Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


----------

BÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1

ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI TRỢ CỦA TẬP ĐOÀN FPT

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Liên Hương.


Sinh viên thực hiện: Nhóm 9.
Lớp: 2315FMGM0231.

HÀ NỘI – 2023

1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9

STT Mã SV Họ tên Nhiệm vụ

81 21D180295 Vũ Hoài Phương Phần 2.2


Powerpoint + Lời mở
82 21D180139 Nguyễn Minh Phượng
đầu
83 21D180296 Ưng Quốc Quân Phần 3.1+3.2
Nguyễn Hoàng Hương Quỳnh
84 21D180297 Làm Word + Kết luận
(Thư kí)
85 21D180141 Lê Thị Thu Quý Phần 2.2
Phần 2.1+2.3
86 21D180142 Lê Nam Sơn
Lời cảm ơn
87 20D140277 Vũ Thị Tâm Phần 2.2

88 21D180297 Vũ Văn Thao (Nhóm trưởng) Phần 1.1+1.2+1.3

89 20D140280 Nguyễn Thị Thảo Phần 1.4 + Thuyết trình

90 21D180300 Nguyễn Thị Thu Thảo Phần 1.4 + Thuyết trình

2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................................................................................
1.1. Phân loại nguồn tài trợ...................................................................................................................... 5
1.1.1. Căn cứ vào quyền sở hữu............................................................................................................ 5
1.1.2. Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn............................................................................................... 5
1.2. Các nguồn tài trợ ngắn hạn............................................................................................................... 5
1.2.1. Các khoản nợ tích lũy................................................................................................................. 5
1.2.2. Tín dụng thương mại.................................................................................................................. 5
1.2.3. Tín dụng ngân hàng.................................................................................................................... 5
1.2.4. Thuê vận hành............................................................................................................................ 6
1.3. Các nguồn tài trợ dài hạn.................................................................................................................. 7
1.3.1. Phát hành cổ phiếu thường......................................................................................................... 7
1.3.2. Phát hành cổ phiếu ưu đãi.......................................................................................................... 7
1.3.3. Phát hành trái phiếu................................................................................................................... 7
1.3.4. Thuê tài chính............................................................................................................................. 7
1.3.5. Vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng trung gian.....................................................................7
1.4. Lựa chọn mô hình nguồn tài trợ........................................................................................................ 8
1.4.1. Cơ cấu tài sản doanh nghiệp và nguồn hình thành.....................................................................8
1.4.2. Lựa chọn mô hình nguồn tài trợ................................................................................................. 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN TÀI TRỢ CỦA TẬP ĐOÀN FPT.......................................................
2.1. Tổng quan về tập đoàn FPT............................................................................................................. 10
2.2. Thực trạng quản trị nguồn tài trợ của tập đoàn FPT......................................................................10
2.2.1. Các nguồn tài trợ ngắn hạn....................................................................................................... 10
2.2.2. Các nguồn tài trợ dài hạn.......................................................................................................... 12
2.2.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty FPT............................................................................15
2.2.4. Phân tích chỉ mức độ tác động của đòn bẩy tài chính...............................................................16
2.2.5. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của FPT.............................................16
2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị nguồn tài trợ của công ty cổ phần FPT................................17
2.3.1. Tích cực.................................................................................................................................... 17
2.3.2. Tiêu cực.................................................................................................................................... 18
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI TRỢ CỦA CÔNG TY
FPT......................................................................................................................................................................................
3.1 Giải pháp tìm kiếm và thu hút nguồn tài trợ cho công ty.................................................................19
3.2 Giải pháp làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ cho công ty.......................................................20
3.2.1. Xác định chính xác mục đích sử dụng nguồn tài trợ.................................................................20
3.2.2. Chủ động khai thác và sử dụng nguồn tài trợ...........................................................................20
3.2.3. Có những biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra...............................................................21
KẾT LUẬN........................................................................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................................

3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế Thế giới với nhiều cam co và thử thách, một
nền kinh tế năng động và mang nhiều tính cạnh tranh, để bắt kịp nhịp độ phát triển
chung ấy, Việt Nam đang cố gắng nỗ lực xây dựng mọi thứ về nhân lực và vật lực để
có một nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế. Một trong những vấn đề mà Việt
Nam cần chú trọng quan tâm đó là nguồn tài trợ.
Vốn có vai trò hết sức quan trọng, nó là yếu tố không thể thiếu đối với từng doanh
nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho việc thực hiện các dự án đầu tư, các kế hoạch
sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp tuỳ theo hình thức pháp lí, điều kiện của doanh
nghiệp và cơ chế quản lý tài chính của các quốc gia có thể tìm kiếm những nguồn tài
trợ nhất định. Vì vậy, để giảm chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, ổn
định tình hình tài chính đảm bảo năng lực thanh toán, mỗi doanh nghiệp cần tính toán
và lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp.
Để giúp các bạn hiểu hơn về quản trị nguồn tài trợ doanh nghiệp, nhóm 9 đã tập
trung nghiên cứu đề tài: “Quản trị nguồn tài trợ của tập đoàn FPT”

4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Phân loại nguồn tài trợ
1.1.1. Căn cứ vào quyền sở hữu
- Vốn chủ sở hữu: là số vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp
có đầy đủ các quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt. Bao gồm vốn đầu tư ban đầu và
vốn bổ sung trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các khoản nợ: là các khoản vốn được hình thành từ vốn vay của các Ngân hàng
thương mại, các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, vốn
vay từ người lao động trong doanh nghiệp, các khoản nợ phát sinh từ hoạt động mua
bán chịu hàng hóa và đi thuê tài sản dưới các hình thức thuê hoạt động và thuê tài
chính.
- Các nguồn vốn khác: Ngoài các nguồn vốn nêu trên, vốn kinh doanh của doanh
nghiệp còn có thể được tài trợ bằng các nguồn khác như: Các khoản nợ tích lũy, nguồn
vốn liên doanh, liên kết.
1.1.2. Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn
- Tài trợ ngắn hạn: là các nguồn tài trợ có thời gian hoàn trả trong vòng 1 năm. Tài
trợ ngắn hạn được thể hiện chủ yếu dưới các hình thức như nợ tích lũy, mua chịu hàng
hóa, vay ngắn hạn (từ các tổ chức tín dụng, người lao động trong doanh nghiệp...) và
thuê hoạt động.
- Tài trợ dài hạn: là các nguồn tài trợ có thời gian đáo hạn dài hơn 1 năm. Tài trợ dài
hạn được thể hiện chủ yếu dưới các hình thức: huy động vốn cổ phần (vốn chủ sở hữu)
qua phát hành cổ phiếu, vay nợ dài hạn, phát hành trái phiếu và thuê tài chính.
1.2. Các nguồn tài trợ ngắn hạn
1.2.1. Các khoản nợ tích lũy
Nợ tích lũy bao gồm các khoản nợ phải trả công nhân nhưng chưa đến hạn, các
khoản thuế phải nộp ngân sách, tiền đặt cọc của khách hàng.
1.2.2. Tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại phát sinh khi doanh nghiệp mua chịu nguyên liệu, hàng hóa
của nhà cung cấp,
Mức độ sử dụng tín dụng thương mại của một doanh nghiệp tùy thuộc vào nhiều
yếu tố, trong đó chi phí của khoản tín dụng là yếu tố quan trọng.
1.2.3. Tín dụng ngân hàng
1.2.3.1. Các hình thức vay
a. Vay từng lần
Vay từng lần là hình thức vay trong đó việc vay và trả nợ được xác định theo từng
lần vay vốn.
Thủ tục vay: mỗi khi có nhu cầu vay doanh nghiệp cần làm đơn xin vay và gửi đến
ngân hàng các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện vay.
b. Vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay trong đó việc cho vay và
thu nợ được thực hiện phù hợp với quá trình luân chuyển vật tư hàng hóa của người
vay, với điều kiện mức dư nợ tại bất kỳ mọi thời điểm trong thời hạn đã ký kết không
được phép vượt quá hạn mức tín dụng đã thỏa thuận trong hợp đồng.
c. Tín dụng thấu chi

5
Đây là một hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng chi tiêu
vượt quá số dư tài khoản tiền gửi trong một giới hạn (hạn mức tín dụng) và thời gian
nhất định trên tài khoản vãng lai.
d. Chiết khấu chứng từ có giá
Chiết khấu chứng từ có giá là hình thức tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng cung cấp
cho khách hàng dưới hình thức mua lại bộ chứng từ chưa đến hạn thanh toán.
Có 2 hình thức chiết khấu:
 Chiết khấu miễn truy đòi: là việc Ngân hàng chiết khấu mua đứt hối phiếu
và/hoặc chứng từ và chịu rủi ro trong trường hợp Ngân hàng chiết khấu không nhận
được tiền hoàn trả từ Ngân hàng phát hành hoặc Ngân hàng xác nhận)
 Chiết khấu truy đòi: là việc Ngân hàng được chỉ định có quyền yêu cầu người
hưởng lợi hoàn trả lại số tiền đã được Ngân hàng chỉ định trả cộng với lãi phát sinh
trong trường hợp Ngân hàng được chỉ định không nhận được tiền hoàn trả từ Ngân
hàng phát hành hoặc Ngân hàng xác nhận)
e. Bao thanh toán
Là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc
mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng
và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng.
- Các phương thức bao thanh toán:
 Bao thanh toán từng lần (mỗi lần bao thanh toán, đơn vị bao thanh toán và
khách hàng thực hiện thủ tục bao thanh toán và ký kết hợp đồng bao thanh toán)
 Bao thanh toán theo hạn mức (việc ngân hàng cung cấp cho bên bán hàng một
khoản tiền bao thanh toán ước định trong khoảng thời gian cụ thể)
Bao thanh toán cũng có hai hình thức: bao thanh toán có quyền truy đòi và bao
thanh toán không có quyền truy đòi.
1.2.3.2. Chi phí của các khoản vay ngắn hạn
a. Chính sách lãi đơn
Theo chính sách này, người vay nhận được toàn bộ khoản tiền vay và trả vốn gốc
và lãi ở thời điểm đáo hạn.
b. Chính sách lãi chiết khấu
Theo chính sách này, ngân hàng cho người vay khoản tiền vay bằng khoản tiền vay
danh nghĩa trừ phần tiền lãi tính theo lãi suất danh nghĩa. Khi đáo hạn, người vay danh
nghĩa trừ phần tiền lãi tính theo lãi suất danh nghĩa. Khi đáo hạn, người vay sẽ hoàn trả
cho ngân hàng theo giá trị danh danh nghĩa của khoản tiền vay.
c. Chính sách lãi tính thêm
Thực chất của chính sách này là cho vay trả góp, tiền lãi được cộng vào vốn gốc và
tổng số tiền phải trả được chia đều cho mỗi kỳ trả góp.
d. Chính sách ký quỹ để duy trì khả năng thanh toán
Khi vay vốn ngân hàng có thể yêu cầu người vay phải duy trì một khoản ký quỹ để
đảm bảo khả năng thanh toán. Khoản ký quỹ này có thể coi là một loại chi phí thay thế
cho các loại chi phí trực tiếp khi vay mượn.
1.2.4. Thuê vận hành
1.2.4.1. Khái niệm
Thuê vận hành là hình thức thuê ngắn hạn, bên đi thuê có thể hủy hợp đồng và bên
cho thuê có trách nhiệm bảo trì, đóng bảo hiểm, thuế tài sản.
1.2.4.2. Đặc điểm
- Thời hạn thuê ngắn so với toàn bộ đời sống hữu ích của tài sản
- Người cho thuê chịu trách nhiệm về tài sản

6
- Chi phí thuê chiếm tỉ trọng không cao trên giá trị tài sản cho thuê
1.3. Các nguồn tài trợ dài hạn
1.3.1. Phát hành cổ phiếu thường
Cổ phiếu thường là phương tiện để hình thành vốn chủ sở hữu ban đầu của công ty
và cũng là một phương tiện để huy động thêm vốn chủ sở hữu trong quá trình kinh
doanh.
1.3.1.1. Các hình thức huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu thường
- Ưu tiên mua cho cổ đông hiện hành
- Ưu tiên mua cho các đối tượng có quan hệ mật thiết với công ty
- Chào bán rộng rãi trong công chúng
1.3.1.2. Ưu, nhược điểm
a. Ưu điểm
- Quy mô vốn huy động lớn, tính thanh khoản cao
- Làm giảm hệ số nợ, tăng độ vững chắc về tài chính cho công ty, tăng khả năng
huy động vốn và độ tín nhiệm
b. Nhược điểm
- Làm tăng cổ đông mới
- Chi phí phát hành cao
- Lợi tức không được tính vào chi phí kinh doanh để giảm trừ thu nhập chịu thuế
1.3.2. Phát hành cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ phần và cho
phép cổ đông ưu đãi có một số quyền lợi ưu đãi hơn cổ đông thường.
a. Ưu điểm
- Lợi tức có thể hoàn trả nếu công ty gặp khó khăn về tài chính
- Tránh việc phân chia phần kiểm soát công ty cho cổ đông mới
- Không có thời gian đáo hạn nên việc sử dụng vốn có tính linh động, mềm dẻo hơn.
b. Nhược điểm
- Lợi tức cổ phiếu ưu đãi cao hơn trái phiếu
- Lợi tức không được tính vào chi phí kinh doanh để giảm thu nhập chịu thuế
1.3.3. Phát hành trái phiếu
Trái phiếu là chứng chỉ cam kết trả nợ của công ty, bản chất giống đi vay dài hạn
nhưng khác là mọi điều khoản đều do doanh nghiệp đưa ra.
a. Ưu điểm
- Lợi tức trái phiếu được giới hạn ở mức độ nhất định
- Chi phí phát hành thấp hơn cổ phiếu
- Chủ sở hữu doanh nghiệp không bị chia phần kiểm soát doanh nghiệp cho trái chủ
- Lợi tức trái phiếu tính vào chi phí kinh doanh từ đó làm giảm thu nhập chịu thuế
b. Nhược điểm
- Doanh nghiệp phải trả lợi tức và gốc cho trái chủ đúng hạn. Điều này làm tăng
nguy cơ phá sản nếu công ty gặp khó khăn về tài chính.
- Phát hành trái phiếu làm tăng hệ số nợ, giảm đi độ an toàn tài chính, giảm khả
năng huy động vốn của công ty.
1.3.4. Thuê tài chính
Thuê tài chính là hình thức tín dụng trung và dài hạn, mục đích người cho thuê là
thu lãi trên vốn đầu tư, mục đích người thuê là sử dụng vốn. Vốn ở đây là hiện vật chứ
không bằng tiền.

7
1.3.5. Vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng trung gian
1.3.5.1. Vay theo dự án đầu tư
Tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn để thực hiện các dự án phát triển sản
xuất kinh doanh. Tổ chức tín dụng dải ngân theo tiến độ dự án đầu tư.
1.3.5.2. Vay trả góp
Khi cho vay, TCTD và khách hàng xác định và thỏa thuận tổng số tiền vay phải trả
cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo kỳ hạn đã thỏa thuận.
Công thức tính giá trị hiện tại của chuỗi tiền đều ở cuối kỳ:

Trong đó:
A là số nợ gốc và lãi phải trả trong mỗi kỳ hạn
PV là tổng số tiền vay
i là lãi suất tính cho một kỳ hạn trả nợ
n là số kỳ hạn trả nợ
1.3.5.3. Vay hợp vốn
Cho vay hợp vốn là phương pháp cho vay trong đó một nhóm TCTD cùng cho vay
đối với một dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng.
Ưu điểm: Huy động vốn nhanh và các thủ tục chứng từ ít
Nhược điểm: phải thế chấp tài sản
1.4. Lựa chọn mô hình nguồn tài trợ
1.4.1. Cơ cấu tài sản doanh nghiệp và nguồn hình thành
Để hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường, liên tục doanh nghiệp cần
phải có TSCĐ và TSLĐ với một cơ cấu hợp lý phù hợp với tính chất, đặc điểm và quy
mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các tài sản này được hình thành từ nhiều
nguồn khác nhau, trong đó vốn chủ sở hữu và nợ là hai nguồn chính. Mối quan hệ giữa
tài sản và nguồn vốn có thể biểu diễn một cách khái quát qua hình dưới đây

Đi sâu phân tích thành phần của TSLĐ cho thấy, TSLĐ có hai bộ phận: bộ phận có
tính biến động gọi là TSLĐ tạm thời, bộ phận có tính cố định gọi là TSLĐ thường
xuyên. Như vậy, tổng tài sản thường xuyên của doanh nghiệp bao gồm: TSCĐ và
TSLĐ thường xuyên. Mức chênh lệch giữa tổng giá trị tài sản với tổng giá trị tài sản
thường xuyên là giá trị TSLĐ tạm thời. Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
quy mô TSLĐ thường biến động do đặc điểm luân chuyển của vốn lưu động và do tính
8
chất thời vụ... Ngoài ra, còn có thể xuất hiện những nhu cầu chi tiêu khẩn cấp, hoặc
không thể thu tiền theo dự tính nên doanh nghiệp cần phải có một khoản dự trữ an
toàn.
1.4.2. Lựa chọn mô hình nguồn tài trợ
Để duy trì quy mô tài sản, đảm bảo khả năng chi trả và hoạt động bình thường của
doanh nghiệp, đảm bảo giảm thiểu chi phí sử dụng vốn và hạn chế rủi ro... doanh
nghiệp cần phải lựa chọn được mô hình tài trợ thích hợp. Có ba phương án tài trợ:
Phương án 1: Sử dụng toàn bộ nguồn dài hạn (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn) để
tài trợ cho tổng tài sản. (Hình 1):

Hình 1: Mô hình tài trợ theo phương án 1

Phương án 2: Sử dụng nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản thường xuyên (TSCĐ
và TSLĐ thường xuyên) và nguồn tài trợ ngắn hạn cho TSLĐ tạm thời (Hình 2)

Hình 2: Mô hình tài trợ theo phương án 2

Phương án 3: Toàn bộ tài sản thường xuyên và một bộ phận tài sản tạm thời (bộ
phận dự trữ an toàn) được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, phần tài sản tạm thời còn lại
được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn (Hình 3)

Hình 3: Mô hình tài trợ theo phương án 3


9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN TÀI TRỢ CỦA TẬP
ĐOÀN FPT
2.1. Tổng quan về tập đoàn FPT
a. Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn FPT
Tập đoàn FPT được thành lập ngày 13/09/1988 (tên cũ là Tập đoàn cổ phần phát
triển và đầu tư công nghệ FPT) là một tập đoàn kinh tế tại Việt Nam với lĩnh vực kinh
doanh chính là cung cấp các dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin.
 Ngày 13/9/1988: thành lập với tên gọi đầu là Công ty cổ CP chế biến Thực phẩm.
 Ngày 27/10/1990: Đổi tên thành Công ty Đầu tư và phát triển Công nghệ.
 Tháng 4/2002: Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ trở thành công ty cổ phần.
 Ngày 01/01/2007: Thành lập Công ty TNHH Một Thành Viên Bán lẻ FPT
 Năm 2014: FPT mua lại công ty CNTT RWE IT Slovakia (đơn vị thành viên của
Tập đoàn năng lượng Châu Âu, RWE).
 Năm 2019: Đạt tổng doanh thu là 27.717 tỷ đồng, tăng trưởng 19,8%.
 Năm 2020: Ra mắt hàng loạt sản phẩm dịch vụ mới như Ví điện tử Foxpay, F.
Safe, F. Work, F. Drive, cùng nhiều giải pháp Online để hỗ trợ mùa dịch
 Năm 2021: Đẩy mạnh M&A mở rộng hệ sinh thái công nghệ và quy mô hoạt động
thông qua thương vụ đầu tư chiến lược vào nền tảng quản trị doanh nghiệp số 1 Việt
Nam - Base.vn thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp SMEs và mua công ty Intertec
International khẳng định vị thế tại Mỹ, đảm bảo duy trì tăng trưởng trong dài hạn.
 Năm 2022: Ký kết hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trên cả ba trụ cột
chính phủ số, kinh tế số, xã hội số với 14 tỉnh thành trên toàn quốc trong năm 2022,
nâng tổng số tỉnh thành hợp tác chuyển đổi số với FPT lên con số 25.
b. Định hướng công nghệ
Trong bối cảnh cả thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 –
cuộc cách mạng số, FPT sẽ là người cùng tiên phong trong xu hướng số hoá thông qua
việc xây dựng, ứng dụng và chuyển đổi chính mình, không chỉ cải tiến mà còn mang
lại những công nghệ với nhiều ứng dụng mới, có khả năng áp dụng thực tiễn cao,
mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như trải nghiệm mới cho khách hàng, từ
đó cùng bắt kịp và cùng phát triển trong thế giới số.
c. Mạng lưới toàn cầu
Với hệ thống 48 văn phòng tại nước ngoài, Tập đoàn FPT có thể cùng lúc sử dụng
nguồn lực trên toàn cầu và tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ/giải pháp cho Khách
hàng một cách hiệu quả nhất.
2.2. Thực trạng quản trị nguồn tài trợ của tập đoàn FPT
2.2.1. Các nguồn tài trợ ngắn hạn
2.2.1.1. Nợ tích lũy
Dưới đây là số liệu của các nguồn này trong một số năm gần đây của FPT (đv: triệu
đồng)

Năm
Tiêu chí Năm 2021 Năm 2022
2020
Tiền đặt cọc khách hàng 465.157 710.658 491.097
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 645.972 517.652 670.648

10
Các khoản phải trả người lao động 1.968.364 2.926.228 3.276.698
Bảng 1: Bảng số liệu về nợ tích lũy năm 2020 đến 2022 của FPT

Nhìn vào bảng ta thấy năm 2021 là một năm đạt được thành công của FPT trong
việc thu hút được lượng lớn khách hàng tin dùng và sử dụng sản phẩm của công ty.
Mặc dù 2021 là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu do dịch covid gây ra, nhưng FPT
vẫn thu hút được lượng lớn khách hàng thông qua tiêu chí về tiền đặt cọc khách hàng
cao nhất trong mấy năm gần đây: 710.658 triệu đồng, tăng 53% so với 2020. Điều này
chứng tỏ khối ngành kỹ thuật của FPT tăng trưởng mạnh trong thời kỳ dịch bệnh. Do
việc dịch bệnh nên yêu cầu làm việc tại nhà trên các thiết bị điện tử, mạng viễn thông
càng cao, đây là cơ hội giúp FPT đạt được doanh thu cao trong những năm gần đây.
Đến năm 2022 mặc dù số tiền cọc khách hàng giảm so với năm trước 45%, nhưng nhìn
chung công ty vẫn hoạt động ổn định trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất.
Thuế của công ty và các khoản phải thu khác từ 2021 được giảm khoảng 25% giá
trị thuế so với năm 2020, nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch covid nên nhà nước có
biện pháp giảm thuế giúp các doanh nghiệp phục hồi và đi vào hoạt động bình thường.
Đồng thời giúp nền kinh tế phục hồi và phát triển. Đến năm 2022, hoạt động kinh tế
của FPT đi vào hoạt động bình thường, ổn định hơn so với hai năm trước, nên thuế
cũng tăng lên 30% so với năm 2021
Từ đây ta có thể thấy rằng nợ tích lũy là một nguồn tài trợ ngắn hạn rất lớn của
công ty, nó là đòn bẩy thúc đẩy quá trình hoạt động và phát triển kinh doanh của
doanh nghiệp, nhờ có nguồn tài trợ trên mà doanh nghiệp có thể tận dụng đầu tư và tái
đầu tư các dự án mà không phải trả bất kỳ chi phí nào, đây là một nguồn lợi, nguồn tài
trợ có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
2.2.1.2 Tín dụng thương mại
Dưới đây là bảng số liệu tín dụng thương mại của FPT ba năm gần đây (đv: triệu
đồng)
Năm
Tiêu chí Năm 2021 Năm 2022
2020
Phải trả người bán 2.824.505 2.865.815 3.209.205
Bảng 2: Bảng số liệu về tín dụng thương mại của FPT năm 2020-2022

Nguồn tín dụng thương mại là một nguồn tài trợ rất lớn cho công ty FPT những
năm gần đây. Nó tăng không đáng kể nhưng khá đều và ổn định trong ba năm gần đây,
và luôn ở những con số rất lớn. khoản phải trả cho người bán năm 2021 tăng 1,5% so
với năm 2020, năm 2022 tăng 12% so với 2021. Điều này cho thấy việc sản xuất và
hoạt động kinh doanh của FPT diễn ra ổn định, doanh nghiệp đã tận dụng rất tốt nguồn
tài trợ ngắn hạn này. Đây là một nguồn tài trợ ngắn hạn được FPT sử dụng trong nhiều
lĩnh vực kinh doanh khác nhau, hoạt động kinh doanh của FPT đang phát triển ổn định
và mạnh mẽ. Công ty có được uy tín ngày càng lớn đối với các đối tác vì vậy nguồn tài
trợ tín dụng thương mại có xu hướng ngày càng tăng trong các năm tới. Đây là một cơ
hội lớn trong việc mở rộng kinh doanh và sản xuất của FPT. Đồng thời cũng thu hút
được các doanh nghiệp đối tác trong công việc kinh doanh.
2.2.1.3. Tín dụng ngân hàng
Nguồn tài trợ ngắn hạn này của FPT được thể hiện qua bảng sau của năm 2020 đến
2022. (đơn vị: triệu đồng)

11
Tiêu chí Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
15.861.42
Vay ngắn hạn các ngân hàng 11.565.885 9.994.700
6
15.861.42
Khả năng thanh toán nợ cho các ngân hàng 11.565.885 9.994.700
6
Bảng 3: Bảng số liệu tín dụng ngân hàng năm 2020-2022 của FPT

Nhìn chung năm 2020 đến năm 2022 thì khoản vay ngân hàng là nguồn tài trợ có
giá trị cao trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của FPT, các khoản tín dụng này
được thực hiện thông qua thỏa thuận và lãi suất trên thị trường và phù hợp với các quy
định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm phát sinh. Nguồn tài trợ này đáp ứng nhu
cầu về mở rộng sản xuất và kinh doanh của FPT trong thời điểm đó. Vay ngắn hạn các
ngân hàng Để được vay khoản tiền trên trong thời gian ngắn hạn thì FPT cũng như
ngân hàng cho vay phải tuân thủ quy định hiện hành về tín dụng ngắn hạn. Các khoản
vay này chủ yếu dựa trên hình thức tín chấp và tín dụng. Các khoản vay này năm 2021
so với 2020 tăng 37%, cho thấy nhu cầu về vốn của FPT khá cao trong năm 2021. So
với hai năm 2020 và 2021 thì khá thấp và giảm hẳn 59% so với năm 2021.Khả năng
thanh toán nợ của FPT là rất cao thể hiện kết quả kinh doanh mấy năm gần đây của
FPT luôn ở mức ổn định và tăng trưởng mạnh. Nhìn vào ba năm gần đây thấy tín dụng
ngân hàng hàng đối với FPT là nguồn tài trợ có giá trị lớn, giúp doanh nghiệp tăng
cường sản xuất và mở rộng cơ chế hoạt động trong nhiều lĩnh vực mà doanh nghiệp
đang kinh doanh.
Nhìn chung những năm gần đây hoạt động kinh doanh của FPT đang ngày càng
tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu về nguồn tài trợ ngày càng lớn nói
chung cũng như nguồn tài trợ ngắn hạn nói riêng. Hoạt động kinh doanh càng mở rộng
thì đòi hỏi phải thu hút nguồn vốn đầu tư cũng như nguồn tài trợ trong thời gian ngắn
càng nhiều.
2.2.2. Các nguồn tài trợ dài hạn
2.2.2.1. Phát hành cổ phiếu
Theo báo cáo thường niên FPT 2021, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của Tập
đoàn đạt lần lượt 35.657 tỷ đồng và 6.335 tỷ đồng, tăng 19,5% và 20,4% so với năm
2020. Lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 4.346 đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ. FPT đã
hoàn thành 103% kế hoạch doanh thu và 102% kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm.
7000 40000
6000 6335 35000
5000 5263 30000
4665 25000
4000
20000
3000 35657
27717 29830 15000
2000 10000
1000 5000
0 0
2019 2020 2021

Doanh thu (tỷ đồng) Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng)

Hình 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn FPT giai đoạn 2019-2021
(Nguồn: Báo cáo thường niên của FPT)

12
Trong năm 2021, FPT đã phát hành thêm cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược và
nhân viên của Tập đoàn. Ngày 24 tháng 6 năm 2021, FPT đã phát hành thành công
hơn 14 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược là Công ty TNHH MTV Đầu tư
Thế Giới Di Động (MWG) và Công ty TNHH MTV Đầu tư Thế Giới Xanh (MWG
Green). Giá phát hành là 56.000 đồng/cổ phiếu, thu về cho FPT khoảng 800 tỷ đồng.
Ngày 30 tháng 9 năm 2021, FPT đã phát hành thành công hơn 3 triệu cổ phiếu cho
các nhân viên của Tập đoàn theo chương trình lựa chọn cổ phiếu cho người lao động
(ESOP). Giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu, thu về cho FPT khoảng 30 tỷ đồng.
Sau hai lần phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ của FPT tăng từ 3.329 tỷ đồng lên 3.346 tỷ
đồng. Tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư chiến lược là MWG và MWG Green là 2,5% và
0,5%, tỷ lệ sở hữu của các nhân viên là 0,09%.
Năm 2021, cổ phiếu FPT nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư trong và
ngoài nước bởi tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, thanh khoản cổ phiếu cao với khối
lượng giao dịch trung bình 2,4 triệu cổ phiếu/phiên, giá trị giao dịch tăng gấp đôi so
với năm 2020, đạt 52,5 nghìn tỷ đồng. Giá cổ phiếu đóng cửa ngày 31/12/2021 tại mức
93.000 VNĐ/cổ phiếu, tăng trên 50% so với thời điểm đầu năm, vượt trội so với mức
tăng của VNIndex trong năm 2021.

Hình 5: Lợi nhuận cổ phiếu FPT năm 2021


(Nguồn: Báo cáo thường niên của FPT năm 2021)
Việc phát hành cổ phiếu năm 2021 của FPT nhằm mục tiêu tăng vốn điều lệ để mở
rộng hoạt động kinh doanh, tăng cường quan hệ chiến lược với các đối tác hàng đầu
trong ngành bán lẻ điện thoại di động và điện máy, cũng như khích lệ và gắn bó các
nhân viên với Tập đoàn.
2.2.2.2. Phát hành trái phiếu
Để hỗ trợ cho chiến lược phát triển kinh doanh, FPT đã tiến hành phát hành trái
phiếu nhiều lần trong năm 2021, với tổng giá trị lên đến 3.000 tỷ đồng. Cụ thể, vào
tháng 3/2021, FPT đã phát hành thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ với kỳ
hạn 3 năm và lãi suất cố định 7%/năm. Tiếp theo, vào tháng 6/2021, FPT đã phát hành
thêm 1.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ với kỳ hạn 5 năm và lãi suất cố định 8%/năm.
Cuối cùng, vào tháng 11/2021, FPT đã phát hành lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ
với kỳ hạn 7 năm và lãi suất cố định 9%/năm.
Mục tiêu của việc phát hành trái phiếu là bổ sung nguồn vốn cho các hoạt động
kinh doanh và đầu tư của Tập đoàn, cũng như tối ưu hóa cấu trúc tài chính. FPT cũng
sử dụng nguồn vốn từ trái phiếu để đầu tư vào các dự án chiến lược như FPT Smart
City, FPT Software Park, FPT Education City và FPT Retail Center.

13
2.2.2.3. Thuê tài chính
Theo báo cáo thường niên FPT 2021, doanh thu từ hoạt động cho thuê tài chính của
khối Giáo dục, Đầu tư và khác đạt 2.235 tỷ đồng, chiếm 6,3% tổng doanh thu của Tập
đoàn. Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động này đạt 1.143 tỷ đồng, chiếm 18% tổng lợi
nhuận trước thuế của Tập đoàn. So với năm 2020, doanh thu từ cho thuê tài chính
giảm 4%, trong khi lợi nhuận trước thuế từ hoạt động này tăng 10%. Đây là kết quả
khả quan trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế.

Hình 6: Doanh thu và lợi nhuận trước thuế theo khối kinh doanh của FPT năm 2021
(Nguồn: Nguồn: Báo cáo thường niên của FPT năm 2021)
Trong bối cảnh lãi suất ngân hàng luôn ở mức hai con số và sự thay đổi nhanh
chóng trong công nghệ, FPT đưa ra các dịch vụ cho thuê tài chính giúp giải quyết tốt
vấn đề về chi phí, đầu tư trang thiết bị văn phòng và cắt giảm tối thiểu hệ thống quản lí
thiết bị mạng, máy chủ, …. Một số sản phẩm và dịch vụ cho thuê tài chính tiêu biểu
của FPT năm 2021 bao gồm:
- Cho thuê tài chính với lãi suất ưu đãi cho các khách hàng mua máy tính, điện
thoại, thiết bị công nghệ của FPT.
- Cho thuê tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu đầu tư vào hệ
thống công nghệ thông tin, phần mềm quản lý, an ninh mạng của FPT.
- Cho thuê tài chính cho các dự án xây dựng hạ tầng viễn thông, truyền hình cáp,
internet của FPT Telecom.
- Cho thuê tài chính cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp muốn sử dụng
các dịch vụ đám mây, trí tuệ nhân tạo, giải pháp số hóa của FPT Software.
- Cho thuê tài chính cho các khách hàng có nhu cầu mua xe ô tô, xe máy, xe điện
của FPT Motors.
2.2.2.4. Vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng trung gian
Các khoản vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước của FPT là một phần
quan trọng trong chiến lược tài chính của công ty.
- Các tổ chức tín dụng trong nước mà FPT hợp tác bao gồm: Ngân hàng
Vietcombank, Techcombank, BIDV, NCB, Sacombank.
- Các tổ chức tín dụng ngoài nước mà FPT hợp tác bao gồm: Ngân hàng ADB,
WB, JBIC, KfW và KDB.
- Các khoản vay trong nước chủ yếu là từ các ngân hàng thương mại như BIDV,
Vietcombank, Techcombank, với lãi suất dao động từ 6% đến 9%. Các khoản vay
ngoài nước chủ yếu là từ các ngân hàng quốc tế như HSBC, Standard Chartered, ANZ,
BNP Paribas, với lãi suất thấp hơn so với thị trường trong nước.
14
Trong năm 2021, FPT đã vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước với các
điều kiện và mục đích khác nhau. Tổng số tiền vay và nợ thuê tài chính của FPT năm
2021 đạt 8.892 tỷ đồng, tăng 9% so với cuối năm 2020. Trong đó, số tiền vay từ các tổ
chức tín dụng trong nước là 5.612 tỷ đồng, chiếm 63% tổng số tiền vay và nợ thuê tài
chính; số tiền vay từ các tổ chức tín dụng ngoài nước là 3.280 tỷ đồng, chiếm 37%.
Các khoản vay từ các tổ chức tín dụng trong nước của FPT có kỳ hạn từ 1 đến 10
năm. Các khoản vay này được sử dụng chủ yếu để đầu tư vào các công ty con và liên
kết, mua sắm thiết bị và phần mềm, xây dựng cơ sở hạ tầng và chi trả cổ tức. Lãi suất
mà FPT phải trả dao động từ 6% đến 9% một năm và được vay từ các ngân hàng
thương mại trong nước như Vietcombank, BIDV, Techcombank, TPBank và
Sacombank.
Các khoản vay từ các tổ chức tín dụng ngoài nước của FPT có kỳ hạn từ 3 đến 7
năm, với lãi suất dao động từ 2% đến 5% một năm. Các khoản vay này được sử dụng
chủ yếu để đầu tư vào các dự án lớn của FPT như xây dựng trung tâm công nghệ cao
tại Đà Nẵng và Hà Nội, mua lại cổ phần của công ty con FPT Retail và FPT Digital;
mở rộng thị trường quốc tế, thâu tóm các công ty công nghệ nước ngoài và phát triển
các sản phẩm và dịch vụ
2.2.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty FPT
Ta có cơ cấu nguồn vốn trong công ty FPT qua bảng sau (Đơn vị tính: VNĐ)

Bảng 4: Một số chỉ tiêu liên quan đến cơ cấu nguồn vốn của FPT giai đoạn 2019-2022
Từ số liệu ở bảng 4 cho thấy rằng: Tổng nguồn vốn của FPT có mức gia tăng tương
đối đồng đều mỗi năm trong giai đoạn 2019 - 2021: tăng 8.340.158.971.500 đồng so
với năm 2019 - đạt 24,97%, tăng 11.963.617.660.681 đồng so với năm 2020 - đạt tỷ lệ
28.62%. Sự gia tổng nguồn vốn là do nợ phải trả và vốn chủ sở hữu vào thời điểm cuối
năm cùng tăng, tuy nhiên, nợ phải trả góp phần chủ yếu vào mức tăng này. Bên cạnh
đó, trong năm 2022, tổng nguồn vốn giảm đi tương ứng so với năm 2021 là 3.81%,

15
trong khi đó, khoản mục nợ vay ngắn hạn cũng giảm tương ứng với lượng tiền mặt
mất đi.
Như vậy, có thể thấy, trong năm 2021 nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng số
nguồn vốn của FPT do đó khả năng bảo đảm về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ
tài chính của FPT có xu hướng giảm nhưng vẫn ở ngưỡng chấp nhận được. Năm 2022,
nợ phải giảm tương ứng, chiếm tỷ trọng ngang bằng với vốn chủ sở hữu, điều đó cho
thấy mức độ tự chủ tài chính của FPT có xu hướng tăng.
2.2.4. Phân tích chỉ mức độ tác động của đòn bẩy tài chính
Phân tích nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính (bảng 5) cho thấy: Hệ số nợ của FPT
trong giai đoạn 2019 – 2021 ở tất cả các thời điểm đều tương đối cao, và xu hướng
cuối năm tăng so với đầu năm (Năm 2019 chiếm 49,69%, Năm 2020 chiếm 55,42%,
Năm 2021 chiếm 60,11%, Năm 2022 chiếm 50,91% - theo bảng 5), chứng tỏ, tỉ lệ sử
dụng đòn bẩy của FPT tương đối cao. Đặc biệt là ở năm 2020 và 2021, hệ số nợ trên
vốn chủ sở hữu lần lượt đạt 68,5% và 93,8% cho thấy nợ phải trả luôn lớn hơn vốn chủ
sở hữu, tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bằng tiền đi vay và chiếm dụng
vốn. Việc cơ cấu huy động nợ thiên về vay nợ làm tính linh hoạt của nguồn vốn ở mức
cao cũng như giảm chi phí sử dụng vốn bình quân, tuy nhiên, mặt trái của nó là làm
giảm mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu được
đánh giá là chấp nhận được và ở ngưỡng an toàn khi đạt tỷ lệ 60/40. Như vậy, các
nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính của FPT ở mức chấp nhận được và đem lại hiệu
quả kinh doanh cho công ty.
Hệ số tự tài trợ của FPT trong giai đoạn 2019 – 2021 giảm dần và tăng trở lại vào
năm 2022 nhưng vẫn khá cao thể hiện khả năng tự chủ, mức độ độc lập về tài chính
của FPT. Như vậy hệ số đòn bẩy tài chính của FPT được đảm bảo ở ngưỡng trung
bình, khá an toàn. Năm 2022, với cấu trúc vốn của FPT là nợ phải trả và Vốn chủ sở
hữu xấp xỉ bằng nhau và bằng 50%, FPT đã thể hiện được mức độ sử dụng đòn bẩy tài
chính tương đối tốt, đem lại hiệu quả kinh doanh khá cao và ổn định cho doanh
nghiệp.

STT Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Hệ số Nợ 50,91
1 49,69 55,42 60,11
(%)

Hệ số Nợ/
2 Vốn CSH 44,8 68,5 93,8 48,8
(%)

Hệ số tự tài
3 50,3 44,6 39,9 49,1
trợ (%)
Bảng 5: Phân tích tác động của đòn bẩy tài chính
(Nguồn: Báo cáo tài chính FPT giai đoạn 2019-2022 và tính toán của tác giả)
2.2.5. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của FPT
So sánh
Năm Năm Năm Năm
STT Chỉ tiêu Năm Năm Năm
2019 2020 2021 2022
2020/2019 2021/2020 2022/2021

16
1 2 3 4 5 6 7=4–3 8=5–4 9=6-5

Hệ số khả
năng thanh
1 2,01 1,80 1,66 1,96 (0,21) (0,14) 0.3
toán tổng
quát (lần)

Hệ số khả
năng thanh
2 1,18 1,15 1,18 1,26 (0,03) (0,03) 0.08
toán ngắn
hạn (lần)

Hệ số khả
năng thanh
3 1,10 1,09 1,13 1,18 (0,01) 0,04 0.05
toán nhanh
(lần)

Hệ số thanh
5 toán nợ dài 29,26 21,10 7,37 11,68 (8,16) (13,73) 4.31
hạn (lần)

Hệ số thanh
6 toán lãi vay 13,99 14,65 14,09 12,86 0,66 (0,56) (1,23)
(lần)
Bảng 6: Phân tích tình hình khả năng thanh toán của FPT giai đoạn 2019-2022
(Nguồn: Báo cáo tài chính của FPT giai đoạn 2019-2022 và tính toán của tác giả)
Phân tích nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán (bảng 6), chúng ta thấy được các
hệ số khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2019 - 2021 tuy có sự sụt giảm qua
từng năm khi mức tăng của các chỉ số nhận giá trị âm, nhưng nhìn chung khả năng
thanh toán của FPT vẫn đảm bảo chi trả các khoản nợ tốt. Năm 2022, FPT đã có sự
tăng lên tương đối do lúc này tình hình tài chính của công ty đang đi lên khi đưa ra các
sản phẩm công nghệ. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán
ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh của FPT trong giai đoạn 2019-2022 đều
nhận giá trị >1. Bên cạnh đó, như đã phân tích ở trên, nợ ngắn hạn của công ty tăng
khá mạnh trong năm 2019 – 2021 và giảm dần vào năm 2022, điều này cho thấy mức
độ nắm giữ tiền và các khoản đương tiền của FPT cũng cao và tăng giảm theo các
khoản vay ngắn hạn. Hệ số thanh toán nợ dài hạn của 2021 giảm mạnh so với năm
2020 với mức giảm lên đến 13,73 lần và tăng trở lại vào năm 2022. Điều này là dễ
hiểu bởi theo bảng 4, nợ dài hạn năm 2021 tăng 229,71% so với năm 2020 - một con
số quá lớn so với mức tăng của tài sản dài hạn của FPT trong cùng thời điểm đó
(15,24%). Khi đó, khả năng thanh toán dài hạn của FPT bị sụt giảm đáng kể. Hệ số
thanh toán lãi vay ở mức 1,5 thường được coi là một tỷ lệ chấp nhận được ở mức tối
thiểu cho một công ty.
2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị nguồn tài trợ của công ty cổ phần FPT
2.3.1. Tích cực
Hiệu quả hoạt động quản trị nguồn tài trợ của công ty cổ phần FPT được đánh giá
là rất tích cực và thành công trong nhiều năm qua. Dưới đây là một số điểm đánh giá
cụ thể:
- Tính linh hoạt trong quản trị tài chính: FPT đã áp dụng nhiều chiến lược quản trị tài
chính linh hoạt như tăng vốn điều lệ, phát hành trái phiếu, vay nợ và tăng giá trị cổ
phiếu. Điều này giúp FPT đảm bảo nguồn tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của
mình một cách hiệu quả và đồng thời giảm thiểu rủi ro tài chính.

17
- Quản lý nợ và rủi ro tài chính tốt: FPT đã thiết lập hệ thống quản lý nợ và rủi ro tài
chính chặt chẽ để đảm bảo rằng các khoản vay của công ty được quản lý và trả nợ
đúng hạn. Ngoài ra, công ty cũng đã thực hiện các biện pháp đa dạng hóa nguồn tài trợ
để giảm thiểu rủi ro.
- Tăng cường quản lý và kiểm soát chi phí: FPT đã thiết lập hệ thống quản lý và
kiểm soát chi phí hiệu quả để đảm bảo các khoản chi phí được giám sát và kiểm soát
một cách chặt chẽ. Điều này giúp công ty đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác
và hiệu quả hơn.
- Đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng: FPT đã đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm
năng, như FPT Telecom, FPT Software, FPT Education, FPT Trading, FPT Retail, v.v.
Điều này giúp công ty mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng thu nhập.
- Quản lý tài sản hiệu quả: FPT đã thiết lập hệ thống quản lý tài sản hiệu quả để tối
ưu hoá sử dụng tài sản của công ty. Ngoài ra, công ty cũng đầu tư vào các hệ thống và
công nghệ mới để giúp quản lý tài sản một cách hiệu quả hơn.
→ Tổng thể, hiệu quả hoạt động quản trị nguồn tài trợ của FPT được đánh giá là rất
tích cực, công ty đã đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả để đảm bảo tài chính và đầu tư
phát triển bền vững cho công ty. Việc sử dụng công nghệ và quản lý tài sản hiệu quả
giúp công ty tăng cường năng suất và giảm chi phí, đồng thời giảm thiểu rủi ro và đạt
được mục tiêu kinh doanh dài hạn của công ty.
2.3.2. Tiêu cực
Mặc dù FPT đã có nhiều nỗ lực để quản trị nguồn tài trợ hiệu quả, tuy nhiên vẫn
còn một số mặt tiêu cực cần được cải thiện. Các mặt tiêu cực này bao gồm:
- Nợ phải chiếm tỷ trọng cao: FPT đang phải đối mặt với một mức độ nợ phải khá
cao, đặc biệt là nợ vay ngắn hạn. Việc quản lý nợ đúng cách sẽ giúp FPT giảm thiểu
rủi ro và đảm bảo tài chính ổn định trong tương lai.
- Sự phụ thuộc vào nguồn tài trợ ngoài: FPT vẫn còn phụ thuộc vào nguồn tài trợ từ
các ngân hàng và các nhà đầu tư khác. Việc tìm kiếm các nguồn tài trợ đa dạng và tự
chủ sẽ giúp FPT giảm thiểu rủi ro và nâng cao khả năng tài chính.
- Thiếu sự đa dạng hóa nguồn thu: FPT chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực kinh
doanh như công nghệ thông tin, viễn thông, giáo dục, v.v. Thiếu sự đa dạng hóa nguồn
thu có thể làm cho công ty dễ bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường hoặc rủi ro trong
một số lĩnh vực.
- Quản lý rủi ro chưa đầy đủ: FPT cần phải tăng cường quản lý rủi ro đối với các
khoản tài chính và đầu tư của mình. Việc phát hiện và giảm thiểu rủi ro sẽ giúp FPT
bảo vệ tài sản và đảm bảo tài chính ổn định trong tương lai.
- Thiếu sự đánh giá và định giá rủi ro: FPT cần có các chính sách và quy trình rõ
ràng để đánh giá và định giá rủi ro đối với các khoản tài chính và đầu tư của mình.
Điều này sẽ giúp công ty đưa ra quyết định đúng đắn và giảm thiểu rủi ro.

18
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC QUẢN
TRỊ NGUỒN TÀI TRỢ CỦA CÔNG TY FPT
3.1 Giải pháp tìm kiếm và thu hút nguồn tài trợ cho công ty
Về nguyên tắc, có 3 cách giải quyết vấn đề tìm kiếm nguồn vốn cho công ty khác
nhau. Đó là tăng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, vay có kỳ hạn hoặc thuê tài
chính.
Tuy nhiên, hiện tại FPT đang là một công ty cho thuê tài chính. Do đó, để thu hút
thêm nguồn tài trợ cho các hoạt động công ty có thể sử dụng hai biện pháp còn lại.
Thứ nhất, tăng nguồn vốn chủ sở hữu: Với đặc điểm là một công ty cổ phần FPT
có thể tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới.
Hoặc có thể sử dụng một biện pháp đặc biệt mà các công ty Việt Nam thường dùng
để huy động vốn từ bên ngoài. Đó là lập ra một công ty liên doanh phù hợp với luật
đầu tư nước ngoài. Nhưng đó lại là một phương tiện đáp ứng mục đích khác mục đích
của tài trợ bằng việc "tham gia góp vốn" của các tổ chức tài trợ.
Tức là, kiểu tài trợ này chủ yếu do các công ty "vốn rủi ro" cấp, đó là những công
ty chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực này. Các tổ chức tài trợ khác, nhất là một số
Tổ chức Tài Chính Quốc tế (SFI, ADB....) và một số ngân hàng phát triển cũng có thể
cấp các khoản tài trợ dưới hình thức "tham gia góp vốn", nhưng thường đó là hoạt
động phụ, bên cạnh hoạt động chính vẫn là cho vay trung và dài hạn.
Thứ hai, vay có kỳ hạn: đây là giải pháp cổ điển mà hầu hết các doanh nghiệp đều
nghĩ tới. Tuy vậy, dưới tên gọi "vay trung và dài hạn", có thể có rất nhiều các phương
thức khác nhau mà các doanh nghiệp thường bị thiếu thông tin.
Doanh nghiệp cần phải biết rằng tuỳ theo tổ chức tài trợ và nguồn tài trợ, những
điều kiện mà một doanh nghiệp hay một dự án đầu tư phải thỏa mãn, cũng như những
điều kiện kèm theo có thể thay đồi rất nhiều. Do đó, tùy theo đặc điểm của nguồn tài
trợ và đặc điểm của dự án đầu tư, mà doanh nghiệp cần phải tìm hiểu để có thể gửi hồ
sơ xin vay đến tổ chức thích hợp nhất.
Một số tổ chức tài trợ dưới hình thức cho vay trung và dài hạn.
Các khoản vay có kỳ hạn thường do hệ thống ngân hàng cấp, cụ thể là do một số
ngân hàng như các ngân hàng "Đầu tư và Phát triển", là những ngân hàng chuyên môn
hoạt động trong lĩnh vực này cung cấp. Ngược lại, các ngân hàng Thương mại, như tên
của chúng đã cho thấy, dùng đa phần nguồn vốn của mình đề cấp tín dụng ngắn hạn để
tài trợ cho các giao dịch thương mại.
Tuy nhiên, đôi khi các nguồn tài trợ có kỳ hạn có thể đến từ các Dự án Phát triển
Kinh tế do các đối tác nước ngoài tài trợ (các đối tác này có thể là các nước, hay nhóm
các nước như "Liên minh châu Âu", hoặc các tổ chức quốc tế như "Công ty Tài chính
Quốc tế" hay "Ngân hàng Phát triển Châu á"...), trong đó có một bộ phận được tổ chức
dưới hình thức một "nguồn tài trợ".
Trong những trường hợp này, các khoản vay thường được cấp thông qua kênh của
hệ thống ngân hàng địa phương. Có nghĩa là các ngân hàng đã ký hiệp định Tham gia
với Dự án - là bên cung cấp cho ngân hàng nguồn tài trợ, để sau đó, ngân hàng cung
cấp các khoản vay có kỳ hạn cho khách hàng.
Cũng cần ý thức một điều là do cách thức vận hành của các tổ chức tài trợ, chất
lượng của dự án đầu tư chưa thể coi là đủ để có thể vay có kỳ hạn như mong muốn, dù
rằng chất lượng này là điều kiện đảm bảo tốt nhất.

19
Trên thực tế, trong thị trường vốn, có khá nhiều phương thức khác nhau đề tiếp cận
các nguồn vốn đầu tư, tuy nhiên, điều khó khăn đối với đa số các công ty là họ không
hội đủ các điều kiện cần thiết để vay vốn, hay không nhận được sự tin tưởng từ phía
các nhà tài trợ. Vì thế, việc nâng cao năng lực kinh doanh, cũng như đầy mạnh uy tín
của công ty trong con mắt các nhà tài trợ là rất cần thiết đề công ty FPT có thể tiếp cận
các nguồn vốn một cách dễ dàng. Ngoài ra, để tối ưu hoá hoạt động huy động vốn,
công ty cần đề ra cho mình những nguyên tắc nhất định, thậm chí có thể "đánh bóng"
chính bản thân công ty, từ đó tạo ra sự tin cậy trong con mắt các nhà tài trợ vốn.
Bên cạnh đó, công ty cần thiết phải xây dựng một bộ máy kế toán tài chính hiệu
quả, điều này sẽ vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng độ tin cậy của công ty. Bộ
máy kế toán sẽ xác định đúng nhu cầu cần huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ, lựa
chọn phương thức đẩy mạnh kinh doanh làm cơ sở để huy động vốn, đảm bảo nguồn
vốn phát triển hữu ích, từ đó nâng cao lợi nhuận của công ty. Đồng thời, nhà quản lý
của công ty cũng cần có những hiểu biết về kế toán đề kiểm tra lại tính chính xác của
những thông tin cấp dưới báo cáo, giúp cho công tác quản lý, điều hành và ra quyết
định hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế hơn.
Ngoài việc chủ động huy động vốn và trình bày các năng lực kinh doanh, công ty
còn cần phải thể hiện cam kết tài chính của công ty đối với những hoạt động kinh
doanh cụ thể. Nhà tài trợ vốn sẽ luôn nhìn vào giá trị thực của công ty và các hệ số
chuẩn mực về tài chính. Công ty nên chuẩn bị các bản báo cáo tài chính về hiệu quả
kinh doanh, năng lực quản lý (chứng nhận tiêu chuẩn ISO, TQM...). Đây sẽ là những
biểu hiện rõ ràng nhất khả năng tài chính của công ty trong con mắt các nhà tài trợ.
3.2 Giải pháp làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ cho công ty
Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp
nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Do đó, việc chủ động xây dựng, huy động,
sử dụng vốn lưu động là biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở
doanh nghiệp.
3.2.1. Xác định chính xác mục đích sử dụng nguồn tài trợ
Công ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những
biến động chủ yếu trong nguồn tài trợ, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về
nhu cầu nguồn tài trợ ở các kỳ trước. Từ đó , dựa trên nhu cầu về nguồn tài trợ đã xác
định, huy động kế hoạch huy động: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số
vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ đề tài trợ để lựa chọn
kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc
thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có
thể xảy ra.
Bên cạnh đó, khi lập kế hoạch huy động nguồn tài trợ doanh nghiệp phải căn cứ
vào kế hoạch vốn kinh doanh đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thông qua
việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự
đoán về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những
dự kiến về sự biến động của thị trường.
3.2.2. Chủ động khai thác và sử dụng nguồn tài trợ
a) Để có thể huy động đầy đủ, kịp thời và chủ động vốn trong kinh doanh, công ty
cần phải thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trường và môi
trường kinh doanh của từng thời kỳ.
- Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tin của công ty: ổn
định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn...

20
- Chứng minh được mục đích sử dụng vốn bằng cách đưa ra kết quả kinh doanh và
hiệu quả vòng quay vốn trong năm qua và triển vọng năm tới.

b) Đối với công tác sử dụng vốn: Khi thực hiện công ty phải căn cứ vào kế hoạch
huy động và sử dụng vốn kinh doanh đã lập làm cơ sở đề điều chỉnh cho phù hợp với
tình hình thực tế tại công ty.
- Nếu phát sinh nhu cầu bất thường, công ty cần có kế hoạch chủ động cung ứng kịp
thời đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, tránh tình trạng phải ngừng
sản xuất do thiếu vốn kinh doanh.
- Nếu thừa vốn, công ty phải có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm báo phát huy thế
mạnh, khả năng sinh lời của vốn.
Để có kế hoạch huy động và sử dụng vốn sát với thực tế, nhất thiết phải dựa vào
thực trạng sử dụng vốn trong kỳ và đánh giá điều kiện cũng như xu hướng thay đổi
cung cầu trên thị trường.
3.2.3. Có những biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra
Khi đã kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, công ty luôn luôn phải nhận thức
được rằng mình phải sẵn sàng đối phó với mọi sự thay đổi, biến động phức tạp có thể
xảy ra bất kỳ lúc nào. Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như: nền kinh tế lạm
phát, giá cả thị trường tăng lên, ... mà nhiều khi nhà quản lý không lường hết được. Vì
vậy, để hạn chế phần nào những tổn thất có thể xảy ra, công ty cần phải thực hiện các
biện pháp phòng ngừa để khi vốn kinh doanh hao hụt, công ty có thể có ngay nguồn bù
đắp, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục.

* Định hướng tương lai


Trong tương lai, việc quản trị nguồn tài trợ của FPT có thể diễn ra dưới nhiều hình
thức tùy thuộc vào chiến lược và mục tiêu của công ty. Tuy nhiên, có thể nêu ra một số
hướng đi chính như sau:
- Tập trung vào các nguồn tài trợ đến từ các ngân hàng, tổ chức tài chính, đối tác đầu
tư và các nhà đầu tư để đảm bảo nguồn tài trợ vốn cho các hoạt động của công ty.
- Phát triển mạnh mẽ hệ thống quản lý nguồn tài trợ để đảm bảo sử dụng hiệu quả và
đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp với khả năng tài chính hiện tại.
- Tập trung vào việc tăng cường khả năng đầu tư và hợp tác để thu hút các nguồn
vốn có chất lượng cao và giá trị tăng trưởng, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của công ty
trên thị trường.
- Chú trọng đến công tác phân bổ và sử dụng tài nguyên hiệu quả, từ đó tối ưu hóa
chi phí và đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
- Đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ mới trong quản trị tài trợ như blockchain để
tăng cường tính an toàn và tranh thủ những cơ hội kinh doanh mới.
Tất cả các hướng đi trên đều có thể được FPT áp dụng để định hướng tốt hơn trong
việc quản trị nguồn tài trợ để đạt được những mục tiêu kinh doanh của mình trong
tương lai.

21
KẾT LUẬN
Các doanh nghiệp Việt Nam, phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tùy
từng loại hình, quy mô, đặc điểm kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ quyết định sử dụng
nguồn tài trợ đó để làm gì? Trong thời gian bao lâu? Các dự án mà doanh nghiệp đầu
tư sẽ mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? ... Bất kì nhà quản trị nào khi có quyết định
đầu tư đều phải đặt ra những quyết định như vậy.

Thông qua việc phân tích ở trên, chúng em đã phần nào giúp các bạn hiểu được ưu
nhược điểm của mỗi nguồn tài trợ, cách xác định chi phí và những phương hướng cho
việc lựa chọn và sử dụng nguồn tài trợ. Đặc biệt là về quản trị nguồn tài trợ của tập
đoàn FPT đồng thời đưa ra một số các giải pháp cho công tác quản trị nguồn tài trợ
của tập đoàn FPT.

LỜI CẢM ƠN
Quá trình thực hiện bài thảo luận, nhóm em đã vận dụng những kiến thức được
giảng dạy đồng thời tìm hiểu thêm từ những nguồn thông tin bên ngoài để có thể
phát triển hơn bài của nhóm. Dù vậy, vẫn không thể tránh khỏi những sai sót xảy ra
trong quá trình tìm hiểu và thực hiện bài thảo luận. Nhóm em hi vọng sẽ nhận được
những phản hồi và góp ý từ cô để giúp chúng em có thể cải thiện và tiến bộ nhiều
hơn nữa trong tương lai.
Cuối cùng, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị
Liên Hương đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý giá cho chúng em trong
suốt thời gian học tập vừa qua.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình quản trị tài chính – Đại học Thương mại – 2013
2. FPT | Báo cáo tài chính | Bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, lưu chuyển
tiền tệ của doanh nghiệp. (n.d.).
https://www.stockbiz.vn/Stocks/FPT/FinancialStatements.aspx
3. Hoa, T. (2015, September 23). Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực
trạng vàgiải pháp. https://www.slideshare.net/banthe1704/qun-tr-ngun-ti-tr-ti-cng-
ty-c-phn-fpt-thc-trng-vgii-php
4. Online F. (n.d.). Báo cáo tài chính. FPT Online. https://fptonline.net/tin-tuc/bao-
cao-tai-chinh/4.html
5. https://static2.vietstock.vn/vietstock/
2022/3/23/20220323_20220322___fpt___bao_cao_thuong_nien_2021_compressed
.pdf
6. https://i.fptonline.net/2022/04/15/3f3d7478_1650008892.pdf

22
7. https://fpt.com.vn/vi/nha-dau-tu/bao-cao-thuong-nien

23

You might also like