Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Phân 2 người thường xuyên tham gia ở 2 bài: Giữa kì & Cuối kì.

Người thường xuyên


tham gia học sẽ nằm ở phần quan trọng. Như vậy:
- 3 câu Giữa Kì: MINH VŨ + Mai Thanh
- Cuối kì:
P1+P3: Hương, Hải, Thư
P2: KIM TUYỀN, Yến, Trúc

ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI
TRƯỜNG?
MÔI TRƯỜNG RỪNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC:
1. Rừng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái:
Phần lớn diện tích rừng bị khai phá cho các mục đích canh tác nông nghiệp, nhằm đáp
ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của con người.

Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO) ước tính hiện có khoảng 11% - tương
đương 1,5 tỷ ha - đất của Trái đất được sử dụng để trồng trọt. Số lượng này sẽ tăng lên
khi dân số phát triển, chế độ ăn dựa trên thịt gia tăng và thị trường quốc tế phát triển.
Dân số toàn cầu của chúng ta dự kiến sẽ tăng lên 8,2 tỷ người vào năm 2030. Nhu cầu
về thịt dự kiến sẽ tăng 85% vào năm 2050 và 78% lượng thịt sẽ đến từ các nước đang
phát triển. Đó cũng là lý do hoạt động nông nghiệp là nguyên nhân hàng đầu gây ra
tình trạng suy giảm rừng. Theo FAO, nông nghiệp chịu trách nhiệm cho khoảng 80%
nạn phá rừng. Tỷ lệ phá rừng hàng năm là khoảng 1,3 triệu km2 mỗi thập kỷ.

Trong đó, riêng nông nghiệp thương mại chịu trách nhiệm cho khoảng 40% diện tích
rừng bị mất – để lấy không gian trồng thực phẩm, sợi hoặc nhiên liệu sinh học (như
đậu nành, dầu cọ, thịt bò, gạo, ngô, bông và mía đường). Ngoài ra, gia súc cũng được
cho là nguyên nhân gây ra khoảng 14% nạn phá rừng toàn cầu.
2. Đa dạng sinh học bị ảnh hưởng không nhỏ
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về Đa dạng sinh học. Định nghĩa do Quỹ Bảo vệ
Thiên nhiên Quốc tế - WWF (1989) quan niệm: “Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh
của sự sống trên Trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những
gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại
trong môi trường”. Do vậy, Đa dạng sinh học bao gồm 3 cấp độ: đa dạng gen, đa dạng
loài và đa dạng hệ sinh thái. Trong đó, đa dạng loài bao gồm toàn bộ các loài sinh vật
sống trên Trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ
vi mô hơn, đa dạng sinh học bao gồm cả sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt
về gen giữa các quần thể sống cách ly về địa lý cũng như sự khác biệt giữa các cá thể
cùng chung sống trong một quần thể. Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt
giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống, các hệ sinh thái nơi mà các loài cũng
như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng
với nhau.
Hoạt động nông nghiệp ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học ở cả 2 mặt: mặt gián
tiếp nằm ở hệ lụy của tình trạng suy giảm rừng, còn mặt trực tiếp nằm ở chính các
hoạt động chọn lọc trong nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu con người.
Đầu tiên, rừng là môi trường sống của rất nhiều loài động thực vật. Diện tích rừng bị
thu hẹp cũng đồng nghĩa với môi trường sống của chúng bị thu hẹp và thậm chí là
tuyệt chủng. Rừng suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng, sẽ dẫn đến mất
cân bằng hệ sinh thái rừng.
Thứ hai, ngành nông nghiệp hiện nay theo xu thế tiêu chuẩn hóa, chuyên canh tác tập
trung vào một số giống cây và loài mới đồng nhất về di truyền trong nông nghiệp dẫn
đến sự thay thế dần và biến mất những giống loài truyền thống – cơ sở di truyền để cải
tạo giống là nguồn dữ liệu quan trọng trong tương lai.

Việc thiếu sự đa dạng và tăng tính đồng nhất của cây trồng có thể khiến chúng không
phù hợp với điều kiện thay đổi khi chúng phát triển. Trồng một loại cây trồng qua
nhiều năm cũng làm cho các sâu bệnh hại ngày càng phát triển và thích nghi dần, tạo
điều kiện cho chúng phát triển và gây hại, ảnh hưởng đến các loài khác.

You might also like