể thụ động
đối với các áp lực của môi trường dạy học.

Nêu ví dụ và phân tích ứng dụng đối với cơ chế của mô hình điều
khiển hành vi tạo tác theo K.Skiner

B.F Skiner chia hành vi của con người thành 3 loại hành vi như sau:
- Hành vi phản xạ không điều kiện: Là những phản ứng trả lời trực tiếp các kích
thích, có cơ chế là bẩm sinh di truyền. Chẳng hạn: phản xạ bú mút ở trẻ sơ sinh, phản xạ
tiết nước bọt khi thấy thức ăn
- Hành vi phản xạ có điều kiện: là phản xạ trả lời một kích thích này để chờ đón
một kích thích sẽ đến ( gọi là vật củng cố) sau kích thích thứ nhất. Chẳng hạn trong thực
nghiệm của Paplov, sau một số lần tập luyện, có ánh sáng kích thích, chó đã nhỏ nước
dãi để đón bột thức ăn sắp nhận được
- Hành vi tạo tác là phản xạ tự tạo để tìm đến vật củng cố: tự thực hiện các thao
tác để được nhân vật củng cố. Đây chính là sự tạo dựng mối liên hệ giữa tác động trực
tiếp từ bên ngoài vào cơ thể và các cử động trả lời trực tiếp nhằm tránh củng cố âm tính,
nhận củng cố dương tính. Đây chính là loại hành vi R. Khi phản R xảy ra sẽ xảy ra một
sự kiện nhất định nào đó, từ đó đưa đến việc làm tăng hay giảm xác suất xuất hiện tiếp
theo của phản ứng R. Không có củng cố trực tiếp thì không có hành vi tạo tác
Quá trình củng cố được phác họa theo sơ đồ: Hành vi=> vật củng cố=> hành vi
được lặp lại hay được củng cố
+ Lịch trình củng cố: củng cố thường xuyên và củng cố không thường xuyên
+ Các kiểu củng cố: củng cố sơ cấp và củng cố thứ cấp

Ứng dụng của của mô hình điều khiển hành vi tạo tác theo K.Skiner vào hành
vi bất thưòng của trẻ tự kỷ

9
Trẻ em mắc hội chứng tự kỷ thường hay có những biểu hiện rập khuôn trong
hành vi, sở thích và các hoạt động: lắc lư thân mình, xoay một vật, so hình.... lặp đi
lặp lại trong một thời gian dài. Hành vi bất thường ở trẻ tự kỷ gồm 2 loại: hành vi
hướng nội và hành vi hướng ngoại. Những trẻ có hành vi hướng nội thường sống thu
mình , ít giao tiếp và đôi khi còn tự xâm hại cơ thể; những trẻ có hành vi hướng ngoại
thường hung hãn, tấn công người khác, dễ kích động.
Để giảm thiểu hành vi bất thường của trẻ tự kỷ thông qua việc sử dụng vật củng cố
trong quá trình trị liệu hành vi cho trẻ tự kỷ theo thuyết B.F. Skiner được tiến hành
như sau:
Bước 1: Xác định các dạng hành vi bất thường của trẻ: Xác định hành vi bất
thường là hành vi hướng nội hay hành vi hướng ngoại
Bước 2: Xác định đặc điểm, tính chất của hành vi bất thường: mức độ nguy
hiểm, nghiêm trọng, tần suất của hành vi để xác định thứ tự ưu tiên xem hành vi nào
cần giảm thiểu trước
Bước 3: Xác định nguyên nhân dẫn đến hành vi bất thường: có thể xuất phát từ
những nguyên nhân sau: trẻ thực hiện một hành vi để đạt được điều trẻ thích hoặc
không thích; hạn chế ngôn ngữ; rối loạn giác quan..
Bước 4: Xử lý hành vi bất thường
Các biện pháp giảm thiểu hành vi bất thường của trẻ tự kỷ từ lý thuyết hành vi tạo tác
của B.Fskiner

1. Nhân quả: Trong tình huống có sự logic giữa hành vi trẻ gây ra với hậu quả trẻ
phái chịu=> Giúp trẻ ý thức hơn với hành vi
2. Củng cố khi có sự giảm dần tính thường xuyên của một hành vi bất thường:
GV củng cố thích hợp khi trẻ đạt được một tiêu chí nào đó về tần số của một
hành vi nhất định, dù là hành vi bất thường
VD: Trẻ thường xuyên có hành vi chạy lăng xăng nhưng hôm nay ít chạy lăng
xăng hơn=> Thưởng bằng một vật em yêu thích ( củng cố tích cực) . Cần phải
tăng dần yêu cầu với trẻ khi chúng đã ổn định hành vi so với yêu cầu
3. Phạt: Đây là lựa chọn cuối cùng bởi nó liên quan đến đưa ra một điều không
uauw thích cho trẻ hoặc lấy đi một điều trẻ ưu thích=> đó là hậu quả của một
hành vi không thích hợp
4. Khiển trách: GV dùng lời lẽ để trách trẻ nhưng khiển trách với thái độ bình
tĩnh, không đứng từ xa khiển trách, nên tiến lại gần và duy trì một mức độ gần
nhất định. Cần để trẻ biết rõ tại sao mình bị khiển trách, và giúp chúng hiểu,
chúng bị khiển trách là về 1 hành vi chứ không phải do cả bản thân

10
- Nêu ví dụ và phân tích ứng dụng đối với cơ chế của mô hình
điều khiển hành vi học tập nhận thức xã hội theo Bandura.

Hành vi hình thành qua quan sát gắn liền với tên tuổi nhà tâm lí học Bandura. Hơn 30
năm trước, Albert Bandura ghi nhận rằng những quan điểm hành vi truyền thống về học
tập là chính xác – nhưng không đầy đủ – bởi vì chúng chỉ đưa ra một phần lời giải thích
về học tập và đã bỏ qua các yếu tố quan trọng, đặc biệt là ảnh hưởng của xã hội. Nghiên
cứu đầu tiên của ông về hành vi được căn cứ vào các nguyên tắc hành vi của củng cố và
trừng phạt, nhưng ông cũng tập trung vào học tập qua quan sát những cá nhân khác.
Quan điểm này được gọi là thuyết hành vi học tập xã hội; nó được coi là một cách tiếp
cận của chủ nghĩa hành vi.
Lý thuyết xem con người là những tác nhân tích cực vừa ảnh hưởng vừa chịu ảnh hưởng
từ môi trường của họ. Một thành phần chính của lý thuyết là học tập quan sát: quá trình
học hỏi các hành vi mong muốn và không mong muốn bằng cách quan sát những người
khác, sau đó tái tạo các hành vi đã học để tối đa hóa phần thưởng. Niềm tin của các cá
nhân vào hiệu quả bản thân của họ ảnh hưởng đến việc họ có tái tạo một hành vi được
quan sát hay không.
Ứng dụng mô hình điều khiển hành vi học tập nhận thức xã hội theo Bandura trong
quản lý hành vi lớp học ở tiểu học là (môn Tin học):

– Sự chú ý: Giáo viên cần phải hướng học sinh tập trung sự chú ý vào nội dung
chính của bài học.

Ví dụ: Bài Luyện tập gõ phím với phần mềm RapidTyping (Lớp 3 sách Chân trời
sáng tạo).

– Học sinh được làm quen với phần mềm RapidTyping, thực hành luyện gõ bàn
phím 10 ngón với phần mềm RapidTyping.

– Học sinh cần phải thực hiện được các thao tác: tập cách đặt tay lên bàn phím và
tập gõ phím.

– Duy trì: + Giáo viên làm mẫu hoặc đưa video, hình ảnh động làm mẫu, học sinh
lên làm thử,…

– Hình thành: + Đưa ra các bài tập để học sinh củng cố kiến thức đã học.

11
– Động cơ và củng cố: Thúc đẩy sự yêu thích tin học bằng cách cho học sinh làm
bài tập thực hành hàng ngày, hướng dẫn các em hoặc phụ huynh cài đặt trên máy tính ở
nhà cho các em,…

NNNNNNNNNNNEEEEEEEEEEWWWWWWWWWW
Ngắn Hơn
1. Phân tích các mô hình điều khiển hành vi cá nhân theo
quan điểm của các nhà Hành vi học
Tâm lý học hành vi ra đời là một cuộc cách mạng làm thay đổi cơ bản hệ thống
quan niệm về tâm lý học đương thời, cụ thể là giải quyết được vấn đề khoa học khách
quan về ý thức, khắc phục được tình trạng sử dụng phương pháp chủ quan để nghiên
cứu những vấn đề “bên trong” của đời sống tâm hồn con người. Tiêu biểu gồm:
Hành vi cổ điển John B. Watson
John B. Watson là nhà tâm lý học người Mỹ quan trọng đầu tiên ủng hộ quan
điểm hành vi. Những lý thuyết đầu tiên về thuyết hành vi mà Watson đưa ra:
Tâm lý học hành vi tuyên bố chỉ quan tâm đến hành vi của tồn tại người, đối
tượng của tâm lý học hành vi là hành vi con người. Hành vi được xem là tổ hợp các
phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài.
Nghiên cứu dùng các phương pháp khoa học khách quan, sử dụng phương
pháp ghi chép các sự kiện kiểm soát được về quá trình cơ thể, thích nghi với môi
trường.
Quan sát cũng như giảng giải hành vi đều phải tuân theo công thức S -> R.
Trong đó S là kích thích, R là phản ứng. Kích thích có thể là một tình huống tổng
quát của môi trường hay một điều kiện bên trong nào đó của sinh vật, phản ứng là bất
cứ cái gì mà sinh vật làm và nó bao gồm rất nhiều thứ.
Với công thức S - R, Watson đã đặt cho thuyết hành vi mục đích cao cả là điều
khiển hành vi động vật và con người. Lấy nguyên tắc "thử - sai" làm nguyên tắc khởi
thuỷ điều khiển hành vi. Hành vi chỉ là mối liên hệ trực tiếp “cơ thể - môi trường”;
theo đó, tâm lý, ý thức chẳng qua chỉ là những hiện tượng thừa.
Điều kiện hóa cổ điển là một kỹ thuật thường được sử dụng trong huấn luyện
hành vi. Tại đây, một kích thích trung tính được thực hiện kết hợp với kích thích tự
nhiên xuất hiện trước đó. Kết quả là kích thích trung tính sẽ đưa đến phản ứng tương
tự như cách kích thích tự nhiên làm được trước đó, thậm chí nó đưa đến phản ứng
ngay cả khi không có mặt kích thích tự nhiên có từ trước. Kích thích kết hợp này nay

12
được gọi là kích thích có điều kiện và hành vi có được được biết đến với tên gọi phản
ứng có điều kiện.
Nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến quá trình điều kiện hóa cổ điển.
Trong suốt giai đoạn đầu của thí nghiệm, còn được gọi là giai đoạn lĩnh hội, một phản
ứng được hình thành và củng cố. Các yếu tố như cường độ của kích thích và thời gian
xuất hiện kích thích có thể đóng vai trò quan trọng quyết định tốc độ hình thành của
liên tưởng.
Khi một liên tưởng biến mất, còn được gọi là giai đoạn dập tắt, nó sẽ làm hành
vi trở nên yếu đi dần hoặc biến mất. Các yếu tố như cường độ của phản ứng ban đầu
có thể đóng vai trò quan trọng quyết định tốc độ biến mất của liên tưởng.
Ví dụ, phản ứng có được qua quá trình kích thích càng lâu thì càng tốn nhiều
thời gian để biến mất hơn.
Hành vi tạo tác F.Skiner
Skinner quan niệm trong hệ thống hành vi, có một loại hành vi tạo tác, kết luận
này của ông được rút ra từ các thực nghiệm truyền thống được tiến hành trên chim bồ
câu hoặc chuột.
B.F.Skinner cho rằng, sự khác biệt đầu tiên giữa hành vi có điều kiện với hành
vi tạo tác là hành vi có điều kiện xuất hiện nhằm tiếp nhận một kích thích củng cổ,
còn hành vi tạo tác nhằm tạo ra kích thích củng cố. Như vậy về cơ chế sinh học, cả
hành vi có điều kiện cổ điển lẫn hành vi tạo tác đều có cơ sở là phản xạ có điều kiện,
nhưng chúng khác nhau về tính chủ động của hành vi cơ thể đối với kích thích môi
trường.
Về nguyên tắc, cả hai đều là sơ đồ trực tiếp S → R. Điều khác cơ bản là trong
sơ đồ cổ điển S → R, các kích thích (S) đóng vai trò tín hiệu, còn trong sơ đồ tạo tác,
vai trò tín hiệu này được chuyển vào trong hành vi củng cố. Nói cách khác, trong sơ
đồ hành vi tạo tác, hành vi củng cố (do con vật tạo ra) có vai trò kích thích là (S)
trong sơ đồ S → R. Vì vậy, có thể diễn đạt mối quan hệ này trong công thức S-r-s-R.
Mặc dù bản chất trực tiếp kích thích phản ứng là hiển nhiên trong cả hai sơ đồ.
Nhưng rõ ràng, trong sơ đồ hành vi tạo tác, tính chất chủ động và tự do tác động của
cá thể đối với môi trường là lớn hơn rất nhiều so với sơ đồ cổ điển.
Điều này đã dẫn B.F.Skinner đến kết luận, hành vi tạo tác đặc trưng cho việc
học tập hàng ngày vì thông thường hành vi mang tính tạo tác, nên cách tiếp cận có
hiệu quả nhất đối với khoa học về hành vi là nghiên cứu điều kiện hóa và sự tắt dần
của hành vi tạo tác.
Ứng dụng trong học tập: Sự củng cố và trách phạt là yếu tố quyết định sự
thành công trong dạy học. Theo B.F.Skinner, không có củng cố trực tiếp thì không

13
thể có hành vi tạo tác. Vì vậy, ông cho rằng kiểm soát được củng cố thì kiểm soát
được hành Từ đó công thức S → r → s → R chuyển thành công thức Kích thích →
Củng cố → Hành vi lặp lại theo cơ chế thử – sai.
Học tập bằng phương pháp thử và sai là dựa vào sự lặp lại những phản ứng dẫn
đến kết quả đúng.
Sự củng cố: Hành vi-Vật củng cố-Hành vi được lặp lại hay được củng cố
Sự trừng phạt, Dạy học chương trình hóa, Hành vi ngôn ngữ

Tham số so sánh Hành vi cổ điển Hành vi tạo tác

Nhu cầu Không quan tâm Quan tâm, đáp ứng

Môi trường Khép kín Mở, liên kết với xã hội

Nguồn gốc Từ kích thích bên ngoài Từ phản ứng của cá thể

Củng cố Định kỳ Thường xuyên

Công thức S-R S-r-s-R

Thuyết nhận thức xã hội của A.Bandura


Thuyết nhận thức xã hội của A.Bandura là một hình thức ít cực đoan hơn so
với Thuyết hành vi của Skinner. Nó phản ánh sự hồi phục chú ý của tâm lý học đến
các nhân tố nhận thức. Cách tiếp cận cơ bản của Bandura dựa vào Thuyết hành vi.
Những nghiên cứu của ông dựa vào sự quan sát hành vi của những nghiệm thể trong
quá trình tương tác.
Ông đã nhấn mạnh ảnh hưởng của những tâm thế như niềm tin, kỳ vọng,
hướng dẫn đến sơ đồ củng cố bên ngoài. Theo A.Bandura phản ứng hành vi không
vận hành một cách tự động bởi tác nhân kích thích bên ngoài như đã xảy ra trong
Rôbôt hay máy móc. Ngược lại, phản ứng đối với kích thích là những phản ứng tự
kích hoạt. Con người chấp nhận củng cố dương tính một cách có ý thức, họ dự báo
nhận được nó trong điều kiện có hành vi tương ứng.
Trong tất cả mọi nền văn hoá, trẻ em học và phát triển bằng quan sát những
người có kinh nghiệm hơn gắn với các hoạt động quan trọng về văn hoá. Bằng cách
này giáo viên và cha mẹ giúp học sinh thích ứng với các hoàn cảnh mới, giúp chúng
trong những cố gắng giải quyết vấn đề, hướng dẫn chúng nhận trách nhiệm về những
hành vi của mình.
+ Người quan sát có thể thu được các phản ứng mới.

14
+ Việc quan sát mô hình có thể làm mạnh lên hoặc làm yếu đi các phản ứng
sẵn có.
+ Việc quan sát mô hình có thể làm tái xuất hiện phản ứng đã bị lãng quên.
A. Bandura đã tiến hành những nghiên cứu quy mô lớn về đặc điểm của những
mô hình có ảnh hưởng lớn đến hành vi của chúng ta. Ông đã phát hiện ra rằng, chúng
ta có xu hướng mô hình hoá hành vi mọi người cùng giới và cùng độ tuổi với mình,
có nghĩa là ngang bằng với chúng ta, người đã giải quyết thành công những vấn đề
giống với vấn đề của chúng ta.
Ví dụ: học sinh bị hấp dẫn bởi các đặc điểm của các nghệ sĩ hay người nổi
tiếng, chúng bắt chước của họ về cách ăn mặc, kiểu tóc, lối sống …..
Ghi nhớ thông qua biểu tượng A.Bandura tin rằng việc "Mã hoá bằng biểu
tượng" giúp cho việc giải thích sự ghi nhớ lâu dài về hành vi đã quan sát được. Chẳng
hạn học sinh mã hoá, phân loại, tái tổ chức các phản ứng mẫu vào những đơn vị có ý
nghĩa cá nhân, như thế là giúp cho việc ghi nhớ.
Các quá trình tái tạo vận động: A.Bandura tin rằng mã hoá bằng biểu tượng tạo
ra các mô hình bên trong về môi trường hướng dẫn hành vi trong tương lai của người
quan sát: Kích thích - Nhận thức - Phản ứng - Củng cố.
Các quá trình động cơ. Mặc dù người quan sát đã thu được và duy trì khả năng
thực hiện hành vi được mô hình hoá, nhưng sẽ không có sự trình diễn công khai trừ
phi có các điều kiện thích hợp, thuận lợi. Chẳng hạn nếu củng cố trước đó đã kèm
theo hành vi tương tự thì cá nhân có xu hướng lặp lại hành vi. Nhưng sự củng cố
mang tính chất thay thế (quan sát mô hình được củng cố) và tự củng cố (hài lòng với
hành vi của mình) là củng cố mạnh mẽ con người.
Như vậy, tuy cùng đề cập đến vấn đề hiệu quả của hành vi tạo tác trong việc
củng cố hành vi lặp lại, nhưng giữa B.S.Kinner và A.Bandura có sự hiểu khác nhau
về vai trò của nó (của kết quả). Đối với những nhà hành vi tạo tác, kết quả đóng vai
trò là kính thích củng cố, làm tăng cường độ và tần số xuất hiện của hành vi lặp lại.
Còn theo A.Bandura, kết quả của hành vi có vai trò cung cấp thông tin về những hành
động phù hợp hay không, tạo ra kỳ vọng và động cơ ở chủ thể hướng tới hành động
mới.
Như vậy, chúng ta có thể thấy được rằng ba thuyết hành vi trên đều có điểm
chung là hướng đến hình thành hành vi từ các tác động của môi trường bên ngoài.
Tuy nhiên đối với Watson chủ thể bị tác động trước kích thích của môi trường, Skiner
chủ thể chủ động, tích cực đóng góp nhu cầu cá nhân, Bandura học qua nhận thức
biểu tượng đáp ứng yêu cầu cá nhân.
Các ứng dụng của thuyết hành vi: Quản lý xã hội, Kinh tế, Giáo dục, Trị liệu.

15
Đánh giá chung về Phân tâm học của Freud

3.1. Những đóng góp to lớn về cả lý luận và thực tiễn
Thứ nhất,lý thuyết về nhân cách của ông được đánh giá là một lý thuyết đầy
đủ và có nhiều ảnh hưởng nhất. Ảnh hưởng này không chỉ đối với tâm lý học, đặc
biệt là với tư duy tâm lý, mà còn với nhiều ngành khoa học xã hội, các ngành
nghiên cứu về con người, đến nghệ thuật và đến đời sống xã hội loài người nói
một cách phổ quát nhất.
Thứ hai,trong lâm sàng, có nhiều điều được chứng nghiệm là đúng, nhiều ý
tưởng và phát hiện của ông đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hành vi của con
người nói chung và nhân cách của con người nói riêng.
Thứ ba,ông đã đề cập và nhắc nhở mọi người đến vai trò của vô thức. Trong
thực tế, ảnh hưởng của nhiều yếu tố vô thức (ý nghĩ, động cơ, trí nhớ…) đã tác
động, ảnh hưởng đến chúng ta một cách vô thức mà chúng ta không có được sự
hiểu biết đúng đắn về chúng.
Thứ tư, ông là người dũng cảm nhất khi đề cập rất nhiều về tính dục. Từ đó
nhắc nhở mọi người phải ý thức tốt đến vai trò của tính dục trong cuộc sống.
Trong lâm sàng, lý thuyết này của Freud cũng đã được làm sáng tỏ (tính dục xuất
hiện từ bé). Đồng thời ông cũng đã phác thảo được những ảnh hưởng của các sự
kiện xảy ra trong giai đoạn đầu của cuộc đời đối với sự phát triển nhân cách về
sau.
Thứ năm,phương pháp chữa bệnh phân tích tâm lý bằng tự do liên tưởng;
giải nghĩa giấc mơ; lời nói đùa, nói nhịu; hành vi lỡ lời… ngày nay đã được sử
dụng rộng rãi trong liệu pháp tâm lý mặc dù nó có những hạn chế nhất định (chỉ
dựa vào những gì bệnh nhân nói, thời gian lâu nên khó thực hiện, khó học để trở
thành nhà phân tâm thực sự). Phương pháp giải tỏa tâm lý cũng được sử dụng
hiệu quả ở các bệnh viện tâm thần từ trước tới nay.
Thứ sáu,nhiều khái niệm ông đưa ra như “sự dồn nén”, “cơ chế tự vệ”, “sự
đồng nhất hóa”, “xung đột”… đã được kế thừa và sử dụng trong tâm lý học hiện
đại.

3.2. Một số hạn chế của học thuyết phân tâm

16
Thứ nhất,lý thuyết phân tâm của ông bị đả kích mạnh mẽ ở một số khía cạnh
như: sinh vật hóa đời sống tâm lý của con người (coi khoa học, nghệ thuật là sự
thăng hoa của libido, đam mê là cơ sở của hành vi…); quá đề cao vai trò của vô
thức, của tình dục (thuyết “phiếm tính dục”: nhìn đâu cũng thấy tình dục), làm
mất bản chất xã hội - lịch sử, tính chủ thể của tâm lý người. Lý thuyết của ông là
cơ sở cho chủ nghĩa hiện sinh, hiện tại được ít nhà tâm lý học chấp nhận như là
một lý thuyết về nhân cách.
Thứ hai,nhiều nhà tâm lý học cho rằng, lý thuyết của Freud tồn tại nhiều
nhiều vấn đề không rõ ràng, có những nội dung không thể đo được, không thể
kiểm nghiệm được, dù là gián tiếp: cái ấy, libido, cắm chốt…
Những hành vi hoàn toàn khác nhau có thể phản ánh một động cơ giống nhau.
Ví dụ: một người mẹ không chấp nhận con mình có thể đối xử thô bạo với nó,
ruồng bỏ nó mà cũng có thể quá quan tâm, nuông chiều nó. Như vậy không thể
xác định được động lực nào đã thực sự thúc đẩy hành vi của con người và không
thể dự đoán được hành vi của người đó.
Thứ ba,một số ý kiến của ông không phù hợp với những kết quả tìm được
trong những nghiên cứu hiện đại. Chẳng hạn: giải nghĩa giấc mơ là phương tiện
để tiếp cận vô thức, hoặc nguyên nhân bệnh tâm thần là do rối loạn tính dục tuổi
thơ (thực ra nguyên nhân còn có thể gắn với các điều kiện gia đình, xã hội…).
Thứ tư,trong khi xây dựng lý thuyết của mình, ông dựa nhiều vào việc nghiên
cứu những trường hợp cụ thể, thường là những bệnh nhân của ông. Những người
này có một quá khứ mạnh khỏe và sống ở những thành phố lớn nên không thể đại
diện cho loài người nói chung.Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, ông đã tự
mình ghi nhận và xử lý thông tin nên không thể tránh khỏi yếu tố chủ quan. Chưa
kể đến việc người ta còn cho rằng ông có thể đã đưa ra những câu hỏi có tính chất
gợi ý để bệnh nhân nói ra những điều liên quan đến những vấn đề tình dục tuổi
dậy thì…

4. Kết luận
Dành cả cuộc đời khoa học cho việc khai phá và xây dựng thuyết Phân tâm
học, bằng những dẫn chứng sinh động từ các công trình nghiên cứu, các tác
phẩm, luận văn, bài viết của mình, SigmundFreud được xem là một trong những
nhà tâm lý học nổi tiếng nhất thế giới và có tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với
khoa học tâm lý học. Tên ông có trong danh sách những người nổi tiếng nhất thế
giới của thế kỷ XX, do một tờ báo phương Tây bình chọn.
Để đánh giá đúng mực về những đóng góp vĩ đại này, xin được viện dẫn ra
sau đây một vài nhận xét tiểu biểu của các nhà phê bình, nghiên cứu khi đánh giá
về Phân tâm học của Freud:
Một nhà tâm thần học Mỹ đã nhận xét rằng: “Những biến đổi và phát triển
trong sáu chục năm qua đã không hề làm giảm giá trị tinh thần hay tầm ảnh
hưởng của Freud. Ông đã phát hiện ra cõi vô thức. Ông đã cho biết vô thức ấy
giúp tạo thành cái “tôi” như thế nào và ta phải làm thế nào để đạt tới nó. Các nhà
Phân tâm học sau đó đã thay đổi nội dung nhiều ý tưởng và khái niệm của ông
dưới ánh sáng của những kinh nghiệm sâu xa hơn. Quý độc giả có thể bảo rằng
các nhà Phân tâm học này đã viết được một cuốn Tân ước về tâm thần bệnh học,

17
còn Freud thì viết cuốn Cựu ước. Tác phẩm của Freud vẫn là tác phẩm nền
móng”.
Robert Hamilton, một nhà văn Anh đã đánh giá như sau: “Freud đã vẽ bản đồ
khoa học Tâm lý học. Ông là một nhà tiên phong vĩ đại và phần lớn những thành
công của ông là nhờ ở cái mới lạ cùng bút pháp của ông. Mặc dù phương pháp
này có mặt đáng hoài nghi, nhưng chưa bao giờ có một phương pháp nào lý thú
hơn và mới lạ hơn, ngay cả về mặt bút pháp nếu không kể loại thuần túy văn
chương, cũng chưa bao giờ có một bút pháp nào quyến rũ hơn c Freud. Ông đã
buộc thế giới suy tư theo kiểu tâm lý học, đó là một nhu cầu cốt yếu của thời đại
chúng ta…”.
Cùng với những quan điểm trái ngược nhau khi xem xét về Phân tâm học,
nhiều cuộc tranh luận gay gắt đã và đang diễn ra từ trước đến nay, điều đó càng
làm cho học thuyết Phân tâm cũng như con người, cuộc đời của Sigmund Freud
thực sự để lại nhiều dấu ấn và tạo được nhiều sự chú ý, quan tâm sâu sắc của
nhân loại.

18

You might also like